A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI
Nguyên Hồng là một trong những đại diện tiêu biểu của nền văn học hiện
thực Việt Nam giai đoạn 1930-1945. Cùng với Nguyễn Công Hoan, Nam Cao, Tô
Hoài, ...Nguyên Hồng đã trở thành một trong những nhà văn tiên phong góp phần
xây dựng nền văn học mới, nền văn học hiện thực xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Với
gần nửa thế kỉ cần cù và say mê sáng tạo nghệ thuật, nhà văn đã để lại cho chúng ta
một gia tài văn học đồ sộ, trong đó có nhiều tác phẩm có giá trị. Ông đã đặt "cả
cuộc đời, trái tim và tâm hồn, nhường tất cả hơi sức, hi vọng và lòng tin" trên mỗi
trang viết để viết về những con ngƣời cùng khổ và dựng nên một bức tranh hiện
thực về sự nghiệp cách mạng trọng đại của dân tộc.Ngòi bút của Nguyên Hồng
cũng góp phần vào không khí sôi động và sự phát triển liên tục của hành trình văn
học Việt Nam trong thế kỉ XX.Với ý nghĩa đó, sự nghiệp văn học của nhà văn
xứng đáng đƣợc chúng ta giữ gìn, ngợi ca và trân trọng.
Nguyên Hồng, ngay từ những trang viết đầu tay, ông đã tự vạch cho mình
một con đƣờng nghệ thuật riêng: nhà văn của những ngƣời cùng khổ. Cả cuộc đời
cầm bút, ông gắn bó sâu sắc, máu thịt với những con ngƣời nhỏ bé, những lớp
ngƣời dƣới đáy của xã hội thành thị. Sự nghiệp văn học của Nguyên Hồng có nét
gần gũi với nhà văn Nga Mácxim Gorki – trong mỗi trang viết của ông nồng nàn
hơi thở của đời sống cần lao. Nguyên Hồng luôn khả năng nhìn thấy một vẻ đẹp
đầy chất thơ trong đời sống cần lao, trong những cái bình thƣờng, thậm chí tầm
thƣờng, xô bồ, bề bộn của cuộc sống, trong cảnh lầm than, lam lũ, khốn khổ, cơ
cực của con ngƣời . Và ông đã say sƣa miêu tả những sâu kín, thánh thiện ấy với
một thái độ đầy nâng niu, trân trọng, và với một niềm tin mãnh liệt.. Không ít nhà
văn hiện thực cùng thời với ông nhìn cuộc sống một cách bi quan. Không có thái
độ bi quan về con ngƣời và xã hội đƣơng thời nhƣ Nguyễn Công Hoan hay Vũ
Trọng Phụng, Nguyên Hồng, dù cả cuộc đời sống trong cơ cực lao khổ, vẫn luôn