Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Luận văn quy định về giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân”để làm rõ hơn...

Tài liệu Luận văn quy định về giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân”để làm rõ hơn

.PDF
66
1
103

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI --------- NGUYỄN THỊ MỸ MỸ QUY ĐỊNH VỀ GIẢM TRỪ GIA CẢNH TRONG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN CHUYÊN NGÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH KHOA LUẬT THƯƠNG MẠI -------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN LUẬT QUY ĐỊNH VỀ GIẢM TRỪ GIA CẢNH TRONG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN SINH VIÊN THỰC HIỆN: Nguyễn Thị Mỹ Mỹ Khóa 42 MSSV: 1753801011121 GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Ths. Nguyễn Thị Thương TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan: Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, được thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thương đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả khóa luận Nguyễn Thị Mỹ Mỹ MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢM TRỪ GIA CẢNH TRONG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN ................................................................................6 1.1. Khái niệm về giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân ..........................6 1.2. Tác động của quy định giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân đối với Nhà nước, người nộp thuế và xã hội ......................................................................10 1.3. Nội dung của giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân ........................14 1.4. Yêu cầu đối với pháp luật về giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân17 1.4.1. Đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập giữa những người nộp thuế ............................................................................................................................18 1.4.2. Dung hòa lợi ích của Nhà nước và người nộp thuế ..................................20 1.4.3. Xác định đối tượng được giảm trừ gia cảnh phù hợp...............................23 1.4.4. Mức giảm trừ phù hợp với tình hình của người nộp thuế và điều kiện kinh tế xã hội ..............................................................................................................25 1.4.5. Cơ chế quản lý về giảm trừ gia cảnh hợp lý, hiệu quả .............................27 Kết luận chương 1:.................................................................................................29 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ GIẢM TRỪ GIA CẢNH TRONG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN TẠI VIỆT NAM VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN ..................................................................................30 2.1. Thực trạng quy định pháp luật về giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân ........................................................................................................................30 2.1.1. Thu nhập được tính giảm trừ gia cảnh .....................................................30 2.1.2. Đối tượng được giảm trừ gia cảnh ...........................................................32 2.1.3. Mức giảm trừ gia cảnh .............................................................................38 2.1.4. Quản lý thuế đối với giảm trừ gia cảnh ....................................................39 2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật về giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân ........................................................................................................................43 2.3. Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân ..........................................................................................................46 Kết luận chương 2:.................................................................................................49 KẾT LUẬN ..............................................................................................................50 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Thuế với vài trò là nguồn thu chủ yếu và thường xuyên cho ngân sách nhà nước, là công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế và góp phần điều tiết thu nhập, thực hiện công bằng xã hội. Vì thế, pháp luật về thuế cũng đóng một vài trò quan trọng trong việc ổn định nền kinh tế - xã hội của một quốc gia. Việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách pháp luật về thuế là nhu cầu cấp thiết trong quá trình phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế. Để đáp ứng yêu cầu đó, các văn bản pháp luật về thuế lần lượt được ban hành, điều chỉnh đối với hàng hóa, thu nhập và các đối tượng khác tạo nên hành lang pháp lý cơ bản đầy đủ. Theo đó, Pháp lệnh về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao ra đời cuối năm 1990, có hiệu lực vào 01/4/1991. Trải qua quá trình thực thi vướng nhiều bất cập và sự cần thiết của một văn bản luật thuế điều chỉnh thu nhập cá nhân, Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 11 năm 2007 và được sửa đổi, bổ sung năm 2012 bởi Luật số 26/2012/QH13 và năm 2014 bởi Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 (sau đây gọi tắt là “Luật Thuế TNCN”). Luật Thuế TNCN đã góp phần hoàn thiện chính sách pháp luật về thuế, đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường công tác kiểm soát, phân phối thu nhập và điều tiết vĩ mô nền kinh tế. Nắm bắt được tầm quan trọng của pháp luật thuế thu nhập cá nhân trong quá trình phát triển kinh tế và đời sống xã hội, vấn đề hoàn thiện các nội dung của sắc thuế này càng được chú trọng. Bên cạnh những thành tựu và kết quả đạt được sau quá trình thực thi, Luật Thuế TNCN cũng còn tồn tại những bất cập trong nội dung quy định. Theo đó nội dung về giảm trừ gia cảnh cần được nghiên cứu sâu sắc hơn để có thể hoàn thiện hơn nữa. Giảm trừ gia cảnh là một nội dung quan trọng trong pháp luật về thuế thu nhập cá nhân, góp phần thực hiện mục tiêu chung của sắc thuế và đảm bảo sự công bằng trong điều tiết thu nhập, dung hòa lợi ích của người nộp thuế và Nhà nước. Với tầm quan trọng trong việc góp phần thực hiện mục tiêu chung của pháp luật thuế thu nhập cá nhân, pháp luật về giảm trừ gia cảnh cần được quan tâm nghiên cứu dưới nhiều góc độ để đưa ra những đề xuất và kiến nghị thay đổi phù hợp. Nhận thấy, các tài liệu nghiên cứu của các tác giả trước đây hiện đã không phù hợp với pháp luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành. Không chỉ vậy, việc tạo ra nhiều cơ sở dữ liệu trong nghiên cứu pháp luật thuế là điều cần thiết trên tiến trình cải cách hoàn thiện hệ thống chính sách về thuế. Vì thế, tác giả thực hiện khóa luận tốt nghiệp với đề tài “Quy định về giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân” để làm rõ hơn 1 quy định của pháp luật hiện hành, đưa ra những yêu cầu đối với pháp luật về giảm trừ gia cảnh từ đó đưa ra đánh giá về pháp luật hiện hành đã phù hợp hay chưa và đưa ra kiến nghị kịp thời. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Pháp luật thuế thu nhập cá nhân là một chế định quan trọng trong pháp luật về thuế, bao gồm nhiều nội dung, trong đó có nội dung về giảm trừ gia cảnh. Nội dung giảm trừ gia cảnh được quy định đầu tiên tại Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, trước đó nội dung này không được quy định trong Pháp lệnh về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Thế nên, những đề tài nghiên cứu trong giai đoạn trước khi Luật Thuế thu nhập cá nhân được ban hành chủ yếu tập trung vào các nội dung khác của sắc thuế này và nghiên cứu cơ sở lý luận để xây dựng quy định pháp luật, điển hình như: “Nguyên tắc công bằng trong pháp luật thuế thu nhập cá nhân” – Đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Phan Phương Nam năm 2006. Trong Luận văn, tác giả đã làm rõ khái niệm nguyên tắc công bằng. Trên cơ sở làm rõ thế nào là công bằng và công bằng trong pháp luật về thuế, tác giả đã phân tích những quy định của pháp luật thuế thu nhập cá nhân, từ đó đánh giá xem những quy định này có đảm bảo nguyên tắc công bằng hay không. Đồng thời, thực tiễn áp dụng pháp luật thuế thu nhập cá nhân đã đảm bảo thực hiện nguyên tắc này hay chưa cũng được tác giả bàn luận. Từ những đánh giá đó, tác giả đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện việc xây những quy định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân trong giai đoạn xây dựng Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007. Mặc dù Luận văn này nghiên cứu và phân tích dựa trên Pháp lệnh về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao nhưng những cơ sở lý luận về nguyên tắc công bằng vẫn có giá trị tham khảo trong việc xây dựng các nội dung khác của pháp luật thuế thu nhập cá nhân đến thời điểm hiện tại. Đối với nội dung giảm trừ gia cảnh, cơ sở lý luận về nguyên tắc công bằng có tác động lớn đến việc xây dựng và đánh giá quy định pháp luật. Chính vì thế, tác giả kế thừa giá trị của nguyên tắc công bằng trong quá trình nghiên cứu yêu cầu đối với pháp luật giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân trong Khóa luận này. Hơn nữa, những nội dung phù hợp khác trong Luận văn, như xác định thu nhập chịu thuế, công tác hành thu,… vẫn được tác giả tiếp thu và phát triển cho những nội dung khác trong Khóa luận. Đối với nội dung giảm trừ cảnh trong thuế thu nhập cá nhân, có một số đề tài thực hiện nghiên cứu như: 2 - “Quy định về giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân” – Đề tài Luận văn Thạc sĩ Luật học của tác giả Đặng Thị Phụng năm 2009. Theo đó, đề tài Luận văn này nghiên cứu nội dung pháp luật về giảm trừ gia cảnh dưới góc độ lý luận, xem pháp luật về giảm trừ gia cảnh là biện pháp dung hòa lợi ích giữa Nhà nước với cá nhân, đồng thời là biện pháp đảm bảo công bằng xã hội. Do vậy, Luận văn không tập trung vào nghiên cứu các vấn đề thực tiễn áp dụng quy định pháp luật. - “Pháp luật về giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân” – Đề tài Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân luật của tác giả Lê Thị Thu Sang năm 2009. Đây là Khóa luận nghiên cứu nội dung pháp luật về giảm trừ gia cảnh trong điều kiện Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 đã được áp dụng vào thực tế. Vì đây là một nội dung mới của sắc thuế và đã gặp nhiều vướng mắc trong trong quá trình thực thi nên tác giả của Khóa luận này tập trung nghiên cứu về những vướng mắc, bất cập phát sinh khi áp dụng chế định giảm trừ gia cảnh vào thực tiễn và một số kiến nghị hoàn thiện. Theo đó, tác giả cho thấy nhiều bất cập từ điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước, điều kiện về nhận thức của người dân về pháp luật giảm trừ gia cảnh đến các nội dung trong quy định pháp luật và các vấn đề liên quan đến hoạt động quản lý thuế thuế thu nhập cá nhân nói chung, giảm trừ gia cảnh nói riêng. - “Áp dụng pháp luật về giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân” – Đề tài Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân luật của tác giả Nguyễn Võ Đại Minh năm 2015: Khóa luận này nghiên cứu nội dung giảm trừ gia cảnh khi Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 đã trải qua hai lần sửa đổi, là văn bản pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đang có hiệu lực hiện nay. Sự thay đổi trong nội dung quy định pháp luật về giảm trừ gia cảnh đã đạt những thành tựu nhất định song cũng còn tồn tại nhiều hạn chế. Vì lý dó đó, Khóa luận của tác giả Đại Minh nghiên cứu về những thành tựu, hạn chế trong quá trình thực thi và đưa ra hướng hoàn thiện. Qua nghiên cứu, tác giả đưa ra được khái niệm “giảm trừ gia cảnh” mang tính học thuật hơn. Tác giả cũng đã đưa ra những kiến nghị mới nhằm giải quyết những bất cập còn tồn tại trong quá trình thực thi thuế thu nhập cá nhân đối với nội dung giảm trừ gia cảnh. Trên cơ sở kết quả đạt được của những nghiên cứu trước đó, tác giả kế thừa những giá trị về mặt lý luận và quan điểm hoàn thiện pháp luật thuế thu nhập cá nhân nói chung, nội dung giảm trừ gia cảnh nói riêng. Tác giả cũng phát triển thêm cơ sở lý luận trong việc xây dựng pháp luật về giảm trừ gia cảnh bên cạnh những đánh giá thực trạng quy định pháp luật trong điều kiện kinh tế - xã hội hiện tại. 3 Bên cạnh những Luận văn, Khóa luận nêu trên, có những Luận án tiến sĩ, các bài báo trên các tạp chí cũng nghiên cứu về lĩnh vực thuế thu nhập cá nhân. Có thể kể đến như: - “Điều chỉnh hệ thống thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên tổ chức thương mại thế giới (WTO)” – Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Cao Anh Tuấn năm 2013; - “Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam” – Luận án Tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Hoàng năm 2013; - “Tác động của chỉ số giá tiêu dùng đến người thu nhập thấp” – Bài viết trên Tạp chí khoa học ĐHQGHN, kinh tế và kinh doanh của tác giả Trịnh Thị Phan Lan năm 2012. Những bài viết, bài nghiên cứu trên tạo nên nguồn tài liệu nghiên cứu có giá trị tham khảo trong quá trình thực hiện Khóa luận này. 3. Mục đích nghiên cứu đề tài Căn cứ vào tình hình nghiên cứu của các tác giả khác trong lĩnh vực thuế thu nhập cá nhân nói chung và nội dung giảm trừ gia cảnh nói riêng, đề tài khóa luận này được thực hiện nhằm mục đích làm rõ những quy định về nội dung giảm trừ gia cảnh trong luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành. Đồng thời, trên cơ sở phân tích của nội dung giảm trừ gia cảnh, việc nghiên cứu sẽ đưa ra những yêu cầu đối với pháp luật giảm trừ gia cảnh nhằm mục đích hoàn thiện nội dung sắc thuế, thực hiện mục tiêu chung của pháp luật thuế này. Không chỉ vậy, qua những phân tích nội dung pháp luật, đánh giá tính hợp lý, điểm hạn chế bất cập của quy định và của thực tiễn áp dụng, tác giả đề xuất những kiến nghị, giải pháp nhằm giải quyết bất cập, hạn chế trên. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu đề tài: Đề tài Khóa luận nghiên cứu quy định của pháp luật Việt Nam về giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân, trong đó tập trung vào ba đối tượng sau: - Thứ nhất: Nghiên cứu cơ sở lý luận để xây dựng pháp luật thuế thu nhập cá nhân phù hợp; - Thứ hai: Đánh giá, phân tích các nội dung quy định pháp luật trên cơ sở lý luận được nghiên cứu; - Thứ ba: Thực trạng áp dụng các quy định pháp luật thuế thu nhập cá nhân về giảm trừ gia cảnh. 4 Phạm vi nghiên cứu đề tài: Đề tài khóa luận này nghiên cứu nội dung giảm trừ gia cảnh với vai trò là chế định pháp luật trong pháp luật thuế thu nhập cá nhân, căn cứ trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật của Việt Nam đồng thời sẽ có tham khảo pháp luật nước ngoài trong cùng lĩnh vực. Hơn nữa, đề tài còn nghiên cứu nội dung quản lý thuế liên quan đến nội dung giảm trừ gia cảnh trên cơ sở quy định của pháp luật Việt Nam. 5. Phương pháp tiến hành nghiên cứu đề tài Để khóa luận được thực hiện một cách chỉn chu, chính xác, một số phương pháp nghiên cứu được sử dụng như: - Phương pháp phân tích: Phân tích nội dung quy định của luật trong các văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời dùng phương pháp này để diễn giải, giải thích các luận cứ khoa học, quan điểm của tác giả. - Phương pháp lịch sử: Nghiên cứu quy định về giảm trừ gia cảnh theo từng thời kỳ của thuế thu nhập cá nhân. - Phương pháp so sánh: So sánh quy định của nước ngoài và Việt Nam về nội dung giảm trừ gia cảnh để tiếp thu những quan điểm tiến bộ, từ đó rút kết kinh nghiệm cho Việt Nam. - Phương pháp thống kê: Thống kê các số liệu cụ thể về mức thuế thu được ở Việt Nam và các quốc gia khác (nếu có). 6. Bố cục tổng quát của khóa luận Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo thì khóa luận này gồm 02 chương Chương 1: Lý luận chung về giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân. Chương 2: Thực trạng pháp luật về giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam và kiến nghị hoàn thiện. 5 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ GIẢM TRỪ GIA CẢNH TRONG THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN 1.1. Khái niệm về giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân Sơ lược về quá trình phát triển của thuế thu nhập cá nhân: Thuế Thu nhập cá nhân là thuế trực thu điều tiết vào thu nhập chịu thuế của cá nhân trong kỳ tính thuế1. Đây là sắc thuế ra đời rất sớm, nhất là ở các quốc gia phương Tây: Anh năm 1798, Nhật năm 1887, Mỹ năm 1913, Pháp năm 1914… Tại Việt Nam, do tình hình kinh tế, chính trị xã hội nên luật thuế thu nhập cá nhân ra đời muộn hơn. Trở về thời kỳ trước, trong giai đoạn phong kiến cũng tồn tại một hình thức thuế tương tự với tên gọi là Thuế thân. Thuế thân qua mỗi thời kỳ có sự thay đổi về độ tuổi người nộp thuế, mức thuế phải nộp nhưng có một điểm chung là không phân biệt thu nhập của người nộp thuế, tất cả mọi người đều phải nộp mức thuế như nhau. Về bản chất, thuế thân đánh vào con người chứ không đánh vào thu nhập của người nộp thuế, vậy nên thuế thân không thể hiện được vai trò và ý nghĩa của một sắc thuế thu nhập cá nhân. Thêm vào đó, trải qua sự biến đổi của tình hình chính trị, kinh tế xã hội, thuế thân bị bãi bỏ và đến năm 1990, văn bản quy phạm pháp luật về thuế thu nhập cá nhân đầu tiên được ban hành. Đó là Pháp lệnh về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao vào ngày 27/12/1990 và chính thức có hiệu lực vào ngày 01/4/1991. Pháp lệnh về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao tại thời điểm được ban hành đã góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuế, bởi từ năm 1990 trở về trước, trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuế chỉ có những văn bản quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp (với tên gọi Luật Thuế doanh thu, Luật Thuế lợi tức. Thuế Doanh thu điều chỉnh đối với: “Tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế có hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải, thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ và các hoạt động kinh doanh khác (gọi chung là cơ sở kinh doanh) có doanh thu đều phải nộp thuế doanh thu”2. Thuế Lợi tức điều chỉnh đối với: “Tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế có lợi tức từ các hoạt động sản xuất, xây dựng, vận tải, thương nghiệp, ăn uống, dịch vụ và hoạt động kinh doanh khác trên lãnh thổ Việt Nam (gọi chung là cơ sở kinh doanh) đều phải nộp thuế lợi tức theo quy định của Luật này”3.), thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu hàng hóa mậu dịch, thuế tài nguyên, thuế nông nghiệp…mà không có văn bản nào quy định về việc Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2019), Giáo trình Luật Thuế (tái bản có bổ sung), Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam, tr. 326. 2 Xem Điều 1 Luật Thuế Doanh thu, số: 270B-NQ/HĐNN8 ngày 30/6/1990. 3 Xem Điều 1 Luật Thuế Lợi tức, số: 270b-NQ/HĐNN8 ngày 30/6/1990. 1 6 thu thuế đối với thu nhập cá nhân. Từ lúc được ban hành, Pháp lệnh về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao trải qua nhiều lần sửa đổi bổ sung để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, trước sự phát triển của kinh tế - xã hội và nhu cầu điều chỉnh thuế thu nhập trong điều kiện Việt Nam là thành viên của tổ chức thương mại thế giới (WTO), đến năm 2007, Luật Thuế thu nhập cá nhân ra đời, thay thế Pháp lệnh trên. Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ban hành ngày 21/11/2007 có hiệu lực vào ngày 01/01/2009 và lần lượt được sửa đổi, bổ sung năm 2012 và năm 2014 để phù hợp hơn với thực tế. Với quá trình hình thành và phát triển pháp luật thuế thu nhập cá nhân nêu trên, ta thấy rằng việc hình thành luật thuế về thu nhập cá nhân của Việt Nam manh nha từ những năm 90 của thế kỷ XX, thể hiện bằng Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Sau một khoản thời gian áp dụng, Pháp lệnh này bộc lộ nhiều bất cập, đồng thời để đáp ứng tình hình và điều kiện xã hội, thuế thu nhập cá nhân chính thức được quy định dưới dạng một văn bản luật vào năm 2007. Qua đó có thể thấy đây là một sắc thuế ra đời muộn có lịch sử hình thành khá non trẻ. So với các nước khác thì pháp luật về thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam áp dụng khá muộn trong khi sắc thuế này được áp dụng từ sớm tại các nước châu Á khác, như: Thái lan bắt đầu áp dụng năm 1939, Philippines năm 1945, Hàn quốc năm 1948, Indonesia năm 1949, Trung quốc năm 1984; các nước Đông Âu mới áp dụng như Rumani năm 1990, Nga năm 1991, Ba lan năm 19924. Nhìn chung, các Luật Thuế trong hệ thống pháp luật thuế hiện nay được cải cách, hoàn thiện từ những văn bản trước đó được Quốc hội khoá VIII và Hội đồng nhà nước đã cho ban hành trong năm 1990. Như vậy, không chỉ thuế thu nhập cá nhân mà các sắc thuế khác có lịch sử hình thành, phát triển còn non trẻ và đang trong giai đoạn cải cách hoàn thiện. Từ đó tiến tới xây dựng một hệ thống thuế đồng bộ, có cơ cấu bền vững, phù hợp với thông lệ quốc tế và có khả năng huy động đầy đủ, chủ động, hợp lý nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Riêng đối với Luật Thuế Thu nhập cá nhân, từ lúc ban hành vào năm 2007 đến chính thức thực thi trên thực tế vào năm 2009 và trải qua hai lần sửa đổi, bổ sung vào năm 2012 và 2014 bởi đã vướng phải những bất cập trong quy định. Trải qua 8 năm thi hành từ lần sửa đổi cuối cùng, Luật Thuế TNCN cơ bản hoàn thiện trong quy định. Song, đến nay bên cạnh thể hiện vai trò trong việc góp phần tăng thu ngân sách nhà nước, điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư thì Luật Thuế TNCN cũng còn tồn tại một vài điểm chưa phù hợp với điều Thuế thu nhập cá nhân cá nước, http://quochoi.vn/content/vankien/Lists/DanhSachVanKien/Attachments/2553/filedownload2553.doc, truy cập ngày 01/6/2021. 4 7 kiện kinh tế xã hội hiện tại, điển hình như: thuế suất, mức giảm trừ gia cảnh5. Do vậy, cần sớm có những thay đổi tích cực trong quy định của Luật Thuế TNCN để phù hợp với thu nhập của người nộp thuế, tình hình kinh tế - xã hội của đất nước. Quá trình phát triển của quy định giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân qua các văn bản quy phạm pháp luật và khái niệm giảm trừ gia cảnh Việc ban hành Pháp lệnh về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là bước tiến trong quá trình hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về thuế. Tuy nhiên, trong giai đoạn này, phạm vi điều chỉnh của pháp lệnh rất hạn chế. Theo quy định của pháp lệnh, thu nhập tính thuế gồm thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên, trong đó, thu nhập thường xuyên là thu nhập từ tiền lương, tiền công, các khoản phụ cấp và tiền thưởng có tính chất tiền lương, tiền công từ trên 500.000 đồng/tháng/người đối với người Việt Nam6 . Mức thu nhập từ nhóm này từ 500.000 đồng trở lên thì người nộp thuế mới phát sinh nghĩa vụ đóng thuế. So với tình hình kinh tế lúc bấy giờ, thu nhập bình quân mỗi người 1 tháng đã tăng từ 92,1 nghìn đồng năm 1992 lên 206,1 nghìn đồng năm 1995 và 295,0 nghìn đồng năm 19997, dân số nằm trong khoảng 60-80 triệu người, như vậy cho thấy, pháp lệnh thuế này chỉ tác động đến một phạm vi nhỏ là những người có thu nhập cao so với mặt bằng chung. Mức thu nhập phát sinh nghĩa vụ thuế cũng có sự thay đổi trong những lần sửa đổi, bổ sung Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Cụ thể: Pháp lệnh số 35/2001/PL-UBTVQH10 ngày 19/5/2001 đã nâng mức thu nhập phát sinh nghĩa vụ thuế lên 3.000.000 đồng. Pháp lệnh số 14/2004/PL-UBTVQH11 ngày 24/3/2004 đã nâng mức này từ 3.000.000 đồng lên 5.000.000 đồng. Theo Tổng cục Thống kê, trong năm 2001-2002, thu nhập bình quân 01 người 01 tháng theo giá thực tế đã đạt 356,8 nghìn đồng, trong đó khu vực thành thị đạt 625,9 nghìn đồng, khu vực nông thôn đạt 274,9 nghìn đồng; chi tiêu hàng ngày cho đời sống bình quân 01 người 01 tháng là 268,4 nghìn đồng, trong đó khu vực nông thôn 210 nghìn đồng8. Trong Thông cáo báo chí về kết quả sơ bộ khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2004 của Tổng cục Thống kê có nêu, thu nhập bình quân 1 người 1 tháng chung cả nước theo Hiện nay, mức giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân được thực hiện theo Nghị quyết số 954/2020/UBTVQH14 ngày 02/6/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh của thuế thu nhập cá nhân. 6 Xem khoản 1 Điều 2 Pháp lệnh về thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao năm 1990, có hiệu lực ngày 01/04/1991. 7 Tổng cục Thống kê, Tình hình kinh tế – xã hội 10 năm 1991-2000, https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-solieu-thong-ke/2020/10/tinh-hinh-kinh-te-xa-hoi-10-nam-1991-2000/, truy cập ngày 01/6/2021. 8 Tổng cục Thống kê, “Kinh tế - xã hội Việt nam 3 năm 2001 – 2003”, https://www.gso.gov.vn/du-lieu-va-solieu-thong-ke/2020/10/kinh-te-xa-hoi-viet-nam-3-nam-2001-2003/, truy cập ngày 01/7/2021. 5 8 giá hiện hành đạt 484 nghìn đồng9. Như vậy, mức thu nhập phát sinh nghĩa vụ thuế cao hơn rất nhiều so với thu nhập bình quân lúc bấy giờ. Trong giai đoạn này, nội dung giảm trừ gia cảnh cũng chưa được quan tâm, cụ thể những quy định về giảm trừ gia cảnh chưa được đề cập đến trong pháp lệnh. Tại Điều 20 của Pháp lệnh có quy định về những trường hợp được miễn thuế, giảm thuế, cụ thể: “Trong trường hợp bị thiên tai, địch hoạ, tai nạn ảnh hưởng đến đời sống của người nộp thuế và trong một số trường hợp đặc biệt do Chính phủ quy định”. Tuy nhiên, bản chất của việc miễn thuế, giảm thuế tại điều này không phải là giảm trừ gia cảnh mà đây là những khoản miễn giảm trong điều kiện nhất định, chỉ khi rơi vào những trường hợp theo luật định, người nộp thuế mới được hưởng những lợi ích đó. Qua đó cho thấy, quy định về giảm trừ gia cảnh chưa được quy định trong Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao. Thay vào đó, việc quy định mức thu nhập phát sinh nghĩa vụ thuế cũng đã gián tiếp thể hiện yếu tố giảm trừ gia cảnh10. Đến năm 2007, Luật Thuế thu nhập cá nhân được ban hành thay thế Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao đã có thể bao quát hết các dạng thu nhập của cá nhân, điều chỉnh phù hợp hơn với các loại thu nhập mà cá nhân có được11. Một sự thay đổi lớn của Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007 so với Pháp lệnh thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao là đã có quy định về giảm trừ gia cảnh. Theo đó, tại khoản 1 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007, được sửa đổi bổ sung vào năm 2012, 2014 có đưa ra định nghĩa về giảm trừ gia cảnh: “Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú”. Như vậy, khái niệm về giảm trừ gia cảnh được đưa ra không thể hiện hết mục tiêu của giảm trừ gia cảnh mà chỉ đơn thuần dựa trên cách tính thuế. Trong pháp luật về thuế thu nhập cá nhân của các quốc gia khác trên thế giới, giảm trừ gia cảnh cũng là một nội dung quan trọng trong việc xây dựng, điều chỉnh chính sách về thuế. Giảm trừ gia cảnh hay chiết trừ gia cảnh, với các tên gọi khác nhau nhưng những thuật ngữ này đều chỉ chung một khoản tiền, đó là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước kỳ tính thuế của đối tượng nộp thuế. Tổng cục Thống kê, “Thông cáo báo chí về kết quả sơ bộ khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2004”, https://www.gso.gov.vn/su-kien/2019/03/thong-cao-bao-chi-ve-ket-qua-so-bo-khao-sat-muc-song-ho-giadinh-nam-2004/, truy cập ngày 01/7/2021. 10 Đặng Thị Phụng (2009), “Quy định về giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân”, Luận văn Thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 41. 11 Trường đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh (2019), tlđd (1), tr. 328. 9 9 Giảm trừ gia cảnh là lợi ích của người nộp thuế bên cạnh nghĩa vụ mà họ phải thực hiện là nộp thuế cho Nhà nước. Có thể thấy rằng, giảm trừ gia cảnh giúp cân bằng cán cân quyền lợi và nghĩa vụ của người nộp thuế. Theo nghĩa hẹp, giảm trừ gia cảnh được hiểu như là một thuật ngữ của thuế thu nhập cá nhân và được định nghĩa theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân dựa theo cách thức tính thuế: Giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú. Theo nghĩa rộng, giảm trừ gia cảnh còn được tìm hiểu như một chế định pháp luật trong pháp luật thuế thu nhập cá nhân. Pháp luật giảm trừ gia cảnh bao gồm nhiều nội dung liên quan, trong đó có nội dung mức giảm trừ gia cảnh thể hiện “giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ”. Trong khóa luận này, “giảm trừ gia cảnh” sẽ được tìm hiểu với vai trò là chế định pháp luật giảm trừ gia cảnh trong pháp luật thuế thu nhập cá nhân, từ đó phân tích các nội dung liên quan, đánh giá tính hợp lý của các quy định về giảm trừ gia cảnh hiện hành. Do vậy, để có thể thực hiện tốt nhất mục tiêu đề tài nghiên cứu, “giảm trừ gia cảnh” không chỉ được hiểu là “số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế trước khi tính thuế đối với thu nhập từ, tiền lương, tiền công của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú” theo quy định của pháp luật mà còn cần được hiểu như một chế định pháp luật. Do đó, dựa trên kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Võ Đại Minh trong Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân luật “Áp dụng pháp luật về giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân” năm 2015, tác giả kế thừa khái niệm chế định pháp luật giảm trừ gia cảnh. “Chế định pháp luật giảm trừ gia cảnh là tổng hợp toàn bộ những quy định pháp luật có liên quan điều chỉnh các mối quan hệ phát sinh trong việc thực hiện giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế”12. 1.2. Tác động của quy định giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân đối với Nhà nước, người nộp thuế và xã hội Mục tiêu chính của Thuế thu nhập cá nhân là nhằm điều tiết thu nhập các thể nhân, đảm bảo sự công bằng trong phân phối thu nhập xã hội13 và giảm trừ gia cảnh là một trong những quy định nhằm thực hiện mục tiêu đó. Giảm trừ gia cảnh là một quy định quan trọng trong việc đảm bảo công bằng giữa những người nộp thuế với nhà nước và phân phối thu nhập xã hội, dựa trên hoàn cảnh cụ thể, người nộp thuế có thu nhập khác nhau, gia cảnh khác nhau sẽ được giảm trừ gia cảnh khác nhau từ đó Nguyễn Võ Đại Minh (2015), “Áp dụng pháp luật về giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân”, Khóa luận tốt nghiệp Cử nhân Luật, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 9. 13 Nguyễn Hoàng (2013), Hoàn thiện quản lý nhà nước đối với thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, tr. 24. 12 10 mức thuế đóng cũng khác nhau. Chính vì vậy, quy định giảm trừ gia cảnh có ý nghĩa, tác động rất lớn đối với quyền lợi, nghĩa vụ người nộp thuế (số tiền thuế người nộp thuế phải đóng) và lợi ích của Nhà nước (số tiền thuế thu vào cho ngân sách nhà nước). Đối với lợi ích của Nhà nước trong cán cân lợi ích với người nộp thuế, quy định giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân mang lại ý nghĩa kinh tế lớn cho người nộp thuế, đồng thời cũng tác động không nhỏ đến nguồn thu ngân sách nhà nước. Đối với Nhà nước, thuế nói chung, thuế thu nhập cá nhân nói riêng là công cụ chủ yếu huy động nguồn lực vật chất cho Nhà nước, là công cụ điều tiết vĩ mô trong nền kinh tế thị trường; là công cụ điều hòa thu nhập, thực hiện công bằng trong phân phối14. Số tiền thuế thu nhập cá nhân càng cao lợi ích của Nhà nước càng lớn. Nhưng mối quan hệ giữa Nhà nước với người nộp thuế về lợi ích cần được cân bằng để đảm bảo sự công bằng. Vì thế, quy định giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân được xem là sự chia sẻ lợi ích của Nhà nước đối với người nộp thuế, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa hai bên. Như đã biết, giảm trừ gia cảnh là số tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế, vì thế, khi số tiền này càng cao thì thu nhập tính thuế sẽ giảm đồng nghĩa với số tiền thuế nộp vào ngân sách nhà nước sẽ giảm đi. Theo quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Thuế TNCN: “Thu nhập tính thuế đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công là tổng thu nhập chịu thuế quy định tại Điều 10 và Điều 11 của Luật này, trừ các khoản đóng góp bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc, quỹ hưu trí tự nguyện, các khoản giảm trừ quy định tại Điều 19 và Điều 20 của Luật này”, có thể hiểu ngắn gọn quy định này như sau: Thu nhập tính thuế = Tổng thu nhập chịu thuế - Các khoản được trừ (trong đó có giảm trừ gia cảnh) Như vậy, nếu tổng mức thu nhập chịu thuế không thay đổi và mức giảm trừ gia cảnh tăng lên thì thu nhập tính thuế sẽ giảm. Đồng nghĩa với số tiền thuế phải đóng sẽ giảm, nguồn thu ngân sách nhà nước từ thuế thu nhập cá nhân từ đó cũng có thể giảm đi đáng kể. Lý giải cho điều này, khi tăng mức giảm trừ gia cảnh, sẽ có những người nộp thuế đang thuộc diện chịu thuế sẽ không phát sinh số thuế thu nhập cá nhân phải nộp, đó là người nộp thuế thu nhập cá nhân ở bậc 1. Người nộp thuế thu Huỳnh Văn Diện (2016), Pháp luật Thuế thu nhập cá nhân từ thực tiễn Thành phố Cần Thơ, Luận án tiến sĩ luật học, Học viện Khoa học xã hội, tr. 30. 14 11 nhập cá nhân ở bậc một là người có phần thu nhập tính thuế dưới mức 5 triệu đồng. Khi tăng mức giảm trừ gia cảnh lên thì những người có phần thu nhập chịu thuế bằng hoặc nhỏ hơn khoản giảm trừ gia cảnh sẽ không phải nộp thuế. Ví dụ: Ông Nguyễn Văn S có thu nhập từ tiền lương là 15 triệu đồng, có một người phụ thuộc. Như vậy, thu nhập tính thuế của ông S là thu nhập sau khi trừ các khoản giảm trừ: - Giảm trừ cho người nộp thuế là 9 triệu đồng/tháng - Giảm trừ cho người phụ thuộc là 3,6 triệu đồng/tháng. Tổng mức giảm trừ là 12,6 triệu đồng. Thu nhập tính thuế bằng 15 triệu – 12,6 triệu là 2,4 triệu. Vậy ông S là người nộp thuế ở bậc 1 với mức thuế phải nộp là 120 nghìn đồng. Giả sử, mức giảm trừ cho người nộp thuế tăng từ 9 lên 11 triệu đồng/tháng và mức giảm trừ cho người phụ thuộc tăng từ 3,6 lên 4,4 triệu đồng/tháng. Vậy, thu nhập tính thuế của ông S là 0 đồng (do mức giảm trừ gia cảnh của ông S là 15,4 triệu đồng, lớn hơn thu nhập chịu thuế) và ông S không phải nộp thuế thu nhập cá nhân. Đối với cá nhân người nộp thuế, quy định giảm trừ gia cảnh thể hiện rõ lợi ích kinh tế mà chủ thể này được hưởng. Đặt Nhà nước và người nộp thuế lên “cán cân lợi ích”, khi một bên tạo điều kiện để tăng quyền lợi cho bên còn lại thì phần cân đó sẽ tăng phần lợi ích hoặc trở về vị trí cân bằng. Khi pháp luật quy định mức giảm trừ gia cảnh phù hợp nghĩa là đang tạo điều kiện để người nộp thuế giảm bớt nghĩa vụ đóng thuế, từ đó cân bằng lợi ích kinh tế giữa Nhà nước và người nộp thuế. Lợi ích kinh kế này thể hiện thông qua mức giảm trừ gia cảnh mà luật quy định. Khi áp dụng mức giảm trừ gia cảnh mới cao hơn thì sẽ có một bộ phận người nộp thuế thuộc diện nộp thuế theo mức giảm trừ cũ không phát sinh việc nộp thuế. Như vậy, người nộp thuế sẽ có điều kiện về kinh tế hơn để phục vụ cuộc sống của mình và gia đình. Về mặt lý luận, thuế thu nhập chủ yếu đánh vào thu nhập mới sáng tạo ra trong quá trình vận động15. Do vậy, để xác định thu nhập chịu thuế với từng cá nhân người ta đều phải tính đến việc trừ đi những khoản chi phí mà người nộp thuế đã bỏ ra khi xúc tiến hoạt động tìm kiếm thu nhập. Giảm trừ gia cảnh chính là phần bù đắp lại chi phí mà người nộp thuế đã bỏ ra đó, cũng là nhằm tái tạo lại sức lao động, tạo điều kiện cho người nộp thuế phát triển sau khi đã thực hiện nghĩa vụ đóng thuế. Khi đạt được lợi ích về kinh tế, người nộp thuế không phải lo lắng về những vấn đề cơ bản của cuộc sống, các chi phí tất yếu phục vụ nhu cầu cấp thiết được đảm bảo, họ sẽ có 15 Huỳnh Văn Diện, tlđd (14), tr. 47-48. 12 năng lượng, tâm trí tập trung vào làm việc, lao động tạo ra giá trị cho xã hội, nâng cao năng suất làm việc. Như vậy, việc đáp ứng lợi ích kinh tế cho người nộp thuế cũng là gián tiếp tạo ra lợi ích kinh tế cho Nhà nước. Về mặt xã hội, giảm trừ gia cảnh là một quy định mang tính nhân đạo cao, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau, đồng thời tạo điều kiện cho người nộp thuế thực nghĩa vụ vật chất mang tính đạo đức đối với người thân trong gia đình. Thông qua đó thấy được sự tác động của quy định giảm trừ gia cảnh đến lợi ích của người nộp thuế. Tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau là truyền thống lâu đời của dân tộc Việt. Khi xã hội phát triển, hoạt động lập pháp phát triển, tinh thần nhân đạo vẫn là một trong những nguyên tắc cơ bản khi xây dựng một văn bản quy phạm pháp luật, chế định pháp luật, quy phạm pháp luật. Quy định giảm trừ gia cảnh là minh chứng cho điều đó. Trong từ điển Tiếng Việt, “gia cảnh” là chỉ tình cảnh gia đình giàu hay nghèo. “Gia cảnh” trong luật thuế thu nhập cá nhân có thể được hiểu như hoàn cảnh gia đình của người nộp thuế. Theo khoản 2 điều 3 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, “Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau”. Chính vì vậy, các thành viên trong gia đình luôn có sự gắn bó mật thiết, yêu thương, chăm sóc, nuôi dưỡng lẫn nhau. Cha mẹ có nghĩa vụ yêu thương chăm sóc nuôi dưỡng con cái, con cái có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, các thành viên khác trong gia đình cũng có chia sẻ với nhau cả về tinh thần lẫn vật chất. Xuất phát từ bản chất đó, pháp luật thuế thu nhập cá nhập có quy định về giảm trừ gia cảnh là phù hợp bởi đây là khoản tiền được trừ trước khi tính thuế, là phần tiền đảm bảo duy cuộc sống của bản thân người nộp thuế và giúp người nộp thuế chia sẻ với các thành viên trong gia đình. Khoản giảm trừ gia cảnh là cơ sở thể hiện nghĩa vụ mang tính đạo đức của người nộp thuế đối với người phụ thuộc. Không chỉ vậy, quy định giảm trừ gia cảnh giúp giảm áp lực lên hệ thống phúc lợi xã hội của chính phủ. Do được hưởng khoản giảm trừ gia cảnh dành cho người phụ thuộc, người nộp thuế sẽ có điều kiện hơn trong việc nuôi dưỡng, chăm sóc những người phụ thuộc. Khi những người phụ thuộc được chăm sóc tốt, duy trì cuộc sống lành mạnh thì Nhà nước sẽ bớt đi nỗi lo lắng trong việc làm sao chăm lo cho người thiếu may mắn trong cuộc sống (đó là những người khuyết tật, người già neo đơn,…), hệ thống phúc lợi của Chính phủ sẽ có điều kiện hơn để chăm lo cho đời sống nhiều người khó khăn khác. 13 Quy định giảm trừ gia cảnh còn thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc. Điều này có thể được lý giải thông qua việc mỗi người nộp thuế sẽ nộp một mức thuế khác nhau, phụ thuộc vào mức thu nhập và gia cảnh của từng người. Một người có mức thu nhập cao sẽ có mức thuế suất khác với người có thu nhập thấp. Một người có hoàn cảnh gia đình với nhiều người phụ thuộc mức giảm trừ sẽ cao hơn với người không có hoặc chỉ có một người phụ thuộc. Mỗi công dân dân khi có nghĩa vụ đóng thuế đều phải thực hiện nghĩa vụ của mình nhưng mức độ thực hiện sẽ tùy thuộc vào từng trường hợp hoàn cảnh cụ thể, không cào bằng, đánh đồng tất cả. Từ đó có thể thấy được tinh thần Việt Nam qua quy định pháp luật, tinh thần chia sẻ, tương thân tương ái của dân tộc Việt Nam. 1.3. Nội dung của giảm trừ gia cảnh trong thuế thu nhập cá nhân Bên cạnh các khoản giảm trừ do đóng góp từ thiện, nhân đạo, giảm trừ gia cảnh là khoản giảm trừ cơ bản được quy định tại Luật Thuế TNCN để đảm bảo quyền và lợi ích của người nộp thuế. Vì thế cho nên thuế thu nhập cá nhân cần được quy định rõ ràng, cụ thể các nội dung liên quan đến giảm trừ gia cảnh, trong đó cần phải xác định được các nội dung cơ bản sau: thu nhập tính giảm trừ gia cảnh, đối tượng được giảm trừ gia cảnh, mức giảm trừ gia cảnh và điều kiện để được giảm trừ gia cảnh. Bên cạnh đó, nội dung về quản lý thuế đối với giảm trừ gia cảnh cũng cần được chú trọng. Thứ nhất, nội dung về thu nhập tính giảm trừ gia cảnh. Thu nhập là khoản của cải được tính thành tiền mà một cá nhân nhận được trong một khoảng thời gian nhất định từ công việc, dịch vụ hoặc hoạt động nào đó. Thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân là các loại thu nhập chịu sự điều chỉnh của Luật Thuế thu nhập cá nhân, được quy định cụ thể trong Luật này. Mỗi cá nhân có thu nhập từ nhiều nguồn khác nhau, trong những thu nhập này có loại là thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân. Thông thường, thu nhập của cá nhân sẽ được chia làm hai nhóm: thu nhập thường xuyên và thu nhập không thường xuyên. Thu nhập thường xuyên là các thu nhập có tính ổn định, lặp đi lặp lại theo thời gian và thu nhập không thường xuyên là các thu nhập không có tính ổn định, mang tính đột xuất trong một khoảng thời gian nhất định. Thu nhập thường xuyên thường bao gồm tiền lương, tiền công; là loại thu nhập giúp cá nhân tiêu dùng các hoạt động sống, chăm sóc bản thân và gia đình; là động lực lao động và tái sản xuất sức lao động. Trong khi đó, những loại thu nhập không thường xuyên như thu nhập từ chuyển nhượng vốn, từ chuyển nhượng bất động sản, từ trúng thưởng không thể là nguồn thu nhập giúp cá nhân thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng và ổn định cuộc sống lâu dài bởi tính nhất thời của nó. 14 Giảm trừ gia cảnh là khoản tiền được trừ vào thu nhập chịu thuế, là lợi ích của người nộp thuế. Tuy nhiên, để đảm bảo cân bằng lợi ích giữa người nộp thuế và Nhà nước, khoản tiền giảm trừ gia cảnh cần được trừ vào nguồn thu nhập hợp lý. Dựa trên bản chất của các loại thu nhập, giảm trừ gia cảnh cần được chiết trừ vào thu nhập chịu thuế là thu nhập thường xuyên. Bởi lẽ đây là nguồn thu nhập cốt yếu đảm bảo và duy trì cuộc sống của cá nhân người nộp thuế và gia đình của họ. Hơn nữa, khoản tiền giảm trừ gia cảnh là số tiền mà người nộp thuế được hưởng để đảm bảo cuộc sống của họ. Chính vì vậy, thu nhập để tính giảm trừ gia cảnh nên là thu nhập chịu thuế từ thu nhập thường xuyên. Thứ hai, nội dung về đối tượng được giảm trừ gia cảnh. Nội dung về đối tượng được giảm trừ gia cảnh sẽ trả lời cho câu hỏi ai là người được hưởng giảm trừ gia cảnh. Quan điểm chính thức trong việc soạn thảo Luật thuế thu nhập là để bảo đảm: (i) động viên hợp lý thu nhập dân cư, khuyến khích … lao động, sản xuất kinh doanh, … làm giàu chính đáng; (ii) đảm bảo công bằng … của các tầng lớp dân cư…. góp phần hạn chế khoảng cách về thu nhập; (iii) phù hợp với tình hình nước ta và thông lệ quốc tế…; (iv) huy động nguồn lực để Nhà nước giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội16. Có thể thấy, mục tiêu của thuế thu nhập cá nhân là điều tiết thu nhập, hạn chế khoảng cách giàu nghèo. Thế nên, phần thu nhập mà người nộp thuế sử dụng để nuôi sống bản thân họ và những người họ có trách nhiệm nuôi dưỡng không tạo ra khoảng cách giàu nghèo. Vì thế cho nên, phần tiền này phải được trừ trước khi tính thuế. Do đó, đối tượng được giảm trừ gia cảnh bao gồm bản thân người nộp thuế và người phụ thuộc của họ. Giảm trừ cho người nộp thuế là khoản giảm trừ luôn luôn có trong quy định về giảm trừ gia cảnh. Trong pháp luật thuế thu nhập cá nhân của hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, dù quy định về giảm trừ gia cảnh phức tạp hay đơn giản thì khoản giảm trừ cho bản thân người nộp thuế bắt buộc phải có. Vì đây là khoản giảm trừ quan trọng thể hiện quyền và lợi ích của người nộp thuế. Tuy nhiên, phụ thuộc vào tình hình kinh tế - xã hội nên mức giảm trừ cho người nộp thuế ở mỗi quốc gia khác nhau thì không giống nhau. Nguyễn Thành Long, “Cần xác định đúng mục tiêu của Thuế Thu nhập cá nhân”, https://sbv.gov.vn/webcenter/portal/m/menu/trangchu/ddnhnn/nctd/nctd_chitiet?leftWidth=0%25&showFoot er=false&showHeader=false&dDocName=CNTHWEBAP01162525162&rightWidth=0%25¢erWidth=1 00%25&_afrLoop=26916584454609224#%40%3F_afrLoop%3D26916584454609224%26centerWidth%3D 100%2525%26dDocName%3DCNTHWEBAP01162525162%26leftWidth%3D0%2525%26rightWidth%3D 0%2525%26showFooter%3Dfalse%26showHeader%3Dfalse%26_adf.ctrl-state%3Dya9edeiah_9, truy cập ngày 30/6/2021. 16 15 Luật Thuế thu nhập cá nhân ở Nhật Bản quy định mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú có phân biệt theo mức thu nhập và loại thu nhập. Các khoản chiết khấu khác áp dụng cho cả nhân viên và các cá nhân khác bao gồm: Tổn thất do thiên tai, chi phí y tế, các khoản chi phí bảo hiểm xã hội; các khoản chi phí bảo hiểm nhân thọ…17 Luật Thuế thu nhập cá nhân của Hoa Kỳ quy định những khoản khấu trừ cho cá nhân với mục đích để hệ thống thuế cân bằng hơn, khuyến khích các hoạt động mà xã hội mong muốn. Theo quy định của Luật thì có 5 loại chi tiêu quan trọng được phép khấu trừ: Chi phí y tế, lãi thế chấp, các loại thuế cấp bang và địa phương trừ thuế bán hàng, đóng góp vào các quỹ từ thiện và mất mát đột xuất.18 Trong Luật Thuế thu nhập cá nhân của Việt Nam, giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế áp dụng đối với cá nhân cư trú có thu nhập từ, tiền lương, tiền công. Mức giảm trừ gia cảnh cho bản thân người nộp thuế là như nhau đối với mọi người, người có thu nhập cao hay thu nhập thấp, người ở thành thị hay người ở nông thôn, người có nhu cầu tiêu dùng cao hay người có nhu cầu tiêu dùng thấp thì đều hưởng một mức giảm trừ như nhau. Vấn đề này sẽ được tác giả bàn luận, phân tích cụ thể hơn tại Chương 2. Giảm trừ cho người phụ thuộc là khoản giảm trừ áp dụng cho những đối tượng mà người nộp thuế phải nuôi dưỡng. Như đã phân tích về mối quan hệ giữa người nộp thuế với người phụ thuộc – thành viên gia đình thì khoản giảm trừ cho người phụ thuộc là khoản giảm trừ hợp tình hợp lý. Tuy nhiên để đảm bảo sự chia sẻ lợi ích này đạt hiệu quả, đảm bảo công bằng thì giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc cần phải thực hiện theo nguyên tắc mỗi một người phụ thuộc chỉ được tính giảm trừ một lần vào một người nộp thuế19. Đồng thời, thành viên trong gia đình được xem là người phụ thuộc của người nộp thuế cần đáp ứng những điều kiện nhất định theo luật định. Tương tự như mức giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế, mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc là một mức cố định cho tất cả người phụ thuộc. Đối với khoản giảm trừ cho người phụ thuộc, công tác thi hành trên thực tế gặp khó khăn, không đảm bảo tính chính xác. Điều này đặt ra những vấn đề sau đây: Điều kiện để được xem là người phụ thuộc, mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc, quản lý thuế đối với giảm trừ cho người phụ thuộc,… Những vấn đề này cũng sẽ được tác giả phân tích cụ thể tại Chương 2. Thứ ba, nội dung về mức giảm trừ gia cảnh. Huỳnh Văn Diện, tlđd (14), tr. 50. Huỳnh Văn Diện, tlđd (14), tr. 50. 19 Xem khoản 2 Điều 19 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007, được sửa đổi, bổ sung năm 2012, 2014. 17 18 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan