Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn thơ trần dần, từ quan niệm nghệ thuật tới hành trình sáng tạo...

Tài liệu Luận văn thơ trần dần, từ quan niệm nghệ thuật tới hành trình sáng tạo

.PDF
119
66
84

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN -------  ------- HÀ THỊ HẠNH THƠ TRẦN DẦN, TỪ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT ĐẾN HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Hà Nội - 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN -------  ------- HÀ THỊ HẠNH THƠ TRẦN DẦN - TỪ QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT ĐẾN HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN BÁ THÀNH Hà Nội - 2009 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 4 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................................. 4 2. Lịch sử vấn đề ....................................................................................................................... 5 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu ........................................................................................11 4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................................11 5. Cấu trúc của Luận văn .......................................................................................................12 B. NỘI DUNG ......................................................................................................................13 Chƣơng 1: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA TRẦN DẦN SỰ HÌNH THÀNH, VẬN ĐỘNG VÀ BIẾN ĐỔI .............................................................................................13 1.1. Trần Dần – sơ lƣợc về tiểu sử và con ngƣời ................................................................13 1.1.1. Sơ lược về tiểu sử Trần Dần .......................................................................................14 1.1.1.2. Cách tham dự của kẻ ngoài lề (1961 -1997) ..........................................................18 1.1.2. Con người Trần Dần ....................................................................................................20 1.2. Quan niệm nghệ thuật của Trần Dần ...........................................................................24 1.2.1. Quan niệm nghệ thuật – những cách hiểu và tinh thần cơ bản ...............................24 1.2.2. Quan niệm nghệ thuật của Trần Dần - những vấn đề tiêu biểu ..............................25 1.2.2.1. Quan niệm về đặc trưng của thơ .............................................................................26 1.2.2.2. Quan niệm về Viết, Đọc ..........................................................................................35 1.3. Cơ sở khoa học và giá trị quan niệm nghệ thuật của Trần Dần ..............................42 1.3.1. Cơ sở khoa học của quan niệm nghệ thuật Trần Dần ..............................................42 1 1.3.1.1. Sự khác biệt giữa ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ thi ca hay tính tự trị của chức năng thẩm mỹ ............................................................................................................42 1. 3.1.2. Vấn đề cái viết như trung tâm của các lý thuyết thời hiện đại .............................44 1.3.2. Giá trị của hệ thống quan niệm nghệ thuật Trần Dần ............................................46 Chƣơng 2. CÁI TÔI TRỮ TÌNH ĐA DIỆN VÀ MỘT SỐ BIỂU TƢỢNG ĐẶC SẮC TRONG THƠ TRẦN DẦN ....................................................................................49 2.1. Cái tôi trữ tình đa diện trong thơ Trần Dần .................................................................49 2.1.1. Cái tôi trong thơ và đặc điểm của cái tôi trữ tình trong thơ hiện đại. .......................49 2.1.2. Bản sắc cái tôi Trần Dần: Cái tôi trữ tình đa diện .....................................................50 2.1.2.1. Cái tôi lưỡng phân, thai nghén và dự phóng ..........................................................51 2.1.2.2. Cái Tôi đa diện và những biến thể .........................................................................55 2.1.2.3. Khép kín và đắm đuối suy tư ...................................................................................62 2.2. Biểu tƣợng trong thơ Trần Dâ ..................................................................................... ̀n 65 2.2.1. Biểu tượng trong thơ, những đặc trưng cơ bản .........................................................65 2.2.2. Một số biểu tượng đặc thù trong thơ Trần Dần ........................................................66 2.2.2.1. Biểu tượng thân thể đa nguyên................................................................................ 66 2.2.2.2. Biểu tượng không gian .............................................................................................73 Chƣơng 3. HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NGÔN NGỮ NGHỆ THUẬT …... ............................................................................................................80 3.1. Làm mới ngôn ngữ hay tái sinh và tạo sinh Tiếng Việt............................................... 80 3.1.1. Giải phóng chữ khỏi thân phận cũ .............................................................................80 3.1.1.1. Ý thức mới về vật liệu .............................................................................................80 2 3.1.1.2. Mở rộng biên giới những khả năng của chữ .........................................................81 3.1.2. Cách ứng xử với từ theo tinh thần cacnaval ..............................................................88 3. 1.2.1. Tinh thần Cacnaval ..................................................................................................88 3.1.2.2. Ngôn từ thơ Trần Dần sống trong ngày hội cacnaval........................................... 89 3.1.2. Khai sinh hệ thống từ láy mới: từ nỗ lực biểu ý đến hứng thú biểu âm.......... 95 3.2. Biến đổi cấu trúc câu: Câu thơ phi tuyến tính và những trật tự đầy nghịch lý .........99 3.2.1. Từ cách hành ngôn của thơ cổ điển đến quan niệm thẩm mỹ mới thời hiện đại ..99 3.2.2. Câu thơ Trần Dần, sự vận động từ câu thơ tuyến tính đến câu thơ phi tuyến tính hay những trật tự đầy nghịch lý ................................................................................100 C. KẾT LUẬN ....................................................................................................................108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................111 3 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Đêm trước của ngày Thơ Việt Nam 2008, giới văn chương gần như lên cơn sốt vì tin tập Trần Dần thơ sẽ bị cấm phát hành. Cơn sốt ấy khởi từ nhiều nguyên nhân: sự bất bình của những người “cùng một lứa bên trời lận đận” với thi nhân; nỗi thất vọng của những kẻ tò mò, nôn nóng muốn lập tức có chân dung thơ của vị “thủ lĩnh trong bóng tối”. Để rồi, khi tập thơ bình yên đến tay độc giả, nó không những không làm hạ nhiệt cái cơ thể vốn chưa thích nghi được với cái mới, cái lạ kia; mà liền đó, nó đưa tới một cơn sốt khác, mạnh mẽ và dai dẳng. Lí do: giới phê bình và đông đảo người đọc vốn có thói quen nhận xét (thậm chí là phán xét) trước khi thấu hiểu đã không được thỏa mãn ham muốn giải nghĩa thơ của họ. Niềm hi vọng giải mã thơ của một huyền thoại, với phần đa, bị dội gáo nước lạnh bởi chính huyền thoại đó. Dồn dập, trên các diễn đàn văn học và phi văn học, chính thống và phi chính thống, trong và ngoài nước, người ta nhắc tới Trần Dần. Nhưng, câu hỏi đặt ra từ khi Trần Dần thơ chưa xuất hiện, vẫn còn nguyên đó, như một thách đố: Trần Dần, ông là ai? Câu trả lời cuối cùng vẫn ở phía trước. Nhưng tìm hiểu thơ Trần Dần, sau cơn sốt nhất thời ấy, lại hứa hẹn những trải nghiệm thú vị và sâu sắc. 1.2. Sáng tác của Trần Dần vốn là một khối mới mẻ. Nên, muốn hiểu Trần Dần, tránh những kết luận chủ quan và phiến diện, người đọc phải tự trang bị cho mình hệ kiến thức mới khi bảng giá trị thẩm mỹ cũ không đủ để đánh giá thơ ông. Viết về Trần Dần, do đó, thách thức lại mở ra cho người viết cơ hội thẩm thấu những giá trị hiện đại của sáng tác và nghiên cứu. Tôi nhận thấy, trong các hướng tiếp cận Trần Dần, điểm khởi đầu quan trọng chính là hệ thống quan niệm nghệ thuật của nhà thơ. Sự hình thành, vận động và biến đổi, cơ sở khoa học và giá trị của quan niệm nghệ thuật Trần Dần là một vấn đề lớn, hạt nhân cho mọi động thái sáng tác của Trần Dần. Vì từ điểm cốt yếu đó, lao động của Trần Dần liên tiếp bung ra những ứng nghiệm và thể 4 nghiệm ráo riết. Sự liên đới giữa quan niệm và sáng tạo trong đời thơ Trần Dần, khi được soi tỏ một cách hệ thống, sẽ phát lộ những nét căn bản nhất trong văn cách của ông. Tất cả sự khó khăn và hấp dẫn này của đối tượng, thúc đẩy người viết lựa chọn luận văn với đề tài: Thơ Trần Dần, từ quan niệm nghệ thuật tới hành trình sáng tạo. 1.3. Trong khuôn khổ luận văn, người viết tiến hành tìm hiểu quan niệm nghệ thuật của Trần Dần, từ bước đầu hình thành đến quá trình vận động và biến đổi, chỉ ra nguyên nhân của sự hình thành và biến đổi đó. Đồng thời, đặt hệ thống quan niệm đó trong tương quan so sánh với những tiến bộ của lí thuyết nghiên cứu văn học trên thế giới, để thấy nó có hạt nhân khoa học cụ thể, chứng minh sự tiên nghiệm của Trần Dần. Tiếp đó, khảo sát sự đổ bóng của quan niệm nghệ thuật lên hành trình sáng tạo của thi nhân, trên các phương diện cơ bản: Cái tôi trữ tình, hệ thống thi ảnh biểu tượng, ngôn ngữ. Nhận diện đặc điểm cái tôi trữ tình, nét bảo lưu và sự vận động qua các tập thơ; định vị cái tôi bên lề đó với những cái tôi ngoại biên gần gũi nó, với những cái tôi của dòng văn chính thống đa phần xa lạ nó. Xác định các biểu tượng căn bản trong thơ Trần Dần, tính liên đới của các biểu tượng. Phân tích các phương thức tái sinh và tạo sinh ngôn ngữ trong thể nghiệm của ông, đánh giá những thành tựu mà ông đạt được trong công cuộc mở mang bờ cõi chữ. Với các luận điểm đó, luận văn hi vọng sẽ góp phần trả lời cho câu hỏi mà đông đảo người đọc quan tâm. Trên cơ sở đó, đưa đến cách tiếp cận thơ ca theo một số tiêu chuẩn thẩm mỹ mới, định vị giá trị sáng tạo của Trần Dần trong lộ trình cách tân thơ Việt. 2. Lịch sử vấn đề Nếu hành trình sáng tạo của Trần Dần là một con đường thăng trầm, thì bản thân lịch sử nghiên cứu, hay chính xác hơn, lịch sử của cái đọc – hiểu 5 Trần Dần, cũng là một cuộc phiêu lưu kì thú. Dưới đây, tôi sẽ tái hiện cuộc phiêu lưu đó qua 3 chặng. - 1958- 1988: Kể từ vụ Nhân văn – Giai phẩm đến trước ngày đổi mới, cái tên Trần Dần là “nỗi hổ thẹn” của những người làm văn nghệ, đối tượng để lên án và kết án của số đông. Vấn đề mà các bài viết về Trần Dần tập trung phản ánh trong giai đoạn này là thái độ chính trị trong sáng tác của nhà thơ. Tiêu biểu cho cái đọc – hiểu Trần Dần ở chặng đầu tiên (trước những năm 60) là sự đánh giá của Hữu Mai, một người cùng văn giới. Trong bài Để rõ thêm chân tƣớng phản động của Trần Dần, đăng lần đầu trên Văn nghệ Quân đội, 5/1958, tác giả công phu miêu tả lại quá trình mà Trần Dần từ “một đứa con hư hỏng của Hà thành”, nên người “nhờ công ơn giáo dục to lớn của Đảng”, nhưng đã “phản bội lại quyền lợi của quần chúng nhân dân”, đi vào “con đường sáng tác bất lương”. Tác giả Huy –Vân, viết Trần Dần – Một tâm hồn đồi trụy, đăng trên báo Nhân dân, ngày 25-4-1958, khẳng định “Trần Dần cũng đi vào kháng chiến, nhưng vẫn không chịu từ bỏ quan điểm nghệ thuật sa đoạ của hắn. Trong nhóm Văn nghệ Sơn La, hắn đã vẽ toàn lối tối tăm khó hiểu, biến những hình ảnh anh dũng và đẹp đẽ của bộ đội ta thành những hình thù rất quái gở, làm thơ cũng vậy” [71,tr.91]. Nhà thơ Tố Hữu kết tội Trần Dần mang “những quan điểm văn nghệ phản động”, trong đó, để chứng tỏ hùng hồn cho kết luận của mình, ông trích lời tự thú (hay bị tự thú) của chính Trần Dần: “Đó (tức những sáng tác của Trần Dần thời gian này) là lời xúc xiểm phiến nghịch, có cái hèn nhát của sự dã man, cái ngu si của sự hiểm độc và có cái bất lực của sự phá hoại điên rồ” [71,tr.162]. Hầu hết các bài viết toát lên một tinh thần tranh đấu nóng bỏng – sự nóng bỏng không nảy sinh và phát triển trên cơ sở học thuật. Đó là kết quả của lối phê bình xã hội học, lấy tư duy chính trị làm chuẩn. Một thực tế khác hiển lộ trong nhóm bài này, đó là các tác giả chú ý tới con người ngoài đời của Trần Dần hơn chú ý tới nghệ thuật, trong nghệ thuật, lại tìm những động thái, ẩn ý chính trị hơn là những cố gắng cách tân, nếu nói về những cách tân, vì khó 6 hiểu, họ vội vàng xếp nó vào hàng quái dị! Cách nhìn này xuất phát từ đặc điểm lịch sử của giai đoạn mà chiến tranh địch ta gay cấn trên từng phương diện: Khi tiếng nói Nhân văn vừa cất lên, lập tức Đài Sài Gòn đã loan tin: miền Bắc đang có phong trào chống cộng trong lòng cộng. Hành động đòi tự do trong sáng tạo bị đối phương lợi dụng, nên phía chính thống không thể ủng hộ những tên tuổi như Trần Dần, e ngại nó bất lợi cho cách mạng. Cũng có đôi bài tỏ ý bênh vực Trần Dần. Tiếng nói yếu ớt của kẻ cùng hội cùng thuyền Hoàng Cầm trong bài viết Con ngƣời Trần Dần, tiến tới xét lại một vụ án văn học, đã giúp hé mở một Trần Dần khác, từ góc nhìn trái tuyến. Ý kiến của Hoàng Cầm có lẽ là sự ghi nhận đầu tiên: “do thơ Trần Dần, tôi suy nghĩ nhiều về trách nhiệm người làm thơ trước cuộc đời: đi sâu vào đời sống có suy nghĩ của con người, tìm cách diễn tả riêng, tạo ra một thế giới riêng cho mình. Tôi thấy thơ Trần Dần có phần đau xót, u ám, nhiều khi rất buồn, vừa cộc cằn lại vừa có cái tự hào sôi nổi, nhiệt tình thẳng thắn, táo bạo”[9]. Rõ ràng, hai lối đọc khác nhau đã đưa đến những kết luận trái ngược, một bên gọi là quái gở, một bên trân trọng sự khác thường. Nhưng tựu chung, phủ nhận là tinh thần chính của hầu hết các bài viết về Trần Dần. Thực ra, nguyên cớ để Trần Dần trở nên là đối tượng phê phán không phải chỉ vì tiêu chí Văn học cách mạng, mà chính bởi những yêu cầu quyết liệt của ông trong nghệ thuật. Chính xác hơn, Trần Dần muốn trả văn học về cứu cánh của nó. Theo tôi, thời kì này, cái gọi là cách tân trong thơ Trần Dần chưa bộc lộ nhiều, có thể coi Trần Dần của Nhân văn -Giai phẩm là người lên diễn đàn chứ không phải là kẻ tiên phong nghệ thuật. - 1989 – 1995: Thời đầu đổi mới, những ấn phẩm của các tác giả Nhân văn bấy lâu bị “treo bút” được xuất bản trở lại, trong tinh thần khá dè dặt của các nhà xuất bản. “Việc đầu tiên đánh dấu sự trả lại quyền công bố tác phẩm cho các tác giả Nhân văn –Giai phẩm là hãy in vài bài thơ trên tờ tạp chí của Hội Nhà văn”[18,tr.80], nhưng vài bài được chọn này không hẳn là những bài ưu tú nhất, mà là những bài đưa in dễ nhất, tức là ít vấn đề nhất. Bài thơ 7 Việt Bắc (Nguyên bản Đi!Đây Việt Bắc), viết 1957, được in 1990 cũng bị cắt bỏ chương 13 (Hãy đi mãi). Giới phê bình, cũng với sự dè dặt chung, ít nhắc tới Trần Dần, vì đây vẫn là một vấn đề nhạy cảm trong một giai đoạn nhạy cảm. Động thái này hàm ngôn: cơ hội cho cái đọc Trần Dần đã trở lại, nhưng cơ hội cho cái hiểu còn xa ngái. - 1995 – nay: Năm 1995 đánh dấu sự công nhận Trần Dần, bằng giải thưởng của Hội Nhà văn dành cho Cổng tỉnh. Điều đó, như nhận xét của Phạm Thị Hoài, “dừng ở mức một cử chỉ thiện chí, với một quá khứ oan khiên, với một nhà thơ lớn khi ấy đã gần đất xa trời. Vì thực chất, nó không mang lại cho Trần Dần nhiều người đọc hơn”[35]. Ý nghĩa lớn hơn mà giải thưởng này mang lại, chính là sự mở đường cho việc xuất bản các tác phẩm tiếp theo của ông: Mùa sạch (1998), Trần Dần thơ (2007). Giới nghiên cứu phê bình, do đó, có điều kiện tiếp cận trực tiếp, sâu rộng hơn để đưa ra những đánh giá ở tầm hệ thống. Trọng tâm của các bài viết, vượt qua cái nhìn cũ, đã dần khai thác một số phương diện chính trong sáng tác của Trần Dần, như ngôn ngữ và cách ứng xử với ngôn ngữ của nhà thơ, giá trị những cách tân, đặc biệt phần Ngoại luật. Theo đó, mỗi xu hướng cũng dần đi tới sự đối lập nhau gay gắt khi giải quyết vấn đề. Lịch sử của cái đọc – hiểu Trần Dần lại chứng kiến sự không đội trời chung của những kẻ đồng sáng tạo. Thuộc xu hướng phủ nhận Trần Dần là Nguyễn Ly với hai bài viết Trần Dần, giữa giai thoại và văn bản [49]; Bệnh đại ngôn [86], Lê Dã Thảo -Đôi điều trao đổi về việc phân tích Jờ joạc [77]. Nguyễn Hoà - Về thơ và không chỉ về thơ [34], Nhị Hà- Một giải thƣởng kinh dị [24]. Tựu trung lại, các tác giả phê phán Trần Dần trên mấy điểm cơ bản sau: Thứ nhất, sáng tác của Trần Dần không xứng đáng với những giai thoại về nó, vì thơ văn Trần Dần là thứ văn chương “sụt sùi tả oán”, đem lại cảm giác “mệt mỏi, nhàm chán”, khiến người ta thất vọng. Thứ hai, nội dung tác phẩm Trần Dần bị xem nhẹ vì “ông đang là lời biện hộ đáng ngờ cho một lối làm văn chương tự nhận là duy mỹ, chỉ có chức năng giải trí, sau khi các tác giả của lối làm văn chương 8 ấy đã kiêu hãnh tẩy rửa mọi chức năng khác ra khỏi tác phẩm, nhân danh tinh thần hiện đại và hậu hiện đại” [49]. Thứ ba, Trần Dần mang ám ảnh tình dục, nên đã làm chữ trở nên “bẩn thỉu”. Các tác giả phê phán Trần Dần, tất nhiên có căn cứ lý luận của họ, căn cứ đó xuất phát từ hệ thống quan niệm thẩm mỹ truyền thống về chức năng thơ, đặc trưng ngôn ngữ thơ (tác giả Nhị Hà còn tỏ ra mới mẻ, vận dụng phân tâm học vào phân tích Trần Dần, nhưng rất tiếc lại áp đặt khiên cưỡng và sống sượng). Có thể khẳng định một điều, nếu nhận định về Trần Dần theo bảng giá trị ấy, thì danh sách không thể dừng lại ở con số tác giả ít ỏi này. Nhưng cũng chắc chắn một điều, nội dung để phê phán Trần Dần sẽ mãi dừng lại ở những vấn đề đã nói, với các kết luận: thơ vô nghĩa, thơ tắc tị, phản thơ. Lối phê bình như vậy có nguy cơ chấm hết mọi tìm tòi. Chấm hết ở nhà phê bình (với quyền phủi tay: thơ không đáng tìm hiểu! thay vì đặt ra câu hỏi cho bản thân: vì sao không hiểu? Vì sao một bản lĩnh như Trần Dần lại dành cả đời để làm ra cái - không hiểu ấy?). Và chấm hết đồng thời ở vô số độc giả, những người quen chờ sự dẫn dắt của phê bình về những hiện tượng thơ phức tạp. Mới dừng lại ở một phần Di cảo đã vậy, giả sử đứng trước Toàn tập Trần Dần, người ta sẽ phản ứng ra sao? Lịch sử cái đọc hiểu Trần Dần, đến đây, cho thấy: cơ hội tiếp xúc với Trần Dần càng lớn, càng có nguy cơ bội tăng sự phủ nhận Trần Dần! Nhưng cũng ngay tại khúc quanh này, chứng kiến một đối lưu mạnh mẽ. Đó là xu hướng khẳng định cách tân và đóng góp của nhà thơ. Trong đó phải kể tới Phạm Thị Hoài với Thủ lĩnh trong bóng tối [35], Thuỵ Khuê – Trần Dần, Mỹ học khổ đau [41], Đặng Đình Ân – Để đến với Jờ joạcx [2], Nguyễn Như Huy – Tác phẩm Mùa sạch của Trần Dần qua góc nhìn của nghệ thuật ý niệm [36], Đoàn Cầm Thi – Thu Trần Dần [78], Thuận – Tôi ở phố Sinh Từ [80], Nguyễn Phượng, Mayakovsky và Trần Dần - từ những tƣơng đồng đến những dị biệt [ 63], Nguyễn Liên – Vì sao thơ có họa [48], Dương Tường – Trần Dần là ngƣời cách tân thơ số 1 [91], Đỗ Lai Thúy Trần Dần, một thi trình sạch [84] , Khánh Phương - Độc thoại Trần Dần 9 [62]. Điểm thống nhất của các bài này là sự ghi nhận đóng góp của Trần Dần trên một số phương diện cơ bản. Thứ nhất, xác định vấn đề bao trùm và xuyên suốt những sáng tác của Trần Dần: “Cách tân thơ, ga đi và ga đến, vẫn là ngôn ngữ, quan niệm về ngôn ngữ…Trần Dần làm thơ là làm với chữ, bằng chữ, nhưng là những con chữ đã được tẩy sạch nghĩa tiêu dùng để rồi lại phục sinh chữ bằng những nghĩa mới mẻ, trinh nguyên” [84]. Thứ hai, xác định mối liên hệ nội tại giữa những cách tân về mặt hình thức với nhu cầu bộc lộ tâm thức của tác giả, phủ nhận quan điểm cho rằng Trần Dần chỉ đơn thuần làm thơ như một trò giải trí: “Con OEE, Con I, Hậu con OEE…tiếp tục là sự tràn ra của cái Tôi khép kín, cái Tôi bị chặn mất kênh giao tiếp bình thường với chung quanh, tự tìm mình trong sự nhòe mờ, không trùng khít với những phiên bản của chính mình”[62]. Thứ ba, khẳng định tính tiền phong, hiện đại trong các sáng tác của Trần Dần, như tính đa thể loại, đa điểm nhìn, đa cốt truyện trong một tác phẩm; sự khai mở của Trần Dần cho Nghệ thuật Ý niệm, tính chất thị giác, nghệ thuật tạo hình trong thơ của ông. Nhìn lại cuộc phiêu lưu của cái đọc - hiểu Trần Dần, nhận thấy hai tâm điểm có tính chi phối mọi phê bình và tranh luận: với thời Nhất định thắng, kết luận phân thành hai cực: kẻ phản động hay người yêu nước xót xa; hậu Nhân văn, kẻ phá hoại thơ hay người cách tân thơ số 1? Lần lượt, cách trả lời của mỗi người và mỗi thời sẽ tiết lộ hệ thẩm mỹ mà họ đã chọn lựa. Sự phân hoá rõ rệt này chứng tỏ thơ Trần Dần buộc người ta phải đưa ra chủ kiến. Mọi quyết liệt phê phán hay khẳng định, thực chất đều xuất phát từ phẩm tính của Trần Dần – người đã quyết liệt thơ. Người viết không xuất phát từ tiêu chí khen hay chê Trần Dần để đánh giá, mà trên nguyên tắc nhận định nào thấu đáo và thuyết phục, có khả năng hiểu Trần Dần. Rõ ràng, dưới ảnh hưởng của thành tựu lí luận thế giới, các nhà nghiên cứu, phê bình đã dần đưa ra những cách đọc mới, khả dĩ tiếp cận sáng tác của Trần Dần. Họ đã chỉ ra những luận điểm quan trọng trong quan niệm và quá trình sáng tạo của 10 nhà thơ. Tuy mới dừng lại ở những nhận xét còn tản mạn, chưa được triển khai hệ thống và chi tiết, nhưng đây thực sự là những gợi ý giá trị cho luận văn. 3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu Đối tượngt rung tâm mà luận văn nghiên cứu là thơ Thơ Trần Dần, nhưng do đặc trưng của đối tượng: nhiều tác phẩm của ông có tính đa thể loại chứ không thuần là thơ, nên phạm vi nghiên cứu của luận văn bao gồm cả những tác phẩm thơ -tiểu thuyết - hồi ký - một bè đệm. Tức là cả ba tác phẩm Cổng tỉnh, Mùa sạch, Trần Dần thơ và cuốn Trần Dần ghi, 1954-1960 đã xuất bản đều nằm trong phạm vi nghiên cứu của luận văn. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Để tiếp cận đề tài, luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp lịch sử: Luận văn đánh giá Trần Dần và các vấn đề trong thơ của ông trong sự gắn kết với hoàn cảnh của cá nhân, dân tộc và thời đại mà ông sống; với lịch sử thơ ca Việt Nam nói riêng và sự phát triển của thơ ca thế giới nói chung, để thấy sự tác động của lịch sử lên một đời thơ và cách thức phản ứng đặc biệt của Trần Dần. - Phương pháp thống kê, hệ thống và phân loại: Tiếp cận ngôn ngữ Trần Dần, luận văn thống kê và phân loại các từ trong thơ Trần Dần tuỳ theo trường biểu hiện, kiểu chữ hay kiểu láy, để làm nổi bật cách ứng xử độc đáo với ngôn ngữ của ông. - Phương pháp so sánh: qua so sánh đối tượng với những người cùng thế hệ, cùng dòng thơ, thậm chí với các nhà thơ trẻ hiện nay hay một số nhà thơ lớn trên thế giới, người viết định vị vai trò cách tân của Trần Dần. Mặt khác, so sánh ông với chính ông trong từng giai đoạn để thấy sự đổi mới liên tục của nhà thơ trong suốt chặng đường thơ. 11 - Phương pháp phân tích và tổng hợp: Từ sự phân tích cụ thể tác phẩm, người viết tổng hợp khái quát để có những kết luận, tránh những áp đặt chủ quan không bám sát văn bản thơ. 5. Cấu trúc của Luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Thư mục tham khảo, Nội dung của luận văn được triển khai theo 3 chương: Chương 1. Quan niệm nghệ thuật của Trần Dần - sự hình thành, vận động và biến đổi Chương 2. Cái tôi trữ tình đa diện và một số biểu tượng thi ca qua các chặng đường sáng tạo Chương 3. Hành trình sáng tạo nhìn từ góc độ ngôn ngữ 12 B. NỘI DUNG Chƣơng 1: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT CỦA TRẦN DẦN SỰ HÌNH THÀNH, VẬN ĐỘNG VÀ BIẾN ĐỔI 1.1. Trần Dần – sơ lƣợc về tiểu sử và con ngƣời Về Trần Dần, huyền thoại luôn có nguy cơ che lấp con người thật, dù sinh thời, ông đã tiên liệu những bi hài mà lịch sử có thể trút lên số phận một cá nhân. Trần Dần liên tiếp bị đẩy va vào những thái cực mà đám đông, bởi lòng sùng kính tụng ca hay sự chối bỏ thơ ông trong vội vã tạo ra. Chìm khuất trong bóng tối, tính huyền thoại về ông càng lớn, và vì thế, càng khó tiếp cận hơn chân dung con người của sáng tạo này. Nhưng rõ ràng, đã đến lúc Trần Dần cần được tách khỏi bức màn huyền thoại, để sống một đời thơ như vốn có. Vì cuộc đời và thơ ông, so với những gì người ta đã nói và đã tưởng, giản dị hơn mà cũng đáng kinh ngạc hơn nhiều. Trước tiên, cần thấy, Trần Dần và thế hệ ông là lớp người đã kinh qua những biến động dữ dội của đời sống dân tộc: Tổng khởi nghĩa và Cách mạng tháng Tám 1945, cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, đồng thời thể nghiệm rõ hơn bao giờ hết – nghĩa của tính từ thế giới, như M.Kundera bày tỏ: “không còn gì xảy ra trên hành tinh này mà lại có tính cách địa phương, từ nay tất cả mọi tai họa đều liên quan đến mọi người và do đó, chúng ta ngày càng bị quyết định bởi ngoại cảnh, bởi những tình thế không ai có thể tránh thoát được” [44,tr.34]. Trong khẳng định này, hé lộ một sự thực: sức lan toả, sự cộng hưởng, vang động của mỗi sự kiện văn hoá và chính trị mang tầm thế giới. Theo đó, một nhà thơ hiện diện như một trí thức, không chỉ sinh hoạt văn chương trong giới hạn quốc gia mình, mà lao động nghệ thuật như một công dân thế giới. Điều này có thể trở thành thừa khi viết về con người và cuộc đời của nhiều nhà thơ khác, nhưng lại thiết yếu khi tìm hiểu Trần Dần. Bởi, theo chúng tôi, cái ngoại cảnh này là một trong những cơ sở quan trọng kiến tạo nên hành trình thơ của ông. Đồng thời, đặt 13 cá nhân Trần Dần trong nguồn mạch chung đó, chúng ta sẽ rõ hơn căn nguyên mỗi bước ngoặt cuộc đời; định vị chính xác hơn cơ sở những thay đổi trong quan niệm và thể nghiệm của ông trên con đường nghệ thuật. 1.1.1. Sơ lược về tiểu sử Trần Dần 1.1.1.1. Từ nhiệt huyết dấn thân đến vị thế kẻ ngoài lề (1926 -1960) Sự in dấu của cái đọc đầu đời và khao khát lập ngôn (1926- 1946) Những năm đầu thế kỷ 20, Nam Định là một trong những trung tâm đô hội sầm uất của miền Bắc. Tại phố Năng Tĩnh, trong một gia đình khá giả nhưng muộn con, ngày 23/8/1926 (tức 16/7 năm Bính Dần), Trần Dần đã chào đời. Thuở nhỏ, ông có một người bạn thân hơn ruột thịt. Đó là Vũ Hoàng Địch, em trai nhà thơ Vũ Hoàng Chương. Họ ở cùng khu phố, lớn lên cùng nhau, cùng bú một bầu sữa mẹ (nên Trần Dần gọi Vũ Hoàng Địch là người anh em sữa), cùng học. Hai cậu trai rất mê thơ Baudelaire, Verlaine, Rimbaud và phái Tượng trưng. Họ chơi cùng hai nhà thơ đang nổi trên thi đàn lúc bấy giờ là Vũ Hoàng Chương và Đinh Hùng. 18 tuổi, Trần Dần và Vũ Hoàng Địch đỗ Tú tài Tây, hai chàng lên Hà Nội tiếp tục học với ăm ắp mộng mơ về nghệ thuật. Thần tượng của Trần Dần là Rimbaud, Trần Dần ngưỡng mộ cả đời sống phiêu bạt, tính triệt để, tinh thần tự do vượt ngoài mọi khuôn khổ của nhà thơ này. Vì thế, không khó hiểu khi chàng trai trẻ luôn sống sôi sục, đầy cực đoan, ôm ấp những dự định "quá cỡ" về thi ca. Khi người thanh niên ấy mới bắt đầu làm thơ, Thơ Mới đã đạt đến thời kì rực rỡ. Lần lượt, Trần Dần chứng kiến sự ra đời của những tác phẩm quan trọng làm nên diện mạo thơ ca Việt - những cái tên mà sau này, trong nỗ lực “chôn tiền chiến”, chắc chắn ông đã coi như điểm mốc phải vượt qua: Tiếng thu của Lưu Trọng Lư, Tinh huyết của Bích Khê (1939); Thơ say của Vũ Hoàng Chương, Lửa thiêng của Huy Cận (1940). Năm 1942, khi Thi nhân Việt Nam 1932-1941 của Hoài Thanh và Hoài Chân xuất bản và vinh danh Thơ Mới, thì ở Trung Quốc, Mao Trạch Đông nói chuyện tại hội nghị Diên An với các 14 nhà văn Trung Quốc về đường lối văn nghệ phục vụ chính trị. Cuộc nói chuyện này, rồi sẽ vượt ngoài giới hạn quốc gia, manh nha cho một cuộc Cách mạng có tính quyết định tới hành trình và sinh mệnh bao nghệ sĩ. Cho tới lúc này, Trần Dần vẫn là kẻ bình yên ngoài dòng sự kiện. Nhưng 1943, Trần Dần bắt đầu quan hệ với nhóm văn nghệ cánh tả xung quanh nhà xuất bản Hàn Thuyên, gồm: Trương Tửu (tức Nguyễn Bách Khoa), Lương Đức Thiệp...Cũng năm đó, bản Đề cƣơng văn hoá Việt Nam được công bố, có tính chất như kim chỉ nam về đường lối cho các văn nghệ sĩ Việt Nam. Một năm sau, Trần Dần cho ra đời Chiều mƣa - trƣớc cửa (thơ) và Hồn xanh dị kỳ (thơ), tuyệt nhiên chưa ảnh hưởng bản đề cương văn hoá đó. 19 tuổi, đam mê thơ ca và nhận thấy Thơ Mới đã đi tới thoái trào của nó – dù vẫn đang được đông đảo tụng ca – Trần Dần cùng các thi sĩ tượng trưng Trần Mai Châu, Đinh Hùng, Vũ Hoàng Địch, Vũ Hoàng Chương, lập ngôn để khai mở một dòng thơ ca khác. Tạp chí Dạ Đài ra số 1 ngày 16/11/1946, đăng bản tuyên ngôn của phái Tƣợng Trƣng do Trần Dần chấp bút, Số 2 chưa kịp ra mắt thì kháng chiến bùng nổ. Bước ngoặt lịch sử quyết định khúc rẽ của cá nhân, Trần Dần lúc này không ngoại lệ. Hoà nhập với ngƣời ngƣời lớp lớp (1947 -1954) Trở lại thành Nam, con người thi sĩ khao khát lập ngôn của Trần Dần đã nhường chỗ cho một con người khác, khi quê hương thất thủ: dấn thân theo nghĩa trực tiếp nhất - đảm nhận công tác tuyên truyền. Trong ý thức người trẻ tuổi Trần Dần lúc đó, Cách mạng thơ ca trước hết phải tìm thấy qua cuộc Cách mạng mà cả xã hội đang sục sôi này. Vậy nên, ông gia nhập Vệ quốc đoàn, ban đầu chiến đấu ở biên giới Thượng Lào và biên giới Tây Bắc, sau được cử lên mặt trận Sơn La. Trần Vũ, một người bạn thân của Trần Dần thời kháng chiến, hồi tưởng lại: “Trần Dần phụ trách đi các mặt trận, nơi địch đóng đồn bốt, tiếp cận những binh lính người Việt kêu gọi họ, tuyên truyền cho họ hiểu rõ cái chính nghĩa cuộc chiến. Công việc này đòi hỏi 15 người thực thi phải linh hoạt, tinh tế, hiểu biết và dũng cảm. Nguy hiểm cận kề vì đạn địch có thể tìm tới bất cứ lúc nào” [41]. Ông đã chia cùng đồng đội từ “nước lũ, cơm thiu” đến “những thỏi đạn cuối cùng” chứ không chỉ đứng yên bình nơi xa “trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền” (Tố Hữu). Nhưng ngay cả với công việc nguy hiểm đó hay khi giảng dạy chính trị và văn hoá cho anh chị em văn công, Trần Dần vẫn để lại ấn tượng với giọng cười quen thuộc, vô tư và rất yêu đời. Tuy tham gia sáng lập nhóm Văn nghệ Quân đội đầu tiên, tên gọi Sông Đà, với Trần Thư, Hoài Niệm, nhưng là một văn nghệ sĩ, ông không tìm được tiếng nói chung với các cán bộ chính trị cấp trung đoàn. Đến năm 1951, khi bị phê bình là giảng sai đường lối của Đảng, ông xin đi công tác tiền tuyến và được cử lên mặt trận Điện Biên Phủ. Xúc cảm trước sự tấn công ào ạt của quân đội kháng chiến, nhất là trước cái chết thê thảm của Tô Ngọc Vân, bạn đồng hành của ông, Trần Dần sáng tác cuốn Ngƣời ngƣời lớp lớp - cuốn tiểu thuyết duy nhất của Việt Nam thời kì đó về chiến dịch này. “Trần Dần thức thâu đêm suốt sáng để viết bản thảo lần thứ ba cuốn truyện về những người đã tạo ra chiến thắng lịch sử lớn lao đó. Dạo ấy tôi thấy anh gầy rộc đi, mắt trũng trong một quầng thâm rộng. Nhưng mắt anh có những tia sáng mới. Anh biết anh đang luyện ngòi bút cho thật sắc sảo” [9]. Cũng có thể vì thành công của tác phẩm này, Trần Dần được cử sang Trung Quốc viết truyện phim Điện Biên Phủ. Dù việc làm phim không thành công như mong muốn, nhưng chính sự hiện diện nơi đây, đã khiến Trần Dần sớm tiếp xúc với một tư tưởng mới mẻ và táo bạo. Vì Tháng 7 cùng năm, tại Trung Quốc, Hồ Phong đã công bố bức thư ngỏ gửi BCHTƯĐCS Trung Quốc phê phán "năm lưỡi dao" đâm vào óc các nhà văn cách mạng. Hẳn Trần Dần không ngờ, chỉ một năm sau, nhân vật cách tân này bị bắt và kết án. Điều ông càng không ngờ được nữa, là số phận ông sau này sẽ có những tương đồng với con người mà khi ấy, ông chỉ nghe tên. 16 Những ngày tháng Nhân văn – Giai phẩm (1955 -1960) Sau những năm tháng hoà nhập với ngƣời ngƣời lớp lớp trong cuộc kháng chiến, hoà bình, con người nghệ sĩ Trần Dần trở lại với ngổn ngang suy tưởng. Ham muốn đưa thơ ca theo hướng mới và nỗi khao khát có một chính sách tự do cho văn nghệ đã khiến ông quyết liệt trong bàn tròn phê bình tập thơ Việt Bắc. Liền đó, cùng một số bạn văn đệ trình Dự thảo đề nghị cho một chính sách văn hóa, nguyện vọng sửa đổi chính sách văn nghệ trong quân đội. Cũng trong thời gian này, chuyện tình yêu của Trần Dần với người con gái phố Sinh Từ vấp phải sự phản đối dữ dội từ nhiều phía. Cùng với Tử Phác, Trần Dần bị kết án là đồ đệ của Hồ Phong, mất lập trường giai cấp và đi ngược lại đường lối của Đảng và bị giam 3 tháng tại Hoả Lò, Hà Nội. “Ba tháng hết nằm lại ngồi, anh đã trải qua một đoạn đời đau khổ. Nhưng ở Trần Dần luôn luôn có tình yêu sự sống rất mãnh liệt nó đã ngăn không cho anh đến chỗ huỷ hoại cuộc đời còn rất trẻ của mình. Anh viết bài thơ “Nhất định thắng” [9]. Bài thơ mở đầu bi kịch Trần Dần, được Hoàng Cầm cho đăng trên Giai phẩm mùa xuân khi Trần Dần đang đi học tập Cải cách ruộng đất ở Bắc Ninh. Cùng năm này, tháng 10 tại Sài Gòn, nhóm văn học Sáng Tạo ra đời gồm Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền, Doãn Quốc Sỹ...với tham vọng đưa thơ Mới vào quá khứ, mở ra một trang khác cho lịch sử thơ ca. Tất nhiên, văn nghệ sĩ hai miền, không nghe thấy tiếng gọi cách tân của nhau lúc này, để cùng hô ứng (Cuốn Trăm hoa đua nở trên đất Bắc của Hoàng Văn Chí ở miền Nam có điểm mặt các văn sĩ đòi tự do sáng tạo ở Bắc Hà). Trong hoàn cảnh đất nước chưa thống nhất, mục tiêu chính trị lớn của dân tộc chưa đạt được, thì hành động đòi tự do sáng tạo này dễ bị coi là sự chối bỏ trách nhiệm mà các nhà văn được uỷ thác từ lúc nhận đường (1945). Thế nên, tuy Trần Dần không hề đơn độc, nhưng tiếng nói của các nhà văn thông qua Báo Nhân văn và tập Giai phẩm đã sớm bị làm cho im bặt, khi ngày 5/6/1958, Nghị quyết của 800 văn nghệ sĩ hoan nghênh kết quả thắng lợi của cuộc đấu 17 tranh chống Nhân Văn-Giai Phẩm. Kết quả: các cây bút liên quan bị kỉ luật. Trần Dần chính thức bị khai trừ khỏi Hội nhà văn và đình chỉ xuất bản trong thời hạn 3 năm. Trong thời gian nóng bỏng này, tại Liên Xô, Ba Lan, CHDC Đức, chỉnh huấn văn nghệ đều đồng loạt diễn ra. Sau những tháng ngày đi lao động cải tạo tại nông trường Chí Linh cùng với Lê Đạt, Đặng Đình Hưng, Tử Phác, đầu năm 1959, ông được phân công dịch các tác phẩm văn học của nước ngoài, chủ yếu là văn học Nga và Pháp, ở ga-ra Hội Nhà văn. Lần đi cải tạo tiếp sau đó, tại khu gang thép Thái Nguyên, Trần Dần ghi trong nhật kí: “Tôi đang gặp kì tứ khổ: 1. khổ lao động nặng. 2. khổ đối xử. 3. khổ nhớ. 4. khổ nắng mưa bất nhất, đùng đến đùng đi”. Dẫu vậy, Trần Dần vẫn tìm cách biến tứ khổ thành tứ khoái: “Tôi vẫn có: 1. khoái làm thơ. 2. khoái thu tài liệu. 3. khoái dự định viết. 4. Khoái nhìn nghe, ngẫm ngợi và hy vọng” [18,tr.108]. Khối lượng công việc nặng “một quãng ngày 2, 3 tấn trở lên” vẫn không ngăn nổi ông, mỗi đêm về, trong cái nóng như lò hun và cái rét đột ngột của Thái Nguyên, thay đổi sửa chữa và hoàn thành Cổng tỉnh. Sự gắng sức và mệt óc đó đã khiến Trần Dần kiệt sức và ốm nặng. Trở về Hà Nội, kể từ đó, ông sống âm thầm bằng nghề dịch sách, đứng ngoài mọi sinh hoạt văn chương chính thống. 1.1.1.2. Cách tham dự của kẻ ngoài lề (1961 -1997) Suốt gần 40 năm sau vụ Nhân văn, cuộc đời Trần Dần thưa vắng sự kiện sự kiện theo nghĩa là kết quả của sự dấn thân ngoài xã hội. Rất nhiều nhân vật của Nhân văn đã ngưng con đường sáng tạo sau tấn bi kịch đó. “Họ mãi dừng lại ở cột mốc ấy và chỉ còn ngoảnh lại phía sau. Với Trần Dần, cột mốc ấy, ngược lại, đánh dấu một sự lên đường quyết liệt hơn, là thời gian sung sức nhất cho tích luỹ và sáng tạo” [35]. Các tác phẩm liên tiếp ra đời tạo thành niên biểu đích thực của một nhà văn - Cách thức dấn thân của một kẻ ngoài lề: Đêm núm sen (tiểu thuyết – 1961), Jờ Joạcx (thơ -tiểu thuyết - một bè đệm, 1963), Mùa sạch ( thơ, 1964), Những ngã tƣ và những cột đèn (tiểu 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan