Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Luận văn trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quan hệ lao động dưới góc độ ...

Tài liệu Luận văn trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quan hệ lao động dưới góc độ pháp lý

.PDF
245
1
71

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ NĂM 2016 TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LÝ Mã số: B2016 – LPS – 01 Chủ nhiệm đề tài: PGS. TS Trần Hoàng Hải TP.HCM, 6/2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.HCM BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP BỘ NĂM 2016 TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG DƯỚI GÓC ĐỘ PHÁP LÝ Mã số: B2016 – LPS – 01 Xác nhận của tổ chức chủ trì (ký, họ tên, đóng dấu) TP.HCM, 6/2018 Chủ nhiệm đề tài (ký, họ tên) DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI VÀ ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH I. Danh sách những thành viên tham gia nghiên cứu đề tài TT 1 Họ và tên Đơn vị công tác và Nội dung nghiên cứu cụ thể lĩnh vực chuyên môn được giao PGS. TS Trần - Trường Đại học Luật Chủ nhiệm đề tài Hoàng Hải Tp. Hồ Chí Minh. - Lĩnh vực chuyên - Xây dựng kế hoạch nghiên cứu, lập thuyết minh đề tài môn: Luật học, chuyên và đề cương chi tiết; sâu về pháp luật lao - Liên hệ đơn vị phối hợp; động, pháp luật an sinh - Tìm và tập hợp tài liệu 2 3 xã hội. tham khảo tiếng Nga; - Viết các chuyên đề 3, 10, 15. PGS. TS Nguyễn - Trường Đại học Luật - Viết các chuyên đề 1, 7, 17. Văn Vân Tp. Hồ Chí Minh. - Lĩnh vực chuyên môn: Luật học, chuyên sâu về pháp luật tài chính, ngân hàng, thuế. TS. Lê Thị Thúy Hương - Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. - Lĩnh vực chuyên môn: Luật học, chuyên - Xây dựng đề cương chi tiết - Viết các chuyên đề 5, 9, 12. sâu về pháp luật lao động, pháp luật an sinh xã hội. 4 Ths. Đoàn Công Yên - Trường Đại học Luật Tp. Hồ Chí Minh. - Lĩnh vực chuyên môn: Luật học, chuyên sâu về pháp luật lao Thư ký đề tài - Tìm và tập hợp tài liệu tiếng Anh; - Xây dựng thuyết minh đề tài và đề cương chi tiết động, pháp luật an sinh - Xây dựng phiếu khảo sát; xã hội. - Xử lý số liệu điều tra, khảo sát; - Viết các chuyên đề 6, 11, 13, 16. 5 Ths. Hoàng Thị - Trường Đại học Luật - Tìm và tập hợp tài liệu Minh Tâm Tp. Hồ Chí Minh. - Lĩnh vực chuyên tiếng Việt; - Xây dựng đề cương chi tiết môn: Luật học, chuyên - Xử lý số liệu điều tra, khảo sâu về pháp luật lao sát; động, pháp luật an sinh - Viết các chuyên đề 2, 8, 14, xã hội. 17. 6 Ths. Lường Minh - Trường Đại học Luật Sơn Tp. Hồ Chí Minh. - Lĩnh vực chuyên môn: Luật học, chuyên - Viết các chuyên đề 4, 12, 16. - Các công việc mang tính kỹ thuật khác. sâu về pháp luật lao động, pháp luật an sinh xã hội. II. Đơn vị phối hợp chính Tên đơn vị trong và ngoài nước Nội dung phối hợp nghiên cứu Văn phòng B Tổng Liên đoàn Lao động Điều tra, khảo sát việc thực hiện trách nhiệm xã hội của Việt Nam. doanh nghiệp tại một số doanh nghiệp ở Tp. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Long An. Họ và tên người đại diện đơn vị Th.s Quan Gia Bình MỤC LỤC MỞ ĐẦU............................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG .................................................................................... 15 1.1. Khái quát chung về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ............................. 15 1.1.1. Nguồn gốc khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ....................... 15 1.1.2. Sự hình thành và phát triển khái niệm trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp19 1.1.3. Bản chất trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ............................................ 27 1.1.4. Quá trình phát triển nhận thức về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp 30 1.1.5. Lý thuyết cơ sở hình thành các quan điểm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp .......................................................................................................................... 33 1.1.6. Các khía cạnh của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ............................ 40 1.2. Định nghĩa và nội dung của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quan hệ lao động...................................................................................................................... 48 1.2.1. Định nghĩa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quan hệ lao động 48 1.2.2. Nội dung của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quan hệ lao động50 1.3. Tác động của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quan hệ lao động ............................................................................................................ 52 1.3.1. Đối với doanh nghiệp ...................................................................................... 52 1.3.2. Đối với người lao động .................................................................................... 55 1.3.3. Đối với khách hàng và cộng đồng................................................................... 56 1.4. Vai trò của các chủ thể trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quan hệ lao động ..................................................................................... 57 1.4.1. Vai trò của người sử dụng lao động ............................................................... 57 1.4.2. Vai trò của người lao động.............................................................................. 59 1.4.3. Vai trò của tổ chức đại diện người lao động, người sử dụng lao động ........ 60 1.4.4. Vai trò của nhà nước và các tổ chức khác có liên quan ................................ 61 1.4.5. Vai trò của người tiêu dùng ............................................................................ 63 1.5. Các điều kiện cơ bản để xây dựng và thực hiện hiệu quả trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quan hệ lao động tại Việt Nam hiện nay ............................ 65 1.5.1. Các điều kiện bên trong doanh nghiệp ........................................................... 66 1.5.2. Các điều kiện bên ngoài doanh nghiệp .......................................................... 66 1.6. Vai trò của “luật mềm” và “luật cứng” trong việc điều chỉnh trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quan hệ lao động ............................................................ 68 1.6.1. Khái niệm “luật cứng” và “luật mềm” ........................................................... 68 1.6.2. Các mô hình trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có mối liên hệ với pháp luật 71 1.6.3. Sự kết hợp giữa “luật cứng” và “luật mềm” trong việc xây dựng và thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ....................................................................... 74 Kết luận Chương 1 ........................................................................................................ 81 CHƯƠNG 2:....................................................................................................................... 82 TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG THEO PHÁP LUẬT QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ QUỐC GIA ......................................... 82 2.1. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quan hệ lao động theo các văn bản quy phạm pháp luật quốc tế .................................................................................. 82 2.1.1. Vai trò của các tổ chức quốc tế trong việc xây dựng và thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ....................................................................... 82 2.1.2. Quy định của Liên hiệp quốc .......................................................................... 83 2.1.3. Quy định của Tổ chức Lao động Quốc tế ....................................................... 86 2.1.4. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong các hiệp định thương mại mà Việt Nam đã tham gia ............................................................................................... 100 2.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quan hệ lao động theo pháp luật của một số quốc gia...................................................................................................... 103 2.2.1. Kinh nghiệm của Liên bang Nga .................................................................. 103 2.2.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc ...................................................................... 110 2.2.3. Kinh nghiệm của Nhật Bản .......................................................................... 119 2.2.4. Kinh nghiệm của Malaysia, Philippines và Thái Lan.................................. 125 Kết luận chương 2........................................................................................................ 147 CHƯƠNG 3: QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRONG QUAN HỆ LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM ....................................... 148 3.1. Quy định pháp luật về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quan hệ pháp luật lao động cá nhân ......................................................................................... 148 3.1.1. Lao động trẻ em, chưa thành niên ................................................................ 148 3.1.2. Lao động cưỡng bức ...................................................................................... 152 3.1.3. Sức khỏe và an toàn lao động ....................................................................... 157 3.1.4. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi............................................................ 160 3.1.5. Tiền lương ...................................................................................................... 161 3.1.6. Phân biệt đối xử tại nơi làm việc .................................................................. 163 3.1.7. Người lao động khuyết tật ............................................................................. 173 3.2. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc đảm bảo quyền tự do hiệp hội và đối thoại xã hội, thương lượng tập thể ........................................................... 174 3.2.1. Bảo đảm quyền tự do hiệp hội....................................................................... 175 3.2.2. Bảo đảm quyền tự do đối thoại xã hội, thương lượng tập thể ..................... 177 Kết luận chương 3........................................................................................................ 181 CHƯƠNG 4: THỰC TIỄN THỰC HIỆN TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ............................................... 182 4.1. Đặc trưng của quan hệ lao động tại Việt Nam ............................................... 182 4.2. Thực tiễn thực hiện trách nhiệm xã hội trong doanh nghiệp tại Việt Nam 186 4.2.1. Nhận thức của người sử dụng lao động về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ........................................................................................................................ 186 4.2.2. Lao động trẻ em, chưa thành niên ................................................................ 189 4.2.3. Lao động cưỡng bức ...................................................................................... 192 4.2.4. Sức khỏe và an toàn lao động ....................................................................... 193 4.2.5. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi............................................................ 196 4.2.6. Tiền lương ...................................................................................................... 198 4.2.7. Phân biệt đối xử tại nơi làm việc .................................................................. 199 4.2.8. Người lao động khuyết tật ............................................................................. 201 4.2.9. Quyền tự do hiệp hội và đối thoại xã hội, thương lượng tập thể................. 202 4.3. Một số kiến nghị ................................................................................................ 204 4.3.1. Lao động trẻ em và chưa thành niên ............................................................ 205 4.3.2. Lao động cưỡng bức ...................................................................................... 206 4.3.3. Sức khỏe, an toàn lao động ........................................................................... 207 4.3.4. Tiền lương ...................................................................................................... 208 4.3.5. Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi............................................................ 210 4.3.6. Phân biệt đối xử tại nơi làm việc .................................................................. 212 4.3.7. Người lao động khuyết tật ............................................................................. 213 4.3.8. Quyền tự do hiệp hội và đối thoại xã hội, thương lượng tập thể................. 214 Kết luận chương 4........................................................................................................ 219 KẾT LUẬN .................................................................................................................. 220 DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu đồ 1: Năng suất lao động xã hội của toàn nền kinh tế theo giá hiện hành năm 2011-2017 Biểu đồ 2: Kết quả thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người lao động Biểu đồ 3: Mức độ hiểu biết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của người sử dụng lao động Biểu đồ 4: Mức độ hiểu biết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của người lao động Bảng 1. Tỷ lệ doanh nghiệp Nhật Bản sử dụng các tiêu chuẩn về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ được viết tắt Từ viết tắt BLLĐ Bộ luật Lao động CPTPP Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership DN Doanh nghiệp DNĐQG Doanh nghiệp đa quốc gia FTA Free trade agreement ILO International Labour Organization NKT Người khuyết tật NLĐ Người lao động NSDLĐ Người sử dụng lao động QHLĐ Quan hệ lao động TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam SA Social and Accountability 8000:2008 TNXH Trách nhiệm xã hội TNXHDN Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp WRAP Worldwide Responsible Accredited Production MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết và lý do chọn đề tài Chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Đảng và Nhà nước đã xác định, Việt Nam phải đổi mới, mở cửa và chủ động hội nhập kinh tế quốc. Năm 1995, Việt Nam trở thành thành viên của ASEAN. Đến năm 2007, Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO. Nước ta đã cam kết thực hiện nhiều thỏa thuận song phương, đa phương với các quốc gia trong khối ASEAN, với EU, Nhật Bản... Đặc biệt, hiện nay, Việt Nam đã tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP). Trong quá trình hội nhập này, các doanh nghiệp chính là chủ thể chịu tác động trực tiếp từ các quy định của quá trình cạnh tranh quốc tế trong các hiệp định song và đa phương, trong đó có yêu cầu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với các vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ người tiêu dùng, bảo vệ người lao động và những yếu tố khác của phát triển bền vững. Đối với các doanh nghiệp tại những quốc gia đang phát triển như Việt Nam, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc đảm bảo các quyền cơ bản của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động, trả lương bình đẳng, tự do hiệp hội… thật sự là một hệ thống giám sát chất lượng sản phẩm khắt khe và đang đặt ra cho doanh nghiệp nhiều bài toán cần phải được giải quyết. Nhận thức được những khó khăn đó, Nhà nước ta đã có nhiều hành động nhằm thúc đẩy trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như sửa đổi Bộ luật Lao động, Luật Công đoàn, Luật Bảo hiểm xã hội, ban hành Luật Việc làm, trong đó chú trọng đến trách nhiệm của người sử dụng lao động trong việc thực hiện các tiêu chuẩn lao động hay tổ chức các cuộc hội thảo, tập huấn cho doanh nghiệp… Tuy nhiên, đến nay, các quy định pháp luật vẫn chưa mang lại hiệu quả tích cực trong việc tăng cường thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa, phạm vi, chuẩn mực của các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Điều này đang đặt ra đòi hỏi cấp thiết là xây dựng, hoàn thiện các quy định pháp luật liên quan đến trách nhiệm xã hội một cách có hệ thống và dễ áp dụng đối với doanh nghiệp. Trong hoạt động nghiên cứu, từ những năm 2000, đặc biệt trong năm năm trở lại đây, đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu phân tích các quan niệm và nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Một số công trình đã có cố gắng đi vào đánh giá thực tiễn thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại một số doanh nghiệp của Việt Nam. Tuy vậy, những bài viết, công trình nghiên cứu này chỉ mới 1 tập trung nghiên cứu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp dưới góc độ kinh tế, quản trị doanh nghiệp chứ chưa đi sâu phân tích các trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp như đảm bảo quyền tự do hiệp hội, an toàn vệ sinh lao động, trả lương bình đẳng, chống phân biệt đối xử, chống lao động cưỡng bức... Một vài tác giả đã đưa các kiến nghị để thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhưng những kiến nghị này chỉ dừng lại ở tính định hướng mà chưa đưa ra giải pháp cụ thể. Trong hoạt động đào tạo pháp luật lao động, ở cấp độ cử nhân, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hầu như chỉ dừng lại trách nhiệm của người sử dụng lao động trong vấn đề đảm bảo việc làm cho người lao động. Tương tự, ở cấp độ cao học, sinh viên cũng chưa được tiếp cận đầy đủ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Một trong các nguyên nhân dẫn đến thực trạng này chính là đến nay, ở các cơ sở đào tạo luật tại Việt Nam vẫn chưa có một tài liệu nào mang tính hệ thống, đầy đủ về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Trước thực trạng trong việc xây dựng chính sách, quy định pháp luật, nghiên cứu và đào tạo về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như trên, chúng tôi lựa chọn đăng ký thực hiện đề tài “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quan hệ lao động dưới góc độ pháp lý”. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến đề tài 2.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước - Ruth V. Aguilera, Cynthia A. Williams, John M. Conley and Deborah E. Rupp, “Corporate governance and social responsibility: a comparative analysis of the UK and the US”. Các tác giả tập trung phân tích và so sánh việc quản trị doanh nghiệp và thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại hai quốc gia Anh và Hoa Kỳ. Trong bài viết này, các tác giả chỉ phân tích dưới góc độ kinh tế chứ không phân tích dưới góc độ pháp lý. - Mette Andersen and Tage Skjoett-Larsen, “Corporate social responsibility in global supply chains”. Tương tự như bài viết “Corporate Governance and Social Responsibility: a comparative analysis of the UK and the US”, các tác giả cũng chỉ nghiên cứu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp dưới góc độ kinh tế chứ không đi vào các vấn đề pháp lý. - Brigitte Hamm, “Corporate social responsibility in Vietnam: integration or mere adaptation?”. Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã trình bày khá chi tiết về việc thúc đẩy thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thông qua các cơ quan, tổ chức như Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao 2 động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả không đưa ra bất kỳ kiến nghị nào để thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam. - Erik Bergelin and Martin Wastesson, “Corporate social responsibility in Vietnam - A Study of the relation between Vietnamese suppliers and their International customers”. Đây là một nghiên cứu khá chi tiết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam. Bên cạnh những vấn đề cơ bản như lịch sử, định nghĩa về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tác giả phân tích vai trò trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với doanh nghiệp cung ứng sản phẩm và đối với các công ty đa quốc gia. Đặc biệt, tác giả đã nghiên cứu, phân tích việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại một số công ty của Việt Nam. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số kiến nghị có ý nghĩa đối với Việt Nam. Tuy nhiên, công trình này chưa thể hiện rõ nét trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quan hệ pháp luật lao động. - Frans Pennings, Yvonne Konijn and Albertine Veldman (eds) (2008), Social responsibility in labour relations, Kluwer law international BV, The Netherlands. - Matthew J. Hirschland, “Corporate Social Responsibility and the Shaping of Global Public Policy”, Hardcover (Dec. 12, 2006). Tác giả bàn về tầm quan trọng của CSR trong công ty như: Các quy định kinh doanh toàn cầu mới – sự hiểu biết của công ty về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp và CSR thực hành đáp ứng lý thuyết – quản trị toàn cầu và mạng lưới chính sách công cộng toàn cầu. - Oyvind Ihlen, Betteke Van Ruler, Magnus Fredriksson, “Public Relations and Social Theory: Key Figures and Concepts” (Routledge Communication Series). Tác giả bàn về vấn đề: Quan hệ công chúng và lý thuyết xã hội nới rộng phạm vi lý thuyết của quan hệ công chúng. Từ đó tập trung vào khái niệm như niềm tin, tính hợp pháp, sự hiểu biết, và phản xạ, cũng như về các vấn đề về hành vi, năng lượng, và ngôn ngữ. - Muhammad Yunus, “Building Social Business: The New Kind of Capitalism That Serves Humanity’s Most Pressing Needs”. Tác giả muốn giúp các doanh nghiệp thấy được vai trò của hoạt động kinh doanh. Qua những gương điển hình mà các doanh nghiệp quan tâm nhiều hơn tới vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Ở Liên bang Nga, vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được nhiều nhà khoa học về kinh tế và pháp luật luật tìm hiểu và nghiên cứu sâu sắc, bởi lẽ vấn đề này là thực sự quan trọng cho các doanh nghiệp, người lao động, nói riêng, cho nền kinh tế đất nước, xã hội, nói chung, nhất là trong giai đoạn chuyển đổi sang nền 3 kinh tế thị trường. Chính vì vậy, có rất nhiều công trình khoa học về đề tài này được công bố. Trong quá trình thực hiện đề tài, Chủ nhiệm đề tài và nhóm nghiên cứu sẽ cố gắng để có được những công trình khác có liên quan về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, được công bố bằng tiếng Nga để bổ sung nhằm làm cho công trình có giá trị cao hơn. Trước mắt, nhóm nghiên cứu tham khảo một số công trình tiêu biểu được liệt kê dưới đây. - Н.А.Кричевский và С.Ф.Гончаров Корпоративная Социальная Ответственность M 2006. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đề cập đến các vấn đề như: Khái niệm, bản chất quan hệ lao động, pháp luật quốc tế về quan hệ lao động; khái niệm trách nhiệm xã hội, ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; quan niệm về trách nhiệm xã hội ở các nước ngoài (Châu Âu, Mỹ); và kinh nghiệm về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Nga. - Социальная ответственность бизнеса в россии и за рубежом - Учебное пособие Kazan 2008. Tác giả đã đi sâu phân tích về: Những vấn đề lý luận về việc hình thành hệ thống trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường ở Nga; khái niệm về trách nhiệm xã hội trong kinh doanh, chương trình xã hội của các doanh nghiệp; bản chất, những tiêu chí cơ bản của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; kinh nghiệm của một số nước về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; lợi ích của doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội; đánh giá thực trạng vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Nga, nguyên nhân của thực trạng; và kinh nghiệm nước ngoài trong việc thực hiện chính sách trách nhiệm xã hội. - Kinh tế thị trường xã hội ở Nga: Định hướng phát triển- Moskovtsev V.V. Trong bài viết của mình, tác giả đã đi vào phân tích: Đặc điểm nền kinh tế thị trường ở Nga; nguyên tắc về chính sách xã hội ở Nga; kinh nghiệm nước ngoài về thị trường xã hội; và yêu cầu và tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Nga. - Бизнес как субъект социальной политики: должник, благодетель, партнер? / А. Е. Чирикова, Н. Ю. Лапина, Л. С. Шилова, С. В. Шишкин (отв. ред.). Независимый институт социальной политики. М.: ГУ – ВШЭ, 2005. Thông qua công trình này, tác giả đã làm rõ các vấn đề: Yêu cầu về việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với doanh nghiệp ở các nước phát triển; quá trình hình thành và phát triển vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; và những khó khăn, tồn tại trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội ở Nga. - Мясникова С.В., Федотова Г.А. Корпоративная социальная ответственность как фактор устойчивого развития бизнеса. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đi vào phân tích các: WTO và vấn đề trách nhiệm xã hội 4 của doanh nghiệp; những hình thức biểu hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, so sánh số liệu ở một số tập đoàn lớn như của Nga (Lukoil), Mỹ (Boeing); và ý nghĩa của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc ổn định và phát triển doanh nghiệp. - Правосубъектность работодателя. Тимохин В.В. (Luận án Tiến sĩ 2003). Mục tiêu của công trình là phân tích năng lực chủ thể của người sử dụng lao động, sự biểu hiện của khả năng đó trong điều kiện nền kinh tế thị trường, đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật lao động. Từ đó, tác giả công trình đã đặt ra và giải quyết được những vấn đề sau: Làm rõ khái niệm người sử dụng lao động, nội dung của năng lực chủ thể, những dấu hiệu đặc trưng của người sử dụng lao động từ góc độ pháp luật lao động, vai trò của người sử dụng lao động trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội nhằm hài hòa quan hệ lao động, phát triển sản xuất kinh doanh cho bản thân doanh ngiệp và nền kinh tế, nói chung; và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật lao động. - Социальная ответственность в системе регулирования социальнотрудовых отношений (Luận án Tiến sĩ khoa học). Trong luận án này, tác giả đã nghiên cứu các vấn đề: Ý nghĩa của việc hài hòa quan hệ lao động đối với sự phát triển kinh tế đất nước; đặc điểm của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc ổn định sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cho đời sống của người lao động xã hội và kinh tế đất nước. - Социальная ответственность работодателей и ее современная роль в формировании социальной политики в россии - 2013 (Luận án TSKH Чубарова Татьяна Владимировна). Bên cạnh những vấn đề lý luận, tác giả đã đánh giá quy định pháp luật của Liên bang Nga về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, bao gồm: Cơ sở lý luận và thực tiễn trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; những quan điểm khác nhau về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong khoa học và thực tiễn; động lực và giới hạn trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường; điều chỉnh pháp luật vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Liên bang Nga; trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực đảm bảo sức khỏe của người lao động trong và sau khi chấm dứt quan hệ lao động với doanh nghiệp. - Нуртдинова А.Ф. Социальная ответственность бизнеса: правовые аспекты экономической концепции // Журнал российского права. 2015. N 1. Trong bài viết này, tác giả đã phân tích: Các trường phái về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và những yếu tố cấu thành trách nhiệm xã hội; những biểu hiện của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: tiền lương, đời sống tinh thần, môi trường 5 làm việc, bảo đảm sức khỏe, nhà ở, chế độ hưu trí cho người lao động; đưa ra những nguyên tắc của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (khá tốt) như tôn trọng pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế; tự điều tiết lợi nhuận, không lạm dụng quyền, đạo đức kinh doanh, ... • Những kết quả đạt được: Nhìn chung, các công trình nghiên cứu tại Liên bang Nga vừa đề cập trên đã nêu ra và giải quyết ở mức độ khá sâu hoặc gợi ý để nghiên cứu tiếp về những vấn đề sau: - Khái niệm, bản chất quan hệ lao động; - Pháp luật quốc tế về quan hệ lao động; - WTO và vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; - Khái niệm, ý nghĩa của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; - Quan niệm về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở các nước ngoài (Châu Âu, Mỹ,…); - Những quan điểm khác nhau về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong khoa học và thực tiễn ở Nga và một số nước và những yếu tố cấu thành trách nhiệm xã hội; - Những hình thức biểu hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, so sánh số liệu ở một số tập đoàn lớn như: của Nga (Lukoil), Mỹ (Boeing); - Những nguyên tắc của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như: tôn trọng pháp luật quốc gia, pháp luật quốc tế; tự điều tiết lợi nhuận, không lạm dụng quyền, đạo đức kinh doanh,... - Những biểu hiện của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong các lĩnh vực: tiền lương, đời sống tinh thần, môi trường làm việc, bảo đảm sức khỏe, nhà ở, chế độ hưu trí cho người lao động; - Những vấn đề lý luận về việc hình thành hệ thống trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong điều kiện kinh tế thị trường ở Nga; Quá trình hình thành và phát triển vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; - Đặc điểm nền kinh tế thị trường ở Nga; Nguyên tắc về chính sách xã hội ở Nga; Yêu cầu và tăng cường trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Nga; - Kinh nghiệm về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Nga (Đánh giá thực trạng vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Nga, nguyên nhân của thực trạng; Lợi ích của doanh nghiệp trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội, Những khó khăn, tồn tại trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội ở Nga; 6 - Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong lĩnh vực đảm bảo sức khỏe của người lao động trong và sau khi chấm dứt quan hệ lao động với doanh nghiệp. • Những hạn chế của các công trình nêu trên: Những biểu hiện của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong các lĩnh vực: tiền lương, chế độ hưu trí, điều kiện làm việc, quyền tự do hiệp hội và thương lượng tập thể,… cho người lao động chưa được nêu và phân tích đúng mực. Thiết nghĩ, đó chính là những lĩnh vực quan trọng nhằm thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, làm cơ sở cho việc xây dựng pháp luật lao động, hoàn thiện pháp luật ở một số lĩnh vực khác, làm động lực cho việc thực hiện trách nhiệm xã hội ở các doanh nghiệp tại nước ta. Việt Nam và Liên bang Nga là hai quốc gia có rất khá nhiều nét tương đồng về lịch sử, chính trị và kinh tế. Nước Nga trước đây cùng với Việt Nam nằm trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa, với đặc thù là nền kinh tế tập trung, bao cấp; tất nhiên, pháp luật cũng được xây dựng trên cơ sở nền kinh tế đó. Trong những năm gần đây, Liên bang Nga và Việt Nam đều tiến hành cải cách sâu rộng về kinh tế, chuyển nền kinh tế đất nước sang nền kinh tế thị trường với những đặc điểm khác nhiều so với nền kinh tế tập trung trước đây. Từ đó, pháp luật của cả hai quốc gia đều phải thay đổi. Trong quá trình chuyển đổi đó, cả hai quốc gia đều có những thuận lợi và gặp phải những khó khăn gần như giống nhau. Chính vì vậy, kinh nghiệm của nước Nga trong việc điều chỉnh pháp luật đối với các quan hệ xã hội, trong đó, có quan hệ lao động, quan hệ kinh tế thực sự đáng để Việt Nam phải học tập và rút kinh nghiệm. 2.2. Tình hình nghiên cứu trong nước Tại Việt Nam, có thể kể đến một số sách, bài báo tiêu biểu nghiên cứu về CSR như: - Trần Thị Tuyết (2013), “Thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay”, Viện Triết học, Số 5. Trong bài viết này, trên cơ sở khẳng định thực thi trách nhiệm xã hội là nền tảng phát triển bền vững của quốc gia nói chung và từng doanh nghiệp nói riêng, tác giả đã luận chứng nhằm làm rõ hơn hiện trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Việt Nam hiện nay, trong đó nhấn mạnh sự cần thiết của việc phối hợp, tham gia giữa doanh nghiệp với các bên liên quan (chính phủ, người tiêu dùng, người lao động và công đoàn, nhà đầu tư) trong thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Theo tác giả, để có thể thực hiện tốt hơn trách nhiệm xã hội của doang nghiệp, chính phủ cần tạo cơ chế xã hội đủ mạnh để giám sát và thúc đẩy các doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội; 7 người tiêu dùng, người lao động, công đoàn, tổ chức đầu tư phải có trách nhiệm bảo vệ mình, bảo vệ cộng đồng, đảm bảo nguyên tắc cân bằng lợi ích giữa các bên liên quan và doanh nghiệp. - Phạm Văn Đức, “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách”. Trong bài viết này, tác giả trình bày một số cơ sở lý luận và vai trò của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đồng thời cũng đưa ra một vài đánh giá về thực tiễn của vấn đề này tại Việt Nam. Mặc dù tác giả có đưa ra giải pháp để nâng cao việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp nhưng các giải pháp trong bài viết này chỉ mới dừng lại ở sự gợi mở vấn đề chứ chưa thật sự cụ thể. - Nguyễn Phương Mai (2013), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành dệt may Việt Nam: Trường hợp Công ty Cổ phần May Đáp Cầu”, Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 29, Số 1. Bài viết này trình bày kết quả nghiên cứu thực tiễn thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp tại Công ty Cổ phần May Đáp Cầu (DAGARCO), từ đó đưa ra một số đề xuất góp phần thúc đẩy việc thực hiện các hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp một cách cơ bản và bền vững. Điểm hạn chế của bài viết này chính là tác giả mới chỉ nghiên cứu tại một doanh nghiệp chứ không tiến hành nghiên cứu trên nhiều doanh nghiệp để có cái nhìn tổng thể hơn. - Nguyễn Đức Minh (2010), “Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với quyền con người”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Viện Nhà nước và Pháp luật, Số 2. Trong bài viết này, tác giả giải quyết các câu hỏi: Nhà nước hay doanh nghiệp có trách nhiệm đối với quyền con người?; Tại sao đòi hỏi doanh nghiệp có trách nhiệm đối với quyền con người? Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với quyền con người theo các quy định quốc tế?; Trách nhiệm của doanh nghiệp đối với quyền con người ở Việt Nam?. Tác giả đã có đưa ra một số kiến nghị nhưng những kiến nghị này chỉ mang tính chất định hướng, chưa có giải pháp cụ thể. - Nguyễn Như Phát (2013), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp: Một số vấn đề lý luận”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 7. Trong bài viết này, tác giả chủ yếu tập trung vào hai vấn đề cơ bản, đó là: Nguồn gốc trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và khái niệm, nội dung của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. - Chu Đức Nhuận (2011), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng và môi trường ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Số 8. Bài viết này của tác giả chủ yếu đi sâu phân tích quan niệm về trách nhiệm xã họi của doanh nghiệp. Ngoài ra, tác giả cũng mới chỉ giới thiệu sơ lược một số nội 8 dung về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với người tiêu dùng và đối với môi trường. - Phạm Thị Thúy Ngà (2012), “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong việc đảm bảo an toàn lao động”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12. Với bài viết này, tác giả làm rõ ba vấn đề: Quyền được làm việc trong điều kiện an toàn lao động là một quyền con người; mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với an toàn lao động; và thực trạng thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bảo đảm an toàn lao động ở Việt Nam. Trong phần kết luận, tác giả cũng đã cố gắng đưa ra một vài kiến nghị nhưng tất cả cũng chỉ mang tính định hướng. - Viên Thế Giang (2013), “Trách nhiệm xã hội của ngân hàng thương mại giải pháp chống cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực ngân hàng”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, Số 24. Một số vấn đề đã được tác giả phân tích trong bài viết đó là: Mối quan hệ giữa trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp với việc chống cạnh tranh không lành mạnh; trách nhiệm xã hội của ngân hàng thương mại – giải pháp chống cạnh tranh không lành mạnh trong hoạt động ngân hàng. Tuy vậy, đối tượng nghiên cứu của tác giả trong bài viết này chỉ giới hạn trong các ngân hàng. - Nguyễn Mạnh Quân (2004), Đạo đức kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp, NXB Lao động Xã hôi. Đạo đức kinh doanh và văn hóa doanh nghiệp là tài sản quý giá góp phần quan trọng quyết định sự thành bại của mỗi doanh nghiệp. Đó là một hệ thống các giá trị, chuẩn mực, phương pháp tư duy ảnh hưởng rất lớn tới hành động của các thành viên trong doanh nghiệp. - Lê Thanh Hà (2006), “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp trong vấn đề tiền lương”, Báo Lao động xã hội, số 290. Tác giả muốn đề cập tới vai trò của tiền lương như: các mức lương vừa thể hiện vị trí, công việc vừa thể hiện sự chia sẻ lợi ích giữa các tổ chức, các doanh nghiệp và người lao động vừa thể hiện sự phát triển nghề nghiệp của mỗi cá nhân người lao động. - Hoàng Long (2007), “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp – Động lực cho sự phát triển”, Báo Thương Mại, số 26. Tác giả chứng minh tầm quan trọng của CSR trong doanh nghiệp tới sự phát triển xã hội: chú ý phát triển cơ sở hạ tầng cứng và mềm, giao thông vận tải, nhất là các hành lang kinh tế, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, các ngành dịch vụ then chốt như tài chính – ngân hàng, viễn thông, các nguồn năng lượng mới và tái tạo được. - Hồng Minh (2007), “Trách nhiệm xã hội và đạo đức doanh nghiệp”, Báo Văn hoá và đời sống xã hội, số 2. Đạo đức và trách nhiệm xã hội rõ ràng là những vấn đề không thể thiếu trong kinh doanh. Thật khó mà thuyết phục doanh nghiệp 9 thực hiện tốt các vấn đề đạo đức và trách nhiệm bằng những luận cứ dựa trên lợi ích kinh tế trước mắt. - Nguyễn Văn Thức (2008), “Vai trò của Nhà nước và vấn đề trách nhiệm xã hội”, Tạp chí Triết học, Số 6. Bài viết góp phần làm rõ thêm những nội dung cơ bản của khái niệm trách nhiệm xã hội và vai trò của nhà nước trong việc tổ chức và thực thi trách nhiệm xã hội. Theo tác giả, vai trò đó của Nhà nước thể hiện tập trung ở những điểm: Xây dựng môi trường pháp lý thuận lợi cho các hoạt động của đời sống xã hội; Xây dựng và đảm bảo thực hiện các chính sách xã hội; Quản lý và điều hành nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; Đảm bảo cung cấp các dịch vụ công cho xã hội; Thực hiện phân phối các nguồn lực và lợi ích một cách công bằng; Đại diện cho quốc gia tham gia tích cực vào các hoạt động chung của khu vực và thế giới. - Đỗ Văn Quân, Nguyễn Thị Dung (2010), “Vai trò của doanh nghiệp trong việc thực hiện an sinh xã hội ở Việt Nam”, Tạp chí Bảo hiểm xã hội điện tử. Trong bài viết này, các tác giả cho rằng, trách nhiệm của doanh nghiệp với người lao động và trách nhiệm chung với cộng đồng chính là trách nhiệm thực hiện an sinh xã hội của doanh nghiệp. Các tác giả chủ yếu tập trung phân tích bốn vai trò của trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đó là: Thực hiện an sinh xã hội không chỉ là nghĩa vụ mà còn là quyền lợi để đảm bảo cho chính doanh nghiệp phát triển; Tăng cường vai trò thực hiện an sinh xã hội của doanh nghiệp là sự kế thừa và khắc phục những hạn chế của hình thức thực hiện an sinh xã hội truyền thống – phi chính thức; Tăng cường vai trò thực hiện an sinh của doanh nghiệp là tất yếu, góp phần quan trọng trong việc chia sẻ với chủ thể Nhà nước trong bối cảnh hiện nay; Doanh nghiệp thực hiện tốt an sinh xã hội là một giải pháp hữu hiệu để giảm tình trạng đình công của người lao động ở Việt Nam hiện nay. Như vậy, có thể nhận thấy, công trình nghiên cứu này chưa đi vào phân tích những vấn đề cơ bản khác như nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong hệ thống pháp luật an sinh xã hội. - Lê Đăng Doanh (2009), “Một số vấn đề về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”, Tạp chí Triết học, số 3. Trong bài viết này, sau khi nói về trách nhiệm xã hội trong điều kiện kinh tế thị trường và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, tác giả tập trung luận giải vấn đề xây dựng xã hội dân sự và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam trong bối cảnh phát triển kinh tế thị trường. Theo tác giả trách nhiệm xã hội ở Việt Nam đã được nhận thức và bước đầu được thực hiện và đó chính là cơ sở để chúng ta tin rằng, cùng với quá trình phát triển đất nước, trách nhiệm đó sẽ được đề cao cùng với sự hoàn thiện của khung pháp luật, bộ máy nhà nước, thể chế kinh tế thị trường và các thể chế của xã hội dân sự. 10 - Dietmar Mieth (2009) (Cao Thu Hằng dịch), “Trách nhiệm xã hội – nhiệm vụ của khu vực kinh doanh, chính trị và xã hội dân sự”, Tạp chí Triết học, Số 3(214). Bài viết đề cập ba vấn đề sau: Đạo đức học kinh tế như là một sự kết hợp giữa luật lệ bên ngoài và chiến lược bên trong; Cộng đồng các quyền; và Nguyên tắc liên đới trong cơ cấu xã hội của một xã hội dân sự. Theo tác giả, một nền kinh tế thị trường xã hội chỉ là hiện thực khi chính trị có được sự ưu tiên hàng đầu so với kinh tế, khi chính trị có trách nhiệm với “lợi ích chung” (công ích) và cùng với đó là việc thường xuyên kiến tạo xã hội. Khi phân tích cộng đồng các quyền, tác giả đã có những sự so sánh với Học thuyết xã hội Công giáo. Dẫn Học thuyết xã hội Công giáo, tác giả cho rằng, chỉ có sự công bằng và tình liên đới mới đảm bảo lâu dài cho sự bền vững của nền kinh tế thị trường tự do và từ đó, tác giả bàn về nguyên tắc bổ trợ. Theo đó, sự bổ trợ có thể được xem như một chuẩn mực mang tính chiến lược bên trong của việc hiện thực hoá tình liên đới. Ngoài ra, một số bài viết khác về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp của đã được công bố trong thời gian qua như: Gerd Mutz (2009), “Trách nhiệm doanh nghiệp ở Việt Nam sự thách thức đối với doanh nghiệp, chính phủ và xã hội dân sự”, Tạp chí Triết học, số 2 (213); Lại Văn Tài, Lê Thị Thanh Xuân và Trương Thị Lan Anh (2013), “Applying Carroll’s CSR pyramid in studying employees’ perceptions of corporate social responsibility, Tạp chí Phát triển KH & CN, Tập 16, Số Q2; Vũ Thị Thu Hằng, “Vai trò của xã hội dân sự đối với việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” ; Phạm Thị Huyền Sang, “Mối liên hệ giữa quản trị công ty và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”; Phạm Thị Huyền Sang, “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đối với việc bảo vệ quyền của người lao động”. 3. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận và quy định pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, đồng thời phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia, đề tài hướng đến các mục tiêu: Làm rõ một số vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quan hệ lao động, bao gồm: Khái niệm, nội dung, vai trò của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quan hệ lao động; Vai trò của các chủ thể trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quan hệ lao động; những điều kiện cần thiết để đảm bảo thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong quan hệ lao động tại Việt Nam có hiệu quả; Làm rõ nội dung trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp khi vận dụng trong điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề tài phân tích những 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan