Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Luận văn xử phạt vi phạm hành chính trong đại dịch covid 19 và vấn đề bảo đảm qu...

Tài liệu Luận văn xử phạt vi phạm hành chính trong đại dịch covid 19 và vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân

.PDF
81
1
137

Mô tả:

PHẠM THỊ CẨM NGỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC -----------***------------ XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG ĐẠI DỊCH COVID 19…. PHẠM THỊ CẨM NGỌC MSSV: 1753801014126 XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ VẤN ĐỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật Niên khóa: 2017 - 2021 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thiện Trí 2021 TP. HCM – Năm 2021 TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM KHOA LUẬT HÀNH CHÍNH – NHÀ NƯỚC -----------***------------ PHẠM THỊ CẨM NGỌC MSSV: 1753801014126 XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH TRONG ĐẠI DỊCH COVID-19 VÀ VẤN ĐỀ BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƯỜI, QUYỀN CÔNG DÂN Luận văn tốt nghiệp cử nhân luật Niên khóa: 2017 - 2021 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Thiện Trí TP. HCM – Năm 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan khóa luận tốt nghiệp đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính trong đại dịch Covid 19 và vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân” là công trình nghiên cứu do chính tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Thiện Trí. Luận văn đảm bảo tính trung thực và tuân thủ các quy định về trích dẫn, chú thích tài liệu tham khảo. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam đoan này. Tác giả Phạm Thị Cẩm Ngọc DANH MỤC VIẾT TẮT Viết đầy đủ Viết tắt Vi phạm hành chính VPHC Uỷ ban nhân dân UBND Quản lý thị trường QLTT Xã hội chủ nghĩa Xã hội chủ nghĩa Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 Luật xử lý VPHC 2012 Nghị định 117/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 9 năm 2020 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế Nghị định 117/2020/NĐ-CP Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử Nghị định 15/2020/NĐ-CP Nghị định 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí; hoá đơn Nghị định 109/2013/NĐ-CP Nghị định 49/2016/NĐ-CP ngày 27 tháng 5 năm 2016 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, phí, lệ phí; hoá đơn Nghị định 49/2016/NĐ-CP Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định Nghị định 167/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình Nghị định 158/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo Nghị định 158/2013/NĐ-CP Nghị định 38/2021/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2021 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hoá, thể thao, du lịch và quảng cáo Nghị định 38/2021/NĐ-CP Nghị định 20/2016/NĐ-CP ngày 30 tháng 3 năm 2016 quy định cơ sở dữ liệu quốc gia về xử lý vi phạm hành chính Nghị định 20/2016/NĐ-CP MỤC LỤC Phần mở đầu ............................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu .............................................................................................. 3 3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 4 4. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................... 4 4.1 Mục tiêu tổng quát .......................................................................................... 4 4.2 Mục tiêu cụ thể ............................................................................................... 5 5. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 5 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài .................................................... 5 7. Kết cấu của khoá luận ............................................................................................. 5 Chương 1: Những vấn đề lý luận – pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong đại dịch Covid-19 và vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân ....................... 6 1.1 Khái quát về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong đại dịch Covid-19 ..................................................................................................................... 6 1.1.1 Khái niệm vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính ................. 6 1.1.2 Vi phạm hành chính, hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả về phòng chống đại dịch Covid-19 ............................... 7 1.1.3 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong đại dịch Covid-19 .......... 11 1.1.4 Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính trong đại dịch Covid-19 .................. 16 1.2 Vấn đề bảo đảm quyền con người trong đại dịch Covid-19 .... Error! Bookmark not defined. 1.2.1 Các loại quyền con người, quyền công dân cần được bảo đảm trong đại dịch Covid-19 ..................................................................................................... 18 1.2.2 Bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong xử phạt vi phạm hành chính do đại dịch Covid-19 ................................................................................ 25 1.3 Pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính có ý nghĩa bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong dại dịch Covid-19 ở một số quốc gia .................................... 29 1.4 Ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội - của việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong xử phạt vi phạm hành chính trong đại dịch Covid-19 ..................... 34 Kết luận chương 1..................................................................................................... 38 Chương 2: Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong đại dịch Covid-19 với vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân và kiến nghị hoàn thiện ...................................................................................... 39 2.1 Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong đại dịch Covid-19 với vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân .............. 39 2.1.1 Tình hình xử phạt vi phạm hành chính về dịch bệnh Covid-19 và hiệu quả bảo đảm quyền con người, quyền công dân ở nước ta ....................................... 39 2.1.2 Bất cập pháp luật hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong đại dịch Covid-19 và vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân. ...................... 41 2.1.3 Thực tiễn xử phạt vi phạm hành chính và vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong đại dịch Covid-19 ................................................ 50 2.1.4 Nguyên nhân bất cập của hoạt động xử phạt vi phạm hành chính trong đại dịch Covid-19 ..................................................................................................... 54 2.2 Các giải pháp hoàn thiện công tác xử phạt vi phạm hành chính trong đại dịch Covid-19 nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân ................................... 59 2.2.1 Giải pháp hoàn thiện pháp luật về xử phạt VPHC trong đại dịch Covid-19 nhằm bảo đảm quyền con người, quyền công dân ............................................. 60 2.2.2 Giải pháp hoàn thiện thực tiễn xử phạt VPHC đối với việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân ................................................................................. 64 2.2.3 Các giải pháp khác nhằm hoàn thiện xử phạt VPHC đối với việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân ...................................................................... 66 Kết luận chương 2..................................................................................................... 68 KẾT LUẬN CHUNG ............................................................................................... 70 1 Phần mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Quyền con người là quyền tự nhiên, vốn có của mỗi người dân, là quyền thiêng liêng và bất khả xâm phạm. Con người là nguồn cội, người dân là chủ nhân của đất nước, là động lực của mọi sự phát triển. Những quyền lợi cơ bản đó không chỉ được cộng đồng quốc tế ghi nhận mà Việt Nam nói riêng – quốc gia “của dân, do dân và vì dân”, bằng tất cả sự nỗ lực, Việt Nam luôn thực hiện mục tiêu, chính sách nhất quán là tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm tất cả những giá trị tốt đẹp thuộc về quyền lợi cơ bản của con người. Việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của con người đã trở thành một mục tiêu quan trọng trong hoạch định chính sách, pháp luật của nhà nước. Điều đó đã được hiên thực hoá vào trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật, qua đó, góp phần vào sự ổn định và phát triển của kinh tế, xã hội và bảo đảm quyền con người. Với mục tiêu tạo lập cơ sở pháp lý quan trọng cho hoạt động đó, luật xử lý vi phạm hành chính hiện hành chính là minh chứng mà thông qua đó, nhà nước sử dụng công cụ này để duy trì trật tự, kỷ cương hành chính trong đời sống, kinh tế xã hội của đất nước. Hơn hết, đây là một vấn đề rất quan trọng, trực tiếp liên quan đến đời sống hằng ngày của nhân dân, tổ chức, đoàn thể, đến các hoạt động lao động, sản xuất, kinh doanh,…mà đã và đang được Đảng, Nhà nước và xã hội đặc biệt quan tâm. Qua nhiều năm áp dụng và thực thi Luật xử phạt vi phạm hành chính, những quy định về xử phạt đã được thực hiện một cách nghiêm túc và đem lại những hiệu quả nhất định, góp phần ổn định trật tự, an ninh của đất nước. Tuy nhiên, trong tình hình đại dịch Covid-19 hiện nay, thì không chỉ Luật xử phạt VPHC mà những quy định mới về xử phạt VPHC trong đại dịch Covid-19 cần phải phát huy vai trò của mình một cách tối ưu nhất để đảm bảo tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của con người, của công dân, khi mà đại dịch này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến con người. Hơn hết, những biện pháp và chính sách của nhà nước về đảm bảo quyền con người đang bị những lời lẽ và hành động xuyên tạc của các tổ chức chính trị có ý đồ chống phá, bác bỏ những nỗ lực của Đảng và Nhà nước, vu khống Việt Nam lợi dụng Covid-19 để vi phạm nhân quyền. Điều này đòi hỏi, những biện pháp xử phạt VPHC phải được thực hiện một cách nghiêm túc, tiếp tục hoàn thiện và nghiên cứu kỹ lưỡng để có thể phát huy hết vai trò tích cực của mình đối với vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân trong đại dịch Covid-19 hiện nay. Vào ngày 11 tháng 3 năm 2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tuyên bố rằng đợt bùng phát dịch bệnh do vi rút COVID-19 - được xác định lần đầu tiên vào tháng 2 12 năm 2019 tại Vũ Hán, Trung Quốc - đã đạt đến mức độ của một đại dịch toàn cầu. Trích dẫn những lo ngại về “mức độ lây lan và mức độ nghiêm trọng đáng báo động”, WHO kêu gọi các chính phủ thực hiện hành động khẩn cấp và tích cực để ngăn chặn sự lây lan của vi rút1. Luật nhân quyền quốc tế đảm bảo cho mọi người quyền được hưởng tiêu chuẩn sức khỏe cao nhất có thể đạt được và buộc các chính phủ phải thực hiện các bước để ngăn chặn các mối đe dọa đối với sức khỏe cộng đồng và cung cấp dịch vụ chăm sóc y tế cho những người cần nó. Luật nhân quyền cũng thừa nhận rằng trong bối cảnh sức khỏe cộng đồng bị đe dọa nghiêm trọng và tình trạng khẩn cấp đe dọa cuộc sống của quốc gia, việc hạn chế một số quyền có thể được biện minh khi chúng có cơ sở pháp lý, thực sự cần thiết, dựa trên bằng chứng khoa học và không tùy tiện cũng không phân biệt đối xử trong việc áp dụng, trong thời hạn giới hạn, tôn trọng nhân phẩm, có thể được xem xét và tương xứng để đạt được mục tiêu. Quy mô và mức độ nghiêm trọng của đại dịch Covid-19 rõ ràng đã tăng lên mức đe dọa sức khỏe cộng đồng có thể biện minh cho những hạn chế đối với một số quyền, chẳng hạn như những quyền do áp đặt kiểm dịch hoặc cô lập hạn chế quyền tự do đi lại. Đồng thời, việc chú ý cẩn thận đến các quyền con người như không phân biệt đối xử và các nguyên tắc nhân quyền như minh bạch và tôn trọng phẩm giá con người có thể thúc đẩy phản ứng hiệu quả trong bối cảnh hỗn loạn và đổ vỡ chắc chắn dẫn đến thời kỳ khủng hoảng và hạn chế những tác hại có thể xuất phát từ việc áp đặt các biện pháp quá rộng rãi mà không đáp ứng các tiêu chí trên. Chính vì sự bùng nổ của đại dịch Covid-19, mà kể từ khi xuất hiện cho đến nay, rõ ràng thế giới của chúng ta phải đối mặt với nhiều hơn tình trạng khẩn cấp về tính mạng cũng như sức khoẻ của cộng đồng và nhanh chóng biến thành một cuộc khủng hoảng lớn nhất về kinh tế và xã hội. Hơn một năm trôi qua, một sự thật hiển nhiên khác lại hiển hiện một cách bi thảm: thế giới đang đối mặt với một đại dịch vi phạm nhân quyền. Đó là làm sâu sắc thêm những chia rẽ, lỗ hỏng và bất bình đẳng đã tồn tại từ trước, đồng thời đã mở ra những rạn nứt mới, bao gồm cả những sai sót trong nhân quyền. Đại dịch này đã cho thấy được tính liên kết của nó đối với toàn bộ các quyền con người về dân sự, kinh tế, văn hoá, chính trị, xã hội,… Khi mà bất kì một trong các quyền này bị tấn công, các quyền khác cũng sẽ đều bị ảnh hưởng. 1 https://www.hrw.org/news/2020/03/19/human-rights-dimensions-covid-19-response, truy cập ngày 28/03/2021. 3 Covid-19 đã củng cố hai chân lý cơ bản về quyền con người2: Thứ nhất, vi phạm nhân quyền gây hại cho tất cả chúng ta; hai là, quyền con người là phổ biến và bảo vệ tất cả chúng ta. Vậy nên, đây không phải là lúc bỏ bê nhân quyền mà là thời điểm hơn bao giờ hết, quyền con người, quyền công dân là cần thiết để giải quyết cuộc khủng hoảng này theo một cách hiệu quả để phát triển đồng đều và bền vững. Nhận thức được tầm quan trọng ấy, Luật xử lý VPHC 2012 đang phát huy tốt vai trò của mình. Bên cạnh đó, những hành vi vi phạm trong Covid-19 cũng được xử lý một cách nghiêm túc, thông qua đó, bảo đảm tốt hơn các quyền và lợi ích chính đáng của con người. Tuy nhiên, đại dịch Covid-19 đã và đang đem đến những nguy cơ không lường trước được, do đó, các hành vi lợi dụng dịch bệnh để vi phạm quyền con người, quyền công dân cũng ngày càng nhiều, mà pháp luật cũng không thể dự liệu hết được nên cũng không tránh khỏi việc bỏ sót những hành vi vi phạm. Chính vì thế, tác giả đã lựa chọn đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính trong đại dịch Covid-19 và vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân” để làm Khoá luận tốt nghiệp Cử nhân Luật. 2. Tình hình nghiên cứu Đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính trong đại dịch Covid-19 và vấn đề bào đảm quyền con người, quyền công dân” là đề tài mới, chưa được nghiên cứu. Qua tìm hiểu, tác giả nhận thấy đề tài này có một số nghiên cứu liên quan của các tác giả sau: Bài viết “Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của quy định của pháp luật hiện hành” của tác giả Bùi Thị Đào, Hoàng Thị Lan Phương tập trung nghiên cứu những nguyên tắc chung, chưa làm rõ vấn đề bảo đảm quyền con người. Bài viết “Hạn chế của Luật Xử phạt vi phạm hành chính năm 2012 nhìn từ góc độ kỹ thuật lập pháp” của tác giả Cao Vũ Minh phân tích, đánh giá những bất cập liên quan đến lỹ thuật lập pháp trong các quy định của luật Xử lý VPHC chính năm 2012, không nghiên cứu sâu về nguyên tắc xử phạt đối với việc bảo đảm quyền con người. Giáo trình “Luật Hành chính Việt Nam” của Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh do tác giả Nguyễn Cảnh Hợp (chủ biên), Nxb Hồng Đức năm 2017. Giáo trình cung cấp một kiến thức nền về xử phạt vi phạm hành chính, các vấn đề mang tính nguyên tắc, về thẩm quyền xử phạt,… Tác giả tiếp thu những kiến thức 2 https://www.theguardian.com/global-development/2021/feb/22/world-faces-pandemic-human-rights- abuses-covid-19-antonio-guterres (truy cập ngày 04/4/2021). 4 nền để củng cố và mở rộng thêm những vấn đề có liên quan xử phạt vi phạm hành chính trong đại dịch Covid-19 mà tác giả đang nghiên cứu. Bài viết “Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa Việt Nam và những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình” của tác giả GS.TS Phan Trung Lý được đăng tải trên Ấn phẩm Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 15 tháng 8/2020 tập trung nghiên cứu vị trí, vai trò của công khai, minh bạch và trách nhiệm giải trình trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Trong vài viết có chỉ ra vấn đề quyền con người, quyền công dân trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, tác giả tham khảo thêm để có những dẫn chứng trong khoá luận này. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng để phân tích các vấn đề lý luận cũng như quy định của pháp luật liên quan đến “xử phạt vi phạm hành chính trong đại dịch Covid-19”, sử dụng phương pháp trên để phân tích các vấn đề pháp lý có liên quan từ thực tiễn áp dụng pháp luật. Phương pháp thống kê được sử dụng để thu thập các quy định pháp luật như Luật, Nghị định liên quan về xử phạt vi phạm hành chính để đưa ra đánh giá tổng quát và chi tiết góp phần nhìn nhận vấn đề nghiên cứu chính xác hơn. Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết được sử dụng để phân loại lý thuyết như Luật, Nghị định của các lĩnh vực sẽ được phân loại cụ thể với các tư liệu nghiên cứu, góp phần quan trọng giúp cho việc tổng hợp, phân tích pháp luật và tư liệu thu thập. 4. Mục tiêu nghiên cứu 4.1 Mục tiêu tổng quát Tác giả lựa chọn đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính trong đại dịch Covid-19 và vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân” nhằm nghiên cứu một số vấn đề lý luận, quy định của pháp luật và thực tiễn xử phạt trong đại dịch Covid-19. Thông qua việc tìm hiểu và phân tích những quy định về xử phạt VPHC của Luật xử lý VPHC và tham khảo pháp luật của một số nước trên thế giới đề đề ra những kiến nghị phù hợp nhằm hoàn thiện hơn những quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề “Xử phạt vi phạm hành chính trong đại dịch Covid-19 và vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân”. Nhờ đó có thể áp dụng một cách triệt để hơn, nhất là trong tình hình đại dịch Covid-19, khi mà xuất hiện nhiều cá nhân, tổ chức lợi dụng dịch bệnh để kiếm tiền bất hợp pháp và đồng thời bác bỏ luận điệu của các tổ chức chống phá về quan điểm “Việt Nam lợi dụng Covid-19 để vi phạm nhân quyền”. 5 4.2 Mục tiêu cụ thể Tác giả lựa chọn đề tài “Xử phạt vi phạm hành chính trong đại dịch Covid-19 và vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân” nhằm đạt được các mục tiêu sau: - Tìm hiểu một cách sâu rộng các quy định của pháp luật đối với vấn đề trên và tìm ra những bất cập. - Tìm hiểu quá trình xử phạt VPHC trên thực tiễn để đánh giá những hạn chế còn gặp phải. - Chỉ ra nguyên nhân của những bất cập và từ đó giải pháp kiến nghị trong quy định của pháp luật và trên thực tiễn. 5. Phạm vi nghiên cứu Thứ nhất: Dưới góc độ lý luận, đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề liên quan đến xử phạt các hành vi VPHC của Luật xử lý VPHC hiện hành đối với việc đảm bảo quyền con người như khái niệm, ý nghĩa,… Thứ hai: Dưới góc độ thực tiễn, đề tài tập trung phân tích hướng giải quyết thông qua các bài viết liên quan để làm sáng tỏ vấn đề từ đó đưa ra các kiến nghị phù hợp để hoàn thiện về các quy định xử phạt vi phạm của Luật xử lý VPHC đối với việc bảo đảm quyền con người. 6. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài Sau khi hoàn thành đề tài nghiên cứu về xử phạt vi phạm hành chính trong đại dịch Covid-19 và vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân, với những kết quả nghiên cứu đạt được, đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho các nhà lập pháp, các học giả, những nhà nghiên cứu, những người làm công tác xử phạt liên quan đến vấn đề này. Bên cạnh đó, đề tài sẽ được áp dụng một cách hiệu quả, nhất là trong tình hình dịch bệnh phức tạp. Đặc biệt, đề tài sẽ là căn cứ quan trọng phục vụ cho công tác giảng dạy, học tập của sinh viên quan tâm đến đề tài. 7. Kết cấu của khoá luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài gồn có 02 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận – pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong đại dịch Covid-19 và vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân. Chương 2: Thực trạng pháp luật và áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong đại dịch Covid-19 với vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân và kiến nghị hoàn thiện. 6 Chương 1: Những vấn đề lý luận – pháp lý về xử phạt vi phạm hành chính trong đại dịch Covid-19 và vấn đề bảo đảm quyền con người, quyền công dân 1.1 Khái quát về vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính trong đại dịch Covid-19 1.1.1 Khái niệm vi phạm hành chính và xử phạt vi phạm hành chính Vi phạm hành chính (VPHC) là một trong số các hành vi vi phạm pháp luật, tuy nhiên so với các vi phạm pháp luật khác như vi phạm pháp luật hình sự (tội phạm), vi phạm pháp luật dân sự (vi phạm dân sự), vi phạm kỷ luật nhà nước (vi phạm kỷ luật),... thì VPHC là loại vi phạm pháp luật phổ biến nhất trong đời sống xã hội hiện nay3. Nhằm mục đích răn đe, giáo dục các chủ thể nghiêm chỉnh chấp hành và tuân thủ các quy định của pháp luật, thì việc xây dựng các quy định về xử phạt cũng cần được chú trọng và pháp luật về điều chỉnh các VPHC cũng không ngoại lệ. Việc nghiên cứu khái niệm VPHC không những có ý nghĩa lý luận mà còn mang tính thực tiễn sâu sắc trong việc xác định các hành vi VPHC. Theo đó, tại khoản 1 Điều 2 Luật xử lý VPHC 2012 thì “VPHC là hành vi có lỗi, do cá nhân hay tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử phạt VPHC”. Do đó, một hành vi bị coi là VPHC khi nó có đầy đủ các đặc điểm sau: (i) là hành vi có lỗi, do cá nhân, tổ chức thực hiện; (ii) vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự và (iii) bị xử lý theo quy định của pháp luật hành chính. Một hành vi VPHC, có lỗi, do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước thì theo quy định của pháp luật sẽ bị xử phạt VPHC, theo đó, “Xử phạt VPHC là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi VPHC theo quy định của pháp luật về xử phạt VPHC”4. Xử phạt VPHC được thể hiện thông qua quyết định xử phạt VPHC. Quyết định xử phạt VPHC bằng văn bản được ban hành bởi người có thẩm quyền xử phạt VPHC nhằm mục đích áp dụng chế tài xử phạt VPHC đối với cá nhân, tổ chức có hành vi VPHC. Các chủ thể vi phạm phải chấp hành quyết định xử phạt theo đúng quy định, nếu không chấp hành đúng có thể dẫn đến cưỡng chế thi hành. Quyết định xử phạt VPHC có những đặc điểm sau: 3 4 Đinh Phan Quỳnh (2016), “Bàn thêm về khái niệm VPHC”, Tạp chí Luật sư Việt Nam, (số 4), tr.4. Khoản 2 Điều 2 Luật xử lý VPHC 2012. 7 Thứ nhất, xử phạt VPHC là một hình thức cưỡng chế của nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước. Đặc điểm này được thể hiện qua việc xử phạt VPHC chỉ được thực hiện bởi chủ thể có thẩm quyền và áp dụng những chế tài hành chính được quy định trong quy phạm pháp luật hành chính. Thứ hai, đối tượng bị xử phạt VPHC là cá nhân hoặc tổ chức đã thực hiện VPHC mà pháp luật quy định. Trong đó, VPHC được hiểu là hành vi vô ý hoặc cố ý vi phạm pháp luật về quản lý nhà nước nhưng không phải tội phạm và chưa đến mức truy cứu trách nnhiệm hình sự. Thứ ba, việc xử phạt VPHC được thực hiện theo một trình tự, thủ tục riêng do pháp luật hành chính quy định. Hiện nay, trình tự thủ tục xử phạt vi phạm hành chính quy định trong Luật Xử lý VPHC 2012. Thứ tư, cơ sở pháp lý của xử phạt VPHC được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể là trong Luật xử lý VPHC 2012 và các Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết các hành vi VPHC trong từng ngành, từng lĩnh vực chuyên ngành. Luật Xử lý VPHC 2012 chỉ quy định những vấn đề cơ bản mang tính nguyên tắc về xử phạt vi phạm hành chính. Các VPHC và các biện pháp xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả cụ thể trong từng lĩnh vực được quy định rải rác ở rất nhiều nghị định về xử phạt VPHC trong các lĩnh vực quản lý nhà nước như lĩnh vực thương mại, dầu khí, kinh doanh xăng dầu, xây dựng, giao thông, đất đai, thuế,... Việc áp dụng pháp luật về xử phạt VPHC chủ yếu do các cơ quan quản lý nhà nước thực hiện. Thứ năm, các hình thức xử phạt VPHC thể hiện sự răn đe, trừng phạt của pháp luật đối với những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm các quy tắc quản lý nhà nước thông qua việc buộc người vi phạm phải gánh chịu những hậu quả bất lợi về vật chất hoặc tinh thần. Bên cạnh đó, các hình thức xử phạt VPHC còn mang tính giáo dục đối với cá nhân, tổ chức bị xử phạt, góp phần nâng cao ý thức của công dân trong việc chấp hành pháp luật và các quy tắc quản lý nhà nước. 1.1.2 Vi phạm hành chính, hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả về phòng chống đại dịch Covid-19 Tính đến hiện nay, toàn thế giới đã có trên 180 triệu ca nhiễm và gần 4 triệu ca tử vong. Tại Việt Nam, một khi đại dịch bùng phát, có thể dẫn đến nguy cơ thiếu trang bị y tế và nguồn nhân lực, tạo gánh nặng và ảnh hưởng đến đời sống của của người dân. Chính vì vậy, việc hướng dẫn, ban hành các biện pháp, các quy định pháp luật về việc phòng, chống Covid-19 sẽ là biện pháp hiệu quả, nhanh chóng nhất và mang tính bắt buộc thực hiện để hạn chế tối đa những ảnh hưởng của dịch Covid-19. Đã có nhiều biện pháp quyết liệt và răn đe được áp dụng. Ngày 01/4/2020 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 447/QĐ-TTg về việc công bố dịch Covid-19. 8 Theo đó, các địa phương chủ động triển khai, hướng dẫn các nội dung một cách chủ động, kịp thời với tình hình của mỗi địa phương. Tổng kết chung, hiện có 14 hành vi VPHC đối với quy định phòng, chống dịch Covid-19 như sau5 : Một là, hành vi không tổ chức việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho người lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 5 Nghị định 117/2020/NĐ-CP sẽ bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 2.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức). Hai là, hành vi đưa tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh Covid-19: bao gồm các hành vi sau: Thứ nhất, theo quy định tại Điểm a Khoản 3 và Điểm a Khoản 4 Điều 5 Nghị định 117/2020/NĐ-CP thì đối với hành vi đưa tin không chính xác về tình hình dịch bệnh Covid-19 sau khi công bố dịch hoặc công bố hết dịch theo nội dung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cung cấp sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức). Ngoài ra, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc cải chính thông tin sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng trên địa bàn đã đưa tin trước đó liên tục trong 03 ngày theo quy định của pháp luật”. Thứ hai, theo quy định tại Điểm a Khoản 1 và Khoản 3 Điều 101: hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân liên quan đến phòng, chống dịch Covid19: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức) và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật”. Ba là, hành vi vứt khẩu trang, các chất, vật dụng đã sử dụng không đúng nơi quy định có khả năng làm lây lan dịch bệnh Covid-19 được quy định tại Khoản 1 Điều 6 Nghị định 117/2020/NĐ-CP: bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng. Bốn là, hành vi không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh Covid-19. Quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. 5 Công văn 107/STP-XDKT&TDTHPL ngày 29/01/2021 của Sở Tư pháp tỉnh Hải Dương. 9 Năm là, hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng của bản thân hoặc của người khác mắc dịch bệnh Covid-19 được quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 7 Nghị định 117/2020/NĐ-CP: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Sáu là, hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thầm quyền đối với người mắc bệnh Covid-19, được quy định tại Điểm b Khoản 2 và Khoản 3 Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế”. Bảy là, hành vi không thực hiện đeo khẩu trang nơi công cộng hoặc ra đường thuộc diện không cần thiết. Quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP: phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Tám là, hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền dịch bệnh Covid-19 được quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tố chức). Chín là, hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch bệnh Covid-19 được quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tố chức). Mười là, hành vi không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khấn cấp dịch bệnh Covid-19 được quy định tại Điểm b Khoản 5 Điều 12 Nghị định 117/2020/NĐ-CP: phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức). Mười một, hành vi không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật hoặc niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng: được quy định tại Khoản 1 và Điểm a Khoản 2 Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP (được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 49/2016/NĐ-CP): Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân (đối với tổ chức vi phạm bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân). 10 Mười hai, hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Danh mục bình ốn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện. Quy định tại Khoản 3 và 7 Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức) và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước”. Mười ba, hành vi giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người nước ngoài vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép. Quy định tại Điểm a Khoản 5 và Khoản 9 Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức). Người nước ngoài có hành vi VPHC, thì tùy theo mức độ vi phạm có thể còn bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Mười bốn, nhóm hành vi cản trở, chống lại người thi hành công vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19, bao gồm các hành vi: Thứ nhất, hành vi cản trở; xúi giục, lôi kéo; kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19: được quy định tại Khoản 2 Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức). Thứ hai, hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ hoặc gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự: được quy định tại Điểm a, b Khoản 3 Điều 20 Nghị định 167/2013/NĐ-CP: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đổi với tổ chức). Các hành vi VPHC trong đại dịch Covid-19 hiện nay được quy định tại NĐ 117/2020/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ ban hành ngày 28 tháng 9 năm 202 quy định về xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế, có hiệu lực từ ngày 15/11/2020; NĐ 15/2020/NĐ-CP Nghị định của Chính phủ ban hành ngày ngày 03 tháng 02 năm 2020 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử có hiệu lực từ ngày 15/4/2020. Bên cạnh đó, vi phạm các quy định về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 liên quan 11 tới các lĩnh vực chuyên ngành cũng được điều chỉnh tại các NĐ 109/2013/NĐ-CP Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá, phí, lệ phí, hóa đơn, sửa đổi bổ sung bởi NĐ 49/2016/NĐ-CP, NĐ167/2013/NĐ-CP Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình. Có thể thấy rằng, việc quy định các hành vi bị xử phạt trong Covid-19 rõ ràng là các biện pháp cấp thiết và cần được tăng cường một cách quyết liệt. Việc pháp luật đưa ra các quy định này ứng phó kịp thời trước mối nguy hiểm của dịch bệnh đồng thời bảo đảm tối đa quyền và lợi ích hợp pháp của con người. Khi một hành vi vi phạm xuất hiện không những ảnh hưởng đến hoạt động trị an của nhà nước mà còn gây tác động không nhỏ đến trật tự xã hội. Ví dụ như một cá nhân đăng tin không đúng lên mạng xã hội, không có căn cứ xác thực trên trang Facebook cá nhân khi nhận được rất nhiều lượt like, share của mọi người thì ắt hẳn nó trở thành một vấn đề rất nóng. Việc đăng tải thông tin về tình hình dịch bệnh Covid chưa được kiểm chứng, thông tin không chuẩn xác, gây hoang mang dư luận đồng thời ảnh hưởng đến đến danh dự, nhân phẩm của của cá nhân bị đăng tin đó và họ như trở thành một “tội đồ” của xã hội bị mọi người lên án, chỉ trích. Như vậy, có thể hiểu “VPHC trong đại dịch Covid-19 hành vi có lỗi, do cá nhân hay tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động phòng, chống Covid-19 mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật thì sẽ bị xử phạt VPHC”. Mọi vi phạm hành chính sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính, vi phạm hành chính về phòng chống dịch Covid cũng bị xử phạt theo quy định chung. Có thể định nghĩa xử phạt vi phạm hành chính trong phòng, chống dịch Covid-19 như sau: Xử phạt vi phạm hành chính trong phòng chống dịch covid 19 là việc người có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử phạt và các biện pháp khắc phục hậu quả theo trình tự thủ tục pháp luật quy định đối với người có hành vi vi phạm hành chính về phòng, chống dịch bệnh Covid-19. 1.1.3 Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong đại dịch Covid-19 Việc xác định thẩm quyền xử phạt VPHC là một trong những công việc quan trọng mà người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải thực hiện trước khi tiến hành các thủ tục tiếp theo của hoạt động xử phạt VPHC. Chính vì tầm quan trọng của việc xác định thẩm quyền xử phạt, nếu một khi ra quyết định xử phạt VPHC không đúng thẩm quyền sẽ dẫn đến phải huỷ bỏ toàn bộ nội dụng của quyết định xử phạt VPHC. Do đó, pháp luật đã quy định rất chặt chẽ về nguyên tắc xác định thẩm quyền 12 xử phạt, nhất là trong tình hình đại dịch Covid-19 đang đe doạ cuộc sống của toàn cầu, thì những hành vi lợi dụng dịch bệnh để vi phạm pháp luật cũng tăng cao. Mặt khác, dựa vào thẩm quyền xử phạt, pháp luật cũng quy định mức phạt tiền cụ thể theo từng chức danh đối với VPHC trên các lĩnh vực. Căn cứ theo Điều 52 Luật xử lý VPHC 2012 quy định về nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt VPHC; Điều 103 đến Điều 111 Nghị định 117/2020/NĐ-CP Nghị định quy định xử phạt VPHC trong lĩnh vực y tế và các văn bản hướng dẫn, việc xác định thẩm quyền xử phạt VPHC trong đại dịch Covid-19 thuộc về các chủ thể sau: Chủ tịch UBND cấp xã: được xử phạt đối với 06 hành vi sau: (i) hành vi không tổ chức việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho người lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; (ii) hành vi vứt khẩu trang, các chất, vật dụng đã sử dụng không đúng nơi quy định có khả năng làm lây lan dịch bệnh Covid-19; (iii) hành vi không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh Covid-19; (iv) hành vi không thực hiện đeo khẩu trang nơi công cộng hoặc ra đường thuộc diện không cần thiết; (v) hành vi không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật hoặc niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng; (vi) hành vi cản trở; xúi giục, lôi kéo; kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 Chủ tịch UBND cấp huyện: được xử phạt đối với 08 hành vi sau: (i) hành vi không tổ chức việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho người lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; (ii) hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng của bản thân hoặc của người khác mắc dịch bệnh Covid-19; (iii) hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thầm quyền đối với người mắc bệnh Covid-19; (iv) hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền dịch bệnh Covid-19; (v) hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng để phòng, chống dịch bệnh Covid-19; (vi) hành vi đưa tin không chính xác về tình hình dịch bệnh Covid-19 sau khi công bố dịch hoặc công bố hết dịch theo nội dung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cung cấp; (vii) 13 hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Danh mục bình ốn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện; (viii) hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ hoặc gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Chủ tịch UBND cấp tỉnh: được xử phạt đối với 02 hành vi sau: (i) hành vi không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khấn cấp dịch bệnh Covid-19; (ii) hành vi giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người nước ngoài vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép. Chánh Thanh tra Sở Thông tin và Truyền thông: được xử phạt đối với 03 hành vi sau: (i) hành vi không tổ chức việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho người lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; (ii) hành vi đưa tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh Covid-19; (iii) hành vi đưa tin không chính xác về tình hình dịch bệnh Covid-19 sau khi công bố dịch hoặc công bố hết dịch theo nội dung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cung cấp. Chánh Thanh tra Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: được xử phạt đối với 03 hành vi sau: (i) hành vi không tổ chức việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho người lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; (ii) hành vi đưa tin không chính xác về tình hình dịch bệnh Covid-19 sau khi công bố dịch hoặc công bố hết dịch theo nội dung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cung cấp; (iii) hành vi cản trở, chống lại người thi hành công vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19. Chánh Thanh tra Sở Y tế: được xử phạt đối với 09 hành vi sau: (i) hành vi không tổ chức việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho người lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền; (ii) hành vi không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh Covid-19; (iii) hành vi không thực hiện đeo khẩu trang nơi công cộng hoặc ra đường thuộc diện không cần thiết; (iv) hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng của bản thân hoặc của người khác mắc dịch bệnh Covid-19; (v) hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thầm quyền đối với người mắc bệnh Covid-19; (vi) hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan