Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn thiên nhiên – đất nước trong thơ viết cho thiếu nhi giai đoạn 1960 19...

Tài liệu Luận văn thiên nhiên – đất nước trong thơ viết cho thiếu nhi giai đoạn 1960 1975

.PDF
172
89
104

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LÊ HUỲNH DIỆU THIÊN NHIÊN – ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI GIAI ĐOẠN 1960 - 1975 LUẬN ÁN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM Mã số: 5.04.33 Người hướng dẫn khoa học: GS. HOÀNG NHƯ MAI Tháng 08 năm 2000 MỤC LỤC MỤC LỤC .................................................................................................................... 4 PHẦN DẪN LUẬN ...................................................................................................... 6 1. Lý do chọn đề tài: ...........................................................................................................6 2. Phạm vi đề tài và tư liệu nghiên cứu : ..........................................................................7 3. Lịch sử nghiên cúu : .......................................................................................................8 4. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................................................13 5. Những đóng góp mới của luận án : .............................................................................14 6. Cấu trúc của luận án : ..................................................................................................14 CHƯƠNG 1: THƠ VỚI TUỔI THƠ. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN....... 16 1.1. Thơ ca – món ăn tinh thần cần thiết cho trẻ em : ...................................................16 1.2. Đôi điều cần lưu ý trong việc nghiên cứu thơ viết cho thiếu nhi: .........................22 1.2.1. Về chức năng giáo dục:.........................................................................................22 1.2.2. Về đặc điểm tâm lý thiếu nhi: ...............................................................................25 CHƯƠNG 2: THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI TRƯỚC 1975 ................................ 31 2.1. Khái quát về sự hình thành và phát triển của thơ thiếu nhi Việt Nam trước 1975 : ...........................................................................................................................................31 2.1.1. Trước Cách mang tháng Tám 1945 : ....................................................................31 2.1.2. Sau Cách mạng tháng Tám : .................................................................................35 2.2. Đề tài chính và các loại thơ viết cho thiếu nhi: .......................................................43 2.2.1. Về đề tài: ...............................................................................................................43 2.2.2. Các loại thơ thiếu nhi: ...........................................................................................47 CHƯƠNG 3: THIÊN NHIÊN - ĐẤT NƯỚC TRONG THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI NHỮNG NĂM 60, 70 ........................................................................................ 65 3.1. Thiên nhiên trong thơ thiếu nhi: thế giới loài vật, hoa cỏ và cảnh vật đất nước : ............................................................................................................................................65 3.1.1. Thế giới loài vật, hoa cỏ trong thơ thiếu nhi: .......................................................65 3.1.2. Thiên nhiên – cảnh vật diệu kỳ qua mắt các em thơ: ...........................................83 3.1.3. Thiên nhiên – cảnh vật đất nước trên trang thơ “người lớn” viết cho các em: ...101 3.2. Dấu ấn thời đại - đất nước, con người trong thơ cho thiếu nhi: .........................115 3.2.1. Thiên nhiên - đất nước trong xây dựng quê hương, cuộc sống mới, chế độ mới, chủ nghĩa xã hôi: ...........................................................................................................116 3.2.2. Thiên nhiên - đất nước trong chống Mỹ: ............................................................124 4 3.2.3. Đất nước, con người mới thiếu nhi trong chống Mỹ: .........................................130 3.3. Vài nét về nghệ thuật - những đóng góp và hạn chế: ...........................................142 3.3.1. Những đóng góp: ................................................................................................142 3.3.2. Một vài hạn chế: .................................................................................................162 PHẦN KẾT LUẬN .................................................................................................. 167 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................... 169 5 PHẦN DẪN LUẬN 1. Lý do chọn đề tài: Đề tài được thực hiện xuất phát từ yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy văn học thiếu nhi, thơ thiếu nhi ở các trường Đại học và Cao đẳng Sư phạm, nhằm bổ sung nguồn tư liệu vốn rất tản mạn và hạn chế về văn học thiếu nhi và thơ thiếu nhi Việt Nam. Có thể nói so với số lượng tác phẩm, tuyển tập thơ ra đời, những công trình tuyển chọn thơ thiếu nhi khá đồ sộ, gần đây thì tư liệu phê bình nghiên cứu về nó vẫn còn quá ít ỏi, không tương xứng, chưa đáp ứng được yêu cầu nghiên cứu, giảng dạy, học tập. Qua đây, đề tài nhằm khẳng định sự đóng góp quan trọng, không thể thiếu của một bộ phận thơ ca khá độc đáo, nhiều thành tựu : thơ thiếu nhi Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ và xây dựng đất nước Xã hội chủ nghĩa, gắn liền với tiến trình phát triển của thơ ca Việt Nam hiện đại. Nhìn chung, xã hội chưa thật sự quan tâm, đánh giá đúng mức những đóng góp của các nhà thơ tài năng chuyên viết cho thiếu nhi. Nhìn vào diễn đàn nghiên cứu phê bình văn học từ trước đến giờ, rõ ràng là người ta vẫn dành nhiều công sức, nhiều ưu ái để đi sâu nghiên cứu văn học cho “người lớn” hơn ... Phải chăng vì văn thơ thiếu nhi kém chất lượng, kém về giá trị nội dung, nghệ thuật, tư tưởng ?... Chắc chắn vấn đề không phải là như vậy. Đề tài được thực hiện nhằm đáp lại biết bao tâm tình, lòng tri ân của nhiều thế hệ bạn đọc yêu mến thơ thiếu nhi, luôn trân trọng các cây bút nhiệt thành, tâm huyết đã dành trọn cuộc đời sáng tác vì lòng yêu mến trẻ thơ, vì sự nghiệp giáo dục, bồi dưỡng tâm hổn nhân cách tuổi nhỏ, vì một nền thơ thiếu nhi Việt Nam (các nhà thơ : Võ Quảng, Phạm Hổ, Thy Ngọc, Vũ Ngọc Bình, Định Hải, Quang Huy, Xuân Quỳnh, Đặng Hấn, Trần Mạnh Hảo..., nhà nghiên cứu phê bình văn học thiếu nhi : Vân Thanh ) ; Đặc biệt là các tài năng thơ trẻ với những sáng tác thơ của chính tuổi thơ (Trần Đăng Khoa, cẩm Thơ, Chu Hồng Quý, Hoàng Hiếu Nhân, Khánh Chi, Phan Thị Vàng Anh, Nguyễn Hồng Kiên...) mà ngay từ những năm chống Mỹ ác liệt, các em đã đặt nền móng vững chắc cho phong trào làm thơ trong thiếu nhi nở rộ. 6 Đề tài góp phần khẳng định giá trị của thơ viết cho thiếu nhi, thơ thiếu nhi Việt Nam từ khi mới hình thành đã dồi dào tính nhân văn, đậm đà bản sắc dân tộc, gắn liền với hiện thực đấu tranh cách mạng của đất nước, mang rõ dấu ấn thời đại. 2. Phạm vi đề tài và tư liệu nghiên cứu : 2.1. Phạm vi đề tài: Luận văn đi sâu nghiên cứu chặng đường phát triển ban đầu của thơ thiếu nhi Việt Nam, tuy ở giai đoạn mới hình thành nhưng đã phát triển mạnh mẽ về đội ngũ sáng tác, về đề tài, thể loại, về số lượng và cả chất lượng tác phẩm. Chủ yếu nghiên cứu các sáng tác thơ tiêu biểu viết cho lứa tuổi nhi đồng, do người lớn và cả thiếu nhi sáng tác ở giai đoạn từ 1960 đến 1975. * Luận văn chủ yếu phân tích sự biểu hiện phong phú, đa dạng về đề tài và nội dung của thơ thiếu nhi, giai đoạn chống Mỹ, qua hình tượng thiên nhiên - đất nước trong thơ. * Từ một chặng đường phát triển của thơ thiếu nhi, nhận định đôi nét về giá trị nghệ thuật của thơ thiếu nhi, góp phần đi tìm đặc trứng hình thức của thơ viết cho các em ở lứa tuổi thiếu niên - nhi đồng. 2.2. Tư liệu chính để nghiên cứu : 2.2.1. Phần lớn các tác phẩm, tuyển tập thơ in của các tác giả : Võ Quảng, Phạm Hổ, Thy Ngọc, Huy Cận, Quang Huy, Định Hải, Vũ Ngọc Bình, Xuân Quỳnh ... Các tuyển tập thơ của Trần Đăng Khoa, Khánh Chi, Hoàng Hiếu Nhân, cẩm Thơ, Chu Hồng Quý, Nguyễn Hồng Kiến... Một số các bài thơ hay, tiêu biểu được sáng tác trong khoảng các năm 1960, 1970 thời kỳ nở rộ, được mùa của thơ thiếu nhi Việt Nam. 2.2.2. Tư liệu về lý luận phê bình : - Chủ yếu là các bài báo viết về các tác giả và tác phẩm thơ thiếu nhi được đăng trên các báo Văn nghệ và Tạp chí văn học từ năm 1963, nhiều nhất là từ sau 1975 trở lại đây. 7 - Một số các tư liệu nghiên cứu lý luận bàn về nghệ thuật sáng tác văn học thiếu nhi, thơ thiếu nhi, tài liệu dịch từ tiếng nước ngoài giới thiệu phương pháp, quan niệm sáng tác thơ thiếu nhi của Coocnây Trucôpxky, của nữ thi sĩ Nga Anhia Bactô, của “nhà văn bách khoa” Xamuyen Macsac, của nhà văn Pháp - Tổng biên tập Tạp chí Châu Âu : Pierre Gamara ... 3. Lịch sử nghiên cúu : 3.1. Trong nước : Đến nay chưa có một chuyên luận hay công trình nghiên cứu phê bình nào nghiên cứu về thơ thiếu nhi Việt Nam, hoặc về một chặng đường phát triển của thơ thiếu nhi, trong khi các tác phẩm, tuyển tập thơ ra đời hàng loạt và có nhiều công trình được tuyển chọn phát hành rất công phu, đồ sộ. Nhìn chung tài liệu nghiên cứu phế bình lý luận về văn học thiếu nhi cũng rất hạn chế. Đáng kể nhất là : - Bàn về văn học thiếu nhi-Nhiều tác giả. Nhà xuất bản Kim Đồng, 1983. - Đôi điều tâm đắc của Vũ Ngọc Bình. Nhà xuất bản Kim Đồng 1985. - Hoa trái đầu mùa của Văn Hồng. Nhà xuất bản Kim Đồng 1986. - Chuyên san văn học thiếu nhi - Tạp chí Văn học số 5/1993. - Văn học thiếu nhi, sách đào tạo GV tiểu học - trường ĐHSP Hà Nội 1994. - Các bài viết của Vân Thanh ( Viện văn học ) bàn về thơ của các em trong chống Mỹ (Tạp chí Văn học số 2/1978) ; về thơ viết cho thiếu nhi những năm 1960 (Tạp chí Nghiên cứu văn học số 6/1963). Bài viết Những vần thơ về lứa tuổi còn thơ của Triêu Dương đăng trên Tạp chí Văn học số 6, 1968. Ngoài các bài viết của Vân Thanh, và của nhà phê bình văn học Triêu Dương trực tiếp phân tích giá trị nội dung, nhận định đôi nét về tình hình phát triển của thơ thiếu nhi giai đoạn chống Mỹ, các tư liệu còn lại chủ yếu là sự tập hợp các bài viết mang tính chất tham 8 luận, phát biểu cảm nghĩ, nêu “đôi điều tâm đắc” về các tác giả và tuyển tập thơ hay (Như về thơ của Phạm Hổ, Võ Quảng, Huy Cận, Trần Đăng Khoa, Khánh Chi, Xuân Quỳnh ... Nhận định về tập thơ Chú ngựa bay, Đọc thơ ca mẫu giáo... ). Một vài đầu sách mang tính chất chuyên sâu phê bình, nghiên cứu lý luận thì chỉ nghiên cứu chung về văn học thiếu nhi Việt Nam, trong đó có nhận định qua về sự phát triển của đội ngũ những người làm thơ cho thiếu nhi cùng các thành tựu thơ những năm 1960, 1970, đặc biệt thơ viết của các em nhỏ ... ( Giáo trình Văn học thiếu nhi của Đại học Sư phạm Hà Nội). Các quyển Bàn về văn học thiếu nhi, Đôi điều tâm đắc, Hoa trái đầu mùa ( Sách đã nêu trên ) - bên cạnh việc nghiên cứu, nhận định chung về văn học thiếu nhi Việt Nam, đã đi vào bàn đôi điều về phương pháp sáng tác cho các em, về việc làm thơ cho thiếu nhi, nêu một số đặc trưng của sáng tác thơ, truyện, đồng dao sưu tập ... Và đa số đều là tập hợp các bài viết từ các cuộc hội thảo về văn học thiếu nhi Việt Nam, các bài phát biểu nhận định về chất lượng sáng tác thơ thiếu nhi qua các cuộc thi nhằm vận động và phát triển phong trào sáng tác ... ; do nhà xuất bản Kim Đồng, hoặc báo Văn nghệ, tạp chí Nghiên cứu văn học tổ chức nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6 hay các dịp kỷ niệm ngày thành lập nhà xuất bản Kim Đồng ... Như vậy so với sự phát triển của văn học thiếu nhi Việt Nam từ các năm 1960 đến nay, nhìn chung ngành nghiên cứu phê bình lý luận về văn thơ thiếu nhi vẫn còn quá non trẻ, số lượng tác phẩm nghiên cứu về văn học thiếu nhi không nhiều, nghiên cứu về thơ thiếu nhi càng ít, hầu như chưa có một công trình nào bao quát về toàn bộ sự ra đời, sự hình thành và phát triển của thơ thiếu nhi Việt Nam ... Đội ngũ các nhà phê bình nghiên cứu về văn học thiếu nhi có thể đếm trên đầu ngón tay : Vân Thanh, nhà thơ Vũ Ngọc Bình, Văn Hồng, Lã thị Bắc Lý, Thêu Dương, nhà thơ Định Hải, Phạm Hổ... Trong số đó, chỉ có duy nhất Vân Thanh ở Viện Văn học là nhà nghiên cứu chuyên nghiệp, đã dành trọn cuộc đời gắn bó với nghiệp phê bình, nghiên cứu văn học thiếu nhi. Ở miền Nam trước ngày giải phóng có rất nhiều sách, báo, tạp chí dành cho thiếu niên nhi đồng (Tủ sách Hoa tím, Hoa xanh, Hoa đỏ, báo Tuổi ngọc, Thằng Bờm ... do Nguyễn Vỹ chủ bút). Nhưng sách phê bình lý luận nghiên cứu về văn thơ thiếu nhi thì hầu như không có công trình nào, diễn đàn văn học ở miền Nam gần như chưa hề quan tâm, chú ý đến Văn học thiếu nhi. 9 3.2.Về tình hình nghiên cứu văn học thiếu nhi ở nước ngoài (Chủ yếu qua một số tư liệu đã được dịch sang tiếng Việt) 3.2.1 “Làm thơ cho các em” Sách lý luận của nhiều tác giả người Nga : A-Bơrusơtanh, Coocnây Trucôpxki, V.Đơmitriêva, Anhia Bactô và Vêra Xmianôva - được Nguyễn Xuân Trâm dịch từ nguyên bản tiếng Nga, NXB Văn học 1961. Tư liệu mang tính chất “dẫn đường”, soi sáng về mặt lý luận nghiên cứu các phương pháp sáng tác văn học thiếu nhi, đặc biệt về thơ thiếu nhi, cho ngành nghiên cứu phê bình ở nước Nga và các nước khác trên thế giới. - Sách giới thiệu một số đặc trưng của phương pháp sáng tác thơ cho các em, như : “Học tập nhân dân, học tập trẻ em , Những bí quyết làm thơ hay cho các em” của Cooc-nây Tru-côp-xki (1882-1969) - Trong đó ông đặc biệt nhấn mạnh đến sức mạnh của truyền thống văn học dân gian, làm thơ cho các em qua việc học tập các yếu tố ngôn ngữ, hình ảnh mang tính hành động; nghệ thuật giáo dục, gây ảnh hưởng đặc biệt đối với tuổi nhỏ của thơ ca dân gian, bên cạnh việc quan tâm tìm hiểu những nhu cầu và sở thích của bạn đọc nhỏ tuổi (“Học tập trẻ em”), chú ý đến tâm lý và cách suy nghĩ của trẻ em. - “Nói về thơ viết cho các em” của nữ thi sĩ Anhia Bactô. Tư liệu đã trình bày đôi nét về con đường đến với thơ viết cho các em của Anhia Bactô theo lối thơ trào phúng, thơ vui mang tính hài hước ... đồng thời bàn về đề tài xã hội, vai trò của yếu tố tưởng tượng, tính đại chúng, tính dân gian trong thơ viết cho các em của các nhà thơ Xô Viết. Anhia Bactô khẳng định : “Sự yêu đời, tính hài hước là những thứ phải gắn liền với thơ viết cho trẻ em.” - Vêra Xmianôva - nhà phê bình Xô Viết giới thiệu về nhà thơ Xamuyen Macsac – “Một nhà văn bách khoa”, là bậc thầy trong việc xây dựng một nền văn học mới cho thiếu nhi vào thời kỳ những năm 1920-1930 -giai đoạn, phục hồi lại những truyền thống dân chủ và hiện thực của nền văn học Nga. Macsac đã đặt cơ sở cho lý luận nghiên cứu về văn học thiếu nhi, thơ thiếu nhi, mở ra con đường mới cho thơ ca thiếu nhi ở nước Nga và trên toàn thế giới thật sự phát triển. Macsac xem thơ ca, văn nghệ dân gian là nguồn nuôi dưỡng phong phú và vô tận cho thơ viết cho thiếu nhi. 10 3.2.2.“Ngôn ngữ và thơ mốt đề tài mênh mong”-Trích từ “Cuốn sách và trẻ em” Sách nghiên cứu lý luận của nhà văn Pháp, tổng biên tập tạp chí Châu Âu : Pierre Gamara, được Nguyễn Thị Ả dịch [8a,b]. Pierre Gamara đặt vấn đề cần mang đến cho trẻ em những tác phẩm có giá trị, những tinh hoa chủ yếu và lâu đời trong vốn văn học quý giá của nhân loại tất cả các nước. Vấn đề nảy sinh là cần có một sự cộng tác tập thể để làm các công việc như : tổ chức các cuộc sáng tác, hoạch định việc dịch thuật, phóng tác, xúc tiến xuất bản các tuyển tập ... v... v Theo Pierre Gamara, những vấn đề lớn đặt ra hiện nay cho văn học thiếu nhi thế giới đó là : - Mở ra con đường cho các em đi vào kho di sản văn học chung của thế giới. Giúp các bạn đọc còn đang bập bẹ đi vào, làm quen với vườn thơ văn bao la của nhân loại. - Cần giúp cho các em thu nhận và trau dồi ngôn ngữ, phát triển ngôn ngữ đi đôi với sự phát triển óc phán đoán qua hình tượng ngôn ngữ thơ ca. Như vậy, theo Pierre Gamara cần có sự hợp tác giữa nhà văn, nhà thơ với nhà sư phạm và các bậc phụ huynh để đưa tác phẩm văn học đến bạn đọc thiếu nhi, giúp phong phú vốn ngôn ngữ, tăng thêm khả năng truyền cảm, sức tiếp thu và làm phát triển óc phán đoán cho các em, hướng dẫn thị hiếu lành mạnh đúng đắn cho các em trong việc thưởng thức văn học, đánh bạt các loại sách thương mại đang làm vẫn đục tâm hồn trẻ thơ. Qua đây, có thể nhận thấy sự ra đời của ngành nghiên cứu phê bình văn học thiếu nhi thế giới vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX. Nó thật sự được quan tâm, phát triển, có nhiều thành tựu, nhiều công trình nghiên cứu vào các năm 1960 và phát triển mạnh mẽ đến giờ. Cho đến cuối thế kỷ XX này, trên khắp các nước Âu, Á, Phi, Mỹ La tinh ... Việc quan tâm đến món ăn tinh thần cho bạn đọc nhỏ tuổi đã thật sự trở thành vấn đề lớn, cấp thiết, đặt ra cho toàn thể xã hội, nhân loại. Hội nghị khoa học Quốc tế về văn học cho thiếu nhi tổ chức vào tháng 5/1991 tại trường Đại học tổng hợp Liubin, mang tên Mary Skodovskaia Quyry, tại Ba Lan, đã nghe tất cả 37 báo cáo bàn về các vấn đề “xung quanh các kiệt tác văn học cho thanh thiếu nhi”, 11 vấn đề “diễn giải, dịch giải, phóng tác các kiệt tác văn học thiếu nhi...” Trung tâm của nhiều báo cáo và tham luận là đặt ra vấn đề mối quan hệ giữa văn học “người lớn” và văn học thiếu nhi. Vấn đề này được đặt ra về mặt lý luận trong báo cáo của tiến sĩ Ngữ văn A.V.Lipatov (Moskva). Diễn giả cho rằng đó không chỉ là hai dạng sáng tạo mà còn là những “bình thông nhau” (các tác phẩm của Đaniel Đefo, Jonatan SWeft, Jems Fenimor Kuper, Mark Twen, Jak London). Những thành tựu mới nhất trong văn học thiếu nhi, cũng như folklor thiếu nhi hiện đại phản ánh xu hướng thâm nhập nhau và đồng nhất nhau của văn học “người lớn” và thiếu nhi. Thiếu văn học thiếu nhi thì lịch sử văn học “người lớn” cũng như ý nghĩa của nó sẽ không đầy đủ. Từ năm 1979, năm Quốc tế thiếu nhi, tổ chức UNICEF của Liên hợp quốc đã ủng hộ sáng kiến tặng “Huy chương nụ cười” của thiếu nhi Ba Lan cho người lớn nào đã có nhiều đóng góp lớn lao trong sự nghiệp chăm sóc, giáo dục thiếu nhi. Ban tổ chức của giải thưởng này bao gồm đại diện của Mỹ La tinh, Bắc Mỹ, Châu Á, Viễn đông và Châu Âu. Hằng năm các em thiếu nhi toàn thế giới được Ủy Ban UNICEF mỗi nước thông báo cho biết về giải thưởng này, và có thể đề cử về danh sách những người được xét thưởng. Đó là những người bạn lớn nhân từ, độ lượng, luôn quan tâm chăm sóc, giáo dục các cháu thiếu nhi, ở hơn 170 nước thành viên của Liên hiệp quốc. Đây cũng là một trong rất nhiều biểu hiện về sự cộng tác giữa các nước, tạo điều kiện hợp tác quốc tế, thúc đẩy văn học thiếu nhi, và sự nghiệp giáo dục trẻ thơ ngày càng phát triển, trong sự quan tâm chăm sóc đặc biệt của toàn xã hội, trên toàn thế giới. Cho đến nay, đội ngũ viết cho trẻ em ở nước ta đã đông đảo, lên rất nhiều so với thời kì trước 1975. Có hàng trăm người, cho đủ thể loại và lứa tuổi. Thành tựu của văn học thiếu nhi ngày càng nhiều, càng được khẳng định, trên đó đã xuất hiện không ít những cái “đỉnh” khá tiêu biểu. Thế nhưng, theo nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Bình : “Thực ra cái “chiều rộng” ấy chưa thật vững chắc và đáng phấn khởi bởi vì nó chưa được củng cố bằng “chiều sâu tâm lý”. Bên cạnh những khó khăn về nghề nghiệp - hoặc thù lao chưa tương xứng với công phu bỏ ra, nhất là khi viết cho lứa tuổi bé - cái gây cản trở chính hiện nay cho người cầm bút là chưa có một công luận biết bình giá, động viên họ một cách kịp thời và công bằng...” [2a. 77]. Chúng ta hiểu vấn đề ở đây là nếu sách viết cho trẻ em mà chỉ có trẻ em đọc, tán thưởng là chưa đủ. Bạn đọc người lớn với ý kiến của họ về sách thường là từng trãi và có 12 trình độ lý luận hơn. Thế mà, rõ ràng đội ngũ phê bình lý luận văn học thiếu nhi đến nay vẫn còn quá thưa thớt, còm cõi bên cạnh lực lượng sáng tác sung sức, hùng hậu trên cả nước. Vũ Ngọc Bình cho rằng : “Đã đến lúc phải “báo động” để sớm xây dựng cái “binh chủng” mới này, cùng những chế độ, chính sách thích đáng, nhằm đào tạo, bồi dưỡng, khuyến khích họ. Bởi lẽ chính họ sẽ góp phần khơi lên cái “công luận” kia, sẽ tạo nên cái “vòng sóng” tín hiệu mà mỗi sáng tác cho trẻ em khi ra đời sẽ phát ra và thu nhận... và phần thu nhận quan trọng ấy sẽ sưởi ấm biết bao cho tấm lòng những người cầm bút” [2a. 78]. Như vậy, vấn đề quan tâm phát triển ngành nghiên cứu phê bình văn học thiếu nhi, vấn đề chuyên nghiệp hóa đội ngũ những người cầm bút phê bình văn, thơ thiếu nhi trong sự nghiệp phê bình lý luận chung của văn học nước nhà hiện nay sẽ là nhân tố quan trọng tạo tiền đề cho sự cộng tác, quan hệ giữa văn học “người lớn” với văn học thiếu nhi, đồng thời thúc đẩy sự hội nhập, quá trình tiếp cận giữa văn học thiếu nhi trong nước với văn học thiếu nhi trên thế giới - đã và đang phát triển mạnh mẽ từ cuối thế kỷ XX này. 4. Phương pháp nghiên cứu: Xuất phát từ yêu cầu của bản thân đối tượng nghiên cứu và theo mục đích của luận án, chúng tôi đã thực hiện luận án theo các phương pháp sau : 4.1. Phương pháp nghiên cứu lịch sử - phát sinh : Nhằm để xác định sự hình thành và phát triển của thơ thiếu nhi Việt Nam trong tiến trình phát triển chung của văn học thiếu nhi, trở thành một phận quan trọng trong toàn bộ nền văn học dưới chế độ mới. Thấy được sự ra đời của văn học thiếu nhi, thơ thiếu nhi Việt Nam gắn liền với sự quan tâm của Đảng và Chính phủ - đã tạo điều kiện cho sự trưởng thành về số lượng và cả chất lượng tác phẩm, đội ngũ những người cầm bút, nhất là các tài năng thiếu nhi... 4.2. Phương pháp hệ thống – cấu trúc : Chủ yếu nhằm nghiên cứu, phân tích hệ thống về hình tượng thiên nhiên - đất nước qua các bài thơ tiêu biểu do các nhà thơ chuyên nghiệp và cả thiếu nhi sáng tác để khái quát về các giá trị nhân văn, giá trị thẩm mỹ, giáo dục của thơ thiếu nhi Việt Nam ; nghiên cứu 13 và phân tích các quan điểm về phương pháp sáng tác thơ thiếu nhi qua các tài liệu lý luận trong nước và dịch tiếng nước ngoài tiêu biểu... 4.3. Phương pháp so sánh : Dùng để đối chiếu các tác giả và các tác phẩm thơ tiêu biểu viết cho thiếu nhi giai đoạn trước 1975, so với các giai đoạn trước và sau đó để thấy sự phát triển mạnh mẽ của nó, từ đó tìm ra những nét đặc trưng của giai đoạn, đối chiếu với sự phát triển chung của văn học nước nhà thời kỳ này. Đặc biệt có sự kế thừa, học tập từ thơ dân gian ; có so sánh với văn học thiếu nhi, thơ thiếu nhi các nước để thấy được những đóng góp thơ thiếu nhi Việt Nam - có giá trị mở đường cho sự phát triển thơ ca thiếu nhi, thi ca hiện đại mà cả người lớn và thiếu nhi đều yêu thích. 4.4. Phương pháp phân tích tổng hợp : Phân tích một số bài thơ, đoạn thơ hay, tiêu biểu, tổng hợp lại để đi đến nhận định chung. Các phương pháp trên đây được vận dụng phối hợp với nhau trong quá trình khảo sát, phân tích, đánh giá các vấn đề trong nội dung của luận án. 5. Những đóng góp mới của luận án : Nghiên cứu một cách có hệ thống về quá trình hình thành và phát triển của thơ thiếu nhi Việt Nam, đặc biệt ở giai đoạn 1960-1975. Phân tích những biểu hiện phong phú, đa dạng về đề tài và nội dung trong thơ thiếu nhi qua hình tượng thiên nhiên - đất nước trong một số tác phẩm tiêu biểu, nhằm khẳng định thành tựu của một chặng đường thơ thiếu nhi Việt Nam. 6. Cấu trúc của luận án : Ngoài phần dẫn luận. và kết luận, phần nội dung gồm 3 chương sau: Chương 1 : Thơ với tuổi thơ - cơ sở lý luận và thực tiễn. Chương 2: Khái quát về sự hình thành và phát triển của thơ thiếu nhi trước 1975. 14 Chương 3 : Thiên nhiên, đất nước trong thơ viết cho thiếu nhi những năm 1960, 1970. 15 CHƯƠNG 1: THƠ VỚI TUỔI THƠ. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 1.1. Thơ ca – món ăn tinh thần cần thiết cho trẻ em : Xã hội càng phát triển, càng dành nhiều quan tâm đặc biệt để chăm sóc và giáo dục trẻ em. Rất ưu ái, người ta chăm sóc các em từ trong bụng mẹ, ngay lúc chào đời... “Mọi cái tốt nhất đều phải dành cho trẻ em!”. Đấy là nguyên tắc đầu tiên của Ủy ban Bảo vệ trẻ em. Nó được tuyên bố ngay khi bản tuyên ngôn về quyền lợi trẻ em ra đời. Để thực hiện tuyên ngôn đó, trên quả đất này, người lớn chúng ta còn biết bao nhiêu việc phải làm để con em chúng ta có thể sống hạnh phúc. Điều kiện quan trọng cho tương lai rạng rỡ của các em : hòa bình trên quả đất. Chưa đủ, đất nước còn phải mạnh giàu, xã hội luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục và cả nhu cầu tinh thần cho lớp người trẻ tuổi - Mà không ai khác, chính lớp người này sẽ đưa đất nước bước vào thế kỷ mới. Hãy lắng nghe lời trẻ thơ : Mong sao mặt trời luôn luôn chiếu sáng. Mong sao bầu trời mãi mãi trong xanh. Mong sao mẹ hiền mãi mãi cạnh em... Một em bé đã hỏi và được mẹ giải thích về ý nghĩa của từ “mãi mãi”, thế là bé vừa nhảy nhót, vừa bật ra những lời nói trên, cứ như là làm thơ vậy. Và nếu sự tồn tại và phát triển của dân tộc, cũng như của nhân loại trong các tương lai gần và xa là đặt vào các thế hệ thiếu nhi thì vấn đề món ăn tinh thần, câu chuyện về văn học cho thiếu nhi đến muôn đời không thể xem là câu chuyện nhỏ, ngoài lề. Bởi vì có bao nhiêu vấn đề đặt ra cho đời sống mỗi thời kỳ của lịch sử, đất nước thì cũng có bấy nhiêu vấn đề đặt ra cho văn học nói chung, và cho văn học thiếu nhi nói riêng, với tất cả mọi người lớn Các bậc làm cha mẹ, thầy cô giáo và tất cả những ai luôn quan tâm, có trách nhiệm đến việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục thiếu nhi... 16 Ở tuổi nhi đồng các em rất thích thơ, ca, nhất là vè và đồng dao. Có em mới biết nói đã thuộc nhiều bài do người lớn dạy và đọc lên một cách thích thú, cho dù ngọng nghịu. Có em ưa nói vần vè để đùa giỡn (Kiểu như : “Trời mưa lâm râm, cây trâm có trái, con gái có chồng, đàn ông có vợ, đàn bà có con”). Hoặc như các em đọc truyền qua nhau nhưng lại thuộc rất nhanh những câu không biết do ai đặt ra, có khi do các em tự đặt rồi cứ thêm thắt vào những vần vè linh tinh, vui nhộn, chẳng có nghĩa lý gì, vậy mà em nào cũng đọc lên một cách khoái chí, thú vị. Như khi các em xem đám cưới : Cô dâu chú rẽ, Làm bể bình bông Đổ thừa con nít Bị đòn tét đít Hay là : Bà La Sát có bát ăn cơm Chú Ba Phương có giường đi ngủ Trư Bát Giới có gậy tầm vông Tôn Ngộ Không có lông đít đỏ Qua đây rõ ràng các em rất thích thưởng thức và sáng tạo thơ ca, nhất là với loại thơ có chứa chất vui, chất hài hước, chất hóm hỉnh bên trong. Do vậy bên cạnh phần lớn thơ phản ánh đời sống, sinh hoạt người lớn còn cung cấp thêm cho các em nhiều bài thơ vui, có nghĩa lý ... Quả thật là tuổi nhỏ rất cần những bài hát đồng dao, vè, thơ hồn nhiên, ngộ nghĩnh. Người lớn luôn quan tâm mang đến cho các em các sáng tác bổ ích, có nội dung lành mạnh, có tác dụng bồi dưỡng cảm xúc thẩm mỹ, phát triển ngôn ngữ, tư duy chính là vì thế. Quan sát các cháu bé đi học về, nhất là các cháu ở độ tuổi mẫu giáo, nhà trẻ, các cháu có thể đọc hào hứng nhiều bài thơ, hát nhiều bài hát mà chỉ nghe qua vài lần hay chỉ học đôi lần là các cháu đã thuộc. Thơ ca và lời hát tự bao giờ cứ thấm vào các cháu, đem lại những 17 nhận thức và cảm xúc thẩm mỹ, lành mạnh, cần thiết, đem lại sự thú vị, niềm vui lớn cho trẻ em và cả các bậc phụ huynh. Thưởng thức và sáng tạo thơ ca chính là nhu cầu của tuổi nhỏ. Nhà nghiên cứu lý luận phê bình Vũ Đức Phúc trong bài “Mở rộng đề tài về thơ ca” : “Thiếu nhỉ nước nào cũng thích thơ ca, nhưng đặc biệt do tiếng ta với âm thanh phong phú của nó, thơ ca rất dễ đi vào các em. Các em luôn luôn làm thơ hoặc sáng tạo ra những câu nói vần, vè, về mọi việc mà các em quan sát được”.[23. 16,17]. Khối lượng phong phú các sáng tác đồng dao Việt Nam chính là biểu hiện sinh động về mối quan hệ giữa tuổi thơ và thơ ca, phản ánh nhu cầu thưởng thức và sáng tạo thơ ca ở tuổi nhỏ. Đồng dao đó là thơ ca được hình thành và phát triển tự phát: thơ ca trong trò chơi; trò chơi trẻ em rất cần có thơ ca. Pierre Gamara đã trao đổi về mối quan hệ giữa trẻ em và thơ ca qua một câu hỏi, nêu lên một sự tương phản : “Phải chăng là phi lý nếu ta muốn hòa hợp trẻ em với thơ ca ? Liệu có gì mâu thuẫn giữa sự mù mờ, sự vụng dại và mảnh mai của con người khởi đầu ấy và cái thời điểm quan trọng của tư tưởng và biểu hiện của nó là nơi nảy nở của thơ ca ? Một bên là một hiểu biết chưa có hình thù và một giọng nói bập bẹ. Một bên là kết thúc của sự hoàn thiện và thông tuệ, theo đúng nghĩa của nó.” [8. 28]. Vấn đề ông nêu lên tưởng nan giải mà thật sự là dễ hiểu. Cái gì làm cầu nối cho sự tiếp cận giữa cái khởi đầu của con người là tuổi thơ với cái khởi đầu của văn học là thơ ca ? Đó là tâm hồn con người được thể hiện trong câu ca dao, bài hát đồng dao, trong lời ru của bà, của mẹ, của chị... Đó chính là những dòng thơ đầu tiên truyền vào tâm hồn bé cùng với sữa mẹ được truyền vào cơ thể bé, ngay cả khi bé chưa nói và chưa thể hiểu được tiếng nói. Cùng với nhịp võng đưa, hòa vào giai điệu câu hát, bé đã được thưởng thức khuôn hình thơ nhạc trọn vẹn - Sự cảm nhận giao hòa của thế giới tâm hồn, giữa con người với con người, ngay cả khi bé chưa hiểu gì về ý nghĩa câu thơ. Nghĩa là trẻ đã được đọc thế giới, đọc cuộc sống trước cả cuốn sách và việc đọc sách, trước cả khi biết chữ. Chất thơ trong hát ru, trong đồng dao cứ thấm dần vào trẻ nhỏ như ánh sáng, như khí trời thấm dần vào thân cây, giúp cây đâm chồi, ra nụ, giúp nuôi dưỡng tâm hồn, mở ra thế giới nhận thức (chưa phải bằng lý trí mà trước hết bằng trực giác.) Hãy xem, có khác gì chuyến du hành vào vũ trụ, khi bé tập đếm sao : Một ông sao sáng 18 Hai ông sáng sao... Bé cứ đếm mãi, đếm mãi mà không hết. Người lớn sẽ giúp bé nhận ra sao Hôm, sao Mai, sao Bắc Đẩu ... dãy sông Ngân, con vịt và ông Thần Nông trên bầu trời đêm hè lung linh tấp nập các sao... như đang vào lễ hội, ngày hội của bầu trời. Bé còn được đưa lên cung trăng, nơi có cây đa thằng cuội: Chú cuội ngồi gốc cây đa Để trâu ăn lúa, gọi cha ời ời Cha còn cắt cỏ trên trời Mẹ còn cưỡi ngựa đi mời quan viên Ông thì cầm bút cầm nghiên Ông thì cầm tiền đi chuộc lá đa. Trong các bài hát đồng dao ta đâu chỉ gặp cái “thực như đếm” mà thường xuyên hơn là các yếu tố “kỳ ảo”. Cây lúa, hạt thóc, con trâu, con nghé, đã được nghệ thuật dân gian thiên biến vạn hoa tạo hình, tạo dáng cho chúng trở thành kỳ diệu, vượt khỏi cái vóc dáng tầm thường, mang tính chất thơ, đầy sức hấp dẫn đối với trẻ em và cả người lớn : Nghé bổng nghé bông Mẹ cõng xuống sông Xem rồng lấy nước Mẹ gọi tiếng trước Cất cỏ lên trông Mẹ gọi tiếng sau Cất chân lên lồng Lồng bảy lồng ba 19 Lồng về với mẹ Là ơ con nghé ơ ... (Gọi nghé) Theo Vũ Ngọc Bình : “Trẻ em vốn có cái khả năng kỳ diệu là luôn diệu kỳ hóa thế giới chung quanh : Cái diệu kỳ - trẻ sẵn sàng bắt gặp cái diệu kỳ sống động, biến hóa chứ không phải là cái diệu kỳ tĩnh, khép kín, đóng khung. Chẳng hạn như với trẻ, bên ngoài ngôi nhà và lớp học thì khu vườn nhiều hoa và ong bướm kia là kỳ dỉệu,và bên ngoài khu vườn lại có những con đường diệu kỳ khác mà trẻ tha hồ dấn bước, khám phá.” [2. 65] Khi bàn về sáng tạo văn học, trong đó có thơ cho trẻ em, Pierre Gamara [8. 12] cũng nêu lên một phẩm chất mà ông cho là tối ưu : đó là “Cái diệu kỳ” (Le merveilleux) - mà theo ông nó có rất dồi dào trong đồng dao, truyện cổ, truyện khoa học viễn tưởng ... và làm nên sức hấp dẫn với trẻ em. Mới tiếp xúc trẻ có thể sửng sờ, kinh ngạc nhưng đồng thời lại khoan khoái, thú vị khám phá. Đó là sản phẩm của tưởng tượng được đẩy tới cao độ, khác nhiều với những cái thân thuộc thường ngày và chính nhờ vào những ước lệ, ẩn dụ, khoa trương, nhờ vào trường liên tưởng rộng của thơ ca, nó lại giúp trẻ có thêm sự tưởng tượng, liên hệ, so sánh với những gì thân thuộc, quen biết... hứng thú của trẻ càng nâng cao. “Nói như Pierre Gamara, cái diệu kỳ là cái nói dối nghệ thuật - (Mensonge artistique). Cái dối này rút ra từ sự thật, nếu cái dối bâng quơ tách rời sự thật thì đã là cái giả” [8. 65], đã không đủ sức đi vào tâm hồn, tình cảm các em, không dễ được các em tiếp nhận. Tóm lại là : Cái gì của con người, thuộc về thế giới tâm hồn con người, kể cả sự diệu kỳ của ước mơ, của trí tưởng tượng phong phú, sinh động đều không xa lạ với trẻ em. “Bởi vì dẫu còn thơ bé, trẻ đã là con người và cổ một trái tim” [23. 63]. Trên đây là nói về sự gặp gỡ ban đầu của trẻ với thơ ca, còn việc trẻ tìm đến và làm bạn với thơ ca thì ra sao ? Gamara nói rằng : “Không phải phận sự chúng ta là tạo nên những Puskỉn ở trường mẫu giáo hay những Ranhbô trạc sáu tuổi, nhưng khó hơn trong thực tế - là giúp cho phong trào thơ ca nảy nở và phong phú, làm sao cho chú bé 4 tuổi có thể trở nên một Puskin, hoặc nói chung thành một bạn đọc chăm chú, tích cực của những 20 nhà thơ, chứ không phải một bạn đọc ba hoa máy móc - một người tham dự vào thơ ca ...” [8. 18]. Phải chăng Gamara xem nhẹ việc bồi dưỡng trẻ em sớm trở thành người làm thơ hơn việc đào tạo trẻ thành những người bạn đọc tích cực của thơ ca ? Không, ông vẫn mong mỏi có những Puskin thơ trẻ, nhưng không trông chờ thụ động mà lại nhấn vào việc bồi đắp cái nền vững chắc cho những đỉnh mai sau. Như vậy, trước hết cần có tác phẩm thơ hay, thích hợp lứa tuổi và được các em yêu thích. Các em sẽ trở thành những bạn đọc chăm chú, tích cực của thơ ca, người tham dự vào thơ ca. Và trong khi cảm thụ cái hương, cái vị, cái nhạc của cuộc sống qua thơ ca ấy, ở các em có thể đồng thời nhen lên cái hứng thú khám phá, sáng tạo bằng sáng tác. Đó là quan hệ nhân quả, biện chứng giữa đọc thơ và làm thơ. Thơ rất hợp với tuổi thơ - nhưng các em có thích thơ, yêu thơ hay không là còn do người làm thơ, do người đem thơ đến cho các em. Thơ được làm bằng những rung cảm chân thật của nhà thơ và lẽ đương nhiên là thơ sẽ đến một cách dễ dàng với đối tượng trẻ em vốn sẵn có nhiều tình cảm, khả năng tiếp thu nhanh nhạy, mạnh mẽ. Tuổi thơ và thơ vì vậy rất dễ gặp nhau. Thơ còn góp phần đắc lực vào việc rèn luyện tính cách con người, nhất là với tuổi thiếu nhi. Nhà bác học Le von Badalian, chủ tịch hội quốc tế nghiên cứu về đặc tính trí não của trẻ em, trong bài báo đăng ở tạp chí xput - ních (Bài này đã được dịch và đăng trên tuần báo Văn nghệ số 17, 1982.) và bài đấng ở báo Tin tức Matxcơva, đã trình bày cho thấy vai trò quan trọng của thơ ca trong việc rèn luyện tính cách cho các em. Ông khuyên hãy cho trẻ đọc, tiếp xúc với nhiều thơ, truyện hay, các em sẽ tránh được những tình cảm yếu đuối, dửng dưng, không biết xúc động, tránh được tính ích kỷ, nhỏ nhen ti tiện ... Nó góp phần vững chắc để làm nảy sinh yếu tô" nhân đạo, lòng nhân ái, đặt nền móng cho nếp sống cao quý, có lý tưởng, hiểu nghĩa vụ làm người, sông có trách nhiệm với người xung quanh... Thơ ca dân gian và thơ người lổn viết cho các em thường là thơ giàu lòng nhân ái, đôn hậu, đem cái đẹp, cái thiện đến cho trẻ thơ,với tất cả tấm lòng ưu ái của lớp cha anh, mong muốn con em mình lớn lên thành những công dân tốt, thành con người hữu ích, thành các thiên tài, vĩ nhân ... Giúp các em yêu thơ, thích đọc thơ, có nghĩa là làm phong phú đời sống tâm hồn của các em, các em rung động sâu sắc với những chân lý thiêng liêng : yêu tổ quốc, 21
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan