Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn tính tự sự trong thơ chữ hán nguyễn khuyến...

Tài liệu Luận văn tính tự sự trong thơ chữ hán nguyễn khuyến

.PDF
68
151
111

Mô tả:

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN THỊ KIM THƢƠNG TÍNH TỰ SỰ TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN KHUYẾN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI - 2018 TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ====== NGUYỄN THỊ KIM THƢƠNG TÍNH TỰ SỰ TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN KHUYẾN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học ThS. AN THỊ THÚY HÀ NỘI - 2018 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn Thạc sĩ An Thị Thúy, cô đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong quá trình học tập và viết khóa luận này. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ văn, các thầy cô trong Tổ Văn học Việt Nam - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã nhiệt tình giảng dạy tôi trong thời gian tôi học tập và nghiên cứu. Xin được gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè thân thiết đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận. Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Kim Thƣơng LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kiến thức trong khóa luận là hoàn toàn trung thực. Khóa luận này chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 17 tháng 05 năm 2018 Sinh viên Nguyễn Thị Kim Thƣơng MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 5 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3 3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6 5. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 7 6. Đóng góp của khóa luận................................................................................ 7 7. Bố cục của khóa luận .................................................................................... 7 NỘI DUNG ....................................................................................................... 8 Chương 1. KHÁI QUÁT CHUNG ................................................................... 8 1.1. Tác giả và tác phẩm.................................................................................... 8 1.1.1. Tác giả ..................................................................................................... 8 1.1.1.1. Bối cảnh thời đại .................................................................................. 8 1.1.1.2. Cuộc đời và con người ....................................................................... 10 1.1.2. Tác phẩm ............................................................................................... 13 1.2. Tính tự sự trong sáng tác thơ ca ............................................................... 14 1.2.1. Khái niệm tự sự ..................................................................................... 14 1.2.2. Khái quát về tính tự sự trong thơ ca trung đại thế kỷ XVIII - XIX ...... 15 Chương 2. TÍNH TỰ SỰ TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN KHUYẾN . 20 2.1. Tự sự về bản thân ..................................................................................... 20 2.1.1. Tự thuật về ngoại hình, phẩm chất, tính cách ....................................... 20 2.1.1.1. Tự thuật về ngoại hình, dáng vẻ ......................................................... 20 2.1.1.2. Tự thuật về phẩm chất, tính cách ....................................................... 26 2.1.2. Tự thuật về hoàn cảnh và đời sống sinh hoạt ........................................ 32 2.2. Tự sự về hiện thực xã hội ......................................................................... 46 2.2.1. Tự sự về bộ mặt xấu xa của xã hội thực dân nửa phong kiến............... 46 2.2.2. Tự sự về cuộc sống cơ cực của người nông dân ................................... 51 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 61 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Về mặt khoa học Trong cuốn Thi hào Nguyễn Khuyến đời và thơ Nguyễn Huệ Chi đã cho rằng “Trong bước chuyển mình quan trọng của văn học Việt Nam từ nửa cuối thế kỷ XIX sang đầu thế kỷ XX Nguyễn Khuyến là một trong số những tài năng hiếm hoi đã chứng tỏ được thiên bẩm nghệ sĩ và bản lĩnh sáng tạo của mình, bất chấp quy luật đào thải phũ phàng của lịch sử. Ông là nhà thơ mà tác phẩm có sự phong phú về cung bậc và giọng điệu và cũng là người mở đầu cho một trường thơ không còn bị chi phối quá chặt chẽ trong các quan niệm công thức, ước lệ của văn học cổ truyền” [2, tr.3] Nguyễn Khuyến là nhà thơ lớn của dân tộc. Sự nghiệp văn chương của ông gắn liền với nhiều thăng trầm nhưng bản lĩnh kiên cường, tâm hồn thanh cao không khuất phục trước cương quyền. Tâm hồn luôn hướng đến sự tự do, cảm xúc dạt dào yêu thương là những giá trị vô cùng cao đẹp ông để lại trong những vần thơ. Nguyễn Khuyến để lại cho đời một sự nghiệp thơ ca phong phú. Ông sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm, ở cả hai loại chữ đều được Nguyễn Khuyến sử dụng rất điêu luyện, song chữ Hán vẫn là thể loại được nhà thơ sử dụng trong sáng tác thơ ca nhiều hơn cả. Thể loại trong sáng tác của ông cũng được lựa chọn khá đa dạng như: thơ, phú, văn tế, câu đối. Trong tất cả những thể loại mà Nguyễn Khuyến lựa chọn sáng tác thì thơ ca là thể loại ông đặt nhiều tâm huyết và mang giá trị lớn nhất trong sự nghiệp của ông. Phần lớn thơ văn Nguyễn Khuyến thể hiện thái độ của mình đối với thời thế. Sáng tác của Nguyễn Khuyến đã góp phần tạo nên chỗ đứng vững vàng của nhà thơ trong nền văn học trung đại Việt Nam nói riêng và sự phát triển của nền văn học dân tộc nói chung. 1 Bắt đầu với sự nghiệp thơ ca, Nguyễn Khuyến được biết đến với một hồn thơ trữ tình đằm thắm bởi những vần thơ viết về nông thôn, quê hương, làng cảnh, tình cảm gia đình. Về sau, bằng cái nhìn chân thực về thời thế và sự trải nghiệm thực tế của bản thân, Nguyễn Khuyến còn được biết đến là một nhà thơ trào phúng với giọng điệu mỉa mai. Qua mỗi bài thơ, độc giả sẽ thấy được sự đa dạng và linh hoạt trong cách sử dụng ngôn từ và các biện pháp nghệ thuật của tác giả. Đồng thời, thấy được chân dung, cuộc đời con người nhà thơ cùng với hiện thực bối cảnh xã hội được hiện lên qua những dòng thơ mà Nguyễn Khuyến tự thuật. Xét trên khảo sát thực tế, Nguyễn Khuyến là tác giả đã có nhiều nhà nghiên cứu, nhà phê bình đặt giấy bút để tìm hiểu về cả tác giả lẫn sự nghiệp thơ ca của ông, họ đã thành công và đạt được những thành tựu to lớn. Nhưng trên thực tế chưa có một công trình nào nghiên cứu về “Tính tự sự trong thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến”. Từ những lí do trên, tôi quyết định đi vào nghiên cứu đề tài “Tính tự sự trong thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến”. Trên đây là một gợi mở để người viết đi vào tìm hiểu và nghiên cứu khóa luận của mình. 1.2. Về mặt thực tiễn Nguyễn Khuyến là tác gia có khối lượng tác phẩm sáng tác bằng chữ Hán lớn. Những vấn đề trong thơ ông khá phong phú. Ngoài ra, Nguyễn Khuyến là tác gia được đưa vào chương trình giảng dạy ở nhiều cấp học, bậc học như: Trung học cơ sở, Trung học phổ thông, Cao đẳng, Đại học. Có nhiều tác phẩm của Nguyễn Khuyến được lựa chọn đưa vào giảng dạy như: “Khóc Dương Khuê”, “Thu điếu”, “Bạn đến chơi nhà”. Vì thế tôi quyết định đi vào tìm hiểu đề tài này với hy vọng sẽ giúp tác giả nghiên cứu cũng như người đọc có thêm sự hiểu biết về con người, sự nghiệp thơ ca của tác gia Nguyễn Khuyến. Kết quả thu được từ việc nghiên cứu đề tài sẽ phục vụ tốt cho việc nghiên cứu và giảng dạy sau này của mình. 2 2. Lịch sử vấn đề Trong sáng tác văn học, tính tự sự thường được biết đến như là một yếu tố cấu thành nên tác phẩm văn xuôi. Tuy nhiên, trong lĩnh vực thi ca cũng có nhiều bài nghiên cứu về tính tự sự hoặc dưới dạng thức yếu tố kể hay một vài dạng thức khác. Là một trong những tác giả tiêu biểu của nền văn học dân tộc. Cuộc đời cũng như sự nghiệp của Nguyễn Khuyến từ trước đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu có giá trị. Đối với đề tài “Tính tự sự trong thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến” chưa có một công trình nghiên cứu và bài viết của tác giả nào đề cập đến một cách tổng quát và toàn diện về đề tài này. Trước năm 1945, Nguyễn Khuyến còn là tác giả ít được biết đến và có được biết đến cũng chủ yếu qua thơ Nôm của ông. Phan Kế Bính là người có ý kiến về Nguyễn Khuyến sớm nhất với công trình Việt - Hán văn khảo (1930) khi “luận riêng về phép làm thơ”. Nhà thơ Xuân Diệu với công trình nghiên cứu “Các nhà thơ cổ điển Việt Nam” không chỉ ca ngợi Nguyễn Khuyến là nhà thơ của làng cảnh Việt Nam, Xuân Diệu còn cho rằng: “Hai trục xúc cảm rất rõ trong thơ Nguyễn Khuyến, là quê hương làng nước, và đồng bào nhân dân; không phải tâm hồn nhà thơ nào cũng có cả hai trụ cột như thế” [4, tr.411]. Từ quan niệm của Xuân Diệu về nhà thơ Nguyễn Khuyến chúng ta có thể thấy Nguyễn Khuyến là một nhà thơ không chỉ gắn bó mật thiết với quê hương làng cảnh Việt Nam mà còn là nhà thơ thấu hiểu được những nỗi thống khổ của nhân dân. “Thi hào Nguyễn Khuyến – đời và thơ” do Nguyễn Huệ Chi chủ biên là công trình nghiên cứu nhằm “Cố gắng ghi nhận những bước đổi thay đáng kể trong quá trình nhận diện lại Nguyễn Khuyến, đánh dấu bằng hội nghị khoa học lớn về Nguyễn Khuyến năm 1985, nhân kỷ niệm 150 năm ngày sinh nhà thơ” [2, tr.24]. Bên cạnh việc đi sâu vào tìm hiểu, tập hợp những tài liệu, 3 những bài viết nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Khuyến, Nguyễn Huệ Chi còn nhận định về nhà thơ như sau: “So với các văn khoa khác cùng thời, Nguyễn Khuyến là một con người vận động rõ rệt trong tư tưởng. Văn chương của một số sĩ phu khác có thể có một sự thay đổi về màu sắc, chủ yếu là do sự thay đổi của đối tượng phản ánh (từ đề tài quan trường, ngâm vịnh chuyển sang đề tài đánh giặc chẳng hạn), nhưng nội dung truyền tải của nó vẫn là nội dung “trung quân ái quốc” không có gì khác trước. Văn chương Nguyễn Khuyến thì không phải như vậy...Trong thơ ca của mình, Nguyễn Khuyến ít nói đến những chuyện đánh giặc, trung vua, ca ngợi “sự bền vững ngàn đời” của non sông xã tắc. Đề tài chính thống và truyền thống khá mờ nhạt trong thơ ông” [2, tr.13]. “Nguyễn Khuyến về tác gia và tác phẩm” do Vũ Thanh tuyển chọn và giới thiệu (Nxb Giáo dục – 2007) là “Sự tập hợp một cách rộng rãi những bài viết và công trình khoa học tiêu biểu về cuộc đời và sự nghiệp của Nguyễn Khuyến từ xưa đến nay nhằm đem đến cho bạn đọc một bức tranh toàn cảnh những thành tựu trong việc nghiên cứu một trong những tác gia văn học lớn nhất cuối thế kỷ XIX. Cuốn sách ra đời với mong muốn trở thành cơ sở cho bước tiếp theo trong việc nghiên cứu sự nghiệp của nhà thơ được cả dân tộc yêu mến” [20, tr.44]. Quyển sách gồm có bốn phần chính: Phần một: Nguyễn Khuyến giữa bước ngoặt lịch sử và sự chuyển mình của văn học dân tộc; Phần hai: Từ những biến đổi trong quan niệm thẩm mĩ đến nhà thơ của con người và làng cảnh Việt Nam; Phần ba: Sự kết hợp phức điệu và tài hoa trong một phong cách thơ; Phần bốn là phụ lục. Như vậy tác giả đã tập hợp các bài viết, công trình nghiên cứu và phân chia theo nội dung của mỗi bài để chúng ta có cái nhìn tổng quát hơn về cuộc đời, sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Khuyến cũng như phong cách nghệ thuật của thơ văn ông. Đồng thời đây cũng là tài liệu tham khảo vô cùng quý báu cho chúng ta tham khảo về nhà 4 thơ Nguyễn Khuyến nói chung và đề tài “Tính tự sự trong thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến” nói riêng. Ngoài ra chúng tôi lần lượt đi khảo sát ở một số công trình nghiên cứu, bài viết có liên quan trực tiếp đến con người cũng như thơ văn Nguyễn Khuyến: 1. Nguyễn Đình Chú (2003), Nguyễn Khuyến với thời gian, Nxb Giáo dục, Hà Nội 2. Nguyễn Văn Huyền, (1984), Nguyễn Khuyến tác phẩm, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 3. Mai Hương (2006), Nguyễn Khuyến và những lời bình, Nxb Văn hóa thông tin. 4. Văn Tân (1959), Nguyễn Khuyến, nhà thơ Việt Nam kiệt xuất, Nxb VănSử - Địa. 5. Nguyễn Bá Thành (2006), Bản sắc Việt Nam qua giao lưu văn học, Đại học khoa học Xã Hội và Nhân Văn, Nxb Quốc gia Hà Nội Nhìn chung, ở mỗi công trình nghiên cứu đều có những phát hiện, khám phá rất mới mẻ và vô cùng sâu sắc. Đây chính là nguồn tư liệu vô cùng phong phú để chúng ta có thể tìm hiểu về tác gia Nguyễn Khuyến một cách trọn vẹn và đầy đủ nhất. Các tác giả không chỉ giới thiệu về vị trí của Nguyễn Khuyến trong nền văn học trung đại Việt Nam mà còn đi vào tìm hiểu đề tài tính tự sự trong thơ ca ông. Các công trình đã được đề cập đến ở những góc độ khác nhau, hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu đó chưa đặt thành vấn đề riêng biệt, chưa khảo sát toàn diện. Chính vì thế trên cơ sở tiếp thu kết quả của những người đi trước chúng tôi mong muốn sẽ lí giải một cách cụ thể, hệ thống đề tài “Tính tự sự trong thơ chữ hán Nguyễn Khuyến”. Qua đó người viết góp phần khẳng định giá trị nội dung của tác phẩm và hiểu sâu hơn phẩm chất, tấm lòng, tâm sự của nhà thơ. 5 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài khóa luận nghiên cứu nhằm hướng tới những mục đích sau: Góp phần tìm hiểu và nghiên cứu một cách có hệ thống, sâu sắc và cụ thể hơn đề tài “Tính tự sự trong thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến” người viết sẽ vẽ ra những đường nét để người đọc có thể hình dung về chân dung con người cũng như phẩm chất, tâm hồn thanh cao của Nguyễn Khuyến. Qua đó hiểu thêm những độc đáo nghệ thuật của nhà thơ, thấy được mối quan hệ giữa nghệ thuật và đời sống đã ảnh hưởng đến tư duy thơ ca của Tam Nguyên Yên Đổ. Đồng thời, để độc giả nhìn nhận được hiện thực xã hội thời bấy giờ được hiện lên qua ngòi bút của Nguyễn Khuyến, giúp ta nhận ra thái độ, tư tưởng và tình cảm của tác giả đối với con người và cuộc đời, khẳng định vị trí của Nguyễn Khuyến trong nền văn học dân tộc. Tìm hiểu đề tài này, chúng tôi muốn tập dượt với nghiên cứu khoa học, đóng góp một phần cho việc giảng dạy về tác giả, tác phẩm Nguyến Khuyến trong nhà trường phổ thông sau này. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi khảo sát trên toàn tập thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến, đặc biệt đi sâu vào khảo sát bản dịch thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến trong Tuyển tập thơ chữ Hán của Nguyễn Khuyến do Trần Văn Nhĩ tuyển chọn và dịch thơ, Nxb Văn hóa - Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, 2016. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Khóa luận nghiên cứu tính tự sự trong thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến trên hai phương diện: - Tự sự về bản thân - Tự sự về hiện thực xã hội 6 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để triển khai đề tài người viết sử dụng các phương pháp nghiên cứu chính sau đây: - Phương pháp so sánh, đối chiếu - Phương pháp phân tích bình giảng - Phương pháp liệt kê, phân loại - Phương pháp nghiên cứu văn học sử Ngoài ra người viết còn sử dụng các thao tác chứng minh, phân tích, đánh giá để làm rõ vấn đề. Trong quá trình triển khai luận văn, người viết không tuyệt đối hóa phương pháp nào, khi cần thiết có thể sử dụng tổng hợp tất cả các phương pháp trên. 6. Đóng góp của khóa luận Về mặt lí luận: Khẳng định những giá trị nghệ thuật đặc sắc và nội dung nhân đạo sâu sắc của thơ ca chữ Hán Nguyễn Khuyến Về mặt thực tiễn: Góp phần vào việc giảng dạy và học tập các tác phẩm của Nguyễn Khuyến trong nhà trường phổ thông. 7. Bố cục của khóa luận Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa luận gồm 2 chương: Chƣơng 1: Những vấn đề chung Chƣơng 2: Tính tự sự trong thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến 7 NỘI DUNG Chƣơng 1 KHÁI QUÁT CHUNG 1.1. Tác giả và tác phẩm 1.1.1. Tác giả 1.1.1.1. Bối cảnh thời đại Giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX là giai đoạn lịch sử Việt Nam có những biến đổi hết sức to lớn. Năm 1858 thực dân Pháp lấy cớ triều đình Nguyễn ngăn cản việc công thương và giết giáo sĩ, ngày 1 tháng 8 chúng đã nổ súng vào cửa biển Đà Nẵng, chính thức mở đầu cuộc xâm lược nước ta biến nước ta từ một nước độc lập thành một nước thuộc địa nửa phong kiến với yêu cầu bức thiết và cháy bỏng là: “Độc lập dân tộc và người cày có ruộng”. Sau năm tháng nhận thấy cuộc chiến tranh vẫn không có chút tiến triển nên thực dân Pháp đã thay đổi kế hoạch, chúng chỉ để lại một lực lượng nhỏ ở lại bán đảo Sơn Trà (Đà Nẵng) để giữ chân quân đội triều đình còn lại tất cả kéo vào Nam mở cuộc tiến công Gia Định. Ngày 10 tháng 2 năm 1859 từ Vũng Tàu chúng pháo kích các công sự bảo vệ con đường thủy vào Gia Định và sau vài ngày chúng chiếm được Gia Định. Trong vòng bốn mươi năm thực dân Pháp đã hoàn toàn đặt được ách thống trị trên đất nước ta. Trong thời gian ấy chúng đã chiếm được ba tỉnh miền Đông Nam Kì và ba tỉnh miền Tây Nam Kỳ. Từ đó cho đến cuối thế kỉ theo quan điểm của bọn thực là “chinh phục và bình định Trung kì, Bắc kì” rồi toàn quốc. Trong nội bộ giai cấp địa chủ phong kiến có sự phân hóa sâu sắc cùng với hệ tư tưởng Nho giáo ngày càng tỏ ra bất lực trước cuộc xâm lược. Triều đình nhà Nguyễn mục nát, nhu nhược, cam chịu làm tay sai cho thực dân Pháp. Thắng lợi của chúng được đánh dấu bằng những hàng ước mà triều đình nhà Nguyễn lần lượt kí với chúng. Năm 1864 triều đình nhà Nguyễn đã kí hàng ước nhường ba tỉnh 8 Biên Hòa, Gia Định, Đình Tường và đảo Côn Lôn cho thực dân Pháp, năm 1875 kí điều ước và thương ước nhường toàn bộ Nam Kì cho chúng, năm 1883 và 1884 kí hai hàng ước công nhận nền đô hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Đất nước chính thức chịu ách nô lệ của thực dân. Ở nước ta, sau khi vua tôi triều Nguyễn kí những hàng ước đầu hàng, vào những năm cuối thế kỉ XX thực dân Pháp bắt đầu bước vào thời kì tổ chức và khai thác thuộc địa lần thứ nhất trên quy mô toàn quốc. Sự tác động của tư tưởng tiến bộ ở phương Tây cũng như cuộc cách mạng Tân Hợi và cuộc vận động cải cách của Khang Hữu Vi, Lương Khải Siêu ở Trung Quốc cũng có ảnh hưởng lớn đến Việt Nam, nhất là về tư tưởng chính trị. Xã hội Việt Nam có sự biến chuyển và phân hóa sâu sắc. Xã hội Việt Nam xuất hiện hai giai cấp mới: giai cấp vô sản và giai cấp tư sản. Nước ta trở thành nước thực dân nửa phong kiến. Trước sự xâm lược của thực dân Pháp, với khí thế sục sôi cả dân tộc ta với tinh thần yêu nước đã tiến hành cuộc chiến đấu quyết liệt chống lại kẻ thù, ở đâu có tiếng súng xâm lược ở đó có phong trào kháng chiến bảo vệ chủ quyền dân tộc. Từ Nam kì, Bắc Kì, Trung Kì, ngoài ra còn các phong trào yêu nước của nhân dân ta diễn ra đa dạng, sôi nổi nhất là phong trào có khuynh hướng dân chủ tư sản như phong trào Đông Du (Phan Bội Châu), Đông Kinh Nghĩa Thục (Lương Văn Can, Nguyễn Quyền), Duy Tân (Phan Chu Trinh)... Đặc biệt là sau năm 1885, phong trào Cần Vương nổ ra sôi nổi trên phạm vi cả nước, ít nhiều vẫn chịu sự chi phối của ý thức hệ phong kiến do các văn thân và sĩ phu yêu nước chống Pháp lãnh đạo. Phong trào rầm rộ trên nhiều tỉnh thành và kéo dài gần hết thế kỉ XIX. Tuy nhiên các cuộc khởi nghĩa nổ ra lẻ tẻ, thiếu sự thống nhất trong lãnh đạo do đó tạo cơ hội cho kẻ thù dễ bề chia cắt, cả nước lại rơi vào cảnh nô lệ tối tăm, các cuộc chiến không còn phương hướng, khí thế các phong trào cũng lắng xuống, tiếng súng Cần Vương tắt dần 9 nhưng sự kiên cường và lòng yêu nước thì không bao giờ tắt. Nếu chưa thể cháy bùng thành ngọn lửa thì nó âm ỉ cháy trong lòng những người yêu nước để chờ một nguồn gió mới thổi vào rồi lại bùng lên mãnh liệt. Đây là những diễn biến lịch sử cơ bản đã diễn ra trong giai đoạn nửa cuối thế kỉ XIX. Đây là giai đoạn lịch sử dân tộc ta trải qua bao biến cố thăng trầm, bắt đầu rơi vào ách thống trị của thực dân Pháp, nhân dân chịu nhiều tầng áp bức từ triều đình phong kiến nhà Nguyễn và đế quốc thực dân. Bối cảnh lịch sử này đã chi phối tới đời sống vật chất và tinh thần của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Xã hội thực dân nửa phong kiến rõ nét dần vào những năm cuối thế kỉ XIX với bộ mặt của xã hội đảo điên, lố lăng. Chính bởi hoàn cảnh lịch sử đó đã tác động và để lại dấu ấn rõ nét trong sáng tác của Nguyễn Khuyến. Và đặc biệt nó ảnh hưởng rõ rệt đến văn học giai đoạn này. Giai đoạn văn học có sự đóng góp của dòng văn học yêu nước cho đến văn học tố cáo hiện thực xã hội. Đây là giai đoạn nổi lên tên tuổi của những nhà thơ với những tác phẩm thể hiện tinh thần yêu nước của mình và Nguyễn Khuyến là một nhà thơ điển hình. Đồng thời, thông qua tác phẩm của Nguyễn Khuyến, độc giả phần nào hiểu được đặc điểm văn học và bối cảnh lịch sử giai đoạn này. 1.1.1.2. Cuộc đời và con người Nguyễn Khuyến tên hồi nhỏ là Nguyễn Thắng, hiệu Quế Sơn, sau đổi ra Nguyễn Khuyến, tự Miễn Chi. Ông sinh ngày 15 tháng 2 năm 1835 (tức ngày 18 tháng Giêng năm Ất Mùi). Ông xuất thân từ một gia đình nhà Nho nghèo, hai bên gia đình nội ngoại đều có truyền thống khoa bảng. Quê nội gốc ở Treo Vọt, huyện Can Lộc, tỉnh Hà Tĩnh, di cư ra Yên Đổ (nay là xã Trung Lương), huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam, cho đến đời nhà thơ được 500 năm. Cụ bốn đời Nguyễn Khuyến là Nguyễn Tông Mại, từng đỗ tiến sĩ, làm quan đến chức Hiến sát sứ 10 Thanh Hóa. Cha Nguyễn Khuyến là Nguyễn Liễn, vẫn theo đời Nho học, đỗ ba khoa tú tài, chuyên nghề dạy học. Cụ Liễn là người thanh bạch, giản dị, trọng đạo lí, tính tình hào phóng. Cuộc sống và tính cách ấy của cụ có ảnh hưởng sâu sắc đến nhà thơ sau này. Mẹ Nguyễn Khuyến là Trần Thị Thoan quê làng Văn Khê tục gọi làng Ngòi, xã Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Tổ bảy đời cụ Thoan là Trần Hữu Thành cụ đỗ Tiến sĩ triều Lê, làm quan đếm Giám sát ngự sử. Ông ngoại nhà thơ là Trần Công Trạc đỗ Tú tài thời Lê Mạt. Cụ gả con gái thứ tư cho ông Nguyễn Liễn và tạo điều kiện để con rể mở trường dạy học ở Hoàng Xá. Bà rất mực thương người, mọi việc nữ công gia chánh đều thông thạo. cả một đời bà chịu thương chịu khó phụng dưỡng bố mẹ chồng, chăm chỉ làm việc, có lúc phải bán cả tư trang, may thuê, vá mướn kiếm tiền để khuyến khích và nuôi chồng con ăn học, thi cử. Lòng nhân ái bao la, gương đảm đang chịu thương chịu khó của bà mẹ, đặc biệt là chí quyết tâm thúc đẩy con trai học tập thành tài đã tác động rất lớn đến anh khóa Thắng. Năm 1843, khi cậu bé Thắng đã 8 - 9 tuổi, mới theo gia đình trở về quê cũ. Năm 1852, Nguyễn Khuyến lấy vợ, con một nhà nghèo, người họ Nguyễn cùng làng. Đây chính là người vợ “tao khang” suốt đời của nhà thơ, tính nết hiền hậu, suốt đời làm ăn. Và khi mới ở tuổi 17 Nguyễn Khuyến đã thi Hương cùng khoa với cha song không đỗ. Năm sau đó có dịch thương hàn, anh khóa Thắng mắc bệnh suýt chết. Cha và em ruột, cùng nhiều họ hàng thân thuộc đều qua đời vì cơn dịch bệnh. Gia đình lâm vào cảnh đói rét. Năm 1854, anh nối nghề cha để lấy lương ăn, ở Lạng Phong, Kỷ Cầu...Tuy nghèo khó nhưng Nguyễn Khuyến vẫn theo đuổi công việc sách đèn. Song ba khóa thi Hương tiếp theo (1855, 1858, 1861), Nguyễn Khuyến đều trượt. Có lúc ông nản đường khoa cử định chuyển nghề dạy học kiếm 11 sống và nuôi gia đình thì được người bạn là Vũ Văn Báo nhận chu cấp lương ăn và khuyên đến học cùng với cha mình là Tiến sĩ Vũ Văn Lý ở xã Vĩnh Trụ, huyện Nam Xang (nay là huyện Lí Nhân, tỉnh Hà Nam). Do vậy khoa thi 1864 ông đỗ cử nhân đầu trường Hà Nội. Sau đó ông thi vào các khoa 1865, 1868 nhưng không đỗ. Cho đến 1871 mới liên tiếp đỗ đầu thi hội, thi đình khi đó ông ba bảy tuổi. Cả ba kì thi ông đều đỗ đầu nên được gọi với cái tên “Tam Nguyên Yên Đổ”. Có thể thấy qua thành tích của Nguyễn Khuyến đó là sự cố gắng không ngừng. Sau khi đỗ, Nguyễn Khuyến được bổ ra làm quan ở nội các Huế, sau đó làm Đốc học Thanh Hóa, rồi thăng lên Án sát tỉnh ấy. Đó cũng là lúc Pháp đánh chiếm bốn tỉnh Bắc kỳ lần thứ nhất. Năm 1874 ông phải mang quân chặn quân khởi nghĩa phạm vào Tĩnh Gia, Thanh Hóa. Cũng đúng lúc ấy mẹ ông mất tại tỉnh đường Thanh Hóa, ông phải nghỉ ba năm về quê chịu tang mẹ. Mãn tang ông vào kinh nhận chức Biện lí bộ Hộ. Năm 1877, ông giữ chức Bố chính tỉnh Quảng Ngãi. Rồi làm Toản tu ở Sử quán từ năm 1879 đến 1883, sống trong cảnh thanh bần, lại thêm đau yếu nên ông đã có tâm trạng chán ngán cảnh quan trường. Năm 1883 quân Pháp đánh chiếm Bắc kỳ lần thứ hai. Vua Tự Đức chết, quân pháp đánh chiếm của biển Thuận An, triều đình nhà Nguyễn kí hiệp ước Harmand ngày 25 - 8 - 1883 chấp nhận ách thống trị của thực dân Pháp trên toàn cõi nước ta. Nguyễn Khuyến được cử làm Phó sứ sang Mãn Thanh, ông lấy cớ đau yếu, xin tạm về quê dưỡng bệnh. Tháng 12 - 1883, quan Pháp đánh chiếm Sơn Tây, các quan tỉnh đó đều bỏ chạy. Nguyễn Hữu Độ đề cử ông giữ chức quyền tổng đốc Sơn Tây - Hưng yên - Tuyên Quang, song ông không chịu đến nhậm chức. Chính hành động cáo quan lui về ở ẩn của ông đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời ông. Một phần tư thế kỷ trở về sống ở Yên Đổ ông 12 tiếp tục sáng tác và viết lên những tác phẩm bất hủ bộc lộ cả tài năng và phẩm chất sáng ngời không màng danh lợi cùng với tinh thần yêu nước. Đó cũng là cơ hội để Nguyễn Khuyến sống hòa nhập với thiên nhiên, đồng cảm với cuộc sống cơ cực của nhân dân. Ông trút hơi thở cuối cùng vào ngày 05 tháng 02 năm 1909, tức ngày 15 tháng Giêng năm Kỷ Dậu, thọ 74 tuổi. 1.1.2. Tác phẩm Nguyễn Khuyến đã để lại cho văn học nước nhà một khối lượng thơ ca đồ sộ và vô cùng quý giá. Ông sáng tác bằng cả chữ Hán và chữ Nôm, nhưng phần lớn là các tác phẩm viết bằng chữ Hán, cả hai đều rất điêu luyện. Ông để lại khoảng 800 tác phẩm bao gồm nhiều thể loại: thơ, hát nói, văn tế, câu đối... Quế Sơn thi tập có trên 300 bài thơ. Yên Đổ thi tập Bách Liêu thi văn tập. Cẩm ngữ và những bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng. Riêng đối với thơ chữ Hán, chúng tôi khảo sát trong cuốn Tuyển tập thơ chữ Hán Nguyễn Khuyến do Trần Văn Nhĩ tuyển chọn, gồm các tập: Yên Đổ tiến sĩ thi tập. Quế Sơn thi tập. Quế Sơn Tam nguyên thi tập Các tập thơ khác: Hải Vân Am thi tập Quế Sơn thi tập tục biên Yên Đổ Tam nguyên thi tập Quế Sơn cựu lục 13 Các sáng tác của ông phần lớn đều được làm trong thời kì ông trở về sống ở Yên Đổ. Sáng tác của ông chủ yếu xoay quanh ba nội dung: - Tấm lòng yêu nước thiết tha sâu nặng - Thái độ phản kháng đối với xã hội thực dân nửa phong kiến - Tình cảm của nhà thơ dành cho quê hương, gia đình, bạn bè, hàng xóm. Toàn bộ thơ văn của ông Hán cũng như Nôm biểu hiện rất rõ cá tính, cách điệu tâm hồn con người Nguyễn Khuyến, đặc biệt bộ phận chữ Hán phản ánh một cách cụ thể hơn từng khía cạnh tâm sự, diễn biến tử tưởng và cả một số chi tiết về tiểu sử của nhà thơ. Nhưng thơ viết bằng chữ Nôm là bộ phận làm nên tên tuổi của nhà thơ. 1.2. Tính tự sự trong sáng tác thơ ca 1.2.1. Khái niệm tự sự Khái niệm tự sự thuộc một phương thức phản ánh cuộc sống của văn học nghệ thuật. Tự sự bao gồm nhiều thể loại khác nhau: truyện cổ tích, truyện cười, truyện thơ Nôm, truyện ngắn,... Theo GS. Trần Đình Sử: “Tự sự là loại tác phẩm văn học tái hiện trực tiếp hiện thực khách quan như có một cái gì tách biệt ở bên ngoài đối với tác giả thành một câu chuyện có diễn biến của sự việc, của hoàn cảnh có sự phát triển của tâm trạng, tính cách, hành động của con người. Đó là thể loại văn học phản ảnh hiện thực đời sống một cách khách quan bằng cách kể lại sự việc, sự kiện, miêu tả tính cách nhân vật...có đầu có cuối thông qua cốt truyện tương đối hoàn chỉnh và được kể lạ bằng một người kể nào đó” [6, tr.250] Theo G. Genette: “Tự sự là trình bày một sự kiện hay một chuỗi sự kiện có thực hay hư cấu, bằng phương tiện ngôn ngữ, đặc biệt là ngôn ngữ tự sự” [5, tr.41] 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan