Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn trước tác của phan mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học việt n...

Tài liệu Luận văn trước tác của phan mạnh danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học việt nam

.PDF
125
108
127

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRƯƠNG THỊ HẢI TRƯỚC TÁC CỦA PHAN MẠNH DANH TRONG BỐI CẢNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội-2012 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC Xà HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- TRƯƠNG THỊ HẢI TRƯỚC TÁC CỦA PHAN MẠNH DANH TRONG BỐI CẢNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC VIỆT NAM Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60220121 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Ngọc Vương Hà Nội-2012 2 Chú thích -Trong luận văn chúng tôi trích dẫn nguyên văn các tư liệu về tác giả và tác phẩm của Phan Mạnh Danh và để trong ngoặc kép. Song, có tài liệu chúng tôi đã sửa lại một số lỗi chính tả cho phù hợp với quy ước chính tả hiện thời. - Do tư liệu thu thập được đã cũ, có nhiều chỗ khó đọc mà không có văn bản khác để đối chiếu nên chúng tôi trích dẫn nguyên văn nhưng để ở dạng nghi vấn bằng cách đánh dấu (?) ngay sau chữ nghi vấn. Ví dụ: vậng (?) trong bài Liễu âm tống biệt trang 50. 3 MỤC LỤC A. Phần mở đầu ............................................................................................ 6 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 6 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 8 3. Nhiệm vụ của đề tài .................................................................................. 11 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài .................................................................. 11 5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 12 6. Đóng góp của luận văn ............................................................................. 12 7. Cấu trúc của luận văn ............................................................................... 12 B. Phần nội dung ........................................................................................ 13 Chương 1: TIỂU SỬ VÀ HÀNH TRẠNG ................................................ 13 1.1. Giai đoạn 1 (Từ năm 1866 đến năm 1887)............................................. 14 1.2. Giai đoạn 2 (Từ năm 1888 đến năm 1915)............................................. 16 1.3. Giai đoạn 3 (Từ năm 1916 đến năm 1942)............................................. 20 Chương 2: TRƯỚC TÁC CỦA PHAN MẠNH DANH............................ 26 2.1. Giai đoạn trước năm 1900 ..................................................................... 30 2.1.1. Đời sống xã hội và văn học................................................................. 30 2.1.2. Những trước tác tiêu biểu của Phan Mạnh Danh trước năm 1900 ....... 33 2.2. Giai đoạn từ năm 1900 đến năm 1930 ................................................... 50 2.2.1. Đời sống xã hội và văn học................................................................. 50 2.2.2. Trước tác tiêu biểu của Phan Mạnh Danh từ năm 1900 đến năm 1930 ..... 55 2.3. Giai đoạn từ năm 1930 đến năm 1942 ................................................... 80 2.3.1. Đời sống xã hội và văn học................................................................. 80 2.3.2. Trước tác tiêu biểu của Phan Mạnh Danh từ năm 1930 đến năm 1942 ... 85 Chương 3: PHAN MẠNH DANH – NHÀ NHO TÀI TỬ......................... 95 4 TRONG BỐI CẢNH HIỆN ĐẠI HÓA VĂN HỌC VIỆT NAM ............. 95 3.1. Nhìn chung về đặc điểm của lớp nhà nho tài tử trong văn học Việt Nam ... 95 3.1.1. Nhà nho tài tử và sự phát triển của văn học thế kỉ XVIII - XIX .......... 95 3.1.2. Tản Đà – Nhà nho tài tử “kiểu mới”, mô hình nhà nho thích ứng với môi trường hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. ................................. 97 3.2. Phan Mạnh Danh – Nhà nho tài tử “kiểu cũ”, mô hình nhà nho đề kháng với môi trường hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX, những cống hiến của ông trong việc phục hưng nền văn học văn hóa truyền thống ............... 101 3.2.1. Phan Mạnh Danh – Nhà nho tài tử “kiểu cũ”, mô hình nhà nho đề kháng với môi trường hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX ................... 102 3.2.2. Những cống hiến của Phan Mạnh Danh trong việc phục hưng nền văn học văn hóa truyền thống .................................................................................. 111 C. Phần kết luận ....................................................................................... 116 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 5 A. Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Để nhận diện những đặc trưng tiêu biểu của một giai đoạn văn học người nghiên cứu thường tìm đến cách tiếp cận các tác giả lớn đại diện cho một tổ chức, một khuynh hướng, một trào lưu văn học nào đó. Cách tiếp cận này sẽ giúp cho người nghiên cứu nhận diện, khái quát được những đặc điểm lớn nhất của một giai đoạn văn học thể hiện trong một hoặc một vài đại diện tiêu biểu. Tuy nhiên, đời sống văn học vốn vô cùng phức tạp và phong phú, bên cạnh những cá nhân kiệt xuất, nổi bật đã được đào sâu nghiên cứu vẫn còn tồn tại những hiện tượng văn học độc đáo khác ít nhiều cũng góp phần vào tiến trình vận động của văn học Việt Nam thì ít hoặc hầu như chưa được nghiên cứu. Nghiên cứu những trường hợp này là một cách để trả lại cho họ vị trí xứng đáng trong nền văn học. Đồng thời là cách để khẳng định hay làm chính xác hóa hơn một hay một vài đặc điểm của giai đoạn văn học mà tác giả đó tồn tại. Cũng có khi nghiên cứu những tác giả “vô tình bị bỏ quên” này sẽ là sự bổ khuyết ở một phương diện nào đó cho những công trình nghiên cứu trước đó. Bởi thế, tìm đến những vùng đất còn tương đối hoang sơ và mới mẻ luôn là nhiệm vụ của người nghiên cứu khoa học. 1.2. Từ lâu trong giới nghiên cứu văn học, đa số đều thừa nhận trong tiến trình văn học Việt Nam từ văn học trung đại sang văn học hiện đại có một sự đứt gẫy sâu sắc. Mặc dù, giới nghiên cứu vẫn dành cho giai đoạn văn học này một danh xưng là: văn học cận đại, song việc nghiên cứu các tác giả đại diện thuộc 6 giai đoạn này chủ yếu hướng tới đặc điểm “văn chương yêu nước”, đặc điểm “hiện đại hóa văn học” – dù đó là những đặc điểm nổi bật của văn học giai đoạn này. Bên cạnh đó vẫn có những nhà nho âm thầm giữ gìn, bảo tồn vốn văn hóa truyền thống của dân tộc bằng các sáng tác của mình. Và rất có thể chính những tác giả này là những viên gạch lấp đầy vết đứt gẫy xưa nay vẫn tồn tại giữa hai giai đoạn văn học. Nghiên cứu trường hợp Phan Mạnh Danh, chúng tôi thấy ông có nhiều khả năng bổ khuyết vào chỗ đứt gẫy này. 1.3. Từ cuối thế kỉ XIX, Tân thư tân văn được truyền bá và gây ảnh hưởng rộng rãi trên đất nước ta. Nhiều nho sinh của cửa Khổng sân Trình đã trở thành lực lượng đi tiên phong trong việc bài xích nền cựu học truyền thống và chế độ khoa cử lỗi thời. Họ tìm đến một lối văn chương mới lạ với ngôn ngữ, đề tài, cảm hứng, thể loại khác xa với văn học truyền thống. Tiêu biểu phải kể đến các chí sĩ yêu nước đã dùng văn chương vào mục đích đấu tranh cách mạng và chính trị như: Nguyễn Thượng Hiền, Phan Bội Châu, Huỳnh Thúc Kháng, Phan Châu Trinh, Ngô Đức Kế, Đào Nguyên Phổ, Trần Quý Cáp, Nguyễn Lộ Trạch, Nguyễn Trường Tộ… Có thể nói Tân thư trở thành làn gió mới mẻ bao trùm lên đời sống xã hội, văn học lúc bấy giờ. Như đứng ngoài sự ảnh hưởng đó, Phan Mạnh Danh vẫn tìm về với lối thơ cổ, dốc tâm huyết để làm mới nó. Thực tế sự cố gắng của ông đã có những thành công đáng kể. 1.4. Ba thập niên đầu thế kỉ XX, trong các thành thị Việt Nam xuất hiện bộ phận văn học mới phân biệt rõ rệt với bộ phận văn học truyền thống ở nông thôn. Văn học thành thị ra đời đã làm thay đổi cả quan niệm văn học: văn học phải đi theo hướng cận, hiện đại của thế giới; thay vì thói quen diễn đạt tư tưởng tình cảm bằng thơ ca văn vần như trước, văn xuôi phát triển khá nhanh chóng đi gần với tiếng nói thông tục để phản ánh chân thực hiện thực cuộc sống. Những thay đổi có tính chất bước ngoặt đó đưa văn học Việt Nam tiến nhanh vào quỹ 7 đạo hiện đại của thế giới, và văn học truyền thống ngày càng bị thu hẹp, mất vị trí trong đời sống văn học đương thời. Trước những thay đổi chóng mặt đó, một số nhà nho đã tỏ thái độ nuối tiếc những giá trị văn hóa lâu đời của dân tộc, họ vẫn sáng tác bằng thứ ngôn ngữ cũ, vẫn những lối văn cũ thậm chí còn có ý định phục hưng nền văn hóa, văn học cũ. Bên cạnh những thành tựu của một nền văn học mới thì những sáng tác của họ không phải là không có ý nghĩa tích cực làm nên tinh hoa của một giai đoạn văn học. Chúng tôi muốn minh chứng điều đó qua nghiên cứu trường hợp Phan Mạnh Danh. Từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn đề tài luận văn Trước tác của Phan Mạnh Danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam. 2. Lịch sử vấn đề Qua khảo sát, cho đến nay, chúng tôi thấy nghiên cứu về tác giả Phan Mạnh Danh và trước tác của ông vẫn còn nhiều khoảng trống chưa được giới nghiên cứu động chạm đến. Ngoài các tập văn thơ đã được xuất bản, về tác giả Phan Mạnh danh và thơ văn của ông mới chỉ có một số nhà nghiên cứu, phê bình quan tâm. Có thể kể đến đó là: 2.1. Trong Từ điển văn học Bộ mới (NXB Thế giới) và trong cuốn Các tác giả văn chương Việt Nam, tập 2, NXB Văn hóa thông tin nhà nghiên cứu Đặng Thị Hảo và Trần Mạnh Thường đều đề cập đến Phan Mạnh Danh như là một tác giả văn học lớn. Trong mục từ của mình, cả hai nhà nghiên cứu đã có cái nhìn toàn diện về cuộc đời và văn nghiệp sáng tác của Phan Mạnh Danh một cách khái quát nhưng khá đủ để đánh giá đây là một tác giả có tầm xứng đáng trong nền văn học Việt Nam. Bài nghiên cứu có đưa ra một số nhận xét của cá nhân người viết và trích dẫn nhận định của các nhà nghiên cứu, phê bình đương thời về một số tác phẩm của ông như: Bút hoa thơ tập cổ, Hà Giang nhật trình, Nguyệt hồ bát vịnh, Xuân mộng, Tuồng Hoa tiên… Không chỉ đánh giá cao Phan 8 Mạnh Danh ở phương diện sáng tác, các tác giả còn ghi nhận tài năng, công lao của ông trong việc dịch thuật các tác phẩm Trung Quốc sang quốc ngữ, biên soạn Thực dụng thành ngữ (gồm 4 tập) để dạy học trò… Tuy nhiên, cả hai công trình nghiên cứu này đều chỉ dừng lại ở sự tổng thuật một cách đơn giản nhất cuộc đời và trước tác của Phan Mạnh Danh, biến nó thành chìa khóa để mở ra nhiều cánh cửa cho người nghiên cứu tiếp theo chứ chưa đem đến cho người đọc một sự tiếp cận đến chân giá trị của tác phẩm và tài năng của tác giả một cách cụ thể. 2.2. Cùng thời với Phan Mạnh Danh, Phạm Quỳnh có thể được coi vừa là người bạn vong niên, vừa là nhà nghiên cứu phê bình văn học đã có nhiều bài viết giới thiệu, đánh giá cao phẩm chất và tài năng của ông. Tiêu biểu là lời tựa mở đầu cho cuốn Bút hoa giới thiệu và đánh giá giá trị của cuốn Bút hoa. Tiếp sau đó là bài diễn văn bằng tiếng Pháp Một nhà thơ cổ điển Việt Nam đọc tại phòng Hội nghị Huế ngày 3/5/1943 do Nguyễn Tiến Lãng dịch ra tiếng Việt in trong cuốn Xuân mộng. Bài viết đã trình bày rất rõ ràng, mạch lạc về phẩm chất của một “nhà nho thuần nho”,những áng “thơ thuần túy”, những ý muốn cao cả để phục hưng nền văn hóa, văn học truyền thống; đồng thời cũng giới thuyết đôi nét về cái ái tình của “học giả đạo Khổng” trong tập thơ Xuân mộng, về lối chơi thơ “cầu kì hiếm có” trong cuốn Bút hoa. Tất cả những điều đó, chung cục lại Phạm Quỳnh muốn giới thiệu với đương thời một “nhà thơ cổ điển” sừng sững giữa cơn bão táp văn học Á Âu. Triển khai đề tài này là chúng tôi tiếp tục con đường đi của Phạm Quỳnh nhưng ở một phạm vi rộng lớn hơn là toàn bộ trước tác của Phan Mạnh Danh. 2.3. Trên một số báo và tạp chí lúc bấy giờ cũng có một số bài trích dẫn, đăng thơ của Phan Mạnh Danh như Hải Phòng tuần báo, Tứ dân tạp chí... Trên báo cũng xuất hiện một số bài phê bình, tiêu biểu là bài viết Thi văn tập của cụ 9 Phan Mạnh Danh của tác giả Song Cối in trên tạp chí Tri Tân. Sau khi kể ra những ưu điểm, tài năng của Phan Mạnh Danh trong thơ văn Hán, thơ văn dịch và thơ Nôm, Song Cối đã chỉ ra cả những hạn chế, nhược điểm và cho rằng “tác giả là một tay thợ thơ rất tinh công”. Thực hư thế nào chúng tôi xin góp ý kiến trong công trình nghiên cứu của mình. 2.4. Tạp chí Hán Nôm tập 1 số 104 năm 2011 có đăng bài viết của PGS.TS Trần Thị Băng Thanh với nhan đề Sức hấp dẫn của Truyện Kiều với danh sĩ Bắc Hà – Trường hợp Phan Mạnh Danh, tác giả bài viết đã lược lại sự mến mộ của danh sĩ Bắc Hà dành cho Truyện Kiều từ trước những năm 1807 cho đến khi cuốn Bút hoa được xuất bản. Quan trọng hơn tác giả đã làm công việc giới thiệu lại chân dung Phan Mạnh Danh - một tác giả văn học vô tình bị quên lãng trong khoảng mấy mươi năm. Tác giả dành phần lớn bài viết của mình giới thiệu về cuốn Bút hoa thơ tập cổ, lựa chọn những bài hay biên dịch lại để giới thiệu với bạn đọc về lối chơi thơ của một “khách chơi thơ sành sỏi”. Như vậy, bài viết mới chỉ chạm tới bề sâu của một trong số những trước tác của tác giả họ Phan, đó chưa đủ để đánh giá vai trò vị trí của ông trong tiến trình vận động phát triển của văn học Việt Nam. Như vậy, nhìn chung các công trình nghiên cứu trên đây chỉ mới dừng lại ở phạm vi cá nhân con người, hoặc liệt kê đánh giá sơ bộ hệ thống các sáng tác, hoặc giới thiệu, phẩm bình một trước tác của Phan Mạnh Danh mà chưa đặt ông vào trong tiến trình vận động của nền văn học. Thiết nghĩ, chỉ khi đặt tác giả vào trong tiến trình hiện đại hóa văn học 30 năm đầu thế kỉ XX mới có thể chỉ ra được những đóng góp cũng như hạn chế của ông. Triển khai đề tài “Trước tác của Phan Mạnh Danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam”, chúng tôi sẽ cố gắng tạo dựng một cái nhìn toàn diện, đa chiều về con người và trước tác của Phan Mạnh Danh trong tiến trình vận động văn học Việt Nam những thập 10 niên đầu thế kỷ XX. 3. Nhiệm vụ của đề tài Luận văn của chúng tôi hướng đến làm rõ các vấn đề sau: - Nhìn nhận một cách khách quan và đầy đủ toàn bộ cuộc đời và văn nghiệp của Phan Mạnh Danh. - Chỉ rõ thế ứng xử của Phan Mạnh Danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam. Hoạt động sáng tác văn chương và biên soạn sách của ông lúc đó đều nhằm mục đích duy trì và bảo tồn những giá trị văn hóa cổ truyền, nó khác xa với xu thế thời cuộc lúc bấy giờ. Chính sự khác biệt này đã đưa ông trở thành một trong số ít ỏi những người đã có những nỗ lực xóa mờ đi vết đứt gẫy sâu sắc giữa hai giai đoạn văn học. - Trên cơ sở lí thuyết về loại hình học tác giả tiến hành nhận định loại hình tác giả đối với Phan Mạnh Danh. - Đánh giá những công lao của Phan Mạnh Danh trong việc giữ gìn, bảo tồn, phục hưng nền văn học văn hóa nước nhà. 4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài Để làm rõ đề tài Trước tác của Phan Mạnh Danh trong bối cảnh hiện đại hóa văn học Việt Nam chúng tôi đặt mục tiêu khảo sát toàn bộ những tài liệu do nhà thơ sáng tác và / hoặc biên tập, phiên dịch bao gồm: các tác phẩm thơ, thơ tập cổ; kịch bản tuồng do chính Phan Mạnh Danh sáng tác; thơ văn dịch; biên tập điển tích văn học và thực dụng thành ngữ. Ngoài ra, chúng tôi cũng tiến hành tiếp thu và nhận định lại một số ý kiến của các nhà nghiên cứu, phê bình từ trước đến nay viết về ông và thơ văn ông. Tuy nhiên, sinh thời Phan Mạnh Danh không coi việc sáng tác thơ văn là một nghề, không lấy sự nổi tiếng làm mục đích chính nên dù đã rất cố gắng chúng tôi cũng chỉ sưu tầm được đa số (chứ không phải toàn bộ) những tư liệu về tác giả và tác phẩm. Đó là một phần hạn 11 chế, song cũng có thể xem là đủ để nghiên cứu trong khuôn khổ một luận văn. 5. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu triển khai đề tài luận văn này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp như: phương pháp đối chiếu, so sánh; phương pháp lịch đại; phương pháp thống kê; phương pháp phân tích, tổng hợp; phương pháp lịch sử cụ thể. Tùy từng vấn đề mà chúng tôi có sự lựa chọn hay phối kết hợp nhiều phương pháp. 6. Đóng góp của luận văn Trong dòng chảy của công cuộc hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX, bên cạnh những nhà nho thuận theo xu thế của thời đại, và do đó có đóng góp khá nhiều vào tiến trình vận động hiện đại hóa văn học; bên cạnh những nhà nho nặng lòng với nghiệp khoa cử với tư tưởng đạo đức nho gia, không thích nghi được với việc mất vị trí độc tôn của hệ tư tưởng nho giáo chính thống, do vậy đã bỏ cuộc, tỏ thái độ bàng quan với thế sự nhân sinh; vẫn có những cá nhân đi ngược chiều tiến trình hiện đại hóa văn học nhưng bước một cách lặng lẽ để tìm về với những giá trị văn học cổ truyền đã bị mất đi quá nhanh chóng. Phan Mạnh Danh thuộc trường hợp thứ ba. Ông trở thành một trong số ít ỏi những nhà nho - tác giả xóa mờ vết đứt gẫy giữa hai giai đoạn văn học, là một tác giả quan trọng trong tiến trình vận động của văn học Việt Nam. Chúng tôi mong muốn với quá trình nghiên cứu và làm việc nghiêm túc luận văn sẽ là một tiếng nói trả tác giả Phan Mạnh Danh về đúng vị trí của mình trong nền văn học; đồng thời tạo điều kiện cho những người nghiên cứu sau tìm hiểu sâu hơn về những cống hiến của ông cho nền văn học nước nhà. 7. Cấu trúc của luận văn Luận văn của chúng tôi gồm 3 chương chính với các nội dung cụ thể sẽ được trình bày như ở dưới đây. 12 B. Phần nội dung Chương 1: TIỂU SỬ VÀ HÀNH TRẠNG Xã Phù Ủng, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên ngày nay là nơi sinh thành và nuôi dưỡng danh tướng Phạm Ngũ Lão (1255 – 1320) – người đã có công lớn trong việc giúp nhà Trần đánh đuổi giặc Nguyên Mông. Về đây, ngoài những di tích lịch sử như: lăng Phạm Tiên Công, đền thờ Phạm Ngũ Lão lưu giữ những chứng tích về người anh hùng cứu nước thuở nào còn có nhiều những di tích của một nền văn hóa, văn học lâu đời đến nay vẫn được lưu giữ và bảo tồn. Đi hết con đường về làng là cổng làng Phù Ủng cao to sừng sững, tiếp đến là Đền Mẫu, Đình làng, nhà bia, Tam Quan… Các kiến trúc đình, đền hòa với cảnh quan thiên nhiên tạo nên một không gian văn hóa đặc trưng của vùng đất này. Gần một thế 13 kỉ đã trôi qua kể từ khi kì thi Hán học cuối cùng ở Bắc Kì chấm dứt (1915), dù trải qua bao năm binh lửa chiến tranh nhưng những chứng tích của một nền Hán học vẫn được bảo tồn khá nguyên vẹn tưởng như đây là nền văn hóa của một đế đô Thăng Long thu nhỏ. Trên các bức tường đình, cổng làng, Tam quan còn khắc in khá nhiều các câu đối, các bài thơ, các bức hoành phi bằng chữ Hán. Điều đặc biệt hơn, khi hỏi về nguồn gốc, tác giả của những câu chữ này người dân nơi đây thường nhắc đến cái tên Phan Mạnh Danh với niềm tự hào, kính trọng. Phan Mạnh Danh sinh ra tại Nam Định nhưng quê quán ở làng Phù Ủng, phủ Ân Thi (nay là xã Phù Ủng, huyện Ân Thi), tỉnh Hưng Yên. Trong nhiều tài liệu, ông còn có tên bút danh là Phan Phù Giang. Cuộc đời tác giả là những chặng đường đi về giữa hai vùng đất này, và dù ở đâu ông cũng để lại những dấu ấn khó phai trong lòng người dân và lòng quê hương đất nước. Để nghiên cứu Tiểu sử hành trạng của Phan Mạnh Danh, chúng tôi sẽ chia làm ba giai đoạn tương ứng với các mốc thời gian quan trọng và sự kiện nổi bật trong cuộc đời tác giả. 1.1. Giai đoạn 1 (Từ năm 1866 đến năm 1887) Đây là giai đoạn Phan Mạnh Danh còn ấu thơ cho đến khi trưởng thành, chủ yếu sống tại Nam Định. Phan Mạnh Danh sinh ngày 12/12/1866 (tức mùng 6 tháng 11 năm Bính Dần), tại Nam Định, là con trưởng Thị độc Phan Trác Hoạt, lập nghiệp ở Nam Định đã lâu (phỏng đoán từ Họ Phan đời thứ X: con thứ sáu của Phan Trác Miên là Phan Trác Hoàng dời sang Nam Định, nay nhà từ đường họ ở số 224, phố Hàn Thuyên , thành phố Nam Định)1. Ông là cháu nội của cụ Phan Trứ đỗ Hoàng Giáp (1832) triều Minh Mệnh, làm quan đến Tuần phủ Khánh Hòa. Thuở nhỏ, ông có tên chữ là Trung, sau đổi thành Mạnh Danh, hiệu là Thế Vọng. Lên năm 1 Giaphahophan.com 14 lên sáu tuổi, cậu bé Trung đã tỏ ra là người thông minh khác thường. “Thi lễ vốn nhà”, lên tám, chín tuổi cậu bé Trung theo học cậu là cụ cử Trần Như Sơn, Tri huyện Tiền Hải tỉnh Thái Bình. Ngoài mười tuổi lại theo học anh họ là cụ cử Vũ Cần, làm Giám lâm Ninh Bình. Lúc bấy giờ trong làng cũng có nhiều bậc danh vọng như thủ khoa Nguyễn Đình Khanh (Tác giả cuốn Ngọc Kiều Lê diễn ca)1, cử nhân Nguyễn Đình Thành, cậu bé Trung đều được theo học nên văn chương vốn có nề nếp. Sau Phan Mạnh Danh còn đến theo học ông Nghè Hành thiện Đặng Xuân Bảng ở Nam Định. Ở đây vốn đã đào tạo ra nhiều bậc danh sĩ, thế nhưng Phan Mạnh Danh cũng đứng vào hàng cao đệ. Năm 17 tuổi (1883) Phan Mạnh Danh tham gia kì thi Hương và được vào ngay kì đệ tam. Ngoài tài học, Phan Mạnh Danh còn nổi tiếng bởi tài hội họa. Lúc bấy giờ, tại Quảng Đông hội quán tỉnh Nam, người ta hay tổ chức cuộc thi hội họa, trong mấy năm liền Phan Mạnh Danh đều chiếm giải nhất. Thú chơi tranh của ông cũng có nét độc đáo riêng. Không chỉ đơn thuần vẽ tranh tả cảnh, ngụ tình mà ông còn vẽ tranh để ngụ ý cho thơ . Bức vẽ Học họa hồ chính là ngụ ý cho bài thơ Chuyết đề trang 46 cuốn Bút hoa: Muội khước thì xu dữ thế đồ, Do năng tục sĩ hựu cuồng nô. Khuy ban tự chủy vô toàn báo, Tập dịch do lai phỉ nhất hồ. Tân giới sai cường tranh cựu giới, Cố ngô hoàng hạ vấn kim ngô. Thiên hiềm san hậu vong nan bổ, Tiếu đảo huy mao học họa hồ. Dịch nghĩa: 1 Theo Tử tấn Đào Sỹ Nhã. Cần phân biệt Ngọc Kiều Lê diễn ca của Nguyễn Đình Khanh với Ngọc Kiều Lê tân truyện của Lý Văn Phức. 15 Không lấy gì làm sáng láng, cũng theo thời dấn bước trên đường đời, Còn có thể làm kẻ sĩ tầm thường, lại là kẻ cuồng cho người sai khiến. Nhòm qua chiếc ống tất không thấy được toàn vẹn nét vằn trên mình con báo. Chắp nhặt miếng da dưới nách, xưa nay vốn chẳng phải cả bộ da con chồn. Giới mới mạnh hơn đang tranh thắng với giới cũ, Cái ta xưa chưa rảnh để chất vấn với cái ta hôm nay. Chỉ ngại rằng sau khi in rồi, khó có dịp sửa sang, bổ khuyết, Nhưng cứ cười ngất vung bút mà tập tành học vẽ. (PGS.TS Trần Thị Băng Thanh dịch nghĩa) Năm 20 tuổi (1885), Phan Mạnh Danh có gặp một nữ sỹ con nhà thế phiệt, tài sắc gồm hai. Tri âm gặp gỡ, tình cảm gắn bó khăng khít, thư tín đi về. Thời gian này, ông viết tập văn Nôm Mấy bức tiên hoa theo lối lục bát và song thất lục bát. Tiếc thay “hảo sự đa ma”, tình cảnh khéo trêu người tri âm nên cuối cùng kẻ Bắc người Nam. 1.2. Giai đoạn 2 (Từ năm 1888 đến năm 1915) Sau khi lập gia thất, đây là thời gian dài nhất ông ngụ tại tỉnh lỵ Hưng Yên, cũng là giai đoạn ông tham gia nhiều nhất các hoạt động đàm đạo và sáng tác văn học. Năm 23 tuổi (1888), ông kết duyên với con gái cụ kép Trần Xuân Luyện cũng là một nhà thi lễ trong làng và ngụ tại quê cha đất tổ là làng Phù Ủng, phủ Ân Thi, tỉnh Hưng Yên . Có được người vợ đảm đang, lại am tường thơ văn chữ nghĩa nên Phan Mạnh Danh có nhiều cơ hội để chuyên tâm vào thú vui văn chương và sau này mở trường dạy học. Được ít lâu, Tiên Thái Công tạ thế, ông về Nam Định chịu tang. Khi đoạn tang, năm 1892, vừa dịp tỉnh Hưng Yên có quan đốc học là Hoàng giáp Nguyễn Viết Bình và các quan Phủ, Huyện, Huấn, Giáo đều là những bậc danh nhân (Thủ khoa Đặng Trần Vỹ, Nguyễn Tấn Cảnh, Lê Thỉnh Chu, Nguyễn Đức Tú…), quan nghè Chu Mạnh Trinh mới đỗ đại khoa 16 (Nhâm Thìn 1892) về mở trường dạy học. Bạn bè thân hữu vốn thích văn chương, tài học và tính tình của Phan Mạnh Danh đều khuyên mời Phan về theo học thầy Hoàng giáp Nguyễn. Ông bèn dắt gia quyến lên Hưng Yên để cùng bạn bè học tập. Tuy vốn nhà thanh bạch nhưng chủ nhà lại có lòng hiếu khách, mà phu nhân cũng là người am tường chút chữ nghĩa văn chương, học thức nhiều nên danh sĩ mọi nơi, hễ đến chốn Nguyệt hồ ai cũng lấy nhà Phan làm nơi nhã tập, chủ nhà cũng vui lòng khoản đãi khách văn chương. Năm 31 tuổi (1896), ông nghĩ ra lối Kiều tập thơ cổ theo điệu thơ thổng của đào nương. Sau hơn 4 năm miệt mài thi sĩ làm ra được một tập hơn 60 bài liên cú và hơn 300 bài cách cú, nhan đề là Bút hoa thi thảo. Ngay từ hồi mới soạn xong tập thơ đã được nhiều danh sĩ đề tặng thơ như Nguyễn Tấn Cảnh, Chu Mạnh Trinh, Phạm Văn Thụ, Vũ Tuân; lại được nhiều người chép ra để lưu hành trong Nam ngoài Bắc. Sau Phan Mạnh Danh cũng có nhiều lần sửa chữa lại, thêm thắt vào, lựa chọn thành một bản tinh tế hơn. Trước khi in thành sách vào năm 1942, một số bài tập Kiều của Phan cũng được đăng trên báo Tứ dân tạp chí, Hải Phòng tuần báo… Năm 32 tuổi (1897), ông phải đưa một người em là Phan Như Xuyên lên Hà Giang làm Thông phán tòa sứ ở đấy. Nhân dịp này, ông viết một tập văn Nôm song thất lục bát nhan đề là Hà Giang nhật trình (Nhật kí hành trình đi Hà Giang). Tháng ba năm Mậu Tuất (1898), nhân có hội đình bà Tống Thái Hậu – một tòa cổ miếu trên bờ Nguyệt hồ tại Hưng Yên, Tổng đốc Phạm Văn Toán có mở cuộc thi thơ Nguyệt hồ bát vịnh. Cuộc thi thu hút nhiều danh sĩ Bắc kỳ tham gia. Yêu cầu bài làm chỉ trong một buổi tối trên những chiếc thuyền có kết hoa đăng đủng đỉnh qua lại trên mặt nước Nguyệt hồ. Cuộc thi này Phan Mạnh Danh 17 đã chiếm giải nhất do tám bài luật thi tập cổ. Năm bài trong số tám bài này sau được tinh tuyển trong cuốn Bút hoa. Là một khách tài hoa lại giàu tình cảm nên câu chuyện tình thuở đôi mươi giữa “người quốc sắc, kẻ thiên tài” cơ hồ Phan Mạnh Danh không dễ mà quên đi được: Vì đâu nên nỗi dở dang Dẫu lìa ngó ý còn vương tơ lòng Vào hồi tháng ba nhuận năm Mậu Tuất (1898) trong một giấc mộng đêm xuân ở trên tỉnh Lạng, ông lại thấy nàng “gót sen lững đững”, “từ đâu mà đến”, “ân cần hỏi thăm”. Giấc mộng đã làm đề mục cho tập thơ chữ Hán là Xuân mộng ra đời, dùng đủ 30 vần bằng. Tập thơ đã được nhiều thi sĩ văn nhân thưởng thức như tập thơ “khiển sầu của cổ nhân”. “Cửa Trình Chu đà nổi tiếng nho lưu / Vườn Lý Đỗ cũng vào hành thi bá”1, ấy vậy mà kì thi khoa Canh Tý (1900) Phan Mạnh Danh có tham gia những mong sẽ trả được nợ bút nghiên, nào ngờ vì bạn là Lê Sĩ Nghị nên bị hỏng oan. Về việc này Tôn Thất Lương có nói: “Hỏng thi là một sự thường nhưng có tài hơn người, lại vì bạn mà hỏng thì cũng là một việc rất không may” [39]. Uất giận thành bệnh, trên đường thuê thuyền về Hưng Yên, ngồi trong thuyền Phan Mạnh Danh cũng có làm một bài thơ ngâm lãng để giải buồn: ỨNG THI BỊ TRUẤT BÃO BỆNH QUY CHU Trấp tải trần ai ngộ tích du Phù trầm thân thế trọng hư châu. Lục nan điền hải ân thành oán, 1 Xem phụ lục 1 18 Sầu bất đương phong bệnh hựu sầu. Tự suyện tài sơ ưng kiến khí, Khả lân nhan hậu thả hàm tu. Giai âm trực đãi Hồng mai tín Na vãn hoàng hoa, dĩ quá thu. Môn đệ Vũ Mộng Hùng dịch thơ: Ứng thi bị truất… Đường trần nhẫm nhỡ mấy mươi niên, Thân thế lênh đênh nặng chiếc thuyền. Bể lấp chưa thành ơn để oán, Gió đương không nổi bệnh thêm phiền. Đành tài kém thế nên ruồng bỏ, Thẹn mặt giầy kia khéo đảo điên. Tin tức Hồng mai ngày những đợi, Hoa vàng thu đổi đã bao phen. Năm 1905, tại Hưng Yên, Tổng đốc Lê Hoan có tổ chức cuộc thi thơ Đề Thanh Tâm Tài Nhân lục, một lần nữa Phan lại cùng với danh sĩ Bắc kì dự thi. Trong bài thi, Phan Mạnh Danh đã làm một bài tựa chữ Hán, 21 bài thơ chữ Hán, 21 bài thơ Nôm phỏng theo những bài chữ [ý chỉ chữ Hán – TTH]. Giọng văn kín đáo, nghiêm trang khác hẳn tập thơ Xuân mộng. Tuy không giành giải nhất nhưng tập thơ đã chiếm được địa vị rất cao. Cụ Tam nguyên Yên Đổ và cụ Giải nguyên Vân Đình rất thích những câu như: Có mộng tìm đâu cho thấy bạn Đứt hồn thương lắm biết chăng ai? 19 Hoặc câu: Mộng tàn gối gió khi hơi lạnh Hồn đứt chuông sương lúc tiếng rền. Sau cuộc thi thơ Đề Thanh Tâm Tài Nhân lục, danh tiếng đồn xa, nhiều người đến xin cho con em học. Ngôi nhà là nơi “nhã tập” thuở nào lại trở thành trường chuyên dạy chữ Hán để đi thi, tên gọi: thầy giáo Trọng cũng “khai sinh” từ đây. Trường tuy mới mở nhưng cũng có mấy trăm người đến học. Sau cũng có nhiều ông văn chương có tiếng. Năm 43 tuổi (1908), sau khi huyên đường tạ thế, ông được cử làm giáo học trường Đệ nhất cấp của tỉnh lỵ Hưng Yên, trong dinh quan đốc học. Việc dạy học, ông rất chuyên tâm, ông soạn ra nhiều sách giáo khoa như bộ Việt Nam danh nhân diễn ca và quyển Vật lí học bằng chữ Nôm (1909), quyển Vạn vật học và Ngũ đại châu địa dư bằng chữ Hán (1910); sách có rất nhiều họa đồ do chính ông vẽ ra. Học trò nhờ sách ấy mà thi đỗ rất nhiều. Sau mấy lần được khen ngợi, khuyến khích, ông lại được thưởng hàm. 1.3. Giai đoạn 3 (Từ năm 1916 đến năm 1942) Đây là thời gian ông sống chủ yếu tại Nam Định những năm cuối đời. Năm 1916, khi đã ngoài 50 tuổi, ông cáo về. Nhân lúc nhàn rỗi ông về Nam Định sống với con trưởng là Phan Thế Roanh. Những lúc rỗi rãi, ông lại nghiên cứu về y học, nhưng không để kinh doanh, hễ xa gần có ai cần là ông sẵn sàng giúp đỡ. Vì thế, trong mấy năm ông lại nổi tiếng là một vị lương y. Năm 1917, dựa vào Truyện Nôm Hoa tiên – một truyện có ý nghĩa, đủ bi hoan ly hợp đã được diễn ca thành một áng văn tuyệt tác, có thể sánh với Truyện Kiều, ông đã biên soạn thành một vở tuồng cổ, vừa Nôm vừa chữ, nhan đề là Tuồng Hoa tiên. Ở bên Tàu lúc ấy lại truyền đọc một quyển tiểu thuyết của Từ Chẩm Á nhan đề là Đa tình hận. Tác phẩm nói về cái họa tự do trong nữ giới nước Tàu. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan