Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn thơ nguyễn trọng tạo từ góc nhìn tư duy nghệ thuật...

Tài liệu Luận văn thơ nguyễn trọng tạo từ góc nhìn tư duy nghệ thuật

.PDF
149
63
54

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ MỪNG THƠ NGUYỄN TRỌNG TẠO TỪ GÓC NHÌN TƯ DUY NGHỆ THUẬT LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Hà Nội – 2013 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ MỪNG THƠ NGUYỄN TRỌNG TẠO TỪ GÓC NHÌN TƯ DUY NGHỆ THUẬT Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Hà Nội – 2013 2 MỤC LỤC MỤC LỤC ..................................................................................................................1 A. PHẦN MỞ ĐẦU.................................................................................................6 1. Lí do chọn đề tài .........................................................................................6 2. Lịch sử vấn đề .............................................................................................8 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................13 4. Phƣơng pháp nghiên cứu .........................................................................13 5. Đóng góp của luận văn .............................................................................13 6. Cấu trúc luận văn .....................................................................................14 B. PHẦN NỘI DUNG ...........................................................................................15 CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TƢ DUY THƠ VÀ QUAN NIỆM THƠ CỦA NGUYỄN TRỌNG TẠO.........................................................15 1.1. Một số vấn đề lí luận về tƣ duy thơ ........................................................15 1.1.1. Khái niệm tư duy....................................................................................15 1.1.2. Khái niệm tư duy nghệ thuật .................................................................16 1.1.2.1. Tư duy nghệ thuật ............................................................................16 1.1.2.2. Tư duy thơ. ......................................................................................18 2.2. Quan niệm thơ Nguyễn Trọng Tạo .............................................................19 2.2.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp ...........................................................19 2.2.2 .Quá trình sáng tác ..................................................................................22 2.2.3. Quan niệm thơ .......................................................................................25 2.2.3.1. Thơ là sự chắt lọc từ những trải nghiệm của cuộc sống. ..................27 2.2.3.2. Thơ phản ánh cuộc sống đời thường chân thực ................................29 2.2.3.3. Thơ là sự đổi mới không ngừng ........................................................32 2.2.3.4 Thơ ca là ngôn từ rung lên bằ ng âm nhạc .........................................37 2.2.3.4. Thơ là tiế ng sét ái tình.......................................................................39 2.2.3.5. Thơ chưa hay vì thơ nói thật lòng .....................................................41 *TIỂU KẾT CHƢƠNG 1: ......................................................................................43 CHƢƠNG II: CÁI TÔI TRƢ̃ TÌ NH TRONG THƠ NGUYỄN TRỌNG TẠO 46 3 2.1. Cái tôi trữ tình là sự biểu hiện trực tiếp của cái tôi đang tƣ duy .............46 2.1.1. Khái niệm cái tôi, cái tôi trữ tình trong thơ ...........................................46 2.1.2. Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Trọng Tạo........................................49 2.2. Các dạng biểu hiện của cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Trọng Tạo ....51 2.2.1. Cái tôi chiến sĩ .........................................................................................51 2.2.2. Cái tôi “ham chơi” thích phiêu bạt ........................................................59 2.2.3. Cái tôi trữ tình đời tư thế sự chất vấn cuộc đời.....................................65 2.2.4. Cái tôi trữ tình dung hòa giữa hiện đại và truyền thống ......................70 2.2.5. Cái tôi trữ tình dân gian huyền ảo vận động trong không gian thời gian ................................................................................................................79 2.2.6. Cái tôi trữ tình khao khát tình yêu nhưng nhuốm màu cô đơn ...........85 2.2.7. Cái tôi trữ tình hòa đồng với nhân vật trong thơ ..................................93 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 : .......................................................................................96 CHƢƠNG 3 : NGÔN NGỮ VÀ BIỂU TƢỢNG TRONG THƠ NGUYỄN TRỌNG TẠO ..........................................................................................................96 3.1. Giới thuyết về ngôn ngữ trong thơ ..............................................................97 3.2. Ngôn ngữ trong tƣ duy thơ Nguyễn Trọng Tạo ......................................101 3.2.1. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Trọng Tạo là ngôn ngữ "hòa giải" giữa cái mới và cái cũ ...........................................................................................................102 3.2.1.1- Ngôn ngữ thơ Nguyễn Trọng Tạo là ngôn ngữ thơ chân thành, giản dị. ..................................................................................................................102 3.2.1.2- Ngôn ngữ thơ Nguyễn Trọng Tạo đựợc xây dựng bằng nhiều chất liệu mới, là sự vận động thành công của quá trình cách tân thơ. ...............105 3.2.2. Ngôn ngữ thơ đậm chất đời thường ....................................................110 3.2.3. Ngôn ngữ thơ Nguyễn Trọng Tạo là ngôn ngữ đặc biệt giàu nhạc tính và màu sắc ...................................................................................................115 3.2.4. Ngôn ngữ thơ giàu sức gợi - đa nghĩa .................................................119 3.3. Biểu tƣợng trong thơ Nguyễn Trọng Tạo ................................................120 3.3.1. Biểu tượng trong tư duy thơ .................................................................120 4 3.3.1.1. Khái niệm biểu tượng ......................................................................120 3.3.1.2. Phân biệt biểu tượng với ẩn dụ, biểu tượng với hình tượng ...........121 3.3.2. Những biểu tượng đặc sắc trong thơ Nguyễn Trọng Tạo ..................123 3.3.2.1. Biểu tượng Cỏ ...............................................................................123 3.3.2.2. Biểu tượng Con đường ..................................................................127 3.3.2.3. Biểu tượng Sao ..............................................................................130 3.3.2.4. Biểu tượng Trăng ..........................................................................132 3.3.2.5. Biểu tượng Ngọn Lửa ....................................................................136 3.3.2.6. Biểu tượng Gió ..............................................................................138 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3: ......................................................................................141 KẾT LUẬN ............................................................................................................143 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................146 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1.Tư duy là hoạt động nhận thức, là đời sống trí tuệ của con người. Tư duy bắt đầu từ tư tưởng và cuối cùng lại tạo ra tư tưởng. Nói như vậy có nghĩa là tư duy phụ thuộc rất nhiều vào tư tưởng,vào thế giới quan, nhân sinh quan của con người và thời đại. Xã hội có tự do tư tưởng thì tư duy cũng như khả năng nhận thức, khả năng sáng tạo của con người càng được phát huy mạnh mẽ. Đặc trưng của tư duy là phản ánh các mối quan hệ giữa con người với thế giới khách quan, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với các sự vật hiện tượng, truy tìm các mối quan hệ và biểu diễn các mối quan hệ đó bằng ngôn ngữ. Như vậy việc tiếp cận văn chương nghệ thuật nói chung, thơ ca nói riêng từ góc độ tư duy nghệ thuật thực sự là một hướng tiếp cận có chiều sâu và mang tính hệ thống. Trong mỗi tác phẩm của riêng mình, nhà văn, người nghệ sĩ phải luôn sáng tạo nên những biểu tượng mới bởi quá trình sáng tạo nghệ thuật là quá trình nhận thức thế giới khách quan, nhưng không vì thế mà nhà văn được phép sao chép nguyên si hiện thực khách quan, mà phải nhìn sự vật, hiện tượng qua lăng kính chủ quan để từ đó sáng tạo những hình tượng nghệ thuật. Quá trình đó chính là quá trình đi từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn đời sống, những hình tượng trong tác phẩm có tác động trở lại lối sống và suy nghĩ của con người. Như vậy ta có thể hiểu tư duy nghệ thuật là hoạt động nhận thức của nhà văn, là quá trình đấu tranh tìm tòi để nhận thức hiện thực và khái quát hiện thực một cách nghệ thuật theo logic chủ quan. Mặt khác tư duy nghệ thuật chính là quá trình nhận thức của độc giả về tác phẩm nghệ thuật, có thể nói tư duy nghệ thuật là dạng hoạt động trí tuệ của con người hướng tới sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật. 6 Phương tiện biểu hiện của tư duy nghệ thuật là ngôn ngữ, nhờ có ngôn ngữ người nghệ sĩ có thể bày tỏ tình cảm, cảm xúc của mình, thông qua trí tưởng tưởng phong phú và sự liên tưởng tinh tế người nghệ sĩ đã sáng tạo ra những hình tượng, biểu tượng mới. Tư duy nghệ thuật luôn thăng hoa cùng những tài năng biết cảm nhận một cách nhạy bén đời sống, biết nắm bắt tinh thần thời đại, biết dự báo tương lai. Vì vậy tư duy nghệ thuật gắn liền với quá trình sáng tác, bị chi phối bởi tư tưởng, quan niệm của từng nhà văn, từng thời đại, đồng thời nó cũng thể hiện cách nhìn, cách khái quát hiện thực riêng của nhà văn, thể hiện bản sắc, cá tính sáng tạo của nhà văn, ở một góc độ nào đó thì tư duy nghệ thuật có sự giao cắt và làm nên phong cách nghệ thuật của nhà văn. 1.2. Nguyễn Trọng Tạo là một nhà thơ trưởng thành trong phong trào thơ trẻ vào những năm cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, trong khi những cây bút như Phạm Tiến Duật, Hữu Thỉnh, Thanh Thảo, Nguyễn Duy, Nguyễn Khoa Điềm, Trần Mạnh Hảo…..đã được nhiều người nhớ thì Nguyễn Trọng Tạo vẫn mải miết kiếm tìm. Nhưng không vì thế mà sự xuất hiện của Nguyễn Trọng Tạo lại bị lu mờ, ông đã tạo ra một tiếng thơ mới mẻ cho nền thơ ca dân tộc bằng một giọng điệu rất riêng không giống bất kỳ ai. Cũng từ đó cho đến nay Nguyễn Trọng Tạo được xem như một “người tận lực cho thơ”, một nhà thơ – nhạc sĩ – họa sĩ. Người nghệ sĩ đa tài, đa tình này phải sắm quá nhiều vai trong làng văn nghệ với nhiều sự cách tân, đổi mới trong làng thơ hiện đại Việt Nam. Là một nghệ sĩ đa tài, đa tình và mang nhiều hệ lụy, Nguyễn Trọng Tạo được độc giả bốn phương yêu mến và ngưỡng mộ không chỉ qua những ca khúc nổi tiếng như “Làng quan họ quê tôi”; “Khúc hát sông quê; Đôi mắt đò ngang”. Mà ông còn là người làm nên báo thơ, vẽ nên cờ thơ, viết hàng trăm bài phê bình thơ, phổ nhạc cho thơ. Và trong một bài phỏng vấn báo chí ông đã thổ lộ “Thơ mới là cái nghiệp của tôi”. Phần hay nhất của thơ ông nằm ở 7 thời hậu chiến, đây là giai đoạn ông chủ trương một thứ thơ đời thường. Hướng về đời thường, thơ gần với con người, những vui buồn nhân thế cũng được đề cập đến sâu sắc hơn. Những tập thơ của ông thể hiện rất rõ sự vỡ giọng và sự thay đổi về tư duy nghệ thuật. Đó là quá trình tự nhận thức lại chính mình và người khác. Trong suốt chặng đường sáng tác, Nguyễn Trọng Tạo đã có những đóng góp lớn cho nền thơ ca dân tộc. Với 10 tập thơ và 2 trường ca đầy đặn, ngoài ra còn có các tập thơ in chung vơi các tác giả khác như Nguyễn Hoa, Nguyễn Thụy Kha…Ông còn có các tác phẩm văn xuôi, tập phê bình tiểu luận, các album nhạc nổi tiếng, cùng một loạt các giải thưởng, cái tên Nguyễn Trọng Tạo đã trở thành cái tên quen thuộc trong làng thơ ca Việt Nam. Tìm hiểu về thơ Nguyễn Trọng Tạo, chúng tôi nhận thấy đa số các nhà nghiên cứu chủ yếu tiếp cận từ góc độ tiểu sử - cuộc đời, thể loại để đi vào thế giới nghệ thuật, chứ chưa có công trình nào nghiên cứu thơ Nguyễn Trọng Tạo từ góc độ tư duy nghệ thuật một cách toàn diện. Chính vì vậy nghiên cứu thơ Nguyễn Trọng Tạo từ góc độ tư duy, chúng tôi hy vọng sẽ hé mở ra được nhiều điều lý thú trong thế giới nghệ thuật thơ ông. 2. Lịch sử vấn đề Trong cuốn “Thi nhân Việt Nam” Hoài Thanh có nhận xét: “Tôi quyết rằng trong thi ca Việt Nam chưa có thời đại nào phong phú như thời đại này. Chưa bao giờ người ta thấy xuất hiện cùng một lần một hồn thơ rộng mở như Thế Lữ, mơ màng như Lưu Trọng Lư, hung tráng như Huy Thông, trong sáng như Nguyễn Nhược Pháp, ảo não như Huy Cận, quê mùa như Nguyễn Bính, kỳ dị như Chế Lan Viên, và thiết tha rạo rực băn khoăn như Xuân Diệu”. Thì chưa đầy 30 năm sau lịch sử văn học Việt Nam lại một lần nữa được chứng kiến sự phát triển một cách đông đảo, mạnh mẽ của những cây bút trưởng thành trong kháng chiến chống Mỹ như: Nguyễn Khoa Điềm, Thanh Thảo, 8 Dương Hương Ly, Nguyễn Duy, Hữu Thỉnh, Phạm Tiến Duật….Có thể khẳng định cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc là một mảnh đất màu mỡ khơi nguồn sáng tạo cho biết bao văn nghệ sĩ, mỗi nhà văn nhà thơ lại mang những phong cách sáng tạo khác nhau, không ai giống ai, cùng làm phong phú thêm cho nền văn học nước nhà. Bàn về văn học giai đoạn này nhà thơ Hoàng Cầm có nhận xét: “Thơ Hữu Thỉnh là thơ lấp lánh, thơ Phạm Tiến Duật là thơ thông minh, thơ Nguyễn Đức Mậu là thơ đậm đà, thơ Nguyễn Duy là thơ thuần việt, thơ Bằng Việt là thơ trí tuệ, thơ Vũ Quần Phương là thơ sang trọng, thơ Nguyễn Trọng Tạo là thơ tài hoa”. Hành trình đến với thơ Nguyễn Trọng Tạo là hành trình tự tìm tòi, khám phá trên cơ sở trực tiếp từ tác phẩm và những nhìn nhận cá nhân. Sở dĩ tôi nói như vậy vì thơ Nguyễn Trọng Tạo còn là một "chân trời" mới, một "dư địa" rộng rãi chưa được khám phá một cách cặn kẽ và có hệ thống. Nói đến Nguyễn Trọng Tạo là nói đến một tâm hồn nghệ sĩ đa dạng. Anh đã bước vào nghệ thuật với nhiều phương diện: là một nhà thơ, một nhà phê bình và là một nhạc sĩ. Một khúc hát quan họ, một bài thơ tình, một trang văn hay một trang phê bình giúp bạn có những cảm xúc khác nhau về một Cẩm Ly, một Bảo Chi hay một Tào Ngu Tử...(các bút danh khác của Nguyễn Trọng Tạo). Trong suốt quá trình sáng tác Nguyễn Trọng Tạo đã có những đóng góp không nhỏ cho nền thơ ca nước nhà, tên tuổi và những sáng tác của ông không chỉ thu hút được sự chú ý của độc giả yêu văn thơ trên khắp mọi miền tổ quốc, thậm chí có những bạn văn, bạn thơ, thích thơ ông và thuộc nhiều thơ ông. Mặc dù Nguyễn Trọng Tạo đã nhận được không ít lời khen tặng từ bạn đọc nhưng chưa thực sự nhận được sự quan tâm của giới nghiên cứu và phê bình.... 9 Trên thi đàn thơ đương đại Việt Nam, thơ Nguyễn Trọng Tạo đã tạo được bước đột phá trong cách tư duy và hình thức thể hiện. Thơ ông có sức sống bền bỉ, dẻo dai qua những chặng đường văn học và lịch sử của dân tộc. Quan tâm và viết lời bình cho thơ Nguyễn Trọng Tạo chỉ mới xuất hiện ở một số người, chủ yếu là bạn thơ và những người quen biết ông. Nhà thơ Vũ Cao lúc sinh thời đã nhìn ra sự khác biệt của Nguyễn Trọng Tạo, ông viết: “Anh như một người lẻ loi đứng trên các nẻo đường, mặc cho các lớp người cứ trùng điệp qua lại. Thật khó xếp Nguyễn Trọng Tạo vào một lớp nhà thơ nào, ngòi bút của anh thoải mái nói những điều không dễ”[63]. Ông đứng sang một bên nhưng là để tìm cho mình một hướng đi riêng, một hướng đi mang tên Nguyễn Trọng Tạo. Ông giống như một Chàng lãng tử hành hương trong hành trình đi tìm Đạo. Trên chặng đường đi đầy chông gai và vực thẳm đó, người hành hương luôn khát khao gặp được những cảm xúc thơ mãnh liệt. Thơ giống như Người tình trăm năm của cuộc đời Nguyễn Trọng Tạo – một người tình chung thủy và tươi mới! Nhà văn Nguyễn Đình Thi lại cho rằng: “Khác hẳn những nhà thơ không hiểu chính mình đang viết gì. Tạo không viết những câu thơ bí hiểm, không viết những câu thơ tự đánh đố mình và đánh đố bạn đọc để làm ra vẻ mình là một nhà thơ có tư duy cao. Thơ Tạo thể hiện tư duy của chính Tạo, không phải tư duy vay mượn của người khác, và ông khẳng định: “trên bảng ghi công những văn nghệ sĩ đổi mới thực sự đổi mới hiệu quả, có tên Nguyễn Trọng Tạo”[63]. Hoàng Cầm với “Đọc thơ Nguyễn Trọng Tạo” là sự đồng cảm của hai tâm hồn nghệ sĩ. Riêng Trọng Tạo, ông chỉ đi theo nhịp bước nghìn năm của dân tộc, nhịp song hành là chính, nhịp chẵn, hai - bốn và cả sáu - tám, cả chín - mười, rất nhiều câu thơ dầu số chữ lẻ vẫn luôn theo nhịp chẵn như vợ chồng, âm dương, như đôi chim liền cánh, hễ nghe kỹ từ phía trong hay phía ngoài 10 cửa ngôn từ, nhất là ở những dấu lặng và khoảnh cách giữa hai câu, tôi vẫn thấy cái ung dung thư thái của nhịp chẵn, nhịp sáu - tám. Nhà thơ Nguyễn Thụy Kha đã từng nhận xét về Nguyễn Trọng Tạo: “Một người “ngả nghiêng với những khát vọng cách tân nghệ thuật… ứa nghẹn những bức bách đời thường”[66]. Thật vậy, nhà thơ luôn miệt mài lao động nghệ thuật để thổi hồn mới cho trang thơ của mình, làm cho những bài thơ của mình mang hình sắc riêng, là “một phát minh về hình thức, một khám phá về nội dung”. Khi đọc thơ ông chúng ta bắt gặp ngay “chất Nguyễn Trọng Tạo”, đặc biệt là cách sử dụng biện pháp tu từ quen thuộc, nương mình trên phông nền truyền thống để tạo dựng một sức bật vươn đến những tứ thơ lạ, những cách tổ chức ý tưởng thơ độc đáo. Nguyễn Trọng Tạo đã có những đóng góp tích cực cho quá trình đổi mới thơ ca. Những đóng óp đáng quý ấy một lần nữa khơi nhắc ý niệm : “lẽ sống của Thơ là sự đổi mới không ngừng”. Nguyễn Đăng Điệp tiếp cận “Nguyễn Trọng Tạo - cái chớp mắt với nghìn năm”[61] nhìn từ phương diện cá tính sáng tạo, đưa lại mỹ cảm mới trong cách tiếp nhận. Hồ Thế Hà có cái nhìn đầy tin yêu và khát vọng trong “Thơ Nguyễn Trọng Tạo - hành trình của niềm tin và khát vọng”, “Sức bền của một hồn thơ”[64]. Phạm Phú Phong trong bài viết “Nguyễn Trọng Tạo”[63], có cái nhìn tổng quan nhưng còn giản lược về quá trình sáng tác thơ văn của nhà thơ. Bài viết của Nguyễn Đỗ “Về một “Tạo” của Nguyễn Trọng Tạo”[64] đề cập đến một số nét đặc trưng của Nguyễn Trọng Tạo trong thơ nhưng chỉ dừng lại ở vài điểm cơ bản. Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng với lời tựa ngắn cho tập Đồng dao cho người lớn đã tiếp cận phong cách thơ Nguyễn Trọng Tạo (chủ yếu là tập Đồng dao) từ góc nhìn “Người Ham Chơi”: “Thế giới hiện đại ưa chuộng một gã người có bộ mặt bông đùa dễ thương gọi là Homo luduss, Người Ham Chơi. Khác với những tiền bối của nó là Người Làm (Homo fabien) và Người Biết (Homo sapien) vốn đã có mặt 11 từ văn hóa nhân loại cổ xưa, Người Ham Chơi cũng Làm, cũng Biết thông thái mọi điều. Nhưng gã lại là một tay giang hồ khí cốt, nhìn đời như một khu vườn hoan lạc, nơi đó gã sa đà theo những cuộc vui với tâm thức cóc cần, nhẹ nhõm. Cũng có người nhăn nhó khi nói đến gã, nhưng gã không bận tâm về điều ấy. Người Ham Chơi lãng đãng giữa cõi đời cũng là để làm nhẹ bớt căn bệnh hay cau mặt của những kẻ thích tỏ ra nghiêm nghị”[66]... Trịnh Thanh Sơn với “Thơ trữ tình Nguyễn Trọng Tạo”[62] đã khái lược diện mạo chung của năm mươi tư bài thơ tình trong tập Thơ trữ tình. Lê Huy Mậu, Ngô Minh trong bài viết “Nguyễn Trọng Tạo - người tự sắm vai mình” và “Có thể bạn chưa biết Nguyễn Trọng Tạo…”, “Nguyễn Trọng Tạo như tôi biết”[66], chủ yếu kể lại những mẩu chuyện bên lề về cuộc sống lao động, sinh hoạt, sáng tác của nhà thơ. Thanh Thảo tiếp cận, nhưng chủ yếu là ghi lại những cảm xúc và suy nghĩ của Nguyễn Trọng Tạo về hai loại hình nghệ thuật thơ và nhạc dưới hình thức phỏng vấn : “Lan man với Nguyễn Trọng Tạo trên tàu thống nhất”[67]… Tuy vậy nhưng những bài nghiên cứu, đánh giá, bài viết này có quy mô vừa và nhỏ, chỉ giới hạn trong một bài báo và phạm vi bao quát cũng rất hạn chế, hầu hết mới chỉ đánh giá về một tập thơ, hay một phẩm chất nào đó trong hồn thơ của ông, thường thiên về cảm xúc hay ở dạng lời bạt, lời tựa Đã có những luận văn thạc sĩ nghiên cứu về thơ ông như: Luận văn thế giới nghệ thuật thơ Nguyễn Trọng Tạo của Hoàng Minh Tường, cũng mới chỉ tếp cận thơ ông theo hướng thi pháp học. Nhưng công trình nghiên cứu này cũng bước đầu hé lộ ra những chân trời trong thơ Nguyễn Trọng Tạo. Như vậy có thể khẳng định thế giới thơ Nguyễn Trọng Tạo còn là một khoảng lặng đang nằm trong sự chờ đợi, và lẽ đương nhiên nghiên cứu thơ Nguyễn Trọng Tạo từ góc độ tư duy nghệ thuật thì còn quá mờ nhạt và chưa hệ thống. 12 Chính vì vậy việc nghiên cứu thơ Nguyễn Trọng Tạo dưới góc nhìn tư duy nghệ thuật sẽ đi vào tìm hiểu sâu hơn cái tôi trữ tình của nhà thơ, qua đó khẳng định nhân sinh quan, thế giới quan sâu sắc của ông thông qua cái tôi trữ tình, những biểu tượng đặc sắc cùng những phương tiện ngôn ngữ được thể hiện. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Luận văn “Thơ Nguyễn Trọng Tạo từ góc độ tƣ duy nghệ thuật” được thực hiện trên cơ sở nghiện cứu, khảo sát hệ thống nhân vật trữ tình, biểu tượng và ngôn ngữ thi ca. Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là toàn bộ thơ Nguyễn Trọng Tạo (kể cả trường ca ). Nhưng để có cái nhìn toàn diện hơn về thơ Nguyễn Trọng Tạo, trong quá trình nghiên cứu, khảo sát chúng tôi luôn đặt thơ ông trong dòng chảy của nền văn học dân tộc, trong sự so sánh, đối chiếu với một số nhà thơ khác. Tất cả nhằm đưa ra những kết luận khách quan về tư duy thơ Nguyễn Trọng Tạo, góp phần khẳng định chỗ đứng và giá trị của thơ ông đối với nền thơ ca dân tộc. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện luận văn này, chúng tôi vận dụng một cách tổng hợp những kiến thức về lí luận văn học, văn học sử và những phương pháp chủ yếu sau đây: - Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pháp thống kê Phương pháp so sánh đối chiếu Phương pháp nghiên cứu lịch sử cụ thể Phương pháp loại hình học 5. Đóng góp của luận văn Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên về tư duy nghệ thuật thơ Nguyễn Trọng Tạo. Việc nghiên cứu tư duy thơ qua sự vận động và phát triển của cái tôi trữ tình, qua hệ thống biểu tượng, qua ngôn ngữ đã góp phần làm rõ hơn 13 quá trình biến đổi của ngôn từ, cảm xúc trong việc hình thành phong cách nghệ thuật thơ Nguyễn Trọng Tạo. Tìm hiểu tư duy thơ Nguyễn Trọng Tạo trong tiến trình chung của thơ Việt Nam hiện đại sẽ góp thêm cái nhìn toàn diện, khách quan về toàn bộ sáng tác thơ của ông. Qua đó khẳng định hướng nghiên cứu từ góc độ tư duy nghệ thuật với hiện tượng văn học thực sự là một hướng nghiên cứu tích cực, cần được tiếp tục phát triển. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, thư mục tham khảo, phần nội dung luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về tư duy nghệ thuật và quan niệm thơ Nguyễn Trọng Tạo. Chương 2: Cái tôi trữ tình trong thơ Nguyễn Trọng Tạo Chương 3: Ngôn ngữ và biểu tượng trong thơ Nguyễn Trọng Tạo 14 PHẦN NỘI DUNG CHƢƠNG I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TƢ DUY THƠ VÀ QUAN NIỆM THƠ CỦA NGUYỄN TRỌNG TẠO. 1.1. Một số vấn đề lí luận về tƣ duy thơ 1.1.1. Khái niệm tư duy Tư duy không chỉ là đối tượng nghiên cứu của các ngành khoa học cơ bản mà còn là đối tượng nghiên cứu của lĩnh vực nghệ thuật. Tâm lí học nghiên cứu diễn biến của quá trình tư duy, mối quan hệ qua lại của tư duy với các phương diện khác nhau của nhận thức. Xã hội học nghiên cứu tư duy ở sự phát triển của nhận thức trong các chế độ xã hội khác nhau. Sinh lý học nghiên cứu ở cơ chế thần kinh cao cấp với tư cách là nền tảng vật chất của quá trình tư duy của con người…Như vậy tư duy à toàn bộ hoạt động tâm lý của con người, chỉ con người mới có. Tư duy nảy sinh từ sự sống và gắn liền với hoạt động của các tế bào não, M.Rodentan, P.Iudin định nghĩa về tư duy trong cuốn Từ điển triết học như sau: “ Tư duy là hoạt động nhận thức lý tính của con người. Khí quan của tư duy chính là bộ óc người với một hệ thống tinh vi, gần 16 tỉ tế bào thần kinh”. Tư duy là quá trình tâm lý phản ánh hiện thực khách quan một cách gián tiếp, là sự phản ánh những thuộc tính chung và bản chất, tìm ra những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của sự việc, hiện tượng mà ta chưa từng biết. Như vậy, nghĩa là tư duy khác với ý thức, bởi lẽ ý thức là sự phản ánh hiện thực của hoạt động tâm lý. Tư duy cũng khác với lý trí, vì lý trí là cái logic có tính nguyên tắc của nhận thức, trong khi đó tư tưởng lại vừa là kết quả, vừa là xuất phát điểm của tư duy. Điều này giống với quá trình nhận thức, khi sự nhận thức chưa có, thì cần phải tư duy, khi nhận thức đã có thì tư duy kết thúc. 15 Ngôn ngữ không chỉ là công cụ của tư duy, là cái vỏ vật chất của tư tưởng, mà quan trọng hơn cả ngôn ngữ chính là phương tiện để diễn đạt tư duy. “Không có ngôn ngữ thì tư duy chỉ là những dự báo mơ hồ, những phản ứng có tính chất bản năng trước hiện thực. Không có tư duy thì ngôn ngữ chỉ là những tiếng kêu bập bẹ của trẻ sơ sinh mà thôi. Tư duy làm cho ngôn ngữ phát triển phong phú, tinh xảo. Ngôn ngữ tạo điều kiện cho tư duy đi sâu vào bản chất của hiện thực [ 23,tr19 ] . Và như vậy ngôn ngữ thơ cũng chính là phương tiện để biểu đạt tư duy thơ. 1.1.2. Khái niệm tư duy nghệ thuật 1.1.2.1. Tư duy nghệ thuật Trong “ từ điển thuật ngữ văn học” có nhận định: Tư duy nghệ thuật là dạng hoạt động trí tuệ của con người hướng tới sáng tạo và tiếp nhận tác phẩm nghệ thuật. Bản chất của nó do phương thức thực tiễn tinh thần của hoạt động chiếm lĩnh thế giới bằng hình tượng quy định. Sự chuyên môn hóa lối tư duy này tạo thành đặc trưng nghệ thuật và tiềm năng nhận thức. Tư duy nghệ thuật là một phương thức hoạt động nghệ thuật nhằm khái quát hóa hóa hiện thực và giải quyết nhiệm vụ thẩm mỹ. Phương tiện của tư duy là ngôn ngữ. Cơ sở của tư duy là tình cảm. dấu hiệu bản chất của tư duy nghệ thuật là: ngoài tính giả định, ước lệ, nó hướng tới nắm bắt những sự thật đời sống cụ thể, cảm tính mang nội dung khả nhiên (cái có thể), có thể cảm nhận, theo xác suất khả năng và tất yếu. Như vậy điều quan trọng nhất của tư duy nghệ thuật chính là sáng tạo, rồi biểu đạt nó qua các biểu tượng nghệ thuật. Mỗi người nghệ sĩ đều có cách lựa chon biểu tượng khác nhau để bộc lộ tư duy và cách nhìn thế giới của mình. Mỗi nhà văn, nhà thơ lại nhìn thế giới theo những cách riêng biệt, có cá tính tạo nên phong cách nghệ thuật độc đáo . Nhưng không phải cứ làm thơ, viết văn là được gọi là người nghệ sĩ, là được độc giả nhớ đến tên tuổi. 16 Cái khác nghiệt của văn chương là ở chỗ hướng đến cái tôi, cái cá nhân, cái duy nhất, vì vậy phải thực sự say mê, tìm tòi và sáng tạo thì cái độc đáo của người nghệ sĩ mới bộc lộ, tạo ra sự độc tôn như nhất. Nghệ thuật chân chính là nghệ thuật không dung nạp sự sao chép, khiên cưỡng, làm theo vài kiểu mẫu mà người khác đưa cho. Nghệ thuật phải là sự tìm tòi sáng tạo khơi nhũng nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có”. Trên cơ sở nghiên cứu và phân tích khái quát những vấn đề về tư duy nghệ thuật, nhà nghiên cứu Nguyễn Bá Thành nhận định: “ Tư duy nghệ thuật là sự khôi phục và sáng tạo các biểu tượng trực quan, là sự hình tượng hóa hiện thực khách quan theo nhận thức chủ quan. Tư duy nghệ thuật chịu sự chi phối sâu sắc của thế giới quan và nhận sinh quan của người sáng tác”[ 26,tr54 ]. Tư duy nghệ thuật khác với tư duy khoa học ở chỗ tư tưởng, tình cảm không chỉ là năng lượng của tư duy mà còn là đối tượng nhận thức của tư duy. “Hình tượng nghệ thuật được coi là hình tượng của cảm xúc, nghĩa là năng lượng tình cảm còn lại trong hình tượng như là một yếu tố nội dung, một bộ phận hợp thành”. [26,tr54]. Nếu như truyện, ký, kịch, tiểu thuyết là những bức tranh rộng lớn phản ánh hiện thực cuộc sống một cách khách quan, tư tưởng của người sáng tạo được gửi qua những phát ngôn của nhân vật chính, tạo nên cốt truyện chặt chẽ thể hiện quan niệm, cách nhìn cuộc sống sinh động như nó vốn hiện hữu. Với ưu điểm phản ánh ở phạm vi rộng lớn nên bước vào thế giới của các tác phẩm tự sự nói chung, người đọc dễ dàng cắt nghĩa, lý giải và định nghĩa hoàn chỉnh về tư tưởng, ngụ ý mà tác giả thông qua câu chuyện của mình gửi tới đọc giả. Ở tác phẩm tự sự, tác giả xây dựng bức tranh về cuộc sống, trong đó các nhận vật có đường đi và số phận của chúng. Bằng những độc thoại, đối thoại tác giả kịch thể hiện tính cách và hành động của con người qua những mâu thuẫn xung đột. Ở tác phẩm trữ tình có khác, thế giới quan của con 17 người, cảm xúc, tâm trạng, ý nghĩ được trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu. Qua đây ta nhận ra, thơ trực tiếp gắn với thế giới tâm hồn của con người, mà tâm hồn con người lại mang những cung bậc cảm xúc vô cùng phúc tạp, lại mờ ảo như sương khói, nên thơ có thể dễ dàng cảm nhận bằng trực giác, nhưng rất khó đúc kết, không thể khái quát thành một định nghĩa hoàn chỉnh. 1.1.2.2. Tư duy thơ. Tư duy thơ là phương thức biểu hiện của tư duy nghệ thuật, nhưng nó mang trong mình khả năng biểu hiện phong phú nhờ kho biểu tượng của thơ phong phú và đa dạng. Biểu tượng mà nhà thơ sử dụng có khi gần gũi, có khi trừu tượng vời vợi cách xa, có khi chi là những sự vật vô cùng nhỏ bé không có giá trị trong cuộc sống nhưng mang sức khái quát cao. Tùy vào cảm xúc và dụng ý, trí tưởng tượng, chiều sâu suy luận mà thi sĩ chọn cho mình những biểu tượng khác nhau. Thơ là sự bộc lộ trực tiếp tâm tư, là tiếng nói thiết tha của tâm hồn, là tiếng gọi nồng nhiệt của trái tim. Đặc trưng chủ yếu của thơ là cảm xúc, là tình cảm, do đó thơ hướng đến chức năng biểu hiện. Ở thơ, ta bắt gặp những thăng trầm của cảm xúc, đó có thể là nỗi niềm riêng tư trong hạnh phúc lứa đôi, về tình yêu đôi lứa, về nỗi đau chia ly, về khát vọng sống….Đó cũng là những suy tư về nhân tình thế thái, về số phận của con người, thăng trầm của xã hội, ở đó có tình yêu quê hương, đất nước, có niềm tự hào dân tộc…. Thơ sẽ tồn tại mãi khi con người còn có nhu cầu bộc cảm xúc vui buồn của mình, vì vậy thơ có đóng góp lớn và tạo ra tiếng nói rất riêng không thể thiếu của nền văn học dân tộc. Từ những đặc trưng của thơ, mà thi sĩ có khả năng liên tưởng phong phú mà đa dạng, nhờ đó mà tư duy thơ có khả năng hướng nội, hướng ngoại. Tùy từng thời đểm, phong cách riêng mà thi sĩ chọn cho mình những cách tư duy phù hợp. Tư duy hướng nội thường phổ biến trong thơ trung đại và thơ 18 lãng mạn, nơi cái tôi thi sĩ lên ngôi. Ở đó tác giả thường tự nghĩ về mình, tự quan sát và biểu hiện cái tôi nội tại của mình. Tư duy hướng ngoại phổ biến ở giai đoạn văn học cách mạng, thi sĩ say mê thể hiện cái ta trong mối quan hệ giữa cái tôi cá nhân và cái ta chung của cộng đồng. Đối tượng mà tư duy hướng ngoại phản ánh là cuộc sống xã hội được trình bày dưới ánh sáng của một quan niệm thẩm mỹ. Mặt khác, phương tiện biểu đạt của tư duy nghệ thuật nói chung là ngôn ngữ, nhưng ngôn ngữ của thơ nói riêng là lớp ngôn từ rung lên từ nhịp đập của trái tim, do vậy rất ngắn gọn, cô đọng và súc tích. Ngôn ngữ thơ có thể cùng lúc biểu hiện được nhiều tâm trạng, nhiều dạng cảm xúc, nhiều nội dung cụ thể, trực tiếp. Ngôn ngữ của thơ là ngôn ngữ của thị giác, thính giác, cảm giác, ở đó hội tự đầy đủ ba yếu tố: thơ, nhạc và họa. Tính nhạc xuất hiện trong nhịp điệu câu thơ, lời thơ, ngân nga trong trái tim độc giả dù lời thơ đã dứt. Bắt nhịp vời nền thơ ca dân tộc, thơ Nguyễn Trọng Tạo là sự kết hợp hài hòa tư duy hướng nội và tư duy hướng ngoại, tạo nên dấu ấn riêng, mang đậm nét cá tính. Thơ ông có sự hòa hợp giữa thơ ca – hội họa – âm nhạc – điêu khắc, ông đã đem vào thơ "nổi hoài nhớ yên lành", để diễn giải những từ khúc riêng tư và những đa đoan cháy bỏng của cuộc đời, rồi từ đó gieo vào tâm hồn người đọc những tình cảm yêu mến lạ lùng, để lại niềm hoài nhớ mênh mang cho độc giả. Được xem là người biết nắm bắt thời thế, nên khi bước ra khỏi chiến tranh, trong lúc tên tuổi của các nhà thơ đình đám khác dường như đang dần lắng xuống, thì thơ ông lại như vút cao lên để khẳng định vị trí của mình trong dòng chảy của văn học dân tộc. 2.2. Quan niệm thơ Nguyễn Trọng Tạo 2.2.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp Nguyễn Trọng Tạo sinh ngày 25 tháng 8 năm 1947 trong một gia đình nho học ở làng Trường Khê, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Ông lớn lên 19 trong không gian thấm đẫm hồn đất, hồn lúa của cả một vùng quê cổ kính. Nơi đó, cái quạt mo, ánh trăng, đường làng và ngai ngái mùi rơm rạ xóm thôn đã đi dài theo cuộc đời của người nghệ si ̃ đa tài cầm-kỳ-thi-họa. “Kẻ ham chơi” vẫn cứ “dọc ngang nào biết trên đầu có ai” cho thỏa chí tang bồng cùng trời đất. Cứ như thế, Nguyễn Trọng Tạo trải qua hơn 60 năm sóng gió và đầy trải nghiệm của mình với những vần thơ đầy tính dự báo khắc khoải, bay qua thời gian về lẽ đời được mất. Cả cuộc đời gắn bó với nghiệp thơ ca, ông được bạn bè trong giới ví như “người tận lực cho thơ. Làm thơ hay làm việc gì cũng phải say mê và “tận lực” mới mong có thành công. Khi đã chọn thơ làm nghiệp, thì nhà thơ phải biết vượt qua nhiều chông gai, sóng gió trên hành trình sự nghiệp. Năm 1969 tham gia quân đội, thuộc Đoàn 22, Quân khu 4, rồi làm Đội trưởng Đội tuyên truyền văn hóa Đoàn 22B, Trưởng đoàn văn công xung kích Sư đoàn 341B. Năm 1976 được Tổng cục Chính trị điều về Hà Nội tham gia Trại viết văn quân đội rồi vào học Đại học viết văn Nguyễn Du khóa I. Năm 1982 làm trưởng ban biên tập Nhà Văn hóa Quân khu Bốn. Năm 1988 chuyển về làm công tác biên tập xuất bản tại Hội Văn học Nghệ thuật Bình Trị Thiên. Năm 1990 cùng nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường và nhà văn Nguyễn Quang Lập sáng lập tạp chí Cửa Việt, làm biên tập và phụ trách mỹ thuật tạp chí này bộ đầu tiên gồm 17 số. Năm 1997 làm Thư ký Tòa soạn tạp chí Âm nhạc thuộc Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Nguyễn Trọng Tạo còn là họa sĩ minh họa và trình bày mỹ thuật tạp chí Cửa Việt, tạp chí Âm Nhạc, báo Thơ, tác giả măng-sét tạp chí Sông Hương, Sông Lam, Hồng Lĩnh, báo Thơ. Ông là người nghệ sĩ đa tài vừa là nhà thơ, vừa là nhà báo, vừa là một họa sĩ, lại vừa là một nhạc sĩ. Ông có nhiều đóng góp lớn trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật . Sáng tác bài thơ đầu tiên năm 14 tuổi, sáng tác bài hát đầu tiên năm 20 tuổi. Xuất bản tập thơ đầu tiên (Tình yêu sáng sớm, in chung cùng Nguyễn 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan