Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Luận văn thời điểm giao kết hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015...

Tài liệu Luận văn thời điểm giao kết hợp đồng theo quy định của bộ luật dân sự năm 2015

.PDF
97
1
102

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ TÚ TRINH THỜI ĐIỂM GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 KHÓA LUẬN CHUYÊN NGÀNH LUẬT DÂN SỰ TP HỒ CHÍ MINH- 7- 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ TÚ TRINH THỜI ĐIỂM GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 NCS. Ths. LÊ THỊ DIỄM PHƯƠNG TP HỒ CHÍ MINH- 7- 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong khóa luận là trung thực. Kết quả nghiên cứu nêu trong khóa luận chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả khóa luận DANH MỤC VIẾT TẮT BLDS năm 2015 Bộ luật Dân sự năm 2015 BLDS năm 2005 Bộ luật Dân sự năm 2005 BLDS năm 1995 Bộ luật Dân sự năm 1995 CISG Công ước quốc tế của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ( Công ước Viên 1980) PICC Bộ nguyên tắc hợp đồng thương mại quốc tế Unidroit TAND Tòa án nhân dân TANDTC Tòa án nhân dân tối cao MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU ............................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỜI ĐIỂM GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 1.1. Khái quát chung về thời điểm giao kết hợp đồng ................................................ 6 1.1.1 Khái niệm về giao kết hợp đồng ............................................................... 6 1.1.2. Trình tự giao kết hợp đồng ....................................................................... 7 1.1.3. Khái niệm thời điểm giao kết hợp đồng ................................................. 14 1.2. Xác định thời điểm giao kết trong trường hợp cụ thể ........................................ 16 1.2.1. Hợp đồng được giao kết bằng im lặng ................................................... 16 1.2.2. Giao kết hợp đồng bằng lời nói .............................................................. 20 1.2.3. Hợp đồng được giao kết bằng văn bản ................................................... 22 1.2.4. Hợp đồng được giao kết bằng phương tiện điện tử ................................ 25 1.3. Ý nghĩa của việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng .................................... 32 Kết luận chương 1 ..................................................................................................... 34 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT, THỰC TIỄN ÁP DỤNG THỜI ĐIỂM GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN 2.1. Giao kết hợp đồng bằng văn bản........................................................................ 35 2.1.1. Thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản..............................................................................................................35 2.1.2. Kiến nghị, hoàn thiện ............................................................................. 45 2.2. Giao kết hợp đồng qua phương thức im lặng..................................................... 46 2.1.1 Thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng thời điểm giao kết hợp đồng qua phương thức im lặng.........................................................................................46 2.2.2. Kiến nghị hoàn thiện .............................................................................. 51 2.3. Giao kết hợp đồng bằng hành vi hành động cụ thể ............................................52 2.3.1. Thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng thời điểm giao kết hợp đồng bằng hành vi hành động cụ thể ..................................................................................52 2.3.2. Kiến nghị hoàn thiện .............................................................................. 57 Kết luận chương 2 ..................................................................................................... 58 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 58 LỜI NÓI ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hợp đồng là chế định quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam và thường xuyên xảy ra trong đời sống hằng ngày của con người cho nên các nhà lập pháp đã quy định rất cụ thể về chế định này. Bản chất của hợp đồng là sự ghi nhận ý chí chung của các bên nhằm tạo ra hiệu lực pháp lý ràng buộc các bên tham gia phải thực hiện đúng nội dung mà mình đã cam kết, sự ràng buộc đó phát sinh kể từ thời điểm giao kết hợp đồng trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hoặc luật có quy định khác1. Để một hợp đồng có hiệu lực trước hết các bên phải tiến hành giao kết hợp đồng. Việc xác định đúng thời điểm giao kết hợp đồng có tầm quan trọng đáng kể trong việc xác định hiệu lực của hợp đồng, năng lực chủ thể tại thời điểm giao kết, xác định đối tượng của hợp đồng tài sản là tài sản hiện có hay tài sản được hình thành trong tương lai, thời hiệu khởi kiện, các văn bản pháp luật điều chỉnh tại thời điểm đó. BLDS năm 2015 quy định thời điểm giao kết hợp đồng phụ thuộc vào hình thức hợp đồng điều này đã trên thực tế việc áp dụng quy định này còn gặp nhiều khó khăn, gây tranh cãi và tòa án phải lúng túng khi áp dụng quy định tại Điều 400 BLDS năm 2015 để giải quyết tranh chấp về việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản trong trường hợp các bên trong quan hệ hợp đồng giao kết sử dụng nhiều phương thức khác nhau và đã có sự thiếu sót, bỏ ngỏ về việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng bằng hành vi hành động cụ thể hay thời điểm giao kết hợp đồng bằng im lặng mà giữa các bên không có thỏa thuận về thời hạn trả lời chấp nhận. Mặt khác, pháp luật Việt Nam so với pháp luật nhiều nước trên thế giới và các bộ nguyên tắc quốc tế về luật hợp đồng thì quy định trên của Việt Nam còn nhiều khác biệt ở một mức độ nhất định. Điều đó cũng có thể gây ra sự khó khăn, bất lợi cho các công dân Việt Nam khi thương thảo cũng như tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng quốc tế với công dân của các nước khác nếu chọn luật Việt Nam nhất là trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.2 Chính vì chế định thời điểm giao kết hợp đồng có vai trò rất quan trọng trong việc đàm phán giao kết hợp đồng. Vì vậy các chủ thể có liên quan phải có cái nhìn đúng và chính xác về thời điểm này. Với nhận thức đó tác giả đã chọn đề tài “Thời Khoản 1 Điều 401 BLDS 2015. Lê Minh Hùng (chủ biên) (2013), Thời điểm giao kết hợp đồng trong pháp luật một số nước trên thế giới, các bộ nguyên tắc hợp đồng quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr.21-22. 1 2 1 điểm giao kết hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015” để nghiên cứu chuyên sâu về mặt lý luận, thực tiễn và những bất cập trong việc áp dụng quy định này trên thực tế, từ đó kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật. 2. Tình hình nghiên cứu Vấn đề thời điểm giao kết hợp đồng là một chế định quan trọng do đó đã thu hút nhiều sự quan tâm đáng kể của các nhà nghiên cứu. Đã có nhiều công trình nghiên cứu có liên quan đến quy định về thời điểm giao kết hợp đồng. Trong đó phải kể đến các công trình nghiên cứu sau: Các đề tài nghiên cứu, sách chuyên khảo bao gồm: - Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức - Hội luật gia Việt Nam, Tp HCM. Trong công trình nghiên cứu về các quy định về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng theo quy định của BLDS năm 2015. Trong đó có đề cập và phân tích một số quy định liên quan đến thời điểm giao kết hợp đồng, trình tự hợp đồng được giao kết và xác định thời điểm hợp đồng giao kết bằng im lặng, văn bản. - Đỗ Văn Đại (2017), Luật hợp đồng Việt Nam – bản án và bình luận bản ántập 1 và 2, tái bản lần thứ 7, Nxb. Chính trị gia quốc gia, Hà Nội. Phần bình luận tập trung vào việc phân tích việc áp dụng thời điểm giao kết hợp đồng theo quy định của BLDS năm 2015 trong thực tế và bình luận hướng xét xử của tòa án. - Lê Minh Hùng (chủ biên) (2013), Thời điểm giao kết hợp đồng trong pháp luật một số nước trên thế giới, các bộ nguyên tắc hợp đồng quốc tế và kinh nghiệm cho Việt Nam, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội. Công trình đề cập về thời điểm giao kết hợp đồng của pháp luật nước ngoài như pháp luật nước Nga, Hệ thống pháp luật AnhMỹ, Pháp luật Nhật Bản, Pháp luật Đức, và các điều ước quốc tế như CISG, PICC... Qua nghiên cứu quy định của pháp luật quốc tế rút ra kinh nghiệm cho pháp luật Việt Nam đồng thời kiến nghị hoàn thiện. - Nguyễn Ngọc Hiếu (2015), Thời điểm giao kết hợp đồng theo quy định BLDS 2005, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Trong luận văn tập trung nghiên cứu về khái niệm thời điểm giao kết hợp đồng, các yếu tố hợp thành giao kết hợp đồng, ý nghĩa của việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng và 2 thời điểm giao kết hợp đồng trong các trường hợp cụ thể theo quy định của BLDS năm 2015. Phân tích những bất cập vướng mắc về thời điểm giao kết hợp đồng trong các trường hợp cụ thể như bằng văn bản, im lặng, hành vi cụ thể. Từ đó kiến nghị hoàn thiện pháp luật. - Nguyễn Thị Ngọc Huyền (2014), Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự 2005, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Trong luận văn chủ yếu nghiên cứu chế định về hiệu lực của hợp đồng theo quy định BLDS năm 2005 trong đó bao gồm khái niệm thời hiệu có hiệu lực, xác định thời điểm có hiệu lực trong từng trường hợp cụ thể và những bất cập của quy định BLDS năm 2005 trên thực tế áp dụng các quy định này. Các bài viết khoa học trên các tạp chí chuyên ngành: - Lê Minh Hùng (2014), “Kiến nghị sửa đổi chung các quy định của Hợp đồng”, Tạp chí khoa học pháp lý, Số 02/2014. Công trình có trình bày nghiên cứu các quy định về chế định hợp đồng. Trong đó có đưa ra những kiến nghị sửa đổi, bổ sung quy định về thời điểm giao kết hợp đồng bằng im lặng, văn bản, lời nói và hành vi cụ thể theo BLDS 2005. - Lê Minh Hùng (2009), “Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng theo quy định của pháp luật hiện hành – thực trạng và hướng hoàn thiện”, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Công trình tập trung nghiên cứu thời điểm giao kết hợp đồng trong các trường hợp cụ thể và phân tích những bất cập của BLDS 2005 về thời điểm giao kết hợp đồng được áp dụng trên thực tế và kiến nghị hoàn thiện. - Ngô Huy Cương (2010), “Hiệu lực của chấp nhận giao kết hợp đồng theo Bộ luật Dân sự 2005 – Nhìn từ góc độ so sánh”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 24/2010. Công trình này nghiên cứu thời điểm có hiệu lực của hợp đồng, trong phần nghiên cứu có đề cập tới thời điểm giao kết hợp đồng theo quy định của BLDS 2005. - Nguyễn Văn Phái (2010), “Sửa đổi bổ sung một số quy định pháp luật liên quan đến chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng Bộ luật Dân sự 2005”, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, Số 24/2010. Công trình nghiên cứu chuyên sâu về các quy định chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng theo quy định tại BLDS 2005 bao gồm khái niệm chấp nhận giao kết hợp đồng, hình thức của chấp nhận giao kết hợp đồng, sự phù hợp nội dung giữa chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng với đề nghị giao kết hợp đồng. 3 - Phạm Văn Tuyết (2011), “Các thời điểm trong hợp đồng dân sự”, Tạp chí Luật học, Số 5/2011. Công trình chủ yếu phân tích các thời điểm trong BLDS 2005 thời điểm có hiệu lực, thời điểm tính thời hiệu khởi kiện, và có phân tích liên quan ý nghĩa của việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng. Và một số công trình nghiên cứu khác. Trên tinh thần kế thừa những thành quả nghiên cứu của các công trình trước, công trình của tác giả tập trung phân tích về mặt lý luận và thực tiễn áp dụng quy định về thời điểm giao kết hợp đồng theo quy định của BLDS năm 2015. Về mặt lý luận tập trung nghiên cứu và phân tích những quy định của BLDS năm 2015 về khái niệm giao kết hợp đồng, thời điểm giao kết hợp đồng, xác định thời điểm giao kết hợp đồng trong các trường hợp cụ thể, ý nghĩa của việc xác định thời điểm hợp đồng được giao kết. Về mặt thực tiễn tác giả tập trung phân tích việc áp dụng những quy định này trên thực tế và những bất cập đang còn vướng mắc từ đó kiến nghị hoàn thiện. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu đề tài Đối tượng nghiên cứu đề tài mà tác giả hướng đến là tập trung phân tích về mặt lý luận và thực tiễn quy định về thời điểm giao kết hợp đồng theo quy định của BLDS năm 2015 đồng thời có liên hệ với pháp luật nước ngoài để làm rõ bản chất về thời điểm giao kết hợp đồng. Từ đó đánh giá những bất cập và kiến nghị hoàn thiện pháp luật. Về phạm vi nghiên cứu tác giả chỉ tập trung nghiên cứu các quy định của BLDS năm 2015 về thời điểm giao kết hợp đồng mà không đi sâu vào nghiên cứu thời điểm giao kết hợp đồng cụ thể trong các quy định về hợp đồng kinh doanh – thương mại trong Luật Thương mại hay các quy định trong hợp đồng thông dụng, hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất hay hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ và các quy định của luật chuyên nghành khác. Bên cạnh đó, tác giả có sự so sánh đối với luật chuyên ngành để làm rõ bản chất của vấn đề đang được nghiên cứu. 4. Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề tài, tại chương 1 tác giả đã sử dụng các nhiều phương pháp như phương pháp phân tích nhằm mục đích làm rõ những quy định của BLDS năm 2015 về thời điểm giao kết hợp đồng; phương pháp so sánh pháp luật giữa pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài để làm rõ bản chất, sự khác biệt của pháp luật Việt Nam về chế định thời điểm giao kết hợp đồng; và các phương pháp 4 bổ trợ khác. Tại chương 2 của đề tài tác giả sử dụng các phương pháp như phương pháp phân tích, tổng hợp, đánh giá, bình luận, phương pháp so sánh pháp luật…nhằm mục đích làm sáng tỏ những vướng mắc, bất cập của thực tiễn áp dụng quy định BLDS năm 2015 về thời điểm giao kết hợp đồng từ đó kiến nghị hoàn thiện. Về cách tiếp cận vấn đề trong đề tài là đi từ lý luận cơ bản về thời điểm giao kết hợp đồng, có sự nghiên cứu pháp luật nước ngoài đến thực tiễn áp dụng trên thực tế. Qua việc nghiên cứu, đánh giá những bất cập của quy định BLDS năm 2015 từ đó kiến nghị hoàn thiện pháp luật. 5. Bố cục của đề tài Đề tài gồm có 2 chương: Chương 1. Lý luận chung về thời điểm giao kết hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 Chương này tác giả tập trung phân tích về mặt lý luận thời điểm giao kết hợp đồng theo quy định của BLDS năm 2015 như khái niệm thời điểm giao kết hợp đồng, trình tự giao kết hợp đồng, xác định thời điểm giao kết hợp đồng trong các trường hợp cụ thể đồng thời tác giả đan xen nghiên cứu, liên hệ với pháp luật nước ngoài để làm rõ bản chất thời điểm giao kết hợp đồng. Chương 2. Thực trạng pháp luật, thực tiễn áp dụng thời điểm giao kết hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự năm 2015 và kiến nghị hoàn thiện Từ những vấn đề đã được nghiên cứu tại chương 1, tác giả vận dụng phân tích việc áp dụng các quy định này trên thực tế và những bất cập đang tồn tại trong thực tiễn theo quy định của BLDS năm 2015 đồng thời kiến nghị hoàn thiện. 5 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THỜI ĐIỂM GIAO KẾT HỢP ĐỒNG THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015 1.1. Khái quát chung về thời điểm giao kết hợp đồng 1.1.1. Khái niệm về giao kết hợp đồng Hợp đồng là một chế định quan trọng trong Pháp luật Dân sự Việt Nam. Do đó các quy định về hợp đồng đã được các nhà lập pháp quy định rất cụ thể lần lượt qua các thời kỳ. Về cơ bản thì khái niệm hợp đồng tại các BLDS được giữ nguyên không có sự thay đổi nhiều về nội dung. Theo BLDS năm 2015 “hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên nhằm xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự”3. Hiểu theo nghĩa chung nhất, hợp đồng là sự thỏa thuận của hai hay nhiều bên nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên trong việc chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền chiếm hữu, sử dụng tài sản và các lợi ích khác, làm một việc hay không làm một việc để thõa mãn lợi ích nhất định của các bên hoặc của người thứ ba được chỉ định trong hợp đồng.4 Thông thường các bên không thể có sự thống nhất ý chí và thiết lập ngay một quan hệ hợp đồng khi mới gặp mặt mà phải trải qua một quá trình đàm phán, thương lượng, trao đổi ý chí qua lại cho đến khi có sự gặp gỡ, thống nhất ý chí về việc cùng nhau thiết lập hợp đồng. Quá trình đó gọi là giao kết hợp đồng. Theo từ điển tiếng việt, “giao kết” được hiểu là cam kết, giao hẹn thực hiện đúng những gì đã thỏa thuận.5 Theo quan điểm của một tác giả, “giao kết hợp đồng là việc các bên bày tỏ ý chí với nhau, theo những nguyên tắc và trình tự nhất định để qua đó xác lập với nhau quyền và nghĩa vụ” hay nói cách khác “giao kết hợp đồng là quá trình “mặc cả” giữa các bên với nhau về những điều khoản quan trọng trong nội dung của hợp đồng.”6 Giao kết hợp đồng là việc các bên bày tỏ ý chí với nhau để cùng xác lập hợp đồng thông qua sự bàn bạc, trao đổi, thương lượng với nhau theo nguyên tắc và trình tự do luật định nhằm xác lập, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.7 Có thể nói giao kết hợp đồng là một quá trình được thực hiện bởi hai hay nhiều chủ thể cùng Điều 385 BLDS năm 2015. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng, Nxb. Hồng Đức- Hội Luật gia Việt Nam, Tp. HCM, tr.125. 5 Hoàng Phê (Chủ biên) (2020), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, tr.350. 6 Lê Minh Hường (2008), Giao kết hợp đồng trong bán đấu giá, Luận văn thạc sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội, tr.7. 7 Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), tlđd (4), tr.149. 3 4 6 nhau thỏa thuận, đàm phán, thương thảo, trao đổi ý chí qua lại dựa trên tinh thần tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực cho đến khi có sự gặp gỡ ý chí chung thì quá trình đàm phán này sẽ kết thúc và xác lập một quan hệ mới trong hợp đồng ghi nhận quyền và nghĩa vụ của các bên. 1.1.2. Trình tự giao kết hợp đồng Trình tự giao kết hợp đồng là quá trình thỏa thuận giữa các bên bao gồm các bước nhất định, trong đó các bên cùng bày tỏ ý chí bằng cách thống nhất với nhau để cùng nhau thiết lập một hợp đồng. BLDS năm 2015 quy định hợp đồng được giao kết trải qua hai (02) bước là đề nghị giao kết hợp đồng và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Để bắt đầu quá trình giao kết hợp đồng theo BLDS năm 2015 trong đó buộc phải có một bên đưa ra đề nghị giao kết hợp đồng. Theo khoản 1 Điều 386 BLDS năm 2015 “đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng (sau đây gọi chung là bên được đề nghị).” Đề nghị giao kết hợp đồng về bản chất là một hành vi pháp lý đơn phương của một chủ thể bày tỏ ý định giao kết hợp đồng với chủ thể khác theo các điều kiện xác định. Đề nghị giao kết hợp đồng có thể được xác lập dưới hình thức văn bản, lời nói hoặc hành vi cụ thể. Để được coi là lời đề nghị giao kết hợp đồng thì lời đề nghị đó phải đáp ứng các điều kiện như người đưa ra lời đề nghị phải có năng lực chủ thể tại thời điểm đưa ra lời đề nghị, việc gửi lời đề nghị phải được gửi đến đối tượng xác định hoặc công chúng, nội dung của lời đề nghị phải rõ ràng và có những thông tin cần thiết cho việc giao kết điều này nhằm mục đích xác định đây là lời đề nghị giao kết hợp đồng hay chỉ là thư chào hàng, nội dung của đề nghị không được trái với quy định của luật, trái với đạo đức xã hội, và cuối cùng việc đưa ra lời đề nghị phải thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và mong muốn được ràng buộc của bên đưa ra đề nghị đối với bên được đề nghị về những nội dung của đề nghị.8 Điều này thể hiện ở chỗ khi đề nghị được gửi tới cho bên được đề nghị làm cho bên được đề nghị tin tưởng rằng chỉ cần trả lời chấp nhận là hợp đồng được ký kết, sự chắc chắn đó tạo ra những ràng buộc pháp lý đối với bên đưa ra đề nghị. Để xác định ý chí mong muốn bị ràng buộc, người ta dựa vào các tiêu chí: cách thức bên đề nghị trình bày một đề nghị. Như cách quy định rõ đó là bản “đề 8 Điều 386 BLDS năm 2015. 7 nghị giao kết” hoặc đơn giản chỉ là “lời mời thảo luận”, nội dung của đề nghị và bên nhận đề nghị.9 Ví dụ: A gửi đề nghị giao kết hợp đồng vận chuyển gỗ cho B, trong thư đề nghị A đã đưa ra các nội dung về thời gian vận chuyển tới kho B; địa điểm bốc hàng; trọng lượng gỗ mà A có thể vận chuyển; giá dịch vụ; thời hạn trả lời chấp nhận; chính những nội dung trong thư đề nghị đã tạo cho B (bên nhận được đề nghị) về sự chắc chắn chỉ cần B trả lời chấp nhận thì hợp đồng sẽ được giao kết và đồng thời chính những nội dung này cũng thể hiện mong muốn giao kết hợp đồng của A (bên đề nghị). Trên thực tế vẫn hay có nhiều sự nhầm lẫn về đề nghị giao kết hợp đồng và đề nghị thương lượng. Do đó cần phải có sự phân biệt đúng đắn giữa đề nghị giao kết và đề nghị thương lượng. Đề nghị thương lượng là sự tuyên bố của một bên nhằm chào mời các bên khác tham gia đàm phán, ký kết hợp đồng mà chưa đưa ra những nội dung cụ thể hoặc chưa cam kết chịu trách nhiệm ràng buộc về lời mời đó. Đề nghị thương lượng có những đặc điểm sau: - Lời đề nghị thương lượng có thể đưa ra cùng một lúc với nhiều chủ thể, nội dung của thương lượng có thể bao gồm hoặc không bao gồm các nội dung chủ yếu của hợp đồng và lời đề nghị thương lượng không cần nêu rõ thời hạn trả lời. - Sự khác nhau tiếp theo giữa đề nghị giao kết hợp đồng và đề nghị thương lượng là sự ràng buộc của chủ thể, nếu như ở đề nghị giao kết hợp đồng thì bên đưa ra đề nghị phải chịu sự ràng buộc cho đến khi hết thời hạn trả lời chấp nhận được nêu trong lời đề nghị, trong thời hạn đó nếu bên đề nghị giao kết hợp đồng với một chủ thể khác thì bên đề nghị phải bồi thường thiệt hại (nếu có) cho bên được đề nghị khi họ chấp nhận lời đề nghị đó. Còn đối với đề nghị thương lượng thì không phải chịu sự ràng buộc hoặc phải chịu trách nhiệm trong việc không giao kết hợp đồng.10 Ví dụ: việc phát tờ rơi quảng cáo về việc bán đất nền trong khu đô thị, theo đó phía chủ thể phát tờ rơi quảng cáo là bên đề nghị thương lượng còn người nhận được tời rơi quảng cáo nếu có nhu cầu tìm hiểu thì họ là bên chấp nhận đề nghị thương lượng. Các bên có thể thương lượng, trao đổi qua lại với nhau về giá cả, thủ tục chuyển nhượng, thời hạn chuyển nhượng, quyền và nghĩa vụ của các bên... Vì đây chỉ là lời đề nghị thương lượng do đó không có sự ràng buộc đối với những thông tin do chính Nhà pháp luật Việt Pháp (2004), Bộ nguyên tắc của UNIDROIT về Hợp đồng thương mại Quốc tế 2004, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, tr.82. 10 Lê Minh Hùng (chủ biên) (2013), tlđd (2), tr.45. 9 8 chủ thể đó đưa ra. Chấp nhận giao kết hợp đồng là giai đoạn thứ hai của quá trình giao kết hợp đồng. Theo Điều 393 BLDS năm 2015 “chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự trả lời của bên được đề nghị về việc chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị”. Sau khi đề nghị được chuyển tới người nhận, người này có thể trả lời chấp nhận, từ chối hoặc sửa đổi đề nghị. Trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là sự bày tỏ ý chí của người được đề nghị đồng ý ký kết hợp đồng theo những điều kiện do bên đề nghị đưa ra. Theo đó nếu bên nhận được đề nghị mong muốn thiết lập quan hệ hợp đồng thì họ phải chấp nhận toàn bộ nội dung mà bên đề nghị đưa ra mà không được kèm theo những sửa đổi, bổ sung dù là nhỏ nhất, nếu thay đổi lời đề nghị ban đầu thì đây sẽ được coi là từ chối chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng và cấu thành một lời đề nghị mới. Quá trình này được lặp đi lặp lại cho đến khi có sự thống nhất về ý chí. Ví dụ: ngày 01 tháng 5 A gửi đề nghị mua cà phê tới B. Trong nội dung đề nghị A đã nêu chi tiết về số lượng, phương thức giao hàng, thời gian vận chuyển, địa điểm giao hàng, giá mua cà phê và thời điểm chuyển rủi ro hàng hóa. Cùng ngày B nhận được lời đề nghị của A và đồng ý lời đề nghị của A nhưng có kèm theo sửa đổi thay đổi về thông tin tài khoản thanh toán ngân hàng. Chiếu theo quy định của BLDS năm 2015 thì lúc này có sự hoán đổi vị trí trong việc giao kết hợp đồng A từ bên đề nghị giao kết trở thành bên được đề nghị giao kết hợp đồng; B từ bên được đề nghị thành bên đề nghị giao kết hợp đồng. Mặc dù xét thấy sự thay đổi đề nghị giao kết hợp đồng của B về bản chất không làm thay đổi những nội dung cơ bản mà A đã đưa ra trong lời đề nghị nhưng với quy định của BLDS năm 2015 về chấp nhận giao kết hợp đồng thì việc chấp nhận phải chấp nhận toàn bộ nội dung mà bên đề nghị đưa ra mà không được kèm theo sửa đổi, bổ sung. Xét thấy quy định của BLDS năm 2015 có phần nghiêm khắc hơn so với pháp luật quốc tế cụ thể theo quy định của Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 (CISG) và Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế (PICC) chia làm hai trường hợp: (1) Nếu bên nhận được đề nghị trả lời chấp nhận có kèm theo sửa đổi, bổ sung mà sửa đổi, bổ sung đó không phải là những nội dung cơ bản như số lượng, địa điểm giao hàng, thanh toán, thời điểm chuyển rủi ro, giá cả, phạm vi trách nhiệm của các bên… thì đây vẫn được xem là một lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng trừ trường hợp bên đề nghị giao kết ngay lập tức biểu hiện bằng miệng hoặc gửi thông báo để phản đối những điểm khác biệt đó thì trong trường hợp này 9 việc trả lời có kèm theo nội dung sửa đổi, bổ sung vẫn được xem là chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng.11 (2) Khi bên được đề nghị giao kết hợp đồng trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng mà có kèm theo sửa đổi, bổ sung mà việc sửa đổi, bổ sung đó liên quan đến nội dung cơ bản thì lúc này sẽ được coi là từ chối chào hàng và cấu thành một lời đề nghị mới.12 Ví dụ, ngày 01 tháng 5 Công ty A (trụ sở tại Pháp) đề nghị ký kết hợp đồng bán giày dép với Công ty B (trụ sở tại Đức) với số lượng 5000 sản phẩm, giá cả 50 USD/1 sản phẩm, và mở thư tín dụng L/C tại ngân hàng ABC Bank, các bên đã thỏa thuận về cách thức vận chuyển, thời gian, địa điểm giao hàng, thời điểm chuyển rủi ro. Ngày 02 tháng 5 Công ty B nhận được đề nghị và gửi chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng kèm theo sửa đổi là “mở thư tín dụng L/C tại ngân hàng NHL Bank” vì đây là ngân hàng mà Công ty đã từng hợp tác làm ăn nhiều lần trước đó và sau khi nhận được chấp nhận Công ty A đã im lặng không phản đối về sự thay đổi đó. Theo quy định của CISG và PICC việc sửa đổi thư đề nghị của Công ty B vẫn được xem là chấp nhận giao kết hợp đồng mà không cấu thành một lời đề nghị giao kết hợp đồng mới vì xét thấy sự sửa đổi này không nhằm vào những nội dung cơ bản như số lượng, giá cả, phương thức vận chuyển, thanh toán, phạm vi trách nhiệm … Nếu Công ty B thay đổi về giá cả 40 USD/1 sản phẩm so với đề nghị ban đầu mà Công ty A đưa ra thì được coi là từ chối chào hàng và cấu thành hoàn chào hàng, Công ty B sẽ trở thành bên đề nghị giao kết hợp đồng còn phía Công ty A trở thành bên được đề nghị. Để xác lập quan hệ hợp đồng đòi hỏi chấp nhận giao kết hợp đồng phải có hiệu lực pháp lý, một trong những điều kiện có hiệu lực là chấp nhận đó phải được thực hiện bởi người có năng lực chủ thể phù hợp với giao dịch. Nếu như chủ thể trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng là người không có năng lực chủ thể phù hợp với giao dịch thì hợp đồng do họ xác lập sẽ không phát sinh hiệu lực pháp lý tức bị vô hiệu. Vì theo quy định tại BLDS năm 2015 một trong những điều kiện để giao dịch dân sự pháp sinh hiệu lực pháp lý là chủ thể xác lập phải có năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự phù hợp với giao dịch đó.13 Ví dụ: ngày 01 tháng 5 A (20 tuổi) đề nghị bán chiếc xe gắn máy hiệu SH mode cho B (14 tuổi) với giá 50 triệu đồng, cùng ngày B nhận được lời đề nghị giao kết hợp đồng và gửi chấp nhận giao Điều 19 CISG. Điều 18 CISG. 13 Khoản 1 Điều 117 BLDS năm 2015. 11 12 10 kết hợp đồng với những điều kiện mà A đã đưa ra. Theo đó để chấp nhận giao kết hợp đồng của B có hiệu lực đòi hỏi B phải có năng lực chủ thể phù hợp với giao dịch đó. Căn cứ vào khoản 4 Điều 21 BLDS năm 2015 “người từ đủ 15 tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý”. Theo quy định tại khoản 2 Điều 57 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 xe gắn máy tham gia giao thông phải có đăng ký và gắn biển số xe do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp. Do đó, việc B (14 tuổi) là người có năng lực chủ thể không đầy đủ thực hiện chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng của A mà không có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật dẫn đến chấp nhận giao kết hợp đồng của B bị vô hiệu đồng thời hợp đồng được xác lập của hai bên cũng bị vô hiệu. Về hình thức trả lời chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng được thể hiện dưới nhiều hình thức như bằng văn bản, lời nói hoặc hành vi hoặc thậm chí im lặng cũng có thể được coi là chấp nhận giao kết hợp đồng nếu các bên có thỏa thuận trước hoặc thói quen được xác lập giữa các bên.14 Việc xác định thời điểm chấp nhận giao kết hợp đồng có hiệu lực có thể ảnh hưởng đến hiệu lực hợp đồng, khi chấp nhận hợp đồng chưa phát sinh hiệu lực pháp lý thì bên gửi chấp nhận đề nghị giao kết có thể thay đổi ý chí chủ quan về có hay không xác lập quan hệ hợp đồng. BLDS năm 2015 không quy định một cách rõ ràng về thời điểm có hiệu lực của chấp nhận giao kết hợp đồng. Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 394 và Điều 400 BLDS năm 2015 thì có thể suy đoán rằng chấp nhận giao kết hợp đồng có hiệu lực với bên được đề nghị vào thời điểm bên đề nghị nhận được thông báo trả lời chấp nhận và đồng thời theo khoản 3 Điều 397 BLDS năm 2015 thì chấp nhận có thể được rút lại nếu như việc rút lại này đến trước hoặc cùng vào thời điểm bên được đề nghị nhận được trả lời chấp nhận.15 Vì thế có thể suy luận rằng thời điểm mà chấp nhận giao kết hợp đồng có hiệu lực là kể từ khi bên đề nghị giao kết nhận được thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng. Ví dụ: ngày 01 tháng 5 A gửi đề nghị mua laptop với giá 10 triệu đồng cho B thông qua thư điện tử, ngày 02 tháng 5 B mới đọc đề nghị của A. Vào lúc 20 giờ cùng ngày B gửi thư điện tử cho A đồng ý bán laptop của B với giá 10 triệu đồng. Thư chấp nhận của A đã hiển thị trong hộp thư đến của A lúc 20 giờ 1 phút. Ngay sau đó, B đổi ý không muốn bán chiếc laptop 14 15 Khoản 2 Điều 393 BLDS năm 2015. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tlđd (5), tr.193. 11 của mình và gửi email cho B về việc rút chấp nhận giao kết hợp đồng. Thư rút chấp nhận được hiển thị trong email của A lúc 20 giờ 2 phút cùng ngày. Theo những quy định của BLDS năm 2015, thời điểm mà chấp nhận giao kết hợp đồng của B có hiệu lực là 20 giờ 1 phút ngày 02 tháng 5 khi thư chấp nhận được hiển thị trong hộp thư đến của A. Đây chính là thời điểm chấp nhận giao kết hợp đồng có hiệu lực. Tại thời điểm này B không được quyền rút lại chấp nhận mặc dù A có đọc được thư chấp nhận của B trước hay sau 20 giờ 1 phút ngày 02 tháng 5 hay không. Về trình tự giao kết hợp đồng, theo quan điểm của một tác giả, “trình tự giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam được hợp thành bởi các yếu tố sau: (1) Có sự tham gia của hai hay nhiều bên trong quá trình giao kết; (2) Các bên bày tỏ ý chí đơn phương về việc muốn tạo lập hợp đồng và (3) Có sự kết hợp ý chí riêng của mỗi bên để tạo ra sự đồng thuận trong hợp đồng.”16 So với hệ thống pháp luật Việt Nam thì hệ thống pháp luật Hoa Kỳ có bổ sung thêm yếu tố “consideration”. Theo Gordon W. Brown và Paul A. Sukys “hợp đồng được hợp thành bởi sáu (06) thành tố của hợp đồng gồm có: (1) Đề nghị (giao kết hợp đồng); (2) Chấp thuận (đề nghị giao kết hợp đồng); (3) Đồng thuận; (4) Năng lực; (5) Consideration và (6) Tính hợp pháp”.17 Trong đó, “consideration” là một yếu tố tiên quyết cho việc tạo lập hợp đồng.18 Theo từ điển luật Collins định nghĩa “consideration là sự trao đổi, hứa hẹn theo đó mỗi bên được lợi và chịu thiệt. Trong luật Anh, yêu cầu có “consideration” trước khi hợp đồng ràng buộc pháp lý. Các nhà bình luận và lý thuyết gia pháp lý nhấn mạnh điều này dựa trên sự nhìn nhận hợp đồng là một món hời được trao đi đổi lại.”19 Một số quan điểm của các tác giả về yếu tố “connsideration” như tác giả tác giả Phạm Duy nghĩa nhận định “consideration” là “nghĩa vụ đối ứng”, theo đó, “để hợp đồng được xác lập một cách có hiệu lực, ngoài cam kết của các bên phải tồn tại consideration như là một lời hứa của người được đề nghị giao kết hợp đồng sẽ thực hiện một nghĩa vụ đối ứng” và “theo thông luật, consideration phải được hiểu như là sự trả giá cho một người khi người này hứa thực hiện một hành vi nhất định.”20 Tác giả Ngô Huy Lê Minh Hùng (chủ biên) (2013), tlđd (2), tr.19. Brown, Gordon W. Sukys Paul (1993), Business law with UCC applications (9edition), Glenxoe, Mc Grawhill, New York, USA, p.94. 18 Phạm Quang Huy (2013), “Consideration- Theo pháp luật hợp đồng Hoa Kỳ”, Tạp chí Luật học, Số 11/2016, tr.94. 19 Stewart, William.J (2006), Collins Dictionary of Law, Collins, London, The United of Kingdom, p. 100. 20 Phạm Duy Nghĩa (2002), “Pháp luật chung về hợp đồng của Hoa Kỳ”, trong Bước đầu tìm hiểu pháp luật thương mại Hoa Kỳ, Đào Trí Úc (chủ biên), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.189-190. 16 17 12 Cương nhìn nhận consideration là “khoản đối ứng” hoặc “nghĩa vụ đối ứng.”21 Tác giả Nguyễn Thị Mai Hương “consideration là sự trả giá của bên được hứa để đổi lấy lời hứa của bên đưa ra lời hứa mà sự trả giá đó có thể là sự có lợi cho bên đưa ra lời hứa hoặc bất lợi cho bên được hứa.”22 Theo tác giả, “consideration” là sự “hứa hẹn” về quyền và nghĩa vụ đối ứng của các bên trong giai đoạn tiền hợp đồng theo đó sự được lợi của bên này tương ứng với sự bất lợi của bên còn lại. Trong khi đó hệ thống pháp luật Việt Nam không tồn tại ràng buộc tương tự như thành tố “consideration” theo pháp luật hợp đồng Hoa Kỳ. Điều này dẫn đến các tình trạng không có cơ chế ràng buộc các bên phải thực hiện đúng lời hứa mà mình đã đưa ra trong giai đoạn tiền hợp đồng và trên thực tế rất nhiều thương nhân trong hoạt động kinh doanh sẵn sàng vi phạm cam kết mình đã đưa ra để đạt được lợi ích lớn hơn. Ví dụ: ngày 01 tháng 5 Công ty A gửi đơn đặt hàng 10 tấn thép tới Công ty B với giá 15 triệu/tấn và trong thư đặt hàng Công ty A đã ấn định thời gian trả lời chấp nhận trong vòng 10 ngày kể từ ngày Công ty A gửi lời đề nghị. Ngày 08 tháng 5 Công ty A đã gửi thông báo với nội dung “do giá thép trên thị trường bị biến động nên Công ty A đã tìm được nhà cung cấp thép khác có giá rẻ hơn so với Công ty B nên đã mua hàng từ nhà cung cấp đó.” Theo như thư đặt hàng của Công ty A thì Công ty A phải chịu ràng buộc với chính lời đề nghị mình đã đưa ra cho tới hết 10 ngày kể từ ngày Công ty A gửi đề nghị giao kết. Tuy nhiên, nếu áp dụng các quy định của BLDS năm 2015 thì không có cơ sở để buộc Công ty A phải giao kết hợp đồng, thực hiện đúng lời hứa của mình mà thay vào đó BLDS năm 2015 quy định theo hướng đưa ra chế tài bồi thường thiệt hại khi bên đề nghị vi phạm chính cam kết mình đưa ra. Cụ thể tại khoản 2 Điều 383 BLDS năm 2015 quy định: “trường hợp đề nghị giao kết hợp đồng có nêu rõ thời hạn trả lời, nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh.”23 Tuy nhiên vấn đề bồi thường thiệt hại sẽ áp dụng cơ sở pháp lý nào? Trong hợp đồng hay bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Nếu trong hợp đồng cũng không phù hợp vì lúc này thực tế các bên chưa xác lập hợp đồng, còn nếu áp dụng các quy định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì BLDS năm 2015 không có nêu ra cơ sở cụ thể cho việc áp dụng Ngô Huy Cương (2009), “Hai cặp phân loại hợp đồng căn bản”, Tạp chí khoa học luật học, Số 25/2009, tr.29. 22 Nguyễn Thị Mai Hương (2010), So sánh chế định giao kết hợp đồng theo pháp luật Việt Nam và pháp luật Hoa Kỳ, Luận văn thạc sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội, tr.7. 23 Khoản 2 Điều 385 năm BLDS 2015. 21 13 đối với trường hợp này.24 Mặt khác, với quy định của hệ thống pháp luật Hoa Kỳ, trong vụ tranh chấp trên tòa án Hoa Kỳ sẽ xác định có hay không tồn tại yếu tố “consideration” trong thỏa thuận của các bên và bên tiếp nhận lời hứa phải chứng minh được mình đã đưa ra consideration cho lời hứa đó. Nếu không có consideration thì không thể ràng buộc nghĩa vụ của bên kia đối với nội dung họ đã hứa.25 Do đó, nếu công ty B chấp nhận giao kết hợp đồng và muốn yêu cầu Công ty A phải thực hiện đúng các cam kết mình đã đưa ra thì Công ty B phải chứng minh sự tồn tại của consideration với Công ty A và một khi tòa án và cơ quan giải quyết tranh chấp xác định giữa các bên có tồn tại consideration thì khi đó tòa án sẽ buộc bên “bội ước” phải thực hiện đúng lời hứa. Tóm lại, với quy định của BLDS năm 2015 về trình tự giao kết hơp đồng bao gồm 02 (hai) bước: (1) Đề nghị giao kết hợp đồng; và (2) Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng. Đây là giai đoạn đầu tiên để các bên tiến tới hợp đồng đóng vai trò hết sức quan trọng vì nó là cơ sở đặt nền móng cho sự ra đời hợp đồng, đồng thời quyết định nội dung của hợp đồng sau này sẽ được diễn ra như thế nào. Trong giai đoạn này, các bên các bên tiến hành đàm phán với nhau để đi đến sự ưng thuận và để đạt được sự ưng thuận trong giao kết hợp đồng thì phải có ít nhất một trong hai bên đưa ra cam kết cần thiết liên quan đến nội dung, đối tượng trong hợp đồng. Chính những cam kết các bên đưa ra có giá trị ràng buộc với chính họ và là tiền đề để thiết lập nên hợp đồng. Giao kết hợp đồng được diễn ra trước khi hợp đồng được ký kết, thường được bắt đầu từ khi một bên thể hiện ý muốn xác lập hợp đồng và kết thúc khi hợp đồng được giao kết. 1.1.3. Khái niệm thời điểm giao kết hợp đồng Khi các bên trong hợp đồng thỏa thuận đàm phán, thương lượng với nhau và đã có sự gặp gỡ ý chí chung thì quá trình này sẽ kết thúc. Thời điểm kết thúc được xem là thời điểm giao kết hợp đồng ngay tại thời điểm này thì hợp đồng có thể phát sinh hiệu lực pháp lý trừ trường hợp các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định khác.26 Lúc này các bên không thể tự do rút lại những cam kết mình đã đưa ra mà phải thực Lê Thị Diễm Phương (2013), “Đề nghị và chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng – Nhìn từ góc độ so sánh”, Tạp chí Khoa học Pháp lý, Số 02/2013, tr.71. 25 Trần Ngọc Hà (2013), “Tìm hiểu về Consideration theo quy định của pháp luật hợp đồng Anh”, Trích hội thảo tìm hiểu pháp luật hợp đồng trong Thông luật, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 25/5/2013, tr.2-3. 26 Khoản 1 Điều 401 BLDS năm 2015. 24 14 hiện đúng các thỏa thuận được nêu trong hợp đồng nếu như không muốn phải gánh chịu bất kỳ các chế tài pháp lý nào. Việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng rất quan trọng do đó cần phải xác định đúng và chính xác thời điểm này, bởi lẽ nếu thời điểm này không xác định đúng thì các bên tham gia, người có quyền và lợi ích liên quan và tòa án sẽ lúng túng không biết hợp đồng có hiệu lực từ lúc nào, văn bản pháp luật điều chỉnh, thời hiệu khởi kiện… Theo từ điển Tiếng Việt, “thời điểm” được định nghĩa là một khoảng thời gian cực ngắn được hạn định một cách chính xác, coi như một điểm trên trục thời gian hay khoảng thời gian ngắn được xác định tương đối chính xác.27 Thời điểm giao kết hợp đồng là thời điểm các bên thỏa thuận xong nội dung của hợp đồng hay khi bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng của bên được đề nghị hoặc bên sau cùng ký vào văn bản tùy vào hình thức hợp đồng được xác lập.28 Thời điểm giao kết hợp đồng có thể được xác định tại một mốc thời gian cụ thể khi các bên giao kết hợp đồng thông qua phương tiện điện tử, giao dịch trên sàn chứng khoán… hoặc được xác định trong một khoảng thời gian ngắn. Thời điểm giao kết hợp đồng được xem xét dưới hai (02) góc độ: (1) Xét về mặt logic, thời điểm giao kết hợp đồng là một khoảng thời gian ngắn được xác định cụ thể, đánh dấu sự chấm dứt của quá trình thương thảo, bằng kết quả tích cực đó là việc các bên tham gia đạt được sự đồng thuận và đây cũng là mốc thời gian đánh dấu sự bắt đầu một quan hệ pháp luật Dân sự được xác lập bởi ý chí tự do, tự nguyện của cá nhân, tổ chức mà quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia phát sinh từ quan hệ đó được pháp luật công nhận và bảo đảm thực hiện. (2) Xét dưới góc độ kỹ thuật pháp lý, thời điểm giao kết hợp đồng là khoảng thời gian ngắn hoặc một thời điểm xác định mà tại thời điểm đó, giữa các bên tham gia hợp đồng có sự gặp gỡ, thống nhất ý chí, trùng lặp hoàn toàn với nhau trong việc xác lập quan hệ hợp đồng nhằm ràng buộc quyền và nghĩa vụ với nhau.29 Tóm lại, thời điểm giao kết hợp đồng là khoảng thời gian ngắn hoặc mốc thời gian cụ thể đánh dấu sự kết thúc quá trình đàm phán, thương lượng và đồng thời có thể là thời điểm bắt đầu phát sinh trách nhiệm pháp lý ràng buộc các bên phải thực Hoàng Phê (Chủ biên) (2020), tlđd (5), tr.250. Điều 400 BLDS năm 2015. 29 Lê Minh Hùng (chủ biên) (2013), tlđd (2), tr.21-22. 27 28 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan