Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn truyện cổ tích tấm cám và truyện nôm tấm cám từ góc nhìn so sánh...

Tài liệu Luận văn truyện cổ tích tấm cám và truyện nôm tấm cám từ góc nhìn so sánh

.PDF
90
150
55

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN THỊ HUỆ TRUYỆN CỔ TÍCH TẤM CÁM VÀ TRUYỆN NÔM TẤM CÁM TỪ GÓC NHÌN SO SÁNH Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60 22 01 21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan HÀ NỘI, 2017 LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS. Nguyễn Thị Ngọc Lan – người đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình tìm hiểu, nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Tôi xin trân trọng cảm ơn các quý thầy cô trong Ban Giám hiệu; Khoa Ngữ Văn; Ban Chủ nhiệm; quý thầy cô trực tiếp giảng dạy, giúp đỡ trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu khoa học. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến người thân, bạn bè đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian học tập và hoàn thiện luận văn. Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2017 Tác giả luận văn NGUYỄN THỊ HUỆ LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác. Các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 15 tháng 07 năm 2017 Tác giả luận văn NGUYỄN THỊ HUỆ MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài......................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 2 3. Mục đích nghiên cứu.................................................................................. 8 4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu........................................... 8 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 8 6. Những đóng góp của luận văn ................................................................... 9 7. Cấu trúc luận văn ....................................................................................... 9 NỘI DUNG..................................................................................................... 10 Chƣơng 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ....................................................... 10 1.1. Vấn đề thể loại ...................................................................................... 10 1.1.1. Truyện cổ tích – khái niệm, nguồn gốc và đặc điểm .................... 10 1.1.2. Truyện Nôm – khái niệm, nguồn gốc và đặc điểm ....................... 21 1.2. Vấn đề văn bản...................................................................................... 27 1.2.1. Truyện cổ tích Tấm Cám............................................................... 27 1.2.2. Truyện Nôm Tấm Cám ................................................................. 29 Chƣơng 2. SO SÁNH CỐT TRUYỆN VÀ NHÂN VẬT ............................ 32 2.1. So sánh về cốt truyện ............................................................................ 32 2.1.1. Khái niệm cốt truyện ..................................................................... 32 2.1.2. Sự tương đồng về cốt truyện ......................................................... 33 2.1.3. Sự khác biệt về cốt truyện ............................................................. 34 2.2. So sánh nhân vật ................................................................................... 44 2.2.1. Sự tương đồng về nhân vật ........................................................... 44 2.2.2. Sự khác biệt về nhân vật ............................................................... 45 Chƣơng 3. SO SÁNH CÁC MÔ TÍP ĐẶC TRƢNG .................................. 55 3.1. Mô típ mẹ ghẻ con chồng...................................................................... 55 3.1.1. Cấu trúc mô típ .............................................................................. 55 3.1.2. So sánh mô típ ............................................................................... 56 3.2. Mô típ vật giao duyên ........................................................................... 59 3.2.1. Cấu trúc mô típ .............................................................................. 59 3.2.2. So sánh mô típ .............................................................................. 60 3.3. Mô típ hóa thân ..................................................................................... 64 3.3.1. Cấu trúc mô típ .............................................................................. 64 3.3.2. So sánh mô típ ............................................................................... 65 3.4. Mô típ vật gắn kết ................................................................................. 72 3.4.1. Cấu trúc mô típ .............................................................................. 72 3.4.2. So sánh mô típ ............................................................................... 73 3.5. Mô típ thưởng – phạt............................................................................. 75 3.5.1. Cấu trúc mô típ .............................................................................. 75 3.5.2. So sánh mô típ ............................................................................... 76 KẾT LUẬN .................................................................................................... 80 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 82 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Văn học dân gian và văn học viết là hai dòng văn mạch chủ lưu hình thành nên nền văn học của bất cứ quốc gia nào trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Văn học dân gian là bộ phận văn học truyền miệng, ra đời từ rất sớm, được tập thể nhân dân sáng tác, lưu hành từ đời này qua đời khác. Văn học viết là bộ phận văn học ra đời muộn hơn, khi đã có chữ viết, thường do một cá nhân sáng tác và lưu truyền bằng các văn bản. Như vậy, mặc dù cùng là sáng tác văn học nhưng văn học dân gian và văn học viết vẫn có những nét khác biệt cơ bản về hoàn cảnh ra đời, phương thức lưu truyền, đối tượng sáng tác… Những nét khác biệt đó sẽ chi phối nhiều đặc điểm, đặc trưng riêng của từng bộ phận văn học. Tuy nhiên, ta không thể phủ nhận mối quan hệ gắn bó qua lại, khăng khít giữa hai bộ phận văn học này bởi trong suốt tiến trình văn học, chúng luôn tồn tại song hành, bổ sung và thúc đẩy nhau cùng phát triển. Trong mối quan hệ ấy, văn học dân gian là cơ sở, là nền móng để văn học viết hình thành và phát triển. Văn học viết cũng tiếp thu những tinh hoa của văn học dân gian trên các phương diện như đề tài, chủ đề, thể loại, ngôn ngữ, thi liệu… để làm phong phú vốn sáng tác của mình. Trong các thể loại văn học dân gian, truyện cổ tích được coi là một thể loại có giá trị đặc sắc và có sức hấp dẫn đặc biệt. Đó là thể loại tự sự dân gian, ra đời sớm nhưng phát triển nở rộ trong xã hội phân chia giai cấp. Truyện cổ tích phản ánh chân thực đời sống, ước mơ của nhân dân lao động trong thời đại xã hội có sự phân chia giai cấp. Đó không chỉ là bức tranh về con người, xã hội mà còn là nơi ông cha ta gửi gắm tâm tư tình cảm và những bài học đạo đức sâu sắc giàu giá trị. Một trong những sáng tác tiêu biểu cho thể loại này chính là truyện cổ tích Tấm Cám. 2 Truyện Nôm là thể loại văn học hình thành và phát triển khi xã hội đã có bước phát triển vượt bậc. Chữ Nôm ra đời là sự khẳng định sức sáng tạo và lòng tự cường của cha ông. Bên cạnh những truyện thơ Nôm nổi tiếng của các tác giả như Nguyễn Du, Nguyễn Huy Tự, Nguyễn Hữu Hào, Phạm Thái… ta thấy xuất hiện những truyện thơ Nôm bình dân lấy cốt truyện từ dân gian như truyện Tấm Cám, truyện Thạch Sanh, truyện Tống Trân Cúc Hoa… đây đều là các tác phẩm có giá trị cao cả về nội dung và nghệ thuật. Tác giả Kiều Thu Hoạch coi đó một “hiện tuợng đặc biệt, độc đáo, khá phức tạp và lí thú”. Nằm trong dòng chảy của những sáng tác này, truyện Nôm Tấm Cám thực sự là tác phẩm mang nhiều ý nghĩa, góp phần tạo nên diện mạo của thể loại truyện Nôm bình dân. Như vậy, truyện cổ tích Tấm Cám và truyện Nôm Tấm Cám có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau. Tìm hiểu mối quan hệ này để thấy được tương quan giữa hai tác phẩm nói riêng cũng như mối tương quan giữa văn học dân gian và văn học viết nói chung. Với ý nghĩa đó, chúng tôi chọn lựa đề tài: Truyện cổ tích Tấm Cám và truyện Nôm Tấm Cám từ góc nhìn so sánh. 2. Lịch sử vấn đề 2.1 Lịch sử nghiên cứu truyện cổ tích Tấm Cám Được xem là một trong những thể loại đặc sắc của loại hình tự sự dân gian, truyện cổ tích lưu giữ trong nó những giá trị to lớn ở nhiều phương diện. Vì thế, những vấn đề của truyện cổ tích, từ lâu cũng thu hút được sự quan tâmcủa các nhà nghiên cứu. Ở Việt Nam, ngành “cổ tích học” cũng đã tồn tại và phát triển hơn 50 năm. Tấm Cám là truyện cổ tích mang những đặc trưng cơ bản của truyện cổ tích thần kì và cũng là một trong những câu chuyện cổ tích Việt Nam được mọi lứa tuổi biết đến nhiều nhất. Các nhà folkore ở Việt Nam đã dành nhiều thời gian sưu tầm và nghiên cứu truyện Tấm Cám. Truyện Tấm Cám được lưu 3 truyền trong nhân dân từ khá lâu, sau đó được các nhà folkore văn bản hóa được gọi là bản kể. Trong đó, bản kể của tác giả Nguyễn Đổng Chi và Vũ Ngọc Phan được sử dụng rộng rãi hơn cả. Về vấn đề nghiên cứu, tác giả Đinh Gia Khánh với cuốn Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích Tấm Cám (1968) đã tạo nên một góc nhìn có tính chất toàn diện, sâu rộng về những vấn đề cơ bản của truyện cổ tích thông qua một tác phẩm điển hình là truyện cổ tích Tấm Cám. Trong công trình này, Đinh Gia Khánh đã đề cập đến vấn đề quan trọng của chuyên ngành “Cổ tích học”, đó là tính dân tộc, tính quốc tế của truyện cổ tích nội dung đấu tranh xã hội và phương pháp nghệ thuật trong truyện. Trong cuốn Văn học dân gian Việt Nam (Đinh Gia Khánh chủ biên, 2005), khi nghiên cứu về thể loại truyện cổ tích nói chung, các tác giả cũng nhấn mạnh truyện cổ tích Tấm Cám như một tác phẩm điển hình, đặc trưng cho thể loại này. Truyện Tấm Cám được tìm hiểu trên các phương diện như quá trình sinh thành, phát triển không ngừng của truyện cổ tích gắn với quá trình lưu truyền trong dân gian, do đó cốt truyện của truyện cổ tích Tấm Cám có sự khác nhau giữa các bản kể: có những bản kể truyển cổ tích Tấm Cámkết thúc ở chi tiết Tấm trả thù mẹ con Cám, một số bản kể khác lại gắn với thần tích về Ỷ Lan thái hậu… Bên cạnh đó, về nội dung, truyện cổ tích là tấm gương phản chiếu một cách phong phú và chân thật đời sống dân tộc mà truyện cổ tích Tấm Cám là một tác phẩm điển hình. Tác giả cũng đi sâu tìm hiểu nghệ thuật của thể loại truyện cổ tích nói chung thông qua một tác phẩm tiêu biểu của thể loại là truyện cổ tích Tấm Cám… Tác giả Chu Xuân Diên là người nghiên cứu khá sớm và sâu sắc về truyện cổ tích Tấm Cám. Trong Văn học dân gian Việt Nam, tác giả đã đưa ra những nhận định cơ sở tạo nền tảng cho việc nghiên cứu tác phẩm cùng với đó là những chuyên luận, những bài báo khai thác cụ thể các vấn đề như Về 4 cái chết của mẹ con dì ghẻ trong truyện TấmCám… Như vậy,có thể thấy truyện cổ tích Tấm Cám đã được nghiên cứu trên các phương diện: quá trình hình thành, phát triển và lưu truyền trong dân gian, cốt truyện, nhân vật, nội dung phản ảnh, nghệ thuật… Những nghiên cứu đó cho ta cái nhìn khá đa chiều về tác phẩm này. Tác giả Cao Thị Hà trong luận văn thạc sĩ (2012): Giải mã hệ biểu tượng trong truyện cổ tích Tấm Cám và các truyện có mô típ tương đồng (Từ góc độ ngôn ngữ - văn hóa) đã khảo sát hệ biểu tượng trong truyện cổ tích Tấm Cám và các truyện có mô típ tương đồng, từ đó phân tích ý nghĩa của một số biểu tượng đặc trưng. Việc giải mã hệ biểu tượng trong truyện Tấm Cám đã trở thành “chìa khóa” để lí giải nhiều hiện tượng thú vị của truyện cổ tích Tấm Cám nói riêng và thể loại truyện cổ tích nói chung. Tấm Cám là một truyện cổ tích tiêu biểu, rất điển hình cho thể loại truyện cổ tích thần kì Việt Nam. Vì vậy, truyện cổ tích Tấm Cám luôn giành được sự quan tâm của các nhà nghiên cứu. Bên cạnh những nghiên cứu trên, còn khá nhiều bài nghiên cứu về tác phẩm này. Có thể kể đến một số nghiên cứu như: bài viết Tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của nhân vật giao tiếp trong truyện cổ tích Tấm Cám và một vài kết luận sư phạm của tác giả Lê Thị Kim Cúc, Truyện cổ tích Tấm Cám và sự đánh tráo số phận con người; Mâu thuẫn trong truyện Tấm Cám là giữa Tấm và Cám chứ không phải là giữa dì ghẻ với con chồngcủa Nguyễn Tấn Đắc, Truyện cổ tích Tấm Cám nhìn từ góc độ thể loại của Nguyễn Ngọc Lâm, Đổi mới cách đọc – hiểu đoạn kết Tấm Cám của Lê Như Bình… Những công trình nghiên cứu về truyện cổ tích Tấm Cám đã giúp chúng ta có được cái nhìn khá toàn diện về tác phẩm. Như vậy có thể khẳng định, việc tìm hiểu những giá trị kết tinh trong truyện cổ tích Tấm Cám đã được các nhà nghiên cứu quan tâm và dành nhiều tâm huyết. Tuy nhiên, đặt tác phẩm trong tương quan so sánh với các tác 5 phẩm khác và đặc biệt với truyện Nôm Tấm Cám được mượn cốt truyện từ truyện cổ tích Tấm Cám còn khá mờ nhạt. 2.2 Lịch sử nghiên cứu truyện Nôm và truyện Nôm Tấm Cám Chữ Nôm là một trong những sáng tạo độc đáo, đặc sắc của cha ông ta nhằm thoát khỏi sự gò bó, tính quy phạm và chính sách đồng hóa dân tộc của phong kiến phương Bắc. Những sáng tạo ấy đã đạt đến đỉnh cao trong những truyện thơ Nôm. Truyện Nôm trung đại Việt Nam mang đặc điểm khá phổ biến đó là vay mượn cốt truyện của nước ngoài hoặc dựa trên cốt truyện dân gian. Truyện Nôm Tấm Cám mượn cốt truyện từ truyện cổ tích, được viết bằng chữ Nôm với những sáng tạo riêng của người viết. Chính vì vậy, lịch sử nghiên cứu truyện Nôm Tấm Cám cũng nằm trong văn mạch nghiên cứu của truyện Nôm nói chung và truyện Nôm bình dân nói riêng. Trước năm 1945, các nhà nghiên cứu đã nhìn thấy giá trị to lớn của thể loại này. Người có công mở đầu là tác giả Dương Quảng Hàm với công trình Việt Nam văn học sử yếu (1941). Tiếp bước là các tác giả Nguyễn Đổng Chi, Đào Duy Anh… Sau khi cách mạng tháng Tám thành công, việc nghiên cứu truyện Nôm được chú trọng hơn. Các công trình nghiên cứu được đầu tư kỹ lưỡng, các vấn đề về nội dung, nguồn gốc, giá trị nghệ thuật… có chiều sâu hơn. Về các vấn đề chung mang tính khái quát có thể kể đến công trình của Lê Hoài Nam trong Lịch sử văn học Việt Nam (1965), Nguyễn Lộc trong Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – nửa đầu thế kỷ XIX (1978), Kiều Thu Hoạch với Truyện Nôm nguồn gốc và bản chất thể loại (1992), Truyện Nôm bình dân của người Việt – Lịch sử hình thành và bản chất thể loại (1996), … hay các bài chuyên khảo như truyện Nôm khuyết danh – một hiện tượng đặc biệt của Văn học Việt Nam của Bùi Văn Nguyên (Nghiên cứu văn học, số 71960), Một số vấn đề xã hội trong truyện nôm bình dân của Nguyễn Lộc(Tạp 6 chí văn học, số 4-1969)… Các tác giả đã tập trung vào các vấn đề thuộc thể loại, đi sâu tìm ra và lý giải nguyên nhân, quá trình hình thành phát triển, từ đó thấy được đặc điểm làm nên giá trị của truyện Nôm. Đây là cái nhìn bao quát khá toàn diện và là bước đi định hướng đúng đắn để khai thác chiều sâu nội tại tác phẩm. Trong quá trình nghiên cứu, giá trị riêng của từng tác phẩm đã được làm rõ qua một số công trình như Khảo luận về “truyện Thạch Sanh” của Hoa Bằng (1956), Phạm Tải Ngọc Hoa, một truyện Nôm khuyết danh có giá trị của Lê Hoài Nam (1960), Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Lê Đình Kỵ (1977), Truyện Kiều và thể loại truyện Nôm của Đặng Thanh Lê (1979)… Các công trình này đã tập trung cụ thể hóa vấn đề trong giới hạn phạm vi nghiên cứu là tác phẩm. Hướng nghiên cứu này giúp người đọc tiếp cận có chiều sâu vào văn bản. Đặc biệt, công trình Truyện Nôm – lịch sử phát triển và thi pháp thể loại của Kiều Thu Hoạch đã nghiên cứu chuyên sâu về thể loại trên các phương diện như: chặng đường lịch sử nghiên cứu truyện Nôm, nguồn gốc và lịch sử phát triển của thể loại truyện Nôm, thi pháp truyện Nôm, chức năng tư tương – thẩm mỹ của truyện Nôm, truyện Nôm trong tương quan so sánh loại hình với thể loại truyện thơ các dân tộc bản địa và khu vực… Đó là những nghiên cứu quan trọng góp phần xác định nguồn gốc, bản chất cũng như đặc trưng và thi pháp của thể loại này. Qua quá trình tìm hiểu lịch sử nghiên cứu truyện Nôm chúng tôi nhận thấy, truyện Nôm được nghiên cứu từ lâu, có những nghiên cứu chuyên sâu góp phần tìm hiểu đặc trưng thể loại. Tuy nhiên, những nghiên cứu tập trung nhiều hơn vào các tác phẩm truyện Nôm bác học, còn vai trò và vị trí của truyện Nôm bình dân chưa được quan tâm đúng mức. Truyện Nôm Tấm Cám là một tác phẩm truyện Nôm bình dân có giá trị, tuy nhiên lại chưa có nhiều 7 nghiên cứu chuyên sâu về tác phẩm này. Đặc biệt, đặt truyện Nôm bình dân nói chung và truyện Nôm Tấm Cám nói riêng trong tương quan so sánh với tác phẩm sinh thành ra nó (những cốt truyện từ truyện cổ tích) lại chưa được quan tâm nghiên cứu thỏa đáng. 2.3. Lịch sử nghiên cứu mối quan hệ giữa truyện cổ tích Tấm Cám và truyện Nôm Tấm Cám Văn học viết chịu ảnh hưởng từ văn học dân gian trên nhiều phương diện, từ nội dung tư tưởng đến hình thức nghệ thuật. Mối quan hệ giữa thể loại truyện cổ tích trong văn học dân gian và truyện Nôm bình dân trong văn học viết điển hình cho sự ảnh hưởng, mối quan hệ giữa hai bộ phận trong kho tàng văn học dân tộc. Trong quá trình phát triển của văn học viết, có thể nói, truyện Nôm bình dân chính là sự gặp gỡ của hai bộ phận văn học dân tộc, thể hiện mối quan hệ sâu sắc, những ảnh hưởng đậm nét ở cả phương diện nội dung và hình thức nghệ thuật. Trong quá trình nghiên cứu văn học, các nhà nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa hai thể loại truyện cổ tích và truyện Nôm. Có thể điểm qua một số công trình đã bước đầu đề cập, tìm hiểu sơ bộ về vấn đề này như Văn học dân gian Việt Nam của Đinh Gia Khánh (chủ biên), Tiến trình văn học dân gian Việt Namcủa Cao Huy Đỉnh… Mối quan hệ giữa truyện Nôm với truyện cổ tích nói riêng và với văn học dân gian nói chung không phải là đề tài mới mẻ. Tuy nhiên, những nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai thể loại này mới chỉ là những gợi mở trong quá trình nghiên cứu về văn học dân gian nói chung chứ chưa phải những bài viết, những công trình riêng biệt, chuyên sâu. Hơn thế nữa, đó chỉ là những nghiên cứu về mối quan hệ giữa hai thể loại nói chung, còn về mối quan hệ giữa truyện cổ tích và truyện Nôm qua từng tác phẩm cụ thể thì khá mờ nhạt. Lựa chọn đề tài so sánh truyện cổ tích Tấm Cám và truyện Nôm 8 Tấm Cám, trên tinh thần kế thừa được thành quả nghiên cứu của những người đi trước, tìm hiểu và khác thác kỹ lưỡng hơn những phương diện độc đáo, qua đó thấy được mối liên hệ mật thiết giữa chúng. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích của chúng tôi trong việc thực hiện đề tài này là chỉ ra những nét tương đồng và dị biệt giữa truyện cổ tích Tấm Cám và truyện NômTấm Cám trên một số phương diện cơ bản. Đồng thời, cũng mong muốn góp thêm một tư liệu có ý nghĩa cho quá trình học tập và nghiên cứu truyện cổ tích Tấm Cám và truyện Nôm Tấm Cám từ góc độ so sánh. 4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: So sánh truyện cổ tích Tấm Cám và truyện Nôm Tấm Cám. - Phạm vi nghiên cứu: + Tư liệu: Bản kể truyện cổ tích Tấm Cámcủa tác giả Vũ Ngọc Phan (được in trong phần phụ lục cuốn Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám của Đinh Gia Khánh, Nxb Văn học, 1968)và Truyện Tấm Cám của nhà in Vĩnh Thịnh. Đây là văn bản cơ sở để hình thành các tiêu chí so sánh trong luận văn này. + Nội dung: Khảo sát các phương diện cơ bản của hai tác phẩm: nhân vật, cốt truyện và các mô típ đặc trưng. Đồng thời có những phân tích, đánh giá cụ thể về hai tác phẩm từ góc nhìn so sánh. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp tiếp cận hệ thống - Phương pháp tiếp cận thi pháp học - Phương pháp phân tích - tổng hợp - Phương pháp so sánh. 9 6. Những đóng góp của luận văn Với đề tài này, chúng tôi tiến hành thao tác so sánh một cách hệ thống về hai tác phẩm: Truyện cổ tích Tấm Cám và truyện Nôm Tấm Cám. Trên cơ sở xác định những nét chung giữa hai tác phẩm, thấy được sự ảnh hưởng của văn học dân gian tới các sáng tác truyện Nôm bình dân. Từ đó, có những đánh giá khách quan, khoa học về quá trình phát triển của văn học. Bên cạnh đó, những nét riêng biệt giữa chúng qua một số phương diện cụ thể, cũng cho ta thấy được sức sáng tạo độc đáo của cha ông trong quá trình “làm mới” tác phẩm văn học. Đối với thực tiễn đời sống và giảng dạy, việc đặt hai tác phẩm dưới cái nhìn đối sánh về một số phương diện như nhân vật, cốt truyện, môtíp đặc trưng sẽ góp phần giúp giáo viên và học sinh hiểu tác phẩm truyện cổ tích Tấm Cám trong một chỉnh thể toàn vẹn của quá trình tiếp biến văn học đồng thời thấy được giá trị của truyện Nôm bình dân trong dòng chảy đó. Nét tương đồng và dị biệt của hai tác phẩm còn là bài học sáng tạo quý báu của cha ông để lại cho các tác giả trẻ muốn “làm mới những gì đã cũ” để tạo nên một tác phẩm độc đáo của riêng mình. 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, phần Nội dung chính luận văn gồm có 3 chương: Chƣơng 1: Những vấn đề chung Chƣơng 2: So sánh cốt truyện và nhân vật Chƣơng 3: So sánh các mô típ đặc trƣng 10 NỘI DUNG Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1. Vấn đề thể loại 1.1.1. Truyện cổ tích – khái niệm, nguồn gốc và đặc điểm 1.1.1.1. Khái niệm Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam nói chung và truyện dân gian Việt Nam nói riêng, truyện cổ tích là lĩnh vực sáng tác rộng lớn, là thể loại có số lượng tác phẩm phong phú, nội dung phản ánh đa dạng. Chính vì vậy, quá trình nhận thức và nghiên cứu truyện cổ tích Việt Nam chưa bao giờ là con đường đơn giản. Nghiên cứu về thể loại này, trước tiên cần tìm được một định nghĩa phù hợp để xác định được những đặc trưng cơ bản của thể loại. Trong Giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, tập 2, nhà nghiên cứu Hoàng Tiến Tựu đã chỉ ra những thuộc tính cơ bản, những đặc điểm bản chất nhất của thể loại này. Theo ông, có thể nói “Truyện cổ tích là một loại truyện kể dân gian ra đời từ thời kì cổ đại, gắn liền với quá trình tan rã của chế độ công xã nguyên thủy, hình thành của gia đình phụ quyền và phân hóa giai cấp trong xã hội; nó hướng vào những vấn đề cơ bản, những hiện tượng có tính phổ biến trong đời sống nhân dân, đặc biệt là những xung đột có tính chất riêng tư giữa người với người trong phạm vi gia đình và xã hội. Nó dùng một thứ tưởng tượng và hư cấu riêng (có thể gọi là “tưởng tượng và hư cấu cổ tích”) kết hợp với các thủ pháp nghệ thuật đặc thù khác để phản ánh đời sống và mơ ước của nhân dân đáp ứng nhu cầu nhận thức, thẩm mĩ, giáo dục và giải trí của nhân dân trong những thời kì, những hoàn cảnh lịch sử khác nhau của xã hội có giai cấp (ở nước ta chủ yếu là xã hội phong kiến)” [38, tr.42]. 11 Truyện cổ tích vốn là thể loại tự sự dân gian có số lượng tác phẩm đồ sộ, nội dung phản ánh rộng lớn và có giá trị nghệ thuật trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam. Chính vì vậy, về truyện cổ tích có được sự quan tâm đặc biệt của các nhà nghiên cứu. Cũng đề cập đến về thể loại này, tác giả Nguyễn Bích Hà trong cuốn giáo trình Văn học dân gian Việt Nam đưa ra định nghĩa: “Truyện cổ tích là những truyện kể có yếu tố hoang đường kì ảo. Nó ra đời từ sớm nhưng đặc biệt nở rộ trong xã hội có sự phân hóa giàu nghèo, tốt xấu. Qua những số phận khác nhau của nhân vật, truyện trình bày kinh nghiệm sống, quan niệm đạo đức, lí tưởng và mơ ước của nhân dân lao động về một xã hội công bằng,dân chủ, hạnh phúc” [14, tr.75]. Trong giáo trình Văn học dân gian Việt Nam, nhà nghiên cứu Lê Chí Quế cũng định nghĩa về truyện cổ tích thông qua việc xác định những đặc trưng cơ bản nhất của thể loại. Theo ông, “truyện cổ tích là sáng tác dân gian trong loại hình tự sự mà thuộc tính của nó là xây dựng trên những cốt truyện; truyện cổ tích là tác phẩm nghệ thuật được xây dựng thông qua sự hư cấu nghệ thuật thần kỳ; truyện cổ tích là một thể loại hoàn chỉnh của văn học dân gian, được hình thành một cách lịch sử...” [30, tr.107]. Có thể nói, định nghĩa về truyện cổ tích, mỗi nhà nghiên cứu đều cố gắng khái quát những đặc trưng cơ bản nhất của thể loại trên các diện, từ quá trình hình thành, phát triển, nội dung phản ánh và hình thức nghệ thuật của truyện cổ tích. Khái quát lại, có thể hiểu: truyện cổ tích là những sáng tác văn học thuộc loại hình tự sự dân gian, có cốt truyện hoàn chỉnh, phát triển nở rộ trong thời kì xã hội có phân hóa giai cấp; truyện sử dụng những hư cấu nghệ thuật với nhiều yếu tố tưởng tượng, kỳ ảo; truyện hướng vào phản ánh những mâu thuẫn trong lòng xã hội thời bấy giờ, đồng thời phản ánh ước mơ, khát vọng của nhân dân về một xã hội hạnh phúc, công bằng. Những định nghĩa trên cho chúng ta có những khái quát đầu tiên về thể loại, cũng là cơ sở để xác định một số đặc trưng bản chất của thể loại này. 12 1.1.1.2. Nguồn gốc sinh thành và phát triển Nghiên cứu một thể loại văn học dân gian, trước hết cần tìm về nguồn cội, tìm về những điều kiện cho sự sinh thành, phát triển và nở rộ của thể loại. Từ những định nghĩa về truyện cổ tích ở trên, ngược dòng lịch sử, có thể lí giải nguồn gốc ra đời của thể loại này. Trước hết, đó là thể loại văn học có quá trình hình thành và phát triển dài lâu. Nói đến quá trình hình thành truyện cổ tích phải nhìn nó trong dòng chảy của một thời kì lịch sử xã hội, khi chế độ công xã nguyên thủy tan rã, bước sang giai đoạn hình thành gia đình phụ quyền và phân hóa giai cấp trong xã hội. Cùng với đó, sự phát triển của thể loại này còn phải kể đến nguyên nhân tư tưởng, ý thức xã hội thúc đẩy sự ra đời và phát triển của thể loại. Khi con người sống trong thời kì “thơ ấu” được văn học dân gian phản ánh trong thần thoại, khi con người chưa bị đặt vào những mối quan hệ đối kháng, những mâu thuẫn liên quan đến lợi ích trong đời sống xã hội thì mối quan tâm lớn nhất của cư dân thời đại đó là những vấn đề của đời sống tự nhiên. Vì vậy, con người trong “thời đại thần thoại” chủ yếu phản ánh và lí giải các hiện tượng tự nhiên trực tiếp chi phối đến đời sống con người lúc bấy giờ. Khi xã hội bắt đầu hình thành và phân hóa giai cấp, khi đời sốngcó sự phân chia giàu nghèo, từ đó cũng bắt đầu xuất hiện những xung đột, mâu thuẫn. Trong thời đại đó, khi con người tiến lên một trình độ hiểu biết nhất định, vượt lên việc lí giải những hiện tượng trong tự nhiên, con người hướng vào đời sống xã hội, nhận thức và lí giải mối quan hệ giữa con người với con người. Trong xã hội phân hóa giai cấp ấy, khi con người nhận thức được sự bất công, người lao động hướng vào phản ánh những số phận nhỏ bé, bất hạnh trong xã hội, từ đó cũng thể hiện ước mơ về một xã hội công bằng, lí tưởng và đáng sống. Nguồn gốc và quá trình hình thành truyện cổ tích đã chi phối sâu sắc đến đặc điểm nội dung cũng như nghệ thuật của thể loại. 13 1.1.1.3. Đặc điểm nội dung Trong định nghĩa của nhà nghiên cứu Hoàng Tiến Tựu về truyện cổ tích, từ đặc điểm quá trình hình thành và phát triển của thể loại, tác giả cũng đã chỉ ra nội dung phản ánh chủ yếu của thể loại là “hướng vào những vấn đề cơ bản, những hiện tượng có tính phổ biến trong đời sống nhân dân, đặc biệt là những xung đột có tính chất riêng tư giữa người với người trong phạm vi gia đình và xã hội” [39, tr.42]. Truyện cổ tích sinh thành và phát triển trong điều kiện xã hội đã có sự phân hóa giai cấp, tức là khi xã hội bắt đầu xuất hiện những mâu thuẫn đối kháng, có liên hệ mật thiết đến quyền và lợi ích của mỗi con người trong đời sống xã hội. Chính vì vậy, nội dung cơ bản mà truyện cổ tích phản ánh cũng là những vấn đề cơ bản trong đời sống thời bấy giờ, những mâu thuẫn tồn tại trong một giai đoạn lịch sử - xã hội nhất định. Trước hết, nội dung cơ bản được phản ánh trong truyện cổ tích là những xung đột cơ bản trong gia đình và xã hội. Ra đời khi xã hội công xã nguyên thủy tan rã và hình thành gia đình phụ quyền, xã hội có sự phân chia giai cấp, tầng lớp, nội dung phản ánh của truyện cổ tích gắn chặt với quá trình lịch sử dài lâu đầy biến động ấy. Bước sang một giai đoạn lịch sử mới, con người trong cổ tích ngỡ ngàng trước bao điều mới lạ, bao mối quan hệ xã hội phức tạp, bao mâu thuẫn đối kháng trong gia đình và xã hội. Vì vậy, nội dung trước tiên mà truyện cổ tích phản ánh là những mâu thuẫn, xung đột cơ bản, có tính chất riêng tư và phổ biến trong gia đình và xã hội. Muốn hiểu ra và lí giải quan niệm của tác giả dân gian khi xây dựng nhân vật trong truyện cổ tích, cần đặt kiểu truyện này vào quá trình lịch sử đã sản sinh ra nó và môi trường văn hóa đã nuôi dưỡng thể loại. Những mâu thuẫn anh cả - em út, chị gái – em gái, mẹ ghẻ - con chồng, con đẻ - con nuôi hay những bi kịch về hôn nhân và gia đình… là những xung đột có tính chất riêng tư trong xã hội có giai cấp. Mặc dù đó là xung đột riêng tư nhưng lại là 14 những xung đột phổ biến trong đời sống. Cho dù, “Trong thực tế, không phải cứ là anh cả mẹ kế thì tham lam xấu bụng, độc ác, còn những người em, những người con chồng thì luôn luôn là người hiền lành, hiếu thảo” [39, tr.69]. Nhưng rõ ràng, quan niệm thẩm mĩ trong xây dựng nhân vật của tác giả truyện cổ tích gắn chặt với tư tưởng phản kháng trước những bất công, vô lí của gia đình phụ quyền, tư tưởng phân biệt con trường, con thứ… Chính vì vậy, truyện cổ tích tập trung miêu tả, phản ánh và lí giải những mâu thuẫn có tính chất riêng tư và phổ biến trong gia đình và xã hội phụ quyền: “Truyện cổ tích chưa đi vào số phận riêng của từng cá nhân trong xã hội mà chú ý đến số phận chung của những lớp người, những loại người khác nhau trong hàng ngũ nhân dân, trước hết là những loại người bị đối xử bất công trong gia đình phụ quyền” [39, tr.70]. Những mâu thuẫn, xung đột đối kháng trong xã hội có giai cấp là điều con người chưa từng biết ở chế độ mẫu hệ trong lòng xã hội công xã nguyên thủy. Sang một giai đoạn lịch sử mới, một hình thái xã hội mới, những mâu thuẫn ấy là vấn đề cơ bản đầu tiên mà tác giả dân gian muốn phản ánh trong truyện cổ tích, cũng là một nội dung rất quan trọng của thể loại truyện kể này. Xét về mặt lịch sử, xã hội có giai cấp là một bước tiến vĩ đại, tuy nhiên, trong xã hội ấy cũng tồn tại vô vàn bất công như những mẫu thuẫn, xung đột được phản ánh trong truyện cổ tích đã nói ở trên. Hoàng Tiến Tựu đã nhận xét: “Cái đầu tiên, mà cũng là cái lớn nhất mà tuyệt đại đa số nhân dân đã bị tước mất, đó là quyền dân chủ bình đẳng – một thứ nhân quyền cơ bản và tối thiểu của con người mà nhân dân đã từng được hưởng tuy rằng ở một trình độ thấp – trong thời kì công xã nguyên thủy” [39, tr.71]. Trong một điều kiện lịch sử - xã hội như vậy, việc truyện cổ tích phản ánh ước mơ, khát vọng của nhân dân lao động về một xã hội công bằng, lí tưởng, người với người bình đẳng với nhau là điều hợp lí. Để thể hiện khát 15 vọng ấy, truyện cổ tích hướng vào những xung đột mà ở đó những người em út, con riêng… thường là những người phải chịu áp bức, thiệt thòi hơn cả. Mặc dù đó không phải là tuyệt đại đa số quy luật trong đời sống thực tế nhưng thông qua hình tượng những nhân vật mồ côi, con riêng, em út đó, tác giả dân gian muốn thể hiện một quan niệm thẩm mĩ cũng như một những phản kháng trước sự bất công của xã hội phân hóa giai cấp. Truyện cổ tích xây dựng hình tượng những nhân vật bề dưới, những người con riêng, người em út, những đứa trẻ mồ côi phải chịu nhiều thiệt thòi, bất hạnh nhưng vẫn luôn sống lương thiện, hiền lành, tốt bụng, hiếu thảo, thủy chung, chịu thương chịu khó… Vì thế,“Trong đa số truyện cổ tích thần kì, những nhân vật “đàn em”, “bề dưới” thường được nhìn nhận, miêu tả như những con người đẹp nhất trong gia đình cũng như xã hội, những con người mẫu mực, lí tưởng của nhân dân” [39, tr.72]. Nhân dân ta trong xã hội có phân chia giai cấp chứa đựng muôn vàn bất công ấy muốn hướng đến xây dựng một xã hội lí tưởng, nơi mà không còn người bóc lột người, không còn áp bức, bất công, không còn những số phận bất hạnh của những người con riêng, em út hay mồ côi. Tuy nhiên, điều kiện lịch sử không cho phép nhân dân hiện thực hóa ước mơ ấy vào hiện thực cuộc sống. Cũng chính vì vậy, trong truyện cổ tích – đặc biệt là cổ tích thần kì – cần có sự tham gia của các yếu tố kì ảo để giải quyết xung đột và thể hiện ước mơ, khát vọng của nhân dân lao động khi mà điều kiện thực tế chưa thể và không thể thỏa mãn được những lí tưởng ấy. Một nội dung khác được phản ánh trong truyện cổ tích là triết lí sống và đạo lí làm người của nhân dân lao động. Nhân vật chính diện như người con riêng, người em út, người mồ côi… dẫu trong hoàn cảnh đọa đầy và bất hạnh thì vẫn giữ được những phẩm chất tốt đẹp nhất của con người Việt Nam truyền thống: hiếu thảo, cần cù, chịu thương chịu khó, thủy chung, nghĩa
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan