Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn thơ văn huỳnh thúc kháng trong tiến trình hiện đại hóa văn học việt nam...

Tài liệu Luận văn thơ văn huỳnh thúc kháng trong tiến trình hiện đại hóa văn học việt nam

.PDF
63
145
119

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ------------------ VŨ THỊ VÂN THƠ VĂN HUỲNH THÚC KHÁNG TRONG TIẾN TRÌNH HIỆN ĐẠI HOÁ VĂN HỌC VIỆT NAM Chuyên ngành : Văn học Việt Nam Mã số : 60 22 34 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học : PGS – TS Trần Ngọc Vương Hà Nội – 2009 MỤC LỤC Trang Phần một : Mở đầu 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài 3 3. Mục đích, ý nghĩa của đề tài 4 4. Lịch sử nghiên cứu của đề tài 4 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài 5 6. Cấu trúc của luận văn 5 Phần hai : Nội dung 7 Chương 1 : Con người và sự nghiệp 7 1. Cốt cách xứ Quảng trong con người Huỳnh Thúc Kháng 7 2. Con người và sự nghiệp 10 Chương 2 : Văn nghiệp Huỳnh Thúc Kháng 19 1. Giai đoạn 1 : trước năm 1908 24 1.1. Bối cảnh lịch sử 24 1.2. Tác phẩm chính 27 2. Giai đoạn 2 : từ 1908 đến 1921 32 2.1. Bối cảnh lịch sử 32 2..2. Tác phẩm chính 34 3. Giai đoạn 3 : từ 1921 đến 1943 42 3.1. Hoàn cảnh lịch sử 42 3.2. Tác phẩm chính 45 Chương 3 : Huỳnh Thúc Kháng và tiến trình hiện đại hoá 62 văn học Việt Nam 1. Tổng quan về sự vận động của nền văn học Việt Nam 63 những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX 2. Huỳnh Thúc Kháng và tiến trình hiện đại hoá văn học 67 Việt Nam 2.1. Những tác động tích cực 69 2.2. Một số hạn chế 84 Phần ba : Kết luận 91 Tài liệu tham khảo 96 Phụ lục 100 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, xã hội Việt Nam diễn ra quá trình chuyển biến từ xã hội phong kiến cổ truyền phương Đông sang xã hội cận hiện đại tư sản phương Tây. Đó là bước chuyển cực kì sâu sắc cả về thời gian lẫn không gian lịch sử. Sự thay đổi này xảy ra sớm nhất và nổi bật nhất trong phong trào đấu tranh vì độc lập dân tộc. Xã hội Việt Nam xuất hiện nhiều xu hướng mang tính chất cải cách. Điểm mới là các phong trào cách mạng này đều do các sĩ phu nặng lòng trung nghĩa khởi xướng và nó đã diễn ra mạnh mẽ, công khai, mượn hình thức của một cuộc vận động văn hoá và dùng văn chương làm công cụ tuyên truyền. Đó chính là không gian tư tưởng và không khí văn chương để các nhà nho chí sĩ xuất hiện trên văn đàn Việt Nam. Trong sự vận động của văn học đầu thế kỉ, từ một nền văn học trung đại mang tính khu vực, văn học Việt Nam bắt đầu chuyển dần từng bước sang nền văn học hiện đại mang tính quốc tế với những tên tuổi lớn như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng và nhiều nhà yêu nước khác. Vốn là những học trò ưu tú của Nho môn trong một giai đoạn lịch sử đầy biến động, hơn ai hết họ thấm nhuần lí tưởng “Quốc gia hưng vong, thất phu hữu trách”. Lí tưởng nam nhi, tinh thần tự nhiệm, sự xuất hiện của trách nhiệm công dân của các nhà nho chí sĩ hồi đầu thế kỉ đã tạo ra “những vùng, những mảng mờ trong tư tưởng, tư duy nghệ thuật với những nỗ lực cách tân to lớn”. Trong số những nhà nho chí sĩ coi văn chương là một vũ khí lợi hại để đấu tranh với kẻ thù ấy, Huỳnh Thúc Kháng và sự nghiệp văn học của ông gắn bó chặt chẽ với những biến động của thời đại và phản ánh rõ nét không khí thời đại cũng như khuynh hướng vận động của văn học Việt Nam trong giai đoạn giao thời nhạy cảm ấy. Nói đúng hơn, Huỳnh Thúc Kháng từ một nhà nho đã vươn lên trở thành một trong những lãnh tụ tiêu biểu nhất của phong trào yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ XX, đồng thời là một tác gia văn học tiêu biểu và quyền uy của văn học Việt Nam giai đoạn đó. Chúng tôi nhận thấy ở Huỳnh Thúc Kháng hội tụ đầy đủ đặc điểm của một trong những nhà văn tiêu biểu nhất của thế hệ ông : Thứ nhất, Huỳnh Thúc Kháng đã để lại một văn nghiệp khá đồ sộ thuộc nhiều thể loại khác nhau, từ thơ, phú (chữ Hán, chữ quốc ngữ), điếu, văn xã thuyết, phê bình, dịch thuật,… quan trọng hơn là khi khảo sát thơ văn ông chúng tôi thấy ông đóng một vai trò rất quan trọng, là một trong những người tiên phong và quyền uy nhất trong quỹ đạo vận động của văn học Việt Nam từ phạm trù trung đại tiến dần sang phạm trù hiện đại, hội nhập vào quỹ đạo văn học thế giới hai mươi, ba mươi năm đầu thế kỉ XX. Chính những nhà nho chí sĩ đầu thế kỉ mà tiểu biểu là Huỳnh Thúc Kháng đã làm nên một diện mạo mới vẻ đẹp đặc biệt của hình tượng “cái tôi” trong thơ ca Việt Nam. Thứ hai, trong số những nhà nho chí sĩ nhập thế bằng con đường lập ngôn, sáng tác văn chương đương thời, Huỳnh Thúc Kháng là một trong số không nhiều người tiến xa nhất trong văn nghiệp : hoạt động trên một mặt trận rất mới, rất “hiện đại” là báo chí, viết phê bình, dịch thuật,… hơn thế nữa, ông là người duy nhất trong số họ mà sự nghiệp hoạt động cách mạng cũng như văn nghiệp đến được với cách mạng tháng Tám và những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Sự hiện diện của một lão thành cách mạng, một cựu “quốc sự phạm”, một nhà văn nhà thơ mà nhân cách và tài năng đã được nhân dân ghi nhận và ngưỡng vọng giữa văn đàn trong một bối cảnh lịch sử mới chắc hẳn sẽ đem đến những ảnh hưởng có tác động tích cực đối với sự phát triển của văn học Việt Nam. Với những lí do kể trên cùng với mong muốn bổ sung thêm một tên tuổi lớn nhưng vì những lí do nào đó còn bị khuất lấp vào đội ngũ những nhà văn – chí sĩ tiêu biểu hồi đầu thế kỉ, người viết lựa chọn đề tài này với hi vọng bước đầu tìm hiểu về sáng tác của Huỳnh Thúc Kháng – một trong những nhà hoạt động cách mạng chân chính và nổi bật vào bậc nhất trong 30 năm đầu thế kỉ XX. Những năm qua chúng ta đã nghiên cứu thơ văn và trả lại vị trí xứng đáng cho Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Ngô Đức Kế,… thì không có lí do gì chúng ta không đặt ra vấn đề nghiên cứu Huỳnh Thúc Kháng với tư cách một tác giả văn học, một nhà văn hoá tiêu biểu của dòng văn học yêu nước và cách mạng đầu thế kỉ trên cả hai phương diện những đóng góp tích cực vào tiến trình hiện đại hóa nền văn học nước nhà cũng như những điểm hạn chế làm cản trở sự vận động của văn học Việt Nam những năm hai mươi, ba m ươi năm của thế kỉ XX. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Như trên đã trình bày, trong quá trình hoạt động cách mạng, để phục vụ cho mục đích chính trị, Huỳnh Thúc Kháng cũng như nhiều nhà cách mạng đương thời đã sử dụng văn chương như một phương tiện đấu tranh đắc lực. Song, nói như thế đúng nhưng vẫn chưa đủ, còn phải là họ làm chính trị bằng văn chương. Chính vì thế mà các sáng tác của họ gắn liền với những thăng trầm của lịch sử và đời sống văn hoá, xã hội Trong quá trình tìm hiểu trước tác của Huỳnh Thúc Kháng chúng tôi nhận thấy : ông có một sức viết không thể xem thường ở nhiều thể loại và với nhiều bút danh khác nhau. Tuy nhiên, để làm rõ về vai trò của thơ văn Huỳnh Thúc Kháng trong tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam trong phạm vi giới hạn của luận văn này, chúng tôi chỉ tập trung làm rõ những đóng góp của nhà chí sĩ ở các phương diện : ý thức cá nhân nghệ sĩ, quan điểm thẫm mĩ, hệ thống hình tượng, thể loại, ngôn ngữ văn học,… biểu hiện trong một số tác phẩm tiêu biểu ở mỗi giai đoạn sáng tác của ông. Trong luận văn này, chúng tôi khảo sát trước tác của Huỳnh Thúc Kháng trên quan điểm khách quan hoá sự nghiệp văn học của ông, từ đó đi đến những đánh giá khách quan giá trị thơ văn Huỳnh Thúc Kháng cả về những đóng góp tích cực cũng như những hạn chế, thậm chí kìm hãm, nhất là khi đặt nó vào quỹ đạo vận động của văn học sử nước nhà đầu thế kỉ XX. 3. Mục đích, Ý nghĩa của đề tài Trên quan điểm xem xét những đóng góp của thơ văn Huỳnh Thúc Kháng đối với tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam trong những thập niên đầu thế kỉ XX, tác giả luận văn mong muốn làm sáng tỏ những đóng góp cũng như nhấn mạnh tác động (cả tích cực lẫn hạn chế, thậm chí là kìm hãm) của thơ văn Huỳnh Thúc Kháng về mặt nội dung cũng như về nghệ thuật đến sự hình thành của văn học hiện đại, qua đó khẳng định vị trí của ông với tư cách là một tác giả văn học, một nhà văn hoá tiêu biểu trong 30 năm đầu thế kỉ. Luận văn không mong muốn gì hơn là qua việc khảo sát và sự tìm tòi nghiêm túc của mình, trả lại cho thơ văn Huỳnh Thúc Kháng một vị trí xứng đáng và khách quan trong lịch sử văn học (chứ không phải là trong lịch sử chính trị), qua đó, mong muốn tạo điều kiện cho những người tiếp theo nghiên cứu sâu hơn thơ văn Huỳnh Thúc Kháng. 4. Lịch sử nghiên cứu của đề tài Cho đến nay, nếu như việc nghiên cứu về vai trò, vị trí của Huỳnh Thúc Kháng trên phương diện lịch sử – chính trị đã được khẳng định, thì ở phương diện sáng tác văn chương đều chưa được thoả đáng, còn có phần phiến diện. Ví dụ như tác giả Vương Đình Quang ngay trong công trình Thơ văn Huỳnh Thúc Kháng đã nhận xét : “… Cái phần để cho người ta thừa nhận Huỳnh Thúc Kháng là một nhà văn theo quan điểm văn học, mỹ học không có mấy…”. Ngoài một số công trình sưu tầm, tuyển chọn các tác phẩm của Huỳnh Thúc Kháng, phổ biến nhất là cuốn Thơ văn Huỳnh Thúc Kháng chọn lọc của nhà nghiên cứu Chương Thâu và Huỳnh Thúc Kháng – tác giả, tác phẩm của Nguyễn Q. Thắng, ngoài ra chưa có một công trình nghiên cứu khoa học kĩ càng và nghiêm túc nào về văn nghiệp cũng như đưa ra những đánh giá về đóng góp của thơ văn Huỳnh Thúc Kháng đối với sự phát triển của văn học Việt Nam đầu thế kỉ. Trong chương trình Văn học ở nhà trường phổ thông cũng không có tác phẩm nào của ông, còn các khoá luận, luận văn trong trường đại học hay những chuyên luận về thơ văn Huỳnh Thúc Kháng cũng gần như vắng bóng. Đó là một thực trạng đáng phải xem xét lại, nhất là khi đặt các tác phẩm của Huỳnh Thúc Kháng trong tiến trình vận động của văn học Việt Nam những thập niên đầu thế kỉ XX. 5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài Trong quá trình nghiên cứu, triển khai đề tài luận văn này, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu truyền thống như : Phương pháp thống kê, phân loại ; phương pháp đối chiếu, so sánh ; phương pháp đồng đại, lịch đại; phương pháp phân tích, tổng hợp ; phương pháp lịch sử – cụ thể. Tuỳ từng vấn đề đưa ra mà chúng tôi sử dụng một hay kết hợp một vài phương pháp với nhau để đạt hiệu quả biểu đạt tốt nhất. 6. Cấu trúc luận văn Chúng tôi trình bày luận văn với 4 phần chính: - Phần I : Phần mở đầu - Phần II : Phần nội dung gồm 3 chương : Chương 1 : Con người và sự nghiệp Chương 2 : Văn nghiệp Huỳnh Thúc Kháng Chương 3 : Huỳnh Thúc Kháng và tiến trình hiện đại hoá văn học Việt Nam - Phần III : + Phần kết luận + Danh mục Sách tham khảo + Phụ lục PHẦN NỘI DUNG Chƣơng 1 CON NGƢỜI VÀ SỰ NGHIỆP 1. Cốt cách xứ Quảng trong con người Huỳnh Thúc Kháng Trong phần này của luận văn, chúng tôi mong muốn đi tìm và lí giải nguyên nhân sâu xa ảnh hưởng đến tính cách nhà cách mạng. Qua một vài nét phác thảo, chúng tôi cho rằng cốt tinh xứ Quảng – quê hương nhà chí sĩ – đã nhiễm rất sâu vào Huỳnh Thúc Kháng, đến mức mà khi đi tìm lời giải đáp cho cá tính và cốt cách của nhà chí sĩ, người ta thường tìm về cội nguồn quê hương, mảnh đất Quảng Nam “Lam sơn chướng khí” nhưng cũng là nơi sản sinh ra những nhân vật kiệt hiệt nhất trong thời đại “mưa Âu gió Á” nhiều biến động. Không chỉ dừng lại ở dó, chúng tôi còn nhận thấy, chính những biến loạn của đất nước, cùng sự thất bại “đầu rơi, máu chảy” của Nghĩa hội Quảng Nam hoạt động trong phong trào Cần vương mà ông tận mắt được chứng kiến từ thuở thiếu niên cùng với quá trình theo đòi “cửa Khổng sân Trình” với tinh thần “khắc kỉ phục lễ” được ông tiếp thu và thực hành đến mức sâu đậm. Tất cả những yếu tố này đã tạo nên một Huỳnh Thúc Kháng vừa hết sức trang nghiêm, cẩn trọng, cương quyết, chân thành nhưng cũng lại tới tận mức bảo thủ, ương ngạnh,... Đó chính là những nét tiêu biểu nhưng cũng là những điểm hạn chế trong tính cách con người Huỳnh Thúc Kháng. Những nét tính cách này in đậm trong con người thường nhật của ông và cũng là cơ sở để ta nói rằng nó in đậm trong dấu ấn sáng tạo văn chương của Huỳnh Thúc Kháng. 2. Con người và sự nghiệp Huỳnh Thúc Kháng (1876 – 1947) còn có tên là Huỳnh Hanh, tự là Giới Sanh, hiệu Minh Viên, quê làng Thạnh Bình, tổng Tiên Giang thượng, huyện Tiên Phước, phủ Tam Kì (nay thuộc thôn I, xã Tiên Cảnh, huyện Tiên Phước), tỉnh Quảng Nam. Tổ tiên ông vốn là người Bắc vào xứ Quảng lập nghiệp từ thế kỉ XIV, XV và chỉ đơn thuần làm nghê nông. Tuy xuất thân từ gia đình nhiều đời làm nông, nhưng thân sinh Huỳnh Thúc Kháng lại mang giấc mộng khoa cử, đi thi vài lần nhưng không đỗ đạt gì, thêm vào đó những biến cố đau lòng của gia đình sau sự ra đi của hai người anh trai vốn nổi tiếng thông minh, ham học hỏi là những nguyên nhân thúc giục Huỳnh Thúc Kháng khắc kỉ đến cùng để theo đuổi nghiệp khoa cử, “trải trên 20 năm như một ngày theo khuôn khổ nghiêm huấn không lúc nào sai”. Chính nỗ lực không ngừng nghỉ ấy mà ngay từ nhỏ, Huỳnh Thúc Kháng đã nổi danh là một trong tam hùng xứ Quảng (Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Phạm Liệu). Tuy vậy, mãi đến năm 29 tuổi (1904) ông mới đỗ tiến sĩ nhưng lại không lựa chọn con đường hoạn lộ mà cùng với các bạn đồng chí hướng như Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp,... rẽ sang một hướng khác nhiều gian nan, cực nhọc hơn nhưng tiếng thơm lưu lại đến muôn đời : con đường hoạt động cách mạng. Những năm cuối thế kỉ XIX, đất nước ta gần như chìm đắm trong vòng nô dịch cuả thực dân Pháp. Những biến động lớn lao trong đời sống xã hội cùng những biến cố từ bên ngoài bằng nhiều con đường được đưa vào Việt Nam đã thúc giục những nhân sĩ tâm huyết với dân tộc không thể mãi khoanh tay nhìn đất nước trong cảnh lầm than, cơ cực. Để cứu đất nước ra khỏi thực trạng bi thảm ấy, họ phải nhập cuộc với tất cả sự tự giác và nghị lực phi thường. Trong số không ít những khả năng hành chỉ đương thời, duy tân, tự cường là con đường được những chí sĩ như Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh, Trần Quý Cáp lựa chọn và theo đuổi. Đỗ đạt theo đúng ước nguyện thân phụ hằng gửi gắm nhưng khá đột ngột khi Huỳnh Thúc Kháng rẽ sang một bước ngoặt khác mà không vì bất kì một biến cố hay áp lực bên ngoài nào tác động vào. Đây là một sự lựa chọn dũng cảm, hoàn toàn chủ động có ý thức và có ý nghĩa bước ngoặt không chỉ đối với sự nghiệp Huỳnh Thúc Kháng mà còn đối với lịch sử dân tộc trong một giai đoạn có nhiều biến động lớn lao đầu thế kỉ XX. Sự kiện quan trọng này đã được lịch sử ghi nhận : “Người đỗ đạt mà không ra làm quan thì không phải đến thời điểm này mới có, nhưng đỗ chính thức đại khoa mà không ra làm quan thì những người như vậy trong lịch sử khoa cử Việt Nam không nhiều. Trước Nguyễn Thượng Hiền, tôi không nhớ được có yếu nhân nào đã từng làm như thế. Sau Nguyễn Thượng Hiền, giờ tới lượt hai ông, nghè Ngô và nghè Huỳnh – những người cùng trang lứa (Huỳnh Thúc Kháng sinh năm 1876, Ngô Đức Kế sinh năm 1878), cùng tâm trạng và rồi, sẽ cùng chung nhiều chặng của số phận” [39]. Cuộc tiếp xúc với các sách báo Tân thư, Tân văn từ phương Tây đưa vào, từ Trung Quốc đưa sang dường như ngay lập tức có tác động mạnh mẽ khiến nhà chí sĩ đi đến một quyết định dứt khoát, cùng các đồng chí thực hiện nam du kêu gọi bài xích lối học khoa cử cũ, đả kích chế độ quân chủ, đề xướng tân học, … Phong trào Duy tân mà Huỳnh Thúc Kháng là một trong ba lãnh tụ đã nhanh chóng lan rộng khắp Trung Kì, nó cho thấy những lời kêu gọi có tính chất hoà bình của một cuộc vận động xã hội để thức tỉnh, giục giã nhân dân tham gia vào công cuộc xây dựng lối sống mới của các ông một khi đã đi vào lòng quần chúng, tới tận từng thôn xóm sẽ làm bùng phát các làn sóng đấu tranh xã hội, kích thích họ nổi dậy thành những phong trào có tính chất bạo lực cách mạng, dù chỉ là đấu tranh tự phát nhưng những phong trào ấy đã góp phần không nhỏ làm thay đổi tính chất và mục tiêu các phong trào đấu tranh đang có phần im ắng lúc bấy giờ. Trong số các phong trào cách mạng diễn ra dưới ảnh hưởng của phong trào Duy Tân, phong trào chống sưu bùng nổ ở Quảng Nam và sau đó lan rộng ra khắp dải đất từ Hà Tĩnh vào Bình Định, lan sâu vào cả những thôn làng miền ngược hẻo lánh (năm 1908) là tiêu biểu hơn cả. Chính sự bùng nổ của phong trào cách mạng này đã khiến hàng loạt sĩ phu yêu nước mà đứng đầu là những lãnh tụ của phong trào Duy Tân phải nhận án lưu đày Côn Đảo. Trần Quý Cáp đang làm giáo thụ ở Khánh Hòa phải lên đoạn đầu đài, Huỳnh Thúc Kháng và cả Phan Châu Trinh (khi đó đang ở Hà Nội) phải chịu án lưu đày, “ngộ xá bất nguyên” trở thành một trong những “đệ nhất tù nhân” của “địa ngục trần gian” Côn Đảo. Năm 1921, sau 13 năm bị lưu đày Huỳnh Thúc Kháng và một số bạn tù được mãn hạn. Trở về từ “trường học thiên nhiên” Côn Đảo, Huỳnh Thúc Kháng càng trở nên già dặn, kiên trung, đến mức dù sống trong lòng nghi kị của một số bạn hữu cũ, dù trong hoàn cảnh nghèo khó, nhưng khi thực dân Pháp đưa quan chức, bổng lộc ra làm mồi nhử thì ông vẫn rất mực tỏ thái độ bất hợp tác. Vào năm 1926, thực hiện “chính sách ve vãn thuộc địa”, thực dân Pháp chủ trương cải tổ Hội đồng Tư phỏng thành Viện Nhân dân đại biểu (gọi tắt là Viện dân biểu), Huỳnh Thúc Kháng ra ứng cử và trúng cử, rồi được bầu làm Viện trưởng Viện dân biểu. Ngay từ khi mới được bầu làm Viện trưởng, Huỳnh Thúc Kháng đã tranh thủ sự hợp pháp này để đấu tranh công khai đưa ra một số yêu sách đòi mở rộng dân chủ, thực hiện những chính sách mà chính quyền thuộc địa đã hứa hẹn. Những hoạt động mà Huỳnh Thúc Kháng thực hiện trong thời gian này đã một lần nữa cho thấy nhiệt huyết cách mạng, lòng yêu nước mãnh liệt của một trong những lãnh tụ cách mạng kiệt hiệt đầu thế kỉ XX. Với nhãn giới chính trị sắc bén của mình, Huỳnh Thúc Kháng nhận thấy rằng trong vòng xoáy của bão táp thời đại lúc bấy giờ, một dân tộc nhỏ bé, lạc hậu như nước ta không thể đủ sức chống lại một nước phương Tây hùng mạnh. Ông trăn trở và nhận thấy rằng, đấu tranh văn hóa là một trong những con đường hứa hẹn mang lại thành công cho sự nghiệp cứu nước. Làm Viện trưởng Viện dân biểu để đại diện cho nhân dân nói lên những quyền lợi của mình, thành lập Công ty Huỳnh Thúc Kháng chuyên về In và báo chí, ra đời báo Tiếng Dân (10 – 08 – 1927), đó là một bước rẽ lịch sử đánh dấu một bước chuyển mới cao hơn về chất, quyết liệt hơn về tư tưởng của nhà chí sĩ họ Huỳnh. Sự kiện một nhà nho chí sĩ ra làm báo, mà lại đứng đầu trên trận tuyến chống quân thù (ông vừa làm chủ nhiệm kiêm chủ bút báo Tiếng Dân), giữa vòng xoáy mờ mịt của “văn hóa nô dịch” mà những tờ báo do Pháp lập ra và bảo hộ đang làm mưa làm gió (Nam Phong tạp chí, Đông Dương tạp chí), quả là một sự kiện lớn mà những người cùng thời với ông, ngoài Ngô Đức Kế – chủ bút báo Hữu Thanh (1921) ra không có nhiều người đủ can đảm và niềm tin để lựa chọn và theo đuổi. Đầu những năm 1940, trong cơn chính biến của cả thế giới, trong nước Nhật đảo chính Pháp, nắm lấy toàn bộ quyền hành trong tay, để “thu phục nhân tâm”, ổn định dư luận, lẽ đương nhiên người Nhật phải tìm đến những nhân sĩ “có máu mặt”, có đủ uy tín và tài năng kéo theo mình đám đông quần chúng nhân dân. Một lần nữa cái tên Huỳnh Thúc Kháng trở thành “địa chỉ nóng”. Phát xít Nhật bày đủ trò từ dụ dỗ, dọa dẫm những mong được Huỳnh Thúc Kháng nhận lời ra giúp sức cho chính phủ bù nhìn của chúng, nhưng một lần nữa chí khí khảng khái, tấm lòng yêu nước kiên trung của ông lại thể hiện, ông thẳng thắn từ chối cộng tác với Nhật. Cách mạng tháng Tám thành công, chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm ở nước ta bị đánh đổ, chính quyền cách mạng được thành lập hướng nhân dân tiến bước theo mục tiêu độc lập dân tộc và xây dựng chế độ cộng hòa. Đó cũng là lúc nước nhà phải đối diện với muôn vàn khó khăn, thử thách mới, đất nước cần những tấm gương mà đạo đức và tầm nhân cách đủ lớn để có thể hiệu triệu sự đồng thuận đồng lòng của quốc dân. Nhà lão thành cách mạng Huỳnh Thúc Kháng là gương mặt được Đảng, Chính phủ lâm thời đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh “chọn mặt gửi vàng”, mời ra làm việc trong Chính phủ Liên hiệp kháng chiến, giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Sự kiện lịch sử này đánh dấu một cuộc tiếp xúc lớn trong hành trình tư tưởng và hoạt động cách mạng của Huỳnh Thúc Kháng. Từ chủ nghĩa yêu nước và lấy chủ nghĩa dân tộc làm hệ quy chiếu, nhà chí sĩ đến với chính quyền cách mạng với niềm tin gửi trọn vào nhà yêu nước cách mạng Hồ Chí Minh như một tất yếu lịch sử nhưng cũng lại là một lối hành xử hoàn toàn chủ động có ý thức. Trong quá trình kinh lý miền Trung, do tuổi cao sức yếu, Huỳnh Thúc Kháng tạ thế ngày 21 tháng 4 năm 1947 tại thôn Phú Bình, thị trấn Chợ Chùa, tỉnh Quảng Ngãi – nơi Ủy ban hành chính kháng chiến Nam Trung bộ đóng trụ sở, hưởng thọ 71 tuổi. Trước khi ra đi, Huỳnh Thúc Kháng còn kịp gửi cho Chủ tịch Hồ Chí Minh một bức điện báo, trong đó bày tỏ rõ tâm sự của mình : “Gửi Chủ tịch Hồ Chí Minh. Tôi bệnh nặng chắc không qua khỏi. Bốn mươi năm ôm ấp độc lập và dân chủ, nay nước đã độc lập, chế độ dân chủ đã thực hiện, thế là tôi chết hả. Chỉ tiếc không gặp được cụ lần cuối cùng ! Chúc cụ sống lâu để dìu dắt quốc dân lên đường vinh quang, hạnh phúc”. Chào vĩnh quyết. (Quảng Ngãi, ngày 14 tháng 4 năm 1947) Huỳnh Thúc Kháng ra đi trong niềm tiếc thương và thành kính vô hạn của quốc dân, đồng bào. Nhà chí sĩ được Đảng, Chính phủ, đứng đầu là Hồ Chủ tịch cùng toàn thể nhân dân để quốc tang. Trong bức thư gửi đồng bào trong lễ quốc tang Huỳnh Thúc Kháng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá thoả đáng những cống hiến của ông đối với sự nghiệp cách mạng của dân tộc : “Cụ Huỳnh là một người học hành rất rộng, chí khí rất bền, đạo đức rất cao. Vì lòng yêu nước mà trước đây cụ bị bọn thực dân làm tội đày ra Côn Đảo, mười mấy năm trường gian nan cực khổ. Nhưng lòng son, dạ sắt, yêu nước thương nòi của cụ chẳng những không sờn, mà lại thêm kiên quyết. Cụ Huỳnh là một người giàu sang không làm xiêu lòng, nghèo khó không làm nản chí, oai vũ không làm sờn gan. Cả đời Cụ không cần danh vị, không cần lợi lộc, không thèm làm giàu. Cả đời cụ Huỳnh chỉ phấn đấu cho dân được tự do, nước được độc lập ...”. Từ sự nghiệp của nhà chí sĩ, có thể khẳng định rằng : trong số các nhà nho yêu nước đầu thế kỉ, Huỳnh Thúc Kháng là người tiến xa nhất, đúng hơn, là người duy nhất trong số họ đến được với cách mạng tháng Tám, tiến xa nhất trong phong trào đấu tranh yêu nước và giải phóng dân tộc với hành trạng là tinh thần yêu nước kiên trung. Cuộc đời ông, văn nghiệp ông, vì vậy vắt ngang qua hai thời kì với bước rẽ lịch sử đặc biệt quan trọng không chỉ trong đời văn chương. sống chính trị – xã hội mà cả trong đời sống Chƣơng 2 VĂN NGHIỆP HUỲNH THÚC KHÁNG Trước khi đi vào làm rõ mục đích cuối cùng của luận văn là làm sáng rõ vai trò và những đóng góp của Huỳnh Thúc Kháng với tư cách một nhà văn đối với tiến trình vận động tiến vào quỹ đạo hiện đại hóa của nền văn học Việt Nam những năm đầu thế kỉ cả ở những mặt tích cực, có tác động nhất định đến sự phát triển và cả những mặt hạn chế, thậm chí có tác động kìm hãm tiến trình ấy trong một thời đại đầy bão táp và hết sức nhạy cảm, chúng tôi sẽ tiến hành khảo sát một cách nghiêm túc văn nghiệp nhà chí sĩ. Trong quá trình tìm hiểu cuộc đời và sự nghiệp Huỳnh Thúc Kháng, chúng tôi nhận thấy, các sáng tác văn chương của ông luôn gắn liền với những mốc lớn trong cuộc đời hoạt động cách mạng. Trên cơ sở đó, để thuận lợi cho việc triển khai đề tài luận văn, chúng tôi đã bám sát các mốc quan trọng ấy và chia trước tác của ông làm ba giai đoạn. Ở mỗi giai đoạn sáng tác, chúng tôi sẽ điểm nhanh lại hoàn cảnh sáng tác trước khi đưa ra một vài nhận xét, đánh giá có tính chất khái quát về giá trị thơ văn nhà chí sĩ. 1. Giai đoạn 1 : trước năm 1908 1.1. Bối cảnh lịch sử Những biến chuyển quan trọng trong cuộc đời Huỳnh Thúc Kháng được đánh dấu khi ông chính thức đỗ Tiến sĩ sau nhiều năm miệt mài đèn sách, nhưng lại chủ động một cách đầy ý thức khi tiếp cận và tìm hiểu các sách tân thư, tân văn của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu ở Trung Quốc ; Môngtexkiơ, J.Rut xô ở Pháp,... “mua được nhiều sách mới (như Mậu Tuất chính biến, Trung Quốc hồn, Nhật Bản Duy tân sử, Tân dân tùng báo cùng sách Âu dịch ra Pháp văn),... tôi [...] thường với Tây Hồ đến nhà Đào (Đào Nguyên Phổ), có bao nhiêu tân thơ đọc hết, biết được đôi chút biến thiên của thế giới, thật bắt đầu từ năm ấy” (năm 1903) [19]. Trong số các nhà nho chí sĩ cùng thời như Đào Nguyên Phổ, Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trường Tộ,... thì cuộc tiếp xúc với tân thư, tân văn này của hai nhà chí sĩ Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng dường như muộn hơn cả. Song điều đáng chú ý ở đây là, ngoài Nguyễn Lộ Trạch và Nguyễn Trường Tộ đã từng dâng lên vua những bản điều trần đòi canh tân đất nước, rất nhiều các danh sĩ đương thời dường như chưa một ai đủ nhạy bén và tầm tư tưởng cũng như khả năng để vươn lên trở thành “những lãnh tụ, những người “phất cờ gióng trống, gõ mõ khua chuông”, gây bão tố tạo sấm chớp, cuốn theo mình hầu như trọn vẹn tầng lớp tinh hoa của dân tộc” [39]. Chỉ đến khi gần như trong cùng một lúc, tại Nam – Ngãi và Nghệ – Tĩnh hai chí sĩ họ Phan là Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh cùng xuất hiện giữa cơn bão thời đại, theo đuổi hai đường hướng cứu nước khác nhau và đều có tác động nhất định tới cuộc vận động cứu nước giải phóng dân tộc đầu thế kỉ XX. Ở mức độ rõ rệt, phong trào Duy Tân mà Phan Châu Trinh cùng hai người bạn cùng chí hướng, hai nhà nho chí sĩ mẫu mực của đất Quảng bấy giờ là Huỳnh Thúc Kháng và Trần Quý Cáp với đường lối cách mạng “ôn hoà”, dùng hình thức của một cuộc vận động cải cách văn hoá nhằm “khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh”, cổ động tân học, đả kích lối học khoa cử, phát triển thương nghiệp, hô hào lập các hội thương, hội nông, hội công,... nhằm canh tân đất nước theo con đường các nước tiên tiến ở châu Âu, để tích luỹ nội lực cho đất nước đã gây được những tác động tích cực tới mọi mặt đời sống của xã hội ta trong những năm đầu thế kỉ XX. Phong trào Duy Tân cùng với nhà trường Đông Kinh Nghĩa Thục đã nhanh chóng lan rộng và gây được một tầm ảnh hưởng lớn trong phong trào yêu nước của quần chúng. Con đường cứu nước của bộ ba hào kiệt xứ Quảng dường như đi ngược lại với truyền thống sử dụng bạo lực, lựa chọn đấu tranh vũ trang để giành độc lập dân tộc mà cha ông ta hàng ngàn năm đã lựa chọn. Tuy nhiên, nếu xét trên phương diện đồng đại, chúng ta hẳn nhiên đều nhận thấy rằng đối thủ của chúng ta trong cuộc chiến cuối thế kỉ XIX này là một đối thủ khác hoàn toàn về bản chất cũng như về trình độ binh lực, tiềm lực kinh tế, khoa học – kĩ thuật,... so với phong kiến phương Bắc. Chính tính chất này của cuộc chiến cùng với thái độ bạc nhược của triều đình phong kiến đã dẫn đến tình trạng, chưa bao giờ các cuộc khởi nghĩa nổ ra với tinh thần “thiết huyết” đến thế nhưng cùng đều bị nhấn chìm trong những bể máu lênh láng đến thế. “Máu của nhiều tầng lớp, nhiều thế lực, lực lượng. Có thể nói : máu chảy từ nhiều phía. Khi máu đổ quá nhiều mà phía trước vẫn còn mờ mịt, thì điều khả dĩ thi thố là vừa không được làm sai lạc hay bỏ rơi mục đích tối hậu, vừa làm sao để bớt đổ máu vô ích” [39]. Xét ở phương diện này, Duy Tân là một con đường cứu nước mới mẻ và chỉ có thể được thực hiện bởi những nhân sĩ ưu tú, can trường của thời đại. Kiên trì con đường đã lựa chọn, bộ ba chí sĩ xứ Quảng đã hăng hái nam tiến, bước chân của các ông đã đặt đến ngay cả những vùng đất hẻo lánh, được coi là miền “ngược” heo hút và khắc nghiệt của Nam Trung Bộ để hô hào cải cách, đấu tranh đòi thực thi dân chủ, mở mang phát triển công thương nghiệp,... Những hoạt động ấy, thoạt nhìn là những vấn đề của kinh tế, chính trị, nhưng xét trong bối cảnh lúc bấy giờ, sau khi đã cơ bản dẹp tan các cuộc nổi dậy lớn bé ở khắp ba kì, tiếng vang của phong trào Cần vương đang lắng dần xuống, thực dân Pháp đang dần chĩa mũi nhọn vào địa hạt văn hoá để đầu độc tinh thần thuộc địa thì đó lại là những hoạt động có tầm ảnh hưởng và tác động không nhỏ đến trái tim, ý thức và hành động của đông đảo nhân dân. Đúng như C. Mác đã viết : “Cố nhiên là vũ khí của sự phê phán không thể thay thế được sự phê phán của vũ khí ; lực lượng vật chất chỉ có thể bị đánh đổ bằng lực lượng vật chất ; nhưng lí luận cũng sẽ trở thành lực lượng vật chất một khi nó thâm nhập vào quần chúng” [tr. 255, 27]. Như vậy có thể nói, trước bối cảnh ấy, sự lựa chọn được coi là tối ưu và nhất là phù hợp với sở trường của các nhà nho là dùng văn chương làm vũ khí đấu tranh và vũ khí văn chương cũng lại là vũ khí được nhiều nhà nho chí sĩ lựa chọn có hiệu quả trong hành trình hoạt động cách mạng của mình. 1.2. Tác phẩm chính Giai đoạn sáng tác đầu tiên này cũng chính là giai đoạn đầu tiên trong đời hoạt động cách mạng của nhà chí sĩ, nó gắn liền với phong trào Duy Tân. Như đã nói, Duy Tân là một phong trào đấu tranh đòi canh tân đất nước bằng con đường văn hoá, phát triển thương nghiệp,... Từ góc nhìn lưu hành tác phẩm, Lương ngọc danh sơn phú chính là bài thơ khai nghiệp văn chương của Huỳnh Thúc Kháng, đây cũng là sáng tác tiêu biểu nhất của Huỳnh Thúc Kháng trong giai đoạn sáng tác này. Từ bài phú này, cùng với hành trình hoạt động cách mạng, Huỳnh Thúc Kháng còn làm nhiều thơ văn để phục vụ mục đích đấu tranh đòi dân quyền và độc lập dân tộc. Lương ngọc danh sơn phú gắn liền với quá trình nam tiến của bộ ba hào kiệt xứ Quảng (Phan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp) năm 1904. Khi vào đến trường thi Bình Định, gặp kì thi khảo hạch (trước thi Hương) với hai chủ đề Chí thành thông thánh và Lương ngọc danh sơn, ba nhà chí sĩ liền trà trộn vào đám nho sinh, lấy tên là Đào Mộng Giác và làm hai bài phú nổi tiếng (Phan Châu Trinh làm bài thơ Chí thành thông thánh, còn Huỳnh Thúc Kháng cùng với Trần Quý Cáp làm bài Lương ngọc danh sơn phú, nhằm mục đích mượn chính đề tài của cuộc thi để nói lên tư tưởng bài
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan