Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn tính liên tục và sự thay đổi trong truyện ngắn nguyễn khải sau 1986...

Tài liệu Luận văn tính liên tục và sự thay đổi trong truyện ngắn nguyễn khải sau 1986

.PDF
97
157
143

Mô tả:

TRƯỜNG ĐH QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN THỊ DƢƠNG TÍNH LIÊN TỤC VÀ SỰ THAY ĐỔI TRONG SÁNG TÁC TRUYỆN NGẮN NGUYỄN KHẢI SAU NĂM 1986 Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 0121 Người hướng dẫn khoa học: TS.PHẠM XUÂN THẠCH Hà Nội tháng 03/2012 MỤC LỤC LUẬN VĂN Trang phụ bìa Trang Lời cam đoan Mục lục Mở đầu Chƣơng 1: Truyện ngắn Nguyễn Khải sau năm 1986 và hành trình sáng tác của nhà văn 20 1.1 Nguyễn Khải và hành trình sáng tác của nhà văn 1.1.1 Nhà văn Nguyễn Khải 1.1.2 Những chặng đường sáng tác chính. 1.1.2.1 Từ khi bước vào nghề văn đến trước chiến tranh phá hoại miền Bắc của Mỹ 1.1.2.2 Thời kỳ chống Mỹ cứu nước 1.1.2.3 Thời kỳ sau 1975 1.1.2.4 Thời kỳ sau đổi mới. 1.2.Truyện ngắn Nguyễn Khải 1.2.1.Trước năm 1986. 1.2.2.Sau năm 1986. Chƣơng 2: Tính liên tục trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau năm 1986 2.1.Tính liên tục trong nội dung 2.1.1 Tính liên tục trong cái nhìn hiện thực 2.1.1.1 Hiện thực cuộc sống ngổn ngang, bề bộn 2.1.1.2.Đời sống tinh thần của con người đương thời. 2.1.2.Con người trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau 86 2.1.2.1 Những con người của thời cuộc. 2.1.2.2 Những con người luôn thích nghi với hoàn cảnh. 2.2 Tính liên tục trong nghệ thuật xây dựng tác phẩm 22 2.2.1 Giọng triết lý, tranh biện 2.2.2 Kết cấu tác phẩm Chƣơng 3: Sự thay đổi trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau năm 1986 3.1 Thay đổi trong phạm vi hiện thực phản ánh 3.1.1.Hiện thực thu hẹp lại trong phạm vi cuộc sống gia đình. 3.1.2.Một hiện thực có tính chất đa chiều. 3.1.3. Chuyển từ cảm hứng ngợi ca sang cảm hứng phê phán, chiêm nghiệm lại. 3.2. Một số thay đổi về giọng điệu 3.2.1 Giọng kể chuyện hóm hỉnh, dân dã 3.2.2.Giọng văn tâm tình, chia sẻ. KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 33 Phần Mở đầu 1.Lí do chọn đề tài 1.1 Nguyễn Khải là một nhà văn thuộc thế hệ những nhà văn trưởng thành từ trong cuộc kháng chiến chống Pháp. Chặng đường văn của Nguyễn Khải luôn vận động theo dòng chung, tiêu biểu cho sự phát triển của nền văn học Việt Nam sau Cách mạng. Với một sức sáng tạo mạnh mẽ, trong nửa thế kỷ cầm bút, ở thời điểm nào ông cũng là người có những sáng tác kịp thời để phục vụ nhu cầu của bạn đọc. Ngay ở tác phẩm đáng đọc đầu tiên là Xung đột (1957), nhà văn đã cho thấy hình ảnh của một miền Bắc thu nhỏ, với những cuộc đấu tranh chính trị quyết liệt xảy ra trong từng xóm thôn, từng gia đình, từng con người. Sau những năm chiến tranh khói lửa, lực lượng nào sẽ nổi lên, chi phối xã hội? nông thôn sẽ đi về đâu? Tiếp tục con đường đã đi trong kháng chiến hay trở lại con đường u tối do thực dân và các thế lực tôn giáo khống chế? Những câu hỏi như thế đã dự báo sự ra đời của một ngòi bút chính luận sâu sắc sau này. Từ sau Xung đột, Nguyễn Khải hướng ngòi bút của ông vào nhiều vấn đề khác nhau của hiện thực xã hội. Cuộc đấu tranh nào cũng muốn tiếp tục, cũng phải chỉ rõ những thành quả, những hứa hẹn chờ đợi... Từ Mùa lạc đến Đứa con nuôi, Chuyện ngƣời tổ trƣởng máy kéo đều nhất quán trong một giọng chung mà sau này Nguyễn Khải gọi đó là cảm hứng lãng mạn. Những nhân vật như chị Đào, như Thoa, Thi, bé Tấm là loại mà vẫn được văn học xưa nay đề cập rất nhiều. Họ đại diện cho một đại chúng làm gì cũng được, khổ mấy cũng tìm ra niềm vui, vừa trải qua cái khổ đã vui ngay được, trước những hạnh phúc đơn sơ lại càng dễ tìm thấy niềm vui thực sự. Nếu trong tác phẩm của Thạch Lam, Nguyên Hồng, họ được miêu tả như những nạn nhân bất lực của hoàn cảnh thì trong văn học sau 1945, họ lại được miêu tả trên vai trò là những chủ nhân chính của một xã hội mới. Ở Nguyễn Khải cũng vậy. Cái tài của nhà văn là đã miêu tả những nét hồn nhiên trong sinh hoạt của con người với tất cả niềm say mê có thể có. Kể từ năm 1945, đây là những năm đầu tiên, quần chúng lao động được hưởng những thành quả lao động của một chế độ 44 mới, con người không phải chạy bom đạn, lại có bát cơm trắng ăn, có bộ quần áo lành lặn để mặc, vợ chồng con cái tối tối quây quần bên nhau chứ không còn chia ly, xa cách như hồi nào. Dưới con mắt họ, thực tế xung quanh như đang phục sinh. Cho đến cả thiên nhiên cũng hiện lên thiết tha, đắm đuối. Như sau này Nguyễn Khải tự nhận, chưa bao giờ ngòi bút nhà văn ở ông lại ham tả cảnh như ở trong thời viết Mùa lạc. Mượn cảnh để nói những say đắm trong lòng người, mà cũng để bộc lộ cho hết những rung động, hồi hộp tha thiết trong chính lòng mình. Cách hiểu, cách nghĩ của tác giả lúc này thường chan chứa những tình cảm hào hứng, một sự thán phục không giấu giếm: với cái hăm hở của tuổi trẻ, ông sẵn sàng đẩy mọi thứ lên tới cực đoan mà cũng là những tổng kết có tính chất lý thuyết. Ví như chỉ qua một ít may mắn ban đầu, nhân vật Đào trong Mùa lạc tìm thấy cuộc sống mới, nhà văn đã khái quát: “Sự sống nảy sinh từ trong cái chết, hạnh phúc hiện hình trong những gian khổ hy sinh. Ở đời này không có con đường cùng, chỉ có những ranh giới, điều cốt yếu là phải có sức mạnh để bước qua những ranh giới ấy”.[28- 33]. Tuy nhiên cũng phải nhận thấy rằng những ý nghĩ về cuộc sống trong giai đoạn này là thành thực, cái cảm hứng chủ đạo chi phối ngòi bút Nguyễn Khải lúc ấy là thế nào thì ông viết ra thế ấy không một chút giả tạo, không nói theo ai hoặc vay mượn ở ai. Trong sự hồn nhiên của nó, những khái quát nói ở đây xác định một tâm lý thịnh hành đương thời là cảm thấy cuộc đời ngày nay khác hẳn ngày xưa, lịch sử như được bắt đầu...tóm lại, là một cái gì phảng phất lối cảm nghĩ theo hướng tôn giáo. Có điều, cái mà nhà văn tôn thờ chính là đời sống. Ông không kêu gọi sự khổ hạnh, sự ép xác mà ngược lại, ông đặt niềm tin yêu vào tất cả những gì tự nhiên, đẹp đẽ của cuộc sống này. Vào khoảng những năm 1960 trở đi, một trong những đề tài lớn của các nhà văn sống ở miền Bắc là viết về phong trào hợp tác hoá. Ngày nay, đọc lại những sáng tác mang nặng tính “phục vụ kịp thời” ấy, nhiều người mỉm cười. Tuy nhiên không phải là ở đó không có những trang sách có giá trị, ngày nay vẫn còn được đọc lại. Riêng với Nguyễn Khải, đọc những truyện ông kể về người, về việc ở hợp tác xã Đồng Tiến, Phú Thọ, chúng ta cũng bắt gặp một sự say mê hết lòng chẳng khác gì ngày nào ông đã nói về cái đội sản xuất trên 55 Điện Biên ở Mùa lạc. Thường trong các thiên truyện viết về hợp tác, Nguyễn Khải không giảng kỹ thuật sản xuất, cũng không đi vào minh hoạ bước đi thường có của phong trào, mà đưa ra bức tranh toàn cảnh của nông thôn và dừng lại ở những rắc rối vừa hồn nhiên, vừa không thể tránh khỏi khi đi vào làm ăn tập thể. Trong khi khéo léo vạch ra những nhố nhăng, buồn cười và cả những xót xa, cảm động trong cách tính toán mang tính vụ lợi có ở người nông dân, tác giả không quên đặt vấn đề về nhân cách, tầm nhìn, tầm suy nghĩ của con người, và đó là một cách làm có sức thuyết phục. Cố nhiên, say sưa ca ngợi cái này, đôi khi là kèm theo sự chế giễu, phê phán cái kia, và sự chế giễu ở ông có khi cũng nông nổi, bốc đồng như khi ông ca ngợi.( điều này thể hiện rất rõ trong Tầm nhìn xa). Chẳng phải ngẫu nhiên, về sau, trong phong trào đổi mới cách nghĩ những năm 87-88, Nguyễn Khải lại trở lại với thế giới ở xã Đồng Tiến, để tự so sánh những điều mình dự đoán với sự phát triển của bản thân hiện thực. Tuy nhiên, dù nói thế nào thì Cái thời lãng mạn được viết về sau không xoá được những sai lầm ông đã mắc phải của mấy chục năm trước. Qua các thiên truyện viết thời kỳ này, bạn đọc thấy nổi lên ở Nguyễn Khải một loại nhân vật mà riêng ông mới có- đó là những nhân vật dù ở đâu, làm gì thì họ luôn có những tính toán chặt chẽ, thiết thực khiến người ta phải kinh sợ. Và sau những tính toán không chê vào đâu được ấy, người đọc có thể nghe vang lên từ các trang sách tiếng cười giòn giã của họ, đánh dấu những chiến thắng của kẻ biết đùa hoặc kẻ đáo để. Có thể nói, chính loại nhân vật được tiếng là không chịu thua ai ấy đã mang lại cho tác phẩm một vẻ sinh động hiếm có, làm nên tính hiện đại cho những trang văn Nguyễn Khải.. Tuy vậy, điều này cũng đem lại những hạn chế nhất định, bởi cái khôn trong các nhân vật, đó không phải là sự vận động của trí tuệ mà chỉ đơn giản là một sự thích ứng tối đa với hoàn cảnh. Con người luôn mải mê phấn đấu cho một mục đích sẵn có, không bao giờ có những phút dư thừa để băn khoăn về những vấn đề cá nhân. Những lối sống như thế tuy có làm giản lược con người đi đôi chút nhưng về một phương diện nào đó nó cũng làm cho con người ta khoẻ lên rất nhiều. Và đó là yêu cầu mà xã hội trong giai đoạn đó đặt ra cho văn học. 66 Như một người chiến sĩ cách mạng chiến đấu không ngừng trên mặt trận văn hoá văn nghệ, khi Mỹ tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, Nguyễn Khải lại tiếp tục đi tiên phong trong mảng đề tài những sáng tác viết về chiến tranh. Mở đầu ông có thiên ký sự dài 130 trang- Họ sống và chiến đấu. Bước vào cuộc chiến khi vừa mới dứt không lâu, Nguyễn Khải cũng như nhiều người khác tin ở con người, tin ở chiến thắng tất yếu, bởi trong cuộc chiến đấu ngày hôm nay như đang tiếp tục cái mạch hào hùng của ngày hôm qua. Thế nên, đến với tác phẩm người đọc như cũng được truyền thêm một lòng tin mạnh mẽ và sâu sắc, chắc chắn.Từ đây, Nguyễn Khải liên tiếp có mặt trên những chiến trường đầy khói lửa để từ đó tìm hiểu và cắt nghĩa cốt cách những chiến sĩ mới- những gương mặt của thời kỳ chống Mỹ. Kể từ Họ sống và chiến đấu , Nguyễn Khải đã có tới ngàn trang sách đã được ra đời trong những năm tháng gian lao ấy. Tuy nhiên, đọc tất cả những sáng tác trong thời kỳ này, những Đƣờng trong mây, Ra đảo và cả Chiến sĩ, người ta đều thấy thiếu đi một cái hồn phóng khoáng như mọi người mong đợi. Mãi đến khi chiến tranh kết thúc, với những sáng tác viết để tổng kết chiến tranh như Cách mạng, Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của ngƣời, thì người ta mới thấy lại cái sinh khí đã từng có ở Xung đột, Mùa lạc được quay trở lại. Bắt đầu từ sau 1975, sáng tác của Nguyễn Khải cũng đã có những thay đổi trong việc khai thác vào một địa hạt mới.Mới mươi mười lăm năm trước, người ta tưởng như nhà văn ấy chỉ có một ám ảnh lớn là làm sao nói bằng được, nói cho hết những vẻ đẹp khoẻ mạnh cùng sự khôn ngoan của con người.Nay, lần đầu tiên người ta thấy sự cuồng nhiệt của Nguyễn Khải trong việc đào xới vào những cùng quẫn, bất lực mà con người phải chịu, và nỗi khát khao không kém là cùng với các nhân vật của mình xé toạc những tấm màn che đậy cho sự xấu xa, nhơ bẩn ở đời, để mọi người cùng nhận thức rõ mọi chuyện, rồi từng người ...liệu mà sống. Mở đầu cho thời kỳ sáng tác này, người ta thấy nổi lên là vở kịch Cách mạng, đây là một tác phẩm đáng được coi là bước ngoặt trong cuộc đời sáng tác của Nguyễn Khải. Bởi lần đầu tiên người ta thấy Nguyễn Khải công khai đứng ra làm, mà làm một cách triệt để, cái việc lâu nay ông vẫn lảng 77 tránh: đó là mang tiểu sử riêng , cuộc đời riêng vào trang sách, lấy chính đời tư của mình làm tài liệu cho sáng tác. Nếu như trước 1975, Nguyễn Khải cũng như hầu hết các nhà văn khác đều đóng chặt cửa, không cho phép ai tìm hiểu tiểu sử riêng của mình qua văn mình, cũng như cái Tôi của ông hiện lên qua trang sách chỉ là cái tôi của một chiến sĩ cầm bút nồng nhiệt. Thì sau chiến tranh, khi mà mỗi con người tìm cách động viên những sức lực cuối cùng cho trận chiến và bản thân nhà văn cũng phải có những cố gắng phi thường để viết, thì tự nhiên trong nhận thức của nhà văn có những biến chuyển. Mặt khác, cùng với niềm vui chung- đất nước nối liền thì cuộc đời riêng của ông cũng có những thay đổi đột ngột- gặp lại gia đình sau bao nhiêu năm xa cách. Từ đây, ông không còn tránh cái cách tồn tại của mình là tồn tại thông qua nghề viết nữa. Dường như, ông bắt đầu cảm thấy chính mình, cuộc đời riêng của mình, những ân oán thù hận cũng như những rung động vui buồn của mình có thể và cần được trực tiếp trình bày trên mặt giấy! Tiếp theo vở kịch Cách mạng , Gặp gỡ cuối năm, Thời gian của ngƣời…dù được xây dựng theo những cách khác nhau, là đối thoại, tranh luận hay tự tổng kết triết lý thì người đọc vẫn nhận thấy một âm hưởng chủ đạo trong đó là khẳng định cuộc chiến thắng tất yếu của dân tộc; cái nhiệm vụ chính trị mà nhà văn đặt ra cho mình khi cầm bút vẫn được thực hiện một cách nghiêm túc và trọn vẹn. Như thế là, đối với một cuộc chiến đấu mà bao người đã đổ xương máu hy sinh, ngòi bút nhà văn đã theo sát, đã động viên, chia sẻ, đã nghiệm ra từ đó những ý nghĩa lớn lao. Mặt khác, chính trong cuộc phục vụ tự nguyện và đầy kết quả này, ngòi bút của nhà văn đã được tôi luyện. Không phải chỉ chúng tanhững người đọc, mà hình như cả chính tác giả cũng cảm thấy thế. Hình ảnh nhà văn sau các trang viết: khi nghiêm chỉnh tự vấn, khi tự giễu mình chơi, khi góp vài lời pha trò, khi chân thành tỏ lòng cảm phục…tác giả đã tự cho phép mình xuất hiện bên cạnh câu chuyện và mặc dù ông không nói rõ ra nhưng người ta cảm thấy ông ít nhiều có phần tự hài lòng về bản thân. Điều đó có lẽ cũng không có gì là lạ, khi mà cả đất nước đang tập trung tất cả vào những 88 nhiệm vụ lớn lao. Bản thân Nguyễn Khải cũng đã hoàn thành tốt nếu không nói là xuất sắc, vai trò của một người cầm bút mà thời cuộc lúc bấy giờ đòi hỏi. Tuy cũng có lúc “bơi ngược một tí, rẽ ngang một tí” nhưng đó cũng chỉ là nhất thời, bởi với ông giai đoạn này thì “khuôn mình theo dòng chảy, theo dòng mà bơi,bơi cùng với đồng đội vừa an toàn vừa vui vẻ” [28-280]. 1.2.Sau một chặng đường dài kháng chiến, đất nước bước vào một chặng đường mới- kiến thiết xây dựng và phát triển. Đời sống văn học cũng theo đó có nhiều sự đổi thay. Không phải ở một vài tác giả, vài tác phẩm với những dấu hiệu manh nha đâu đó mà là cả một sự chuyển mình dữ dội. Nhìn vào đời sống văn học lúc này, người ta ngỡ ngàng, sửng sốt trước những điều mới lạ của nó. Nguyễn Khải thuộc thế hệ các nhà văn sau cách mạng vẫn tiếp tục được con đường văn chương mà không bị đứt quãng trong thời kỳ mới. Nếu như trước đó, Nguyễn Khải được chú ý không chỉ ở chỗ các sáng tác của ông nóng bỏng tính thời sự, luôn đi cùng thời cuộc mà còn bởi trên cái mạch lớn là sáng tác phục vụ cách mạng, Nguyễn Khải luôn giữ cho mình một cái nhìn riêng- một cái nhìn sắc sảo, không xuôi chiều dễ dàng mà luôn lật đi lật lại vấn đề. Tuy nhiên đối chiếu với nhu cầu lớn của xã hội lúc ấy là tập trung sức lực cho cuộc chiến đấu, thì cái sắc sảo trong lối tự nhận thức của nhà văn có vẻ không được hợp thời. Sau khi đất nước thống nhất, và nhất là từ khi đất nước tiến hành cải cách mở cửa Nguyễn Khải mới có dịp trở lại và phát huy hết những tiềm năng của bản thân, có điều kiện đánh dấu bản sắc cá nhân của mình lên trang viết. Manh nha từ năm 1974, những dấu hiệu của lối viết mới đã hình thành (với vở kịch Đối mặt), và đặc biệt là đến giữa năm 1978, một trong những tác phẩm quan trọng của nhà văn ra đời - tiểu thuyết Cha và con và….Đây là lần đầu tiên trong cuộc đời Nguyễn Khải, sự bất lực của con người được ông thể hiện và lý giải. Từ chỗ chuyên viết về các nhân vật yêu ghét rõ ràng, luôn biết mình muốn gì và nên làm gì, phải hành động, ứng xử như thế nào để vừa có lợi cho mình vừa có lợi cho mọi người thì đến nay, người ta thấy Nguyễn Khải lại đi vào miêu tả những nhân vật nói năng lúng búng, cử chỉ vụng về, càng làm càng bế tắc, nhìn đâu cũng thấy sự việc rối như tơ vò, không làm sao gỡ ra nổi. Mấy năm từ khoảng 1988-1989 trở đi, người ta lại chứng kiến một đợt viết sôi nổi 99 nữa của Nguyễn Khải. Đều đều cứ mỗi tháng một kỳ, người ta lại thấy những truyện hoặc bài phát biểu của ông in trên tạp chí Văn nghệ quân đội, Tuổi trẻ, rồi Kiến thức ngày nay, Phụ nữ thành phố Hồ chí Minh...Trong khi khá nhiều nhà văn ở tuổi 50, 60 ngại viết hay viết thưa hẳn đi thì Nguyễn Khải lại đều đều có mặt, lại luôn gây được ấn tượng. Nhiều người còn đánh giá rằng tính chuyên nghiệp của ông thời kỳ này có thể so sánh với Tô Hoài, Xuân Diệu- những kiện tướng quen viết từ hồi tiền chiến và vẫn được coi là viết khoẻ nhất trong đời sống văn học sau Cách mạng. Trên một phương diện nào đó, có thể nói chúng ta chứng kiến một cuộc đối thoại giữa Nguyễn Khải của những năm 89,90 trở đi với Nguyễn Khải của khoảng chục năm trước. Lần này người ta vẫn thấy những nét đặc trưng trong ngòi bút văn xuôi của ông được duy trì- đó là sự chiêm nghiệm, triết lý những mảng hiện thực có tính vấn đề, với những nhân vật tiêu biểu của một thời...Bên cạnh đó, người đọc cũng nhận thấy trong cái nhìn của ông đã có lui, có tới, có thế này và có thế kia. Một Nguyễn Khải từng trải hơn, nhẹ nhõm hơn, biết vui mà cũng biết sợ, biết có cuộc đời này và cũng còn có những cuộc đời khác nữa, khác hẳn với Nguyễn Khải của tuổi trẻ. Điều đáng nói là trong những trang viết sau đổi mới này, Nguyễn Khải đã làm một cuộc tự phát hiện trở lại. Ở cái tuổi 60, ông vẫn hóm hỉnh như xưa, vẫn hào hứng với sự đời như xưa, song lại có một cái gì đó tự nhiên, dân dã, có cái nhìn thanh thản và sáng suốt hơn về mọi chuyện, khác hẳn trước kia. Các truyện ngắn của Nguyễn Khải trước đây dù đã rất uyển chuyển, sinh động nhưng thường chỉ toát lên một sắc thái nhất định. Còn ngày nay, đến với truyện của ông, người ta được đến với một thế giới đa dạng hơn, nhiều sắc thái hơn, cái anh hùng xen lẫn với cái bình thường; cái đáng căm giận, đáng phỉ nhổ không thiếu nhưng cũng còn bao nhiêu cái đáng tin yêu...tất cả làm nên một cuộc sống thú vị có cả tiếng cười lẫn nước mắt. Về mặt bút pháp thì trước sau Nguyễn khải vẫn có sự trung thành với mình: vẫn thích lối kể hơn lối tả, vẫn không để ý nhiều đến cốt truyện, đến cái hình dáng của câu chuyện mà tập trung vào việc làm nổi bật một nhân vật, một kiểu người, một cách sống. Bạn đọc vẫn bắt gặp một giọng văn tự nhiên, vừa dân dã vừa hiện đại. 1 10 0 Như vậy, cũng giống như nhiều nhà văn lớn khác, sáng tác văn xuôi Nguyễn Khải nói chung và truyện ngắn Nguyễn Khải sau đổi mới nói riêng, bên cạnh sự thống nhất chung với giai đoạn sáng tác trước đó, là sự đổi mới thích đáng và hợp lý với thời cuộc. Đó là minh chứng cho sự trưởng thành của một cây bút. Tuy nhiên điều mà ai cũng có thể nhận thấy, đây là giai đoạn sáng tác khi Nguyễn Khải đã không còn trẻ, và điều đáng nói là ở giai đoạn này thì phong cách nhà văn đã định hình. Vậy thì những sự đổi mới ở giai đoạn này có hẳn là một sự lột xác hoàn toàn trút bỏ những cái cũ vốn thuộc về mình để khoác lên mình một phong cách hoàn toàn khác? Hay chỉ là một sự đổi mới vẫn dựa trên cái nền của một bút pháp, một phong cách vốn có? Thế nên, bên cạnh việc nghiên cứu các sáng tác văn xuôi để thấy được phong cách nhà văn, thì việc nghiên cứu tính liên tục và sự thay đổi trong những truyện ngắn trước và sau đổi mới của Nguyễn Khải cũng là điều cần thiết trong việc hiểu và đánh giá toàn bộ sự nghiệp của nhà văn này. Đặt trong sự phát triển chung của cả một nền văn học, người ta thấy rằng sáng tác của Nguyễn Khải luôn mang những đặc điểm chung của nền văn học cách mạng Việt Nam. Luôn xông xáo vào những nơi nóng bỏng nhất của hiện thực, những lĩnh vực phức tạp nhất của cuộc sống, phản ánh được những mâu thuẫn sâu sắc của xã hội hay những biểu hiện thầm kín, tinh vi trong đời sống tư tưởng con người thời đại, đã đưa ông trở thành một ngòi bút đầy tính chiến đấu trong nền văn học nước nhà..Tác phẩm của ông luôn đạt tới một tầm tư tưởng, một mức độ khái quát cao trong một nghệ thuật đầy biến hoá. Với dấu ấn phong cách đậm nét, Nguyễn Khải sớm gây được sự chú ý của giới nghiên cứu, phê bình văn học, đồng nghiệp cũng như sự tò mò của bạn đọc. Nhiều tác phẩm của ông khi ra đời đã gây nhiều tranh cãi trên văn đàn. Sự nghiệp của ông trở thành một đề tài nghiên cứu được chú ý. Đến tận hôm nay, các sáng tác của ông vẫn còn nhiều điều bỏ ngỏ cần bạn đọc quan tâm. 1.3.Nguyễn Khải là một trong số các nhà văn có tác phẩm được đưa vào giảng dạy ở chương trình phổ thông.Trong chương trình Sách giáo khoa cũ có truyện ngắn Mùa lạc và trong chương trình Sách giáo khoa mới có 1 11 1 truyện ngắn Một ngƣời Hà Nội. Với tư cách là một người giáo viên thì việc nghiên cứu tính liên tục và sự thay đổi trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau năm 1986 càng có ý nghĩa thiết thực trong việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập những tác phẩm của ông ở nhà trường phổ thông 2. Lịch sử vấn đề Với những đóng góp về số lượng và chất lượng các tác phẩm cho nền văn học nước nhà, sau nửa thế kỷ cầm bút Nguyễn Khải đã được bạn đọc và giới nghiên cứu đặt ở một vị trí xứng đáng. . Từ những sáng tác đầu tay còn có phần non yếu về nghệ thuật (Ngƣời con gái quang vinh-viết về nữ anh hùng Mạc Thị Bưởi) thì bằng con đường tự bồi dưỡng và học tập,Nguyễn Khải đã dần khắc phục những thiếu sót ban đầu. Đặc biệt với vốn sống và vốn hiểu biết phong phú, lại luôn được nhà văn không ngừng bổ sung qua những chuyến đi thực tế (Nguyễn Khải đã có mặt ở một vùng công giáo toàn tòng vào khoảng thời gian sau cải cách ruộng đất, khi mà cuộc đấu tranh giai cấp ở đây đang diễn ra hết sức quyết liệt; ông cũng đã lên Điện Biên ngay từ lúc nông trường mới ở bước đầu xây dựng; ông đã ra Cồn Cỏ cũng vào những ngày đầu gay go, ác liệt nhất của cuộc chiến tranh phá hoại…). Tất cả đã làm nên một ngòi bút Nguyễn Khải thông minh, sắc sảo trong khám phá và nắm bắt hiện thực. Nhạy cảm với những “cái hôm nay”, cái hàng ngày cùng với ngòi bút phân tích sắc sảo đã không những thu hút được độc giả mà còn gây được sự chú ý với giới nghiên cứu, phê bình văn học. Đúng như ý kiến của nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn trong Lời giới thiệu tuyển tập Nguyễn Khải: “Ông là một trong những nhà văn dẫn đầu thời đại. Sáng tác của ông luôn luôn đánh dấu những biến chuyển của xã hội. Với cuộc cách mạng này, những năm tháng đấu tranh gian khổ này, tác phẩm của ông là một bằng chứng, một tài iêu tham khảo thực sự. Và muốn hiểu con người thời đại với tất cả những cái hay dở của họ, đời sống tinh thần của họ, phải đọc Nguyễn Khải”.[48-12]. Với ngòi bút hiện thực đặc sắc, năng lực quan sát và óc phân tích sắc sảo, Nguyễn Khải đã đem đến cho bạn đọc những trang văn thấm đẫm hơi thở cuộc sống và con người thời đại. 1 12 2 Cùng với sự ra đời của hàng loạt sáng tác khẳng định tài năng và độ chín của phong cách Nguyễn Khải, thì một số lượng khá lớn các bài nghiên cứu, phê bình về Nguyễn Khải cũng ra đời và đề cập đến nhiều phương diện khác nhau trong sáng tác của Nguyễn Khải. Nghiên cứu một cách khái quát và toàn diện về tác giả, tác phẩm Nguyễn Khải có bài viết của GS. Phan Cự Đệ trong cuốn Nhà văn Việt Nam 1945-1975 (tập II), trong đó GS viết: “…Nguyễn Khải là một cây bút trí tuệ, luôn luôn suy nghĩ sâu lắng về những vấn đề mà cuộc sống đặt ra và cố gắng tìm một lời giải đáp thuyết phục theo cách của riêng mình. Cho nên trong các tác phẩm của nhà văn, thông qua những sự kiện xã hội, chính trị có tính chất thời sự nóng hổi, bao giờ cũng nổi lên những vấn đề triết học có ý nghĩa nhân sinh”.[8185]. Cũng trong bài viết này, GS. Phan Cự Đệ đã gọi tên cho cách viết của Nguyễn Khải là một “ngòi bút hiện thực tỉnh táo” và điều đặc biệt ở Nguyễn Khải so với các nhà văn khác cũng giàu vốn sống trực tiếp là ở chỗ: nếu các nhà văn khác xây dựng nhân vật của mình có đường nét gân guốc, giàu chất tạo hình nhưng tầm khái quát nhân vật lại chưa cao, dấu ấn chủ quan của người viết còn mờ nhạt thì ở Nguyễn Khải lại hoàn toàn ngược lại, và tác giả khẳng định: “Nguyễn Khải là một cây bút trí tuệ, thông minh, một cây bút có tài năng, tiêu biểu cho thế hệ các nhà văn xuôi hình thành trong cuộc kháng chiến chống Pháp và hiện nay đang kế tục một cách vẻ vang sự nghiệp các nhà văn xuôi trước cách mạng. Nguyễn Khải đã đóng góp cho nền văn xuôi hiện thực xã hội chủ nghĩa một phong cách độc đáo với nhiều tác phẩm có giá trị.[8-187]. Ngoài ra còn phải kể đến Lời giới thiệu của Vương Trí Nhàn trong Tuyển tập Nguyễn Khải (tập I) với nhan đề Nguyễn Khải trong sự vận động của văn học cách mạng từ sau 1945, trong đó có viết: “Sự gắn bó sâu sắc với đời sống chính trị của đất nước, niềm ao ước vô tận muốn nắm bắt cho được bao đổi thay trong cuộc sống cách mạng, cùng là khả năng dựng lên một loại nhân vật mới đầy ý chí và khao khát cải biến xã hội …một thời gian dài, đấy đã là những đặc điểm chủ yếu trong ngòi bút Nguyễn Khải” [48-12] . Cùng với xu hướng nghiên cứư tổng quát này thì Chu Nga trong bài viết Đặc điểm ngòi bút hiện thực Nguyễn Khải cũng có những cố gắng để gọi tên phong cách văn 1 13 3 xuôi Nguyễn Khải: “…Nói đến anh, người ta thường nhắc tới Xung đột, Tầm nhìn xa hay Chủ tịch huyện nhiều hơn. Và ngòi bút anh ở đây cũng nổi tiếng vì những đặc điểm khác: rất sắc sảo và giàu tính chiến đấu. Những đặc điểm này lại đi đôi với một phong cách mới- sự tỉnh táo […] hình như sự tỉnh táo ở phong cách Nguyễn Khải là sự tỉnh táo mang màu sắc lạnh lùng; và phải chăng chỗ này mới chính là đặc điểm ngòi bút nhà văn”.[41-26]. Ngoài ra phải kể đến một số bài viết khác như Mục Nguyễn Khải trong Giáo trình Văn học Việt Nam 1945-1975 (phần tác giả) của Đoàn Trọng Huy, bài của Bích Thu nhan đề Nguyễn Khải: một đời gắn bó với thời đại và dân tộc… Những công trình nghiên cứu này đã cho người đọc một hình dung khá cụ thể về Nguyễn Khải ở cả sự nghiệp sáng tác cũng như giá trị các tác phẩm cùng phong cách độc đáo riêng của ông. Hầu hết các tác giả đều khẳng định:Nguyễn Khải là một trong những cây bút văn xuôi tiêu biểu nhất của văn học Việt Nam từ sau 1945. Bên cạnh những bài viết tương đối toàn diện về sáng tác như trên thì các bài viết về từng phương diện sáng tác của Nguyễn Khải cũng chiếm một số lượng tương đối lớn. Có thể kể đến các bài viết như: Vài ý kiến về tác phẩm Nguyễn Khải của Nguyễn Văn Hạnh, Cuộc sống và tiếng nói nghệ thuật của Nguyễn Khải với tác giả Phan Cự Đệ, hay Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải những năm 80 đến nay của Bích Thu… Phần lớn các bài viết rải rác in trên các bào, tạp chí (như :Văn học, Văn nghệ quân đội, Tác phẩm mới, Văn nghệ, Nhân dân, Văn nghệ trẻ…) đều đề cập đến Nguyễn Khải trên tư cách là tác giả của một tác phẩm cụ thể. Chẳng hạn như Thành Duy có Mùa lạc, một thành công mới của Nguyễn Khải, Nguyễn Khải và Ngƣời trở về của Hà Minh Đức, Nguyễn Khải và Chiến sĩ của Nguyễn Đăng Mạnh, hay Thời gian của ngƣời- cuốn tiểu thuyết có nhiều âm hưởng của Huỳnh Như Phương …Hầu hết các bài viết có giá trị đăng trên các báo, tập san, tạp chí …đã được tập hợp lại trong công trình Nguyễn KhảiVề tác gia, tác phẩm (do Hà Công Tài và Phan Diễm Phương tuyển chọn và giới thiệu). Những sáng tác của Nguyễn Khải thời kỳ sau 1986 đã tạo được nhiều sự chú ý của công chúng. Các bài viết về những sáng tác thời kỳ này của ông đều 1 14 4 đã khẳng định những đặc điểm cơ bản trong sáng tác Nguyễn Khải: khả năng phát hiện vấn đề, ý thức tìm tòi lật xới hiện thực, sở trường tổ chức đối thoại, nghệ thuật kể chuyện hấp dẫn…Ở đây chúng tôi chỉ xin đề cập đến những bài viết có liên quan đến vần đề tính liên tục và sự thay đổi trong những sáng tác truyện ngắn Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới. Để công và dồn khá nhiều tâm huyết vào nghiên cứu con người và văn chương Nguyễn Khải là nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn.Với bài viết Nguyễn Khải trong sự vận động của văn học cách mạng từ sau 1945, nhà nghiên cứu đã đưa ra một nhận xét căn bản trong các sáng tác truyện ngắn của Nguyễn Khải thời kỳ đổi mới là:”Cái nhìn sắc sảo vốn có từ sớm và khao khát có mặt trong ngày hôm nay. Đối thoại với chính mình và tự phát hiện trở lạimột phong cách vừa dân dã, vừa hiện đại” [48-24]. Trong bài viết này, nhà nghiên cứu cũng chỉ ra rằng:”Những truyện ngắn của Nguyễn Khải viết từ 1988-1999 đến thời gian gần đây, khơi vào hai cái mạch chính: Một là cuộc sống hôm nay của những người chung quanh, bạn bè, đồng nghiệp quen biết, cùng tuổi tác và tâm sự. Hai là số phận của những người thân trong gia đình họ hàng nội ngoại của tác giả, những ông cậu, bà mợ mà tâm tư, tình cảm của Nguyễn Khải còn nhiều quyến luyến” [48-26]. Cũng trong bài viết này, ông còn khẳng định: ”trong những trường hợp thành công nhất của mình, Nguyễn Khải hiện ra như một người kể chuyện thông minh, la cà khắp nơi chia sẻ với mọi người vui buồn khi quan sát việc đời.” [48-27] Còn tác giả Đào Thuỷ Nguyên trong cuốn Phương pháp tiếp cận sáng tác của Nguyễn Khải trong giảng dạy văn học Việt Nam hiện đại đã lưu ý tới cái nhìn xoáy sâu vào nhiều vấn đề của đời sống con người đương thời, con người trong thời gian và lịch sử, con người trong các khả năng lựa chọn và thích ứng, con người trong quan hệ gia đình, con người trong mâu thuẫn và tiếp nối gữa các thế hệ… Cũng đề cập đến một phương diện trong sáng tác của Nguyễn Khải sau năm 1986 là hình tượng nhân vật, tác giả Nguyễn Thị Bình trong bài viết Nguyễn Khải và tư duy tiểu thuyết đã chỉ ra:”Có một người kể chuyện đóng vai là nhà văn, nhà báo, là”chú Khải”, “ông Khải”…cùng với rất nhiều chi tiết tiểu sử như biểu hiện nhu cầu nhà văn muốn nói về mình, muốn coi mình là đối tượng 1 15 5 của văn chương(…).Nhân vật này góp phần tạo ra giọng điệu tự nhiên, chân thành mà vẫn phóng túng trên các trang văn Nguyễn Khải” [2-41]. Nghiên cứu về truyện ngắn trước 1986 của Nguyễn Khải không nhiều. Hầu hết đều tập trung vào tập truyện có giá trị-Mùa lạc. Trong đó có thể kể đến Như Phong với Phƣơng hƣớng tìm tòi của Nguyễn Khải qua tâp”Mùa lạc”, Sách Bình luận văn học, NXB Văn học,Hà Nội,1964: “Những truyện ngắn của Nguyễn Khải từ Mùa lạc cho đến gần đây rõ ràng là đã tỏ rõ một quan tâm góp phần truyền bá, cổ vũ cho một chủ nghĩa nhân đạo tích cực và chân chính, chủ nghĩa nhân đạo xã hội chủ nghĩa, quan hệ giữa người và người trong xã hội ta[…]Nguyễn Khải đã lựa chọn được một phương hướng tốt. Kể ra cùng một đề tài, với một số nhà văn nông cạn nào đó, những truyện như thế này dễ có nguy cơ trở thành một thứ truyện tình ngọt lự một chất nước đường trữ tình rẻ tiền. Nhưng với quan tâm nói trên kia, những truyện của Nguyễn Khải đã có những chủ đề tư tưởng cao, đọc lên làm cho người ta phải nghiêm chỉnh suy nghĩ về cách đối xử với con người thế nào cho phải, cho đúng với đạo đức xã hội chủ nghĩa” [52-45]. Không đi vào nhận xét giá trị tư tưởng của tập truyện, tác giả Chu Nga lại nhìn nhận thấy ở những truyện ngắn đó một vấn đề -hiện thực xã hội, những mâu thuẫn cơ bản, nóng bỏng của xã hội : “anh lúc nào cũng đứng giữa dòng thác cuộc đời…Anh viết liên tục mà hầu như trong tác phẩm nào cũng vẫn đặt ra được những vấn đề có ý nghĩa thiết thực đối với giai đoạn nó ra đời. Chẳng hạn cuộc đấu tranh quyết liệt giữa ta và địch sau cải cách ruộng đất tại một vùng Công giáo (Xung đột), chủ nghĩa nhân đạo cộng sản chủ nghĩa trong xã hội ta ngày nay (Mùa lạc), quan hệ giữa sở hữu cá thể tập thể và Nhà nước ở giai đoạn HTX tiến lên cấp cao (Tầm nhìn xa), cách đánh giá đúng đắn đối với những đổi mới trong cuộc sống ở nông thôn hiện nay (Ngƣời trở về)…hay cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân (Hãy đi xa hơn nữa, Anh đội phó và ngƣời thợ mộc, Một cặp vợ chồng)…” [42-45]. Như vậy, bên cạnh những điểm vốn có của phong cách Nguyễn Khải thì các tác giả đều khẳng định hướng đi đúng đắn của Nguyễn Khải khi đi vào khai thác những mảng hiện thực đời sống khác nhau với những 1 16 6 cái nhìn sắc sảo giàu tính chiến đấu, luôn đi cùng với những diễn biến của thời cuộc. Sau 1986, truyện ngắn Nguyễn Khải viết ra cũng nhiều hơn, cùng với đó, những bài viết, phê bình dành cho ông cũng nhiều lên. Một trong những người dành sự quan tâm nhiều cho Nguyễn Khải phải kể đến Vương Trí Nhàn, không chỉ nghiên cứu Nguyễn Khải trên toàn bộ sáng tác mà với một số những tác phẩm tâm đắc ông đều có những đánh giá và nhận định của riêng mình. Chẳng hạn như trong, Một cách tồn tại trong văn học Sách Cánh bướm và đoá hướng dương,NXB Hải Phòng, 1999, ông thấy: “ Nếu hôm qua Nguyễn Khải đã rất thành công trong việc diễn tả những gay gắt quyết liệt của đời sống thì hôm nay nhà văn có phần thấm thía sự đời hơn, cái nhìn ra chiều độ lượng và thông cảm hơn[…].Văn xuôi Nguyễn Khải hôm nay, bề ngoài có cái dễ dàng, tự nhiên như lời nói hằng ngày song nhìn cho kỹ, thấy chữ nghĩa rất chỉnh, câu cú tính toán kỹ càng, tiếng nói nhân vật và tiếng nói tác giả cài chen, xen lẫn nhau tạo nên một thế giới đa thanh mà chỉ văn xuôi hiện đại mới có” [49-76]. Cũng trong bài viết này ông còn nhận ra cái gọi là “lý sự” luôn xuất hiện đậm đặc trong văn ông : “ không riêng gì tác giả mà ngay cả các nhân vật cũng hay nói, thích nói, người nọ đối diện với người kia, đồng tình, phản bác nhau, xét nét, “gí điện” nhau. Lí sự trở thành câu chuyện hằng ngày, nhất là lí sự về những khía cạnh xã hội chính trị của đời sống...” [49-77]. Đồng thời bên cạnh những cái gọi là tiếp nối đó, Vương Trí Nhàn cũng nhận ra nét khác biệt của những sáng tác về sau này: “Những truyện được viết vào những năm tác giả trên dưới 60 và được in ra vào năm ông 63 tuổi này lại có những sắc thái mới mà người ta chưa bắt gặp bao giờ. Trước mắt chúng ta là một sự thích ứng vừa tự nhiên ,vừa khó khăn, đồng thời là một sự phát hiện lại mình” [49-86]. Còn trong một bài viết khác, ông lại nhận thấy sự chuyển hướng trong đề tài hiện thực của Nguyễn Khải từ sau những năm 80: “Trên đại thể, những truỵện ngắn của Nguyễn Khải viết từ 1988-1989 đến thời gian gần đây khơi vào hai cái mạch chính: Một là cuộc sống hôm nay của những người chung quanh, bạn bè, đồng nghiệp quen biết cùng tuổi tác và tâm sự. Hai là, số phận của những 1 17 7 người thân trong họ hàng nội ngoại của tác giả , là những ông cậu, bà mợ mà tâm tư, tình cảm của Nguyễn Khải còn nhiều quyến luyến” [51-124]. Tác giả Bích Thu trong Giọng điệu trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Khải những năm tám mưoi đến nay, lại phát hiện ra những nét mới trong nghệ thuật trần thuật của tác giả, đó là: “Người trần thuật trong tác phẩm Nguyễn Khải không bao giờ biết trước sự việc, hiện tượng mà mình miêu tả bởi sự phức hợp giọng điệu, mang nhiều tiếng nói: giọng tác giả, giọng nhân vật, giọng người kể chuyện với nhiều sắc thái âm điệu khác nhau hoà trộn, đan xen, tranh cãi, đối lập, tạo dựng một lối văn tiểu thuyết đa thanh và hiện đại” [5926]. Một đánh giá có tính chất tương đối toàn diện về sự thay đổi trong các truyện ngắn Nguyễn Khải sau 86 là Đọc “Truyện ngắn và tạp văn Nguyễn Khải” của Nguyễn Hữu Sơn đăng trên Báo Nhân Dân, ngày 27/01/1999, trong đó có viết: “Thông qua hệ thống các hình tượng nhân vật, một nỗi ám ảnh xuyên suốt các truyện ngắn này của Nguyễn Khải là sự hụt hẫng, cách ngăn thậm chí đối lập giữa các thế hệ. Khi đặt mình ở nhân vật “tôi”, tác giả thường hoài niệm về một thời xa xưa, một kỷ niệm ngày chống thực dân Pháp, một buổi gặp gỡ ở làng, một bạn văn nay không còn nữa cùng những hoài cảm khôn nguôi về thế thái nhân tình, về nhận thức, về những đổi thay ngỡ như choáng ngợp”[55-07] Trên cơ sở khảo sát các bài viết, các bài nghiên cứu về Nguyễn Khải và những sáng tác của ông thời kỳ sau 1986, chúng tôi có thể rút ra những nhận xét sau: 1.Số lượng các bài viết, những ý kiến đánh giá về Nguyễn Khải và những tác phẩm của ông hết sức phong phú. Trước những năm 80, các tác giả chủ yếu đi sâu phân tích cảm hứng của nhà văn trước thực tiễn cách mạng, đánh giá nội dung hiện thực cũng như ý nghĩa xã hội của tác phẩm. Qua đó đề cao những đóng góp của nhà văn trong việc phản ánh thực tiễn đời sống. Từ những năm 80 đến nay, chủ yếu các tác giả đi sâu tiếp cận về mặt tư tưởng, phong cách nghệ thuật, chỉ ra một số biểu hiện cơ bản trong quan niệm cũng như trong cá 1 18 8 tính sáng tạo của Nguyễn Khải , đề cao những đóng góp của ông vào thành tựu của nền văn xuôi đương đại Việt Nam. Dù ở vào những thời kỳ khác nhau và xuất phát từ những góc độ không giống nhau nhưng nhìn chung các tác giả này đều gặp nhau trong những đánh giá chung mang tính khái quát : Nguyễn Khải là một nhà văn sắc sảo, đề cập đến nhiều vấn đề của đời sống, có nhiều tìm tòi đổi mới và sáng tạo trong cách viết. Tác phẩm của ông phản ánh kịp thời, sâu sắc hiện thực lịch sử cũng như đời sống của con người thời đại. Văn ông hấp dẫn, mới mẻ, độc đáo. Nguyễn Khải xứng đáng là một nhà văn tiêu biểu của văn học đương đại. Riêng các bài viết, các ý kiến đánh giá đến những sáng tác thời kỳ đổi mới đều chỉ ra những điểm mới của tác giả từ cách nhìn, giọng điệu cho đến ngôn ngữ. 2. Như vậy, nhìn chung có thể thấy rằng các bài viết đều đã nhận định sáng tác truyện ngắn Nguyễn Khải sau 86 có vừa có tiếp tục vừa có sự đổi mới so với giai đoạn trước đó. Đó là sự tiếp tục đặt vấn đề qua nhân vật, là sự tỉnh táo đến lạnh lùng của giọng văn chính luận thời sự. Đó là sự đổi mới trong phạm vi khai thác của đời sống hiện thực, của giọng điệu cùng với sự trải nghiệm của nhà văn…Tuy nhiên, những thay đổi cũng như tiếp nối đó chỉ được đề cập rất ít hoặc chỉ đơn thuần ở một mặt nào đó, tản mạn, sơ bộ mà chưa có khảo sát tỉ mỉ, cụ thể. Mặc dù các nhà nghiên cứu đã đề cập đến một số khía cạnh trong truyện ngắn của Nguyễn Khải sau đổi mới nhưng vẫn chưa có chuyên luận nào đi sâu vào tìm hiểu tính liên tục và sự thay đổi trong truyện ngắn thời kỳ đổi mới của Nguyễn Khải cũng như đặt nó trong mối tương quan so sánh với giai đoạn sáng tác trước đó.Vì thế, trên cơ sở tiếp thu, phát triển ý kiến của những nhà nghiên cứu đi trước, chúng tôi mạnh dạn đưa ra một hướng nghiên cứu làm sáng rõ vấn đề: Tính liên tục và sự thay đổi trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau năm 1986. 3.Mục đích nghiên cứu: Đi sâu tìm hiểu và lý giải sự tiếp nối cũng như những đổi thay trong các truyện ngắn Nguyễn Khải sau năm 1986. Chúng tôi hy vọng góp một phần vào công 1 19 9 việc nghiên cứu Nguyễn Khải và khẳng định vị trí của ông trong nền văn học hiện đại Việt Nam. 4.Phạm vi nghiên cứu Sau 1986, truyện ngắn Nguyễn Khải rất phong phú, tuy nhiên luận văn chỉ đề cập đến những truyện ngắn có giá trị đã được chính tác giả tuyển chọn trong Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Khải (2 tập)- NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2002. Luận văn đi sâu tìm hiểu, nghiên cứu tính liên tục và sự thay đổi trong truyện ngắn Nguyễn Khải sau năm 1986. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng đề cập đến những tác phẩm Nguyễn Khải ở giai đoạn trước để so sánh, đối chiếu và khẳng định những luận điểm của mình. 5.Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp Thi pháp học cùng với sự kết hợp của nhiều thao tác như khảo sát thống kê, phân tích, so sánh, tổng hợp… Khi nghiên cứu về sự liên tục cũng như thay đổi trong các truyện ngắn Nguyễn Khải sau năm 1986, luận văn phải đề cập đến vấn đề phong cách cũng như bút pháp nhà văn. Điều đầu tiên và trên hết để phân biệt nhà văn này với nhà văn khác, cũng như phân biệt một nhà văn qua những giai đoạn khác nhau không quan trọng ở chỗ họ nói gì mà là ở chỗ họ nói như thế nào. Hay nói cách khác, là vấn đề nhà văn tổ chức tác phẩm của mình. Bởi thế sử dụng phương pháp thi pháp học sẽ giúp chúng ta nhìn nhận rõ hơn “cái cách mà nhà văn sử dụng” để chuyển tải tư tưởng qua những truyện ngắn. Tất nhiên để đạt được hiệu quả và độ thuyết phục cao, bên cạnh phương pháp thi pháp học là chủ yếu thì luận văn còn sử dụng thêm một số phương pháp khác để hỗ trợ như: thống kê, đối chiếu, so sánh,… 6.Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương như sau: Chương 1: Truyện ngắn Nguyễn Khải sau năm 1986 và hành trình sáng tác của nhà văn 2 20 0
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan