Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn thế giới nhân vật trong tiểu thuyết mẫu thượng ngàn của nguyễn xuân khá...

Tài liệu Luận văn thế giới nhân vật trong tiểu thuyết mẫu thượng ngàn của nguyễn xuân khánh

.PDF
57
146
96

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ---------------- VŨ THỊ THẢO THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT MẪU THƯỢNG NGÀN CỦA NGUYỄN XUÂN KHÁNH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. NGUYỄN PHƢƠNG HÀ HÀ NỘI - 2016 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới ThS. Nguyễn Phƣơng Hà - người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy cô giáo trong Khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học tập và thực hiện khóa luận này. Xin gửi lời cảm ơn tới người thân và bạn bè đã luôn quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi để khóa luận này được hoàn thành. Tôi xin chân thành cảm ơn! Xuân Hòa, ngày… tháng 05 năm 2016 Sinh viên thực hiện Vũ Thị Thảo LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: - Khóa luận này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn trực tiếp của ThS. Nguyễn Phƣơng Hà. - Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận hoàn toàn trung thực. - Khóa luận không sao chép từ một tài liệu có sẵn nào. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm! Xuân Hòa, ngày… tháng 05 năm 2016 Sinh viên Vũ Thị Thảo MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài .......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề .......................................................................... 2 3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 4 5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu.................................................................. 4 6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................ 5 7. Đóng góp của khóa luận ............................................................................. 5 8. Cấu trúc của khóa luận............................................................................... 5 PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 6 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG .................................................... 6 1.1. Thế giới nhân vật ...................................................................................... 6 1.1.1. Khái niệm nhân vật ................................................................................ 6 1.1.2. Các kiểu loại nhân vật .......................................................................... 7 1.2. Tác giả Nguyễn Xuân Khánh. ................................................................. 8 1.2.1.Cuộc đời và quá trình sáng tác. .............................................................. 8 1.2.2. Tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn trong bối cảnh văn xuôi đương đại Việt Nam. ........................................................................................................ 10 CHƢƠNG 2: NHÂN VẬT VÀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT MẪU THƯỢNG NGÀN .................................... 14 2.1. Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn .................. 14 2.1.1. Nhân vật nữ .......................................................................................... 14 2.1.2. Nhân vật xâm lược ............................................................................... 22 2.1.3. Nhân vật tâm linh................................................................................. 27 2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật .............................................................. 33 2.2.1. Nghệ thuật miêu tả ngoại hình............................................................ 33 2.2.2. Nghệ thuật biểu hiện tâm lí ................................................................. 35 2.2.3. Nghệ thuật biểu hiện tâm linh. ............................................................ 45 KẾT LUẬN .................................................................................................... 50 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHẦN MỞ ĐẦU 1.Lí do chọn đề tài 1. Những năm gần đây, tiểu thuyết được đánh giá là một thể loại phát triển mạnh mẽ nhất của văn học Việt Nam. Bên trong sự bộn bề, đa dạng của bức tranh tiểu thuyết thập kỉ qua, có thể thấy tiểu thuyết lịch sử là khuynh hướng chủ đạo có nhiều đóng góp về tư tưởng nghệ thuật . Tiểu thuyết Việt Nam đương đại, Nguyễn Xuân Khánh được coi là một hiện tượng độc đáo. Vắng bóng trên văn đàn hàng chục năm, ông tiếp tục cầm bút ở tuổi 70 với thể tài tiểu thuyết lịch sử. Ngay lập tức Nguyễn Xuân Khánh được bạn đọc đón nhận nồng nhiệt và gặt hái được nhiều thành công lớn qua bộ ba tiểu thuyết: Hồ Quý Ly (2000), Mẫu Thượng Ngàn (2006) và Đội gạolên chùa (2011). 2.Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh được trình làng năm 2006. Tác phẩm là sự ấp ủ, lao động miệt mài của nhà văn trong một khoảng thời gian dài. Đó là cuốn tiểu thuyết về lịch sử, văn hóa phong tục Việt Nam thể hiện qua cuộc sống và những người dân ở một làng quê bán sơn địa Bắc Bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Tác phẩm đã thành công trên nhiều bình diện, có nhiều giá trị, nhưng ấn tượng nổi bật là thế giới nhân vật. 3. Trong tiểu thuyết nhân vật đóng vai trò là thành tố trung tâm. Thông qua thế giới nhân vật nhà văn mang đến người đọc những vấn đề nóng hổi của thời đại,đồng thời bộc lộ những tư tưởng cá nhân. Vì thế việc nghiên cứu đề tài Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh là một việc làm cần thiết và có ý nghĩa thiết thực. 4. Đối với người giáo viên Ngữ văn, việc tìm hiểu nhân vật trong tác phẩm văn họcgóp phần mang lại nhiều lợi ích trong công tác giảng dạy. Thông qua việc nghiên cứu, người viết sẽ có cơ hội tốt để rèn luyện, nâng cao 1 trình độ tư duy và các thao tác phân tích tác phẩm văn học, nhất là thao tác phân tích nhân vật. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàncủa Nguyễn Xuân Khánh” với mong muốn được tìm hiểu, phát hiện những nét độc đáo trong thế giới nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm, hi vọng góp một phần nhỏ vào việc đánh giá tác phẩm và sự khẳng định tài năng, phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Xuân Khánh trong nền văn học nước nhà. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh ra đời năm 2006, và ngay từ khi mới ra đời đã đón nhận được sự quan tâm kịp thời, rộng khắp của bạn đọc cũng như giới nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu, những bài viết về tác phẩm này. Trong những công trình nghiên cứu, những bài viết về tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn, có một số tác giả đã đề cập đến vấn đề nhân vật trong tác phẩm, nhưng mới chỉ dừng lại ở những khái quát chung hoặc một số khía cạnh đơn lẻ, chưa đi sâu vào Thế giới nhân vật trong tác phẩm một cách cụ thể. Có thể kể đến những bài sau đây: Nhận xét về hệ thống nhân vật nữ trong cuốn tiểu thuyết, nhà văn Nguyên Ngọc nhấn mạnh: “Không phải ngẫu nhiên mà trong cuốn tiểu thuyết này đông đúc nhất, và cũng đẹp nhất, hay nhất, đậm nhất, mê nhất là những nhân vật nữ, có cảm giác như vô số vậy, từ bà Tổ Cô bí ẩn, bà Ba Váy đa tình… cho đến cô đồng Mùi, cô mõ Hoa khốn khổ, cô trinh nữ Nhụ tinh khiết. Hàng chục, hàng chục nhân vật nữ hết sức gần gũi, hiện thực, mơn mởn, sần sùi, dạt dào, trễ tràng, trữ tình, thừa mứa, khát khao cho và nhận, nhận và cho… và đến cả bà Đà của ông Đùng huyền thoại nữa…, tất cả tràn trề sinh lực đầm đìa phồn thực” [10]. 2 Trong bài viết Có một nền văn hóa Mẫu như thế, nhà nghiên cứu Đỗ Ngọc Yên nhận định: “Chỉ có tài năng và tâm huyết, kinh nghiệm và trí tuệ, tình cảm và bút lực của lớp nhà văn cao niên như Nguyễn Xuân Khánh mới có thể sáng tạo nên một mẫu hình nhân vật trung tâm đa thanh và nhiều cung sắc đến như vậy… Nhân vật trung tâm của cuốn tiểu thuyết có một tầm khái quát lớn lao hơn, vừa thánh thiện lại vừa gần gũi thân quen, mộc mạc dân dã; vừa đầy ắp nhân tâm, nhưng cũng không kém phần táo tợn; long lanh dễ vỡ nhưng cũng lì lợm như sỏi đá và ngời sáng hơn gấp bội lần những nhân vật trung tâm mà chúng ta vẫn gặp ở thể loại tiểu thuyết truyền thống”[12,tr. 12]. Trong buổi trả lời phỏng vấn báo VTC New, nhà phê bình văn học Phạm Xuân Nguyên cho rằng: “Lối viết của Nguyễn Xuân Khánh đúng là còn cổ điển nhưng vẫn mang đậm hơi thở cuộc sống hiện đại. Tôi thích nhất là những trường đoạn viết về bản thể tự nhiên, tính phồn thực của nhân vật nữ. Rất sum suê, phì nhiêu kiểu Nguyễn Xuân Khánh” [1]. Tác giả Trịnh Thị Lan trong bài viết Ngôn ngữ thân thể trong Mẫu Thượng Ngànkhẳng định: “Khi xây dựng nhân vật nữ, Nguyễn Xuân Khánh đã thường xuyên sử dụng ngôn ngữ thân thể để làm toát lên những vẻ đẹp của họ. Mỗi người một vẻ, nhưng tất cả đều căng tràn sức sống. Họ là biểu tượng cho vẻ đẹp cứu rỗi” [5]. Tiếp cận tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn từ hệ thống nhân vật nữ, khóa luận tốt nghiệp của tác giả Nguyễn Thị Phương Lan, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 với đề tài “Nhân vật nữ trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh” đã đề cập tới những điểm độc đáo, mới mẻ về thế giới nhân vật nữvà những thủ pháp nghệ thuật độc đáo về xây dựng hình tượng nhân vật nữ trong tác phẩm. Điểm qua các công trình nghiên cứu, những bài viết, các ý kiến bình luận và các bài báo như trên, chúng tôi nhận thấy vấn đề nhân vật trong tiểu 3 thuyết Mẫu Thượng Ngànđã được bàn luận khá nhiều. Tuy nhiên, những công trình này còn mang tính gợi mở, riêng biệt,lẻ tẻ, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về Thế giới nhân vật trong cuốn tiểu thuyết này. Bởi vậy để giải quyết vấn đề còn đang bỏ ngỏ ấy,trong phạm vi cho phép khóa luận sẽ đi sâu vào nghiên cứu đề tài “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh”với mong muốn góp phần khẳng định tài năng và phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Xuân Khánh trong nền văn học nước nhà. 3. Mục đích nghiên cứu Thực hiện khóa luận này, chúng tôi hướng đến những mục đích sau: - Nghiên cứu tác phẩm nhằm chỉ ra nét đặc sắc của thế giới nhân vật, các kiểu nhân vật và một số biện pháp nghệ thuật xây dựng thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh. - Khẳng định tài năng, phong cách và những đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh đối với nền văn học Việt Nam đặc biệt là đối với tiểu thuyết đương đại Việt Nam. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện đề tài, khóa luận đặt ra và giải quyết những vấn đề sau: - Trình bày một số vấn đề lí luận chung về nhân vật trong tác phẩm văn học, đi sâu vào tìm hiểu các nhân vật cụ thể trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn. - Phân tích tìm hiểu nghệ thuật khắc họa nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh.Từ đó giúp người đọc cảm nhận được thế giới nhân vật đa dạng,phong phú, cũng như tài năng nghệ thuật của tác giả. 5. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Như tên gọi của khóa luận, chúng tôi hướng đến nghiên cứu: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh. 4 5.2. Phạm vi nghiên cứu Tiểu thuyết “Mẫu Thượng ngàn” của Nguyễn Xuân Khánh,NXB Phụ nữ, năm 2006. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp thống kê. - Phương pháp so sánh. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp tổng hợp, khái quát. 7. Đóng góp của khóa luận - Đây là công trình nghiên cứu một cách hệ thống, khoa học về “Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh”. Qua đó, thấy được đóng góp của Nguyễn Xuân Khánh đối với nền văn học Việt Nam đương đại. - Đây cũng là bài tập nghiên cứu khoa học rất hữu ích cho việc học tập, nghiên cứu và giảng dạy của bản thân tác giả khóa luận sau này. 8. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu; Kết luận; Tài liệu tham khảo; Nội dung chính của khóa luận gồm 2 chương: -Chương 1: Những vấn đề chung. -Chương 2: Nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn. 5 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Thế giới nhân vật 1.1.1. Khái niệm nhân vật Nhân vật là yếu tố trung tâm của tác phẩm văn học.Tìm hiểu về nhân vật, có rất nhiều khái niệm, định nghĩa khác nhau về nhân vật văn học, dưới đây tôi xin dẫn ra một số định nghĩa về nhân vật văn học phổ biến và tiêu biểu nhất: Trong Từ điển văn học, các tác giả nhận định: “Nhân vật là yếu tố cơ bản nhất trong tác phẩm văn học, tiêu điểm để bộc lộ chủ đề, tư tưởng chủ đề và đến lượt mình nó lại được các yếu tố có tính chất hình thức của tác phẩm tập trung khắc họa. Nhân vật do đó là nơi tập trung giá trị tư tưởng - nghệ thuật của tác phẩm văn học”[11]. Trong giáo trình Lí luận văn học (Hà Minh Đức chủ biên, Nxb Giáo dục, 1997), cho rằng: “Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, đó không phải là sự sao chụp đầy đủ mọi chi tiết biểu hiện của con người mà chỉ là sự thể hiện con người qua những đặc điểm điển hình về tiếu sử, nghề nghiệp, tính cách…và cần chú ý thêm một điều: thực ra khái niệm nhân vật thường được quan niệm với một phạm vi rộng hơn nhiều, đó không chỉ là con người, những con người có tên hoặc không tên,được khắc họa sâu đậm hoặc chỉ thoáng qua trong tác phẩm mà còn có thể là những sự vật, loài vật khác ít nhiều mang bóng dáng của con người… cũng có khi đó không phải là những con người,những sự vật cụ thể, mà chỉ là một hiện tượng về con người hoặc có liên quan tới con người, được thể hiện nổi bật trong tác phẩm” [3]. 6 Như vậy bằng cách này hay cách khác khi định nghĩa về nhân vật văn học các nhà văn, các nhà nghiên cứu, các nhà lí luận văn học đều cho rằng: Nhân vật là chính là đối tượng được miêu tả trong tác phẩm, nhân vật có thể là con người, có thể không phải là con người.Nhân vật là phương tiện tái hiện đời sống, đời sống đó có thể tập trung vào một con người cụ thể, cũng có thể là cả một hình thức nào đó. Thông qua nhân vật, tác giả thể hiện quan niệm nghệ thuật, lí tưởng thẩm mỹ, nhận thức… về con người và cuộc sống. Bởi vậy nhân vật văn học có vị trí không thể thiếu trong một tác phẩm, chính vì thế mà nó có vai trò rất quan trọng, nên việc tìm hiểu nhân vật là chìa khóa để đi vào tác phẩm văn học, là yếu tố được xem xét đầu tiên khi muốn tìm hiểu tác phẩm văn học. 1.1.2. Các kiểu loại nhân vật Nhân vật văn học là một hiện tượng hết sức đa dạng. Dựa trên những tiêu chí khác nhau, ta có thể phân loại nhân vật văn học thành các kiểu loại nhân vật khác nhau: Xét về mặt kết cấu có: nhân vật chính, nhân vật phụ và nhân vật trung tâm. Xét về phương diện hệ tư tưởng, về quan niệm đối với lí tưởng xã hội thẩm mỹ của tác giả có: nhân vật chính diện, nhân vật phản diện (hay nhân vật tích cực, nhân vật tiêu cực). Cách phân loại này gắn với những mâu thuẫn đối kháng trong xã hội. Xét về cấu trúc của nhân vật có: nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân vật tư tưởng… Những cách phân chia này chỉ là một cách tư duy phân loại cho dễ hiểu, nhiều khi cứng nhắc không thật sự khái quát được bản chất con người xét về tổng thể. Mỗi nhân vật- con người trong đời sống cũng như trong nghệ thuật thường rất đa dạng, mang nhiều tư tưởng, hành động, tính cách phức tạp: vừa tốt vừa xấu, tích cực lẫn tiêu cực… 7 và được nhìn nhận trong sự tiếp thụ của tác giả cũng như bạn đọc từ nhiều quan niệm, góc độ khác nhau. Vì vậy cần mềm dẻo trong nhìn nhận, phân loại nhân vật. Xét về đặc điểm thể loại có: nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự, nhân vật kịch. 1.2. Tác giả Nguyễn Xuân Khánh. 1.2.1. Cuộc đời và quá trình sáng tác Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1933, quê ở xã Cổ Nhuế, Từ Liêm, Hà Nội. Thời trẻ, Nguyễn Xuân Khánh say mê âm nhạc, là cây bút văn nghệ nổi bật. Ông từng đỗ tú tài toán và theo học tại Đại học Y khoa Hà Nội từ năm 1951- 1952. Đến năm 1953, ông gác bút nghiên xin đi bộ đội. Trên những nẻo đường hành quân, những buổi diễn tập, tình đồng đội đã thôi thúc ông cầm bút, viết truyện ngắn Một đêm. Nguyễn Xuân Khánh đã được giải nhì trong cuộc thi viết truyện ngắn đầu tiên của Tạp chí Văn nghệ Quân đội (1959). Từ đó, văn chương gắn bó với ông như một duyên nghiệp, với những ngả rẽ bất ngờ. Vào khoảng năm 1960, Nguyễn Xuân Khánh về làm biên tập ở Tạp chí Văn nghệ Quân đội cùng thời với những tên tuổi như: Vũ Cao, Thanh Tịnh, Nguyễn Khải, Hữu Mai…Nhưng cái tính “long bông lang bang” ở một con người mang nhiều chất nghệ sĩ như ông không phù hợp và không gắn bó nổi với một nơi quy phạm và chuẩn mực như quân đội. Năm 1962, sau khi in tập truyện ngắn đầu tay có tên Rừng sâu, bị kỷ luật do vướng mắc quan điểm nghề nghiệp, ông phải chuyển sang báo Thiếu niên Tiền phong. Đến năm 1969, Nguyễn Xuân Khánh về hưu sớm. Lao vào cuộc vật lộn vì mưu sinh, làm đủ nghề như nuôi lợn, gác nhà kho…Nhưng con người ông sinh ra như thể để gắn bó với con chữ. Sau những giờ phút lao động mưu sinh cật lực, đêm đêm ông lại chong đèn thức cùng con chữ. Những trang sách kinh điển, 8 luôn dọi ánh sáng huyền diệu cho ông tin yêu và vượt qua những khó khăn bi đát. Những con chữ vẫn bám riết lấy ông. Vốn ngoại ngữ tiếng Pháp được cơ hội phát huy. Ông đã dịch hàng chục cuốn sách và sớm có ý thức củng cố tri thức để làm hành trang trên con đường dài của mình. Từ đáy sâu tâm hồn, Nguyễn Xuân Khánh vẫn dành cho văn chương một vị trí đặc biệt thậm chí tới mức “linh thiêng” không bao giờ xóa bỏ. Nhà văn từng tâm sự “Văn chương đối với tôi là một khu đền đài linh thiêng, dù vô tình lạc bước nhưng đã đến một lần rồi thì không thể quay lại được nữa. Bao nhiêu năm vất vả mưu sinh, tôi vẫn chờ đợi, vẫn dồn nén cho văn chương bởi tôi biết cơ duyên của mình ở đó”[2]. Hai tiểu thuyết Miền hoang tưởng và Trư cuồng ra đời trong thời gian mà tên tuổi của ông vẫn khó được chấp nhận trên báo chí. Vậy mà ông vẫn âm thầm viết. Những trang sách cứ vẫn quẫy đạp trong tâm trí ông. Bản thảo viết ra, một vài bạn bè thân đọc. Họ khen và cổ vũ. Nhưng việc công bố tác phẩm thì vẫn là điều xa xôi. Mãi cho đến khi chủ trương đổi mới đề ra, năm 1990, tiểu thuyết Miền hoang tưởng của ông mới được Nhà xuất bản Đà Nẵng xuất bản, với bút danh Đào Nguyễn. Đứa con tinh thần ra đời trong hoàn cảnh không mấy suôn sẻ, nhưng cũng đủ củng cố cho ông niềm tin: những trang viết nếu thực sự vui buồn vì nhân dân, vì đất nước, thì trước sau sẽ được nhân dân đón nhận. Sau thời gian dài im hơi lặng tiếng, năm 2000, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh cho ra mắt bạn đọc tiểu thuyết Hồ Quý Ly, tạo thành hiện tượng văn học sôi động. Tên tuổi Nguyễn Xuân Khánh đã được trả lại và được công chúng đón nhận nhiệt tình. Gần 70 tuổi, ông bắt tay vào viết tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn và cho ra mắt bạn đọc ở tuổi 74. Ở tuổi 79, Nguyễn Xuân Khánh tiếp tục cho ra mắt bạn đọc cuốn tiểu thuyết Đội gạo lên chùa. Mỗi cuốn tiểu thuyết ra đời đều làm xôn xao làng văn và tạo nên những “cơn khát” lớn trong độc giả. 9 Trong những đợt xét giải thưởng về văn xuôi của Hội nhà văn Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội… tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh đều đạt được sự đồng thuận từ đa số phiếu bầu. Tiểu thuyết Hồ Quý Ly được giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2001, giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội 2001; Mẫu Thượng Ngàn nhận được giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội 2006; Đội gạo lên chùa ngay sau khi vừa được công bố đã đạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2010 và là cuốn sách gây ấn tượng nhất trong số các tác phẩm đạt giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam 2010- 2011. Với sự thành công của ba thiên tiểu thuyết văn hóa – lịch sử này nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã khẳng định một cách vững chắc tên tuổi của mình trên văn đàn và mang đến luồng sinh khí mới cho thể loại tiểu thuyết nói riêng và đóng góp tích cực đối với nền văn xuôi đương đại nói riêng và văn học Việt Nam nói chung. 1.2.2. Tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn trong bối cảnh văn xuôi đương đại Việt Nam Từ sau chiến thắng lịch sử 1975, đặc biệt là sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI (1986), trong bối cảnh đổi mới mạnh mẽ, toàn diện của đất nước, nền văn học Việt Nam đã có những chuyển biến rõ rệt ngày càng sâu sắc và toàn diện, theo hướng dân chủ hóa, nhân đạo hóa và hiện thực hóa. Trong sự chuyển biến chung của nền văn học, với sự năng động và ưu thế riêng, văn xuôi đã có sự bứt phá và đạt được những thành tựu nổi trội so với các thể loại văn học khác. Đặt trong bối cảnh chung của nền văn xuôi Việt Nam đương đại, tiểu thuyết là một trong những thể loại có những đóng góp tích cực cho sự cách tân của văn xuôi Việt Nam đương đại. Nhờ không khí dân chủ hóa của môi trường sáng tạo đã giúp nhà văn có ý thức sâu sắc hơn về tư cách nghệ sĩ nơi mình. Nhiều cây bút tiểu thuyết đã có ý thức cách tân trong cách nhìn, trong 10 lối viết, có những tác phẩm thành công hoặc đang trên con đường tìm tòi. Điều đáng nói ở đây là tất cả đều hướng mục tiêu: làm mới, làm hấp dẫn văn chương nói chung và tiểu thuyết nói riêng. Nguyễn Xuân Khánh như một nhà văn lớn của thể loại này đã gặt hái được nhiều thành công qua bộ ba tiểu thuyết: Hồ Quý Ly (2000), Mẫu Thượng Ngàn (2006), Đội gạo lên chùa (2011). Đây là ba bộ tiểu thuyết văn hóa- lịch sử thu hút được sự chú ý của đông đảo dư luận trong một thập kỉ trở lại đây. Cả ba cuốn tiểu thuyết đều giành được những giải thưởng lớn như: Giải thưởng Hội Nhà văn Việt Nam, Giải thưởng Hội Nhà văn Hà Nội…, được giới nghiên cứu phê bình đánh giá cao và độc giả đón nhận nồng nhiệt. Với sự thành công của ba thiên tiểu thuyết, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã khẳng định vững chắc tên tuổi của mình trên văn đàn. Cũng bởi vậy mà có thể nói Nguyễn Xuân Khánh cầm bút đã lâu, nhưng sự nghiệp của ông chỉ thực sự được ghi dấu bắt đầu từ Hồ Quý Ly. Lịch sử đã chứng minh, văn hóa là nền tảng bền vững cho một dân tộc hiện đại, phát triển. Là một người cầm bút, Nguyễn Xuân Khánh luôn trăn trở không yên trước những vấn đề văn hóa. Nhà văn quan niệm văn hóa còn thì dân tộc còn, mà văn hóa Việt Nam chính là văn hóa làng. Đó là cái mà xưa kia người phương Bắc và phương Tây muốn xóa bỏ để đồng hóa chúng ta mà không được. Văn hóa làng ăn vào máu thịt và làm nên cái “mùi vị riêng” cho tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh. Sau Hồ Quý Ly, đọc Mẫu Thượng Ngàn ta nhận thấy rõ Nguyễn Xuân Khánh có thế mạnh và am hiểu sâu rộng tính chất thuần Việt của con người Việt trải qua dòng chảy nổi chìm của lịch sử dựng nước và giữ nước. Đau đáu về văn hóa Việt, Nguyễn Xuân Khánh tha thiết muốn thể hiện cái nhìn văn hóa và luôn muốn tìm ra những gì mới mẻ. Từ Hồ Quý Ly đến Mẫu Thượng Ngàn là sự vượt qua chính mình đầy ngoạn mục, là hành trình tư tưởng từ nhận thức lịch sử tới cảm quan văn hoá của nhà văn. 11 Từ Hồ Quý Ly đến Mẫu Thượng Ngàn, Nguyễn Xuân Khánh đã dùng văn chương phác họa rõ nét văn hóa phong tục Việt. Và như thế văn hóa làng qua tâm hồn Nguyễn Xuân Khánh đã trở thành những câu chuyện lung linh. Cũng bởi vậy mà khác với nhiều nhà văn quan tâm đến thời hiện tại, cái hôm nay đang diễn ra, Nguyễn Xuân Khánh cũng như một số nhà văn có hứng thú với đề tài lịch sử đã lựa chọn viết về quá khứ, những thời điểm lịch sử đặc biệt với một độ lùi thời gian khá xa.Bối cảnh của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh là thời điểm lịch sử đầy biến động và phức tạp. Ở Mẫu Thượng Ngàn, Nguyễn Xuân Khánh chọn bối cảnh lịch sử là Hà Nội thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, gắn với việc người Pháp đánh thành Hà Nội lần 2, việc xây Nhà Thờ Lớn, cuộc chiến tranh của người Pháp với quân Cờ Đen. Có thể nói trong hai mươi năm trở lại đây, tiểu thuyết Việt Nam thực sự khởi sắc với những thành tựu mang tính chất bước ngoặt cả về lí luận thể loại và thực tiễn sáng tạo, đem đến cho văn học Việt Nam nguồn sức sống mới, đáp ứng nhu cầu phản ánh đời sống từ nhiều chiều kích, tạo nên sức mạnh khám phá hiện thực và tái tạo toàn diện đời sống con người. Đồng thời góp phần đưa văn học Việt Nam tiến xa hơn trên con đường hiện đại hóa và hội nhập đầy đủ hơn vào tiến trình văn học thế giới. Đặt tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đương đại ta thấy trên hành trình phát triển này sự xuất hiện của các tiểu thuyết lịch sử gần đây của Nguyễn Xuân Khánh nói chung và tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn nói riêng đã đánh dấu một bước ngoặt có tính đột phá, mang ý nghĩa cách tân thể loại. Kế thừa những tinh hoa của truyền thống kết hợp với việc phát huy mạnh mẽ kinh nghiệm sáng tạo nghệ thuật, tác giả đã góp phần khẳng định chỗ đứng vững chắc, hiển nhiên cho tiểu thuyết lịch sử bên cạnh các thể loại khác. 12 Có thể khẳng định Nguyễn Xuân Khánh là một nhà cách tân nghệ thuật, ông đã có những nỗ lực vượt bậc để tự làm mới văn chương của mình. Cái mới mà nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh mang lại chủ yếu thiên về cái mới trong tư tưởng. Trong khi tiểu thuyết Việt Nam phát triển theo hướng tiểu thuyết thế sự, Nguyễn Xuân Khánh lại chọn cho mình con đường sáng tác men theo các mốc lịch sử, các dấu ấn văn hóa. Ngoài những kiến thức về lịch sử, Mẫu Thượng Ngàn còn làm người đọc choáng ngợp bởi nguồn kiến thức thú vị về phong tục lễ hội, về đạo Mẫu, về nghệ thuật trầu văn. Trên thực tế, văn học của thế giới nói chung và văn học Việt Nam nói riêng đã chứng minh rằng khi tiểu thuyết đề cập đến những vấn đề phong tục tập quán, lịch sử văn hóa thì những cuốn tiểu thuyết ấy rất dễ có được những giá trị lâu bền trong nền văn học như: Sông Đông êm đềm (M. Solokhop), Chiến tranh và hòa bình (L. Tonxtoi). Tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn của Nguyễn Xuân Khánh chính là sự mở đường cho thể loại tiểu thuyết về phong tục tập quán, về văn hóa trong văn học Việt Nam. Góp mặt trong dòng chảy của tiểu thuyết Việt Nam đương đại nói riêng và văn xuôi đương đại nói chung, Tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn giúp người đọc biết được một Nguyễn Xuân Khánh giàu lòng yêu thương, quý trọng những di sản văn hóa của dân tộc. Con người ấy sống giữa lòng Hà Nội nhưng vẫn mang trong mình cái chân chất của một con người dân quê, luôn đau đáu trong mối ân tình không thể dứt với bao nền tảng văn hóa dân tộc. Trong từng trang viết, nhà văn đã lưu giữ cho chúng ta những sinh hoạt, phong tục văn hóa đẹp và có giá trị của người Việt. Điều quan trọng mà nhà văn muốn gửi gắm chính là sự tiếp biến văn hóa trong quá trình giao lưu với các nền văn hóa khác. Đọc sách của ông, thấy yêu thương dân tộc mình, đất nước mình, gắn bó sâu sắc hơn với nền văn hóa Việt thuần khiết, như đứng trước một trách nhiệm lớn lao hãy giữ gìn văn hóa Việt trong cuộc hội nhập 13 ngày hôm nay. Chính từ bộ tiểu thuyết này, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã thổi một luồng gió góp phần làm tươi mới hơn cho nền văn học nước nhà. CHƢƠNG 2 NHÂN VẬT VÀ NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾTMẪU THƯỢNG NGÀN 2.1. Các kiểu nhân vật trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn Trong Mẫu Thượng Ngàn- cuốn tiểu thuyết đồ sộ đã lấy văn hóa làm chủ đề xuyên suốt, Nguyễn Xuân Khánh không chỉ dừng lại ở việc xây đắp lên một thế giới hình tượng phong phú, đa diện, mà ông còn tạo dựng được gương mặt của cả dân tộc với những vẻ đẹp bản chất nhất, hồn nhiên nhất biểu tượng cho văn hóa làng, cho bản sắc truyền thống của dân tộc… Và qua đó, ta thấy được cảm hứng bất tận của tác giả không chỉ dừng lại ở việc xây dựng hình tượng nghệ thuật của nhà văn mà còn ở việc truy nguyên chân dung dân tộc của một nhà văn hóa. Không xây dựng nhân vật trung tâm như tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Mẫu Thượng Ngàn là tập hợp đông đảo những con người phần lớn là lớp bình dân. Và như vậy, hệ thống nhân vật được xác lập trên vùng quê bán sơn địa là hình ảnh của cả một dân tộc. Kiến giải tâm thức người Việt, sức sống và vẻ đẹp văn hóa Việt trong quá trình tiếp biến văn hóa Pháp- Việt trong thiên tiểu thuyết này, Nguyễn Xuân Khánh đã có những thành công đặc biệt ở ba kiểu loại nhân vật: 2.1.1. Nhân vật nữ Từ lâu, Nguyễn Xuân Khánh đã khát khao viết tiểu thuyết về Mẹ, về người phụ nữ… Niềm ưu cảm của nhà văn dành cho phái nữ xuất phát từ tình yêu sâu lặng với người mẹ còn rất trẻ của ông chịu ở vậy nuôi con khi chồng 14 mất sớm; và cũng xuất phát từ tình cảm với những người phụ nữ cô đơn, cô độc ở làng Kẻ Noi, Cổ Nhuế trong kí ức tuổi thơ ông. Nguyễn Xuân Khánh viết về người phụ nữ không phải với tư cách của một nhà văn hóa, một nhà văn cần chất liệu cho công trình nghệ thuật của mình, mà ông còn viết bằng sự trải nghiệm của một con người sống ân nghĩa, thủy chung… Dù là nhân vật chính hay nhân vật phụ thì người phụ nữ Việt qua cách xây dựng nhân vật của nhà văn đều hiện diện thật đáng trân trọng. Nhưng có lẽ, các nhân vật nữ trong tiểu thuyết Mẫu Thượng Ngàn được xây dựng công phu và độc đáo hơn cả. Cũng bởi vậy mà nhà văn Nguyên Ngọc đã không kìm được cảm xúc của mình và không tiếc dùng những động, tính từ gợi cảm, biểu cảm để lột tả vẻ đẹp của các nhân vật nữ trong Mẫu Thượng Ngàn: “ … đông đúc nhất, và cũng đẹp nhất, hay nhất, đậm nhất, mê nhất là những nhân vật nữ, có cảm giác như vô số vậy, từ bà Tổ Cô bí ẩn, bà Ba Váy đa tình… cho đến cô đồng Mùi, cô mõ Hoa khốn khổ, cô trinh nữ Nhụ tinh khiết, hàng chục, hàng chục nhân vật nữ hết sức gần gũi, hiện thực, mơn mởn, sần sùi, dào dạt, trễ tràng, trữ tình, thừa mứa, khát khao cho và nhận, nhận và cho… Và đến cả Bà Đà của ông Đùng huyền thoại nữa… tất cả, tràn trề sinh lực, đầm đìa phồn thực… Và ta bỗng hiểu ra: Một nhân dân tiềm chứa trong mình một sức sống ẩn sâu trong một thứ tín ngưỡng tuyệt diệu như vậy, thì không bao giờ có thể chết, có thể cạn. Vĩnh cửu như Đất, như Rừng, như Mẹ, như người Đàn bà” [9]. Họ là những người phụ nữ bình dân; những phiên bản khác nhau của đạo Mẫu, biểu tượng cho sức sống mãnh liệt và bất tận của người Việt Nam, văn hóa Việt Nam. Dù xuất thân, dù sống trong những hoàn cảnh khác nhau nhưng điểm chung của họ là ai cũng có vẻ đẹp ngoại hình tuyệt mĩ, đậm chất phồn thực. Nhân vật Nhụ xuất hiện ngay từ đầu tác phẩm với “khuôn mặt trái xoan, điểm một đôi mắt đen láy, to dài, hơi xếch một chút”, “tiếng cười lanh 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan