Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn thế giới nhân vật trong tiểu thuyết việt nam thời kỳ đổi mới...

Tài liệu Luận văn thế giới nhân vật trong tiểu thuyết việt nam thời kỳ đổi mới

.PDF
98
79
61

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- NGUYỄN KIM HOÀN THẾ GIỚI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT VIỆT NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội-2010 MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU 3 1. Lí do chọn đề tài 3 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 3 3. Phạm vi nghiên cứu 10 4. Phương pháp nghiên cứu 10 5. Bố cục luận văn 11 PHẦN NỘI DUNG 12 Chương 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ DẪN ĐẾN SỰ ĐỔI MỚI 12 CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 1.1 Từ bối cảnh đổi mới của xã hội… 12 1.2… Đến những chuyển đổi toàn diện của văn học 15 1.2.1 Quan niệm về nhà văn 15 1.2.2 Quan niệm về sứ mệnh, bản chất, chức năng của văn chương 16 1.2.3 Quan niệm về hiện thực 18 1.2.4 Quan niệm về con người 23 1.3... Và sự đổi mới của tiểu thuyết 32 Chương 2: ĐẶC TRƯNG CỦA THẾ GIỚI NHÂN VẬT 38 TRONG TIỂU THUYẾT THỜI KÌ ĐỔI MỚI 2.1 Từ con người lịch sử, cộng đồng chuyển sang con người cá nhân 38 2.2 Từ nhân vật đơn tính cách đến nhân vật đa tính cách 42 2.3 Từ nhân vật đơn bình diện đến nhân vật đa bình diện. 48 Chương 3: CÁC KIỂU LOẠI NHÂN VẬT CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT 52 NAM THỜI KÌ ĐỔI MỚI 3.1 Nhân vật bi kịch 52 3.1.1 Bi kịch lịch sử 53 1 3.1.2 Bi kịch đời tư, thế sự 56 3.2 Nhân vật tha hóa 59 3.2.1 Nhân vật tha hóa bởi môi trường, hoàn cảnh 60 3.2.2 Nhân vật tha hóa bởi chính bản thân 62 3.3 Nhân vật sám hối, tự thú 71 3.4 Nhân vật cô đơn 74 3.5 Nhân vật dị biệt 80 3.5.1 Nhân vật dị dạng, bất bình thường về tâm lí 81 3.5.2 Nhân vật kì ảo 82 PHẦN KẾT LUẬN 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 2 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Đại thắng mùa xuân năm 1975 đã mở ra kỉ nguyên mới: tự do, độc lập và phát triển cho dân tộc ta. Đây cũng là thời điểm tạo nên sự chuyển biến quan trọng trong văn học. Từ sau năm 1975, văn học đã có những thay đổi mang ý nghĩa chuẩn bị để đi tới công cuộc đổi mới toàn diện, sâu sắc và đồng bộ với sự đổi mới của đất nước. Khi công cuộc đổi mới được nhen nhóm, người ta thấy một không khí sôi nổi bàn luận ở tất cả các lĩnh vực của đời sống: từ kinh tế đến văn hóa, văn nghệ, giáo dục... Với văn nghệ, diện mạo của hầu hết các lĩnh vực từ lí luận phê bình đến văn xuôi, thơ, kịch đã được thay đổi một cách tự giác. Trong đó, tiểu thuyết với những ưu thế riêng đã trở thành một thể loại năng động, tiên phong trong việc khám phá thế giới hiện thực và con người, là địa hạt của những thể nghiệm. Khảo sát tiểu thuyết thời kì đổi mới, chúng tôi nhận thấy có một sự thay đổi rất cơ bản trong quan niệm nghệ thuật về con người, quan niệm về hiện thực... Chính nhờ sự thay đổi này, tiểu thuyết đương đại đã xây dựng được một thế giới nhân vật phong phú, đa dạng và mới mẻ. Mỗi tiểu thuyết trở thành một khám phá cho những số phận, những bí ẩn trong chiều sâu tính cách và thế giới tâm hồn con người. Vì thế, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới - vấn đề trung tâm của thể loại tiểu thuyết nói riêng, của văn học đổi mới nói chung. Từ việc nghiên cứu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới chúng tôi hi vọng có thể nhận diện được sự đổi mới trong thế giới nhân vật của tiểu thuyết đương đại nói riêng và văn học đổi mới nói chung. Đồng thời qua đó thấy được những chuyển đổi cơ bản của văn xuôi đương đại Việt Nam và góp phần vào việc tổng kết thành tựu văn học đổi mới nói chung, thể loại tiểu thuyết nói riêng. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nhìn lại lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng tôi nhận thấy số lượng công trình 3 nghiên cứu về văn học đổi mới nói chung, tiểu thuyết thời kì đổi mới nói riêng là rất lớn. Mỗi công trình ít nhiều đề cập đến vấn đề nhân vật. Chúng tôi tạm chia các công trình đó thành một số tiểu mục như sau: 2.1 Các công trình, bàn về văn học đổi mới, có đề cập đến thể loại tiểu thuyết và vấn đề nhân vật. 1. Nguyễn Văn Long-Lã Nhâm Thìn (Đồng chủ biên) (2006): Văn học Việt Nam sau 1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, NXB Giáo dục. Cuốn sách là tập hợp các bài viết của nhiều tác giả trong Hội thảo Văn học sau 1975 – những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, do khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2005. Công trình được chia làm ba phần, trong đó chúng tôi chú ý đến một số bài viết ở phần thứ hai của công trình liên quan đến văn xuôi nói chung, tiểu thuyết và nhân vật nói riêng. Đúng như tên gọi, đây là phần tập trung số lượng bài lớn nhất. Nội dung xoay quanh vấn đề thể loại. Chẳng hạn như Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975- nhìn từ góc độ thể loại của Bùi Việt Thắng; Ý thức cách tân trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 của PGS.TS. Nguyễn Bích Thu, Về một hướng thử nghiệm của tiểu thuyết Việt Nam từ cuối thập kỉ 80 đến nay của PGS.TS. Nguyễn Thị Bình… - Trong bài viết về những thử nghiệm của tiểu thuyết từ cuối thập kỉ 80 đã đề cập đến khía cạnh “tính trò chơi” của tiểu thuyết, PSG.TS. Nguyễn Thị Bình đã đề cập đến sự xuất hiện của nhân vật dị biệt hoặc kì ảo. Đó là một số nhân vật trong Thiên sứ (Phạm Thị Hoài) như: Quang lùn, bé Hon; nhân vật Mai Trừng (Cõi người rung chuông tận thế, Hồ Anh Thái); Từ Lộ, Dã nhân, chàng cá bơn (Giàn thiêu, Võ Thị Hảo), Tính (Thoạt kì thủy, Nguyễn Bình Phương)… Những nhân vật này chối từ quan niệm điển hình hóa của chủ nghĩa hiện thực truyền thống. Ở đây, tác giả mới đặt vấn đề về một hướng thể nghiệm của tiểu thuyết, chưa đi sâu, làm rõ vấn đề nguồn gốc, biểu hiện của loại nhân vật này. - PGS.TS Nguyễn Bích Thu khi nhận định về ý thức cách tân trong tiểu thuyết việt nam sau 1975 đã đề cập đến vấn đề nhân vật với những bi kịch của nó. “Nhiều cuốn tiểu thuyết đã hướng tới miêu tả số phận những con người bình thường với 4 những bi kịch của đời họ. Bi kịch giữa khát vọng và thực trạng, giữa cái muốn vươn lên và cái kìm hãm, giữa cái nhân bản và phi nhân bản” [47, tr. 230]. Ý kiến trên đã cung cấp cho chúng tôi một số phương diện biểu hiện của bi kịch cá nhân. - ThS. Phạm Xuân Thạch bằng một cái nhìn sắc sảo đã đưa ra một cái nhìn mới mẻ về mối quan hệ con người và lịch sử, về sự phản chiếu lịch sử trong cái nhìn và suy nghiệm của cá nhân trong bài viết “Nỗi buồn chiến tranh” viết về chiến tranh thời hậu chiến - từ chủ nghĩa anh hùng đến nhu cầu đổi mới bút pháp. Trong đó, bằng việc phân tích thế giới nhân vật trong tác phẩm, người viết đã chỉ ra một điểm rất đáng chú ý ở nhân vật Cha và dượng của Kiên: những con người “yếu đuối và lạc loài”, “không thể hòa nhập vào đời sống và thời đại hiện tại”, “họ như cái bóng hắt hiu của quá khứ giữa thời hiện đại” [47, tr. 245]. Đó là những phân tích sắc sảo mà chúng tôi có thể tham khảo khi viết về kiểu nhân vật cô đơn. Những người như cha và dượng của Kiên thực sự là những con người cô đơn trước thời cuộc. - ThS. Thu Nguyên tìm hiểu Nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết Thiên sứ (Phạm Thị Hoài) cho rằng trong tiểu thuyết này có sự tồn tại của kiểu nhân vật trí thức, nhân vật huyền thoại (mang dáng dấp nhân vật chức năng trong văn học huyền thoại dân gian). Đó là Bé Hon- Thiên sứ pha lê, Quang lùn- bóng dáng của quỷ lùn trên sân khấu kịch phương Tây. Nghiên cứu này mới chỉ dừng lại việc xác định kiểu nhân vật trong một tác phẩm cụ thể Bằng những nghiên cứu của mình, các nhà phê bình, nhà nghiên cứu đã có những đóng góp rất quan trọng về các vấn đề lí thuyết cũng như vấn đề thực tiễn cụ thể trong từng tác phẩm. 2. Nguyễn Thị Bình (1996): Những đổi mới văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975. Luận án Phó Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội. Công trình này là luận văn phó Tiến sĩ Ngữ văn của PGS. TS Nguyễn Thị Bình được hoàn thành năm 1996, tập trung vào các nội dung: Đổi mới quan niệm về nhà văn; Đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người và một số phương diện đổi mới thể loại. Trong đổi mới quan niệm nghệ thuật về con người chúng tôi đặc biệt chú ý đến hai đặc điểm: 5 - Từ quan niệm về con người sử thi đến quan niệm về con người kiểu thế sự, đời tư, con người cá nhân đầy phức tạp và bí ẩn. - Mở rộng những bình diện khám phá con người: Con người lịch sử; Con người duy ý chí và có đầu óc hiện thực; Con người nhân loại; Con người tự nhiên và Con người tâm linh. Đó là những phát hiện rất hữu ích đối với chúng tôi khi thực hiện đề tài này. Tuy nhiên, là một công trình mang tính chất tổng quan nên tác giả chưa đi sâu vào nghiên cứu, nhận diện, phân loại những kiểu dạng nhân vật khi đề cập đến những đổi mới ở phương diện thể loại. 3. Bùi Việt Thắng (2005): Tiểu thuyết đương đại, Nxb Quân đội Nhân dân. Công trình là tập hợp các bài viết riêng lẻ của tác giả đã từng được đăng tải trên nhiều phương tiện ở các thời điểm khác nhau. Nội dung của tập tiểu luận gồm hai phần: - Phần một: Theo dòng chung. Tác giả đề cập đến các vấn đề của tiểu thuyết: Hiện trạng tiểu thuyết; văn học về chiến tranh và cách nhìn của nhà văn; “Cái bi kịch” trong tiểu thuyết Xô Viết và Việt Nam về chiến tranh sau chiến tranh; Khuynh hướng giản lược nhân vật trong tiểu thuyết hiện đại; Tiểu thuyết và cuộc tìm kiếm nhân vật... Trong phần này, ở bài viết Hiện trạng tiểu thuyết: Tác giả đã xác định có một sự thật: con người tha hóa. Sự tha hóa diễn ra dưới nhiều dạng thức rất khác nhau. Tuy nhiên, tác giả mới đề cập vấn đề con người tha hóa mà khẳng định đó là kiểu nhân vật- nhân vật tha hóa, nhưng chưa đi vào phân tích, lí giải hiện tượng đó. Ở một bài viết khác: Phía trước của tiểu thuyết (In trên tạp chí Nhà văn số 4 - 2000), quan sát sự phát triển của tiểu thuyết từ năm 1980 đến nay, về cơ bản thấy xuất hiện các kiểu nhân vật: +) Nhân vật bi kịch: trong điều kiện mới, cái bi kịch được vận dụng như một hình thức hữu hiệu để tái hiện đời sống trong toàn bộ tính chất bi tráng của nó. Người thành công trong xây dựng kiểu nhân vật bi kịch mới của văn học là nhà văn Lê Lựu (Ăn mày dĩ vãng), Dương Hướng (Bến không chồng), Bảo Ninh (Nỗi buồn 6 chiến tranh), Nguyễn Trí Huân (Chim én bay).... +) Nhân vật anh hùng: là kiểu nhân vật xuất hiện trong tác phẩm về hai cuộc chiến tranh của dân tộc qua tiểu thuyết của Nam Hà, Phan Tứ, Hữu Mai, Hồ Phương ... Kiểu nhân vật này tiếp tục nhân vật anh hùng trong truyền thống nhưng có điểm khác biệt trong lí tưởng và tính chất phức tạp. +) Nhân vật kì dị (hay còn gọi là dị biệt): Nhân vật Quỳ (Người đàn bà mộng du, Nguyễn Minh Châu), lão Khúng (Khách ở quê ra, Nguyễn Minh Châu), các nhân vật trong Không có vua (Nguyễn Huy Thiệp)... là nhân vật dị biệt. +) Nhân vật lập thân (lập nghiệp): là kiểu nhân vật khá mới mẻ, liên quan đến quan niệm giàu có và cách làm giàu. Trên đây là sự phân loại và nhận dạng của nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng về nhân vật trong tiểu thuyết sau 1980. Tuy nhiên, do khuôn khổ của bài viết, tác giả chưa đi sâu lí giải sự xuất hiện của từng kiểu nhân vật một cách thấu đáo. Đặc biệt, ở kiểu nhân vật kì dị và nhân vật lập nghiệp chưa thật rõ ràng về mặt khái niệm cũng như những đặc điểm có thể nhận diện kiểu nhân vật này một cách cụ thể. Thêm vào đó, các kiểu nhân vật được đưa chưa tương đương về mặt quy mô cũng như chưa có sự logic trong cách phân loại. - Phần hai: Tác giả - tác phẩm. Tác giả dành trên một trăm trang viết để phê bình một số tiểu thuyết: Sao đổi ngôi (Chu Văn), Phía sau vòm trời (Hồ Anh Thái), Người của biển (Đình Kính), Thời xa vắng (Lê Lựu), Tiễn biệt những ngày buồn (Trung Trung Đỉnh), Cơ hội của Chúa (Nguyễn Việt Hà)... Khi viết về những tiểu thuyết này, tác giả thiên về xu hướng phân tích một số nét nội dung và nghệ thuật. Tuy nhiên, khi nói về nhân vật, người viết chưa đưa ra một kiến giải thấu đáo về nhân vật cũng như không gọi tên nhân vật thuộc kiểu nào. 4. Nguyễn Văn Tùng (Tuyển chọn và biên soạn) (2008): Tuyển tập các bài viết về tiểu thuyết ở Việt Nam thế kỉ XX, NXB Giáo dục. Đúng như tên gọi của công trình, tác giả Nguyễn Văn Tùng công phu sưu tầm những bài viết bàn về tiểu thuyết ở nhiều phương diện theo tiến trình thời gian từ 7 1945-1985; từ 1986 đến nay. Trong đó, các bài viết về tiểu thuyết từ giai đoạn 1986 đến nay được chúng tôi chú ý. Các tác giả Đào Vũ, Khuất Quang Thụy, Hoàng Ngọc Hiến, Ma Văn Kháng, Phan Cự Đệ, Nguyễn Thị Bình, Phạm Xuân Nguyên, , Lý Hoài Thu, ... lần lượt đóng góp ý kiến về: tiểu thuyết và hiện thực; Sự thật về con người trong tiểu thuyết; Cách kể trong tiểu thuyết; Phân tích tâm lí trong tiểu thuyết; khả năng phản ánh cuộc sống và con người của tiểu thuyết.... 5. Lại Nguyên Ân, Nguyễn Thị Bình (Sưu tầm, biên soạn) (2006), Đời sống văn nghệ đầu thời đổi mới, http://www.viet-studies.info. Hai tác giả đã sưu tầm, sắp xếp những bài viết đăng tải trên các báo từ đầu những năm đổi mới. Công trình này đặc biệt có ý nghĩa trong việc tái dựng không khí văn nghệ tại thời điểm đó, đặc biệt là những tranh luận về các tiểu thuyết thời kì đầu như: Mùa lá rụng trong vườn, Những thiên đường mù, Bên kia bờ ảo vọng, Đám cưới không có giấy giá thú, Nỗi buồn chiến tranh, .. 2. 2 Các công trình đề cập đến phong cách tác giả. 1-Tuyết Nga (2004): Phong cách văn xuôi Nguyễn Khải, Nxb Hội Nhà văn. 2-Hà Công Tài- Phan Diễm Phương (2002) (biên soạn): Nguyễn Khải về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục. 3-Đỗ Đức Hiểu (2000): Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn. 4-Phùng Gia Thế (2010), Tiểu thuyết Nguyễn Việt Hà và thi pháp hậu hiện đại. 5-Thụy Khuê (2000), Nguyễn Bình Phương, http://chimviet.free.fr ... Các công trình này khảo sát những đặc điểm trong phong cách tác giả, trong đó có đề cập đến kiểu nhân vật và nghệ thuật xây dựng nhân vật. Vấn đề nhân vật chỉ là một bộ phận trong tổng thể phong cách tác giả. 2.3 Phê bình những tác phẩm được dư luận chú ý: - Mùa lá rụng trong vườn (1985) - Thời xa vắng (1986) - Côi cút giữa cảnh đời (1989) - Đám cưới không có giấy giá thú (1989) 8 - Nỗi buồn chiến tranh (1990) - Mảnh đất lắm người nhiều ma (1990) - Đi tìm nhân vật (2002) - Cõi người rung chuông tận thế (2002) - Gia đình bé mọn (2006) - Giã biệt bóng tối (2008) ... Các tác phẩm được phê bình với nhiều ý kiến trái ngược nhau, về nhiều phương diện của tác phẩm nhưng đều thống nhất ở điểm khẳng định tiểu thuyết sau 1986 có những đột phá mới đáng kể về nghệ thuật tiểu thuyết, tính sáng tạo của chủ thể nhà văn hiện lên trong tác phẩm khá đậm nét. Trong đó, các ý kiến khá thống nhất khi đánh giá về nhân vật trong tiểu thuyết sau 1975 có sự phai giảm của yếu tố sử thi và gia tăng yếu tố tự sự đời tư; các nhân vật được đặt trên nhiều bình diện. Đồng thời các ý kiến cũng khẳng định tiểu thuyết thời kì đổi mới có sự thay đổi đáng kể về tư duy nghệ thuật: sự mất dần đi của yếu tố sử thi, thế sự-đời tư trở thành mối quan tâm hàng đầu của các nhà văn, nhân vật đa dạng và phong phú, kết cấu truyện đặc biệt, trần thuật có nhiều biến đổi... Trong đó, phải kể đến việc họ đã tạo dựng được một kiểu nhân vật mới, một phương tiện mới để khám phá đời sống và con người. Ngoài những công trình đã phân loại ở trên, còn nhiều bài viết cá nhân đăng tải trên các phương tiện cũng có đề cập đến những vấn đề liên quan đến nhiều khía cạnh của tiểu thuyết và nhân vật. Tuy nhiên, số lượng các bài viết này rất lớn, cần phải có thời gian và công sức mới có thể thống kê và phân loại một cách rõ ràng. Ở đây, chúng tôi kể đến một số bài viết có liên quan gần gũi đến đề tài. 1. Đinh Thị Huyền, Nhân vật của tiểu thuyết “Hậu chiến”. http://vienvanhoc.org 2. Phùng Gia Thế, Có hay không những dấu ấn hậu hiện đại trong văn học Việt Nam sau 1986? http://phongdiep.net 3-Nguyễn Thị Xuân Dung (2008), Dục vọng trong tiểu thuyết Việt Nam về 9 chiến tranh từ 1986 đến 1996, http://evan.com.vn 4-Bùi Thanh Truyền (2006), Sự hồi sinh của yếu tố kì ảo trong văn xuôi đương đại Việt Nam. http://lrc.ctu.edu.vn 5-Trần Thị Mai Nhân (2006) Quan niệm về tiểu thuyết trong văn học Việt Nam giai đoạn 1986-2000 http://vienvanhoc.org 6- Trần Thị Mai Nhân (2008), Vấn đề tâm linh trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới, http://tapchisonghuong.com.vn ..... Mục đích chính của những công trình này không phải là nghiên cứu riêng thể loại tiểu thuyết, do đó, các bài viết nói chung mới đề cập đến một vài vấn đề liên quan đến nhân vật (hoặc quá khái quát, hoặc quá cụ thể) với tư cách là một phương diện của nghệ thuật tiểu thuyết. Vấn đề thế giới nhân vật trong tiểu thuyết thời kì đổi mới vẫn còn chưa được nghiên cứu một cách toàn diện, hệ thống thấu đáo. 3. Phạm vi nghiên cứu - Trong khuôn khổ luận văn, chúng tôi tập trung khảo sát vấn đề: Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Cụ thể, chúng tôi tập trung vào việc nhận diện một số kiểu dạng nhân vật cơ bản trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới (tính từ đầu những năm 80 đến nay). - Thực tế, trong văn học đổi mới, tiểu thuyết rất phát triển, số lượng tác giả, số lượng tác phẩm rất lớn. Trong khuôn khổ của luận văn không thể khảo sát được toàn bộ tiểu thuyết giai đoạn này, chúng tôi chỉ tập trung khảo sát một số tác phẩm tiêu biểu của một số tác giả: Tô Hoài, Ma Văn Kháng, Lê Lựu, Phạm Thị Hoài, Dương Hướng, Nguyễn Khắc Trường, Hồ Anh Thái, Chu Lai, Bảo Ninh, Tạ Duy Anh, Nguyễn Bình Phương, Dạ Ngân, Y Ban, Nguyễn Xuân Khánh, Thuận … 4. Phương pháp nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu theo đặc trưng thể loại: một số đặc điểm thi pháp tiểu thuyết. - Phương pháp phân tích. - Phương pháp hệ thống, tổng hợp. 10 - Phương pháp so sánh 5. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, phần Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những tiền đề dẫn đến sự đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại. Trong chương này người viết điểm lại những tiền đề dẫn đến sự đổi mới của tiểu thuyết Việt Nam đương đại: Từ bối cảnh đổi mới của xã hội đến những chuyển biến của văn học và tiểu thuyết. Từ đó cho thấy sự đổi mới trong quan niệm về hiện thực, con người .... đã dẫn tới những cách tân mạnh mẽ trong thế giới nhân vật tiểu thuyết tạo nên những kiểu nhân vật mới. Chương 2: Đặc trưng thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới. Trong chương này chúng tôi khảo sát và nhận diện những đặc trưng cơ bản của thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới giai đoạn này qua một số tác phẩm tiêu biểu. Từ đó cho thấy nhân vật tiểu thuyết thời kì đổi mới có những đặc trưng khác biệt so với giai đoạn trước. Con người được soi chiếu từ góc độ đời tư thế sự thay cho cách nhìn sử thi, được nhìn nhận từ nhiều góc độ với những đánh giá xác thực con người hiện diện đa dáng vẻ, đa tính cách, trong họ là sự dung chứa cả cái tốt-cái xấu; cái thiện – ác; cái cao cả-cái thấp hèn... Chương 3: Các kiểu dạng nhân vật của tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới. Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới rất đa dạng và phong phú. Ở chương này, luận văn tập trung khảo sát, nhận dạng một số kiểu dạng nhân vật tiêu biểu: Nhân vật bi kịch; Nhân vật tha hóa; Nhân vật sám hối, tự thú; Nhân vật cô đơn và Nhân vật dị biệt. Trong mỗi kiểu dạng nhân vật, cùng với việc khảo sát, nhận diện, luận văn cố gắng chỉ ra một số thủ pháp xây dựng nhân vật góp phần tạo nên thành công của nhân vật. 11 PHẦN NỘI DUNG Chương 1 NHỮNG TIỀN ĐỀ DẪN ĐẾN SỰ ĐỔI MỚI CỦA TIỂU THUYẾT VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 1.1. Từ bối cảnh đổi mới của xã hội… Sau đại thắng mùa xuân 1975 lịch sử, hòa bình lập lại trên đất nước ta. Cuộc sống vận hành theo một quỹ đạo mới, đòi hỏi những cơ chế vận hành mới. Đại hội Đảng VI của Đảng được nhắc đến như một mốc dấu quan trọng đánh dấu sự đổi mới của đất nước trên mọi phương diện nhằm chống lại sự khủng hoảng. Tinh thần của Đại hội là đổi mới trên mọi phương diện vì đổi mới là vấn đề sống còn, tồn tại để phát triển của đất nước trong hoàn cảnh mới. Sự thay đổi diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi, trước hết trên lĩnh vực kinh tế và văn hóa. Từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, hoạt động theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa; từ một nền kinh tế khép kín, kinh tế Việt Nam mở cửa, hội nhập với thế giới. Sự thay đổi này dẫn đến rất nhiều chuyển biến trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Khi nền kinh tế thị trường được thiết lập, những mặt trái của nền kinh tế làm cho cuộc sống trở nên phức tạp. Nhiều giá trị, chuẩn mực đạo đức thay đổi. Xung đột giữa những giá trị tinh thần và vật chất, giữa chân thực và giả dối, tầm thường và cao thượng... diễn ra mạnh mẽ trong xã hội và bản thân mỗi con người. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã từng nói rằng: Cuộc sống xã hội những năm 80 có nhiều tình huống, thời khắc đậm đặc để con người bộc lộ tính cách mãnh liệt. Nhà văn Nguyễn Khải trong tiểu thuyết Gặp gỡ cuối năm đã nói: “Tôi thích cái hôm nay, cái hôm nay ngổn ngang, bề bộn, bóng tối và ánh sáng, màu đỏ với màu đen, đầy dẫy những biến động, những bất ngờ, mới thật là mảnh đất phì nhiêu cho các cây bút thả sức khai vỡ”. Chính cuộc sống với những phức tạp là mảnh đất màu mỡ để nhà văn sáng tạo. 12 Ở lĩnh vực văn hóa, đầu năm 1986, Ban Bí thư ra Chỉ thị về công tác tư tưởng (15/4/1986), mở rộng dân chủ, sau đó ra Thông báo tuyên truyền trên báo chí về phê bình và tự phê bình (đợt 1: ngày 20-5-1986, đợt 2: ngày 21-6-1986). Cuối năm 1986 (tháng 12-1986), Đại hội Đảng VI được tiến hành, đánh dấu sự đổi mới của Đảng về tư duy, nhận thức, trước hết ở quan niệm đề cao thái độ nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật, phát huy tinh thần dân chủ, quyền làm chủ của nhân dân, chống sức ỳ và tính bảo thủ của quan niệm cũ, mở ra một bối cảnh mới cho sự sáng tạo. Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị (1987) yêu cầu: Để thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng trong hoàn cảnh cách mạng khoa học, kỹ thuật đang diễn ra với quy mô và tốc độ chưa từng có, nền văn hóa, văn nghệ nước ta phải đổi mới, đổi mới tư duy, đổi mới cách nghĩ, cách làm; văn nghệ hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải thể hiện tiếng nói đầy trách nhiệm, trung thực, tự do, tiếng nói của sự thật, của lương tri: “Đảng khuyến khích văn nghệ sĩ tìm tòi sáng tạo, khuyến khích và yêu cầu có những thể nghiệm mạnh bạo và rộng rãi trong sáng tạo nghệ thuật, trong việc phát triển các loại hình và thể loại nghệ thuật, các hình thức biểu hiện”. Những chủ trương, chính sách của Đảng thực sự là động lực, là đòn bẩy để văn nghệ sĩ được sáng tạo với khả năng và tâm huyết của mình. Đặc biệt sự kiện cuộc gặp gỡ của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với đông đảo văn nghệ sĩ trong hai ngày (ngày 6, 7 tháng 10 năm 1987). Ở đó, các nhà văn đã phát biểu, bày tỏ mong muốn đổi mới văn nghệ và Tổng bí thư đã đề cập đến vấn đề cần có sự “cởi trói”, đổi mới thực sự cho văn nghệ. Tất cả đã tạo nên một bầu không khí sôi nổi, đặc biệt trong tranh luận các vấn đề học thuật. Hai tác giả Lại Nguyên Ân và Nguyễn Thị Bình, đã và đang sưu tầm những bài viết về không khí văn nghệ đầu thời đổi mới và tập hợp đăng tải trên mạng Internet với cái tên: Đời sống văn nghệ đầu thời đổi mới. Tư liệu sưu tầm được vô cùng phong phú tái hiện không khí đặc biệt trong đời sống văn nghệ-tiền đề cho những đổi mới trong văn học. Những vấn đề cái cũ và cái mới, mối quan hệ giữa văn nghệ và chính trị, đổi mới tư duy nghệ thuật, dân chủ là trọng tâm được bàn luận sôi nổi, kĩ lưỡng tại thời điểm đó. 13 Không khí cởi mở, dân chủ của đời sống xã hội, của cả nền văn nghệ đã kích thích được sự sáng tạo của văn nghệ sĩ, thực sự đã mở đường cho văn nghệ sĩ đến với những sáng tạo nghệ thuật mới mẻ. 1.2… Đến những chuyển đổi toàn diện của văn học Không khí đổi mới đã thực sự đến với văn nghệ làm nên mùa bội thu cho hầu hết các thể loại, trong đó có tiểu thuyết. Các nhà văn, các nhà nghiên cứu, phê bình sôi nổi bàn luận về những vấn đổi mới: Tư duy, hiện thực, vai trò sứ mệnh của nhà văn, cái thật trong văn học, hiện thực trong văn học... Tất cả nhằm mang đến một diện mạo mới cho văn học, khiến người đọc không quay lưng lại với văn học. Một trong những thành tựu đạt được là sự ra đời của các tiểu thuyết mang những dấu ấn độc đáo, riêng biệt, thể hiện cá tính sáng tạo của nhà văn. Hà Xuân Trường cho rằng: “sự đổi mới không bao giờ tự nó đến mà phải thông qua đấu tranh” [12]. Các nhà văn nói nhiều đến “mình”, “sống hết mình trên trang giấy”, “trở về với mình để sáng tạo”, “đấu tranh với chính mình để đổi mới”, họ trực tiếp nói tới các quyền chính đáng của người cầm bút, quyền được phát hiện những vấn đề của đời sống, quyền thông tin cho bạn đọc, quyền tự do, phê bình. Nhà văn Hồ Phương nói: “đổi mới tư duy trở thành thước đo tài năng và sự cố gắng của mỗi cây bút” [56]. Hoàng Ngọc Hiến khẳng định: Bản chất của mọi sự đổi mới thực sự trong văn học nghệ thuật ở chỗ nó tạo ra ý nghĩa mới và giải thích rõ hơn: “thời đại chúng ta đang sống đòi hỏi một sự xác định mới ý nghĩa của nhân sinh ở nhiều mặt cốt yếu [12]. Lê Lựu thẳng thắn bộc bạch: Nếu nhà văn cảm thấy không có gì mới trong tư tưởng, trong nhận thức thì đừng có viết, vì khi ấy những gì viết ra sẽ bằng thừa, chúng sẽ nhạt nhẽo và không có ích. Sự đổi mới chuyển hóa thành nhân cách, đổi mới để đóng góp, đổi mới để tồn tại và để được viết. Mỗi nhà văn có một cách tạo nghĩa cho tinh thần “đổi mới”, mỗi nhà thơ cấp cho chữ đổi mới một nét nghĩa, một sắc thái ý nghĩa. Nguyên Ngọc đồng nhất sự đổi mới với sự tỉnh táo, sự trở lại chỗ đứng. Tựu chung lại, những bàn luận đó cơ bản đều xoay quanh nhu cầu chuyển đổi trong quan niệm nghệ thuật về hiện thực; về con người; về nhà văn; về sứ mệnh, bản chất, chức năng của văn chương; về mối quan hệ với công chúng. 14 1.2.1 Quan niệm về nhà văn Nhà văn ở mỗi thời kì đều xác định cho mình nhiệm vụ cụ thể. Trong hai cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mĩ, hầu hết nhà văn là chiến sĩ. Lực lượng sáng tác đó dưới sự lãnh đạo của Đảng tạo nên một nền văn học vận động và phát triển theo hướng cách mạng hóa, chứa đựng tính sử thi và cảm hứng lãng mạn. Nhà văn ý thức được nhiệm vụ của mình là phải góp sức vào chiến thắng. Nguyễn Minh Châu khẳng định “chưa lúc nào bằng lúc này, thái độ của nhà văn trước vận mệnh chung của dân tộc lại đặt ra cấp bách và nghiêm khắc đến thế” [14, tr. 45]. Nhiệm vụ cách mạng khiến nhà văn, đôi khi, phải bỏ qua nhiều vấn đề, đôi khi phải lãng quên, né tránh sự thật. Do điều kiện chiến tranh mà hạn chế tất yếu của văn học giai đoạn này là: đôi khi ta quen nói một chiều, nói thắng lợi mà bỏ qua thất bại; có những lúc nói thành tích mà không đề cập đến tổn thất; phản ánh sự đúng đắn mà bỏ qua không nói sai lầm… tuy ai cũng biết rằng mỗi thắng lợi trong cuộc chiến tranh đều đã phải trả giá bằng biết bao tổn thất hy sinh, thất bại và cả những sai lầm cay đắng... Hàng loạt những vấn đề thuộc đời sống riêng tư, chuyện tình yêu, tình dục... trở thành những đề tài cấm kị. Nhà văn thời chống Mỹ đến với hiện thực cách mạng của dân tộc trong tâm thế người chép sử của thời đại mình, vừa nhằm cổ động cho các thế hệ đương thời, vừa xây dựng những mẫu mực cho hậu thế. Bởi vậy, trong một thời gian dài, nhà văn chỉ chú tâm phản ánh những cái tốt đẹp của đời sống, của con người. “Công việc của nhà văn phần nào giống công việc của các vị thánh, tức là sản xuất ra những con người cao thượng và những tình cảm cao thượng. Đấy là lí tưởng cao cả của người cầm bút" [65, tr. 54] Bước ra từ cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, nhà văn như hoàn thành sứ mệnh của mình. Thời gian trở thành thuốc thử cho rất nhiều giá trị. Sự giãn cách đối với những gì đã xảy ra trong quá khứ khiến con người có thể nhìn nhận lại, đánh giá một cách chính xác hơn, khách quan hơn và công bằng hơn. Nhà văn phải nhìn vào sự thật, nói đúng sự thật. Sự thật sẽ trở thành một mục tiêu quan trọng trong đời sống văn học đương đại. Bảo Ninh cho rằng: “Có những người viết rất phóng túng, rất thật, và tôi thuộc loại nhà văn phải chiến đấu để loại trừ cái giả” [55]. Không 15 chỉ có thế, trong cuộc sống mới với biết bao phức tạp và biến động, mối quan hệ giữa “số phận” và “con người” cũng được đặt ra xem xét một cách tỉ mỉ và cẩn trọng. Nhà văn không còn là người thư kí trung thành của thời đại (với nhiệm vụ phản ánh) mà phải là người trăn trở, đào sâu những vấn đề thế sự nhân sinh. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã nói rất hay về sứ mệnh của nhà văn: “NhiÖm vô cña nhµ v¨n kh«ng ph¶i lµ nãi ra ch©n lÝ mµ lµ thøc tØnh ý thøc h-íng vÒ ch©n lÝ hoÆc chÝ Ýt còng lµ thøc tØnh t×nh c¶m vÒ phÈm gi¸ con ng-êi trong hä” [65, tr. 38] Muốn thế, nhà văn phải dũng cảm! Trong sự bộn bề của đời sống mới, nhà văn bằng kinh nghiệm, chưa đủ để tìm hiểu tường tận, khám phá được những ý nghĩa đích thực, những sự thật trong những đáy sâu của cuộc sống, của con người. Nhà văn thời đại mới phải là một nhà văn hóa, một nhà hoạt động xã hội để có thể nắm bắt kịp thời, sâu sắc cuộc sống đương đại. 1.2.2 Quan niệm về sứ mệnh, bản chất, chức năng của văn chương Mỗi thời đại đều có quan niệm riêng về sứ mệnh của văn chương. Bởi văn chương luôn mang trong nó hơi thở của thời đại, mang dấu ấn thời đại và của thế hệ người viết. Cùng với thời gian, hai yếu tố đó đều thay đổi. Văn học sau 1986 thể hiện những quan niệm mới về sứ mệnh, chức năng của văn chương. Trong hai cuộc kháng chiến vừa qua, văn học nghệ thuật đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình. Cùng với các ngành nghệ thuật khác, văn học nghệ thuật đã góp phần xứng đáng tạo nên sức mạnh tổng hợp của dân tộc, của Đảng để đánh thắng kẻ thù. Cuộc chiến tranh với mục tiêu hàng đầu là giải phóng dân tộc. Số phận của toàn dân tộc lấn át mọi mối quan hệ khác. Điều đó cũng in dấu rõ: Cái chung, cái cộng đồng, dân tộc là quan trọng nhất; cái riêng tư hầu như chưa được nói đến; chưa có cái quyền riêng... GS.TSKH. Lê Ngọc Trà đã tổng kết khá xác đáng về đặc trưng của văn nghệ giai đoạn trước 1975 [70] “Trước hết đó là văn học phục vụ chính trị (…) Do việc phục vụ chính trị, văn học đồng thời cũng phục vụ công nông binh, lấy công nông binh làm đối tượng miêu tả, đối tượng tuyên truyền, coi công nông binh là người đọc duy nhất, quan trọng nhất, người thẩm định giá trị của mọi sáng tạo nghệ thuật. (…) Về phương diện nội dung, các tác phẩm của văn nghệ cách 16 mạng hướng trước hết vào việc ghi chép những thành tích, những chiến công, những hành động tốt đẹp của con người trong lao động, chiến đấu, tức là cuộc sống mới và con người mới. Văn học chỉ cần phản ánh hiện thực, ghi chép trung thực đời sống cũng đã đủ, cũng đã có ý nghĩa to lớn. Một yêu cầu khác của phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa là nhiệt tình khẳng định, ca ngợi. Cảm hứng lạc quan, anh hùng phải là cảm hứng cơ bản của tác phẩm. Gắn liền với cảm hứng anh hùng là yêu cầu về tính đảng và tính nhân dân. Yêu cầu này đòi hỏi nhà văn trong sáng tác của mình phải công khai đứng trên lập trường của giai cấp vô sản và quần chúng lao động, bảo vệ những tư tưởng của Đảng, đường lối, chính sách của Nhà nước”. Sáng tác văn học được coi là hình thức giáo huấn đạo đức tuyên truyền chính trị, là phương diện cải tạo phong hóa xã hội. Sau 1975, thay cho một thế giới phân cực với những kẻ thù cụ thể, hữu hình trong chiến tranh là một thế giới với bao nỗi đa đoan của cuộc đời và lòng người, văn học phải tiến hành cuộc đấu tranh lâu dài, gian khổ với tất cả những nẻo khuất, góc tối, những mầm mống của cái xấu, cái ác manh nha trong mỗi con người. Trong cuộc chiến này, xác định đúng đối tượng để đấu tranh đã khó, dứt bỏ nó ra khỏi máu thịt của mình, khỏi những gắn bó thân yêu của mình còn khó hơn nhiều. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên mà đề tài thế sự, đời tư nổi bật lên như một vấn đề trung tâm của mọi nỗ lực sáng tạo trong tiểu thuyết đương đại. Ngay cả những tác phẩm viết về đề tài chiến tranh, đề tài nông thôn với quy mô hiện thực rộng lớn, nhiều tầng, nhiều mảng, nhà văn vẫn xoáy sâu vào những vấn đề cốt yếu của đời sống thông qua tâm điểm nhân vật. Những vui, buồn, được, mất… của con người đã đi vào văn chương một cách chân thực, nhân bản và giàu tính hướng thiện. Văn chương trở thành những suy tư, trăn trở về xã hội, về dân tộc, đặc biệt là con người và nó không còn chịu sự phán xét nghiêm ngặt của tính Đảng hay tính Nhân dân, tính giai cấp. Thêm vào đó, trong cách nhìn nhận mới, văn học gia tăng yếu tố trào lộng, giễu nhại,... để chứng tỏ nó thể nghiệm quan niệm về tính “trò chơi” của văn chương. Theo Nguyễn Thị Bình, nghệ thuật bao giờ chả có hư cấu, bịa đặt, nhưng hư cấu ở văn chương truyền thống là để thuyết phục người đọc tin vào tính chất thật của câu 17 chuyện được kể. Còn ở “trò chơi tiểu thuyết” bây giờ, sự hư cấu, bịa đặt lại cố cho lộ liễu để vừa gián cách người đọc với câu chuyện, vừa gây men ngờ vực trong họ. Không đặt mục tiêu thuyết phục độc giả, nhà văn bày ra một cuộc chơi, bước vào cuộc chơi ấy, độc giả có thể vừa thưởng thức, vừa chứng nghiệm. Thiên sứ mở đầu với lời ghi chú “cuốn sách này bắt đầu từ một điển tích của nhà văn G.G và những chuyện khó tin của nhà văn F”. Các chương như sự lắp ghép ngẫu nhiên những “mảnh vụn” rời rạc của hiện thực, những chi tiết như “tiện đâu kể đấy”. Cuộc “chơi kết cấu”, “chơi nhân vật” được công khai ngay từ hình thức văn bản, từ cách đặt tên chương mục đến cách mô hình hóa nhân vật. Mỗi nhân vật giống cuộc thử nghiệm của một “cái tôi” nhỏ bé, tính cách nhân vật không được nhà văn lý giải mà được người đọc quan sát từ “cuộc chơi” của chúng. Tạ Duy Anh xác nhận tính trò chơi trong Thiên thần sám hối bằng lời tựa: “Câu chuyện khó tin này là của một đứa trẻ còn ở trong bụng mẹ. Nếu đọc xong quý vị vẫn không tin thì cũng không sao”. Mười lẻ một đêm của nhà văn Hồ Anh Thái có một khế ước mà tác giả đã thảo ra trước bạn đọc: “Các anh nên đọc hết cuốn sách này. Đọc xong các anh có thể tin hoặc không, vì những chuyện tôi kể có thể rất nghiêm túc hoặc có thể hết sức tầm phào”. Bên cạnh đó, tác phẩm còn là trò chơi cấu trúc. Nguyễn Bình Phương tạo cho Thoạt kỳ thủy cấu trúc đứt gãy, nhảy cóc liên tục, đan cài vô thức với hữu thức, tô đậm cái bất lực của ngôn từ. Nỗi buồn chiến tranh (Bảo Ninh), Vân Vy (Thuận), Blogger (Phong Điệp)… đan xen bản thảo của một nhân vật được lồng trong tác phẩm chính. Như trò soi gương, hai văn bản đó phản chiếu nhau để nhân lên bội lần ý nghĩa của chúng. Tính trò chơi của văn học đã giúp nhà văn mạnh dạn sáng tạo. 1.2.3 Quan niệm về hiện thực Văn học luôn phản ánh hiện thực. Hiện thực được xem là môi trường, là mảnh đất để nhà văn phân tích lí giải, chiêm nghiệm cuộc sống và con người. Mỗi nền văn học, mỗi giai đoạn phát triển của văn học đều có những hiện thực lớn, bao trùm, thu hút sự quan tâm của xã hội nói chung, của nhà văn nói riêng. Hiện thực trước 1975 là đời sống chính trị xã hội với hai nội dung chính: cuộc đấu tranh vệ quốc và công 18 cuộc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Đây chính là những mảng hiện thực tập hợp những sự kiện, những hiện tượng, những diễn biến quan trọng nhất của đời sống xã hội, thể hiện những nét bản chất nhất trong thời kì lịch sử đó. Sự giới hạn trong phạm vi hiện thực khiến cho nhà văn khó có thể phát huy hết khả năng của mình, đồng thời gặp phải nhiều khó khăn trong việc phản ánh gương mặt chân thực, toàn vẹn của lịch sử, của đời sống. Thực tế sáng tác thời kì trước 1975 cho thấy đối tượng phản ánh lớn nhất của văn học là đời sống chính trị - xã hội. Tuỳ theo vốn sống và sở trường của mình, mỗi nhà văn tìm đến một miền đất riêng để dụng võ: Đào Vũ, Nguyễn Khải, Chu Văn …. khai thác đề tài cuộc sống lao động xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc (Cái sân gạch, Vụ lúa chiêm, Con đường mòn ấy, Xung đột, Vùng quê yên tĩnh ...). Đó là những hậu phương rộn rã thông tin chiến đấu, tràn ngập tinh thần cách mạng và yêu nước; là những nông thôn hăng say trong công cuộc xây dựng cuộc sống xã hội chủ nghĩa... Các nhà văn đã mang đến niềm tin lạc quan vào cuộc sống mới, vào những đổi thay tốt đẹp cho cuộc sống của nhân dân, vào mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người. Nguyễn Thi, Phan Tứ, tập trung thể hiện đề tài chiến tranh. Bối cảnh lịch sử của cuộc kháng chiến hào hùng, oanh liệt của dân tộc việt Nam với đế quốc Mĩ và tay sai đã được các nhà văn phản ánh chân thực trong các tác phẩm của mình. Đó là hiện thực lớn nhất trong Người mẹ cầm súng (Nguyễn Thi), Dấu chân người lính, (Nguyễn Minh Châu), …. Mẫn và Tôi (Phan Tứ)… Những tác phẩm này đã làm sống lại những thời khắc quan trọng của lịch sử dân tộc trong khí thế tiến quân hào hùng, thấy được sức mạnh và niềm tin quyết thắng của cả dân tộc. Và cho dù thể hiện đề tài nào, qua đó, người đọc đều thấy tầm vóc vĩ đại của con người Việt Nam – những con người đấu tranh để giành độc lập, cũng những con người ấy vươn tới tương lai bằng sức mạnh phi thường. Chiến tranh qua đi, với người viết, một vùng hiện thực cần được nhìn nhận lại. Xoay quanh vấn đề này có những câu hỏi đặt ra: hiện thực thế nào? mức độ tìm hiểu và phản ánh hiện thực? Phạm vi của hiện thực?... Rất nhiều nhà nghiên cứu thảo luận về quan niệm hiện thực. Nhà văn Nguyên Ngọc trăn trở Đổi mới trước hết là sự tỉnh táo, cho rằng: 19
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan