Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết đôi bạn của nhất l...

Tài liệu Luận văn thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết đôi bạn của nhất linh

.PDF
60
129
103

Mô tả:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN THẢO MY THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT ĐÔI BẠN CỦA NHẤT LINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI, 2018 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN THẢO MY THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT ĐÔI BẠN CỦA NHẤT LINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học TS. THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG HÀ NỘI, 2018 LỜI CẢM ƠN Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, khoa Ngữ Văn, tổ Văn học Việt Nam đã tạo điều kiện trong suốt thời gian em học tập và nghiên cứu tại trường. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo - TS. Thành Đức Bảo Thắng, người đã hướng dẫn, động viên và tận tình giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 1 tháng 5 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thảo My LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan: Khóa luận “Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đôi bạn của Nhất Linh” là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có sự tham khảo ý kiến của những người đi trước, dưới sự giúp đỡ khoa học của TS. Thành Đức Bảo Thắng. Khóa luận không sao chép từ một tài liệu, công trình có sẵn nào. Hà Nội ngày 1 tháng 5 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thảo My MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 2 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 6 4. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 6 5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 6 6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7 7. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 7 8. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 7 NỘI DUNG ....................................................................................................... 8 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ...................................................... 8 1.1. Tác giả Nhất Linh và vị trí của tiểu thuyết Đôi bạn .................................. 8 1.1.1. Tác giả Nhất Linh ................................................................................... 8 1.1.2. Vị trí của tiểu thuyết Đôi bạn ............................................................... 11 1.2. Thời gian và không gian nghệ thuật......................................................... 13 1.2.1. Thời gian nghệ thuật ............................................................................. 13 1.2.2. Không gian nghệ thuật. ......................................................................... 20 1.3. Vai trò của thời gian và không gian nghệ thuật ....................................... 29 CHƯƠNG 2. BIỂU HIỆN CỦA THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT ĐÔI BẠN CỦA NHẤT LINH ................ 30 2.1. Biểu hiện của thời gian nghệ thuật........................................................... 30 2.1.1. Thời gian hiện thực hàng ngày.............................................................. 30 2.1.2. Thời gian hồi tưởng ............................................................................... 34 2.1.3. Thời gian tương lai ................................................................................ 37 2.2. Biểu hiện của không gian nghệ thuật ....................................................... 40 2.2.1. Không gian đời thường ......................................................................... 40 2.2.2. Không gian thiên nhiên ......................................................................... 44 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 49 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học Việt Nam giai đoạn 1930-1945 chịu sự tác động mạnh mẽ của hoàn cảnh xã hội, đã thay đổi nhanh chóng, toàn diện và hòa nhập được văn học hiện đại thế giới. Đây là giai đoạn đánh dấu bước ngoặt của lịch sử văn học với sự ra đời của nhiều trào lưu, khuynh hướng, đa dạng và phong phú. Tự lực văn đoàn là tổ chức văn học, đồng thời cũng là tổ chức văn hóa xã hội ra đời trong bối cảnh này. Với chủ trương, ý thức và khát vọng đổi mới (quan niệm nhân sinh, quan niệm xã hội, quan điểm thẩm mĩ), các nhà văn trong văn đoàn đã đẩy nhanh quá trình phát triển của văn học trên con đường hiện đại hóa. Khẳng định vai trò quan trọng của văn học lãng mạn nói chung và Tự lực văn đoàn nói riêng, trên Tạp chí Sông Hương số 37 (tháng 4 năm 1989) nhà nghiên cứu Hoàng Xuân Hãn đã viết: “Nhóm Tự lực văn đoàn không phải là nhóm duy nhất nhưng là nhóm quan trọng nhất và là nhóm cải cách đầu tiên của văn học hiện đại”. [12, tr.74.]. Nghiên cứu về nghệ thuật tiểu thuyết hiện đại với các yếu tố cấu thành, không thể không chú ý tới những thành tựu nghệ thuật quan trọng của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. Hơn nữa, mỗi nhà văn trong văn phái lại có một giọng điệu riêng tạo nên một phong cách khác nhau. Các cây bút trong văn đoàn góp phần làm phong phú, đa dạng và phát triển nhanh chóng các thể loại văn xuôi nghệ thuật trong những năm 30 của thế kỉ XX. Chủ bút Nhất Linh là người có con mắt tinh đời, đã nhìn nhận và hướng mỗi tác giả trong văn đoàn trở thành một cây bút chuyên biệt nổi danh về một thể loại. Khái Hưng, chuyển từ lối viết luận thuyết sang viết tiểu thuyết. Tú Mỡ chuyển sang làm thơ trào phúng. Trọng Lang phải là tác giả tiêu biểu cho phóng sự còn Thế Lữ phải là người mở đầu cho “thơ mới” … Các tác phẩm của Nhất Linh đã thể hiện toàn diện đường lối cũng như tôn chỉ của văn phái, nhằm đổi mới văn chương và cải 1 cách xã hội. Lựa chọn nghiên cứu tiểu thuyết của Nhất Linh là hướng đi đúng đắn để hiểu hơn về tác phẩm, tác giả và tiểu thuyết Tự lực văn đoàn. 1.2 Như chúng ta đã biết, tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XX mang hơi thở của thời đại mới. Để đạt được thành tựu đó chính là nhờ có sự giao lưu văn hóa phương Tây, phương Đông và sự kết tinh của hơn mười thế kỉ văn học dân tộc. Sau 1932, tiểu thuyết ở Việt Nam phát triển mạnh. Các nhà văn tiến bộ chủ trương cải cách xã hội, hạ bệ chế độ đại gia đình, mê tín dị đoan, đạp tan luân lí Khổng Mạnh. Nhất Linh cũng từng du học ở phương Tây nên sự ảnh hưởng này rất rõ ràng. Qua các nhân vật, nhà văn đã thể hiện khát vọng tự do cá nhân của mình, vì vậy cuộc đấu tranh cũ - mới diễn ra rất quyết liệt. Đôi bạn đặt một cột mốc quan trọng trong tiến trình tư tưởng và nghệ thuật của Nhất Linh. Đôi bạn cùng với Đoạn tuyệt, Lạnh lùng, Bướm trắng… đã góp phần khẳng định giá trị tiểu thuyết của Nhất Linh. Ngôn ngữ trong tác phẩm nhẹ nhàng, giản dị, trong sáng, từng được đánh giá cao. Xuất phát từ thực tế đó, nghiên cứu về đề tài Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đôi bạn của Nhất Linh để thấy rõ tài năng, vị trí, của ông trên con đường hiện đại hóa văn học. Đồng thời cho thấy sự thay đổi về tư tưởng cũng như nghệ thuật viết tiểu thuyết của ông. 1.3 Tìm hiểu về Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đôi bạn của Nhất Linh không những thấy được tâm huyết, tài năng của tác giả mà giúp cho người viết rèn luyện ý thức tự chủ, khả năng nghiên cứu văn học và xử lí kiến thức… trong bước đầu nghiên cứu khoa học. Đây là một công việc cần thiết với một người học văn và một giáo viên tương lai. 2. Lịch sử nghiên cứu 2.1. Tình hình nghiên cứu về thời gian và không gian nghệ thuật Nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng, thời gian và không gian bên cạnh việc cho thấy cách nhìn, cách đánh giá của tác giả về vũ trụ, về con người đồng thời còn được xử lí “như một hình thức để kiến tạo nên tác phẩm cụ thể” 2 [34, tr.87]. Lí thuyết thi pháp học hiện đại cho rằng “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật” [6, tr.322]. Và không gian nghệ thuật là bối cảnh để các nhân vật trong tác phẩm xuất hiện. Thời gian và không gian nghệ thuật tựu chung lại trong tác phẩm ngôn từ, qua đó cho thấy điểm nhìn mà tác giả lựa chọn để sáng tác đồng thời hé mở tư duy cá nhân của tác giả. Pospelov khẳng định: “Văn học nghệ thuật thì trái lại … chủ yếu thể hiện các quá trình đời sống diễn ra trong thời gian, tức là hoạt động sống của con người gắn liền với chuỗi cảm thụ, suy nghĩ, ý định, hành vi, sự kiện”. Quan niệm của Pospelov đã cho rằng thời gian trong văn học là một hiện tượng khách quan mà con người sống, hành động, thể hiện tâm trạng, suy nghĩ trong khoảng thời gian đó. Ở Việt Nam, một số nhà nghiên cứu đã mở ra hướng nghiên cứu mới cho thi pháp học. Trong công trình Thi pháp thơ Tố Hữu (1987), Trần Đình Sử đã nói đến thời gian và không gian nghệ thuật như sau: - “Khó mà hiểu được con người nếu không hiểu được không gian tổn tại của nó” [27, tr.178]. - “… ý thức về thời gian là ý thức về sự tồn tại của con người, phát hiện về thời gian giúp người ta nhận thức sâu hơn về cuộc sống” [27, tr.208]. Trong thời buổi hiện đại, thời gian và không gian nghệ thuật tiếp tục được quan tâm, nghiên cứu nó như một hướng đi mở ra cách tiếp cận tác phẩm từ góc độ thi pháp học, giúp độc giả đón nhận tác phẩm đa chiều hơn. 2.2. Một số ý kiến về tiểu thuyết Nhất Linh Mấy năm qua trong trào lưu đổi mới, một số vấn đề tác giả trong giai đoạn 1932 - 1945 cũng được bàn nhiều trong đó có nhóm Tự lực văn đoàn và Nhất Linh. Song mới chỉ nghiên cứu phần lớn ở vấn đề tác giả và hình tượng nhân vật. Với tiểu thuyết Đôi bạn, chưa có nhiều công trình nghiên cứu về tác 3 phẩm, thời gian và không gian nghệ thuật trong tác phẩm này vẫn chưa được phân tích, đánh giá cụ thể. Ở bài nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra đưa ra những đánh giá nổi bật về tiểu thuyết của Nhất Linh. Trước năm 1945 Nhất Linh được nhiều nhà nghiên cứu nhắc đến với tư cách là một nhà cải cách xã hội theo xu hướng dân chủ tư sản, hoạt động trên lĩnh vực văn hóa, chính trị, văn học. Tiêu biểu như các bài nghiên Dưới mắt tôi (1939) (Trương Chính), Việt Nam văn học sử yếu (1942) (Dương Quảng Hàm), Nhà văn hiện đại, tập 2 (1942) (Vũ Ngọc Phan), ... Thời kì này giới nghiên cứu đề cao sáng tác của Nhất Linh. Các tác phẩm của Nhất Linh với tư tưởng chống lễ giáo phong kiến, chống hủ tục lạc hậu, đòi giải phóng cá nhân. Vì vậy tiểu thuyết của ông được đánh giá là tiến bộ về tư tưởng, đổi mới ở ngôn từ, lời văn. Trần Thanh Mại đã dành lời khen cho Nhất Linh: "Văn tài uyển chuyển, mạnh mẽ, không có chỗ nào đáng bỏ, không có chỗ nào phải thêm" trên tạp chí Sông hương (1937). Khẳng định về những giá trị nghệ thuật trong các tác phẩm của Nhất Linh, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan đã phát biểu: "Nếu đọc Nhất Linh từ Nho phong cho đến những tiểu thuyết gần đây nhất của ông người ta thấy tiểu thuyết của ông biến đổi rất mau. Ông viết từ tiểu thuyết tình ái, tiểu thuyết tình cảm, qua đến tiểu thuyết luận đề, đến tiểu thuyết tâm lí, sự tiến hóa đấy chứng tỏ rằng mỗi ngày ông muốn đi sâu vào tâm hồn con người ta" [23, tr. 234]. Với tác phẩm Đoạn tuyệt của Nhất Linh, Nguyễn Lương Ngọc khẳng định: "Cũng như phần nhiều tác phẩm của ông, cái tiểu thuyết mới này cũng là một luận đề tiểu thuyết. Nghĩa là nó vẫn đề xướng một vấn đề triết lí, xã hội, vẫn muốn đánh đổ một quan niệm mà hoài bão một quan niệm khác. Ông Nhất Linh đã tự gánh vác cái trọng trách của một nhà cải tạo xã hội, và sao ta lại chẳng dám nói đứt đi cho rồi – ông đã là một nhà cách mệnh" [11, tr.50]. 4 Sau năm 1945, có nhiều nhà nghiên cứu quan tâm hơn tới các sáng tác của ông, đặc biệt là tiểu thuyết. Có thể kể đến công trình nghiên cứu: Lược thảo lịch sử của văn học Việt Nam tập 3 (từ giữa thế kỉ XX đến năm 1945, 1957) (Lê Quý Đôn), Bài giảng về Tự lực văn đoàn (1958) (Nguyễn Văn Xung), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên tập 3 (1960) (Phạm Thế Ngũ), Văn học Việt Nam 1930 – 1945, tập 1 (1961) (Bạch Năng Thi - Phan Cự Đệ), Những đóng góp của Tự lực văn đoàn cho văn xuôi Việt Nam hiện đại (1997) (Trịnh Hồ Khoa) ... đã đánh giá đúng đắn về những đóng góp mới của tiểu thuyết Nhất Linh cho văn xuôi nước nhà. Tiểu thuyết Đôi bạn của Nhất Linh được nghiên cứu, đánh giá chủ yếu ở giai đoạn này. Nhận xét về đổi mới nghệ thuật của nhóm Tự lực văn đoàn có ý kiến cho rằng: "Với tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, cả một thế giới tâm tình trước kia hé mở một cách rụt rè, e lệ, bây giờ mới được phơi bày, mổ xẻ tinh vi" [4, tr.296] mà Nhất Linh là người có công đi đầu. Khi so sánh Nhất Linh với Khái Hưng, Nguyễn Văn Xung phát biểu: "Nhất Linh không phải tả cảnh như Khái Hưng nhưng để móc vào đấy những biến đổi uyển chuyển trong nhân vật" [32, tr.65] (Bình giảng về Tự lực văn đoàn). Nhà nghiên cứu Nguyễn Hoành Khung đã nhận xét: "Chính vì những cái đó mà nghệ thuật, kĩ thuật tiểu thuyết Đôi bạn có tính mới mẻ khác hẳn trước, điềm tĩnh mà tinh tế, nhiều dư vị" (Văn xuôi lãng mạn Việt Nam 1930 - 1945). Với giáo sư Phan Cự Đệ, khi viết lời giới thiệu cho tiểu thuyết Đôi bạn đã nhận xét: "Ở tiểu thuyết Đôi bạn luận đề xã hội được trình bày một cách nhuần nhụy, kín đáo hơn, ngòi bút của Nhất Linh tinh tế đi sâu vào thế giới nội tâm bên trong của con người. Tuy nhiên cả Đoạn tuyệt và Đôi bạn đều là những cuốn tiểu thuyết lãng mạn tiến bộ, các tác phẩm trong sáng nhất trong cả quãng đời sáng tác của Nhất Linh" [15, tr.3]. Hơn nửa thế kỉ qua, việc đánh giá tiểu thuyết Nhất Linh là một quá trình phức tạp, nhưng ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu mới đi dần 5 đến sự xứng đáng hơn với đóng góp của ông. Các tác phẩm mà Nhất Linh để lại ngày càng làm giàu thêm cho nền văn học nước nhà. Với tác phẩm Đôi bạn, Nhất Linh đã mở ra bước ngoặt về việc khắc họa thời gian, không gian nghệ thuật bằng ngôn từ trong sáng, giản dị, giàu chất thơ. Không – thời gian đã giúp cho nhân vật thể hiện tâm trạng, cảm xúc của mình chứ không đơn thuần chỉ là thế giới để nhân vật tồn tại nữa. Kế thừa những thành tựu nghiên cứu của người đi trước, chúng tôi tiếp tục bổ sung, tiếp tục đi sâu nghiên cứu để hoàn thành đề tài và khẳng định tiếng nói của tác giả. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Trong thời đại hiện nay, Tự lực văn đoàn cũng như văn học lãng mạn được nghiên cứu nhiều hơn. Việc nghiên cứu Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đôi bạn của Nhất Linh đã cho thấy được tài năng, đóng góp của Nhất Linh cho văn học và giá trị trong các tác phẩm của ông. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Ở đề tài này, chúng tôi đi sâu vào nghiên cứu và tìm hiểu + Cơ sở lí luận cho việc tìm hiểu Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đôi bạn của Nhất Linh. + Khảo sát Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đôi bạn của Nhất Linh. + Phân tích, đánh giá hiệu quả của Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đôi bạn của Nhất Linh. 4. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là toàn bộ Thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đôi bạn của Nhất Linh. 5. Phạm vi nghiên cứu Trong đề tài này, chúng tôi tìm hiểu tiểu thuyết Đôi bạn của Nhất Linh. Song trong quá trình thực hiện để thấy được sự độc đáo, sự vận động có tính 6 qui luật trong tư tưởng, nghệ thuật một cách khách quan, khoa học, chúng tôi so sánh với các tác phẩm khác của Nhất Linh, một số tác giả cùng trào lưu, hoặc tác phẩm trong giai đoạn văn học trước… 6. Phương pháp nghiên cứu Chúng tôi đã sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau: 6.1. Phương pháp lịch sử - xã hội 6.2. Phương pháp phân tích 6.3. Phương pháp so sánh đối chiếu 6.4. Phương pháp tổng hợp 7. Đóng góp của khóa luận Kế thừa các thành tựu về thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết. Qua đó, tìm hiểu thời gian và không gian nghệ thuật trong tiểu thuyết Đôi bạn, chúng tôi mong muốn góp một phần nhỏ bé vào việc tìm hiểu, nghiên cứu thế giới nghệ thuật của tiểu thuyết nêu trên, xem nó như một thành phần quan trọng của toàn bộ hệ thống tác phẩm của Nhất Linh + Kết quả của việc nghiên cứu khóa luận giúp ích cho việc học tập và giảng dạy về tác phẩm văn học lãng mạn. + Có thể vận dụng kết quả nghiên cứu vào trong quá trình giảng dạy các tác phẩm văn học, đặc biệt là trong các sáng tác của Nhất Linh nói riêng và nhóm Tự lực văn đoàn nói chung. 8. Cấu trúc khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, khóa luận gồm hai chương CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CHƯƠNG 2. BIỂU HIỆN CỦA THỜI GIAN VÀ KHÔNG GIAN NGHỆ THUẬT TRONG TIỂU THUYẾT ĐÔI BẠN CỦA NHẤT LINH 7 NỘI DUNG Chương 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Tác giả Nhất Linh và vị trí của tiểu thuyết Đôi bạn 1.1.1. Tác giả Nhất Linh Nhất Linh tên khai sinh là Nguyễn Tường Tam, sinh ngày 25/7/1906 tại Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương (nguyên quán của ông là làng Cẩm Phô, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Gia đình ông có bảy anh em (sáu trai, một gái). “Ông nội Nhất Linh là Nguyễn Tường Tiếp, làm tri huyện Cẩm Giàng, gọi là Huyện Giám, rồi về hưu tại đây. Cha ông là Nguyễn Tường Chiếu (húy Nhu) làm Thông phán, nên được gọi là Thông Nhu, hay Phán Nhu. Gia đình Nguyễn Tường Tam sống ở một huyện lị nhỏ, huyện Cẩm Giàng”. Cha mất sớm, gia đình Nhất Linh trở nên khó khăn. Do được tiếp xúc với cảnh bùn lầy nước đọng, nghèo cùng của nông dân, điều đó đã ảnh hưởng lớn đến các sáng tác của Nhất Linh và Thạch Lam sau này. Thuở nhỏ, ông học tiểu học ở Cẩm Giàng, học trung học tại trường Bưởi ở Hà Nội. Bên cạnh đó, Nhất Linh cũng từng tham gia hoạt động chính trị. Ngoài năng khiếu về hội họa, là người rất yêu thích văn chương nên ngay từ năm 16 tuổi, ông đã có thơ đăng trên báo Trung Bắc Tân Văn, và năm 18 tuổi ông có bài "Bình Luận Văn Chương về Truyện Kiều" trên Nam Phong tạp chí. Nguyễn Tường Tam từng làm thư kí tại sở tài chính Hà Nội. Tại thời điểm này ông đã viết tiểu thuyết Nho phong, tác phẩm Thôn dã, Hai chị em, Người quay tơ. Sau khi bỏ làm thư kí, năm 1924, ông quay lại học ngành Y và Mỹ thuật, nhưng chỉ một năm rồi lại bỏ. Năm 1927, ông du học Pháp rồi lấy bằng Cử nhân khoa học Giáo khoa. Ngoài ra, ông còn tìm hiểu nghiên cứu về chính trị, ấn loát, bào chế, hội họa. Đến năm 1930, ông về nước, cùng với hai người em của mình là Hoàng Đạo 8 và Thạch Lam xin ra tờ báo trào phúng Tiếng cười, nhưng vì chưa có giấy phép nên bị rút. Từ năm 1930 đến năm 1932 ông dạy ở các trường tư thục Thăng Long, Gia Long và cơ hội làm quen với Trần Khánh Dư – Khái Hưng. Năm 1932, Nhất Linh mua lại tờ tuần báo Phong Hóa, trở thành Giám đốc kể từ số 14. Bắt đầu từ 22/9/1923 báo Phong hóa ra tám trang lớn, chú trọng về văn chương, xây dựng nhân vật điển hình: Xã Xê, Lý Toét và Bang Bạch. Nhất Linh đã chủ trương dùng tiếng cười trào phúng để đả kích các hủ tục phong kiến, hô hào “Âu hóa”, đề cao chủ nghĩa cá nhân. Cũng vào năm 1932, nhóm Tự Lực văn đoàn được thành lập trên nguyên tắc "dựa vào sức mình, theo tinh thần anh em một nhà. Tổ chức không quá 10 người để không phải xin phép Nhà nước, chỉ nêu ra trong nội bộ mục đích tôn chỉ, anh em tự nguyện tự giác noi theo". Về sau, tổ chức này tuyên bố thành lập ngày 2 tháng 3 năm 1934 (báo Phong Hóa số 87). Trong bài viết “Nhìn nhận về tiểu thuyết Nhất Linh hơn nửa thế kỉ qua”, Vũ Thị Khánh Dần khẳng định vai trò của Nhất Linh: “Nhất Linh là người khởi xướng và lãnh đạo Tự lực văn đoàn. Sáng tác của ông thể hiện rõ rệt đường lối văn đoàn, nhằm đổi mới văn chương và góp phần cải cách xã hội” [3, tr.1]. Với loạt bài Đi xem mũ cánh chuồn châm biếm Tổng đốc Hà Đông Hoàng Trọng Phu, tháng 6 năm 1935, báo Phong Hóa bị đóng cửa ba tháng. Phong Hóa tiếp tục cho in ấn các bài báo trong hơn một năm nữa, nhưng rồi sau cũng đóng cửa vĩnh viễn. Tờ tuần báo Ngày nay kế tiếp tờ báo Phong hóa. Tuy vậy, Nhất Linh cùng nhóm Tự Lực văn đoàn vẫn phát động phong trào Ánh Sáng, chống lại các nhà ổ chuột ở khu lao động. Ngoài văn chương, Nhất Linh còn hoạt động trong lĩnh vực chính trị. Năm 1939, ông thành lập Đảng Hưng Việt, sau đổi tên là Đại Việt Dân chính Đảng. Nhóm Tự Lực văn đoàn hoạt động chống Pháp công khai. Đến tháng 9 9 năm 1941, sau khi ra số 224, báo Ngày nay bị đóng cửa. Năm 1942, Nhất Linh chạy sang Quảng Châu bị đi tù mấy tháng. Từ năm 1945 – 1948, ông tiếp tục hoạt động chính trị, sau đó trong nước xảy ra một vài biến cố nên tờ báo Ngày nay bị phân tán, ông bỏ sang Trung Quốc 4 năm. Năm 1951, Nguyễn Tường Tam trở về Hà Nội và tuyên bố không thuộc đảng phái nào, cũng không hoạt động chính trị nữa. Năm 1953, ông về Đà Lạt ở ẩn. Năm 1958, ông về Sài Gòn cho ra mắt tờ báo Văn hóa ngày nay, nhưng chỉ phát hành được 11 số thì bị đình chỉ. Ngày 11/11/1960, Nhất Linh bị chính quyền Ngô Đình Diêm gọi ra xử vì dính líu tới cuộc đảo chính của Đại tá Nguyễn Chánh Thi và Trung tá Vương Văn Đông. Trước ngày bị xử (8/7/1963), ông đã phản ứng bằng cách tự tử ngày 7/7/1963 để lại di chúc như sau: "Ðời tôi để lịch sử xử, tôi không chịu để ai xử tôi cả .... Tôi tự hủy mình cũng như Hòa thượng Thích Quảng Đức tự thiêu để cảnh cáo những người chà đạp mọi thứ tự do.” (7.7.1963 Nhất Linh, Nguyễn Tường Tam). Nhất Linh - một con người có nhân cách, ông rất giản dị và khiêm tốn. Ông sống rất nhiệt thành và là một con người đa năng, đa tài. Cuộc đời ông có năm cái “sĩ” (văn sĩ, thi sĩ, họa sĩ, nhàn sĩ) và một cái “sĩ” mà có lẽ ông hãnh diện nhất là hàn sĩ! Ông sống nghèo, trong sạch, và rất kiêu hãnh về điều này. Là một trong những cây bút nòng cốt của nhóm Tự Lực Văn đoàn, văn chương của Nhất Linh là sự pha trộn hài hoà giữa văn phong lãng mạn với những đề tài đậm màu sắc hiện thực và mang tính thời đại. Điều này thể hiện rất rõ qua tiểu thuyết Đôi bạn. Trong suốt mười bốn năm sáng tác, các tác phẩm mà Nhất Linh để lại cho nền văn học Việt Nam khá lớn và nổi bật: Nho phong (1924), Người quay tơ (1926), Gánh hàng hoa (1934 – viết cùng Khái Hưng), Đời mưa gió (1934 – viết cùng Khái Hưng), Nắng thu (1934), Đoạn tuyệt (1934 – 1935), Đi Tây (1934 -1935), Lạnh lùng (1935 – 1936), Hai buổi chiều vàng (1934 – 1937), 10 Đôi bạn (1936 – 1937), Bướm trắng (1938 – 1939), Xóm cầu mới (1949 – 1957), Viết và đọc tiểu thuyết (1952 – 1961), Giòng song Thanh Thủy (1960 – 1961)… Trong cuộc đời mình, Nguyễn Tường Tam say mê hoạt động chính trị cũng như say mê sáng tác văn chương nghệ thuât. Tuy nhiên, đúng như di chúc Nhất Linh để lại, đời ông lịch sử đã phán xét. Thế nhưng ông đã nhận ra rằng: trong cuộc đời của mình, Nguyễn Tường Tam đã thất bại khi làm chính trị, chỉ còn một nhà văn Nhất Linh sống mãi trên văn đàn Việt Nam. Cuộc đời Nguyễn Tường Tam trải qua nhiều thăng trầm song ông đã đạt được những thành công nhất định. Đặc biệt ông là người thành lập ra nhóm Tự lực văn đoàn. Những đóng góp của ông và văn đoàn có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với xã hội mà còn với văn học. Đó là những đóng góp vào việc cải tạo xã hội, xóa bỏ những cái cũ, lạc hậu, giải phóng phụ nữ, … và phát triển phong trào thơ mới, đổi mới văn học. “Qua Truyện Kiều của thi hào Nguyễn Du, chúng ta hãnh diện thấy tiếng Việt có đủ khả năng diễn tả thơ ca (văn vần) đến chỗ trác tuyệt, thì qua các tác phẩm của Tự lực văn đoàn mà công đầu là Nhất Linh đã chứng tỏ rằng tiếng Việt cũng có đủ khả năng diễn đạt văn xuôi đến chỗ hoàn mĩ.” 1.1.2. Vị trí của tiểu thuyết Đôi bạn Đôi bạn đã đặt một cột mốc quan trọng trong tiến trình tư tưởng và nghệ thuật của Nhất Linh. Mở ra từ tác phẩm, không phải ý hướng xã hội nhiều tham vọng và hứa hẹn, văn chương Nhất Linh đã dấn sâu hơn vào con đường hiện đại hóa, khi đào sâu vào ngõ ngách tâm hồn con người, mẫu người cá nhân cá thể đang tự định vị trong xã hội thị dân hiện đại. Đôi bạn là một truyện tình được viết với một nghệ thuật rất cao. Tác phẩm không trông cậy vào cốt truyện li kì, tình tiết lâm li để lôi cuốn người đọc như loại tiểu thuyết tình trước đó kiểu Tuyết hồng lệ sử, Vân lan nhật ký (Từ Trẩm Á), Lan 11 và Hữu (Nhượng Tống). Nhất Linh cũng không hề triết lí về ái tình như Lê Văn Trương, mà ông đã tốn nhiều bút mực tả những cảm xúc, những diễn biến tâm lí một cách tinh tế của đôi lứa trong một cuộc tình đơn sơ, câm nín nhưng chân thật. Có thể nói tác phẩm là một thiên tâm lí ái tình xuất sắc nhất trong văn học Việt Nam hiện đại. Đọc Đôi bạn độc giả ít nhiều bắt gặp cảm xúc của chính mình khi dấn thân vào mối tình đầu. Nhất Linh đã tận dụng thuật dùng cảnh để tả tình. Những cảnh rất đơn sơ nhưng khắc họa tình cảm của nhân vật. Đôi bạn còn là một tác phẩm ghi dấu đỉnh cao đổi mới của văn học lãng mạn Việt Nam trước 1945, giúp cho Tự lực văn đoàn từ một nhóm phái văn nghệ trở thành diễn đàn trung tâm của cải biến văn hóa một thời nhưng rồi từng bước, văn chương trở thành đích đến của họ và nơi chốn mà họ thuộc về. Như là cách thức kiến tạo căn cước, và như là ký ức văn hóa về thế hệ trí thức Tây học đầu tiên tìm lẽ hành tàng giữa giao thời Á – Âu của dân tộc chứng nghiệm rõ rệt quá trình thuộc địa hóa đồng thời với quốc tế hóa. Tác phẩm được Nhất Linh viết năm 1938 và hoàn thành vào năm 1939, đây là thời điểm mà văn học lãng mạn đã thoái trào, nhường chỗ cho nền văn học hiện thực phê phán phát triển. Tìm thấy và khẳng định cảm quan thế giới trong văn học, bước ngoặt mà Đôi bạn tạo cho Tự lực văn đoàn và văn học hiện đại Việt Nam là hết sức ấn tượng. Ở Đôi bạn đã mở ra khát vọng ra đi, vươn tới thế giới hoàn toàn tự do của con người. Tác phẩm không chỉ là bức tranh xã hội nửa thực dân, nửa phong kiến những năm đầu thế kỷ qua góc nhìn của một người trẻ. Đó còn là hành trình đoạn tuyệt với cái cũ để đến với cái mới của tầng lớp thanh niên tiến bộ, mà tiêu biểu ở đây là Dũng. Những tư tưởng tiến bộ ấy của Dũng còn được thể hiện rất rõ trong tình yêu (được gia đình mai mối với Khánh – cô tiểu thư danh giá nhưng Dũng lại một mực muốn theo đuổi Loan, người con gái đã làm trái tim chàng rung động). Đó là khát khao tự do yêu đương, tự do mưu cầu hạnh phúc cá nhân cũng là một 12 trong những tư tưởng mà Nhất Linh muốn đề đạt. Vì lí tưởng và khát khao tự do, Dũng đã từ bỏ tất cả, bỏ Loan ở lại. Sự ra đi không chỉ là hành động thể hiện tư duy tiến bộ của tầng lớp thanh niên thời đại mới mà nó còn thể hiện tính đột phá trong nghệ thuật viết tiểu thuyết của Nhất Linh. Nhân vật của ông coi trọng tình yêu nhưng không coi tình yêu là tất cả như những nhân vật trong dòng tiểu thuyết lãng những năm 1930. Đôi bạn là sự tiếp nối hoàn hảo của Đoạn tuyệt về mặt tư tưởng. Nhân vật Loan (Đoạn tuyệt) hay nhân vật Dũng (Đôi bạn) đều đại diện cho tầng lớp thanh niên thế hệ mới với nhiều tư tưởng tiến bộ mang tính cách tân. Ở cả hai tác phẩm đều thể hiện rõ nét sự xung đột tư duy cũ - mới và quyết tâm đứng về phía cái mới của tác giả. Bản thân Nhất Linh cũng là cử nhân được đào tạo ở Pháp, được tiếp xúc nhiều với nền văn minh dân chủ phương Tây nên ông dùng văn chương để cổ vũ những cách tân tư tưởng quan trọng này. Cuộc xung đột này không chỉ xảy ra trong thời điểm mà Nhất Linh đang sống mà dường như nó là vấn đề của mọi thời đại. Bởi vì thế, câu chuyện về các tác giả trong Tự lực văn đoàn và các sáng tác của họ dường như luôn còn mới mẻ. 1.2. Thời gian và không gian nghệ thuật 1.2.1. Thời gian nghệ thuật 1.2.1.1. Khái niệm thời gian nghệ thuật Trong một tác phẩm nghệ thuật con người luôn tồn tại, vận động trong không gian và thời gian. Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Cũng như không gian nghệ thuật sự miêu tả, trần thuật trong văn học nghệ thuật bao giờ cũng có một điểm nhìn nhất định. Và cái được trần thuật bao giờ cũng diễn ra trong thời gian, được biết qua thời gian trần thuật. Sự phối hợp của hai yếu tố thời gian này tạo thành thời gian nghệ thuật, một hiện tượng ước lệ chỉ có trong thế giới nghệ thuật.” [6, tr.322]. “Khác với thời gian khách 13 quan được đo bằng đồng hồ và lịch, thời gian nghệ thuật có thể đảo ngược, quay về quá khứ, có thể bay vượt tới tương lai xa xôi, có thể dồn nén một khoảng thời gian dài trong chốc lát, lại có thể kéo dài cái chốc lát lại vô tận. Thời gian nghệ thuật được đo bằng nhiều thước đo khác nhau, bằng sự lặp đi lặp lại đều đặn của các hiện tượng đời sống được ý thức: sự sống, cái chết, gặp gỡ, chia tay, mùa này, mùa khác... tạo nên nhịp điệu tác phẩm” [6, tr.322]. Như vậy, thời gian nghệ thuật gắn liền với tổ chức bên trong của hình tượng nghệ thuật. Thời gian nghệ thuật có thể nhanh (khi nhà văn miêu tả diễn biến các sự kiện) hoặc chậm (khi nhà văn miêu tả chi tiết thiên nhiên, tạo vật, …), thậm chí có lúc thời gian như ngưng đọng. Thông qua thời gian nghệ thuật, con người có những cảm nhận khác nhau về thế giới. Có những tác phẩm thời gian gắn liền với các sự kiện, biến cố như cổ tích; có thể dựa theo dòng tâm lí nhân vật (tiểu thuyết). Có tác phẩm chỉ nói đến thời gian quá khứ, tương lai, có tác phẩm thời gian lại trải đều trong các sự kiện, hoặc gắn với sự vận động của thời đại, lịch sử. Ở mỗi thời kì con người lại có sự cảm thụ khác nhau về thời gian, đồng thời cho thấy sự cảm thụ của tác giả về sự tồn tại của con người trong thế giới. Trong văn học, thời gian là một chi tiết nghệ thuật để nhà văn miêu tả đời sống, con người, thông qua đó cho thấy cách thức tư duy của tác giả. Bằng những cách thức khác nhau văn học lại có những kiểu thời gian nghệ thuật khác nhau. Trong công trình Thi pháp thơ Tố Hữu, Giáo sư Trần Đình Sử đã khẳng định: “thế giới nghệ thuật trong văn học không phải giản đơn chỉ là quan điểm của tác giả về thời gian mà là một hình tượng thời gian sinh động, gợi cảm, là sự cảm thụ, ý thức về thời gian được dùng làm hình thức nghệ thuật để phản ánh hiện thực, tổ chức tác phẩm” [27, tr.190]. Thời gian nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, có thể coi nó là cơ sở thuận tiện cho việc nghiên cứu, phân tích tác phẩm văn học, đặc biệt cho thấy tài năng miêu tả diễn biến tâm lí nhân vật của nhà văn. 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan