Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn những đóng góp của nguyễn xuân khánh vào tiến trình đổi mới tiểu thuyết...

Tài liệu Luận văn những đóng góp của nguyễn xuân khánh vào tiến trình đổi mới tiểu thuyết việt nam đương đại

.PDF
157
138
89

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ---***--- TỐNG THỊ THANH NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH VÀO TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (QUA HAI TÁC PHẨM HỒ QUÝ LY VÀ MẪU THƯỢNG NGÀN) LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN HÀ NỘI – 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----***---- TỐNG THỊ THANH NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH VÀO TIẾN TRÌNH ĐỔI MỚI TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI (QUA HAI TÁC PHẨM HỒ QUÝ LY VÀ MẪU THƯỢNG NGÀN) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.34 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM XUÂN THẠCH HÀ NỘI – 2010 MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................................ 3 3. Nhiệm vụ của đề tài ................................................................................................ 9 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài …………………………………………………10 5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 10 6. Cấu trúc luận văn .................................................................................................... 11 CHƯƠNG 1: NGUYỄN XUÂN KHÁNH TRONG DÒNG CHẢY CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI ......................................... 12 1.1. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại - những tìm tòi đổi mới................................ 12 1.1.1. Văn học Việt Nam thời kì Đổi mới ..................................................................... 12 1.1.2. Quan niệm mới về tiểu thuyết ............................................................................ 19 1.1.3. Những dấu ấn nổi bật của tiểu thuyết Việt Nam đương đại .............................. 23 1.1.3.1. Khuynh hướng tiểu thuyết “vết thương” ........................................................ 24 1.1.3.2. Khuynh hướng tiểu thuyết lịch sử kiểu mới .................................................... 27 1.1.3.3. Khuynh hướng tiểu thuyết triết lý ................................................................... 30 1.1.3.4. Khuynh hướng hiện thực huyền ảo ................................................................. 33 1.2. Nguyễn Xuân Khánh và văn học Việt Nam đương đại .................................. 36 1.2.1. Cuộc đời và sự nghiệp văn chương ..................................................................... 36 1.2.2. Hai tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn .................................. 39 1.2.3. Tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn qua đánh giá của giới nghiên cứu, phê bình và dư luận ..................................................................... 41 TIỂU KẾT: ............................................................................................................... 48 CHƯƠNG 2: NHỮNG CHIỀU SÂU MỚI VỀ TƯ TƯỞNG VÀ NỘI DUNG TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH ................... 49 2.1. Phương thức tiếp cận lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh trong các tiểu thuyết lịch sử ................................................................................................ 49 2.1.1. Lịch sử là phương tiện nhằm chuyền tải kinh nghiệm, triết lý của nhà văn ...... 50 2.1.2. Lịch sử trở nên đa diện qua nhiều góc nhìn ...................................................... 52 2.1.3. Khám phá lịch sử từ số phận những con người nhỏ bé bình thường .................. 55 2.2. Các chủ đề trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh .............................. 58 2.2.1. Vấn đề người trí thức ......................................................................................... 59 2.2.2. Sự tiếp xúc Đông – Tây ..................................................................................... 62 2.2.3. Vấn đề đổi mới đất nước ..................................................................................... 66 2.2.4. Suy nghĩ về nội lực của dân tộc ......................................................................... 69 2.2.5. Suy nghĩ về vai trò của các tôn giáo trong lịch sử và văn hóa Việt Nam ........ 72 2.3. Vai trò của hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh ................. 77 2.3.1. Hư cấu nhân vật .................................................................................................. 78 2.3.2. Hư cấu không – thời gian . .................................................................................. 82 TIỂU KẾT: ....................................................................................................... 87 CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỔI MỚI TRONG TIỂU THUYẾT LỊCH SỬ NGUYỄN XUÂN KHÁNH NHÌN TỪ GÓC ĐỘ THỂ LOẠI ................... 88 3.1. Những vấn đề thi pháp thể loại .......................................................................... 88 3.1.1. Người kể chuyện và điểm nhìn .......................................................................... 89 3.1.1.1. Các hình thức người kể chuyện ....................................................................... 89 3.1.1.2. Điểm nhìn và sự phối hợp các điểm nhìn ........................................................ 91 3.1.2. Các yếu tố cấu thành hành vi kể ....................................................................... 96 3.1.2.1. Phân tích tâm lí nhân vật ................................................................................ 96 3.1.2.2. Sự miêu tả ........................................................................................................ 100 3.1.2.3. Giọng điệu ...................................................................................................... 104 3.1.2. Thời gian và cấu trúc tác phẩm ....................................................................... 110 3.1.3. Xây dựng nhân vật ........................................................................................... 115 3.1.3.1. Đa dạng hoá và hệ thống hoá nhân vật ............................................................ 115 3.1.3.2. Sự xuất hiện của kiểu nhân vật mang ý nghĩa tư tưởng .................................. 118 3.2. Những vấn đề mỹ học thể loại ............................................................................ 121 3.2.1. Cái đời tư, cái trần tục – đời thường, yếu tố tình dục trong tiểu thuyết lịch sử ................................................................................................ 122 3.2.2. Yếu tố tâm linh và tôn giáo trong tiểu thuyết .................................................... 125 3.2.3. Cái anh hùng, cái cao cả trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh ..................... 128 TIỂU KẾT: ............................................................................................................... 132 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 134 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 138 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong tiến trình phát triển của lịch sử văn học, sự vận động của thể loại bao giờ cũng giữ một vị trí quan trọng. Trong mối tương quan giữa các thể loại, tiểu thuyết hội tụ đủ trong mình tư cách của một thể loại lớn mang chức năng đa dạng nhất và chưa ổn định nhất “đang biến chuyển và còn chưa định hình” [7, tr.23]. Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), sự nghiệp Đổi mới đất nước diễn ra trên mọi cấp độ đã ảnh hưởng trực tiếp đến tư tưởng tình cảm và tư duy sáng tạo của các văn nghệ sĩ. Cùng với sự thay đổi diện mạo của đất nước, sự thay đổi trong cách quan niệm về giá trị và bản chất nghệ thuật là những nhân tố quan trọng tạo nên những chuyển biến có tính chất bước ngoặt của văn học nói chung, tiểu thuyết nói riêng. Hơn bao giờ hết, tiểu thuyết – đã và đang là một thể loại tiên phong trong tiến trình cách tân, đổi mới thể loại. Chỉ trong vòng chưa đầy ba mươi năm kể từ 1986 đến nay, với sự ra đời của các loạt tác phẩm có giá trị, tiểu thuyết là một trong những thể loại đóng vai trò tích cực nhất vào thành tựu chung của văn học thời kì Đổi mới. Chưa bao giờ ý thức cách tân và đổi mới thể loại lại thu hút đông đảo đội ngũ những người cầm bút như lúc này. Thế hệ các nhà văn Cách mạng trưởng thành trong kháng chiến chống Pháp như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyên Ngọc, v.v. là những người mở đường tinh anh và đặt những dấu mốc đầu tiên cho quá trình cách tân thể loại. Với các tác phẩm Bến quê (1985), Mảnh đất tình yêu (1987), Cỏ lau (1989), Thời gian của người (1985), Thượng đế thì cười (2003), Đi tìm cái tôi đã mất (2006), v.v, Nguyễn Minh Châu và Nguyễn Khải đã dành trọn vẹn cả cuộc đời phấn đấu cho sự nghiệp đổi mới văn học. Và tại thời điểm hiện tại, những cá nhân còn lại của thế hệ ấy như Nguyên Ngọc vẫn đang tiếp tục có những đóng góp cho đổi mới tiểu thuyết, không chỉ bằng sáng tác mà còn bằng lý luận, phê bình, tiểu luận, dịch thuật. Tiếp nối “con đường” mà những nhà văn đi trước đã “khai phá”, thế hệ các nhà văn trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ và sau hoà bình đã không ngừng vươn lên trở thành lực lượng sáng tác trụ cột trong nền văn học như Bảo Ninh, Nguyễn Khắc Trường, Dương Hướng, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Quang Thân, Trung Trung Đỉnh, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo, Hồ Anh Thái, Nguyễn Bình Phương, v.v. với những đóng góp xuất sắc Thân phận của tình yêu, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Bến không chồng, Thiên sứ, Con ngựa Mãn Châu, Hội thề, Tiễn biệt những ngày buồn, Cơ hội của chúa, Khải huyền muộn, Thiên thần sám hối, Đi tìm nhân vật, Giàn thiêu, Cõi người rung chuông tận thế, Người đi vắng, Thoạt kỳ thuỷ, Ngồi, v.v. Và, đặc biệt, từ năm 1986 đến nay còn có sự xuất hiện trở lại đầy “ngoạn mục” của một thế hệ nhà văn mà do những thử thách (hoặc bất trắc) của thời cuộc dường như đã có một quãng “ngừng nghỉ” dài trong quá khứ. Đó là những nhà văn như Bùi Ngọc Tấn, Nguyễn Xuân Khánh, v.v. với các sáng tác của mình đã tạo nên những dấu ấn đặc sắc trong tiến trình đổi mới tiểu thuyết nửa sau thế kỉ XX. Cùng thế hệ với lớp nhà văn như Nguyễn Minh Châu, Nguyên Ngọc, Ma Văn Kháng, v.v, với tài năng văn chương của mình, rất có thể Nguyễn Xuân Khánh đã có một vị trí khác trong đời sống văn học. Tuy nhiên, trong suốt một thời gian dài vì nhiều lí do, giống như một số văn nghệ sĩ khác như Trần Dần, Lê Đạt, Dương Tường, Bùi Ngọc Tấn, v.v, Nguyễn Xuân Khánh bị rơi vào tình trạng không được phép công bố sáng tác. Phải đến thời kì Đổi mới, ông mới có điều kiện để công bố sáng tác và tập trung thời gian, tâm sức cho việc viết văn. Không phải là hiện tượng văn chương duy nhất ở Việt Nam nhưng trường hợp của nhà văn Nguyễn Xuân Khánh lại vô cùng đặc biệt. Các tác phẩm của ông được công bố vào đầu thế kỉ này khi in ra hầu như đều được viết lại trên cơ sở những bản thảo cũ mà nhà văn đã sáng tác từ trước thời kì Đổi mới. Và ngay khi xuất hiện, những tác phẩm này đã được dư luận mà đặc biệt là giới nghiên cứu, phê bình đánh giá cao và liên tiếp đạt được doanh thu lớn, đạt kỉ lục về số lần tái bản, nối bản. Trong những đợt xét giải thưởng về văn xuôi của Hội Nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội, v.v. vào các năm 2000 và 2006, tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh đều đạt được sự đồng thuận từ đa số phiếu bầu của Hội đồng tuyển chọn. Vậy, điều gì đã làm nên sự độc đáo trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong tương quan với quá trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại? Những tác phẩm vốn được khởi thảo lại từ những sáng tác rất lâu rồi như Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn đã có những đóng góp quan trọng như thế nào vào tiến trình cách tân thể loại đang diễn ra hiện nay? Chọn đề tài nghiên cứu Những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh vào tiến trình đổi mới tiểu thuyết Việt Nam đương đại (qua hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn), chúng tôi hy vọng sẽ trả lời được những câu hỏi trên. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Trong phạm vi vấn đề nhằm tìm hiểu những giá trị nghệ thuật đặc sắc ở tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh góp phần vào tiến trình cách tân tiểu thuyết đương đại, chúng tôi quan tâm tới những nghiên cứu về lí luận thể loại, những đánh giá tổng kết về thành tựu tiểu thuyết Việt Nam đương đại cũng như các bài viết về nhà văn Nguyễn Xuân Khánh và sáng tác của ông. Dưới đây, chúng tôi xin tổng thuật lại những công trình, bài viết có liên quan đến đề tài. 2.1. Từ sau năm 1986, với những thay đổi quan trọng trong tư duy văn học và việc tiếp nhận nhiều lí thuyết nghiên cứu hiện đại, tình hình nghiên cứu văn xuôi – tiểu thuyết đã có một bước phát triển quan trọng. Một trong số những thành tựu của nghiên cứu lí luận về thể loại văn học thời kì Đổi mới là công trình Lí luận văn học của tập thể các tác giả tại trường Đại học tổng hợp cũ (nay là trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội). Đây là công trình lí luận bao quát những vấn đề cơ sở lí luận chung đến các vấn đề thuộc cấu trúc tác phẩm văn học, loại thể văn học và phương pháp sáng tác. Những vấn đề cơ bản của tiểu thuyết cũng được đặt ra trong công trình Lí luận văn học của nhóm tác giả Trần Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam. Công trình Lí luận và phê bình văn học và Giáo trình Dẫn luận thi pháp học - vốn là tập hợp những bài giảng của GS.TS. Trần Đình Sử tại Đại học Sư phạm - đã bao quát toàn diện từ khái niệm, lịch sử, các trường phái, quan niệm về con người, thời gian, không gian, cốt truyện, ngôn từ, v.v. trong tác phẩm văn học của lí thuyết thi pháp học. Bên cạnh đó, một bộ phận các tác phẩm dịch về lí luận thể loại đã có tác động quan trọng đối với công tác nghiên cứu văn học Việt Nam thời gian qua. Hai công trình của Bakhtin Lí luận và thi pháp tiểu thuyết do Phạm Vĩnh Cư dịch và Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki do Trần Đình Sử dịch đã khảo cứu thi pháp tiểu thuyết trên cơ sở xây dựng lí thuyết chung về thể loại. Với tư cách là nhà lí luận tiểu thuyết xuất sắc, trong cuốn tiểu luận Nghệ thuật tiểu thuyết do Nguyên Ngọc dịch, Milan Kundera nêu lên nhiều nhận định về sự phát sinh, phát triển và khái niệm tiểu thuyết. Trên tinh thần thay đổi cách tư duy và phương pháp tiếp cận thể loại, Tự sự học (2004) là công trình mang tính lí thuyết và ứng dụng và ứng dụng cao trong nghiên cứu thể loại do GS. Trần Đình Sử làm chủ biên, tập hợp nhiều bài nghiên cứu theo hướng tự sự học của nhiều nhà nghiên cứu – phê bình. Trong công trình tập thể này, các nhà nghiên cứu đã có những bàn luận về quan niệm tiểu thuyết thông qua sự đối sánh với các khuynh hướng văn học lớn trên thế giới cũng như thực tế phát triển thể loại tự sự ở Việt Nam. Trong quá trình tìm hiểu đề tài, chúng tôi đồng thời tham khảo một số bài viết của các tác giả Đặng Anh Đào, Lưu Liên, Phạm Xuân Nguyên, Ma Văn Kháng, v.v. có đề cập tới những khía cạnh về lí luận thể loại như Tính chất hiện đại của tiểu thuyết, Nguồn gốc và tiền đề của tiểu thuyết, Tiểu thuyết – một thể loại năng động đầy triển vọng, “Sự vận động của lịch sử trong con người” ở tiểu thuyết sử thi hiện đại, v.v. Như vậy, trong những công trình, bài viết nói trên, dưới những mức độ khác nhau, vấn đề lí luận thể loại tiểu thuyết nói chung và nghiên cứu tiểu thuyết Việt Nam hiện đại đã được đề cập một cách cụ thể ở nhiều phương diện. Các nhà nghiên cứu – phê bình đã tiếp nhận nhiều lí thuyết nghiên cứu hiện đại, nổi bật là hướng nghiên cứu theo thi pháp học, tự sự học mà cụ thể là vận dụng tư tưởng của M.Bakhtin khi coi tiểu thuyết là thể loại trung tâm trên sân khấu văn học hiện đại. Những vấn đề lí thuyết thể loại từ các công trình nghiên cứu trên là cơ sở khoa học quý báu để chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu. 2.2. Bên cạnh những công trình và các chuyên luận, các bài viết về lí luận tiểu thuyết, nhiều nhận định quan trọng về thành tựu và quá trình vận động của thể loại văn xuôi, tiểu thuyết đương đại đã được đề cập trong các công trình, bài viết của các nhà nghiên cứu – phê bình. Đây là những gợi mở vấn đề rất quan trọng cho tác giả luận văn. Một số các công trình tập thể và các sách chuyên luận như 50 năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng Tám do Đại học Quốc gia Hà Nội – Trường viết văn Nguyễn Du – Tạp chí văn nghệ Quân đội tổ chức (1996), Nhìn lại văn học Việt Nam thế kỉ XX của Viện Văn học (2002), Văn học Việt Nam thế kỉ XX – những vấn đề lịch sử và lí luận (2005), Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại (2001), Văn học Việt Nam thế kỉ XX (2005) do Phan Cự Đệ chủ biên, Tiểu thuyết đương đại (2005) của Bùi Việt Thắng, v.v. đã có những tổng kết về thành tựu của tiểu thuyết hiện đại – đương đại. Công trình Tiểu thuyết Việt Nam hiện đại là bức tranh toàn cảnh của tiểu thuyết hiện đại Việt Nam, đem lại một khối lượng kiến thức phong phú về thể loại cho người đọc. Với công trình tập thể Văn học Việt Nam thế kỉ XX – những vấn đề lịch sử và lí luận của các nhà giáo, nhà nghiên cứu khoa học như Phan Cự Đệ, Trần Đình Sử, Mã Giang Lân, v.v. đã tổng kết văn học Việt Nam thế kỉ XX dưới ánh sáng của loại hình học, thi pháp học và văn học so sánh. Trong số các công trình chuyên sâu về quá trình đổi mới, cách tân của văn xuôi nói chung và tiểu thuyết nói riêng như luận án tiến sĩ Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau năm 1975 – khảo sát trên nét lớn của tác giả Nguyễn Thị Bình, luận án tiến sĩ Những cách tân nghệ thuật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại giai đoạn 1986 – 2006 của tác giả Mai Hải Oanh đã đề cập tới những biến đổi lớn trong tiến trình đổi mới của văn xuôi, tiểu thuyết đương đại Việt Nam. Nghiên cứu về sự phát triển của tiểu thuyết từ 1986 đến nay, đáng chú ý là một khối lượng các bài viết của các tác giả: Trần Đình Sử, Hà Minh Đức, Phan Cự Đệ, Phong Lê, Nguyễn Thị Bình, Lại Nguyên Ân, Bích Thu, Nguyễn Ngọc Thiện, Vũ Tuấn Anh,Vương Trí Nhàn, Nguyễn Đăng Điệp, Phạm Xuân Nguyên, Phạm Xuân Thạch, Huỳnh Như Phương, Lê Ngọc Trà, Mai Hương, Tôn Phương Lan, Lê Dục Tú, Ma Văn Kháng, Bích Thu, Nguyễn Ngọc Thiện, Trần Độ, Nguyễn Hà, Trần Thị Mai Nhân, v.v. Các tác giả đều thống nhất ở việc nhìn nhận tiểu thuyết là một thể loại năng động. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại đang ngày càng tăng cường yếu tố đa thanh, tính dân chủ và tính đối thoại, sự thay đổi về nội dung cùng sự thay đổi về thi pháp thể loại như một đòi hỏi tất yếu của một thể loại năng động và luôn bám sát hiện thực đời sống. Trong các bài viết trên, chúng tôi nhận thấy nổi bật lên một số hướng tiếp cận vấn đề ở các tác giả: - Những bài viết mang tính chất nhận định tổng quan về quá trình phát triển thể loại. Ở hướng tiếp cận này, GS. Hà Minh Đức đã có những tổng kết về thành tựu văn học Đổi mới trong đó có tiểu thuyết. GS. Phong Lê trong bài viết Từ sự nghiệp đổi mới nhìn lại lịch sử các mối giao lưu với văn học phương Tây hiện đại và Tiểu thuyết mở đầu thế kỉ XXI trong tiến trình văn học Việt Nam từ tháng Tám – 1945 đã cho thấy một sự thay đổi đa dạng của văn xuôi, tiểu thuyết thời kì đổi mới. Với bài viết Văn học Việt Nam những năm đầu đổi mới trên Tạp chí Nghiên cứu, TSKH. Lê Ngọc Trà khẳng định dấu mốc 1986 đã đánh dấu những thay đổi trong văn học. Trong bài viết Một cách tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam thời kỳ đổi mới và Tiểu thuyết Việt Nam trong quá trình hiện đại hóa văn học nửa đầu thế kỷ, PGS. TS. Bích Thu chỉ rõ thực tế tiểu thuyết Việt Nam đang vận động và sẽ tiếp tục vận động. Bài viết Tiểu thuyết Việt Nam sau năm 1975 – một cái nhìn khái quát của PGS.TS. Nguyễn Thị Bình lại nhấn mạnh nhu cầu thay đổi tư duy nghệ thuật của người viết trong một cái nhìn tổng quát về tiểu thuyết Đổi mới. - Các bài viết đi sâu vào việc phân tích sự phát triển các khuynh hướng tiểu thuyết, những đặc điểm nghệ thuật trong hình thức và nội dung cũng như các yếu tố mang tính thẩm mĩ thể loại nói chung. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Thiện quan tâm đến “tiểu thuyết hướng nội” trong văn xuôi Việt Nam hiện đại: khai thác và khám phá chiều sâu tâm hồn con người với tất cả sự phong phú và phức tạp. Thông qua việc tìm hiểu sự vận động của văn học đương đại từ phương diện thể loại, PGS. Vũ Tuấn Anh đã cho thấy một xu hướng thay đổi trong thể loại tiểu thuyết từ khuynh hướng sử thi sang khuynh hướng đời tư, số phận. Trên Tạp chí Nghiên cứu văn học số 11 – 2006, các tác giả Mai Hương, Bùi Thanh Truyền đã có những ý kiến xác đáng về tiểu thuyết đương đại. Để phác thảo những thay đổi của nền văn học mới, PGS. TS Mai Hương đã đi sâu phân tích những đặc điểm nghệ thuật trong sáng tác của một số cây bút thời kì đổi mới như Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh. TS. Đoàn Cầm Thi từ Đại học Paris có bài viết Chiến tranh, tình yêu, tình dục trong văn học Việt Nam đương đại đã nhấn mạnh đến những yếu tố nội dung và đặc điểm thẩm mỹ trong tiểu thuyết. - Ngoài hai hướng khai thác vấn đề nói trên, nhiều bài viết của các tác giả đã hướng sự quan tâm của mình vào những cách tân mới mẻ trong tác phẩm tiểu thuyết được dư luận chú ý sau năm 1986. Trong các bài viết này, người nghiên cứu đã có sự vận dụng những lí thuyết nghiên cứu mới, có những phân tích sâu sắc và lí giải tỉ mỉ, cụ thể đem lại nhiều nhận thức và kinh nghiệm cho người đọc. Có thể đề cập tới các bài viết tiêu biểu như Kĩ thuật dòng ý thức qua Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh của PGS.TS. Nguyễn Đăng, Trông thấy con người của nhà phê bình Nguyễn Chí Hoan, Tiểu thuyết như là trạng thái tìm kiếm ý nghĩa của đời sống của TS. Phạm Xuân Thạch, Thế giới kì ảo trong Mảnh đất lắm người nhiều ma của Nguyễn Khắc Trường từ điểm nhìn văn hoá của PGS.TS. Lê Nguyên Cẩn, v.v. 2.3. Như chúng tôi đã đề cập, sự xuất hiện trở lại của Nguyễn Xuân Khánh và tác phẩm của ông trong đời sống văn học đương đại đã thu hút sự quan tâm đông đảo của dư luận, giới truyền thông và đặc biệt là từ các nhà nghiên cứu – phê bình. Ở những mức độ khác nhau, các bài viết của các nhà nghiên cứu và các tác giả đều khẳng định giá trị và những cách tân độc đáo trong hai tiểu thuyết Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn. Đặc biệt, trong các bài nghiên cứu và các bài báo có tính chất nhận định về sáng tác của nhà văn, giới nghiên cứu, phê bình đã phân tích và đưa ra những lí giải sâu sắc về những giá trị nghệ thuật trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Tuy nhiên do khuôn khổ của các bài viết là có giới hạn nên chỉ có thể đề cập tới một vài phương diện nhất định trong nghệ thuật tiểu thuyết. Song đây chính là những tiền đề để chúng tôi mở rộng các vấn đề nghiên cứu trong luận văn. Đáng lưu ý nhất là nghiên cứu của TS. Phạm Xuân Thạch trong bài viết Suy nghĩ từ những tiểu thuyết mang chủ đề lịch sử (2006) đăng tải trên http//:www.Vietnamnet.vn, ý kiến của TS. Đinh Công Vĩ trong bài viết Về tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh (2006) của TS Đinh Công Vĩ, những nhận định của nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên trong bài viết Đọc Hồ Quý Ly (2001) và bài phỏng vấn Mẫu thượng ngàn – nội lực văn chương của Nguyễn Xuân Khánh (2006). Bên cạnh đó có thể bắt gặp một loạt các bài viết giới thiệu tác phẩm và khẳng định sự thành công của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh như Tiểu thuyết Hồ Quý Ly chùm trái chín muộn (2000) của nhà văn Vũ Bão, Hồ Quý Ly - cách tân hay bạo chúa? (2000) của tác giả Đỗ Ngọc Yên, Đọc tiểu thuyết Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh (2000) của tác giả Phạm Toàn, Tiểu thuyết Hồ Quý Ly và “giải pháp mới” cho tiểu thuyết lịch sử nước nhà (2001) của nhà văn Trung Trung Đỉnh, Một cuốn tiểu thuyết thật hay về văn hoá Việt (2006) của nhà văn Nguyên Ngọc, Tiểu thuyết, dòng chảy liên tục với thời gian (Báo cáo của Hội đồng chung khảo Cuộc thi Tiểu thuyết của Hội nhà văn Việt Nam 1998 - 2000), ý kiến của nhiều nhà văn, nhà nghiên cứu trong cuộc Hội thảo về Tiểu thuyết Hồ Quý Ly. Trên các trang website chính thức của Bộ Thông tin và Truyền thông cũng đã đăng tải nhiều bài viết thể hiện những quan niệm của nhà văn về văn chương, những yếu tố tác động tới nghề văn và hai sáng tác của ông. Tiêu biểu là một số bài viết như Lão mai Nguyễn Xuân Khánh vẫn rừng rực nở hoa của Văn Chinh, Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh: về từ miền hoang tưởng của Nguyễn Thị Thanh Bình, Nguyễn Xuân Khánh tuổi 74 và cuốn tiểu thuyết mới của Quỳnh Châu, Nguyễn Xuân Khánh “sẽ sáng tác tới tuổi tám mươi lăm” của Phạm Ngọc, v.v. (Chúng tôi sẽ đề cập cụ thể các ý kiến đánh giá tại phần 1.2.3. của Chương 1). Ngoài ra, tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh cũng trở thành đề tài nghiên cứu của học viên cao học, sinh viên tại các trường Đại học, Viện nghiên cứu chuyên ngành. Trong số các luận văn, khoá luận liên quan tới tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh tại Trường Đại học KHXH & NV Hà Nội, chúng tôi thống kê có các đề tài sau: Một số vấn đề lý luận về tiểu thuyết lịch sử qua Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Sông Côn mùa lũ của Nguyễn Mộng Giác của Nguyễn Thị Liên, Luận văn thạc sĩ 2006; Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh dưới góc nhìn thể loại (qua hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn) của Hoàng Thị Hiền Lương, Khoá luận tốt nghiệp 2007; Tiểu thuyết lịch sử của Hoàng Quốc Hải và Nguyễn Xuân Khánh của Nguyễn Thuỳ Dương, Khoá luận tốt nghiệp 2004; Hư cấu nghệ thuật trong tiểu thuyết lịch sử (qua khảo sát Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh và Giàn thiêu của Võ Thị Hảo) của Đinh Việt Hà, Khoá luận tốt nghiệp 2004 vv… Nhìn chung dù cách đặt vấn đề có khác nhau song các đề tài này đều chú ý đề cập tới vấn đề hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử trong đó có tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Với phạm vi nghiên cứu của mình, các đề tài ít nhiều có tìm hiểu một số vấn đề thuộc về kĩ thuật sáng tác tiểu thuyết tuy nhiên chưa có một nghiên cứu nào xác định một cách toàn diện về những đóng góp mới mẻ của Nguyễn Xuân Khánh cả về phương diện hình thức và nội dung, tư tưởng trong tiểu thuyết cũng như tìm hiểu đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệp tác giả. Trên đây là những trình bày tổng quan của chúng tôi về tình hình nghiên cứu văn xuôi, tiểu thuyết trong thời kì Đổi mới ở Việt Nam gần ba mươi năm qua, đặc biệt kể từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (ở đây chúng tôi giới hạn những công trình, bài viết có liên quan đến đề tài). 3. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI Tuy là một đề tài tìm hiểu về cách tân thể loại và nội dung, tư tưởng trong sáng tác của một tác giả cụ thể nhưng mục đích của luận văn không nhìn sáng tác của tác giả ở sự khu biệt “khép kín” mà có sự đối chiếu trong bức tranh chung của tiểu thuyết thời kì Đổi mới cũng như có sự so sánh với sáng tác của các tác giả tiểu thuyết ở giai đoạn này. Do đó, nhiệm vụ trung tâm của luận văn là xác định những nét cách tân độc đáo trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh cả về phương diện hình thức lẫn nội dung để thấy được những đóng góp của nhà văn trong tiến trình cách tân thể loại tiểu thuyết đương đại. Đồng thời qua mối tương quan giữa sáng tác của một tác giả cụ thể với tiến trình phát triển của tiểu thuyết Việt Nam từ sau Đổi mới, luận văn bước đầu xác lập một góc nhìn để hình dung được tiến trình vận động và đổi mới tư duy tiểu thuyết Việt Nam từ nửa sau thế kỉ XX đến nay. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI Do đặc trưng của đề tài đặt ra, phạm vi nghiên cứu chính của luận văn được chúng tôi tập trung vào hai tác phẩm: Hồ Quý Ly (Nxb Phụ nữ 2001), Mẫu thượng ngàn (Nxb Phụ nữ 2006) để thấy sự cách tân về mặt hình thức thể loại và nét độc đáo trong nội dung, tư tưởng ở tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Đồng thời, trong quá trình tìm hiểu những nét độc đáo trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh ở thế tương quan với tiến trình cách tân thể loại, luận văn đi vào tìm hiểu một số lượng sáng tác thuộc các khuynh hướng sáng tác khác nhau (trong phạm vi cho phép) của các tác giả tiểu thuyết đương đại khác như Lê Lựu, Bảo Ninh, Nguyễn Khắc Trường, Dương Hướng, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Bình Phương, Võ Thị Hảo, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Việt Hà, v.v. để có thể hình dung được tiến trình vận động của tiểu thuyết Việt Nam trong xu hướng cách tân về thể loại từ sau Đổi mới. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trên cơ sở của đề tài đặt ra và tiếp thu những lí thuyết nghiên cứu văn học hiện đại một cách tích cực, luận văn sử dụng phương pháp luận: Phương pháp thi pháp học kết hợp lí thuyết tự sự học được chúng tôi sử dụng như một phương pháp nòng cốt của luận văn nhằm thể hiện cụ thể và nổi bật được những giá trị về mặt thẩm mỹ trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh cũng như các sáng tác và khuynh hướng văn học thời kì Đổi mới. Ngoài ra, trong quá trình tiến hành đề tài nghiên cứu, luận văn của chúng tôi còn phối kết hợp các thao tác phân tích, so sánh, tổng hợp, v.v. cũng như vận dụng một số nghiên cứu của lịch sử văn học (sưu tầm, thống kê tư liệu về tác giả, sự nghiệp sáng tác…). 6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn có cấu trúc như sau: Chương 1: Nguyễn Xuân Khánh trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đương đại 1.1. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại – những tìm tòi đổi mới 1.2. Nguyễn Xuân Khánh và văn học Việt Nam đương đại Chương 2: Những chiều sâu mới về tư tưởng và nội dung trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh 2.1. Phương thức tiếp cận lịch sử của Nguyễn Xuân Khánh trong các tiểu thuyết lịch sử 2.2. Các chủ đề trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh 2.3. Vai trò của hư cấu trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh Chương 3: Những đổi mới trong tiểu thuyết lịch sử Nguyễn Xuân Khánh nhìn từ góc độ thể loại 3.1. Những vấn đề thi pháp thể loại 3.2. Những vấn đề mỹ học thể loại CHƯƠNG 1 NGUYỄN XUÂN KHÁNH TRONG DÒNG CHẢY CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI Văn học Việt Nam thời kì Đổi mới đã có những chuyển biến đáng ghi nhận khi không ngừng có những cách tân thể loại về hình thức và nội dung biểu hiện. Bước chuyển của văn học được thể hiện qua thơ, kịch, văn xuôi, trong đó tiểu thuyết là loại hình văn xuôi nghệ thuật đáp ứng nhanh nhạy và đa dạng yêu cầu đổi mới của nền văn học. Đổi mới, cách tân thể loại đã trở thành nhu cầu, thành ý thức thường trực ở đội ngũ những người cầm bút. Trong đó, sự xuất hiện những sáng tác làm xôn xao văn đàn của các nhà văn vốn đều ở độ tuổi “xưa nay hiếm” như trường hợp hai tác phẩm Hồ Quý Ly và Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh là những hiện tượng văn học không chỉ có ý nghĩa về mặt đổi mới thi pháp văn xuôi, tiểu thuyết nói chung mà còn chứng tỏ tài năng, sức sáng tạo bền bỉ và khát vọng được cống hiến của cá nhân nhà văn. Nguyễn Xuân Khánh không phải là cây bút mới, ông đã từng có một giai đoạn sáng tác từ trước thời kì Đổi mới. Để trở lại với đời sống văn học đương đại, Nguyễn Xuân Khánh cùng các sáng tác của mình đã có một cuộc hành trình dài ngót gần nửa thế kỷ. Trong chương 1 chúng tôi sẽ khái quát lại những nét cơ bản nhất về tình hình phát triển của văn học từ sau Đổi mới cũng như tìm hiểu về cuộc đời, hành trình sáng tạo nghệ thuật và những đánh giá của giới nghiên cứu phê bình về nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cùng sáng tác của ông. 1.1. Tiểu thuyết Việt Nam đương đại – những tìm tòi đổi mới 1.1.1. Văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới Từ nửa sau thập kỷ 80, trước yêu cầu của thời đại, tính chất phức tạp của cuộc sống, sự đa dạng của tính cách con người, thị hiếu thẩm mỹ của công chúng, văn học đã thực sự có sự dịch chuyển từ tính thống nhất với tư duy sử thi là chủ đạo sang tư duy nghệ thuật mang đậm cảm hứng thế sự, đời tư. Qua những cách cảm nhận và cách thể hiện khác trước, sáng tác của các nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, v.v. đã phản ánh kịp thời hiện thực đời sống và con người trong thời kì Đổi mới. Trước thập kỉ 80, những tín hiệu dự báo sự thay đổi của văn học đã được thể hiện trong sáng tác của không nhiều các cây bút tài năng, mà bằng sự “ mẫn cảm” họ sớm nhận ra được quy luật “tất yếu” của một nền văn học [47]. Từ những truyện ngắn mang tính thử nghiệm của Nguyễn Minh Châu đến sáng tác của các tác giả như Nguyễn Trọng Oánh, Nguyễn Khải, Nguyễn Trí Huân, Thái Bá Lợi, Khuất Quang Thụy, Ma Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn, v.v. cùng với cảm hứng ngợi ca, đã xuất hiện cảm hứng phê phán, góc độ quan sát, đánh giá con người dịch chuyển dần về phía đạo đức sinh hoạt. Và sự kiện được nhiều nhà nghiên cứu phê bình, nhà văn xem như cột mốc đánh dấu sự đổi mới trong văn học Việt Nam chính là công cuộc Đổi mới khởi xướng từ sau Đại hội lần VI (1986) của Đảng. Là bộ phận nhạy cảm nhất của đời sống xã hội, văn học nhanh chóng tiếp nhận những tư tưởng đổi mới với quá trình diễn biến hết sức phong phú, đa dạng và không tránh được cả những phức tạp, bộn bề. Trong sáng tác của các nhà văn, nhà thơ, nhà viết kịch, nhà lý luận phê bình, sự thay đổi trong phong cách và nội dung biểu hiện đã khác với thời kì trước. Những thể loại gần gũi với tiểu thuyết như ký và phóng sự tuy không còn phát triển mạnh như đầu những năm 80 nhưng vẫn giữ được vị trí riêng trong văn xuôi. Các tác phẩm ký, phóng sự với biên độ phản ánh rộng cùng cái nhìn thẳng thắn đã phản ánh trung thực hiện thực bộn bề cuộc sống thời kì mới. Ở thể loại thơ ca, sự thay đổi trong tâm thế sáng tác và quan niệm nghệ thuật về con người đã khiến các tác phẩm thơ thời kì này mang đậm dấu ấn cảm xúc của chủ thể trữ tình. Các nhà thơ như Nguyễn Duy, Nguyễn Quang Thiều, Hữu Thỉnh, Phạm Tiến Duật, v.v. đã có nhiều sáng tạo đóng góp vào thành tựu thơ ca. Những thế hệ nhà thơ trẻ hôm nay như Vi Thùy Linh, Phan Huyền Thư, Ly Hoàng Ly gây chú ý của người đọc đương đại bởi chính những sáng tạo ghi dấu sắc nét cá tính cá nhân trước thời đại mới. Bước vào thời kì Đổi mới truyện ngắn cũng trở thành thể loại sở trường thu hút sức sáng tạo của nhiều thế hệ nhà văn. Từ những nhà văn lão thành như Tô Hoài, Bùi Hiển, Vũ Tú Nam, Nguyễn Quang Sáng, … , đến các thế hệ nhà văn Nguyễn Minh Châu, Xuân Thiều, Nguyễn Kiên, Ma Văn Kháng, đã không ngừng thể hiện sức sáng tạo, có nhiều đóng góp ở thể loại truyện ngắn. Tiếp đó là các cây bút gây nhiều ấn tượng với người đọc như Nguyễn Huy Thiệp, Y Ban, Phạm Hoa, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Phan Thị Vàng Anh, Tạ Duy Anh, Ngô Tự Lập, Võ Thị Hảo, v.v. với các sáng tác đã làm cho truyện ngắn Việt Nam trở nên phong phú hơn bao giờ hết. Nhiều cây bút truyện ngắn đồng thời là những tác giả chủ lực ở thể loại tiểu thuyết. Từ năm 1986 đến nay, các tác phẩm tiểu thuyết đã hướng cái nhìn vào hiện thực rộng lớn, bộn bề, đa chiều của cuộc sống và tiếp tục phân tích, khám phá ở chiều sâu mỗi số phận cá nhân. Bên cạnh những tên tuổi đã xuất hiện từ trước như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Quang Thân, Lê Lựu, Xuân Cang, Nguyễn Mạnh Tuấn, Hữu Mai, Nguyễn Khắc Trường, v.v. xuất hiện nhiều tên tuổi mới: Bảo Ninh, Dương Hướng, Võ Văn Trực, Phạm Thị Hoài, Trần Huy Quang, Nguyễn Quang Lập, Đoàn Lê, Trung Trung Đỉnh, v.v. Xu hướng thay đổi của tiểu thuyết hiện nay càng được thể hiện rõ trong các tác phẩm của các cây bút: Nguyễn Bình Phương, Thuận, Châu Diên, Nguyễn Việt Hà, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo, Hồ Anh Thái, Nguyễn Xuân Khánh, v.v. với Ngồi, Thoạt kỳ thuỷ, Những đứa trẻ chết già, Người đi vắng, Phố tầu, Pairis 11 tháng 8, Người sông Mê, Khải huyền muộn, Thiên thần sám hối, Đi tìm nhân vật, Giàn thiêu, Cõi người rung chuông tận thế, Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn, v.v. Với khoảng thời gian chưa dài, sự vận động của tiểu thuyết dù không tránh khỏi những lúc thăng trầm nhưng các sáng tác tiểu thuyết đã nhanh chóng bám sát vào dòng chảy đời sống, khảo sát và khám phá những vấn đề số phận, tính cách con người. Trong quá trình vận động chung của văn học, sự phát triển ở mỗi thể loại đã góp phần tạo nên diện mạo của văn học nửa sau thế kỉ XX. Xét riêng ở lĩnh vực văn xuôi, tiểu thuyết và truyện ngắn là hai thể loại có những đóng góp quan trọng bằng chính sự đa dạng, phong phú của các khuynh hướng sáng tác. Nếu như ở giai đoạn “mở đường”, “nhận đường” [12], các tác phẩm văn xuôi vẫn mang âm hưởng sử thi là chủ yếu, có sự mở rộng nội dung về phía hiện thực thì cho tới thời kì Đổi mới, phần lớn sáng tác mang đậm cảm hứng thế sự đời tư như Muối của rừng, Tướng về hưu, Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Đùa của tạo hóa, Hậu thiên đường, Mùa đông ấm áp, Hoa muộn, Bước qua lời nguyền, Bảng chữ cái, Người sót lại của rừng cười, Bên kia bờ ảo vọng, Đám cưới không có giấy giá thú, Ngược dòng nước lũ, Chuyện làng ngày ấy, Côi cút giữa cảnh đời, Một cõi nhân gian bé tí, Đi về nơi hoang dã, Những mảnh đời đen trắng, Một thời hoa mẫu đơn, Vòng tròn bội bạc, Ăn mày dĩ vãng, Lữ quán, v.v. Nhiều tác phẩm gây được tiếng vang lớn trong đời sống văn học như Vàng lửa, Kiếm sắc, Thời xa vắng, Mảnh đất lắm người nhiều ma, Thời gian của người, Bến không chồng, Bức thư gửi mẹ Âu Cơ, Người Sót lại của rừng cười, Thân phận của tình yêu, Ăn mày dĩ vãng, v.v. nhưng cũng gây nên những tranh luận chưa ngã ngũ trong giới phê bình và dư luận. Tham khảo một số bài viết về văn học thời kì Đổi mới của các nhà nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy, các nhà khoa học đều nêu lên những hiện tượng văn học nổi bật, mà ở đó, nhiều tác phẩm là những thử nghiệm, tìm tòi rất đáng trân trọng của nhà văn như Kiếm sắc, Vàng lửa, Phẩm tiết của Nguyễn Huy Thiệp, Mùa trái cóc ở miền Nam, Phiên chợ Giát, Cỏ lau của Nguyễn Minh Châu, Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh, Người đi vắng, Thoạt kỳ thủy, Ngồi của Nguyễn Bình Phương, Giàn thiêu của Võ Thị Hảo, Thiên thần sám hối của Tạ Duy Anh, Hồ Quý Ly, Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh, Con ngựa Mãn Châu của Nguyễn Quang Thân, Cơ hội của chúa của Nguyễn Việt Hà, v.v. hay hiện tượng đổi mới trong thơ ca của các tác giả Dương Tường, Lê Đạt, Hoàng Hưng, Vi Thùy Linh, v.v. Sự đa dạng của các thể loại văn học nói chung và tiểu thuyết thời kì Đổi mới nói riêng không chỉ biểu hiện ở việc tập hợp nhiều các sáng tác mà ở ngay sự phong phú các hình thức nghệ thuật, nội dung phản ánh, các bình diện mỹ học, phương thức tiếp cận chủ đề, đề tài, v.v. Nói tới điều này cũng có nghĩa là đề cập tới vấn đề đổi mới tư duy văn học, quan niệm nghệ thuật đang diễn ra sôi nổi hiện nay. Khác với sự thống nhất một khuynh hướng văn học đã diễn ra trước 1975, văn học thời kì Đổi mới có sự đan xen, trái chiều của nhiều khuynh hướng do những tư tưởng khác nhau về hiện thực. Trong tiến trình phát triển thể loại gắn liền với chuyển động của thời đại, đáp ứng quy luật phát triển trong xu hướng giao lưu văn hóa diễn ra mạnh mẽ hiện nay,
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan