Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn thế giới nghệ thuật thơ trần huyền trân...

Tài liệu Luận văn thế giới nghệ thuật thơ trần huyền trân

.PDF
95
109
136

Mô tả:

Lê Thị Hoa Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------ LÊ THỊ HOA THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ TRẦN HUYỀN TRÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Hà Nội – 2015 1 Lê Thị Hoa Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------------ LÊ THỊ HOA THẾ GIỚI NGHỆ THUẬT THƠ TRẦN HUYỀN TRÂN LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Lƣu Khánh Thơ Hà Nội – 2015 2 Lê Thị Hoa Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân LỜI CẢM ƠN Luận văn được hoàn thành tại Khoa Văn học – Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn. Em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Lưu Khánh Thơ đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên em trong suốt quá trình nghiên cứu để thực hiện luận văn này! Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo trong Khoa Văn học và các anh chị trong phòng Đào tạo sau đại học - Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn đã giảng dạy, trang bị cho em những nền tảng kiến thức bổ ích, giúp đỡ em hoàn thành khóa học và tạo điều kiện để em nghiên cứu, thực hiện đề tài và được tiến hành bảo vệ luận văn. Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, đơn vị công tác, người thân và bạn bè đã giúp đỡ, động viên, khuyến khích, tạo điều kiện về thời gian, giúp đỡ về mọi mặt trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để em hoàn thành được bản luận văn! Với trình độ và kiến văn còn hạn chế của người viết, luận văn chắc chắn không tránh khỏi khiếm khuyết. Tác giả luận văn mong muốn sẽ nhận được những nhận xét, góp ý của các thầy cô, các nhà nghiên cứu và những người có quan tâm đến vấn đề được thực hiện trong luận văn. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, ngày 26/10/2015 Tác giả luận văn 3 Lê Thị Hoa Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân MỤC LỤC MỞ ĐẦU .........................................................................................................3 1. Lý do chọn đề tài ...............................................................................3 2. Lịch sử vấn đề ...................................................................................4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................9 4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................10 5. Cấu trúc luận văn ............................................................................11 NỘI DUNG ....................................................................................................12 Chƣơng 1: Trần Huyền Trân và thi phái “áo bào gốc liễu”......................12 1.1. Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp và quá trình sáng tạo thơ ca của Trần Huyền Trân ........................................................................12 1.1.1. Cuộc đời ..........................................................................12 1.1.2. Sự nghiệp văn học và quá trình sáng tạo thơ ca của Trần Huyền Trân ......................................................................13 1.2. Trần Huyền Trân và thi phái “áo bào gốc liễu” .........................15 Chƣơng 2: Những nguồn cảm hứng chủ đạo và sự thể hiện cái tôi trữ tình trong thơ Trần Huyền Trân ........................................................................21 2.1. Những nguồn cảm hứng chủ đạo ..................................................23 2.1.1. Hiện thực cuộc sống nơi “lều gianh Cống Trắng”..........23 2.1.2. Tình cảm gia đình, bạn bè, tình yêu đôi lứa ....................28 2.1.3. Hiện thực Cách mạng ......................................................34 2.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Trần Huyền Trân ...................................43 4 Lê Thị Hoa Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân 2.2.1. Cái tôi cảm khái, bi phẫn, trăn trở, băn khoăn nhưng tràn đầy ước vọng trước thời cuộc .........................................................................43 2.2.2. Cái tôi cảm thông với những thân phận bất hạnh, chứa chan tình yêu con người .................................................................................51 2.2.3. Cái tôi lãng mạn, đa tình .................................................54 Chƣơng 3: Một số phƣơng diện nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân ............... ………………………………………………………………….... 61 3.1. Ngôn ngữ thơ ................................................................................61 3.1.1. Ngôn ngữ đời sống ...........................................................61 3.1.2. Ngôn ngữ bác học, cổ điển, tượng trưng .........................64 3.2. Thể thơ ..........................................................................................66 3.2.1. Thể thơ bảy chữ ...............................................................66 3.2.2. Thể thơ lục bát .................................................................67 3.2.3. Thể thơ tự do ....................................................................72 3.3. Giọng điệu thơ ...............................................................................73 3.3.1. Giọng điệu cảm khái, bi phẫn ..........................................73 3.3.2. Giọng điệu xót xa, đau đớn ..............................................77 3.3.3. Giọng điệu đằm thắm, dịu dàng .......................................81 KẾT LUẬN ...................................................................................................84 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................87 5 Lê Thị Hoa Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trần Huyền Trân (1913-1989) tên thật là Trần Đình Kim. Bạn bè thường gọi ông là Trần Kim mà không dùng tên đệm. Ông là một nhà thơ sáng tác ở cả hai thời kỳ trước và sau cách mạng và có cống hiến không nhỏ đối với nền thơ ca dân tộc. Nhà thơ Hữu Thỉnh đã từng nhấn mạnh: “Thành tựu của Trần Huyền Trân đóng góp cho nghệ thuật Việt Nam là rất lớn. Thơ của ông so với Chế Lan Viên, Huy Cận, Xuân Diệu… không thua kém, song việc có nhiều ý kiến đánh giá chưa hết những đóng góp của ông trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, trong hoạt động cách mạng, nhất là văn hóa cứu quốc là một thiếu sót.” Thế nhưng, cho đến nay, sự nghiệp thơ ca của ông vẫn chưa được tìm hiểu một cách thỏa đáng. Chính vì vậy, luận văn này ra đời với mong muốn góp một phần vào việc khẳng định giá trị nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân với độc giả. Trần Huyền Trân không phải là tác giả có một sự nghiệp văn học đồ sộ nhưng là tác giả của nhiều tác phẩm có giá trị ở nhiều thể loại khác nhau. Riêng trên lĩnh vực thơ ca, ông có đóng góp không nhỏ cho nền thơ ca Việt Nam hiện đại, cả về phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Tác phẩm thơ của Trần Huyền Trân chủ yếu được in trong tập thơ Rau tần (1986). Đến năm 2001, Nhà xuất bản Văn học đã xuất bản cuốn Thơ Trần Huyền Trân tuyển tập sưu tầm đầy đủ tất cả các bài thơ của nhà thơ. Tuy cùng “hội tam anh” với Thâm Tâm và Nguyễn Bính nhưng có thể nói, so với những người bạn của mình, đóng góp của Trân Huyền Trân cho Thơ Mới và văn học Việt Nam vẫn chưa được nhìn nhận một cách xứng đáng. Thế giới nghệ thuật chính là tính chỉnh thể, thống nhất của sáng tác nghệ thuật của tác phẩm hay tác giả được hình thành nên từ quan niệm của chính tác giả về thế giới. Nghiên cứu thế giới nghệ thuật là để tìm hiểu quy 6 Lê Thị Hoa Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân luật sáng tạo của chủ thể, những tư tưởng, tình cảm, tâm trạng, suy nghĩ chủ đạo chi phối đến tác phẩm của các tác giả. Từ việc khảo sát và nghiên cứu thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân, chúng ta sẽ thấy được những nét lớn độc đáo và đặc sắc nhất của thơ ông, nhất là về cảm hứng chủ đạo, cái tôi trữ tình và phong cách nghệ thuật của nhà thơ trong mối quan hệ với phong trào Thơ Mới đương thời nói chung và trong mối liên hệ, so sánh với thi phái “áo bào gốc liễu” nói riêng. Qua đó, khẳng định những đóng góp của ông cho thơ Việt Nam hiện đại. Chính từ những lí do trên, luận văn này ra đời nhằm mục đích góp một tiếng nói vào việc nhìn nhận và đánh giá những tác phẩm thơ Trần Huyền Trân một cách đầy đủ toàn diện hơn. Mặt khác, chúng tôi cũng muốn khẳng định vị trí của nhà thơ trong làng thơ Việt Nam hiện đại. Vì vậy, chúng tôi chọn đề tài Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình trên cơ sở tiếp thu các ý kiến nhận xét, đánh giá của những người nghiên cứu đi trước để nhằm góp thêm một cái nhìn khái quát về thơ Trần Huyền Trân. Đồng thời, chúng tôi cũng hi vọng rằng, sau khi đề tài này được nghiên cứu thành công, luận văn sẽ là một tài liệu tham khảo hữu ích trong việc học tập và giảng dạy thơ Việt Nam hiện đại nói chung và phong trào Thơ Mới cũng như tác giả Trần Huyền Trân nói riêng. 2. Lịch sử vấn đề Chặng đường thơ Trần Huyền Trân kéo dài từ những năm trước Cách mạng tháng Tám – 1945 cho đến thời kỳ đất nước đổi mới và chỉ dừng lại khi ông qua đời năm 1989. Tác phẩm cuối cùng của ông là bài thơ “Tặng khoa ngoại”, được viết năm 1988 khi ông chữa bệnh ở bệnh viện Hữu Nghị. Có thể nói rằng, đây là một quãng đường rất dài, xuyên suốt cuộc đời tác giả, trải qua rất nhiều biến động của lịch sử dân tộc, từ khi đất nước còn nô lệ dưới chế độ của Thực dân Pháp cho đến khi giành độc lập, thống nhất và bắt tay vào công 7 Lê Thị Hoa Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân cuộc xây dựng, đổi mới đất nước. Trong suốt quãng đường dài đó, Trần Huyền Trân sáng tác không ngừng nghỉ ở nhiều thể loại văn học: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, kịch thơ, chèo. Riêng trên lĩnh vực thơ ca, suốt một chặng đường dài như vậy nhưng gần như thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân không có nhiều biến đổi, ông sử dụng một phong cách thơ đồng nhất trong suốt quá trình sáng tác của mình. Mặc dù vậy, cho đến nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu chuyên sâu về thơ Trần Huyền Trân, về thế giới nghệ thuật thơ ông lại càng không có. Ông chỉ được nhắc đến trong một số sách nghiên cứu và các trang báo, tạp chí. Theo thống kê của chúng tôi, cho đến nay, mới chỉ có khoảng 20 bài viết in trên sách, báo, tạp chí và mạng internet nghiên cứu, đánh giá thơ Trần Huyền Trân. Có lẽ ấn phẩm “Thơ Trần Huyền Trân tuyển tập” năm 2001 của Nhà xuất bản Văn học là tuyển tập đầy đủ nhất về thơ ông, đồng thời cũng trong tuyển tập này, Ban biên soạn đã trích dẫn một số ý kiến nhận xét, đánh giá, phê bình thơ Trần Huyền Trân của các nhà nghiên cứu thay cho lời cuối sách. Hoài Thanh và Hoài Chân là hai nhà phê bình đầu tiên có những thẩm định, đánh giá về thơ Trần Huyền Trân. Tuy vậy, lúc đó, Trần Huyền Trân mới bắt đầu sự nghiệp sáng tác thơ ca của mình nên số lượng tác phẩm cũng chưa nhiều. Năm 1940 - 1941, cuốn Thi nhân Việt Nam được hoàn thành có nghĩa là Hoài Thanh và Hoài Chân mới chỉ có thể đọc được 24/99 bài thơ của Trần Huyền Trân. Chính vì vậy có thể khẳng định rằng những đánh giá của Hoài Thanh và Hoài Chân trong Thi nhân Việt Nam đối với thơ Trần Huyền Trân sẽ không thể đầy đủ và hoàn chỉnh được. Đó mới chỉ là một phần của thơ ông trước Cách mạng Tháng Tám - 1945. 8 Lê Thị Hoa Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân Tác giả Thi nhân Việt Nam khẳng định “Trần Huyền Trân, con người có tên lạ ấy không phải là một thiên tài.” Ý kiến này đúng ở nhiều phương diện, Trần Huyền Trân không phải một nhà thơ mới được đông đảo nhiều người biết đến như Xuân Diệu, Huy Cận hay Thế Lữ... , ông cũng không phải là nhà thơ có số lượng lớn các tác phẩm, càng không phải một nhà thơ có nhiều bài thơ tiêu biểu của thời ấy. Nhưng chính những điều này có lẽ lại là lý do để Hoài Thanh “mở cửa” đón Trần Huyền Trân bởi thơ ông cũng có những nét độc đáo riêng của mình. Tác giả Thi nhân Việt Nam “ưa những vần thơ hiền lành và ít nói yêu đương” của Trần Huyền Trân. Quan điểm này của Hoài Thanh rất chính xác. Trong khi hầu hết các nhà thơ mới say đắm với tình yêu, với thiên nhiên thì Trần Huyền Trân ít khi viết về đề tài này. Ông “tìm thi hứng, hoặc trong những cảnh đời buồn bã ... hoặc trong cảnh đồng quê”. Hoài Thanh đã nhận xét: “Thơ Trần Huyền Trân không xuất sắc lắm. Nhưng sau khi đọc hoài những câu rặt anh anh em em tôi đã tìm thấy ở đây cái thú của người đi đổi gió”. Thế có nghĩa là thơ Trần Huyền Trân có một sự khác biệt lớn đối với phần chung của bức tranh thơ mới lãng mạn và Hoài Thanh là người đã sớm nhận ra sự khác biệt ấy và dành cho nhà thơ một niềm ưu ái không nhỏ. Tuy chỉ được dành chưa đầy hai trang giấy trong Thi nhân Việt Nam và cũng chưa được Hoài Thanh trích dẫn đầy đủ bài thơ nào nhưng là một trong số 46 nhà thơ tiêu biểu nhất của phong trào Thơ Mới cũng đủ để khẳng định vị trí của Trần Huyền Trân. Đó chính là lý do vì sao Hoài Thanh lại phải thêm Trần Huyền Trân vào những trang cuối của Thi nhân Việt Nam : “Viết đến đây tôi đã định khép cửa lại, dầu có thiên tài đến gõ cũng không mở. Thế mà lại phải mở cửa để đón một nhà thơ nữa: Trần Huyền Trân” [51, tr.374]. Trong cuốn Việt Nam thi nhân tiền chiến (Quyển hạ), nhà nghiên cứu Nguyễn Tấn Long đã lý giải con đường thơ của Trần Huyền Trân. Ông nhận 9 Lê Thị Hoa Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân định rằng, chính cuộc sống nghèo khổ, bươn chải nơi “lều gianh Cống Trắng” của Trần Huyền Trân đã tạo nên “nỗi niềm u uẩn” cũng như tâm trạng cảm khái, bi phẫn trước thời cuộc, từ đó tạo nên đề tài xã hội trong thơ ông. Trần Huyền Trân bất lực trước hiện thực đời sống nhưng đã nhanh chóng nhận ra con đường giải phóng cho tâm hồn mình, con đường Cách mạng để từ đó những bài thơ hay về cuộc chiến đấu của nhân dân ta được ra đời. Tiến sỹ Nguyễn Phan Cảnh, Phạm Thị Hòa trong bài Trần Huyền Trân – Nhà thơ kết thúc phong trào thơ mới 1930 – 1945 in trên Báo Sài Gòn giải phóng đã có những nhận định hết sức đáng quý về thơ Trần Huyền Trân. Hai tác giả đã khẳng định được đóng góp của nhà thơ đối với phong trào Thơ Mới, đó là nội dung xã hội, tính chất hiện thực của thơ; về mặt nghệ thuật, ông có những sáng tạo độc đáo về ngôn ngữ và thể thơ, đặc biệt là thể thơ lục bát. Trong Trần Huyền Trân tài hoa và bất hạnh, nhà nghiên cứu Hoài Việt phân tích tâm trạng bi phẫn, cái ngang tàng của thơ Trần Huyền Trân thể hiện qua một số bài thơ và nhận xét “Trần Huyền Trân làm thơ không nhiều, nhưng có khá nhiều bài hay, câu hay. Có vị ngọt mật ong, cái say của “bồ đào mỹ tửu””. Giáo sư Hoàng Như Mai là một trong số ít những nhà nghiên cứu quan tâm và đánh giá cao đóng góp của thơ Trần Huyền Trân đối với văn thơ Việt Nam hiện đại. Giáo sư đã chỉ những nét lớn nhất trong thơ Trần Huyền Trân qua việc phân tích, cảm nhận hai bài thơ “Độc hành ca” và “Cái thai hoang”. Hai bài thơ trên là tiêu biểu cho phong cách thơ Trần Huyền Trân. “Độc hành ca” là tâm trạng của Trần Huyền Trân cũng như tâm trạng chung của nhiều thế hệ đương thời. Đó là là “tiếng rên rỉ của đồng bào đói khổ, hấp hối, nghe thấy lời trách mắng kêu gọi của non sông quằn quại trong xiềng xích”. Họ bế 10 Lê Thị Hoa Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân tắc, mò mẫm trong việc tìm ra con đường giải thoát mình khỏi cảnh tù túng ấy. Nhà nghiên cứu đã khẳng định “Bài thơ Độc hành ca của thi sỹ Trần Huyền Trân là một bài tuyên ngôn của một thế hệ văn nghệ sỹ lãng mạn tuyên bố cáo chung cho một thời kỳ sáng tác và khởi đầu một thời kỳ sáng tác. Một thế hệ cầm bút thức tỉnh quay lưng lại với quá khứ mơ mộng, hão huyền, âm u, lang thang không định hướng bên lề cuộc sống của đồng bào, của dân tộc và ngẩng đầu, tuy bước chân còn run rẩy, hăng hái tiến về phía một phương trời hứa hẹn nắng mới.” Bài thơ Cái thai hoang là một ẩn dụ của Trần Huyền Trân về dân tộc, đất nước, thể hiện nỗi đau của nhà thơ trước hiện thực nô lệ của nhân dân. Nhà thơ lên án sự tàn bạo, độc ác của quân xâm lược, đồng thời thể hiện khát vọng mãnh liệt được hành động để phá tan xiềng xích ấy. Câu thơ cuối bài: Ta – bậc thang đời con giẫm lên “là lời cam kết danh dự” của thế hệ văn nghệ sỹ Cách mạng thời bấy giờ. Nhà văn Tô Hoài trong bài viết Trần Huyền Trân – Đường thơ, đường đời và nhà thơ Nguyễn Đình Thi trong bài viết Trần Huyên Trân với tập thơ Rau tần đã ghi lại một số những kỷ niệm, ấn tượng của nhà văn đối với nhà thơ Trần Huyền Trân, đồng thời cũng đã ghi lại một số nét lớn trong cuộc đời nhà thơ đã tác động đến các sáng tác của ông. Nhà nghiên cứu văn học Lưu Khánh Thơ trong Thơ và một số gương mặt thơ Việt Nam hiện đại – NXB Khoa học xã hội, 2005 cũng đã có bài Trần Huyền Trân – nhà thơ “vẩy bút làm mưa gió” đã đưa ra một số nhận định của mình về thơ ông. Trong đó khẳng định: “Cái tinh anh của Trần Huyền Trân trong thơ đã phát tiết đúng độ của nó rồi. Cái tài hoa của thơ ông cũng đã đạt đến cõi. Cái bản sắc, giọng điệu riêng của ông cũng đã định hình” [55, tr. 210, 211]. Lưu Khánh Thơ trong bài nghiên cứu này cũng đã chỉ ra và phân 11 Lê Thị Hoa Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân tích khá sâu sắc nét độc đáo của thơ Trần Huyền Trân. Đó là tâm trạng cảm khái và đó cũng là lời giải thích vì sao Hoài Thanh phải “mở cửa” đón ông vào Thi nhân Việt Nam. Ngoài các bài viết, nghiên cứu trên, còn một số bài viết của một số nhà nghiên cứu như Tô Hà, Vũ Quần Phương, Nguyễn Thụy Kha, Nguyễn Sỹ Đại ... phân tích, cảm nhận về thơ Trần Huyền Trân. Tuy nhiên, những bài viết này thường chỉ gói gọn với dung lượng nhỏ, bàn về một hay một số bài thơ của Trần Huyền Trân với một khía cạnh, góc độ nhất định của thơ ông. Qua các bài nghiên cứu, phê bình thơ Trần Huyền Trân nêu trên, ta có thể nhận thấy rằng các tác giả cũng đã có những đóng góp nhất định trong việc phát hiện ra một số đặc điểm về nội dung, nghệ thuật nổi bật của thơ ông. Nhưng nhìn chung những tìm hiểu về thơ Trần Huyền Trân chưa nhiều và chưa toàn diện, các bài viết mới đi vào tìm hiểu một hay một vài bài thơ hoặc chỉ dừng lại nghiên cứu một khía cạnh, một mặt nào đó trong thơ ông, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu, khảo sát toàn diện và có hệ thống về thơ ông để từ đó rút ra những đặc điểm khái quát về nội dung tư tưởng, nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân. Tuy nhiên đây là những nhận định, đánh giá hết sức đáng quý, gợi mở cho chúng tôi một cái nhìn bao quát về cuộc đời và thơ Trần Huyền Trân. Đồng thời đó cũng là cơ sở để chúng tôi làm tư liệu cho việc thực hiện luận văn này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Trần Huyền Trân là tác giả ở nhiều thể loại nghệ thuật khác nhau như thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, chèo... nhưng với đề tài này, luận văn chỉ nghiên cứu thế giới nghệ thuật trong thơ ông. Vì vậy, đối tượng nghiên cứu của luận văn bao gồm toàn bộ sáng tác thơ Trần Huyền Trân bao gồm 99 12 Lê Thị Hoa Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân bài thơ, được tuyển tập đầy đủ trong “Thơ Trần Huyền Trân tuyển tập” của NXB Văn học năm 2001. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tìm hiểu thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân trong suốt chặng đường sáng tác thơ ca của ông từ trước Cách mạng Tháng Tám – 1945 cho đến những tác phẩm ông sáng tác thời kỳ cuối đời. Ngoài ra chúng tôi còn khảo sát thơ của một số nhà thơ khác của phong trào Thơ Mới trong sự so sánh đối chiếu để làm nổi rõ hơn những đặc sắc trong thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp thống kê Trong luận văn này, chúng tôi đã sử dụng phương pháp thống kê các để khẳng định những nét lớn trong thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân, tìm ra những nét đặc sắc về nguồn cảm hứng chủ đạo cũng như cái tôi trữ tình của thơ ông. 4.2. Phương pháp hệ thống Xuất phát từ quan niệm thế giới nghệ thuật là một chỉnh thể, vì vậy chúng tôi đặt toàn bộ các sáng tác thơ của Trần Huyền Trân trong một hệ thống hoàn chỉnh để nhận ra tính liên tục và thống nhất của các tác phẩm thơ ông. 4.3. Phương pháp phân tích – tổng hợp Đây là phương pháp cơ bản và phổ biến trong nghiên cứu văn học nói chung. Chúng tôi vận dụng phương pháp này để phân tích câu thơ, khổ thơ, đoạn thơ, bài thơ có tính chất tiêu biểu, điển hình để minh họa cho các luận điểm của luận văn. Qua tập trung và tìm hiểu những quan điểm, cách hiểu về thơ Trần Huyền Trân, khám phá và khẳng định những nét độc đáo nhất của 13 Lê Thị Hoa Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân thế giới nghệ thuật thơ ông. Tổng hợp kết quả phân tích để chứng minh cho các luận điểm đó. 4.4. Phương pháp so sánh, đối chiếu Chúng tôi tiến hành so sánh, đối chiếu thơ Trần Huyền Trân với thơ của thi phái “áo bào gốc liễu” nói riêng và thơ Mới nói chung để tìm ra những nét đặc sắc nhất của thơ ông. Mục đích của việc sử dụng phương pháp so sánh là để khẳng định nét độc đáo, đặc sắc của thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân. Từ đó, khẳng định vị trí, vai trò của thơ ông trong làng thơ Việt Nam hiện đại. 5. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được triển khai trong ba chương: Chương 1: Trần Huyền Trân và thi phái “áo bào gốc liễu” Chương 2: Những nguồn cảm hứng chủ đạo và cái tôi trữ tình trong thơ Trần Huyền Trân Chương 3: Một số phương diện nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân 14 Lê Thị Hoa Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân NỘI DUNG Chƣơng 1: TRẦN HUYỀN TRÂN VÀ THI PHÁI “ÁO BÀO GỐC LIỄU” 1.1. Vài nét về cuộc đời, sự nghiệp và quá trình sáng tạo thơ ca của Trần Huyền Trân 1.1.1. Cuộc đời Trần Huyền Trân tên thật là Trần Đình Kim, sinh ngày 13 tháng 9 năm 1913 tại Hà Nội. Quê quán của nhà thơ ở làng Giang, xã Nhân La, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Ông xuất thân trong một gia đình nghèo, cha mất sớm năm ông 13 tuổi. Mẹ ông rất nghèo, chỉ có một cái vó kéo cá kiếm sống qua ngày. Chính vì vậy, ông có một tuổi thơ hết sức vất vả: học trung học đến năm thứ hai phải bỏ học và làm đủ nghề để kiếm sống: thợ nguội, thợ chiếu phim, dạy học tư, làm báo, viết văn, lập đoàn kịch… Trước Cách mạng tháng Tám 1945, Trần Huyền Trân làm thơ, viết báo, viết văn cho Nhà xuất bản Tân Dân, Tiểu thuyết Thứ bảy, đã từng làm chủ bút báo Bắc Hà, lập đoàn kịch... nhưng những nghề này hầu như không đủ để nuôi sống nhà thơ và gia đình. Tờ báo Bắc Hà cũng chỉ tồn tại được một thời gian ngắn do không tiêu thụ được. Trần Huyền Trân đã sớm tham gia Mặt trận Việt Minh và Hội Văn hóa Cứu quốc, Báo Cờ Giải phóng, tạp chí Tiên phong (1943). Năm 1945, ông tham gia cướp chính quyền tại Hà Nội và hoạt động tích cực trong phong trào Cách mạng Việt Nam. Trong thời gian này, ông phụ trách công tác kiểm duyệt của Ban tuyên truyền ca kịch – Sở thông tin tuyên truyền Bắc Bộ và trở thành Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam vào tháng 7 năm 1946. Trong kháng chiến, ông làm Trưởng ban ca kịch nha Thông tin Việt Nam, phụ trách ngành kịch Đoàn văn công Trung ương. 15 Lê Thị Hoa Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân Hòa bình lập lại, Trần Huyền Trân về Ban Sân khấu – Vụ Nghệ thuật phụ trách ngành chèo, đồng thời làm công tác chỉ đạo nghệ thuật, đạo diễn đoàn kịch nói Hà Nội. Sau đó, ông về làm việc tại Sở Văn hóa Hà Nội, Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam. Ông là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam, Ủy viên thường vụ Hội Nghệ sỹ Sân khấu Việt Nam, Ủy viên thường vụ Hội Văn học nghệ thuật Hà Nội. Trần Huyền Trân mất ngày 22 tháng 4 năm 1989 tại Hà Nội do mắc bệnh hiểm nghèo. Năm 2007, Trần Huyền Trân được truy tặng Giải thưởng Nhà nước về văn học nghệ thuật. 1.1.2. Sự nghiệp văn học và quá trình sáng tạo thơ ca của Trần Huyền Trân Trần Huyền Trân là tác giả có sức sáng tạo bền bỉ. Ông bắt đầu làm thơ, viết truyện từ năm 20 tuổi và sớm được độc giả biết đương thời biết đến nhiều bài thơ, truyện ngắn. Các tác phẩm ông để lại cho kho tàng văn học Việt Nam rất đa dạng, phong phú về thể loại: thơ, truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch, kịch thơ, chèo. - Trước năm 1945 Bút danh Trần Huyền Trân được độc giả biết đến chủ yếu là một nhà thơ. Tuy nhiên, trong suốt cuộc đời mình, ông chỉ dành cho thơ khoảng thời gian rất ngắn ngủi, khoảng bảy, tám năm, chủ yếu là từ năm 1939 đến 1946. Trong tổng số 99 bài thơ để lại cho nền thơ ca Việt Nam thì có đến 54 bài thơ ông sáng tác trong giai đoạn này. Thơ ông thời kỳ này mang những nét đặc trưng nhất cho cả cuộc đời sáng tác thơ Trần Huyền Trân, sức sáng tạo cũng dồi dào nhất, như nhà nghiên cứu Lưu Khánh Thơ đã khẳng định: “Cái tinh anh của Trần Huyền Trân trong thơ đã phát tiết đúng độ của nó rồi. Cái tài hoa của thơ ông cũng đã đạt đến cõi. Cái bản sắc, giọng điệu riêng của ông 16 Lê Thị Hoa Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân cũng đã định hình”. Chính vì lý do trên, trong luận văn này, chúng tôi đã chia con đường sáng tác thơ của Trần Huyền Trân thành hai giai đoạn như vậy. - Sau 1945: Từ sau năm 1945 trở đi, hoạt động sáng tác văn học chủ yếu của Trần Huyền Trân là ở lĩnh vực sân khấu. Ông ít sáng tác thơ hơn thời kỳ trước (trong hơn 40 năm ông sáng tác 45 bài thơ). Nhưng những bài thơ của ông vẫn chứa chan tình người, tình đời, vẫn là một mạch cảm xúc nối dài từ thời kỳ trước Cách mạng. Trần Huyền Trân là nghệ sỹ có sự nghiệp văn học hết sức phong phú ở nhiều lĩnh vực: tiểu thuyết, thơ, sáng tác kịch bản sân khấu, đạo diễn sân khấu, hoạt động báo chí. Các tác phẩm chính của Trần Huyền Trân đã xuất bản gồm: Thơ: - Rau tần – thơ – 1986 - Trần Huyền Trân – Rau tần – 1995 - Thơ mới – 1932 – 1945 (in chung). - Thơ Trần Huyền Trân tuyển tập – 2001. Văn:  Truyện ngắn: - Chim lồng (Tập truyện ngắn) - Lẽ sống (Tập truyện ngắn) - Phát súng lục, Bài thơ trong chiếc chiến bào, Người trong lau...  Tiểu thuyết: - Kẻ phụ tình (1939) - Sau ánh sáng (1940) - Bóng người trên gác kinh (1940) - Tấm lòng người kỹ nữ (1940) 17 Lê Thị Hoa Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân - Người ngàn thu cũ (1942) Sân khấu:  Kịch: Phá xiềng, 19-8 (viết chung với Thâm Tâm), Con trâu hai nhà (đạo diễn), Cái máy chém (đạo diễn), Bài bích báo (đạo diễn), Đường dây chiến thắng (đạo diễn), Giờ phút quyết định (đạo diễn)...  Kịch thơ: Lên đường (tác giả), Hoàng Văn Thụ (tác giả), Lam Sơn tụ nghĩa (đạo diễn), Sơn Tinh – Thủy Tinh (tác giả).  Chèo: - Sưu tầm, cải biên, chỉnh lý các vở chèo cổ: Vân dại (kiêm đạo diễn), Quan âm Thị Kính (kiêm đạo diễn), Trương Viên. - Ngôi nhà mới (tác giả), Người con dâu (tác giả), Vườn cam (đạo diễn), Những cô thợ dệt (viết chung với Việt Dung, Xuân Bình, Cao Kim Điển), Tiếng hát bên nôi (tác giả), Tạ Thị Kiều (tác giả), Câu chuyện ngược dòng (chuyển thể chèo – đạo diễn), Thạch Sanh (đạo diễn), Lửa Hà Nội (tác giả), Tú Uyên Giáng Kiều (tác giả - đạo diễn), Bà má vùng cát trắng (đạo diễn), Ni cô Đàm Vân (chuyển thể chèo – đạo diễn), Cô Thủy (viết chung với Kiều Liên Sơn), Bên sông Như Nguyệt (tác giả). 1.2. Trần Huyền Trân và thi phái “áo bào, gốc liễu” Thi phái “áo bào gốc liễu” bao gồm ba nhà thơ Nguyễn Bính, Thâm Tâm và Trần Huyền Trân. Thâm Tâm (1917–1950) tên thật là Nguyễn Tuấn Trình, sinh ngày 12 tháng 5 năm 1917 tại thị xã Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Thâm Tâm là nghệ sỹ đa tài, ngoài tài thơ còn vẽ tranh, viết truyện, soạn kịch, minh họa cho sách báo; tuy vậy ông vẫn được người đời biết đến với khả năng làm thơ nhiều hơn cả. Cũng giống như Trần Huyền Trân, Thâm Tâm chỉ được Hoài Thanh dành cho hai trang ít ỏi trong Thi nhân Việt Nam, bao gồm cả phần trích dẫn bài thơ 18 Lê Thị Hoa Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân Tống biệt hành. Chỉ với dung lượng ngắn ngủi nhưng nhà phê bình Hoài Thanh qua một bài thơ cũng đã khái quát được nét độc đáo, đặc trưng nhất của thơ Thâm Tâm: “Thơ thất ngôn của ta bây giờ thực có khác thơ thất ngôn cổ phong. Nhưng trong bài thơ dưới đây lại thấy sống lại cái không khí riêng của nhiều bài thơ cổ. Điệu thơ gấp. Lời thơ gắt. Câu thơ rắn rỏi, gân guốc. Không mềm mại, uyển chuyển như phần nhiều thơ bây giờ. Nhưng vẫn đượm chút bâng khuâng khó hiểu của thời đại.” [51, tr.284]. Nguyễn Bính (1918 - 1967) tên thật là Nguyễn Trọng Bính, quê tại xã Đồng Đội (nay là xã Cộng Hòa), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Trong suốt cuộc đời cầm bút của mình, Nguyễn Bính đã sáng tác nhiều thể loại như thơ, kịch, truyện thơ... Ông được đông đảo độc giả công nhận như một trong các nhà thơ xuất sắc nhất của thi ca Việt Nam hiện đại. Nguyễn Bính đã từng tự bạch "Tôi là thi sĩ của thương yêu". Quả đúng vậy, Nguyễn Bính là thi sĩ khát khao và trân trọng tình người, Nguyễn Bính trở thành người đồng điệu của nhiều văn nghệ sĩ chân chính, những người suốt đời phấn đấu vì tình thương yêu đồng loại, tình yêu nhân dân đất nước, sống và viết với ước vọng nhân văn cao cả ấy. Khác với Thâm Tâm và Trần Huyền Trân, thơ Nguyễn Bính luôn ngập tràn nét dung dị, mượt mà của ca dao dân tộc. Trần Huyền Trân là một trong hai nhà thơ hiếm hoi trong Thi nhân Việt Nam không được Hoài Thanh – Hoài Chân trích dẫn nguyên vẹn một bài thơ nào (Trần Huyền Trân và T.T.Kh), đồng thời lại là thi sỹ cuối cùng khép lại cuốn sách. Có lẽ đó chính là lý do khiến cho Trần Huyền Trân không được nhiều người biết đến. Độc giả thường vẫn nhắc đến Nguyễn Bính và Thâm Tâm nhiều hơn mặc dù so với Thâm Tâm, số lượng tác phẩm của Trần Huyền Trân còn lớn hơn nhiều. Bút danh Trần Huyền Trân khiến rất nhiều người, ngay cả những người trong giới nghệ sỹ băn khoăn. Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng đã từng hỏi Trần 19 Lê Thị Hoa Thế giới nghệ thuật thơ Trần Huyền Trân Huyền Trân: “Tại sao cậu lại dùng cái bút danh khăn yếm như thế, dẫu cho đó là tên một tuyệt tác giai nhân?”. Nhà văn Tô Hoài cũng đã từng nhận xét cái tên ấy không hợp với dáng dấp nhà thơ “Mày gươm nét mác chữ nhân già – Hàm bạnh hình đồi, lưng cỗi đa”. Và những khi được hỏi những câu hỏi như vậy, nhà thơ Trần Huyền Trân chỉ mỉm cười lặng lẽ. Bởi bút danh ấy của ông gắn với một sự kiện lớn trong đời nhà thơ. Ngày còn làm báo Bắc Hà, Trần Huyền Trân thuê nhà của mẹ con cô Trần Nguyệt Hiền. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn, cô gái bị mẹ gả bán cho nhà giàu, không bao lâu thì bị trả về nhà với cái thai trong bụng. Sẵn một trái tim giàu lòng nhân ái, nhà thơ đã lấy tên mình khai sinh cho đứa bé. “Trần nối với Trân bằng dấu huyền là Trần Huyền Trân ... đấy là tên đứa bé tội nghiệp và là bút danh” [3, tr.24] của Trần Kim. Thi phái “áo bào gốc liễu” được tạo nên từ chính sự đồng cảm của ba con người cùng cảnh ngộ. Trong bài thơ Gió gác Sơn Nam (1943), Trần Huyền Trân viết về kỷ niệm với Thâm Tâm và Nguyễn Bính, về sợi dây nối kết họ với nhau. Cuộc sống nghèo khổ của ba thi sỹ gắn kết họ lại với nhau trong một tình bạn chân thành “Ba ta, ba chiếc bóng gầy... Ngọn đèn trang giấy cùng chia cái nghèo... Cháo rau ấm bụng thơ gieo ấm lòng”. Bài thơ là kỷ niệm về một thời khốn khó của ba nhà thơ nhưng đồng thời cũng là một lý do để chúng ta hiểu sâu hơn về thi phái này. Mẫu số chung của ba nhà thơ bắt nguồn từ cái nghèo. Đó là dấu nối đầu tiên gắn kết ba nhà thơ lại với nhau và cũng là tiền đề hình thành nên phong cách cho “hội tam anh”. Gác Sơn Nam, gác đèo bòng Có ba mái tóc bồng bềnh bên nhau Thi phái “áo bào gốc liễu” không thật nổi trội trong phong trào Thơ Mới nhưng là thi phái góp phần tạo nên bức tranh hết sức đa dạng cho Thơ Mới. Nét đặc sắc nhất của thi phái “áo bào gốc liễu” đem đến cho người đọc chính là “dư vị cổ kính”. Thơ Trần Huyền Trân và Thâm Tâm, nhất là ở thể 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan