Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn thân phận trẻ thơ trong tiểu thuyết côi cút giữa cảnh đời của ma văn kh...

Tài liệu Luận văn thân phận trẻ thơ trong tiểu thuyết côi cút giữa cảnh đời của ma văn kháng

.PDF
52
115
124

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN XÌN THỊ XUYÊN THÂN PHẬN TRẺ THƠ TRONG TIỂU THUYẾT CÔI CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI CỦA MA VĂN KHÁNG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ TUYẾT MINH HÀ NỘI, 2017 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh - giảng viên khoa Ngữ văn, trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội 2, ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm khóa luận tốt nghiệp. Tôi xin cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy, cô giáo trong tổ Văn học Việt Nam đã cung cấp kiến thức về văn học và tạo điều kiện tốt nhất để tôi có thể thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Những kiến thức đó sẽ tạo tiền đề cho tôi trong suốt quá trình học tập và công tác sau này. Để hoàn thành khóa luận này tôi cũng xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của gia đình, bạn bè, những ngƣời thân là điểm tựa vững chắc để tôi hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập và nghiên cứu. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Sinh viên Xìn Thị Xuyên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, có sự hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Thị Tuyết Minh. Các nội dung nghiên cứu và kết quả trong đề tài này là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào. Những tài liệu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá đƣợc chính tác giả thu thập từ những nguồn khác nhau có ghi trong phần tài liệu tham khảo. Nếu phát hiện có bất kì sự sai lệch nào, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm! Hà Nội, tháng 4 năm 2017 Sinh viên Xìn Thị Xuyên MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 2 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 5 4. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................... 5 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 5 6. Đóng góp của khóa luận............................................................................ 6 NỘI DUNG ....................................................................................................... 7 Chƣơng 1. GIỚI THUYẾT CHUNG ................................................................ 7 1.1. Thể loại tiểu thuyết trong đời sống văn xuôi Việt Nam đƣơng đại ....... 7 1.2. Ma Văn Kháng và hành trình sáng tác tiểu thuyết ................................. 9 1.2.1. Tiểu sử Ma Văn Kháng ................................................................... 9 1.2.2. Hành trình sáng tác tiểu thuyết của Ma Văn Kháng .................... 11 1.3. Đề tài trẻ thơ trong sáng tác của Ma Văn Kháng và tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời............................................................................................... 13 Chƣơng 2. SỰ THỂ HIỆN THÂN PHÂN TRẺ THƠ TRONG TIỂU THUYẾT CÔI CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI CỦA MA VĂN KHÁNG ............... 17 2.1. Thân phận trẻ thơ côi cút trong đời sống gia đình .............................. 17 2.2. Thân phận trẻ thơ trong nhà trƣờng ..................................................... 22 2.3. Thân phận trẻ thơ trƣớc những nghịch cảnh ngang trái của xã hội ..... 27 Chƣơng 3. MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN THÂN PHẬN TRẺ THƠ TRONG TIỂU THUYẾT CÔI CÚT GIỮA CẢNH ĐỜI CỦA MA VĂN KHÁNG ................................................................................ 33 3.1. Nghệ thuật kể chuyện .......................................................................... 33 3.2. Ngôn ngữ .............................................................................................. 36 3.3. Giọng điệu ............................................................................................ 38 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ma Văn Kháng là cây bút tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ông là một trong số ít các nhà văn viết khỏe, viết đều trong bất cứ hoàn cảnh nào. Cho đến nay, Ma Văn Kháng đã có gần 200 truyện ngắn, 13 cuốn tiểu thuyết và 4 truyện viết cho thiếu nhi. Từ đó, ông đã tạo cho mình một phong cách riêng, chỗ đứng riêng trong nền văn học nƣớc nhà. Đặc biệt, Ma Văn Kháng là cây bút có nhiều đóng góp trong sự nghiệp đổi mới văn xuôi sau 1986, với những tác phẩm mở đầu nhƣ Mưa mùa hạ (1982), Mùa lá rụng trong vườn (1985). Ông không tìm cách đƣa ra những tuyên ngôn nghệ thuật mang tính chất “gây chấn động” nhƣ những nhà văn khác (Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải), mà chọn cho mình cách chiến đấu thầm lặng bằng những bƣớc đi vững chắc với những tác phẩm từ đó góp sức, góp thành tựu cho sự nghiệp đổi mới văn xuôi sau 1986 nói riêng và cho nền văn học dân tộc nói chung. Ma Văn Kháng là nhà văn chuyên viết cho ngƣời lớn, nhƣng ông cũng gặt hái đƣợc nhiều thành công khi thử sức với những tiểu thuyết dành cho thiếu nhi. Trong đó, phải kể đến Côi cút giữa cảnh đời, tiểu thuyết đƣợc xuất bản vào năm 1989 và vinh dự nhận giải thƣởng Hồ Chí Minh về Văn học Nghệ thuật năm 2012. Âm hƣởng của toàn câu chuyện nhƣ một tiếng thở dài não ruột, cuộc sống ngổn ngang, còn nhiều thân phận xứng đáng đƣợc hƣởng hạnh phúc lại bị đọa đầy vùi dập. Nhƣng họ vẫn tồn tại bởi“sự sống chẳng bao giờ chán nản”. Văn học thiếu nhi là một bộ phận của nền văn học dân tộc. Mặc dù ra đời sau và phát triển muộn hơn các bộ phận văn học khác nhƣng văn học thiếu nhi đã có những đóng góp quan trọng trong đời sống văn học cả về mặt nội dung lẫn hình thức biểu hiện. Tuy nhiên, việc mô tả - nhận diện - cắt 1 nghĩa - định giá bộ phận văn học này vẫn chƣa đƣợc nhiều. Để có một sự tổng kết chính xác, đầy đủ, khách quan, khoa học và công bằng đối với một hiện tƣợng, một trào lƣu, một bộ phận hay một giai đoạn văn học các nhà nghiên cứu nhận thấy vừa phải có những tiếp cận đa chiều vừa phải có một độ lùi thời gian cần thiết. Trong hành trình lâu dài của việc đánh giá văn học thiếu nhi, những nhận xét, đánh giá đều là những sự chuẩn bị quan trọng và thiết yếu. Do vậy, bản thân chúng tôi từ lâu đã rất quan tâm đến văn học thiếu nhi cũng mong muốn đƣợc đóng góp một phần khiêm tốn của mình vào công việc chung đó. Từ những lí do trên chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu: Thân phận trẻ thơ trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng. Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi sẽ góp phần bổ sung một cái nhìn mới về thân phận của những đứa trẻ trong tiểu thuyết viết về thiếu nhi của Ma Văn Kháng. 2. Lịch sử vấn đề Năm 2012, cuốn tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời xuất bản vào năm 1989 nhận giải thƣởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật. Sau khi ra đời, tiểu thuyết này đã thu hút sự quan tâm chú ý của giới nghiên cứu, phê bình trong đó phải kể đến: Nhà nghiên cứu Phong Lê trong cuốn Vẫn chuyện Văn và Người đã nhận xét:“Côi cút giữa cảnh đời viết cho lứa tuổi thiếu nhi. Cuốn sách chất đầy những đau khổ, oan khiên lên thân phận ba bà cháu còm cõi, bơ vơ. Nếu chỉ là đau khổ và oan khiên thì chỉ làm nảy ở người đọc sự oan ức, phẫn nộ, người ta mím môi, nghiến răng. Nhưng để làm rơi được giọt nước mắt thì phải có một cái gì đó khác, hoặc cao hơn sự căm giận, sự phẫn nộ. Có đó chỉ có thể khơi gợi được ở cái thiện, cái đẹp và tình người. Chưa thể nói ở đây cái thiện, tình người đã thắng, đã vượt lên được cái ác, đã đè bẹp được những 2 tâm địa tối tăm. Nhưng nó đã có thể tồn tại mà không bị vùi dập. Và tôi nghĩ đó là chiến thắng của tác giả… Cuốn sách của Ma Văn Kháng đã vục sâu vào sự tối tăm oan khổ đó như nhiều cuốn sách khác. Nhưng thật lạ ông lại đưa con người vào quỹ đạo những tình cảm nhân hậu, tốt lành. Có thể nói, đó là một hiệu quả thanh lọc, tẩy rửa. Cái hiệu quả thanh lọc này vốn dành cho nghệ thuật; và dường như cũng chỉ có một nghệ thuật đích thực… Cuốn sách mạnh mẽ đẩy ta vào giữa dòng sống hôm nay với cảm hứng lớn là cảm hứng sự thật, và khát vọng bao trùm là khát vọng dân chủ; cũng đồng thời cho ta một sự gắn nối với mạch truyền thống là chủ nghĩa nhân văn và tình thương yêu con người”. Về nhân vật thiếu nhi trong tiểu thuyết, nhà nghiên cứu Phong Lê cũng nhận định:“Nhân vật bé Duy cho ta hình ảnh là một sự chống chọi để vượt lên bao đau khổ, đau khổ mà không quá tầm thường với lứa tuổi lên mười, mà không cường điệu, giả tạo” [10, tr.193 - 198]. Văn Hồng trong bài viết Chuyện văn, chuyện người đánh giá cao tƣ tƣởng nghệ thuật sâu sắc của tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời:“Đồng tiền, quyền lực cũng như các tài sản vật chất khác chung quy chỉ là phương tiện. Người nào coi đồng tiền, quyền lực là mục đích, người đó sẽ trở thành kẻ ác, giẫm đạp lên người khác và tự phá hoại cuộc sống của chính mình! Mục đích của chúng ta cao đẹp biết bao nhiêu, một cuộc sống có nghĩa, có tình, giàu về vật chất và tinh thần, giàu cho tất cả mọi người, hòa bình và hữu nghị cho tất cả các dân tộc!” [3, tr.9]. Nhà nghiên cứu Vân Thanh, tác giả cuốn sách Phác thảo văn học thiếu nhi Việt Nam cho rằng: Cuốn sách thu hút ngƣời đọc ở việc thể hiện cuộc sống thực đầy cay đắng và cũng không thiếu chất thơ diễn ra quanh ta. Cuốn sách nêu nhận xét của một số nhà phê bình nhƣ sau: “Cuốn sách thể hiện cuộc sống như một sự toàn vẹn. Không một cuộc phiêu lưu, không một pha đuổi bắt…. Ở đây cái hấp dẫn là do tính cách và số phận những con người” 3 (Văn Hồng). “Đọc Côi cút giữa cảnh đời có trang rơi nước mắt, có đoạn muốn gào lên” (Quần Phƣơng) [15, tr.388]. Nhà nghiên cứu Nguyễn Ngọc Thiện trong bài viết Phong cách văn và đời cho rằng:“Trong văn học thiếu nhi, Ma Văn Kháng đã góp bốn truyện hay. Tác phẩm tâm huyết về chủ đề này của ông là tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời, được tái hiện trên cơ sở thu hút nhiều yếu tố tự truyện, đã được tổ chức SIDA (Thụy Điển) trao giải thưởng, bởi tác phẩm là tiếng nói xác tín và truyền cảm bảo hộ quyền sống và nhân cách con người ngay từ khi nó vẫn là một đứa trẻ non nớt và vụng dại” [17, tr.231]. Chính Ma Văn Kháng, tác giả của cuốn tiểu thuyết đã tự bộc lộ cảm xúc của mình và đƣa ra những lời nhận xét nhƣ sau:“Tác phẩm mà tôi yêu thích nhất là cuốn Côi cút giữa cảnh đời . Vì “Cuốn sách đặt con người vào dòng đời đương đại trong một hiện thực gay gắt và không ít buồn phiền đau đớn… Côi cút giữa cảnh đời triển khai một cấu trúc gồm một loạt những gian truân cùng cực của ba bà cháu trong một cuộc vật lộn với thiếu thốn vật chất, mất mát tình cảm và những ức chế tinh thần. Tôi nghĩ văn học ta đã xây dựng khá sắc sảo hình tượng người vợ, người mẹ đại diện cho phụ nữ Việt Nam trong những cơn thăng trầm của lịch sử. Bây giờ tôi muốn có hình ảnh một người bà rộng lượng, khoan dung thương yêu hết mực, hi sinh hết thảy vì con, cháu và bền bỉ, ngoan cường, dũng cảm đối mặt với cái xấu, cái ác, là hiện thân cho lẽ phải, lòng tin và sự can đảm. Trong Côi cút giữa cảnh đời có hình bóng người mẹ kính yêu của tôi, người bà nội, người bà ngoại của các con cháu tôi…” [8, tr.247 - 248]. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu trên mới dừng lại ở những nhận định chung nhất mà chƣa đi sâu vào tìm hiểu thân phận trẻ thơ. Tiếp thu gợi ý của những nhà nghiên cứu đi trƣớc, khóa luận của chúng tôi đi sâu nghiên cứu: Thân phận trẻ thơ trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng. 4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu của khóa luận là tiểu thuyết Côi cút giữa ảnh đời của Ma Văn Kháng, do NXB, Hội Nhà văn ấn hành năm 2012. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Xuất phát từ nội dung cụ thể của đề tài và “tính vừa sức” của một khóa luận tốt nghiệp Đại học, chúng tôi không tìm hiểu toàn bộ những vấn đề trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời mà chỉ tập trung vào bình diện cơ bản: Thân phận trẻ thơ trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong khóa luận chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu sau: - Phƣơng pháp hệ thống - Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp - Phƣơng pháp so sánh đối chiếu - Phƣơng pháp liên ngành 5. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nhiệm vụ nghiên cứu - Đặt tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời trong bối cảnh chung của đổi mới tiểu thuyết sau 1986. - Làm rõ thân phận trẻ thơ trong mối quan hệ với gia đình, nhà trƣờng và các mối quan hệ khác. - Chỉ ra và phân tích kĩ lƣỡng về tác dụng của một số yếu tố về hình thức nghệ thuật trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời. 5.2. Mục đích nghiên cứu - Thấy đƣợc thân phận trẻ thơ trong mối qua hệ gia đình, nhà trƣờng và các mối quan hệ khác. 5 - Khảo sát tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời để thấy đƣợc điểm độc đáo của Ma Văn Kháng khi viết về đề tài trẻ thơ. 6. Đóng góp của khóa luận Khóa luận tập trung nghiên cứu về thân phận trẻ thơ trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng. Qua đó, khẳng định tài năng nghệ thuật và vị trí của Ma Văn Kháng trong nền văn học đƣơng đại Việt Nam. 7. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận đƣợc triển khai theo ba chƣơng: Chƣơng 1. Giới thuyết chung Chƣơng 2. Sự thể hiện thân phận trẻ thơ trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng Chƣơng 3. Một số phƣơng diện nghệ thuật thể hiện thân phận trẻ thơ trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời của Ma Văn Kháng 6 NỘI DUNG Chƣơng 1. GIỚI THUYẾT CHUNG 1.1. Thể loại tiểu thuyết trong đời sống văn xuôi Việt Nam đƣơng đại Văn học là tấm gƣơng phản chiếu hiện thực chân thực nhất. Mỗi nhà văn là những “tên mật thám” của tâm hồn sẵn sàng băng qua các đƣờng biên để tìm cái mới. Điều đó dẫn tới một chân lí“Thời đại nào, văn học đó”. Qủa vậy, sau 1986 đất nƣớc bƣớc vào công cuộc đổi mới. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng khẳng định:“Đổi mới đất nước ta, đổi mới có ý nghĩa sống còn”. Đời sống sau hòa bình với những khó khăn, bộn bề đòi hỏi các nhà văn phải sáng tác đƣợc những tác phẩm giá trị, phản ánh đƣợc hơi thở của thời đại. Với tinh thần“cởi trói”,“dân chủ” mà Đảng ta đã khuyến khích, các nhà văn không còn bị gò bó theo những quy phạm, những khuôn khổ của giai đoạn trƣớc mà đƣợc thỏa sức sáng tạo, trải nghiệm. Họ luôn trăn trở, chủ động tìm cho mình một hƣớng đi mới thích hợp với sự vận động của xã hội thời đại và xu hƣớng vận động của bản thân văn học. Dƣới ánh sáng của Đại hội Đảng lần VI, các nhà văn đã thực sự tìm ra đƣợc con đƣờng đi cho sáng tác của mình. Điều đó góp phần làm cho văn học có sự chuyển mình sâu sắc và đạt đƣợc nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Đời sống văn học đổi mới một cách toàn diện: nhà văn có sự thay đổi sâu sắc về quan niệm nghệ thuật, hiện thực về con ngƣời. Điều này khiến cho tác phẩm của họ có sự thay đổi về chủ đề, cảm hứng sáng tác và các thủ pháp nghệ thuật góp phần thay đổi thị hiếu thẩm mĩ của ngƣời đọc. Cùng với sự thay đổi toàn diện của văn chƣơng, tiểu thuyết cũng nỗ lực đổi mới để đáp ứng yêu cầu của thời đại. Trƣớc yêu cầu đổi mới, nhiều cây bút tiểu thuyết đã có ý thức cách tân trong cách nhìn, lối viết và đã cho ra đời “những đứa con tinh thần” thành công, có giá trị trên cả hai phƣơng diện nội dung và hình thức nghệ thuật. 7 Điều đáng nói là thành phần sáng tác văn học lúc này có sự thay đổi mạnh mẽ, bên cạnh các nhà văn lão thành, các nhà văn trƣởng thành qua hai cuộc kháng chiến đã xuất hiện thế hệ của những nhà văn hậu chiến, nhà văn thời kì đổi mới và thậm chí bao gồm cả những cây bút hải ngoại. Tất cả đã tạo nên những động lực mới giúp tiểu thuyết Việt Nam vững bƣớc đi lên sánh ngang tầm thế giới. Đời sống văn học ngày càng dân chủ, cho phép các nghệ sĩ thỏa sức bộc lộ sự sáng tạo, đổi mới tƣ duy mà đặc biệt là về mặt tƣ duy thể loại. Nếu nhƣ tiểu thuyết Việt Nam giai đoạn trƣớc 1975 thƣờng“cựa quậy” trong cái khung của thể loại truyền thống là kể lại một câu chuyện sao cho giống với thực chất, các nhà văn thƣờng khám phá nội dung hiện thực thông qua số phận nhân vật, qua mối quan hệ giữa nhân vật với hoàn cảnh thì nay tiểu thuyết sau 1975 đã xuất hiện những sinh thể đầy sức sống, dám chối từ lối mòn xƣa để vƣơn tới sự thể hện mới mẻ. Sau 1986, không khí đổi mới tiểu thuyết thực sự tràn vào đời sống xã hội và đời sống văn học, tiểu thuyết có điều kiện cân bằng lại trạng thái tâm lý con ngƣời. Dòng tiểu thuyết hƣớng nội tập trung khám phá những bí ẩn, những gì tinh tế nhất trong con ngƣời đã xuất hiện. Nhà văn Nguyên Ngọc ghi nhận“Văn học chăm chú quan tâm hơn đến con người với tư cách là một thế giới cá nhân phong phú, phức tạp, đa dạng, đa chiều, đa tầng trong nhiều mối quan hệ cũng hết sức phức tạp và đa dạng với toàn xã hội và với chính mình” [13]. Không loại bỏ xu hƣớng “hướng ngoại” và quan tâm hơn đến xu hƣớng“hướng nội”, tiểu thuyết giai đoạn này đã đi vào mọi ngõ ngách của đời sống xã hội, đối thoại với đời sống, đối thoại với cuộc đời để nắm bắt đƣợc“Cái hôm nay bề bộn, ngổn ngang bóng tối và ánh sáng” (Nguyễn Khải), đồng thời lặn sâu vào tâm hồn con ngƣời để lắng nghe tất cả những âm vang của tiếng lòng bí ẩn trong con ngƣời: có tiếng yêu thƣơng, có lời giận hờn, có cả những quanh co, những tính toán ngấm ngầm… 8 Có thể nói, chƣa bao giờ những vấn đề về đời sống xã hội mà văn học quan tâm hiện lên chân thực, sống động mà xót xa nhức nhối đến nhƣ thế ở trong tiểu thuyết. Các nhà văn đã khai thác đến tầng vỉa của hiện thực đời sống qua số phận con ngƣời, có khi qua những mảnh vỡ từ bi kịch làm ngƣời. Vì vậy, ta gặp trong tiểu thuyết hôm nay cái chật hẹp của“cõi nhân gian” và cái rộng lớn mênh mông sâu thẳm của cõi lòng nhỏ bé, qua số phận của những con ngƣời. Ngòi bút của các nhà văn đã lột ra mọi sự thật của đời sống dù cho điều đó làm họ cay đắng đến đâu chăng nữa. Đồng thời thấm vào từng dòng chữ lại là một tình yêu thƣơng, một niềm tin và sự đòi hỏi rất cao đối với con ngƣời, một con mắt thấu suốt làm những cái bình thƣờng hằng ngày hiện lên trong một ánh sáng mới lạ khiến ta không thể nào quên. Nhƣ vậy, tiểu thuyết sau năm 1986 đã có những bƣớc phát triển vƣợt bậc và mạnh mẽ, chứng tỏ sức sống mãnh liệt và sức cách tân không ngừng để tạo nên sự phù hợp với thời đại mới. Và một trong những nhà văn giữ vai trò chủ đạo trong sự nghiệp ấy là Ma Văn Kháng với những cách tân không ngừng trong sáng tác của mình. 1.2. Ma Văn Kháng và hành trình sáng tác tiểu thuyết 1.2.1. Tiểu sử Ma Văn Kháng Ma Văn Kháng tên thật là Đinh Trọng Đoàn, sinh ngày 1 tháng 12 năm 1936, tại làng Kim Liên thuộc Kẻ Chợ, nay thuộc phƣờng Phƣơng Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Thuở xƣa vùng này nằm ở cửa ngõ phía Nam kinh thành Thăng Long, một vùng nông thôn lam lũ và nghèo khổ. Mọi ngƣời cần cù và chịu khó làm ăn nhƣng cuộc sống vẫn không thay đổi. Cho đến khi cách mạng về thì ngƣời dân đƣợc học hành, làng quê thay đổi da thịt. Cũng vì vậy, Ma Văn Kháng sớm ý thức đƣợc trách nhiệm của bản thân với đất nƣớc, với cuộc đời. Ông là Đảng viên Đảng cộng sản Việt Nam, Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam. Năm 1950 Ma Văn Kháng học trƣờng Thiếu sinh quân Việt Nam. Từ 1952 - 1954, ông tiếp tục học tại trƣờng Sƣ phạm Khu học xá Nam Ninh 9 (Quảng Tây - Trung Quốc). Năm 1960, Ma Văn Kháng vào học tại trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp, ông xung phong lên dạy học ở Lào Cai, là giáo viên dạy Văn, là hiệu trƣởng trƣờng trung học. Về sau ông đƣợc tỉnh ủy điều về làm thƣ kí cho Bí thƣ Tỉnh ủy Trƣờng Minh, rồi làm phóng viên, phó tổng biên tập báo của Đảng bộ Tỉnh. Bí danh Ma Văn Kháng đƣợc dùng làm bút danh để nói lên sự gắn bó sâu sắc và tình yêu của tác giả đối với vùng đất mà ông từng hoạt động hơn 20 năm. Sau khi đất nƣớc thống nhất, từ năm 1976 đến nay ông về công tác tại Hà Nội, từng làm Tổng biên tập, Phó giám đốc Nhà xuất bản Lao động. Từ tháng 3/1995 là Uỷ viên ban chấp hành, Uỷ viên Đảng đoàn Hội Nhà văn Việt Nam khóa V, Tổng biên tập Tạp chí văn học nƣớc ngoài. Đinh Trọng Đoàn khi mới ngoài hai mƣơi tuổi với lí tƣởng thời đại và lòng say mê văn học đã hăm hở đi lên vùng đất mới lạ và cũng rất vất vả, khó khăn - Lào Cai. Tại đây ông đã dâng hiến tuổi thanh xuân của mình và bạn bè, để xây dựng, thay đổi vùng đất còn nghèo nàn, lạc hậu này. Cũng chính nơi đây đã để lại cho ông nhiều kỉ niệm in sâu vào trong từng tác phẩm. Từ khi chuyển về Hà Nội công tác, Ma Văn Kháng vẫn cống hiến hết sức lực cho văn học qua nhiều tác phẩm. Xã hội đô thành với rất nhiều bộn bề, bon chen và phức tạp trở thành nguồn cảm hứng của ông trong giai đoạn này. Ông đã quan sát cuộc sống rất kĩ, từ dƣới lên trên, từ trên xuống dƣới, từ ngoài vào, từ trong ra, tất cả đều đƣợc phản ánh, nhào nặn qua ngòi bút của ông để tạo thành rất nhiều tác phẩm có giá trị. Cuộc đời Ma Văn Kháng là những chuyến đi, là sự trải nghiệm qua rất nhiều khó khăn và thăng trầm của lịch sử. Ông cống hiến hết mình, làm việc hết mình, không biết mệt mỏi để chi chút, chắt lọc từng mẩu nhỏ cuộc đời, tạo nên những nhân vật độc đáo, giàu cá tính. Có thể nói, Ma Văn Kháng đã toàn tâm, toàn lực để tạo ra những dòng văn giàu cảm xúc cho những trang tiểu thuyết của mình. 10 1.2.2. Hành trình sáng tác tiểu thuyết của Ma Văn Kháng Năm 1986 đƣợc coi là một dấu mốc đổi mới văn học Việt Nam. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đã cởi trói cho văn nghệ sĩ, tạo tiền đề cho văn học Việt Nam bƣớc hẳn sang một thời kì mới, đem lại sự khởi sắc cho các thể loại. Hàng loạt tiểu thuyết viết theo khuynh hƣớng nhận thức lại ra đời, đƣa ngƣời đọc ra khỏi những lối mòn cũ của tƣ duy: Thời xa vắng (Lê Lự), Mùa lá rụng trong vườn (Ma Văn Kháng), Bến không chồng (Dƣơng Hƣớng)… Hành trình sáng tác của Ma Văn Kháng cũng có những bƣớc cách tân theo nhịp vận động và phát triển của văn học. Không phải là ngƣời “mở đường tinh anh và tài năng” nhƣ Nguyễn Minh Châu, nhƣng là nhà văn có cảm quan nghệ thuật và ý thức trách nhiệm với đời, Ma Văn Kháng đã góp phần tạo ra một lực ban đầu để chuyển động đời sống văn học theo hƣớng mới. Bút danh Ma Văn Kháng xuất hiện đầu tiên với truyện ngắn và những cuốn tiểu thuyết dày dặn về đề tài miền núi nhƣ Đồng bạc trắng hoa xòe, Vùng biên ải, Trăng non… Trong những trang viết này, nhà văn miêu tả bức tranh lịch sử khá toàn diện về đời sống, tập tục sinh hoạt và cuộc đấu tranh nội tâm giằng xé của đồng bào dân tộc trong cuộc tiểu phỉ, bài trừ thổ ty phong kiến để đi theo con đƣờng chủ nghĩa xã hội. Bƣớc sang giai đoạn đổi mới, Ma Văn Kháng chuyển sang đề tài thành thị, tiếp tục chứng tỏ bản lĩnh của một ngòi bút đã định hình phong cách. Tiểu thuyết Mưa mùa hạ (1982) đƣợc xem là mốc lịch sử đánh dấu bƣớc chuyển mình có ý nghĩa quan trọng trong tiến trình sáng tác của nhà văn. Cuốn tiểu thuyết ra đời vào những năm tiền đổi mới, nó đƣợc xem nhƣ hồi còi thông báo cho sự nghiệp đổi mới văn học của nƣớc ta, những năm đầu của thập kỉ 80. Chia tay cảm hứng sử thi, ngòi bút của Ma Văn Kháng hƣớng vào những đề tài thế sự, đời tƣ. Cuốn tiểu thuyết tái hiện cuộc đấu tranh giữa con ngƣời và thiên tai. Thể hiện cuộc đụng độ giữa cái xấu và cái tốt. 11 Năm 1985, tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn ra đời gây chấn động dƣ luận. Tác phẩm đi vào khám phá cuộc sống gia đình thành thị những năm 80, giai đoạn xã hội giao thời đang có những biến động. Một gia đình Hà Nội vốn coi trọng đạo lí, gia giáo nay bị tác động của xã hội đang biến đổi, có nguy cơ tan rã. Năm 1989, tiểu thuyết luận đề Đám cưới không có giấy giá thú trình làng tạo ra một cuộc tranh luận sôi nổi trên báo chí và ở bàn hội nghị. Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết là Tự, một thầy giáo luôn khắc khoải, dằn vặt bởi sự sa sút của nhân cách con ngƣời, đầy lo lắng buồn tủi về thế cuộc nhƣng luôn gắng giữ cho trọn tấm lòng một ngƣời thầy, dành hết tâm lực cho học trò. Mặc dù là tiểu thuyết luận đề, tác phẩm này vẫn chứa đầy sự sống. Năm 1999, tiểu thuyết Ngược dòng nước lũ xuất hiện, lại một lần nữa tạo nên làn sóng tranh luận sôi nổi của giới nghiên cứu và độc giả yêu văn chƣơng. Đây là tác phẩm xuất sắc, hội tụ sở trƣờng, thế mạnh của Ma Văn Kháng, mở ra tiềm năng tự sự mới của tiểu thuyết Việt Nam. Một trong những mạch chính của truyện là mối tình ghềnh thác, trắc trở của Khiêm và Hoan. Xoay quanh cuộc đời của hai nhân vật chính là vấn đề của đạo đức nhân sinh. Năm 2009, tiểu thuyết Một mình một ngựa đã ra đời. Cuốn tiểu thuyết tái hiện quãng thời gian nhà văn làm thƣ kí cho Bí thƣ Tỉnh ủy Lào Cai.“Nó có dáng dấp một tự truyện của tác giả”. Một mình một ngựa, hình tƣợng đầy cảm hứng kiêu hùng đồng thời hàm chứa mặc cảm cô đơn của mỗi đời ngƣời trong cuộc sống. Gần đây nhất (2011), Ma Văn Kháng cho in hai cuốn tiểu thuyết viết về đề tài hình sự, về ngƣời chiến sĩ công an nhân dân hiến dâng sinh mệnh mình cho sự nghiệp cao cả diệt trừ cái ác: Bóng đêm và Bến bờ. Có thể nói , sự nghiệp sáng tác của Ma Văn Kháng đều bắt nguồn từ cái nhìn nghệ thuật, tƣ duy nghệ thuật. Nếu nhƣ những trang viết của Ma Văn 12 Kháng trƣớc thập kỉ 80 thể hiện cái nhìn mang tính sử thi thì ở giai đoạn sau nhà văn chuyển cái nhìn sang thế sự đời tƣ. Cuộc sống trong tác phẩm của ông hiện lên không chỉ đơn tuyến mà đa tuyến, nhiều chiều, cái xấu xen lẫn cái tốt, ma quỷ chen lẫn với thánh thần. Ông quan tâm phản ánh số phận con ngƣời trong nhiều mối qua hệ, nhiều hoàn cảnh khác nhau và cố gắng nắm bắt mọi khía cạnh của cuộc sống để lột tả nó một cách đầy đủ nhất, toàn vẹn nhất. Ông đƣợc trao nhiều giải thƣởng, trong đó có giải thƣởng loại B của Hội Nhà văn Việt Nam năm 1986 cho tiểu thuyết Mùa lá rụng trong vườn. Giải thƣởng của Hội đồng văn xuôi Hội Nhà văn Việt Nam 1995 cho tập truyện ngắn Trăng soi sân nhỏ. Giải thƣởng văn học ASEAN. Giải thƣởng Nhà nƣớc về Văn học - Nghệ thuật năm 2001. Giải thƣởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật năm 2012 cho tác phẩm Truyện ngắn chọn lọc, Mưa mùa hạ, Côi cút giữa cảnh đời, Gặp gỡ La Pan Tẩn. Ma Văn Kháng từng bộc bạch:“Thôi thúc tôi viết là cái đẹp thật xúc động, thật cao cả, thật khiêm nhường và lớn lao trong những hoàn cảnh đau buốt nhất. Tôi gửi gắm niềm tin yêu của tôi vào tất cả những cay đắng, xót xa của thân phận. Bằng cách đó tôi biểu lộ tình yêu với cái đẹp của cuộc sống” đó cũng chính là quan niệm sáng tác của tác giả. Ma Văn Kháng là nhà văn lão làng của Văn học Việt Nam đƣơng đại, đã cống hiến cho nền văn học một khối lƣợng tác phẩm khá lớn, góp phần quan trọng vào dòng chảy văn chƣơng nƣớc nhà cả về nội dung và nghệ thuật làm cho văn học trở nên phong phú và đa dạng. 1.3. Đề tài trẻ thơ trong sáng tác của Ma Văn Kháng và tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời Xã hội Việt Nam từ sau cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhất là từ thời kì đổi mới của đất nƣớc đã bƣớc vào một giai đoạn mới với những biến đổi to lớn và sâu sắc. Văn học phản ánh xã hội thông qua các cá nhân nhà văn, vì thế 13 sự phát triển của văn học tuy có tính độc lập nhƣng cũng có mối quan hệ mật thiết với sự phát triển của xã hội. Truyện viết cho thiếu nhi sau 1975 tuy có dòng chảy riêng nhƣng cũng không nằm ngoài bức tranh chung của văn học Việt Nam, nhất là văn xuôi giai đoạn này. Quan sát sự vận động của những sáng tác truyện cho các em sau 1975, chúng ta có thể chia thành các giai đoạn: Giai đoạn 1975 - 1985 những tìm kiếm và sự chuẩn bị cho đổi mới và giai đoạn từ 1986 đến nay. Đây là giai đoạn mở rộng đề tài, đổi mới cách tiếp cận đời sống và tăng cƣờng khả năng khám phá con ngƣời. Sự vận động của truyện thiếu nhi sau 1975, phần nào cũng có thể thấy quy luật chung của mảng văn học này: Truyện viết cho các em sau 1975 vẫn tiếp tục kế thừa những truyền thống của truyện thiếu nhi trong giai đoạn trƣớc, khai thác trẻ em trong đời sống lịch sử - cách mạng và trong quan hệ với nhà trƣờng. Bên cạnh những kế thừa, không hoàn toàn cắt đứt với truyền thống của truyện thiếu nhi trong giai đoạn trƣớc, truyện thiếu nhi sau 1975 đã vƣợt lên chiếm lĩnh hiện thực đời sống trẻ em, mở rộng phƣơng tiện khai thác, khám phá đa dạng, đa chiều. Ma Văn Kháng là một nhà văn sáng tác chủ yếu cho ngƣời lớn. Nhƣng ông cũng thành công khi thử sức với những tiểu thuyết dành cho thiếu nhi. Ma Văn Kháng có một tập truyện với nội dung gần gũi với tuổi thơ, đƣợc chọn lọc từ hơn hai trăm truyện ngắn của ông. Những trang văn có nhân vật là trẻ em hoặc những sự việc xoay quanh thế giới tuổi thơ đều đƣợc viết từ nguồn cảm hứng, niềm yêu mến cuộc sống và lòng yêu thƣơng dành cho con trẻ của nhà văn. Từ Ông Pồn và chú hổ con, Giấc mơ của bà nội, Hoa gạo đỏ... cho tới Khu vườn tuổi thơ, Đồng cỏ nở hoa, Kiếm - Chú bé - Con người... Tất cả những truyện này đều mang âm hƣởng của những số phận lo toan, vất vả, nhọc nhằn, có hoàn cảnh éo le và chịu nhiều thiệt thòi, nhƣng đó cũng là những con ngƣời có phẩm chất tốt đẹp và nổi bật hơn cả là lòng nhân hậu, nết can đảm và ý chí kiên cƣờng. 14 Bỏ lại phía sau giọng điệu gai góc, ƣu tƣ, phiền muộn, truyện ngắn viết cho trẻ em và viết về trẻ thơ của Ma Văn Kháng vẫn vang lên giọng điệu lạc quan ƣớc mơ và tình đời cao thƣợng. Bên cạnh đó mĩ cảm của các tác phẩm mang đậm chất triết lí. Cái đẹp mang tính chất nhân văn là một đặc điểm nổi bật trong văn viết cho thiếu nhi nói riêng và văn xuôi nghệ thuật của nhà văn nói chung, bởi vì Ma Văn Kháng “muốn qua nhân vật của mình tạo điều kiện cho các em được tiếp xúc, trải nghiệm với hiện thực trước mắt khá bề bộn, ngổn ngang, thậm chí là khắc nghiệt để từ đó các em có được những bài học về cuộc sống và bước vào cuộc đời một cách vững vàng”. Tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời đƣợc sáng tác năm 1989, tới nay đã đƣợc xuất bản tới năm lần. Tiểu thuyết vinh dự nhận giải thƣởng Hồ Chí Minh về Văn học - Nghệ thuật 2012. Điều đó là minh chứng chân thực nhất cho giá trị của tác phẩm. Tiểu thuyết kể về câu chuyện của gia đình họ Lã trƣớc bao nhiêu sóng gió của cuộc đời và trong những sóng gió ấy đã làm nên con ngƣời cao cả. Đó là ngƣời bà với tấm lòng bao dung nhân hậu, hy sinh hết mình để bao bọc cho các con, các cháu. Tấm lòng từ bi, yêu thƣơng của bà trải rộng ra để cứu vớt những mảnh đời cơ cực. Bà là chân lý sống sáng ngời, là trái tim cao cả, tỏa ánh nắng ấm áp đến những chân trời giá lạnh của cuộc đời. Côi cút giữa cảnh đời thì ắt hẳn cũng có những mảnh đời côi cút giống cái tên của tiểu thuyết. Những mảnh đời ấy là Duy và Thảm cùng những con ngƣời khác cũng bị xoáy vào cuộc đời khổ cực và mang trong mình những vết thƣơng. Mặt khác, tác giả cũng không quên hƣớng tác phẩm của mình tỏa sáng vào những góc khuất của xã hội bằng việc đƣa những nhân vật phản diện (Luông, Hứng) vào tác phẩm nhƣ một cách để vạch trần sự thối nát, tha hóa của bộ máy chính quyền trong những ngày “tranh tối tranh sáng” của thời kì đổi mới. Đây là cái nhìn vừa bao quát, cụ thể lại vừa mạnh dạn của tác giả về 15 vấn đề chính trị vốn nhạy cảm. Cách nhìn nhƣ thế sẽ không có sự “che đậy” hay “giấu giếm” để từ đó thay đổi sự thật và làm cho con ngƣời đƣợc bảo đảm quyền hạnh phúc. Đây chính là ý nghĩa sâu sắc mà tác giả muốn phản ánh. Có thể nói, ra sự đời của tiểu thuyết nhƣ“một bước ngoặt lịch sử” trong sự nghiệp đổi mới văn chƣơng nói chung và trong sự nghiệp văn học của Ma Văn Kháng nói riêng mà nhƣ Lƣu Khánh Thơ nhận định: ông là ngƣời “Khuấy động văn đàn Việt Nam hiện đại” 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan