Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Luận văn xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dâ...

Tài liệu Luận văn xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn thành phố cần thơ

.PDF
55
1
72

Mô tả:

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH TRẦN HỮU TRÍ LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH LUẬT HIẾN PHÁP VÀ LUẬT HÀNH CHÍNH TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH Chuyên ngành: Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính Định hướng ứng dụng CN: 8380102 Người hướng dẫn khoa học : PGS. TS. Phan Nhật Thanh Học viên : Trần Hữu Trí Lớp : Cao học luật, Cần Thơ Khóa 3 TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2022 LỜI CAM ĐOAN Luận văn thạc sĩ “Xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn thành phố Cần Thơ” là công trình nghiên cứu của bản thân tôi. Tất cả các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực. Đồng thời, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Người viết cam đoan Trần Hữu Trí MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU······················································································································ 1 CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XÁC ĐỊNH NỘI DUNG ĐĂNG KÝ KHAI SINH THUỘC THẨM QUYỀN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP X÷··········································································································· 6 1.1. Khái niệm về đăng lý khai sinh và xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp xã ····················································· 6 1.1.1. Khái niệm về đăng ký khai sinh ·································································································· 6 1.1.2. Khái niệm về xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp xã ···································································································································· 6 1.2. Đặc điểm về xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp xã··································································································· 7 1.2.1. Đặc điểm về chủ thể đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã ······················································································································································ 7 1.2.2. Đặc điểm về đối tượng đăng ký khai sinh ·········································································· 8 1.2.3. Đặc điểm về nội dung đăng ký khai sinh ············································································ 8 1.2.4. Đặc điểm về yêu cầu xác định nội dung đăng ký khai sinh ································· 8 1.3. Cơ sở để xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã ········································································································· 9 1.4. Nguyên tắc xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã ·································································································· 11 1.5. Nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã ············································································································································· 12 1.5.1. Xác định họ theo cha hay theo mẹ···························································································· 12 1.5.2. Xác định dân tộc theo cha hay theo mẹ ··············································································· 15 1.5.3. Đặt tên cho con ········································································································································ 15 1.5.4. Xác định họ tên, dân tộc, quê quán cho trẻ bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha mẹ đẻ ··········································································································································· 16 1.5.5. Đăng ký lại khai sinh··························································································································· 18 1.5.6. Bổ sung ngày, tháng trong giấy khai sinh ········································································· 19 1.5.7. Đăng ký khai sinh cho người có hồ sơ, giấy tờ cá nhân ········································ 20 Tiểu kết chương 1 ··················································································································· 21 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XÁC ĐỊNH NỘI DUNG ĐĂNG KÝ KHAI SINH THUỘC THẨM QUYỀN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP Xà TỪ THỰC TIỄN THÀNH PHỐ CẦN THƠ VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN ········ 22 2.1. Thực trạng xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn thành phố Cần Thơ ································· 22 2.1.1. Thực trạng xác định họ theo cha hay theo mẹ ······························································· 23 2.1.2. Thực trạng xác định dân tộc theo cha hay theo mẹ ··················································· 25 2.1.3. Thực trạng đặt tên cho con ············································································································ 26 2.1.4. Thực trạng xác định họ tên, dân tộc, quê quán cho trẻ bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha mẹ đẻ ··················································································································· 27 2.1.5. Thực trạng đăng ký lại khai sinh ······························································································· 31 2.1.6. Thực trạng việc bổ sung ngày, tháng trong giấy khai sinh·································· 35 2.1.7. Thực trạng đăng ký khai sinh cho người có hồ sơ, giấy tờ cá nhân ············ 36 2.2. Đánh giá thực trạng xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn thành phố Cần Thơ và giải pháp hoàn thiện ·················································································································· 38 2.2.1. Đánh giá thực trạng xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn thành phố Cần Thơ ························ 38 2.2.2. Giải pháp hoàn thiện việc xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn thành phố Cần Thơ ·········· 42 Tiểu kết chương 2 ··················································································································· 46 KẾT LUẬN ······························································································································· 47 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quyền con người, quyền công dân là một chủ đề gây ra nhiều ý kiến tranh luận trên các diễn đàn khoa học pháp lý. Đại biểu cho toàn thế giới về quyền con người có Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị được thông qua và có hiệu lực ngày 23/03/1976, trong đó thừa nhận “những quyền này bắt nguồn từ phẩm giá vốn có của con người”. Khi con người được sinh ra là một thực thể tự nhiên được ghi nhận những quyền từ Công ước quốc tế nêu trên. Bên cạnh đó, tại Khoản 1 Điều 7 Công ước của Liên hợp quốc về quyền của trẻ em có quy định như sau: “Trẻ em phải được đăng ký ngay lập tức sau khi được sinh ra và có quyền có họ tên, có quốc tịch ngay từ khi chào đời, và trong chừng mực có thể, quyền được biết cha mẹ mình và được cha mẹ mình chăm sóc”; và theo Nguyên tắc 3 trong Công ước của Liên hợp quốc về quyền trẻ em năm 1959 ghi nhận: “Trẻ em sinh ra có quyền được khai sinh và có quốc tịch”1. Hiến pháp năm 2013 của Việt Nam cũng ghi nhận “quyền con người, quyền công dân về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật”. Như vậy, Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng công nhận “quyền con người”, “quyền công dân” một cách đầy đủ. Để đảm bảo quyền con người, quyền công dân được thực hiện trên thực tế thì về phía Nhà nước cần phải có hệ thống những nguyên tắc đảm bảo xác định rõ đối tượng nào được bảo vệ theo quyền con người, đối tượng nào được bảo vệ theo quyền công dân. Chính vì vậy, con người mới sinh ra phải được đăng ký khai sinh. Trên thông tin “Giấy khai sinh” thể hiện đầy đủ các thông tin cơ bản của một con người như: Họ, chữ đệm, tên; Giới tính; Ngày, tháng, năm sinh… Dưới góc độ là chủ thể quản lý công dân của mình, Nhà nước sẽ ban hành pháp luật quy định về việc đăng ký khai sinh để có một hệ thống thông tin đầy đủ về công dân thuộc quyền quản lý của quốc gia đó. Từ cơ sở hệ thống thông tin này, quốc gia đó có thể hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội của đất nước2. Dưới góc độ là cá nhân được đăng ký khai sinh, dựa trên các thông tin có trong “Giấy khai sinh” đã được cơ quan có thẩm quyền cấp, sẽ là các thông tin cơ bản của cá nhân đó gắn liền với họ từ lúc sinh ra cho đến khi chết. Họ sử dụng 1 2 Công ước của liên hợp quốc về quyền trẻ em. Khoản 1 Điều 57 Luật Hộ tịch năm 2014 2 thông tin này để thực hiện các quyền và nghĩa vụ của một công dân khi tham gia vào các quan hệ xã hội có liên quan đến cá nhân đó. Tuy nhiên, để nhà nước quản lý thông tin, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân và để người dân thực thi quyền khai sinh của mình dựa trên nguyện vọng về việc xác định các nội dung có liên quan đến thông tin khai sinh, thì phải thông qua một cơ chế, đó là thủ tục đăng ký khai sinh và xác định nội dung đăng ký khai sinh mà đội ngũ công chức thực thiện nhiệm vụ này được nhà nước giao cho thông qua quy định của pháp luật. Có ba yếu tố quyết định đến việc xác định nội dung đăng ký khai sinh của công chức làm công tác hộ tịch: - Nắm vững các quy định pháp luật về xác định nội dung đăng ký khai sinh và các quy định pháp luật có liên quan đến nội sung khai sinh. - Quản lý chặt chẽ thông tin khai sinh, có phương pháp quản lý phù hợp, đảm bảo tra cứu, truy xuất thông tin hiệu quả. - Nắm vững tình huống khai sinh, dựa trên các nội dung của người yêu cầu cung cấp đối chiếu với các quy định pháp luật, để có hướng giải quyết đảm bảo nhu cầu của người đăng ký khai sinh phù hợp với quy định pháp luật về nội dung khai sinh. Tất cả những vấn đề nêu trên đều thuộc vấn đề về nội dung đăng ký khai sinh, và cơ bản là việc xác định nội dung đăng ký khai sinh khi thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh. Tuy nhiên, dưới góc độ là người nghiên cứu về địa bàn thành phố Cần Thơ. Vì thế tác giả chọn đề tài “Xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn thành phố Cần Thơ”. 2. Tình hình nghiên cứu Xuất phát từ thực tiễn của vấn đề Hộ tịch, đặc biệt là nhu cầu đăng ký khai sinh, pháp luật quy định về đăng ký khai sinh. Hiện nay, việc nghiên cứu về công tác hộ tịch được nhiều học giả, nhà khoa học phân tích, tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, tạo nên cơ sở khoa học quan trọng cho việc xây dựng quy định pháp luật ngày càng hoàn thiện hơn. Một số công trình có thể kể như: Sách “Nghiệp vụ đăng ký hộ tịch”, Nhà xuất bản Tư pháp năm 2007 của tập thể tác giả, hướng dẫn nghiệp vụ thực hiện các thủ tục đăng ký hộ tịch như: Đăng ký khai sinh, khai tử, kết hôn, nhận cha, mẹ con…; Viện nghiên cứu khoa học pháp lý – Bộ Tư pháp (2000), Bảo vệ quyền trẻ em trong pháp luật về quốc tịch và đăng ký hộ tịch ở Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia; Lương Thị Lanh (2013), Đánh giá thực trạng pháp luật về hộ tịch và giải pháp hoàn thiện, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề pháp luật về hộ tịch năm 2013; Đinh Trung Tụng, Quan điểm chỉ 3 đạo, định hướng xây dựng dự án Luật Hộ tịch, Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề pháp luật về hộ tịch năm 2013; Phạm Trọng Cường (2003), Quản lý nhà nước về hộ tịch – Lý luận, thực trạng và phương hướng đổi mới, Luận văn thạc sĩ, Đại học quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Thu Trang, Quyền khai sinh, khai tử theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam và thực tiễn áp dụng quyền khai sinh, khai tử trên địa bàn huyện Thanh Trì, thành phố Hà Nội, Luận văn thạc sĩ luật học, Hà Nội, năm 2013…; Bài viết “Những thách thức, khó khăn đối với ngành Tư pháp trong triển khai thực hiện chương trình hành động quốc gia về đăng ký và thống kê hộ tịch” của tác giả Nhâm Ngọc Hiển, tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, năm 2017; Bài viết “Một số khó khăn, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Luật Hộ tịch ở các địa phương” của tác giả Nguyễn Phương Dung, tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Bộ Tư pháp, năm 2017. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu nêu trên đã làm rõ bản chất, nội dung, lịch sử quản lý hộ tịch, trong đó có sự kiện đăng ký khai sinh. Trong sự kiện đăng ký khai sinh thì xác định nội dung đăng ký khai sinh là quan trọng nhất. Cho đến hiện nay, chưa có công trình pháp lý nào nghiên cứu chuyên sâu về công tác này. Vì tính chất quan trọng của nội dung khai sinh không chỉ liên quan đến một cá nhân tại thời điểm cụ thể, mà còn ảnh hưởng đến quá trình sinh sống, học tập, làm việc, giao dịch,… của cá nhân đó trong suốt những thời gian sau này. Bên cạnh đó, việc xác định nội dung đăng ký khai sinh không đúng, có thể gây ra những phiền toái về công tác đăng ký và quản lý hộ tịch, cũng như sẽ phát sinh nhiều vấn đề về cải chính nội dung đăng ký khai sinh. 3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của việc nghiên cứu đề tài “Xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn thành phố Cần Thơ” là làm rõ những quy định pháp luật hiện hành về phương thức xác định nội dung đăng ký khai sinh, từ đó tham chiếu vào công tác xác định nội dung đăng ký khai sinh tại thành phố Cần Thơ. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài này là trên cơ sở phân tích các quy định pháp luật, và khảo sát thực tiễn thành phố Cần Thơ về công tác xác định nội dung đăng ký khai sinh để tìm ra những điểm phù hợp hoặc chưa phù hợp trong việc áp dụng pháp luật tại địa phương, nhìn nhận từ góc độ khách quan hoặc chủ quan. Từ đó, đề xuất các giải pháp phù hợp hơn, nhằm giúp cho địa phương có những điều chỉnh phù hợp với quy định của pháp luật và có thể kiến nghị những 4 quy định pháp luật chưa phù hợp với tình hình thành phố Cần Thơ hoặc thực trạng chung của cả nước. 4. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nội dung Trong bài luận văn này, tập trung nghiên cứu về công tác xác định nội dung đăng ký khai sinh trong các vấn đề về đăng ký và quản lý hộ tịch. Tuy nhiên, xác định nội dung đăng ký khai sinh là một phạm trù liên quan đến công tác quản lý hành chính nhà nước ở địa phương, đồng thời cũng là phạm trù của người thực hiện quyền đăng ký khai sinh. Cho nên tác giả sẽ phân tích ở hai phạm trù này, nhưng trọng tâm vẫn là phạm trù về công tác quản lý hành chính nhà nước ở địa phương. Phạm vi thời gian Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, tác giả tập trung phân tích thực trạng của việc xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã thực tiễn trên địa bàn thành phố Cần Thơ trong khoảng thời gian từ năm 2017 đến năm 2021. Nhằm xác định phương thức áp dụng quy định của pháp luật vào thực tiễn quá trình đăng ký khai sinh của công chức Tư pháp – Hộ tịch. Phạm vi không gian Nhận thấy, trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của địa phương, thì cấp xã là đơn vị hành chính thấp nhất trong hệ thống các cấp hành chính ở Việt Nam. Đây là địa phương thực hiện quản lý hành chính trong một phạm vi địa giới nhỏ nhất, sẽ trực tiếp giải quyết các vấn đề cơ bản của công dân trong phạm vi, quyền hạn pháp luật quy định. Chính vì vậy, tác giả chọn Ủy ban nhân dân cấp xã là phạm vi nghiên cứu của đề tài, nhằm kiểm nghiệm thực tiễn áp dụng pháp luật về xác định nội dung đăng ký khai sinh phổ biến nhất trong một đơn vị hành chính cấp tỉnh, mà cụ thể là thành phố Cần Thơ. Trong nội dung đăng ký khai sinh theo quy định pháp luật hiện hành có quy định về số định danh cá nhân của người được đăng ký khai sinh. Tuy nhiên, việc cấp số định danh này không thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã, mà thẩm quyền cấp số định danh thuộc về thủ trưởng cơ quan quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư Bộ Công an3. 5. Phương pháp nghiên cứu Dựa trên đề tài nghiên cứu, tác giả dùng phương pháp phân tích luật viết và đối chiếu vào các quy định pháp luật hiện hành về việc xác định nội dung đăng ký Điều 14 Nghị định 137/2015/NĐ-CP ngày 31/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật căn cước công dân 3 5 khai sinh, nhằm làm rõ hơn các quy định của pháp luật về xác định nội dung đăng ký khai sinh và được áp dụng phương pháp này vào trong Chương 1 của đề tài này. Dựa trên cơ sở phân tích các quy định pháp luật, tác giả tiến hành khảo sát vấn đề thực trạng, dựa trên số liệu cung cấp từ Sở Tư pháp thành phố Cần Thơ có liên quan đến nội dung của đề tài này, nhằm xác định nội dung đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn thành phố Cần Thơ. Được áp dụng vào Chương 2 của đề tài này. 6. Dự kiến các kết quả nghiên cứu và địa chỉ ứng dụng các kết quả nghiên cứu đó Từ kết quả nghiên cứu, dựa trên việc đánh giá thực trạng xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã từ thực tiễn thành phố Cần Thơ, thông qua kết quả phân tích về mặt tích cực, mặt hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả đề ra các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện hơn trong công tác xác định nội dung đăng ký khai sinh của Ủy ban nhân dân cấp xã thuộc thành phố Cần Thơ. 6 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ XÁC ĐỊNH NỘI DUNG ĐĂNG KÝ KHAI SINH THUỘC THẨM QUYỀN CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP Xà 1.1. Khái niệm về đăng lý khai sinh và xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp xã 1.1.1. Khái niệm về đăng ký khai sinh Theo quy định của pháp luật Việt Nam thì việc “khai sinh” hay “đăng ký khai sinh” thuộc phạm trù của Luật Hộ tịch năm 2014. Khái niệm “đăng ký hộ tịch” theo quy định hiện hành tại Khoản 2 Điều 2 Luật Hộ tịch năm 2014: “Đăng ký hộ tịch là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các sự kiện hộ tịch của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư”. Đứng ở góc độ chuyên môn thì đăng ký khai sinh là việc cơ quan nhà nước công nhận/xác nhận sự kiện một người được sinh ra và ghi vào sổ các thông tin hộ tịch cơ bản của người đó (gồm: họ, chữ đệm, tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; dân tộc; quốc tịch; quê quán; số định danh cá nhân) và của cha mẹ (gồm: họ, chữ đệm, tên, nơi cư trú, số định danh cá nhân (nếu có) của cha, mẹ…). Đăng ký khai sinh và cấp giấy khai sinh là hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước, tạo cơ sở pháp lý để xác định tư cách công dân, qua đó chính thức thiết lập mối quan hệ giữa công dân với Nhà nước, đồng thời là cơ sở pháp lý để các cá nhân xác lập/thực hiện quyền, nghĩa vụ của mình. Vì vậy, đăng ký khai sinh là sự kiện hộ tịch quan trọng nhất, cấp “tấm thẻ vào đời” cho mỗi cá nhân. Trong quy định hiện hành không có khái niệm đăng ký khai sinh một cách cụ thể, nó là một dạng của đăng ký hộ tịch được thể hiện qua hình thức và nội dung của đăng ký khai sinh Như vậy, có thể hiểu đăng ký khai sinh là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông qua thủ tục đăng ký khai sinh ghi vào Sổ đăng ký khai sinh một sự kiện khai sinh của cá nhân, tạo cơ sở pháp lý để Nhà nước bảo hộ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, thực hiện quản lý về dân cư. 1.1.2. Khái niệm về xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp xã Dựa trên khái niệm về đăng ký khai sinh nêu trên, ta có thể khẳng định, việc đăng ký khai sinh là hoạt động của cơ quan đăng ký hộ tịch, mà cụ thể ở đây là Ủy 7 ban nhân dân cấp xã. Hoạt động này nằm trong phạm vi quản lý nhà nước về đăng ký và quản lý hộ tịch ở cấp xã. Việc đăng ký khai sinh là ghi nhận một sự kiện khai sinh được xảy ra trên thực tế, khi đó, sự kiện khai sinh này được người yêu cầu đăng ký khai sinh cung cấp các thông tin theo quy định pháp luật có liên quan đến nội dung đăng ký khai sinh. Dựa trên các nội dung khai sinh được người yêu cầu đăng ký khai sinh cung cấp, Ủy ban nhân dân cấp xã (hay công chức làm công tác hộ tịch) có trách nhiệm đối chiếu việc xác định các nội dung khai sinh có đúng với quy định pháp luật có liên quan để chấp nhận sự kiện khai sinh này. Kết quả của việc xác định này là giấy khai sinh, trong đó có nội dung đăng ký khai sinh do người yêu cầu cung cấp và được sự chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp xã. Như vậy, ta có thể khái niệm về xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp xã như sau: Xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp xã là hoạt động quản lý nhà nước về Hộ tịch của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc kiểm tra, đối chiếu các nội dung đăng ký khai sinh của một sự kiện sinh trên thực tế phù hợp với quy định pháp luật về nội dung đăng ký khai sinh. 1.2. Đặc điểm về xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân cấp xã Theo quy định của Luật Hộ tịch, thẩm quyền đăng ký hộ tịch nói chung hay thẩm quyền đăng ký khai sinh nói riêng thuộc về Cơ quan đăng ký hộ tịch bao gồm: Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp xã), Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và đơn vị hành chính tương đương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp huyện), Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện).4 Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả chỉ xoay quanh thẩm quyền giải quyết đăng ký khai sinh của Ủy ban nhân dân cấp xã. 1.2.1. Đặc điểm về chủ thể đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã Ủy ban nhân dân cấp xã là cơ quan hành chính nhà nước được trao quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em, công dân Việt nam. Tuy nhiên, không phải bất kỳ Ủy ban nhân dân cấp xã nào cũng có thẩm quyền đăng ký khai sinh như trên, mà phải là “Ủy 4 Khoản 1 Điều 4 Luật Hộ tịch năm 2014 8 ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh”5. Như vậy, luật giới hạn nơi có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho một trường hợp nhất định chỉ là Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của cha hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của mẹ. Như vậy, khi xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh của Ủy ban nhân dân cấp xã, ta cần căn cứ vào yếu tố quốc tịch (công dân mang quốc tịch Việt Nam) và yếu tố nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ của trẻ. Chủ thể được trao quyền đăng ký, người trực tiếp thực hiện công việc đăng ký khai sinh là công chức tư pháp làm công tác hộ tịch6. Chính vì vậy, khi xác định nội dung đăng ký khai sinh thì công chức này chịu trách nhiệm chính trong việc ghi nhận các thông tin về nội dung đăng ký khai sinh như: Họ, chữ đệm và tên; giới tính; ngày, tháng, năm sinh; nơi sinh; quê quán; dân tộc; quốc tịch của trẻ. Họ, chữ đệm và tên; năm sinh; dân tộc; quốc tịch; nơi cư trú của cha, mẹ trẻ. 1.2.2. Đặc điểm về đối tượng đăng ký khai sinh Giấy khai sinh là cơ sở quan trọng để các cá nhân có mối quan hệ pháp lý với nhau trên cơ sở huyết thống hoặc nuôi dưỡng. Thông qua đăng ký khai sinh, nhà nườc sẽ xác định mối quan hệ giữa nhà nước với công dân; giữa công dân với công dân trong các quan hệ xã hội. Để thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh thì không thể một mình công chức làm công tác hộ tịch có thể tự suy diễn ra tình huống đăng ký khai sinh mà phải có người đăng ký khai sinh theo quy định pháp luật (người đăng ký khai sinh). Mà người đăng ký khai sinh phải là người có quan hệ thân thuộc với người được khai sinh hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ7. Đối tượng được đăng ký khai sinh là trẻ em. 1.2.3. Đặc điểm về nội dung đăng ký khai sinh Nội dung đăng ký khai sinh có một đặc điểm quan trọng là các thông tin cơ bản của một con người, nó gắn liền với quyền nhân thân của người đó, và một khi các thông tin cơ bản này đã được xác định thì sẽ là cơ sở để bản thân con người đó xác lập các quyền và nghĩa vụ pháp lý trong các quan hệ xã hội. 1.2.4. Đặc điểm về yêu cầu xác định nội dung đăng ký khai sinh Đây là vấn đề quan trọng để ban hành chính sách, sử dụng các thông tin góp phần bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Bởi vì, con người sử dụng các thông Điều 13 Luật Hộ tịch năm 2014 Điểm d Khoản 1 Điều 73 Luật Hộ tịch năm 2014 7 Khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch năm 2014 5 6 9 tin trong giấy khai sinh để gắn vào các quyền lợi và nghĩa vụ khi tham gia các hoạt động kinh tế, xã hội,… Một khi các thông tin trong giấy khai sinh không phù hợp, không theo ý chí phục vụ lợi ích cho con người thì nó sẽ gây ra hiệu ứng ngược lại, làm cho quyền con người của họ bị ảnh hưởng một cách nghiêm trọng. 1.3. Cơ sở để xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã Để xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã thì trước hết là quy định pháp luật quy định thủ tục này thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp xã, đó là thẩm quyền tiếp nhận, thẩm quyền xử lý, và thẩm quyền giải quyết phải thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã. Bên cạnh đó thì dựa vào các quy định về quốc tịch thì thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp xã đối với những trường hợp không có quốc tịch nước ngoài hoặc người không quốc tịch. Xét đến thẩm quyền đăng ký hộ tịch (trong đó có đăng ký khai sinh) của Ủy ban nhân dân cấp xã, có quy định: “Đăng ký sự kiện hộ tịch…cho công dân Việt Nam cư trú ở trong nước”8. Như vậy, khai sinh do Ủy ban nhân dân cấp xã cấp chỉ là “công dân Việt Nam cư trú ở trong nước”, có hai yếu tố cần phải được xác định, đó là “công dân Việt Nam” và “cư trú ở trong nước”. Trường hợp người được xem là “công dân Việt Nam” 9 thì phải có quốc tịch Việt Nam. Trẻ em khi sinh ra và được đăng ký khai sinh có quốc tịch Việt Nam, như vậy cần phải có các chủ thể có liên hệ đến quốc tịch Việt Nam hoặc bản thân trẻ được hưởng quốc tịch Việt Nam theo quy định. Trường hợp ở đây có các chủ thể được xác định là cha của trẻ, mẹ của trẻ, trẻ em và người đi đăng ký khai sinh. Theo quan điểm của pháp luật về điều kiện xác định quốc tịch của trẻ phải dựa trên quốc tịch của cha và mẹ đều là Việt Nam 10, và suy ra những trường hợp đặc biệt khác (chưa xác định được cha, chưa xác định được mẹ, chưa xác định được cha và mẹ) đều được chiếu theo nội dung này để thực hiện việc xác định quốc tịch cho trẻ em. Ngoài ra, còn có trường hợp “Trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em được tìm thấy trên lãnh thổ Việt Nam mà không rõ cha mẹ là ai thì có quốc tịch Việt Điểm a Khoản 1 Điều 17 Luật Hộ tịch năm 2014. Ngoài ra còn có quy định về Đăng ký khai sinh cho trẻ em sinh ra tại Việt Nam có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam thường trú tại khu vực biên giới, còn người kia là công dân của nước láng giềng thường trú tại khu vực biên giới với Việt Nam tại điểm d Khoản 1 Điều 17 của Luật Hộ tịch. Tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này không đi sâu phân tích nội dung này. 9 Khoản 1 Điều 5 Luật Quốc tịch năm 2008 10 Theo Điều 15 của Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008: Trẻ em sinh ra trong hoặc ngoài lãnh thổ Việt Nam mà khi sinh ra có cha mẹ đều là công dân Việt Nam thì có quốc tịch Việt Nam 8 10 Nam”11. Còn rất nhiều cơ sở để xác định trẻ em mang quốc tịch Việt Nam, tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu của đề tài này, chỉ xác định các nội dung nêu trên làm cơ sở để xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã theo quy định. Trường hợp thứ hai là “cư trú ở trong nước”, theo quy định của Luật cư trú năm 2020 thì “Cư trú là việc công dân sinh sống tại một địa điểm thuộc đơn vị hành chính cấp xã hoặc đơn vị hành chính cấp huyện ở nơi không có đơn vị hành chính cấp xã (sau đây gọi chung là đơn vị hành chính cấp xã)”. Như vậy, chỉ khi nào thỏa mãn hai điều kiện nêu trên thì được đăng ký khai sinh tại Ủy ban nhân dân cấp xã. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh12, điều này được quy định trong phạm vi của chương II về đăng ký hộ tịch tại ủy ban nhân dân cấp xã. Và đương nhiên, không phải ủy ban nhân dân cấp xã nào cũng có thẩm quyền đăng ký khai sinh cho một sự kiện khai sinh cụ thể, mà phải là ủy ban nhân dân cấp xã có “nơi cư trú” của người cha hoặc của người mẹ, ở đây không có quy định trước sau, đồng nghĩa là người đăng ký khai sinh có quyền chọn lựa một trong hai nơi để đăng ký khai sinh cho trẻ em. Ngoài ra, còn một số trường hợp đặc biệt13 như: Trẻ chưa xác định được cha; trẻ chưa xác định được mẹ; Trẻ chưa xác định được cả cha và mẹ; Trẻ bị bỏ rơi. Nếu xét ở yếu tố còn xác định được cha hoặc còn xác định được mẹ tại thời điểm đăng ký khai sinh thì căn cứ vào nội dung ở đoạn trên sẽ xác định được thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em. Còn đối với trường hợp chưa xác định được cả cha và mẹ hoặc trẻ bị bỏ rơi thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú hoặc nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi14 có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ. Thẩm quyền đăng ký khai sinh không quyết định nội dung đăng ký khai sinh. Tuy nhiên, nội dung đăng ký khai sinh lại quyết định thẩm quyền đăng ký khai sinh. Thật vậy, như đã phân tích ở phần trên thì yếu tố quốc tịch và nơi cư trú lại quyết định thẩm quyền đăng ký khai sinh cho một sự kiện sinh cụ thể. Khoản 1 Điều 18 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 Điều 13 Luật Hộ tịch năm 2014 13 Điều 15 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP 14 Tuy trong nội dung đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi không nói đến việc Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi. Nhưng xét về quá trình phát hiện, tiếp nhận thông tin và xử lý vấn đề liên quan đến trẻ bị bỏ rơi theo quy định pháp luật, đều thuộc trách nhiệm của Ủy ban nhân dân hoặc công an cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi. Xét về thẩm quyền đăng ký khai sinh thì thẩm quyền này thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã. Như vậy, thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã nơi phát hiện trẻ bị bỏ rơi. 11 12 11 1.4. Nguyên tắc xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã Việc xác định nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của cơ quan đăng ký hộ tịch, mà cụ thể ở đây là Ủy ban nhân dân cấp xã. Việc xác định nội dung khai sinh không chỉ là nhiệm vụ xây dựng nên một hệ thống dữ liệu hộ tịch chuẩn xác, có giá trị khai thác cho mục tiêu phát triển của đất nước, mà còn là thông tin quan trọng của một cá nhân khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ dân sự của mình. Chính vì vậy, đòi hỏi Ủy ban nhân dân cấp xã cần tập trung vào các nguyên tắc sau để xác định nội dung đăng ký khai sinh: - Tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân15: Đây là nguyên tắc đầu tiên của đăng ký hộ tịch nói chung và của đăng ký khai sinh nói riêng. Tất cả các nội dung khai sinh đều gắn với quyền nhân thân của một cá nhân, và quyền này được pháp luật bảo vệ. Chính vì vậy, khi xác định nội dung đăng ký khai sinh, cơ quan đăng ký hộ tịch có trách nhiệm tôn trọng và bảo đảm quyền nhân thân của cá nhân, không vì mục đích nào khác làm ảnh hưởng đến quyền nhân thân của cá nhân. Ví dụ như: quyền có họ tên là một trong những quyền nhân thân của cá nhân, và việc đặt tên cũng không làm ảnh hưởng đến cuộc sống sau này của trẻ16. - Mọi sự kiện khai sinh của cá nhân phải được đăng ký đầy đủ, kịp thời, trung thực, khách quan và chính xác: Chỉ khi nào cá nhân đó được đăng ký khai sinh theo quy định thì cá nhân đó mới được pháp luật công nhận các quyền công dân theo quy định, bởi lẽ, khi sự kiện khai sinh đó được đăng ký khai sinh thì các quyền nhân thân mới phát sinh hiệu lực pháp luật, và khi đó thì cá nhân mới được hưởng các quyền cơ bản của một công dân hay nói cách khác là năng lực pháp luật của cá nhân mới có. - Mỗi sự kiện khai sinh chỉ được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch có thẩm quyền theo quy định: Nguyên tắc này đã được khẳng định qua các văn bản quy định về đăng ký và quản lý hộ tịch trước đây. Việc đăng ký hộ tịch chỉ có thể được đăng ký tại một cơ quan đăng ký hộ tịch, điều này thấy rõ ở nội dung xác định thẩm quyền đăng ký khai sinh cho trẻ em theo nơi cư trú của cha hoặc nơi cư trú của mẹ. Như vậy, chỉ được một trong hai Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc của người mẹ mà thôi, nếu đã đăng ký khai sinh tại nơi cư trú của người cha thì không được đăng ký khai sinh tại nơi cư trú của người mẹ và ngược lại. Nguyên tắc này đảm bảo cá nhân có được duy nhất một thông tin đăng ký khai 15 16 Khoản 1 Điều 5 Luật Hộ tịch năm 2014 “…không đặt tên quá dài, khó sử dụng” được quy định tại Khoản 1 Điều 6 của Thông tư 04/2020/TT-BTP 12 sinh, vì “Giấy khai sinh” là giấy tờ hộ tịch gốc của cá nhân đó, mọi giấy tờ phải phù hợp với thông tin trên “Giấy khai sinh” nên không thể phát sinh hai giấy tờ gốc cho một cá nhân cụ thể. Nếu xảy ra trường hợp trên thì phải thu hồi, hủy bỏ giấy khai sinh đã được cấp trái với quy định của pháp luật về hộ tịch17. 1.5. Nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã Trước khi nói đến nội dung đăng ký khai sinh thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã thì ta phải xác định rằng: Cả cha và mẹ của trẻ đều có quốc tịch Việt Nam, đồng thời nơi cư trú của cha và mẹ đều nằm trên lãnh thổ Việt Nam. Trong các thông tin về nội dung trên Giấy khai sinh có họ, chữ đệm và tên là được xác định đầu tiên, và đây cũng là thông tin cơ bản để xác định trẻ em đó mang tên pháp lý là gì? 1.5.1. Xác định họ theo cha hay theo mẹ Trong cấu trúc về tên của trẻ trong Giấy khai sinh được hợp thành bởi “Họ” + “Chữ đệm” + “Tên”18. Khoản 1 Điều 26 BLDS năm 2015 quy định: “Cá nhân có quyền có họ, tên (bao gồm cả chữ đệm, nếu có). Họ, tên của một người được xác định theo họ, tên khai sinh của người đó”. Như vậy, pháp luật đã công nhận quyền mỗi cá nhân được có họ, tên khi sinh ra và nguyên tắc xác định họ, tên dựa trên tên khai sinh của cá nhân đó. Trên thực tế, một cá nhân có thể có nhiều tên gọi tùy thuộc vào mỗi hoàn cảnh khác nhau. Ví dụ, nhiều đứa trẻ khi sinh ra được bố mẹ đặt tên là Tý, Tèo, Đen, Quẹo,… cho dễ nuôi. Nhưng chỉ có một tên duy nhất được pháp luật ghi nhận và bảo vệ đó là tên trong giấy khai sinh. Xét về cấu trúc, họ và tên là hai yếu tố chính tạo nên danh tính của một cá nhân (ngoài họ và tên thì danh tính của một cá nhân còn chứa đựng chữ đệm). Điều 26 BLDS năm 2015 đã quy định rõ ràng cách xác định họ và tên của cá nhân. Theo đó, họ của cá nhân được xác định là họ của cha hoặc họ của mẹ trong hầu hết các trường hợp. Khoản 2 Điều 26 BLDS năm 2015 đã đưa ra cách xác định họ của một cá nhân trong ba trường hợp: Trường hợp xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của cá nhân hoặc chưa xác định được cha đẻ của cá nhân; Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi; Trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi. 17 18 Điểm h Khoản 1 Điều 70 Luật Hộ tịch năm 2014 Điểm a Khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch năm 2014 13 Đối với trường hợp xác định được cha đẻ, mẹ đẻ của cá nhân hoặc chưa xác định được cha, mẹ đẻ của cá nhân thì nhà làm luật quy định cách xác định họ của cá nhân dựa trên bốn căn cứ: Theo thỏa thuận giữa cha, mẹ đẻ của cá nhân, khi đó họ của cá nhân là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ; Theo tập quán nếu cha, mẹ đẻ của cá nhân không có thỏa thuận; Theo họ của mẹ đẻ trong trường hợp chưa xác định được cha đẻ; Theo họ của cha đẻ trong tường hợp chưa xác định được mẹ đẻ19. Đối với trường hợp trẻ em bị bỏ rơi chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của cha nuôi hoặc họ của mẹ nuôi theo thỏa thuận của cha, mẹ nuôi. Trường hợp chỉ có cha nuôi hoặc mẹ nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo họ của người nhận nuôi. Riêng trường hợp trẻ em bị bỏ rơi, chưa xác định được cha đẻ, mẹ đẻ và chưa được nhận làm con nuôi thì họ của trẻ em được xác định theo đề nghị của người đứng đầu cơ sở nuôi dưỡng trẻ em đó hoặc theo đề nghị của người có yêu cầu đăng ký khai sinh cho trẻ em, nếu trẻ em đang được người đó tạm thời nuôi dưỡng. Việc xác định họ theo quy định của BLDS năm 2015, khi đăng ký khai sinh, người đi đăng ký có yêu cầu được đăng ký theo họ người thứ ba (không phải họ của cha hoặc họ của mẹ) thì các cán bộ tư pháp – hộ tịch có quyền từ chối với lý do trái với quy định của pháp luật. Tuy nhiên, việc xác định họ của cá nhân theo quy định của BLDS năm 2015 chưa giải quyết triệt để mâu thuẫn trong trường hợp tập quán địa phương cùng điều chỉnh trái với quy định của Bộ luật. Khoản 2 Điều 26 BLDS năm 2015 quy định trường hợp cha, mẹ không có thỏa thuận thì việc xác định họ của con sẽ dựa trên tập quán. Trên thực tế, có những tập quán xác định họ của cá nhân không phải họ cha hoặc họ mẹ, ví dụ như: Tập quán không đặt họ của người Bana ở Tây nguyên, Bình Định, Phú Yên; người Brâu; người Xơ-đăng ở Kontum; người Mã Liềng huyện Tuyên Hóa (Quảng Bình), Hương Khê (Hà Tĩnh)… Hoặc con trai dân tộc Ba Na thường gọi là Yang Danh, con gái thường gọi là: Thưr, Thớp, Yung, Blui, Aying, Klrot, Blinh, Chơ, Y owu,… Người Mã Liềng không có họ20. Điều này đã gây khó khăn cho chính những người được hưởng quyền có họ và tên. Nếu một người trong dòng tộc mà không đặt họ theo truyền thống mà tộc đề ra thì có thể bị đuổi khỏi dòng tộc, nhưng nếu đặt theo quy định của dòng tộc thì cơ Điều 15 Nghị định 123/2015/NĐ-CP ngày 15/11/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Hộ tịch 20 Nguyễn Khôi (2006), Các dân tộc ở Việt Nam – cách dùng Họ và đặt tên, Nxb. Văn hoá Dân tộc, Hà Nội. 19 14 quan hộ tịch không thụ lý giải quyết và công nhận, từ đó quyền nhân thân cơ bản của cá nhân không được bảo vệ. Có thể nói, việc xác định họ của cá nhân không phải là vấn đề đơn giản ngay cả khi pháp luật đã quy định rõ ràng cách xác định họ theo họ của cha hoặc họ của mẹ; bởi lẽ, họ của một người không chỉ dựa trên các căn cứ pháp lý mà còn bị tác động và chịu sự chi phối của tập quán địa phương, truyền thống dòng tộc21. Bên cạnh đó, theo quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 họ của cá nhân được xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì họ của con được xác định theo tập quán; trường hợp chưa xác định được cha đẻ thì họ của con được xác định theo họ của mẹ đẻ. Cha đẻ, mẹ đẻ được quy định trong Bộ luật này là cha, mẹ được xác định dựa trên sự kiện sinh đẻ; người nhờ mang thai hộ với người được sinh ra từ việc mang thai hộ theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình.22 Tại Điều 6 Thông tư 04/2020/TT-BTP ngày 28/5/2020 có hiệu lực thi hành ngày 16/7/2020 quy định về nội dung khai sinh thì: Nội dung khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Luật Hộ tịch, và Khoản 1 Điều 4 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP và hướng dẫn sau đây: - “Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng”. Xét ở gốc độ họ, theo quan điểm của tác giả thì bản thân “họ” đã tồn tại bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam, pháp luật chỉ thừa nhận tập quán này và được ghi nhận vào quy định pháp luật. - “Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ”. Như vậy, trong trường hợp cha mẹ không đạt được thỏa thuận lựa chọn họ theo cha hoặc theo mẹ. Có thể người cha muốn con theo họ của cha mà người mẹ muốn con theo họ của mẹ, hoặc người cha muốn con theo họ của mẹ mà người mẹ muốn con theo họ của cha. Điều này gây ra tình huống không thỏa thuận được về họ của con khi đăng ký khai sinh, lúc này vai trò của tập quán trong việc xác định họ của con được phát “Quy định của pháp luật về xác định họ, tên cho cá nhân”, https://kiemsat.vn/quy-dinh-cua-phap-luatve-xac-dinh-ho-ten-cho-ca-nhan-47963.html, truy cập ngày 04/04/2022 22 Khoản 2 Điều 26 Bộ luật dân sự năm 2015 21 15 huy. Tuy nhiên, xét ở góc độ tập quán23 để lựa chọn họ cho con thì pháp luật chuyên ngành chưa quy định rõ ràng, cụ thể là việc xác định họ cho con là dựa trên yếu tố tập quán, như vậy, ngay cả việc áp dụng tập quán cũng đang xảy ra vấn đề xung đột. 1.5.2. Xác định dân tộc theo cha hay theo mẹ Con người, bên cạnh việc mang một quốc tịch của một quốc gia thì họ còn mang một sắc thái riêng biệt khác, đó là “dân tộc”. Khi đăng ký khai sinh, thì dân tộc của người đó được xác định bởi quy định pháp luật24 và được ghi vào Giấy khai sinh. Trong trường hợp người cha và mẹ có cùng dân tộc thì sự việc không có gì là xung đột, vì theo quy định pháp luật, người con được xác định dân tộc theo dân tộc của cha đẻ, mẹ đẻ. Như vậy, người con chỉ xác định được một dân tộc duy nhất (của cả cha và mẹ). Trường hợp người cha và mẹ có hai dân tộc khác nhau, thì lúc này khi xác định dân tộc cho con, có hai lựa chọn, hoặc là chọn dân tộc theo cha, hoặc là chọn dân tộc theo mẹ theo thỏa thuận25. Nhưng, trường hợp cha và mẹ không có thỏa thuận thì dân tộc của con được xác định theo tập quán; trường hợp tập quán khác nhau thì dân tộc của con được xác định theo tập quán của dân tộc ít người hơn. Như vậy, nếu có xung đột về tập quán trong việc lựa chọn dân tộc cho con thì sẽ ưu tiên chọn dân tộc ít người hơn cho con (theo Khoản 2 Điều 29 Bộ luật dân sự năm 2015). 1.5.3. Đặt tên cho con “Cá nhân có quyền có họ, tên” điều này được khẳng định tại Khoản 1 Điều 26 Bộ luật dân sự năm 2015, và họ, tên của người đó được xác định theo họ, tên khai sinh. Do đó, khi làm thủ tục khai sinh, người đi khai sinh quyết định tên của trẻ dựa trên những mong muốn đều tốt đẹp nhất cho trẻ khi sử dụng tên của mình sau này26. Còn về mặt pháp lý, không có quy định hướng dẫn về cách đặt tên cho trẻ khi đăng ký khai sinh, bởi việc đặt tên chỉ bị hạn chế trong trường hợp xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc trái với các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự27. Như trình bày ở phần trên, họ, tên theo quy định của pháp luật là họ, chữ đệm, tên (theo Luật Hộ tịch). Tuy nhiên, ở Bộ luật dân sự thì yếu tố chữ đệm là có Tập quán theo Bộ luật dân sự năm 2015 là quy tắc xử sự có nội dung rõ ràng để xác định quyền, nghĩa vụ của cá nhân, pháp nhân trong quan hệ dân sự cụ thể, được hình thành và lặp đi lặp lại nhiều lần trong một thời gian dài, được thừa nhận và áp dụng rộng rãi trong một vùng, miền, dân tộc, cộng đồng dân cư hoặc trong một lĩnh vực dân sự. 24 Khoản 1 Điều 29 Bộ luật dân sự năm 2015 thể hiện: Cá nhân có quyền xác định, xác định lại dân tộc của mình 25 Khoản 2 Điều 29 Bộ luật dân sự năm 2015 26 “Ý nghĩa tên cha mẹ đặt cho con: Kỳ vọng điều tốt đẹp”, https://thanhnien.vn/y-nghia-ten-cha-me-datcho-con-ky-vong-dieu-tot-dep-post883990.html, truy cập ngày 04/04/2022 27 Điều 3 Bộ luật dân sự năm 2015 23
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan