Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Mặc dù cấp độ liên kết của cộng đồng asean trong nhiều lĩnh vực chưa đạt được mứ...

Tài liệu Mặc dù cấp độ liên kết của cộng đồng asean trong nhiều lĩnh vực chưa đạt được mức độ như liên minh châu âu tổ chức quốc tế khu vực thành công nhất t

.DOC
4
16
51

Mô tả:

I. Đặt vấn đề: Có thể khẳng định rằng: Cấp độ liên kết của Cộng đồng ASEAN trong nhiều lĩnh vực chưa đạt được mức độ như Liên minh châu Âu. Để nghiên cứu sâu hơn về vấn đề này, em xin chọn đề bài tập lớn số 03: Bình luận quan điểm sau “Mặc dù cấp độ liên kết của Cộng đồng ASEAN trong nhiều lĩnh vực chưa đạt được mức độ như Liên minh châu Âu - Tổ chức quốc tế khu vực thành công nhất trên thế giới hiện nay, nhưng cấp độ như vậy sẽ phù hợp với những đặc trưng riêng về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của ASEAN” II. Giải quyết vấn đề: 1. So sánh cấp độ liên kết của Cộng đồng ASEAN với Liên minh châu Âu trên các phương diện: a. Về kinh tế: Cộng đồng ASEAN: Theo Hiến chương ASEAN và Kế hoạc tổng thể AEC đã nêu ra thì AEC không nằm trong một cấp độ liên kết nào khi nhìn từ góc độ lý thuyết liên kết kinh tế khu vực, mà AEC chỉ có thể được gọi là Thị trường chung trừ (CM-) (tức là trừ đi hai nội dung bao gồm thuế quan chung với các nước bên ngoài khu vực) hoặc là một Khu vực mậu dịch tự do cộng (FTA+)1 (cộng thêm nội dung di chuyển tự do các yếu tố sản xuất). Tuy nhiên, các yếu tố sản xuất ở đây cũng không được tự do di chuyển hoàn toàn mà chỉ ở mức độ yếu là tự do di chuyển hàng hóa và dịch vụ, tự do di chuyển vốn hơn và lao động có tay nghề. Theo đó, AEC là một mô hình liên kết kinh tế khu vực dựa trên và đẩy mạnh nâng cao những cơ chế liên kết kinh tế hiện có của ASEAN. Theo đó, “AEC sẽ biến ASEAN thành một thị trường và cơ sở sản xuất thống nhất, biến sự đa dạng của khu vực thành những cơ hội phát triển kinh doanh, đưa ASEAN trở thành một mắt xích năng động và mạnh mẽ trong dây chuyền cung ứng toàn cầu”2. Liên minh châu Âu: Đã đạt đến hình thức liên kết Liên minh kinh tế tiền tệ (EMU), đây là cấp độ liên kết cao nhất của liên kết kinh tế khu vực hiện nay. Nhằm đưa hàng hóa, dịch vụ và các yếu tố sản xuất được tự do di chuyển, các chính sách kinh tế được xây dựng, thực hiện trên cơ sở sự phối hợp giữa các thành viên, các chính sách chung được quyết định và áp dụng ở phạm vi cộng đồng, đồng thời các thành viên trong liên minh sẽ sử dụng một đồng tiền chung. Do đó, các nền kinh tế đã là một thực thể kinh tế đơn nhất với phương thức hợp tác là “phương thức cộng đồng”. Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Viện khoa học xã hội Việt Nam (2009), “Những vấn đề chính rị kinh tế Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI”. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội 2 Ban thu ký ASEAN, “Tuyên bố hòa hợp ASEAN II”, http://www.aseansec.org/15159.htm 1 1 Như vậy, dù những nét khái quát chung nhất về AEC đều đã được hình thành tương đối rõ nét và đầy đủ, nhưng có thấy rõ cấp độ liên kết kinh tế của Liên minh châu Âu cao hơn hẳn so với cấp độ liên kết kinh tế của Cộng đồng ASEAN. b. Về an ninh – chính trị: Trong lĩnh vực tư pháp và nội vụ: Cộng đồng ASEAN: Trong một số nội dung (APSC), các nước thành viên đã và sẽ hình thành nên những quy tắc ứng xử chung cho cả Cộng đồng ASEAN nhưng vẫn chỉ là một cơ chế hợp tác liên chính phủ, được thiết lập và hoạt động với sự trợ giúp của các thiết chế của ASEAN mà không có sự chuyển giao về chủ quyền từ phía các quốc gia thành viên. Liên minh châu Âu: Các nước thành viên đã chuyển giao chủ quyền quốc gia cho các thiết chế của Liên minh để thực hiện một chính sách chung duy nhất của EU. Trong lĩnh vực an ninh – đối ngoại: Cộng đồng ASEAN: ASEAN đã luôn khẳng định APSC không phải là khối phòng thủ chung và không đụng chạm tới quan hệ an ninh và phòng thủ của mỗi nước thành viên ASEAN với các cường quốc bên ngoài. Liên minh châu Âu: Chính sách an ninh và phòng thủ chung (CSDP) là một trong những nội dung của Chính sách đối ngoại và an ninh chung của Liên minh châu Âu nhằm xây dựng, thực hiện một chính sách chung về an ninh và phòng thủ cho toàn liên minh. Do đó, nếu so sánh với mô hình liên kết của Liên minh châu Âu trong lĩnh vực tư pháp và nội vụ và an ninh, đối ngoại có thể thấy, cấp độ liên kết của APSC thấp hơn EU trong lĩnh vực này. 2. Cấp độ như vậy sẽ phù hợp với những đặc trưng riêng về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của ASEAN? a. Đặc trưng của ASEAN về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội khác so với Liên minh châu Âu: Liên minh châu Âu có nền tảng văn hóa là văn minh Hy Lạp, có sự tương đồng ở mức độ nhất định về kinh tế, chính trị. Với xu hướng phát triển từ hài hòa hóa trong từng lĩnh vực đời sống, sau đó từng bước tiến tới nhất thể hóa mọi mặt đời sống xã hội châu Âu. Điển hình là trước khi gia nhập EU, các quốc gia Đông Âu đã phải tự hài hòa hóa thể chế chính trị - kinh tế của mình theo các tiêu chí mà EU đề ra cho có sự tương đồng với các quốc gia thành viên. Sau đó, từng bước tiến tới nhất thể hóa mọt mặt đời sống của Cộng đồng châu Âu. Quá trình nhất thể hóa của EU được bắt đầu từ những lĩnh vực kinh tế cụ thể, sau đó từng bước phát triển sâu rộng sang các lĩnh vực chính trị – xã hội. Còn các nước ASEAN đều nằm trong một tổng thể địa lý chung – khu vực Đông Nam Á, tuy có nét tương đồng về văn hóa xã hội, như tổ chức đời sống dân cư được dựa 2 trên cộng đồng làng xã và nền “văn minh lúa nước” (trừ Thái Lan), nhưng đây là khu vực có nền văn hóa đa dạng, với rất nhiều tôn giáo, mỗi tôn giáo lại có một tư tưởng khác nhau. Và nếu như Liên minh châu Âu có sự tương đồng nhất định về kinh tế, chính trị thì ASEAN lại có các quốc gia hết sức đa dạng. Dưới góc độ kinh tế, theo phân tích của Bộ Công Thương cho thấy, các nước ASEAN có khoảng cách GDP chênh lệch rất lớn (Inđônêxia 511,765 nghìn USD, Việt Nam 89,829 nghìn USD, Campuchia 11,250 nghìn USD, Lào 5,374 nghìn USD)3. Mặt khác, thể chế chính trị các nước ASEAN cũng có sự khác biệt, trong 8 quốc gia đi theo con đường phát triển Tư bản chủ nghĩa có 4 nước theo hình thức chính thể quân chủ lập hiến (Brunây, Campuchia, Malaysia, Thái Lan), Singapo có hình thức chính thể cộng hòa đại nghị, riêng Myanma theo hình thức chế độ quân sự. Lào đi theo con đường phát triển Xã hội chủ nghĩa với hình thức chính thể cộng hòa dân chủ nhân dân.4 Tuy nhiên, trong các yếu tố về chính trị, kinh tế, địa lý, văn hóa và xã hội tác động đến sự ra đời của ASEAN thì yếu tố cơ bản và chủ yếu là chính trị chứ không phải là yếu tố kinh tế như Liên minh châu Âu. Mặc dù vậy, ta cũng không thể phủ nhận mục tiêu hướng tới lâu dài của ASEAN chính là Liên minh Châu Âu. b. Chính vì đặc trưng như vậy, cho nên mục tiêu của ASEAN không phải là nhất thể hóa như Liên minh châu Âu mà là thống nhất trong đa dạng. Với cấp độ liên kết như hiện nay sẽ phù hợp với sự đa dạng về mọi mặt của các nước ASEAN, trên cơ sở tập trung đến lợi ích của các quốc gia thành viên. Cộng đồng ASEAN là liên kết “thống nhất trong đa dạng” và không hướng tới mục tiêu nhất thể hóa và liên kết “siêu quốc gia” như Liên minh châu Âu. Cộng đồng ASEAN không còn coi “sự đa dạng phong phú” của các nước thành viên là một thực tế phải chấp nhận mà quyết tâm “chuyển sự đa dạng về văn hóa và sự khác biệt của ASEAN thành thịnh vượng và các cơ hội phát triển công bằng trong một môi trường đoàn kết, tự cường khu vực và hòa hợp”. Và ASEAN chỉ làm được như Liên minh châu Âu, chỉ nâng cấp được cấp độ hợp tác khi “khoảng cách phát triển” giữa các quốc gia được thu hẹp, đương nhiên điều này hiện nay là chưa thể làm được mà cần phải có thêm một thời gian khá dài nữa. Vậy nên, một nhà nghiên cứu đã nhận xét: Chính cấp độ liên kết này của ASEAN đã giữ cho các quốc gia tiếp tục ngồi lại với nhau trong suốt những năm qua. III. Kết thúc vấn đề: Như vậy, so với Liên minh châu Âu, Cộng đồng ASEAN vẫn cần rất nhiều thời gian để cùng sánh vai trong quá trình phát triển, nhưng ASEAN có rất nhiều tiềm năng Theo Quỹ tiền tệ Thế Giới năm 2009 “Thể chế chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước các nước ASEAN” – Phong Lan, đăng trên tạp chí KHPL số 5/2002 3 4 3 phát triển dài hạn cần được triệt để khai thác. Nếu muốn đạt được sự phát triển như Liên minh châu Âu hẳn các quốc gia ASEAN cần phải nỗ lực rất nhiều. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Tập bài giảng Pháp luật cộng đồng ASEAN, năm 2011 2. Pháp luật cộng đồng liên minh châu Âu 3. Quỹ tiền tệ thế giới, năm 2009 4. “Thể chế chính trị và tổ chức bộ máy nhà nước các nước ASEAN” – Phong Lan, đăng trên tạp chí KHPL số 5/2002 5. Viện nghiên cứu Đông Nam Á, Viện khoa học xã hội Việt Nam (2009), “Những vấn đề chính rị - kinh tế Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI”. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 6. Ban thư ký ASEAN, “Tuyên bố hòa hợp ASEAN II”, http://www.aseansec.org/15159.htm 7. Ths. Nguyễn Thị Kim Ngân. “Cộng đồng kinh tế ASEAN”. Tạp chí luật học số 9/2008, Chuyên đề: Hiến chương ASEAN. Trường Đại học luật Hà Nội. 8. “Kinh tế các nước ASEAN”. Nguyễn Thị Thúy Hồng (2007). Nxb. Giáo dục, Hà Nội 4
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan