Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn thời gian nghệ thuật trong ca dao thề nguyền người việt...

Tài liệu Luận văn thời gian nghệ thuật trong ca dao thề nguyền người việt

.PDF
53
105
112

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN =====o0o===== PHÙNG THỊ HIÊN THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG CA DAO THỀ NGUYỀN NGƯỜI VIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI, 2017 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN =====o0o===== PHÙNG THỊ HIÊN THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG CA DAO THỀ NGUYỀN NGƯỜI VIỆT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ NGỌC LAN HÀ NỘI, 2017 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan, cùng các thầy cô giáo trong khoa Ngữ văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Sinh viên Phùng Thị Hiên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận: Thời gian nghệ thuật trong ca dao thề nguyền người Việt là kết quả nghiên cứu của riêng tôi. Khóa luận không sao chép từ một tài liệu, công trình nghiên cứu nào đã công bố. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 5 năm 2017 Sinh viên Phùng Thị Hiên MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 2 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu.................................................................... 6 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 6 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7 6. Cấu trúc của khóa luận .................................................................................. 7 NỘI DUNG ....................................................................................................... 8 Chương 1. GIỚI THUYẾT VỀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG CA DAO THỀ NGUYỀN ....................................................................................... 8 1.1. Khái niệm thời gian và thời gian nghệ thuật .............................................. 8 1.2. Biểu hiện của thời gian nghệ thuật trong ca dao thề nguyền ................... 14 1.2.1. Công thức miêu tả thời gian .................................................................. 15 1.2.2. Từ ngữ biểu thị thời gian....................................................................... 22 Chương 2. CÁC SẮC THÁI BIỂU ĐẠT CỦA THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG CA DAO THỀ NGUYỀN NGƯỜI VIỆT ........................................ 30 2.1. Thời gian biểu đạt sự gắn kết tình yêu ..................................................... 30 2.2. Thời gian biểu đạt tình yêu vĩnh hằng, bất diệt ....................................... 33 2.3. Thời gian biểu đạt khát vọng tình yêu chung thủy .................................. 39 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ca dao Việt Nam được xem là tấm gương phản ánh trung thực hình ảnh thiên nhiên, đất nước, con người Việt Nam. Đó là kho tài liệu phong phú về phong tục, tập quán trong đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân lao động. Trong đó, những câu hát thề nguyền trong hệ thống ca dao giao duyên chiếm vị trí quan trọng trong kho tàng ca dao của dân tộc. Tìm hiểu ca dao thề nguyền, ta sẽ thấy những biểu hiện độc đáo và sâu sắc của đời sống tâm hồn con người Việt Nam qua bao thế hệ. Thời gian được diễn tả trong những câu hát thề nguyền là thời gian nghệ thuật. Mỗi thể loại văn học đều mang nét đặc thù riêng về thời gian nghệ thuật. Nếu như trong sử thi là thời gian “khuyết sử”, mang đậm chất thần thoại; thời gian trong cổ tích là thời gian của quá khứ không xác định, mang tính hoang đường thì thời gian nghệ thuật trong ca dao là thời gian hiện tại, thời gian diễn xướng có nghĩa là “thời gian của tác giả và thời gian của người đọc (người thưởng thức) hòa lẫn với thời gian của người diễn xướng”. Cho đến nay, chưa có công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về yếu tố thời gian trong ca dao thề nguyền. Vì vậy, chúng tôi lựa chọn: Thời gian nghệ thuật trong ca dao thề nguyền người Việt làm đề tài nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp. Xuất phát từ thực tế, chúng tôi nhận thấy ca dao chiếm một số lượng khá lớn so với các thể loại văn học dân gian khác trong chương trình Ngữ văn ở nhà trường phổ thông. Lựa chọn đề tài này, người viết bước đầu được làm quen với các thao tác tư duy trong nghiên cứu khoa học, mặt khác đây chính là cơ hội tốt để trau dồi kiến thức về văn học dân gian, phục vụ tốt cho công tác giảng dạy sau này. Đồng thời khi tìm hiểu nhóm ca dao thề nguyền, ta có thể nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của người bình dân xưa. Lời ca giản dị nhưng chứa đựng những 1 tình cảm rất đời, rất người, mang giá trị nhân bản, nhân văn sâu sắc, hơn thế, nó còn nói lên được những quy luật có tính phổ quát muôn đời của lòng người. Chính các yếu tố đó đã tạo niềm say mê muốn khám phá, tìm hiểu của chúng tôi. 2. Lịch sử vấn đề Qua việc khảo sát, chúng tôi nhận thấy ca dao có chủ đề “thề nguyền” từ lâu đã được đề cập đến trong một số công trình nghiên cứu. Năm 1973 trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, khi viết về mảng ca dao tình yêu đã khái quát: “Ca dao - dân ca trữ tình về tình yêu nam nữ có nội dung phản ánh được mọi biểu hiện của tình yêu trong tất cả các chặng đường của nó: giai đoạn gặp gỡ ướm hỏi, giai đoạn gắn bó trao đổi những lời thề nguyền, những tặng vật cho nhau, giai đoạn hạnh phúc với những niềm ước mơ…” [8]. Đây là những ý kiến chính xác, song còn dừng lại ở những thông tin sơ lược. Năm 1978 trong cuốn Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam (tái bản lần thứ 8) Vũ Ngọc Phan khi nói về tình yêu lứa đôi cũng đã khẳng định:“Có thể nói ca dao đã ghi lại tất cả các chặng đường của tình yêu, các khía cạnh của tình yêu, các trạng thái tình cảm của nam nữ thanh niên với những trắc trở khó khăn do đời sống và chế độ phong kiến gây nên… trong cảnh lầm than, tình yêu của nhân dân lao động Việt Nam vẫn thắm thiết, có khi còn gắn bó bằng lời keo sơn, cho nên trong sinh hoạt khó khăn và gian khổ, họ vẫn hăng hái và bền bỉ. Những câu biểu hiện ý chí sắt đá của những người bạn tình có rất nhiều trong ca dao Việt Nam” [14]. Trong cuốn sách này, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu mang tính chất dẫn dắt, khơi gợi mà chưa đặt ra vấn đề nghiên cứu, xem xét nội dung biểu hiện của câu hát thề nguyền trong ca dao tình yêu một cách cụ thể. Năm 1991, trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, tập 2, tác giả 2 Hoàng Tiến Tựu căn cứ vào chủ đề đã chia ca dao tình yêu thành bốn bộ phận chính: ca dao tỏ tình, ca dao tương tư, ca dao thề nguyền và ca dao hận tình [18]. Ở đây tác giả chỉ dừng lại ở việc phân loại mà chưa đi vào phân tích các phương diện biểu hiện của ca dao thề nguyền. Năm 1992, với chuyên luận Thi pháp ca dao, Nguyễn Xuân Kính đã có những phân tích chuyên sâu về các vấn đề ngôn ngữ, hình tượng, kết cấu, thể thơ, thời gian và không gian nghệ thuật của ca dao truyền thống. Theo tác giả: “Thời gian và không gian là những mặt của hiện thực khách quan được phản ánh trong tác phẩm tạo thành thế giới nghệ thuật của tác phẩm. Thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật một mặt thuộc phương diện đề tài, mặt khác thể hiện nguyên tắc cơ bản của việc tổ chức tác phẩm của từng tác giả, từng thể loại, từng hệ thống nghệ thuật” [9;28]. Năm 1992, tác giả Hoàng Tiến Tựu trong cuốn Bình giảng ca dao [19] có những phát hiện chính xác, độc đáo về nội dung biểu hiện câu hát thề nguyền trong ca dao tình yêu thông qua một đơn vị cụ thể: Rủ nhau lên núi đốt than Anh đi Tam Điệp, em mang nón Trình Củi than nhem nhuốc với tình Ghi lời vàng đá xin mình chớ quên Đó là lời nhắn nhủ giữ vững tình yêu thủy chung. Tác giả đã cụ thể hóa nội dung này qua việc phân tích câu chữ “rủ nhau”, “chớ quên”, “nhem nhuốc”, “lời vàng đá”. Tuy nhiên đây cũng chỉ mới là bài viết được trình bày dưới dạng cảm nhận chứ chưa thực sự là công trình nghiên cứu chuyên biệt. Năm 1994, Nguyễn Thị Quỳnh Liên trong luận văn thạc sĩ Sự thể hiện của trạng thái nghệ thuật trong ca dao trữ tình [10] qua việc tìm hiểu các cụm từ cố định, đã nhận diện được một số công thức thường được sử dụng trong câu hát thề nguyền như: Dẫu... cũng chờ, Dù... cũng thương... Đây là 3 công thức điều kiện giả thiết. Công thức này nêu lên một điều kiện không thuận lợi, bất thường nhằm khẳng định, nhấn mạnh rằng điều kiện được nói đến (chờ đợi, thương) vẫn xảy ra, vẫn đúng ngay cả trong điều kiện đó. Trong quan hệ với trạng thái nghệ thuật, công thức biểu đạt một lời thề chung thủy. Đấy mà xử ngãi vuông tròn Dẫu ngàn năm li biệt đây vẫn còn đợi trông Hay một công thức khác: duyên... đợi chờ cũng biểu đạt lời thề, lời khẳng định lòng chung thủy: Trăm năm tượng rách còn thờ Lỡ duyên chịu lỡ cũng chờ đợi anh Đó là những kết quả nghiên cứu bước đầu, mang lại những gợi ý quan trọng cho chúng tôi trong việc triển khai đề tài. Năm 1998, trong Những thế giới nghệ thuật ca dao, tác giả Phạm Thu Yến đề cập vấn đề “Thời gian và không gian nghệ thuật trong ca dao”. Viết về vấn đề này tác giả khẳng định mỗi thể loại văn học mang nét đặc thù về thời gian nghệ thuật, trong đó thời gian trong ca dao là phương tiện biểu đạt trạng thái tâm hồn của con người. Khi khảo sát thời gian nghệ thuật, tác giả nhận định thời gian nghệ thuật trong ca dao có thể phân thành hai mảng: thời gian sự kiện và thời gian tâm lý. Đồng thời, đưa ra một số công thức miêu tả thời gian: công thức chỉ thời điểm, thời gian để chỉ các trạng thái tình cảm thay đổi thường được miêu tả đối lập quá khứ và hiện tại, thời gian là phương tiện biểu hiện lời thể nguyền, ước hẹn hoặc ước mơ cháy bỏng của tình yêu hoặc lời đùa vui đố hỏi...[23] Năm 1998 trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam (sách Cao đẳng sư phạm) tác giả Hoàng Tiến Tựu căn cứ vào đề tài và chủ đề chia ca dao tình yêu thành bốn bộ phận chính: ca dao tỏ tình, ca dao tương tư, ca dao thề nguyền và ca dao hận tình [20]. Nếu như ở cuốn dành cho đại học sư phạm 4 chỉ dừng lại ở việc phân loại thì cuốn dành cho cao đẳng sư phạm tác giả nói rõ hơn về ca dao thề nguyền với nội dung chủ yếu: “Khác với ca dao tỏ tình và tương tư, ở bộ phận ca dao thề nguyền lại toát lên sức mạnh phi thường của nghị lực và ý chí. Ở đây các chàng trai, cô gái thể hiện rõ sự tỉnh táo, sáng suốt, dám nhìn thẳng vào thực tế khó khăn, chấp nhận mọi thử thách vượt qua mọi trở lực để thực hiện tình yêu”. Sau khi đưa ra nhận định, tác giả đưa ra các dẫn chứng để làm rõ vấn đề này: - Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo Ngũ lục sông cũng lội, thất bát cửu thập đèo cũng qua. - Đôi ta đã quyết thi hành Đã đốn thì vác cả cành lẫn cây Năm 2003, trong báo cáo khoa học Một số phương thức nghệ thuật biểu đạt nội dung thề nguyền trong ca dao trữ tình người Việt [7], tác giả Phùng Thị Thanh Huyền tiến hành khảo sát một số phương thức nghệ thuật biểu đạt như: thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, một số biện pháp như ẩn dụ, biểu tượng, kết cấu, ngôn ngữ… Theo tác giả “Vẻ đẹp của mỗi bài ca dao kết tinh ở nghệ thuật và nội dung, chính nghệ thuật là phương tiện hữu hiệu nhất để chuyển tải nội dung và ta có thể khẳng định rằng nội dung đầy giá trị nhân văn, nhân bản của ca dao thề nguyền đã được truyền tải qua những hình thức thật đẹp, thật độc đáo, hấp dẫn”. Qua đó, tác giả đánh giá cao giá trị của ca dao thề nguyền trên cả hai phương diện nội dung và nghệ thuật. Đây là một trong những gợi ý quan trọng để chúng tôi giải quyết các vấn đề của đề tài đang nghiên cứu. Năm 2006, trong kỷ yếu Hội nghị khoa học sinh viên tác giả Vũ Thị Nga có báo cáo Câu hát thề nguyền trong ca dao về tình yêu đôi lứa [13]. Với dung lượng của một bài báo cáo, tác giả mới chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu một số bài ca dao thề nguyền tiêu biểu để từ đó khẳng định giá trị của ca dao thề nguyền trong đời sống cũng như như vai trò của nó trong thể loại ca dao. 5 Năm 2008, khóa luận tốt nghiệp với đề tài Câu hát thề nguyền trong ca dao tình yêu người Việt [12] của sinh viên Phạm Thu Minh khoa Ngữ văn trường ĐHSP Hà Nội 2 đã có sự nghiên cứu khá hệ thống về câu hát thề nguyền. Tác giả chủ yếu khảo sát câu hát thề nguyền trong hệ thống ca dao tình yêu và nội dung biểu hiện của nó. Ở chương 3 của khóa luận, tác giả đã chỉ ra một số phương thức nghệ thuật nổi bật trong việc biểu đạt nội dung “thề nguyền” như: ẩn dụ, biểu tượng, yếu tố không gian và thời gian nghệ thuật…. Tuy nhiên tác giả mới chỉ dừng lại ở việc phát hiện, chưa đi sâu vào việc phân tích, lí giải. Song đó vẫn là những gợi ý quan trọng để chúng tôi mở rộng vấn đề nghiên cứu trong khóa luận của mình. Qua việc khảo sát các công trình nghiên cứu trên, ta thấy các bài viết, giáo trình cũng đã có sự quan tâm tới yếu tố thời gian trong ca dao trữ tình song chưa đi vào khảo sát yếu tố này trong một nhóm bài ca dao cụ thể - ca dao thề nguyền. Vì vậy, đây là một vấn đề có ý nghĩa khoa học, cần được nghiên cứu một cách cụ thể, kỹ lưỡng hơn nữa. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu + Mục đích: Làm rõ biểu hiện của các dạng thời gian, lớp từ ngữ chỉ thời gian và nội dung biểu đạt của nó trong ca dao thề nguyền. + Nhiệm vụ: Khảo sát yếu tố thời gian nghệ thuật trong ca dao thề nguyền và phân tích các biểu hiện của nó thông qua các công thức, từ ngữ chỉ thời gian; thấy được các nội dung biểu đạt của thời gian nghệ thuật trong việc diễn tả các sắc thái tình cảm của con người. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu + Đối tượng: Thời gian nghệ thuật – một trong những yếu tố thi pháp nổi bật trong bộ phận ca dao thề nguyền người Việt. + Phạm vi: - Về tư liệu: Chúng tôi tiến hành khảo sát một số công trình sưu tầm, 6 tuyển chọn ca dao người Việt đã được xuất bản và thống kê được 241 lời ca dao có nội dung thề nguyền, trong đó 168 bài xuất hiện yếu tố thời gian. - Về nội dung: Tìm hiểu yếu tố thời gian trong bộ phận ca dao thề nguyền với các biểu hiện cụ thể: dạng thức, công thức miêu tả thời gian và nội dung, ý nghĩa biểu đạt của nó trong ca dao thề nguyền. Trong quá trình triển khai các nội dung khóa luận, chúng tôi có sự so sánh với ca dao dân ca của một số dân tộc thiểu số. 5. Phương pháp nghiên cứu Do đặc điểm, yêu cầu và mục đích của đề tài chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp tiếp cận hệ thống - Phương pháp phân tích, tổng hợp - Phương pháp so sánh, đối chiếu 6. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nội dung chính của khóa luận được triển khai thành hai chương. Chương 1. Giới thuyết về thời gian nghệ thuật trong ca dao thề nguyền Chương 2. Các sắc thái biểu đạt của thời gian nghệ thuật trong ca dao thề nguyền 7 NỘI DUNG Chương 1. GIỚI THUYẾT VỀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG CA DAO THỀ NGUYỀN Trong thế giới khách quan, mọi sự vật, hiện tượng đều được gắn với hệ tọa độ không gian - thời gian xác định, nên những cảm nhận của con người về thế giới đều bắt đầu từ sự đổi thay của không gian, thời gian. Từ sự đổi thay của không gian, thời gian, con người nhận ra sự đổi thay trong chính mình. Vì vậy, bên cạnh không gian, thời gian trở thành một trong những đối tượng phản ánh phổ biến của tác phẩm văn học, một phạm trù thẩm mỹ. Không có hình tượng nghệ thuật nào lại không tồn tại trong không gian, thời gian của chủ thể sáng tạo. “Nếu hiểu thơ ca là sự cảm nhận thế giới và con người thì thời gian, không gian chính là hình thức để con người cảm nhận thế giới và con người” [16]. Thời gian trong nghệ thuật cũng được coi là một hiện tượng nghệ thuật. Thời gian gắn với những quan niệm về nghệ thuật, về con người, về thế giới của chủ thể. Thời gian là sản phẩm của nghệ sĩ nhằm biểu hiện về con người, về thế giới, đồng thời thể hiện quan niệm nhân sinh. Thời gian còn là một yếu tố quan trọng làm nền cho tác phẩm, góp phần bộc lộ chủ đề tác phẩm. Thời gian trong nghệ thuật có mô hình và ngôn ngữ riêng của mình vì nó thể hiện quan niệm về trật tự thế giới, về sự lựa chọn của con người. 1.1. Khái niệm thời gian và thời gian nghệ thuật Ngay từ thời xa xưa, con người đã hiểu rằng, bất kì khách thể vật chất nào cũng chiếm một vị trí trong khoảng không gian, thời gian nhất định A.JaGurevich trong cuốn Các phạm trù văn hóa trung cổ đã chỉ ra cách lý giải của người trung cổ về khái niệm thời gian: “Thời gian và không gian có tính chất khách quan, những phẩm chất của chúng độc lập với chất liệu được chứa trong chúng” [4]. Chính vì vậy, thời gian đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học tự nhiên cũng như khoa học xã hội, trong đó có thi pháp học. 8 Trong lịch sử triết học, thời gian (cùng với không gian) là một phạm trù xuất hiện sớm. Cùng với không gian, thời gian gắn liền với vật chất và là phương thức tồn tại của vật chất. Không có một dạng vật chất nào tồn tại ở bên ngoài thời gian và không gian. Ngược lại, cũng không thể có thời gian và không gian ở bên ngoài vật chất. Lê nin cho rằng: “Trong thế giới khách quan không có gì khác tồn tại ngoài vật chất chuyển động và vật chất không thể chuyển động ở đâu khác ngoài không gian và thời gian”. Ăng ghen cũng khẳng định: “Các hình thức cơ bản của mọi tồn tại là không gian và thời gian. Tồn tại ngoài thời gian thì cũng hết sức vô lý như tồn tại ngoài không gian”[17]. Như vậy, theo quan điểm của chủ nghĩa Duy vật, thời gian và không gian tồn tại hoàn toàn khách quan, không phụ thuộc vào ý thức con người và là những khái niệm hoàn toàn độc lập với nhau. Theo cuốn Hán Việt - giản yếu từ điển (Đào Duy Anh biên soạn): “Thời gian chỉ ba trạng thái quá khứ, hiện tại và vị lai lưu chuyển với nhau vô cùng” [2] Trong cuốn Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê đã cắt nghĩa: “Thời gian là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất (cùng với không gian), trong đó vật chất vận động và phát triển liên tục, không ngừng” [15]. Theo thi pháp học, thời gian là hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật, là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về cuộc sống. Thời gian nghệ thuật thể hiện quan niệm về trật tự, thế giới và sự lựa chọn của con người. Như vậy, mỗi ngành khoa học có một phương pháp, mục đích nghiên cứu khác nhau nên có cách nhìn nhận, quan niệm không giống nhau về thời gian. Thi pháp học xem xét thời gian trong tác phẩm văn học với tư cách là một phạm trù nghệ thuật nên cũng sẽ có những đặc thù riêng. Bên cạnh thuộc 9 tính vật lý tự nhiên, thời gian trong tác phẩm văn học còn mang tính biểu trưng và tính quan niệm. Bàn về thời gian nghệ thuật, Giáo sư Trần Đình Sử trong Dẫn luận thi pháp học đã khẳng định: “Thời gian nghệ thuật là thời gian mà ta có thể thể nghiệm được trong tác phẩm nghệ thuật với tính liên tục và độ dài của nó, với nhịp độ nhanh hay chậm, với chiều thời gian là hiện tại, quá khứ hay tương lai” [16;77]. Trên thực tế không có hình tượng nghệ thuật nào không tồn tại trong thời gian và bản thân người kể chuyện hay nhà thơ trữ tình cũng nhìn sự vật bằng một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Khác với thời gian khách quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược quay về quá khứ, có thể bay vượt tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài trong chốc lát, lại có thể kéo dài cái chốc lát thành vô tận. Thời gian nghệ thuật là hình tượng nghệ thuật, sản phẩm sáng tạo của tác giả bằng phương tiện nghệ thuật nhằm làm cho người đọc thưởng thức, cảm nhận được hoặc hồi hộp chờ đợi hoặc thanh thản vô tư, hoặc đắm chìm vào quá khứ. Thiếu sự cảm thụ, tưởng tượng của người đọc thì thời gian nghệ thuật là sáng tạo khách quan trong chất liệu. Nếu như mọi tác phẩm có thể gây hiệu quả hồi hộp, đợi chờ thì đối với ai, lúc nào khi cảm thụ thời gian ấy đều xuất hiện. Như vậy, có thể thấy rằng thời gian nghệ thuật là một dạng tồn tại đặc biệt, có quan hệ mật thiết với thời gian vật lý. Nếu như thời gian vật lý tồn tại một cách khách quan bên ngoài ý thức của con người thì thời gian nghệ thuật lại mang đậm dấu ấn chủ quan của chủ thể sáng tạo. Đó là thời gian tinh thần của con người, là thời gian sống mà con người cảm nhận. Hay nói cách khác, thời gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ, nó gợi lên trong trí tưởng tượng của chúng ta qua các tín hiệu ngôn từ và mang tính vận động rõ nét. 10 Ví dụ: Hôm qua tát nước đầu đình Bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen Em được thì cho anh xin Hay là em để làm tin trong nhà... Thời gian trong bài ca dao Tát nước đầu đình đều là thời gian mang tính chất phiếm chỉ: hôm qua, đã lâu, mai, đến khi lấy chồng... mà tác giả dân gian sử dụng làm phương tiện để giãi bày, thể hiện tình cảm của mình một cách ý nhị, sâu sa, nhưng cũng vô cùng thông minh, dí dỏm. Để có dịp thổ lộ tình yêu với cô gái, chàng trai mượn cớ quên áo, hỏi xin, nhân đó gợi chuyện làm thân rồi lân la ngỏ ý cầu hôn. Câu chuyện bỏ quên áo trong bài ca dao Tát nước đầu đình trên là hoàn toàn hư cấu. Hư cấu từ thời gian nghệ thuật cho đến các tình tiết diễn ra trong bài ca dao. Nhưng cũng chính nhờ vào tài đặt chuyện và dẫn chuyện một cách khéo léo, dí dỏm ấy mà chàng trai ở đây đã bộc lộ được một sự thực, rất thực, là tình yêu trong sáng, thơ mộng, lãng mạn và cũng rất trân trọng, đằm thắm của chàng đối với người bạn gái mà chàng muốn cưới làm vợ. Có thể thấy bài ca dao trên đã rất thành công về nghệ thuật dựng chuyện, cũng như nghệ thuật sử dụng những phương thức diễn đạt, trong đó có thời gian nghệ thuật Các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học cũng khẳng định thêm rằng: “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như không gian nghệ thuật, sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn nhất định trong thời gian. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật” [5]. 11 Tiến sĩ N.K. Gây đã nói về vai trò của thời gian nghệ thuật như sau: “Tọa độ không gian và thời gian không chỉ ảnh hưởng đến khung tác phẩm mà còn là một trong những phương tiện hoạt động của việc tổ chức nội dung tác phẩm”[Dẫn theo tài liệu số 22] Trong ca dao trữ tình, thời gian nghệ thuật là một yếu tố của chỉnh thể nghệ thuật, Trần Thị An trên Tạp chí văn học số 6, 1990 đã viết về thời gian nghệ thuật của ca dao như sau: “Dựa trên lối nói, lối nghĩ quen thuộc trong cuộc sống hằng ngày của nhân dân ta, nó góp phần làm cho tâm trạng ấy trở thành phổ biến cho tất cả mọi người, ở mọi thời điểm. Có thể nói thời gian nghệ thuật là một tín hiệu thẩm mĩ quan trọng, giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về ca dao tình yêu nói chung và ca dao thề nguyền nói riêng” [1]. Thời gian nghệ thuật là một phạm trù thi pháp ngày càng quan trọng bởi vì con người muốn cảm nhận toàn bộ thế giới qua thời gian và trong thời gian. Thời gian là đối tượng, là chủ thể, là công cụ miêu tả, là sự ý thức và cảm giác về sự vận động và thay đổi của thế giới trong các hình thức đa dạng của thời gian và xuyên suốt toàn bộ nền văn hóa. Sự thụ cảm thời gian gắn liền với ý thức về ý nghĩa của cuộc đời, với quan niệm về thế giới và lịch sử, với ước mơ, lí tưởng và năng lực hoạt động của con người. Một cuộc đời có thể trôi nhanh như một giấc mộng, một phút chờ đợi có thể dài như trăm năm, có kẻ say sưa quên năm tháng, có người mãi mãi thiếu thời gian, lịch sử có khi hàng trăm năm giẫm chân tại chỗ, có khi vùn vụt một ngày bằng hai mươi năm…, ý thức về thời gian là ý thức về sự tồn tại của con người, phát hiện về thời gian giúp con người nhận thức sâu sắc hơn về cuộc đời, về con người. Mỗi thời kì văn học, mỗi dòng văn học, mỗi thể loại văn học khác nhau lại có những cách cảm nhận và biểu hiện thời gian khác nhau. Song về cơ bản có thể thấy thời gian nghệ thuật bao giờ cũng gắn liền với hình thức tổ chức 12 bên trong của hình tượng nghệ thuật. Nếu như ngòi bút chạy theo diễn biến sự kiện thì thời gian trôi nhanh, khi nào dừng lại miêu tả chi tiết thì thời gian chậm lại Cùng với không gian nghệ thuật thì thời gian nghệ thuật là phạm trù cơ bản trong thi pháp và thi pháp học. Thời gian nghệ thuật không đồng nhất với thời gian trong cuộc sống mặc dù xuất phát điểm của nó là từ đời sống. Thời gian nghệ thuật là sự phản ánh thời gian thông qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ . Nó phụ thuộc vào điểm nhìn nghệ thuật, quan niệm, sở thích, ý muốn chủ quan của tác giả. Ví dụ: Trăm năm đành lỗi hẹn hò Cây đa bến cũ, con đò khác đưa Cây đa, bến cũ còn lưa Con đò năm ngoái, năm xưa đâu rồi? “Năm ngoái” - thời gian mới đây, khi trở về, cô gái vẫn là của chàng trai. Vậy mà cái “năm xưa” lại được đặt ở sau gây ra một nỗi buồn hun hút, một sự hụt hẫng không diễn tả thành lời. Tóm lại, qua một số ý kiến trên, có thể hiểu thời gian nghệ thuật là một phạm trù của thi pháp học, thể hiện cái nhìn mang màu sắc tâm lý chủ quan của người nghệ sĩ. Vì vậy nó mang tính chất đa dạng, phong phú, biểu hiện chất sáng tạo nghệ thuật của người nghệ sĩ, cách cảm nhận, ứng xử đối với cuộc sống theo quan điểm, ý đồ của tác giả. Trong thế giới nghệ thuật của nhà văn thì thời gian là một trong những phương tiện hữu hiệu để tổ chức nội dung của nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật, nó là thuộc tính tất yếu của hình tượng nghệ thuật. Vận động trên cả ba chiều: quá khứ - hiện tại - tương lai, nhưng thời gian nghệ thuật không nhất thiết phải theo trật tự vốn có của nó mà có thể đảo ngược trình tự thời gian, thay đổi nhịp độ, thậm chí có thể bỏ qua một hay hai chiều vận động của 13 nó. Có nhiều cách chiếm lĩnh thời gian khác nhau. Như vậy, là một phạm trù của thi pháp học, thời gian nghệ thuật là yếu tố quan trọng góp phần thể hiện tư tưởng, tư duy, cái nhìn của tác giả về cuộc đời. 1.2. Biểu hiện của thời gian nghệ thuật trong ca dao thề nguyền Nếu như chúng ta quan niệm thơ là sự cảm thụ về thế giới và con người, thì thời gian, không gian nghệ thuật chính là hình thức để con người cảm thụ thế giới. Thời gian trong thơ ca cũng như trong các thể loại khác tuy có độ dài ngắn, có quá khứ, hiện tại, tương lai nhưng đều là một phạm trù nghệ thuật. Nó mang đầy tính ước lệ, chủ quan và thể hiện cách hiểu về thế giới con người. Tìm hiểu thời gian nghệ thuật của một hiện tượng văn học chính là tìm hiểu cách cảm nhận cuộc sống một cách nghệ thuật và thẩm mĩ trong đó. Thực tế ấy cho thấy ở mỗi nền văn hóa, mỗi hiện tượng văn học đều có các hình thức biểu hiện thời gian đặc trưng. Để thấy hết cái đặc sắc của ca dao cũng như tiếng lòng của người bình dân xưa trong ca dao chúng ta không thể không tìm hiểu về các hình thức biểu hiện thời gian. Nếu như thời gian trong sử thi là thời gian “khuyết sử”, thời gian lịch sử đã được hư cấu, nhào nặn trở thành thời gian mang tính khái quát hàng trăm, hàng nghìn năm đậm chất thần thoại. Thời gian trong truyền thuyết là thời gian quá khứ xác định (“Vào thời An Dương Vương, vào thời Hai Bà Trưng”…) Thời gian trong truyện cổ tích là thời gian quá khứ phiếm định (“Ngày xửa ngày xưa”, “đã lâu lắm rồi”...). Còn trong ca dao, thời gian là phương tiện biểu đạt trạng thái tâm hồn của con người nên mang tính phiếm chỉ và nói chung nó vừa là thời gian hiện thực khách quan vừa là thời gian của sự tưởng tượng, hư cấu mang tính chủ quan của nhân vật trữ tình. Sự có mặt của thời gian nghệ thuật trong nhóm ca dao thề nguyền không tách rời đặc điểm chung của thể loại, song nó còn mang nét riêng khác với các bộ phận ca dao trong hệ thống. 14 1.2.1. Công thức miêu tả thời gian 1.2.1.1. Thời gian hiện tại Trong thơ ca dân gian, thời gian của tác giả và thời gian của người đọc hòa lẫn với thời gian diễn xướng. Thời gian ở đây là thời gian hiện tại. Đó thời điểm, hay một khoảng thời gian xác định mà trạng thái nhân vật trữ tình được bộc lộ. Thời gian hiện tại có thể là thời điểm bắt đầu của trạng thái hoặc thời gian được tính đếm bằng con số cụ thể. Qua khảo sát nhóm ca dao thề nguyền, chúng tôi thấy rằng thời gian hiện tại có tần số xuất hiện ít, chỉ một vài câu. Ca dao nói chung và nhóm ca dao thề nguyền nói riêng đều lấy thời gian hiện tại (tức là thời gian của tác giả và thời gian của người đọc - người thưởng thức, hòa lẫn với thời gian của người diễn xướng) làm thời gian nghệ thuật của mình. D.X. Likhatrôp trong cuốn sách Thi pháp văn học Nga cổ [22] đã cho rằng đối với thơ ca dân gian, một điều cần được chú ý đặc biệt khi nghiên cứu thời gian nghệ thuật đó là thời gian diễn xướng. Tính chất độc đáo ở cách thể hiện thời gian là tác giả với tư cách một cá thể, là một cái tôi trữ tình không được biểu lộ ra mà vai trò của người diễn xướng rất quan trọng. Điều này cũng dễ hiểu, trước hết là vì lời ca dao sáng tác là để diễn xướng trong một môi trường thời gian và không gian nhất định. Người bình dân nhìn nhận thời gian như là phương tiện để bộc lộ tình cảm. Cho nên, nhiều bài ca dao mà nhân vật trữ tình mượn thời gian như một cái cớ để giãi bày, thổ lộ tình cảm. Cái hiện tại của thời gian trong ca dao thề nguyền thường được đánh đấu bằng các công thức, mô típ như: hôm nay, bây giờ, sáng ngày … Cũng có khi nó là thời gian của quá khứ hoặc của tương lai, nhưng dù là lúc nào thì cũng luôn được soi chiếu với hiện tại, do đó bài ca dao có cả sự vận động cảm xúc, vận động thời gian: 15
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan