Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn sự ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo trong hồng đức quốc âm thi tập...

Tài liệu Luận văn sự ảnh hưởng của tư tưởng nho giáo trong hồng đức quốc âm thi tập

.PDF
67
98
102

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== HOÀNG THỊ HUYỀN SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA TƢ TƢỞNG NHO GIÁO TRONG HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI, 2018 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== HOÀNG THỊ HUYỀN SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA TƢ TƢỞNG NHO GIÁO TRONG HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ TÍNH HÀ NỘI, 2018 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành, sâu sắc nhất của mình tới TS. Nguyễn Thị Tính ngƣời đã tận tình chỉ bảo hƣớng dẫn tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu. Tôi xin trân trọng cảm ơn các quý thầy cô trong Tổ Văn học Việt Nam, Khoa Ngữ văn đã quan tâm, động viên khích lệ, nhiệt tình giảng dạy; cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa và Ban Giám hiệu nhà trƣờng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi xin cảm ơn sâu sắc đến ngƣời thân, gia đình đã giúp đỡ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 05năm 2018 Tác giả khóa luận Hoàng Thị Huyền LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Thị Tính. Khóa luận với đề tài Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức quốc âm thi tập chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nếu có gì sai phạm, ngƣời viết sẽ chịu mọi hình thức kỷ luật theo đúng quy định của việc nghiên cứu khoa học. Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2018 Tác giả khóa luận Hoàng Thị Huyền MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 7 4. Đối tƣợng nghiên cứu.................................................................................... 7 5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 7 6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 7 7. Bố cục khóa luận ........................................................................................... 8 NỘI DUNG ....................................................................................................... 9 Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG TƢ TƢỞNG CƠ BẢN ....................... 9 CỦA NHO GIÁO VÀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM ............................................... 9 HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP ................................................................... 9 1.1. Những tƣ tƣởng cơ bản của Nho giáo và ảnh hƣởng đến văn học Việt Nam ................................................................................................................... 9 1.2. Khái quát về tác giả, tác phẩm Hồng Đức quốc âm thi tập ..................... 14 1.2.1. Tác giả Hồng Đức quốc âm thi tập ....................................................... 14 1.2.2. Tác phẩm Hồng Đức quốc âm thi tập ................................................... 16 Tiểu kết chƣơng 1............................................................................................ 18 Chƣơng 2. DẤU ẤN NHO GIÁO ................................................................... 19 TRONG HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP .................................................. 19 2.1. Ảnh hƣởng tƣ tƣởng Nho giáo trong quan niệm nghệ thuật .................... 19 2.2. Ảnh hƣởng tƣ tƣởng Nho giáo trong nội dung tác phẩm ......................... 29 2.2.1. Thiên mệnh, quân vƣơng và thời thái bình, thịnh trị ............................ 29 2.2.2. Mối quan hệ xã hội trong nền nếp tam cƣơng, ngũ thƣờng .................. 39 2.3. Ảnh hƣởng tƣ tƣởng Nho giáo trong bút pháp nghệ thuật tác phẩm ....... 48 2.3.1. Ngôn từ cao nhã .................................................................................... 49 2.3.2. Lấy cổ xƣa làm mẫu mực ...................................................................... 51 2.3.3. Bút pháp vịnh ........................................................................................ 54 Tiểu kết chƣơng 2............................................................................................ 57 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 58 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 60 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Thời đại Hồng Đức không những tiêu biểu cho một giai đoạn cực thịnh của chế độ phong kiến Việt Nam mà còn là cột mốc đánh dấu thời kì xã hội đƣa Nho giáo lên thành quốc giáo, vận dụng Nho giáo làm nền tảng để xây dựng nhà nƣớc phong kiến tập quyền vững chắc, hƣng thịnh. Điều đó đƣợc thể hiện rất rõ qua Hồng Đức quốc âm thi tập. Tập thơ do nhiều tác giả sáng tác. Đó là những nhân sĩ thời Hồng Đức, mà chủ yếu là sáng tác của các nhân sĩ hội Tao đàn, dƣới sự chủ xƣớng của Lê Thánh Tông. Nhiều ngƣời tìm đến với Hồng Đức quốc âm thi tập không chỉ bởi giá trị văn học mà còn bởi chiều sâu giá trị lịch sử của cả một thời đại mà nó phản ánh. Đây là tập thơ muôn màu muôn vẻ, đa dạng về phong cách sáng tác nhƣng đều quy tụ ở ý thức, lòng tự tôn dân tộc và thấm nhuần tƣ tƣởng Nho giáo. Lê Thánh Tông đã dùng tƣ tƣởng Nho giáo một cách tiến bộ, tích cực để quản lý, xây dựng xã hội thịnh trị, phát triển. Với nhà vua, bản thân mỗi con ngƣời từ vua quan cho tới dân thƣờng phải có nhân đức thì xã hội mới tốt đẹp. Và nhân đức đó, đƣợc bắt nguồn và học tập theo tƣ tƣởng Nho giáo. Hồng Đức quốc âm thi tập tôn vinh quá khứ hào hùng của cha ông, ngợi ca vai trò của nhà vua và các anh hùng hào kiệt, đồng thời là khúc ca bất tận về đất nƣớc giàu đẹp. Các sáng tác tuy còn nặng lối cung đình quý tộc nhƣng lại hết sức thi vị dễ đi vào lòng ngƣời. Ý thơ đi từ thiên nhiên kì vĩ mỹ lệ tới cảnh vật bình dị thân thuộc, vai trò của vua quan đƣợc ca tụng là để hƣớng đến cuộc sống đời thƣờng ấm no của muôn dân. Mặc dù vậy, các bài thơ này đƣợc sáng tác trong thời Hồng Đức, ít nhiều chịu ảnh hƣởng bởi tƣ tƣởng của nhà vua Lê Thánh Tông, mà cụ thể ở đây là tƣ tƣởng Nho giáo nên không dễ dàng để hiểu hết đƣợc nội dung mà các tác giả muốn truyền đạt. Nho giáo có những quy tắc, giáo lí nghiêm ngặt, sâu sắc có sức chi phối ảnh hƣởng cao tới 1 đời sống xã hội. Nho giáo trong thời kì này đã thấm nhuần vào đƣờng lối quản lý nhà nƣớc của nhà vua đồng thời ảnh hƣởng sâu sắc tới các sáng tác văn học, điển hình là Hồng Đức quốc âm thi tập. Vậy Nho giáo đã tác động tới vai trò của vua Hồng Đức nhƣ thế nào, tạo nên lối sống nhân nghĩa cho bậc tôi hiền ra sao, bức tranh xã hội lấy Nho giáo làm quốc giáo có hạnh phúc ấm no hay không?... Tất cả những điều đó sẽ đƣợc lý giải qua Hồng Đức quốc âm thi tập. Những bài thơ trong Hồng Đức quốc âm thi tập phải cần quá trình nghiên cứu, học tập, đọc hiểu nghiêm túc mới thấm nhuần đƣợc nội dung mà nó biểu hiện, mới hiểu đƣợc sâu sắc sự ảnh hƣởng của Nho giáo đối với tập thơ này. Tuy nhiên cho đến nay chƣa có nhiều công trình tập trung nghiên cứu chuyên sâu và riêng biệt về sự ảnh hƣởng của Nho giáo trong Hồng Đức quốc âm thi tập. Đây là khó khăn cho việc tiếp cận và học tập những tác phẩm trong tập thơ Nôm này. Chính vì vậy, tôi chọn đề tài nghiên cứu “Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức quốc âm thi tập” để giúp bạn đọc có cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về nội dung tập thơ, để thấy đƣợc rõ tƣ tƣởng Nho giáo đã chi phối tới các sáng tác trong tập thơ này nhƣ thế nào đồng thời lý giải đƣợc tại sao Lê Thánh Tông đã trị vì đƣợc một xã hội phong kiến hƣng thịnh đến thế trong lịch sử dân tộc. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Lật đật bình phong mở mấy lần Khắp hòa chốn chốn một trời xuân (Mùa xuân, bài 13, Thiên địa môn) Đó là những vần thơ khép lại phần Lời nói đầu của cuốn Hồng Đức quốc âm thi tập. Cái rung rinh, phơi phới của câu thơ cũng chính là không khí chung của toàn tập thơ khi viết về một thời đại phong kiến thịnh trị của dân tộc trong lịch sử. Hồng Đức quốc âm thi tập ra đời dựa trên sự kế thừa và phát 2 huy tinh thần đã có trong Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi ở đầu thế kỉ XV. Chắc hẳn khi viết về một thời đại hoàng kim trong lịch sử dân tộc, tác phẩm ra đời vào thời Hồng Đức kia cũng phải đồ sộ về số lƣợng, cuốn hút về nội dung để sánh ngang tầm với thời đại mà nó phản ánh. Thực tế cho thấy, đã có nhiều công trình nghiên cứu về giá trị của tập thơ này và để lại những đóng góp đáng kể cho nền văn học dân tộc. Đó là những cuốn sách giáo trình đại học, sách chuyên luận chuyên khảo, các sách tham khảo về lịch sử và luận văn tốt nghiệp đại học. Giáo trình Văn học Việt Nam (Thế kỉ X – nửa đầu thế kỷ XVIII) của nhóm tác giả Đinh Gia Khánh (chủ biên), Bùi Duy Tân, Mai Cao Chƣơng, ở chƣơng XV do Mai Cao Chƣơng viết đã dành gần 12 trang giới thiệu phân tích về sự nghiệp văn học của Lê Thánh Tông. Ở những trang giáo trình ấy có một nhận xét khách quan có giá trị gợi ý để tôi thực hiện khóa luận này: “Văn học nửa thứ hai của thế kỷ XV tuy bị chi phối bởi quan điểm văn nghệ cung đình, nhƣng vẫn còn có nội dung yêu nƣớc. Diện mạo văn học thời kỳ này cũng khá đa dạng, có văn học cung đình của nhà vua và các triều thần (trong hội Tao đàn), cũng có văn học thoát ly ảnh hƣởng cung đình của các nhà thơ có thi tập riêng; có văn học ca tụng chế độ phong kiến, cũng có văn học ca tụng cuộc sống của nhân dân. Phong cách nghệ thuật cũng có sự đa dạng nhất định. Có phong cách thơ cung đình thiên về từ chƣơng, cũng có phong cách điền viên chú trọng tính cụ thể sinh động của đời sống lại cũng có phong cách thơ triết lý” [6, tr.319]. Giáo trình văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XVIII của nhóm tác giả Bùi Văn Nguyên (chủ biên), Nguyễn Sĩ Cẩn, Hoàng Ngọc Trì đã dành trọn chƣơng 5 viết về Lê Thánh Tông ở mục III “Lê Thánh Tông, vị nguyên súy sáng tác văn học và chỉ đạo việc sáng tác văn học”. Các tác giả giáo trình viết: “Đặc biệt có quyển Hồng Đức quốc âm thi tập, chắc chắn rằng 3 do ngƣời đời sau sƣu tập, trong đó có một số là thơ nhà vua, còn lại một số nhiều là thơ của văn thần nhƣng không ghi tên ai cả, nên hóa ra khuyết danh. Đây là tập thơ quốc âm duy nhất ở thế kỷ XV hiện còn lại cùng với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi” [8, tr.246]. Chính điều đó đã thôi thúc tôi tìm hiểu tác phẩm và đi sâu nghiên cứu đề tài này. Các tác giả cuốn Văn học trung đại Việt Nam tập 1 do Nguyễn Đăng Na chủ biên đã đƣa ra những đánh giá khái quát về tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập nhƣ sau: “Thời đại Hồng Đức không những đánh dấu giai đoạn hoàng kim của chế độ phong kiến Việt Nam mà còn ghi một cột mốc lớn trên con đƣờng phát triển của lịch sử văn học dân tộc với sự ra đời của tập thơ mang chính tên thời đại đó” [7, tr.158]. Về mặt nội dung các tác giả cũng đƣa ra nhận xét: “đồng thời mở rộng những nội dung Nho giáo, khẳng định đề cao vƣơng triều phong kiến” [7, tr.157]. Nhận xét đề cập tới tƣ tƣởng Nho giáo trong tác phẩm và trong thời đại mà nó ra đời tuy nhiên chỉ mang tính chất lƣớt qua. Điều này gợi ý tôi đi sâu vào thực hiện đề tài này. Cuốn giáo trình Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XX của Nguyễn Phạm Hùng đã nhận định: “Một bộ phận văn học nửa sau thế kỷ XV đi vào xu hƣớng cung đình hóa rõ rệt. Có lẽ không thời kỳ nào văn học cung đình gặt hái đƣợc nhiều thành tựu nhƣ thời kỳ này. Văn học cung đình, một mặt thể hiện đƣợc sự trì trệ và máy móc của nghệ thuật khi quá đi sâu vào tán tụng và tiểu xảo, một mặt nó tự xác lập đƣợc những giá trị nhất định trong nội dung tƣ tƣởng và nghệ thuật phản ánh, mà không thời nào có đƣợc, nhƣ những phẩm chất đặc định cho văn học một thời kỳ. Tác gia tiêu biểu nhất là Lê Thánh Tông” [4, tr.56]. Cùng với đó, theo Nguyễn Phạm Hùng: “Lê Thánh Tông thành công hơn cả ở thơ Nôm. Tác phẩm nổi tiếng của ông là tập Hồng Đức quốc âm thi tập… Tập thơ thể hiện tâm trạng hào sảng của một vị vua thời thịnh mang niềm tự hào trƣớc lịch sử dân tộc, trƣớc non sống gấm vóc, ca 4 tụng vƣơng quyền, ca tụng cuộc sống thái bình, bày tỏ lòng quan tâm tới đời sống muôn dân… Nghệ thuật thơ trau chuốt điêu luyện, có tính dân tộc, giàu sắc thái dân dã. Song nhiều khi thơ ông quá cầu kỳ, đơn điệu, sáo rỗng. Song dù sao, đây cũng là một tập thơ lớn, đánh dấu trình độ phát triển cao của nghệ thuật tiếng Việt, trong việc phô diễn không chỉ đời sống thô tục, mà cả đời sống cao nhã, sang quý bên trên” [4, tr.72]. Ý kiến của tác giả cuốn giáo trình tuy rất khái quát nhƣng cũng có những nhận xét khá chính xác về tập thơ. Vẫn là những nhận xét quen thuộc về nội dung và nghệ thuật tác phẩm, chƣa có sự nghiên cứu sâu lý giải nội dung tác phẩm đƣợc chi phối bởi tƣ tƣởng Nho giáo. Cuốn sách chuyên luận “Lê Thánh Tông, về tác gia và tác phẩm” của nhiều tác giả, ở phần 4 có tiêu đề “Lê Thánh Tông – Thơ văn quốc âm” có nhiều bài viết đề cập tới tập thơ. Trong số đó thì có các bài viết của Trƣơng Chính, Bùi Văn Nguyên, Bùi Duy Tân, Vƣơng Lộc là những bài nghiên cứu toàn diện về tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập. Nguyễn Hữu Sơn trong chuyên luận Văn học trung đại Việt Nam, quan niệm con ngƣời và tiến trình phát triển có bài viết với tiêu đề: “Lê Thánh Tông - đời thơ và những dấu hiệu trữ tình” đã nhận xét nhƣ sau: “Con ngƣời Lê Thánh Tông phân hóa trong thơ khá rõ nét: Ông vừa hƣớng thƣợng đóng vai một vị hoàng đế để có những bài thơ thắng thƣởng vịnh đề đầy tính khoa trƣơng…; vừa phần nào bộc lộ tâm sự riêng… lại bày tỏ thái độ cảm thông với các tầng lớp chúng sinh” [14, tr.181]. Đó là một số sách giáo trình nghiên cứu về Lê Thánh Tông, về cuốn Hồng Đức quốc âm thi tập. Bên cạnh đó còn có các sách tham khảo về lịch sử cũng tạo nên một cái nhìn đầy đủ hơn về tác phẩm bởi bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng gắn với giai đoạn lịch sử mà nó ra đời. Cuốn Những giai thoại về vua Lê Thánh Tông do Nguyễn Tá Nhí và Mai Xuân Hải biên soạn, 5 trong giai thoại số 8 có tiêu đề Rộng cửa dùng ngƣời tài đã chép một bài thơ chữ Nôm của Lê Thánh Tông viếng trạng nguyên Nguyễn Trực khi ông này qua đời. Giai thoại số 28 có tiêu đề Thơ điếu Vũ Nƣơng, ngƣời biên soạn không chỉ kể lai lịch mà còn chép đầy đủ hai bài thơ Nôm của vua Lê Thánh Tông viếng nàng Vũ Thị Thiết. Những ngƣời biên soạn không bình luận gì cả nhƣng việc sƣu tầm và chép những bài thơ đó cho thấy rằng tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập có vị trí đặc biệt trong sự nghiệp sáng tác văn học của vị hoàng đế anh minh. Cùng với đó là cuốn Sách các triều đại Việt Nam của Quỳnh Cƣ và Đỗ Đức Hùng ở mục triều Lê Sơ có các giới thiệu về Lê Thánh Tông trong đó trích dẫn bài thơ Tự thuật trong phần Nhân đạo môn để minh họa cho phẩm chất đạo đức tuyệt vời của vua Lê Thánh Tông: “chính bản thân Lê Thánh Tông cũng rất tự ý thức về sự cần mẫn chăm lo trau dồi tri thức bỏ công sức của mình vào việc cai quản đất nƣớc” [1, tr.184]. Những lời ngợi ca hết mực về Lê Thánh Tông, về thời đại Hồng Đức khiến ngƣời đọc không thể không đặt ra câu hỏi: Do đâu mà có một thời đại thịnh trị, vua sáng và tôi hiền đến vậy? Việc đi tìm hiểu sự ảnh hƣởng của Nho giáo trong Hồng Đức quốc âm thi tập sẽ giúp chúng ta tìm ra câu trả lời chính xác nhất. Bên cạnh đó còn có các luận văn đại học nghiên cứu về giá trị Hồng Đức quốc âm thi tập, tiêu biểu nhƣ các đề tài: “Tìm hiểu giá trị của phần Phong cảnh môn trong Hồng Đức quốc âm thi tập” hay đề tài: “Lý tƣởng thẩm mỹ trong Hồng Đức quốc âm thi tập qua phần Nhân đạo môn”… Cùng với đó còn rất nhiều các bài viết in trên tạp chí và các bài viết trên mạng Internet nghiên cứu về tác giả và tác phẩm Hồng Đức quốc âm thi tập. Tác phẩm Hồng Đức quốc âm thi tập là thứ văn chƣơng “máu mủ ruột rà” của dân tộc ta cần phải đƣợc tất cả công chúng nghiên cứu thƣởng thức. Đã có rất nhiều nghiên cứu về tập thơ này. Đó là những nghiên cứu về giá trị của từng môn loại trong tập thơ, nghiên cứu về phong cách nghệ thuật thơ, 6 nghiên cứu về giá trị nội dung tập thơ, về vị trí của tập thơ trong tiến trình phát triển thơ Nôm dân tộc ta… Mỗi nghiên cứu đều có những thế mạnh và đặc sắc riêng và đều mang giá trị sâu sắc. Qua việc tìm hiểu đó, thấy đƣợc một vấn đề đặc biệt là giá trị của tƣ tƣởng Nho giáo ảnh hƣởng tới nội dung tác phẩm, tôi đi vào thực hiện khóa luận với đề tài: “Sự ảnh hưởng của tư tưởng Nho giáo trong Hồng Đức quốc âm thi tập” với hi vọng đem tới một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về tập thơ. Tuy nhiên, các tài liệu đã có ở trên là cơ sở quan trọng tạo nền tảng chỗ dựa để tôi đi vào nghiên cứu đề tài này. 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài hƣớng tới những mục đích sau: - Góp phần tìm hiểu về Lê Thánh Tông và Hội Tao đàn. - Có đƣợc cái nhìn sâu sắc nhất về sự ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Nho giáo trong Hồng Đức quốc âm thi tập nói riêng và văn học trung đại Việt Nam dƣới thời Lê Thánh Tông nói chung. 4. Đối tƣợng nghiên cứu Triển khai khóa luận “Ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Nho giáo trong Hồng Đức quốc âm thi tập”, ngƣời viết xác định những ảnh hƣởng của tƣ tƣởng Nho giáo trong phƣơng diện nội dung và nghệ thuật của tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập là đối tƣợng nghiên cứu. 5. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu trong phạm vi tập thơ Hồng Đức quốc âm thi tập do hai nhà nghiên cứu Phạm Trọng Điềm và Bùi Văn Nguyên phiên âm, chú giải, giới thiệu, biên soạn, xuất bản năm 1982, Nhà xuất bản Văn học. Tác phẩm gồm 328 bài thơ, đƣợc chia thành 5 phần: Thiên địa môn, Nhân đạo môn, Phong cảnh môn, Phẩm vật môn, Nhàn ngâm chƣ phẩm. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 7 Để đảm bảo cho công việc nghiên cứu khóa luận đồng thời để có nguồn tƣ liệu phong phú và đủ tin cậy đáp ứng đƣợc mục đích đặt ra, ngƣời viết tiến hành những phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp thống kê phân loại. - Phƣơng pháp phân tích tổng hợp. - Phƣơng pháp văn học sử. - Phƣơng pháp so sánh, thẩm định. 7. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận đƣợc cấu trúc thành 2 chƣơng: Chƣơng 1: Khái quát về những tƣ tƣởng cơ bản của Nho giáo và tác giả, tác phẩm Hồng Đức quốc âm thi tập Chƣơng 2: Dấu ấn Nho giáo trong Hồng Đức quốc âm thi tập 8 NỘI DUNG Chƣơng 1. KHÁI QUÁT VỀ NHỮNG TƢ TƢỞNG CƠ BẢN CỦA NHO GIÁO VÀ TÁC GIẢ, TÁC PHẨM HỒNG ĐỨC QUỐC ÂM THI TẬP 1.1. Những tƣ tƣởng cơ bản của Nho giáo và ảnh hƣởng đến văn học Việt Nam Cơ sở của Nho giáo bắt nguồn từ Trung Quốc, đƣợc hình thành từ thời Tây Chu, đặc biệt với sự đóng góp của Chu Công Đán, còn gọi là Chu Công. Đến thời Xuân Thu xã hội loạn lạc, Khổng Tử ( sinh năm 551 trƣớc công nguyên ) phát triển tƣ tƣởng của Chu Công, hệ thống hóa và tích cực truyền bá các tƣ tƣởng đó. Chính vì thế mà ngƣời đời sau gọi ông là ngƣời sáng lập ra Nho giáo. Thông qua những ghi chép của học trò Khổng Tử và sự hệ thống lại của các nhà nghiên cứu, ngƣời đời sau đã nắm bắt đƣợc một cách gián tiếp những tƣ tƣởng Nho giáo của Khổng Tử. Nho giáo phát triển qua ba thời kì: Nho giáo nguyên thủy, Hán Nho, Tống Nho. Những tƣ tƣởng của Nho giáo đƣợc thể hiện trong hai bộ sách kinh điển: Tứ Thƣ và Ngũ Kinh. Hệ thống kinh điển đó hầu nhƣ viết về chính trị, xã hội, ít viết về tự nhiên. Điều này cho thấy rõ xu hƣớng biện luận về xã hội, về chính trị, đạo đức là những tƣởng cốt lõi của Nho giáo. Khổng Tử và các học trò của ông đã thấy đƣợc sức mạnh và vai trò to lớn của Nho giáo đối với xã hội. Tƣ tƣởng cơ bản của Nho giáo nằm ở hai nội dung là tu thân và hành đạo. Trƣớc hết, về vấn đề tu thân, một loạt những tƣ tƣởng tam cƣơng, ngũ thƣờng, tam tòng, tứ đức,… đƣợc Khổng Tử đặt ra để làm chuẩn mực cho mọi sinh hoạt chính trị và an sinh xã hội. Tam cƣơng và ngũ thƣờng là lẽ đạo đức mà nam giới phải theo. Tam tòng và tứ đức là lẽ đạo đức mà nữ giới phải theo. Khổng Tử cho rằng xã hội an bình chỉ khi mọi ngƣời giữ đƣợc tam cƣơng, ngũ thƣờng, tam tòng, tứ đức. Theo Khổng Tử, đạo là năm mối quan 9 hệ xã hội cơ bản của con ngƣời đƣợc gọi là nhân luân, Mạnh Tử gọi là ngũ luân: vua – tôi, cha – con, chồng – vợ, anh – em, bạn – bè. Trong đó, ba mối quan hệ cơ bản nhất, Đổng Trọng Thƣ gọi là tam cƣơng – ba sợi dây ràng buộc con ngƣời từ trong quan hệ gia đình đến ngoài xã hội. Tam cƣơng: tam là ba, cƣơng là giềng mối. Tam cƣơng là ba mối quan hệ: quân thần (vua tôi), phụ tử (cha con), phu phụ (vợ chồng). Trong xã hội phong kiến, những mối quan hệ này đƣợc vua chúa thiết lập dựa trên một loạt nguyên tắc bắt buộc phải tuân thủ vô cùng chặt chẽ nghiêm ngặt. Thứ nhất đối với mối quan hệ quân thần, “quân xử thần tử, thần bất tử bất trung” nghĩa là dù vua ra lệnh cho bề dƣới phải chết thì bề dƣới cũng phải chết để làm đúng theo lệnh vua, nếu bề dƣới không phục tùng mệnh lệnh tức là không trung thành với vua. Trong mối quan hệ này, vua phán xét thƣởng phạt luôn phân minh còn bề dƣới thì nhất mực trung thành một lòng một dạ. Bên cạnh đó là mối quan hệ phụ tử, “phụ xử tử vong, tử bất vong bất hiếu” nghĩa là cha khiến con chết, con không chết là con bất hiếu. Nếu nhƣ lệnh của vua đối với bề tôi đặt chữ “trung” lên hàng đầu, thì giữa cha con coi trọng chữ “hiếu” hơn tất cả. Mối quan hệ cuối cùng trong tƣ tƣởng “tam cƣơng” là phu phụ, “phu xƣớng phụ tùy” đồng nghĩa với việc chồng nói, vợ phải theo. Tƣ tƣởng “tam cƣơng” chính là cƣơng lĩnh đạo đức, là chuẩn mực của các mối quan hệ xã hội mà Nho giáo đề ra. . Đức chính là phẩm chất quan trọng nhất mà con ngƣời cần phải có để thực hiện tốt các mối quan hệ cơ bản trên. Gắn liền với tam cƣơng là ngũ thƣờng. Ngũ là năm, thƣờng là hằng có. Ngũ thƣờng là năm điều phải hằng có khi sống trong đời của một ngƣời quân tử: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Nhân là tấm lòng yêu thƣơng muôn loài trên cõi đời này. Lễ là sự kính trọng, lịch sự trong cách cƣ xử với mọi ngƣời. Nghĩa là đối xử với những ngƣời xung quanh bình đẳng, công minh theo đúng lẽ phải. Trí là sự hiểu biết, hanh thông lí lẽ, biết phân biệt thiện ác, tốt xấu, đúng sai. 10 Còn tín là luôn đáng tin cậy trong mọi lời nói, hành động. Những phạm trù này đều là chuẩn mực đạo đức làm ngƣời, là thƣớc đo đánh giá phẩm hạnh của con ngƣời. Nếu nhƣ Nho giáo đề ra những nguyên tắc nhất định cho ngƣời quân tử thì bên cạnh đó, Nho giáo cũng không quên đặt ra một loạt những tƣ tƣởng đạo đức khắt khe và nghiêm ngặt dành cho chuẩn mực đạo đức của một ngƣời phụ nữ trong xã hội bấy giờ, đó là tam tòng và tứ đức. Tam là ba, tòng là theo. Tam tòng là ba điều ngƣời phụ nữ phải theo gồm: “tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Tại gia tòng phụ là ngƣời phụ nữ khi còn ở nhà thì theo cha. Xuất giá tòng phu là lúc lấy chồng phải theo chồng. Phu tử tòng tử là chồng qua đời thì phải theo con. Từ lẽ ấy, Nho giáo quy định cả cuộc đời bất kì một ngƣời phụ nữ nào đều đứng sau và phụ thuộc vào ngƣời đàn ông là cha, chồng, con. Bên cạnh đó, họ còn phải tuân theo tƣ tƣởng tứ đức. Tứ là bốn, đức là đức tính tốt. Tứ đức là bốn đức tính quý báu ngƣời phụ nữ phải có là: công – dung – ngôn – hạnh. Công là khéo léo trong việc làm. Dung là dung dị, nhã nhặn trong sắc diện. Ngôn là tế nhị, mềm mại trong lời nói. Còn hạnh là đức hạnh, phẩm hạnh và những tính nết tốt. Tất cả là khuôn vàng, thƣớc ngọc để đánh giá phẩm hạnh của ngƣời phụ nữ. Sau khi tu thân, bậc quân tử phải hành đạo, tức là phải ra làm quan, góp sức cai quản chính trị xã hội. Cụ thể của việc hành đạo là “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”. Nghĩa là phải thực hiện tốt từ những việc nhỏ trong gia đình cho tới những việc lớn ngoài thiên hạ. Hai phƣơng châm đƣợc coi là kim chỉ nam chi phối mọi hành động của ngƣời quân tử trong việc cai trị là nhân trị và chính danh. Trƣớc hết, về nhân trị, nhân là tình ngƣời, nhân trị là cai trị bằng tình ngƣời, yêu thƣơng con ngƣời. Quan điểm này của Nho giáo đồng nhất và phù hợp với lối sống nhân đạo tình nghĩa của dân tộc Việt Nam. Trong luân lý đạo đức, nhân đƣợc coi là điều cao nhất. Trong sách Luận ngữ, Khổng Tử 11 nói: “Ngƣời không có nhân thì lễ mà làm gì? Ngƣời không có nhân thì nhạc mà làm gì?”. Cùng với nhân trị , chính danh là mỗi ngƣời phải làm đúng chức phận của mình, mỗi sự vật phải đƣợc gọi đúng tên của nó. Trong sách Luận ngữ có dẫn: “Danh không chính thì lời không thuận, lời không thuận thì tất việc không thành” và cũng chỉ rõ rằng: “Quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử” nghĩa là “vua ra vua, tôi ra tôi, cha ra cha, con ra con”. Trong kinh sách của Nho giáo, đó chính là những điều quan trọng nhất. Tất cả đƣợc tóm gọn lại trong chín chữ: “tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ”, nó là cƣơng lĩnh đạo đức để phân biệt ngƣời quân tử và kẻ tiểu nhân trong xã hội. Có thể nói tƣ tƣởng của Nho giáo đã đạt tới mức độ sâu sắc, trở thành thƣớc đo đánh giá phẩm hạnh con ngƣời. “Nho giáo từ Trung Quốc vào Việt Nam đồng thời với Phật giáo và Đạo giáo (cả tƣ tƣởng Lão – Trang) nhƣng phải đến hàng chục thế kỉ sau, đến cuối đời Trần nó mới có sức ảnh hƣởng lớn” [5, tr.54]. Sau những chiến thắng lớn quân xâm lƣợc, dân tộc ta giành độc lập và bắt đầu xây dựng nhà nƣớc phong kiến tự chủ. Từ thế kỉ XV đến thế kỉ XIX, suốt hai triều Lê – Nguyễn, Nho giáo đã thống lĩnh tƣ tƣởng văn hóa Việt Nam. Nho giáo du nhập vào Việt Nam, nƣớc ta uốn mình theo tƣ tƣởng Nho giáo, kế thừa và sáng tạo chứ không học thuộc lòng sách Nho của Khổng Tử. Nho giáo không ngừng củng cố và phát triển cho đến giữa thế kỷ XIX, yêu cầu tất yếu này dần nhƣ bị suy sụp và dần nhạt phai khi sự du nhập mạnh mẽ của phƣơng Tây, của thực dân Pháp. Tuy nhiên Nho giáo vẫn là công cụ ảnh hƣởng đối với những nhà yêu nƣớc cách mạng nhƣ Phan Bội Châu, Nguyễn Thái Học hay Hồ Chí Minh,… Nho giáo có ảnh hƣởng rất sâu đậm và rõ rệt tới văn hóa xã hội Việt Nam mà chủ yếu là in dấu rõ nét trong văn học. Trên quê hƣơng Việt Nam, Nho giáo đã kết duyên với văn học trung cận đại, góp phần tạo nên giá trị đạo đức vốn là nét nổi trội của nền văn học này. Từ kim cổ đông tây, thật hiếm có 12 học thuyết nào coi trong vấn đề tu thân và vấn đề đạo đức con ngƣời nhƣ Nho giáo. Nho giáo có bao nhiêu danh ngôn để đời nhƣ: "Kiến nghĩa bất vi vô dũng dã", "Sát thân thủ nghĩa", "Xá thân thành nhân", "Phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất", "Dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh", "Kỷ sở bất dục, vật thi ƣ nhân", "Thế thiên hành đạo", "Quân tử thận kỳ độc", "Ngô nhật tam tỉnh ngô thân", "Tiên thiên hạ ƣu, hậu thiên hạ lạc"… Nho giáo ảnh hƣởng tới đối tƣợng sáng tác của các tác giả thời bấy giờ. Tƣ tƣởng “trọng nam khinh nữ”, phụ nữ phải “tam tòng tứ đức” đã thổi vào nƣớc ta không khí hệ tƣ tƣởng bất bình đẳng. Các tác giả lớn có tài đều là nam nhân, mãi sau mới xuất hiện một số nhà thơ nữ kiệt xuất nhƣ Hồ Xuân Hƣơng, Bà Huyện Thanh Quan… Nho giáo còn in dấu ấn sâu đậm tới nội dung của các tác phẩm văn học, là sợi chỉ đỏ xuyên suốt tƣ tƣởng của các tác giả lớn thời bấy giờ. Học thuyết thiên mệnh, học thuyết nhân nghĩa, tƣ tƣởng trung quân ái quốc, ảnh hƣởng của “thi dĩ ngôn chí”,… là những điều không thể không nhắc tới khi nói đến sự ảnh hƣởng của Nho giáo đối với nền văn học Việt Nam, tất cả đều có cội nguồn từ Nho giáo. Nếu trong thời trung cận đại, trên đất nƣớc ta, thiếu đi học thuyết Nho giáo thì con ngƣời Việt Nam ta, văn học Việt Nam ta sẽ ra sao? Nho giáo là nguồn tƣ tƣởng tình cảm nuôi dƣỡng tinh thần nhân dân ta, làm đẹp con ngƣời, văn học của dân tộc ta. Nho giáo coi văn chƣơng là phƣơng tiện để giáo hóa, động viên, tổ chức, hoàn thiện con ngƣời và xã hội. Nhà nƣớc chuyên chế phong kiến dùng hình thức thi cử để chọn ngƣời tài mà Nho giáo chính là hệ tƣ tƣởng chính thống trong các bài thi mà cụ thể là các bài văn. “Nho giáo ảnh hƣởng trực tiếp đến văn học qua thế giới quan của ngƣời viết” [21, tr.51]. Ngòi bút các tác giả bị chi phối mạnh mẽ bởi quan niệm cái đẹp cái hay của Nho giáo. Đọc các tác phẩm bị chi phối bởi tƣ tƣởng Nho giáo, ta thƣờng hay bắt gặp những đề tài trùng lặp đôi khi có phần hơi khô khan nghèo nàn thậm chí nghệ thuật đơn điệu 13 không sáng tạo đƣợc những phong cách riêng mới lạ. Đó là một ảnh hƣởng tiêu cực của Nho giáo đối với văn học. Khi văn học bƣớc sang những giai đoạn sau, lối viết chịu ảnh hƣởng bởi tƣ tƣởng Nho giáo vẫn chi phối tới nhiều tác phẩm đƣợc viết sau này. Tuy vậy, không thể phủ nhận đƣợc những ảnh hƣởng tích cực Nho giáo đối với nền văn học trung cận đại Việt Nam, nó tạo ra rất nhiều tác phẩm thời đại. “Những triều đại đƣợc sử sách coi là thịnh trị nhƣ thời Lê Thánh Tông ở Việt Nam không chỉ đƣợc ca tụng vì đất nƣớc thái bình, nhân dân an cƣ lạc nghiệp mà còn vì có văn vận phát đạt, nhà nƣớc chăm lo phát triển Nho học, ƣu đãi kẻ sĩ có văn học. Những thời kì nhƣ thế cũng là những thời kỳ còn để lại cho ngày nay nhiều thƣ tịch, nhiều tác phẩm văn học. Đó là một mặt quan hệ giữa Nho giáo và văn học: Nho giáo khích lệ sự phát triển của văn học” [5, tr.50]. Trong văn học Việt Nam trung cận đại, tác phẩm Hồng Đức quốc âm thi tập là một kiệt tác tiêu biểu in đậm dấu ấn sự ảnh hƣởng của Nho giáo thể hiện trên nhiều giá trị tƣ tƣởng nội dung và bút pháp nghệ thuật. 1.2. Khái quát về tác giả, tác phẩm Hồng Đức quốc âm thi tập 1.2.1. Tác giả “Hồng Đức quốc âm thi tập” Hồng Đức quốc âm thi tập không phải là sáng tác của một cá nhân, tác phẩm gồm nhiều bài thơ thuộc về rất nhiều tác giả tài năng dƣới thời Hồng Đức mà chủ yếu là những nhân sĩ tập hợp trong Hội Tao đàn – “môn đệ” của Nho giáo. Hội Tao đàn đƣợc thành lập vào năm Hồng Đức 26 (1495), là tổ chức sáng tác thơ và bình thơ do vua Lê Thánh Tông đứng đầu tự xƣng là Tao đàn nguyên súy. Đây là hội thơ có tính chất nhà nƣớc, nằm trong quy mô triều đình. Sự ra đời của Hội Tao đàn đánh dấu một bƣớc tiến của thơ ca cung đình. Hai mƣơi tám hội viên trong Hội Tao đàn do nhà vua chọn trong số các quan văn đậu tiến sĩ ở triều đình thƣờng đƣợc gọi là “Tao đàn nhị thập bát tú”, tức hai tám ngôi sao trên đàn văn chƣơng nhƣ Thân Nhân Trung, Đỗ Nhuận, Ngô 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan