Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Luận văn yếu tố ca dao trong thơ lục bát đồng đức bốn trên 3 bình diện thể thơ, ...

Tài liệu Luận văn yếu tố ca dao trong thơ lục bát đồng đức bốn trên 3 bình diện thể thơ, giọng điệu và hệ thống đề tài

.PDF
104
161
70

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGUYỄN QUỐC KHÁNH Yếu tố ca dao trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn (Trên 3 bình diện: thể thơ, giọng điệu và hệ thống đề tài) LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC HÀ NỘI, 2008 Mục lục Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 3 3. Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu 8 4. Nhiệm vụ của đề tài 9 5. Đóng góp của luận văn 9 6. Cấu trúc của luận văn 10 Phần nội dung Chương 1: Vài nét về tiến trình của thể lục bát từ ca dao đến thơ hiện đại 1.1 Mối liên hệ giữa văn học dân gian và văn học viết 11 1.1.1 Khái niệm văn học dân gian 11 1.1.2 Sự hình thành của dòng văn học viết 13 1.2 Sự xuất hiện của ca dao với tư cách là thể loại của văn học dân gian 14 1.2.1 Các hình thức sinh hoạt trong ca dao, dân ca 14 1.2.1.1 Sinh hoạt lao động 14 1.2.1.2 Sinh hoạt gia đình và xã hội 16 1.2.1.3 Sinh hoạt nghi lễ 17 1.2.2 Lục bát là thể thơ được dùng chủ yếu trong ca dao 18 1.2.2.1 Thể lục bát 18 1.2.2.2 Thể song thất lục bát 20 1.2.2.3 Biến thể lục bát 21 1.2.2.3.1 Dòng lục thay đổi dòng bát giữ nguyên 21 1.2.2.3.2 Dòng lục giữ nguyên, dòng bát thay đổi 21 1.2.2.3.3 Cả hai dòng đều thay đổi 21 1.3 Thể lục bát từ ca dao đến thơ trung đại 22 1.3.1 Những yếu của tiếng Việt là điều kiện nội tại cho sự hình thành thể thơ 22 1.3.2 Thể thơ lục bát trong văn học Trung đại đã đạt đến mẫu mực 25 1.3.2.1 Quá trình tìm tòi và định hình các hệ thống chuẩn mực 25 1.3.2. "Truyện Kiều" của Nguyễn Du đã đạt đến độ mẫu mực 30 1.4 Thể lục bát từ ca dao đến thơ Đồng Đức Bốn 31 Chương 2: yếu Tố ca dao trong thơ lục bát Đồng đức bốn trên bình diện giọng điệu 2.1 Xung quanh khái niệm giọng điệu trong văn học 39 2.1.1 Quan niệm về giọng điệu của các nhà nghiên cứu 39 2.1.1.1 Quan niệm của nhà phê bình văn học Hoài Thanh 39 2.1.1.2 Quan niệm của nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến 42 2.1.1.3 Quan niệm của nhà nghiên cứu Trần Đình Sử 43 2.1.2 Định nghĩa đầy đủ về "giọng điệu" 45 2.2 Một số đặc trưng trong giọng điệu thơ lục bát Đồng Đức Bốn 48 2.2.1 Giọng thở than, tê tái 48 2.2.1.1 Cơ sở của giọng thở than tê tái 48 2.2.1.2 Đồng Đức Bốn kế thừa cách tổ chức sắc điệu của giọng thở than tê tái trong ca dao 49 2.2.1.3 Diện mạo sắc điệu thở than tê tái trong thơ Đồng Đức Bốn 52 2.2.2 Chất "giọng quê mùa" được tạo nên bởi hệ thống thi liệu 58 Chương 3: Yếu tố ca dao trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn trên bình diện hệ thống đề tài 3.1 Thiên nhiên nơi thôn quê 64 3.1.1 Đường quê 65 3.1.2 Cánh đồng với mưa, nắng, gió chốn nhà quê 66 3.1.3 Trăng, sao chốn nhà quê 68 3.1.4 Những cánh diều quê 69 3.1.5 Sông quê, đò quê 70 3.1.6 Đình quê, chùa quê 72 3.1.7 Mái nhà và mảnh vườn quê 74 3.1.8 Cây cối, hoa, cỏ nhà quê 76 3.1.9 Những con vật gần gũi với người dân quê 78 3.2 Cuộc sống và con người nơi thôn quê 80 3.2.1 Cuộc sống lam lũ nơi làng quê 80 3.2.2 Những con người nơi thôn quê 84 Phần kết luận Thư mục tài liệu tham khảo 92 95 Nguyễn Quốc Khánh Luận văn thạc sĩ Phần mở đầu 1. Lý do chọn đề tài 1.1 Có thể nói rằng kho tàng ca dao là suối nguồn vô tận đối với thơ ca hiện đại. Rất nhiều nhà thơ đã thành danh với thể thơ lục bát – một thể thơ chủ yếu của ca dao truyền thống. Kiệt tác Truyện Kiều của đại thi hào Nguyễn Du là sự khẳng định ưu thế tuyệt đối của thể thơ này trong nền thơ ca dân tộc. Trước Nguyễn Du, thể song thất lục bát cũng đã sản sinh ra hai tác phẩm bất hủ, đó là Cung oán ngâm của Nguyễn Gia Thiều và Chinh phụ ngâm (bản dịch của Đoàn Thị Điểm). Có lẽ vì thế mà nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng lục bát là thể thơ thể hiện rõ nhất tinh hoa của tiếng Việt. Đúng như nhà nghiên cứu Nguyễn Phan Cảnh trong cuốn Ngôn ngữ thơ đã nhận xét: “… trong suốt nhiều thế hệ nghệ sĩ, văn hóa dân gian đã luôn là nguồn cảm hứng, là tiền đề kĩ thuật cho mọi loại hình nghệ thuật… và chẳng phải Truyện Kiều như là đỉnh cao của thi ca cổ điển đã được viết bằng những câu ca dao dân dã đó sao” [3, 200]. 1.2 Tiếp nối dòng chảy quá khứ, thơ ca hiện đại lại đóng góp những tên tuổi lớn như: Tố Hữu, Nguyễn Bính, Nguyễn Duy, Bùi Giáng, Phạm Công Trứ, Đồng Đức Bốn… trong đó, Đồng Đức Bốn là một cái tên xuất hiện khá muộn trên thi đàn. Tuy xuất hiện khá muộn màng và cũng không ồn ào nhưng Đồng Đức Bốn đã tìm cho mình một chỗ đứng riêng trong làng thơ lục bát. Để cho thật khách quan, chúng tôi xin trích dẫn những lời nhận xét của nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình, nghiên cứu về hiện tượng Đồng Đức Bốn: • “Đồng Đức Bốn là một nhà thơ khai sáng và sáng tạo ra những cái mới trong thơ lục bát”, “Đồng Đức Bốn là người tự dưng đốn ngộ với riêng 1 NGUYỄN QUỐC KHÁNH LUẬN VĂN THẠC SĨ thể thơ lục bát. Đó là ân huệ trời dành riêng cho anh”, “Đồng Đức Bốn vị cứu tinh của thơ lục bát” – Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp [62, 533]. • “Một mình Đồng Đức Bốn đã làm một cuộc trường chinh. Gã xông thẳng vào trận địa lục bát và chỉ một thời gian ngắn, Đồng Đức Bốn trở thành ông vua trẻ của thể loại này” – Nhà thơ Phạm Tiến Duật [62, 695]. • “Thơ lục bát Đồng Đức Bốn đẹp vẻ đẹp rất mộc của thơ ca dân gian, của những câu ca dao mà ta đọc trong mọi thế hệ, đọc trong cả cuộc đời mà ta vẫn phải giật mình” – Tiến sĩ Đoàn Hương [62, 661]. • “Cái còn lại sau cuộc dấn thân ấy là những trải nghiệm… cái còn lại sau những trải nghiệm đầy đau đắng ấy là thơ… Cái còn lại trong thơ Đồng Đức Bốn ấy là lục bát” – Nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp [62, 465]. Qua những nhận định trên đây có thể thấy Đồng Đức Bốn là nhà thơ có tài, đặc biệt là ở thể loại lục bát. Nhắc đến thơ Đồng Đức Bốn là người ta nhắc đến những vần thơ lục bát độc đáo của anh. 1.3 Đồng Đức Bốn đã tìm cho mình một vị trí xứng đáng trong làng thơ Việt Nam. Thơ anh được nhiều người đọc và thuộc làu, có lẽ cũng bởi sự độc đáo mới lạ và tất nhiên phải hay đã. Tuy độc đáo mới lạ nhưng vẫn chảy trong mạch nguồn thơ ca dân tộc. Vậy điều gì đã tạo nên cho thơ lục bát Đồng Đức Bốn sự hấp dẫn đến kì lạ ấy. Theo chúng tôi, yếu tố ca dao (thể thơ, giọng điệu, hệ thống đề tài) chính là nền tảng tạo nên sức lôi cuốn của lục bát Đồng Đức Bốn. Nhiều người vẫn nói đến chất dân gian hoặc cái hay của thơ lục bát Đồng Đức Bốn nhưng chưa ai tìm hiểu cụ thể xem chất dân gian ấy là gì cũng như những đóng góp về thể loại trong thơ anh. Trong luận văn này, chúng tôi có tham vọng giải mã hiện tượng Đồng Đức Bốn trên cơ sở nghiên cứu yếu tố ca dao (thể thơ, giọng điệu và hệ thống đề tài) trong thơ lục bát của anh. Ngoài ra, chúng tôi cũng mong muốn đóng góp một hướng đi mới trong việc giải mã những tác giả nổi tiếng khác như: Nguyễn Bính, Phạm Công 2 Nguyễn Quốc Khánh Luận văn thạc sĩ Trứ, Nguyễn Duy… thông qua việc tìm hiểu, so sánh và đối chiếu những bình diện này trong thơ lục bát và trong ca dao. 2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu Các công trình nghiên cứu về thơ lục bát Đồng Đức Bốn hiện nay chỉ tồn tại dưới dạng các bài viết, các bài phê bình, phân tích ngắn mà chưa có một chuyên luận hay bài nghiên cứu nào đi sâu khai thác yếu tố ca dao (trên ba bình diện: thể thơ, giọng điệu và hệ thống đề tài) trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn. Trên cơ sở nguồn tư liệu bao quát được và trong phạm vi quan tâm của đề tài, bước đầu, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: 2.1 Các bài viết về nhà thơ Đồng Đức Bốn chủ yếu xoay quanh một số khía cạnh như: tài năng bẩm sinh của nhà thơ, nét độc đáo, chất thơ mộc mạc, cá tính nghệ sĩ, giọng điệu hay chất dân gian (mới chỉ là nêu lên vấn đề chứ chưa đi sâu vào việc nghiên cứu). Như vậy, chưa có một chuyên luận nào hay thậm chí một bài viết nào tìm hiểu yếu tố ca dao (thể thơ, giọng điệu và hệ thống đề tài) trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn. 2.2 Chúng tôi xin thống kê các bài viết về Đồng Đức Bốn được đăng và in trên các sách báo gần đây để thấy rõ sự thiếu vắng cũng như vai trò quan trọng của đề tài này trong việc giải mã Đồng Đức Bốn: Đồng Đức Bốn vị cứu tinh của thơ lục bát (Nguyễn Huy Thiệp). Đồng Đức Bốn - Kẻ mượn bút của trời (Đỗ Minh Tuấn). Múa võ trong không gian hẹp (Lê Quang Trang). Đồng Đức Bốn – phiêu du vào lục bát (Nguyễn Đăng Điệp). Những câu thơ tình tang quê mùa (Đoàn Hương). Đọc thơ lục bát của Đồng Đức Bốn (Nguyễn Thị Anh Thư). Đồng Đức Bốn – người cày ruộng trên cánh đồng nhớ thương (Nguyễn Văn Quân). Đồng Đức Bốn – tiếng chuông chùa kêu trong mưa (Khánh Phương). Đóng gạch nơi nao? (Phạm Tiến Duật). 3 NGUYỄN QUỐC KHÁNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Nhà thơ Đồng Đức Bốn nhàu nát và trau chuốt (Trần Huy Quang). Đồng Đức Bốn – tựa bão để sống làm người (Nguyễn Anh Quân). Lục bát tình của Đồng Đức Bốn (Vĩnh Quang Lê). Có phải như thế không (Thanh ứng). Đồng Đức Bốn – thi sĩ đồng quê (Băng Sơn). Tản mạn sau thơ Đồng Đức Bốn (Trần Thị Trường). Lục bát Đồng Đức Bốn – còn một cõi không? (Nguyễn ánh Ngân). Chờ đợi tháng ba Đồng Đức Bốn (Chu Nguyễn). Đến với bài thơ hay (Chử Văn Long). Chăn trâu đốt lửa (Nguyễn Chu Nhạc). Đồng Đức Bốn – chàng thi sĩ đồng quê (Nguyễn Thành Phong). Đồng Đức Bốn – một câu chuyện hoang đường (Vũ Dũng). Nhà thơ Đồng Đức Bốn – một tài năng ngang tàng (Lê Lựu). Đồng Đức Bốn tìm những câu thơ buồn trong gió (Văn Chinh). Trong phần thống kê này, chúng tôi nhận thấy không có nhiều bài viết đề cập đến chất dân gian, chất đồng quê của Đồng Đức Bốn, nếu có chỉ là đề cập ở mức độ nêu hiện tượng chứ chưa đi sâu vào bản chất vấn đề. Trong bài viết: Đồng Đức Bốn vị cứu tinh của thơ lục bát, tác giả Nguyễn Huy Thiệp có viết: “Đồng Đức Bốn đã từng nhận nhiều giải thưởng trong các cuộc thi của báo Văn nghệ, tạp chí Văn nghệ Quân đội và báo Tiền phong. Anh là người sở trường làm thơ lục bát. Có lẽ anh là người làm thơ lục bát hay nhất trong khoảng 50 năm trở lại đây ở nước ta, kể từ khi Nguyễn Bính – một nhà thơ chân quê đồng thời cũng là một thi sĩ đệ nhất lãng tử giang hồ qua đời”. Nhà văn Nguyễn Huy Thiệp đã đánh giá Đồng Đức Bốn là người làm thơ lục bát hay nhất trong vòng 50 năm trở lại đây, điều này chúng tôi hoàn toàn đồng tình, không phải vì những giải thưởng danh giá mà anh đã đạt được mà là ở chính những cảm nhận mang tính cá nhân của mình. Bài viết còn đề cập đến hình ảnh nông thôn trong thơ Đồng Đức Bốn, vẫn là những 4 Nguyễn Quốc Khánh Luận văn thạc sĩ thôn Đoài, thôn Đông, vẫn là cái ngậm ngùi của sự nghèo nàn và mất mát khiến lòng ta nhói đau nhưng trong thơ Đồng Đức Bốn nó lại mang một màu sắc khác. Trong cái chung, cái phổ biến ấy ta vẫn dễ dàng nhận thấy cái mới lạ, độc đáo riêng biệt của thơ anh. Trong bài viết của mình, Nguyễn Huy Thiệp đã nêu lên tính đặc trưng của thơ lục bát là dễ làm, khó hay. “Có thể nói thơ lục bát là một thể thơ nôm na cổ truyền đặc trưng Việt Nam. Người Việt Nam vị tình. Thơ lục bát cũng là một thể thơ vị tình. Nó gần gũi với lối sống, nếp nghĩ của người nông dân Việt Nam thật thà, chất phác, thơ lục bát rất dễ làm nhưng chính vì thế mà khó hay… Đồng Đức Bốn là người tự dưng đốn ngộ với thể thơ lục bát” – Nguyễn Huy Thiệp. Tổng hợp lại bài viết của Nguyễn Huy Thiệp có mấy ý chính sau: - Thơ lục bát Đồng Đức Bốn hay. - Tài năng thơ của anh ấy giống như là trời cho cái “lộc” vậy. - Thơ Đồng Đức Bốn thường có chủ đề quay lại với các giá trị văn hóa cổ truyền. - Đề tài làng quê trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn có nhiều nét mới và độc đáo. Như vậy, một số bài viết đã bắt đầu quan tâm đến vấn đề thể loại và mối liên hệ mật thiết giữa thơ lục bát Đồng Đức Bốn và dòng chảy bắt nguồn từ truyền thống. Tuy nhiên, chưa có vấn đề nào được nghiên cứu sáng tỏ và rõ ràng, đây là những vấn đề còn để ngỏ. Nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp cũng đánh giá rất cao thơ lục bát Đồng Đức Bốn. “Từ lục bát của ca dao, Nguyễn Du đã tạo nên một đột biến: “Khi Nguyễn Du viết Truyện Kiều đất nước biến thành văn” (Chế Lan Viên). Thể thơ dân tộc này hiện hình một cách tài hoa qua “khối tình lớn – khối tình con” Tản Đà rồi chia thành hai ngả trong Thơ mới: Cái chân quê trong sáu – tám của Nguyễn Bính và cái hàm súc cổ điển trong thơ Huy Cận. 5 NGUYỄN QUỐC KHÁNH LUẬN VĂN THẠC SĨ Hiện giờ ngoài cái “thượng thừa” của Bùi Giáng, lục bát sống trong hồn Nguyễn Duy, rồi Đồng Đức Bốn… Làm được lục bát hóa ra là việc khó khăn… Là một thể loại ai cũng quen mặt, ai cũng thuộc tên, nếu không có cái mới, lập tức kẻ làm thơ sẽ bị đuổi khỏi chiếu. May thay, Đồng Đức Bốn đã trụ lại được”. Trong phần đánh giá này, nhà phê bình Nguyễn Đăng Điệp đã lựa chọn những tên tuổi mà ông cho là sáng giá nhất trong làng thơ lục bát Việt Nam, trong đó có cái tên Đồng Đức Bốn. Phần cuối bài viết có nhấn mạnh, Đồng Đức Bốn rồi cuối cùng cũng trở về với ca dao, với tình đời dù cay đắng nhưng vẫn ngọt ngào. Cái chất dân gian trong thơ Đồng Đức Bốn cuối cùng vẫn là cầu nối anh với thế hệ độc giả bây giờ. Dù có thế nào đi chăng nữa thì khuynh hướng sáng tác của Đồng Đức Bốn vẫn là trở về với cội nguồn. Tiến sĩ Đoàn Hương thì đề cập ngay đến chất dân ca, ca dao trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn ở phần đầu của bài viết Những câu thơ tình tang quê mùa. Đây là bài viết có phân tích khá kỹ những chất quê trong thơ Đồng Đức Bốn, ấy chẳng phải là mạch nguồn cảm hứng của nhà thơ đó sao. Đọc thơ lục bát của anh ta dễ để tâm hồn lắng đọng và miên man về quá khứ như Tiến sĩ Đoàn Hương đã nhận xét: “Đọc thơ Đồng Đức Bốn tôi như một kẻ đánh mất quê được trở về quê. Đọc thơ Đồng Đức Bốn để ta tìm thấy quê, trở về với quê hương trong tâm tưởng của ta. Đây là những bài viết mà chúng tôi cho là đã bước đầu nêu lên mối quan hệ mật thiết giữa thơ lục bát và kho tàng ca dao, dân ca. 2.3 Từ những khảo sát trên đây, có thể thấy, cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu một cách hệ thống “yếu tố ca dao trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn (trên ba bình diện: thể thơ, giọng điệu và hệ thống đề tài)”. Ai cũng biết thơ lục bát thật dễ làm nhưng để hay và đi vào lòng người đọc thì quả thực đã làm nhiều cây bút phải nản lòng vì điều đó thật không dễ chút nào. Bằng chứng là nếu kể tên các nhà thơ hiện đại Việt 6 Nguyễn Quốc Khánh Luận văn thạc sĩ Nam thành công ở thể loại này có lẽ chỉ đếm được trên đầu ngón tay: Nguyễn Bính, Nguyễn Duy, Bùi Giáng, Phạm Công Trứ... Chính vì thế mà những đóng góp của Đồng Đức Bốn cho thơ Việt Nam hiện đại là điều hết sức đáng quý. Đồng Đức Bốn là nhà thơ sử dụng nhiều lối nói dân gian, có cái gì vừa thô mộc, vừa hoang dại lại rất ý tứ, ẩn chứa những triết lí sâu xa. Ta có thể thấy rất nhiều câu thơ mà anh sử dụng nhuần nhuyễn thành ngữ như thế nào. Bên cạnh đó, những hình ảnh quen thuộc ở vùng nông thôn như con cò, con vạc, cánh diều, cánh đồng, đường làng xuất hiện với tần số cao trong thơ anh: Ngang trời tiếng vạc mảnh mai Chém trăng đã đứt thành hai mảnh rồi Mảnh nào em để cho tôi Khi buồn chỉ đặt ngang môi làm kèn (Cái đêm em ngủ với chồng) Rồi thì: Không em ra ngõ kéo diều Nào ngờ được mảnh trăng chiều trong mây Luồn kim vào nhớ để may Chỉ yêu cứ đứt trên tay mình cầm (Sông Thương ngày không em) Thành ngữ là một nhóm từ có kết cấu chặt, khó phá vỡ. Đó là cách nói ví von mà dân ta thường dùng làm cho ý diễn tả ngắn gọn, bóng bảy, cô đọng, dễ hiểu, giàu sức thuyết phục và Đồng Đức Bốn đã sử dụng một cách linh hoạt để những câu thơ lục bát của mình mang ý nghĩa tượng trưng cao, và qua đó ý nghĩa của nó cũng được mở ra nhiều chiều. Không còn nghi ngờ gì nữa, anh là nhà thơ xuất sắc của nền thi ca Việt Nam đương đại, Đồng Đức Bốn và những dòng lục bát của mình đã lại 7 NGUYỄN QUỐC KHÁNH LUẬN VĂN THẠC SĨ một lần nữa cho thấy thể thơ lục bát quả thực là ưu thế của tiếng Việt. Những vần thơ của anh cứ như từ ca dao, dân ca mà đi ra, nó khiến người đọc như bị bỏ bùa, bởi sự giản dị và gần gũi đầy lôi cuốn. Thơ lục bát đúng là hồn Việt và Đồng Đức Bốn là một thi sĩ Việt Nam đến tận cùng sâu thẳm. Anh làm thơ lục bát như rong chơi, như tình cờ, như bất chợt rút câu thơ sáu tám ra khỏi túi áo, những câu thơ mơ ngủ được đánh thức cho bật lên sống động, mà anh chẳng tốn bao công sức, chẳng cần gọt giũa, chẳng cầu kì, kĩ thuật. Những câu thơ lục bát của anh cứ đọng lại và vang vọng trong tâm hồn đến nỗi ta cứ có cảm giác đã nghe chúng ở một nơi nào đó, nhưng thực ra lại chưa hề. Cũng có nhiều ý kiến cho rằng thơ anh còn gai góc, còn thô mộc, còn có vẻ gì chất phác, ngô nghê nhưng cũng phải nói rằng đó chính là điểm mạnh trong thơ của anh. Cái mộc của vẻ đẹp văn nghệ dân gian thoáng nhìn thì có vẻ thô mộc đấy nhưng lại không dễ dàng có được. Con người và xã hội càng tiến lên, càng văn minh thì lại càng mơ về cái mộc tinh chất ấy của dân tộc nếu không nói là cái mộc ấy cũng phải học mới có được. Giống như một nhà văn lão luyện mà viết truyện thiếu nhi ấy, họ phải viết sao cho thật hồn nhiên, ngây thơ, dễ hiểu và lúc này cái kinh nghiệm trẻ con mới cần phát huy tối đa. Thế chẳng phải là cái hồn nhiên đầy kinh nghiệm đó sao. Không thể phủ nhận một điều rằng thơ của anh hay và có nói gì thì nói một nhà thơ thành công, có nghĩa là thơ của anh ta phải được nhiều người thuộc, nhiều người thích. Thơ Đồng Đức Bốn đã đáp ứng một cách đầy thuyết phục tiêu chí này. Không những thế anh còn được coi là người tiếp nối dòng chảy dân gian trong thơ ca và có những đóng góp không nhỏ trên thi đàn. 3. Đối tƣợng, phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu 8 Nguyễn Quốc Khánh Luận văn thạc sĩ Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “yếu tố ca dao trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn” trên ba bình diện: thể thơ, giọng điệu và hệ thống đề tài. Như vậy, chúng tôi chỉ khảo sát thơ lục bát Đồng Đức Bốn, còn các sáng tác của anh thuộc thể loại khác như tự do, ngũ ngôn… chúng tôi không đề cập trong luận văn này. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của đề tài là các bài thơ lục bát của Đồng Đức Bốn nằm rải rác trong các tập thơ mà anh đã in: - Con ngựa trắng và rừng quả đắng (NXB Văn học, 1992) - Chăn trâu đốt lửa (NXB Lao động, 1993) - Trở về với mẹ ta thôi (NXB Hội nhà văn, 2000) - Cuối cùng vẫn còn dòng sông (NXB Hội nhà văn, 2000) - Chuông chùa kêu trong mưa (NXB Hội nhà văn, 2002) - Chim mỏ vàng và hoa cỏ độc (NXB Hội nhà văn, 2006) 3.3 Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết tốt nhiệm vụ khoa học của đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp chủ yếu như: Phương pháp thống kê Phương pháp so sánh, đối chiếu Phương pháp phân tích, tổng hợp Phương pháp nghiên cứu liên ngành Phương pháp cấu trúc hệ thống Phương pháp phân loại Ngoài ra chúng tôi còn sử dụng một số phương pháp khác (chủ yếu nằm trong hệ thống các phương pháp nghiên cứu văn học), tuy nhiên chúng tôi cũng chỉ sử dụng trong một chừng mực nhất định. 4. Nhiệm vụ của đề tài Đề tài của luận văn đặt ra nhiệm vụ tìm hiểu yếu tố ca dao trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn trên ba bình diện: thể thơ, giọng điệu và hệ thống đề 9 NGUYỄN QUỐC KHÁNH LUẬN VĂN THẠC SĨ tài. Qua đó, không những lí giải được hiện tượng Đồng Đức Bốn mà còn chỉ ra sự kế thừa và cách tân so với truyền thống trong thơ lục bát của anh. 5. Đóng góp của luận văn Mặc dù thời gian gần đây người ta đã đánh giá đúng những gì mà nhà thơ Đồng Đức Bốn đã đóng góp trên thi đàn, hàng loạt các giải thưởng mà anh được trao tặng đã nói lên điều đó, song nhiều vấn đề nghiên cứu về Đồng Đức Bốn dường như vẫn còn bỏ ngỏ. Vì vậy, chúng tôi muốn tìm hiểu tác giả này một cách hệ thống hơn và qua đó có thể thấy được phần tinh túy nhất của thơ anh, nói cách khác là tìm ra được "chất" của Đồng Đức Bốn. Theo hướng nghiên cứu của đề tài có thể giải mã một số tác giả sở trường ở thể thơ lục bát khác như: Nguyễn Bính, Nguyễn Duy, Phạm Công Trứ… 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và thư mục tham khảo, luận văn được triển khai theo ba chương: Chƣơng 1 - Vài nét về tiến trình của thể lục bát từ ca dao đến thơ hiện đại Chƣơng 2 - Yếu tố ca dao trong thơ lục bát Đồng Đức Bốn trên bình diện giọng điệu Chƣơng 3 - Yếu tố ca dao trong thơ Đồng Đức Bốn trên bình diện hệ thống đề tài 10 Nguyễn Quốc Khánh Luận văn thạc sĩ Phần nội dung CHƢƠNG 1 Vài nét về tiến trình của thể lục bát từ ca dao đến thơ hiện đại 1.1 Mối liên hệ giữa Văn học dân gian và Văn học viết 1.1.1 Khái niệm văn học dân gian Theo một số nhà nghiên cứu văn học Việt Nam thì trước những năm 50 của thế kỷ XX, khái niệm Văn học dân gian được gọi là “văn chương truyền khẩu”, “văn nghệ dân gian”, “sáng tác dân gian”… Chúng ta có thể nhầm lẫn giữa các khái niệm mà thoạt nghe có vẻ không khác nhau là mấy như “văn hóa dân gian”, “văn nghệ dân gian”… Tuy nhiên, giữa văn học dân gian với văn hóa dân gian và giữa thành phần ngôn ngữ với các thành phần nghệ thuật khác trong nội bộ văn học dân gian có những mối quan hệ hữu cơ hết sức chặt chẽ. Vì thế, văn học dân gian có vị trí đặc biệt trong nền văn hóa dân gian và trong hệ thống các loại hình nghệ thuật. ở phương Tây, người ta dùng thuật ngữ Folklore dùng để chỉ những di tích của nền văn hóa vật chất và chủ yếu là những di tích của nền văn hóa tinh thần của nhân dân có liên quan với nền văn hóa vật chất như: phong tục, đạo đức, ca dao, việc cúng tế… của các thời trước. Ngay cả thuật ngữ này cũng được hiểu theo hai khuynh hướng. Khuynh hướng thứ nhất hiểu Folklore là tất cả các hiện tượng của nền văn hóa tinh thần và thậm chí cả một số hình thức của nền văn hóa của nhân dân. Khuynh hướng thứ hai muốn giới hạn thuật ngữ đó và coi Folklore là những sáng tác ngôn từ truyền miệng, tức là chỉ văn học dân gian. Nhà nghiên cứu của Nga là V. Guxep cho rằng nếu hiểu Folklore là văn học dân gian thì coi như ta đã cố tình thu hẹp phạm vi của khái niệm này. Ông cho rằng phải định nghĩa Folklore như một lĩnh vực đặc biệt trong nghệ thuật dân gian và thuật ngữ Folklore không biểu thị toàn bộ 11 NGUYỄN QUỐC KHÁNH LUẬN VĂN THẠC SĨ nghệ thuật dân gian nói chung mà chỉ biểu thị cái lĩnh vực trong nghệ thuật dân gian. Như thế khái niệm văn học dân gian không tương đồng với thuật ngữ Folklore mà nó chỉ là một bộ phận trong đó. Vấn đề ở đây là cả phương Đông lẫn phương Tây nhìn nhận văn học dân gian là khởi nguồn cho sự phát triển văn học sau này. Các nhà nghiên cứu đều đi đến kết luận rằng, mối quan hệ thẩm mĩ đối với thực tại nói chung và văn học nghệ thuật nói riêng ra đời và tồn tại với tư cách là một hình thức hoạt động tinh thần tương đối độc lập, suy cho đến cùng không đối lập mà có mối quan hệ không thể chia cắt được với thực tiễn hoạt động và với sự nhận thức của con người về thế giới xung quanh. ở văn học dân gian, mối quan hệ đó biểu hiện ra một cách đặc biệt rõ ràng. Điều này có nguyên nhân ở nguồn gốc cổ sơ và điều kiện tồn tại của văn học dân gian trong suốt quá trình phát triển lịch sử của nó. “Văn học dân gian là sáng tác tập thể, truyền miệng của nhân dân lao động, ra đời từ thời kỳ công xã nguyên thủy, trải qua các thời kỳ phát triển lâu dài trong các chế độ xã hội có giai cấp, tiếp tục tồn tại trong thời đại hiện nay” [24, 7]. Một tính chất quan trọng của văn học dân gian, đó là tính chất nhiều chức năng. Trong văn học dân gian, chức năng “nhận thức”, chức năng “giáo dục”, chức năng “thẩm mĩ” và chức năng “sinh hoạt” hợp thành một thể thống nhất. Lê - nin đã chỉ ra, trong văn học dân gian có sự thể hiện “thế giới quan”, “những mong chờ và khát vọng” của quần chúng, “tâm hồn của nhân dân” và đã xem văn học dân gian là một trong những hình thức biểu hiện của “những tư tưởng triết học nhân dân”. Cho dù là dòng văn học thời kỳ sơ khai của loài người nhưng văn học dân gian đã mang gần như đầy đủ các yếu tố và bản chất của văn học. Chính mối quan hệ với hoạt động thực tiễn và tính nguyên hợp về hình thái ý thức xã hội bao giờ cũng làm cho văn học dân gian sinh động và đa dạng. 12 Nguyễn Quốc Khánh Luận văn thạc sĩ Cuộc sống văn học dân gian không phải là cuộc sống dưới hình thức văn bản, cuộc sống của văn học dân gian phải là cuộc sống gắn liền với một môi trường sinh hoạt nhất định của văn hóa dân gian. Do đó cuộc sống của văn học dân gian được biểu hiện ra thành vô số hình thức sinh hoạt, những hình thức sinh hoạt này cũng phong phú, đa dạng như bản thân những hình thức sinh hoạt trong đời sống thực tiễn của nhân dân. 1.1.2 Sự hình thành của dòng văn học viết Văn học dân gian luôn đóng vai trò hết sức quan trọng trong nền văn học dân tộc. Trong thời kỳ dân tộc chưa có chữ viết hoặc chữ viết chưa phổ cập, nó có đóng góp lớn trong việc giữ gìn và phát triển ngôn ngữ dân tộc, nuôi dưỡng tâm hồn nhân dân. Tính nhân dân, tính dân tộc sâu sắc của văn học dân gian từ nội dung đến hình thức có tác dụng to lớn đến sự hình thành và phát triển của văn học viết. Văn học viết ra đời vào khoảng thế kỷ X như một bước nhảy vọt của tiến trình lịch sử văn học dân tộc. Tính đến khoảng đầu thế kỷ XX, văn học viết gồm hai thành phần song song tồn tại và cũng có quan hệ mật thiết với nhau, đó là văn chương chữ Hán và văn học viết bằng chữ Nôm. Ra đời ngay từ buổi đầu của nền văn học viết, văn chương chữ Hán đã đánh dấu một bước ngoặt trong nền văn học dân tộc. Tuy viết bằng chữ Hán, nhưng thành phần này vẫn là văn chương Việt Nam, vẫn đậm đà tính dân tộc. Tuy có chịu ảnh hưởng của văn học Trung Quốc nhưng về cơ bản vẫn thể hiện được tâm hồn và trí tuệ Việt. Đến khoảng thế kỷ XIII, văn học viết bằng chữ Nôm (Chữ Nôm – một cách ghi âm tiếng Việt bằng vật liệu chữ Hán) mới thực sự xuất hiện khi ý thức dân tộc và tinh thần nhân dân đã phát triển cao hơn ở tầng lớp trí thức. Thành phần văn học này đã trưởng thành nhanh chóng và sản sinh ra nhiều tác phẩm lớn, những tên tuổi lớn, đặc biệt là trong lĩnh vực thơ ca. Từ khoảng những năm 20 của thế kỉ XX, văn học viết nước ta hầu như chỉ 13 NGUYỄN QUỐC KHÁNH LUẬN VĂN THẠC SĨ còn được sáng tác bằng tiếng Việt, ghi âm bằng chữ cái Latinh, gọi là chữ Quốc ngữ thay cho chữ Nôm. Trong lịch sử văn học Việt Nam, hai dòng văn học dân gian và văn học viết luôn có tác động qua lại. Sự kết hợp hài hòa giữ hai dòng văn học này đã sản sinh ra bao tên tuổi lớn của nền thơ ca dân tộc như Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương và đến thời hiện đại là Nguyễn Bính, Nguyễn Duy, Phạm Công Trứ, Đồng Đức Bốn (chúng tối muốn nhấn mạnh những nhà thơ đã thành công ở thể thơ lục bát, trong những sáng tác của họ nhiều yếu tố của ca dao truyền thống). 1.2. Sự xuất hiện của ca dao với tƣ cách là một thể loại của văn học dân gian 1.2.1 Các hình thức sinh hoạt trong ca dao, dân ca Ca hát dân gian là một hình thức sinh hoạt tự nhiên của nhân dân lao động. Ca dao và dân ca bắt nguồn từ chính các hình thức sinh hoạt ca hát dân gian. Đây là một hành động sáng tạo nghệ thuật hồn nhiên, một hành động sáng tạo nghệ thuật mà mục đích chủ yếu là thể hiện ngay tức khắc, một cách trực tiếp, những tình cảm tự nhiên, những ý nghĩ, thái độ nảy sinh trực tiếp từ một hoàn cảnh sống, mối quan hệ với thiên nhiên hoặc với con người. Trong sự đa dạng về các hình thức sinh hoạt ca hát dân gian, chúng ta có thể phân ra làm ba mảng chính. 1.2.1.1 Sinh hoạt lao động Các nhà nghiên cứu cho rằng trong số những thể loại dân ca mà nguồn gốc và chức năng có mối quan hệ hữu cơ và trực tiếp nhất với sinh hoạt lao động của nhân dân, đầu tiên phải kể đến “hò lao động”. Hoạt động thơ ca của người nguyên thủy diễn ra trong mối liên hệ chặt chẽ với các quá trình lao động. Trong lao động, nhịp điệu đóng vai trò rất quan trọng. Nhịp điệu là đặc trưng của động tác lao động. Cảm xúc về nhịp điệu nảy sinh ra từ động 14 Nguyễn Quốc Khánh Luận văn thạc sĩ tác lao động của con người. Khi ta thành thạo một động tác lao động nào đó thì cảm xúc về nhịp điệu của ta tăng lên. Chúng ta có thể khẳng định rằng cảm xúc về nhịp điệu phát sinh và phát triển trong lao động, đồng thời có tác dụng trở lại đối với lao động. Trong lĩnh vực nghệ thuật, nhịp điệu là đặc trưng của âm nhạc, nhảy múa và đóng vai trò quan trọng trong sự cấu thành của thơ ca. Nguyên nhân và cơ sở ra đời của những bài ca lao động thể hiện rất rõ mối liên quan chặt chẽ giữa lao động với hoạt động thi ca của người nguyên thủy. Nhiều công trình nghiên cứu thơ ca các dân tộc đều chứng minh rằng những bài ca lao động đã được coi như là một trong những phương tiện nhịp điệu của một số quá trình lao động, nhất là đối với người thời cổ. Tất nhiên không thể thiếu yếu tố cảm hứng, tuy cảm hứng còn thô sơ, mộc mạc nhưng nó cũng góp phần làm cho nghệ thuật thăng hoa. Trong những bài ca lao động không chỉ đơn giản là nhịp điệu của âm thanh mà còn là sự thể hiện những tư tưởng và tình cảm nhất định, không chỉ đóng vai trò chỉ huy lao động và phương tiện làm cho động tác lao động nhịp nhàng mà còn đóng vai trò gây cảm hứng nữa. Chính chức năng gây cảm hứng, thể hiện những tư tưởng và tình cảm của con người làm cho những bài ca lao động không chỉ giúp cho việc cải thiện lao động mà còn là những sáng tác nghệ thuật. Qua những dẫn chứng trên, chúng ta có thể rút ra kết luận rằng: cũng như hầu hết các thể loại chính của văn học dân gian, trong những giai đoạn đầu tiên, các bài hát đã ra đời và tồn tại trong mối quan hệ hữu cơ giữa hoạt động tinh thần và hoạt động vật chất của con người. Điều đáng quan tâm là ngay cả trong những giai đoạn phát triển về sau này, khi mà sinh hoạt ca hát càng được nhân dân có ý thức xem như là sinh hoạt văn nghệ thì mối quan hệ giữa hình thức ấy của hoạt động tinh thần với hoạt động thực tiễn vẫn không hề bị mất đi. Trong sinh hoạt lao động đã hình thành những bài ca mang tính chất nghề nghiệp. Những bài ca nghề 15 NGUYỄN QUỐC KHÁNH LUẬN VĂN THẠC SĨ nghiệp phản ánh kinh nghiệm lao động của nhân dân nhưng đồng thời cũng thể hiện cả ước mơ trong lao động và cả những tâm tư tình cảm nhất định. Như vậy là trong những bài ca dao nghề nghiệp có phối hợp cả chức năng của tục ngữ lẫn chức năng của thơ ca trữ tình. Bài ca dao này là một ví dụ: Người ta đi cấy lấy công Tôi nay đi cấy còn trông nhiều bề Trông trời trông đất trông mây Trông mưa trông nắng trông ngày trông đêm Trông cho chân cứng đá mềm Trời im bể lặng mới yên tấm lòng (Ca dao) 1.2.1.2 Sinh hoạt gia đình và xã hội Chúng ta phải công nhận một điều rằng, cơ sở cho sự phát triển của dân ca chính là hình thức sinh hoạt lao động, sinh hoạt gia đình và xã hội. Nhiều hình thức sinh hoạt ca hát và thể loại dân ca trữ tình có tính chất phổ biến đã hình thành và phát triển trên cơ sở những sinh hoạt gia đình và xã hội mang tính chất phong tục tập quán. Chính nhờ yếu tố này một loại ca dao rất phổ biến đã ra đời, đó là những bài hát ru. Do đặc điểm của sự hình thành nội dung những lời hát ru như vậy, mà từ chỗ chỉ hát cho những đứa trẻ nghe những điều có liên quan tới nó, người ru đưa vào trong tiếng hát ru tất cả những câu hát hoặc mới sáng tác thêm, hoặc đã có sẵn trong các loại dân ca khác, nói lên tâm trạng của người ru trong mối quan hệ giữa thiên nhiên với xã hội… Hay việc ra đời của những bài hát vui chơi lại gắn liền với những kỉ niệm sâu sắc về thời thơ ấu của mỗi người. Nội dung của những bài hát vui chơi là những nhận xét, những ý nghĩ và cảm xúc ngây thơ về giới tự nhiên, về đời sống con người và đời sống xã hội. Và tất nhiên, vừa chơi, vừa hát không chỉ là sinh hoạt chỉ thấy ở các em nhỏ mà cả người lớn nữa. Đây cũng là một bộ phận nhỏ trong các sáng tác dân gian. Tuy nhiên nó 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan