Mô tả:
LÝ THUYẾT VÀ BÀI TẬP VỀ ANCOL (RƯỢU) A. LÍ THUYẾT I. Công thức –Đồng phân- Tên gọi Bài 1. Gọi tên thông thường (gốc chức), tên IUPAC và cho biết bậc của các ancol sau : a) CH3CH2CH2CH2OH b) CH3CH(OH)CH2CH3 c) (CH3)3COH d) (CH3)2CHCH2CH2OH e) CH2=CH-CH2OH g) C6H5CH2OH -Viết công thức cấu tạo của các ancol sau : a) Ancol isobutylic b) Ancol isoamylic c) 2-metylhexan-3-ol Bài 2. Hãy viết công thức cấu tạo và gọi tên các ancol đồng phân ứng với công thức phân tử C4H10O, C5H12O, C6H12O Bài 3. Viết CTCT a. Rượu bậc I có CTPT C6H14O b. Rượu thơm có CTPT C8H10O c. Rượu đa chức có CTPT C3H8O2 Bài 4. Viết CTCT a. Hợp chất đơn chúc có CTPT C4H10O và gọi tên b. Rượu không no có CTPT C4H8O Bài 5. Viết CTTQ của rượu a. no đơn chức, hở b. no đa chức mạch hở c. rượu tổng quát Bài 6. Cho rượu A có CTPT C5H12O , A phản ứng với CuO ,t0 tạo ra B phản ứng tráng gương (dd AgNO3/NH3) .Khi tách H2O của A bằng ddH2SO4 đặc nóng chỉ thu được sản phẩm duy nhất C không làm mất màu ddBr2 ở đk thường. Tìm CTCT A, B, C viết ptpu và gọi tên A Bài 7. Cho rượu X có CTPT C8H10O, A phản ứng với CuO, t0 tạo ra Y phản ứng tráng gương (dd AgNO3/NH3). Khi tách H2O của A bằng ddH2SO4 đặc nóng ở 1700C thu được sản phẩm Z, trùng hợp Z được polime T . Tìm CTCT X, Y, Z, T và viết ptpu Bài 8. Điều kiện để một rượu đa chức hòa tan được Cu(OH)2/OH- : phải có 2 nhóm OH- liên kết với hai nguyên tử C gần nhau. Hãy cho biết rượu C4H10O2 có bao nhiêu CTCT hòa tan được Cu(OH)2/OH- cho dung dịch màu xanh. Bài 9. Cho A có CTCT HO-C6H4-CH2OH .Viết ptpu của A với : ddHCl, Na, NaOH, CuO nung nóng. Bài 10. Trong tinh dầu bạc hà có mentol, tinh dầu hoa hồng có geraniol. Công thức thu gọn nhất của chúng cho ở bài khái niệm về tecpen. a) Hãy viết công thức thu gọn, phân loại và gọi tên chúng theo IUPAC. b) Viết phương trình hoá học của phản ứng khi cho tác dụng với Br2 dư và với CuO đun nóng. II. Tính chất vật lí. Bài 1. a. Trong dd rượu tồn tại bao nhiêu loại liên kết hidro. Viết công thức biểu diễn b. Trong hỗn hợp rượu etylic và phenol tồn tại bao nhiêu loại liên kết hidro. Viết công thức biểu diễn Bài 2. so sánh nhiệt độ sôi của các chất cho dưới đây(sắp xếp theo chiều tăng dần): rượu etylic, rượu propylic, propan, clopropan, axit fomic. Giải thích III. Tính chất chất hóa học và điều chế. Bài 1 1. Viết các phương trình phản ứng trực tiếp để điều chế rượu Êtylic, Glyxêrin. Phản ứng nào dùng để sản xuất công nghiệp ? 2. Viết các phương trình phản ứng để điều chế rượu Êtylic; rượu Mêtylic; rượu Alytic; Glyxêrin; Propandiol -1,2; rrươuụ Benzylic từ đá vôi và than đá . . . 3. Nêu nguyên tắc chung để chuyển rượu từ bậc 1 thành bậc 2 và từ rượu bậc 2 thành bậc 3 ? Cho ví dụ minh hoạ 4. Độ rượu là gì ? Cho ví dụ Bài 2. Cho các rượu có công thức là C3H8On 1. Viết công thức cấu tạo của các rượu đó và gọi tên 2. Viết phương trình phản ứng khi cho các rượu trên tác dụng với Na, CuO/t0, Cu(OH)2, HNO3, CH3COOH/H2SO4 đặc nóng Bài 3: Cho sơ đồ biến hoá sau : A, B, C, . . . là ký hiệu của các chất vô cơ và hữu cơ. hoàn thành sơ đồ phản ứng. Biết A chứa 2 nguyên tử Cácbon Bài 4. Hãy viết các phương trình hoá học của phản ứng và gọi tên các sản phẩm hữu cơ tạo thành trong các trường hợp sau : a) Propan-2-ol tác dụng với H2SO4 đặc ở 140oC. b) Metanol tác dụng với H2SO4 đặc tạo thành đimetyl sunfat. c) Propan-2-ol tác dụng với KBr và H2SO4 đun nóng. d) Ancol isoamylic tác dụng với H2SO4 đặc ở 180oC. Bài 5. Bằng phương pháp hoá học, hãy phân biệt các chất trong các nhóm sau : a) Butyl metyl ete, butan-1,4-điol và etylen glicol (etan-1,2-điol)