Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Mô hình công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi dựa vào cộng ...

Tài liệu Mô hình công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi dựa vào cộng đồng trường hợp tại xã vĩnh hòa, huyện phú giáo, tỉnh bình dương

.PDF
198
1
87

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỤY TỐ NHƢ MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO NGƢỜI CAO TUỔI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG – TRƢỜNG HỢP TẠI XÃ VĨNH HÕA, HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƢƠNG CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: 8760101 LUẬN VĂN THẠC SĨ BÌNH DƢƠNG – 2021 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỤY TỐ NHƢ MÔ HÌNH CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG CHĂM SÓC SỨC KHỎE CHO NGƢỜI CAO TUỔI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG – TRƢỜNG HỢP TẠI XÃ VĨNH HÕA, HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƢƠNG CHUYÊN NGÀNH: CÔNG TÁC XÃ HỘI MÃ SỐ: 8760101 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TIẾN SĨ LÊ THỊ HOÀNG LIỄU BÌNH DƢƠNG – 2021 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu do tôi thực hiện. Các số liệu, kết quả nghiên cứu, các kết luận đƣợc trình bày trong luận văn hoàn toàn trung thực, khách quan và chƣa đƣợc công bố ở bất kỳ một nghiên cứu nào khác. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình. Học viên Nguyễn Thụy Tố Nhƣ iii LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên cho phép tôi đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới tập thể thầy cô giáo Trƣờng đại học Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dƣơng cùng các thầy cô giáo khoa Công tác xã hội đã tận tình dạy bảo và truyền đạt cho tôi những kiến thức, kinh nghiệm cũng nhƣ lòng yêu mến, tâm huyết với nghề nghiệp của các thầy cô. Xin trân trọng cảm ơn cô TS. Lê Thị Hoàng Liễu ngƣời đã hƣớng dẫn và chỉ bảo cho tôi rất tận tình trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Nhờ có sự chỉ bảo giúp đỡ của cô, tôi đã có đƣợc nhiều kinh nghiệm quý báu trong việc triển khai thực hiện đề tài nghiên cứu. Xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Đảng ủy- HĐND- UBND- UBMTTQ Việt Nam và ngành, đoàn thể của xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dƣơng cùng các bác Ban chấp hành Hội Ngƣời cao tuổi xã và Câu lạc bộ Văn nghệ - Thể dục dƣỡng sinh xã Vĩnh Hòa đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi có thể hoàn thành tốt công trình nghiên cứu này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các bác ngƣời cao tuổi trên địa bàn xã đã dành tình cảm và hợp tác với tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Dù bản thân đã rất cố gắng và tâm huyết dành công sức cho nghiên cứu này nhƣng do kiến thức về lĩnh vực nghiên cứu chƣa đƣợc chuyên sâu, thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp từ phía các thầy cô để luận văn của tôi đƣợc hoàn chỉnh hơn. Trân trọng cảm ơn! Vĩnh Hòa, ngày tháng năm 2021 Học viên Nguyễn Thụy Tố Nhƣ iv MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii MỤC LỤC ............................................................................................................. iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................. iv DANH MỤC HÌNH, BIỀU ĐỒ ............................................................................. v MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 1 2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................... 3 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................................ 3 3.1. Chăm sóc ngƣời cao tuổi dựa vào cộng đồng trên thế giới............................. 3 3.2. Chăm sóc ngƣời cao tuổi dựa vào cộng đồng tại Việt Nam ........................... 8 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................... 10 5. Đóng góp của đề tài.......................................................................................... 10 6. Đối tƣợng, phạm vi và khách thể nghiên cứu .................................................. 11 7. Phƣơng pháp nghiên cứu.................................................................................. 11 8. Câu hỏi nghiên cứu .......................................................................................... 13 9. Giả thuyết nghiên cứu ...................................................................................... 14 10. Cấu trúc của đề tài .......................................................................................... 14 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI... 15 1.1. Thực trạng ngƣời cao tuổi tại Việt Nam ....................................................... 15 1.2. Các khái niệm cơ bản .................................................................................... 17 1.2.1. Khái niệm công tác xã hội .......................................................................... 17 1.2.2. Khái niệm ngƣời cao tuổi ........................................................................... 18 1.2.3. Khái niệm chăm sóc sức khỏe .................................................................... 19 1.2.4. Khái niệm cộng đồng ................................................................................. 19 1.3. Mô hình chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng ................................. 19 1.3.1. Chăm sóc sức khỏe NCT dựa vào cộng đồng theo nguyên lý y học gia đình ...................................................................................... 19 1.3.2. Mô hình chăm sóc sức khỏe NCT dựa trên câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau của UNFA thực hiện tại tỉnh Hải Dƣơng và Bến Tre năm 2013-2015 ....... 22 v 1.4. Cách tiếp cận trong nghiên cứu ..................................................................... 23 1.4.1. Lý thuyết nhu cầu của A.Maslow .............................................................. 23 1.4.2. Lý thuyết tiếp cận nhận thức hành vi ......................................................... 26 CHƢƠNG 2:THỰC TRẠNG VỀ SỨC KHỎE VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI CAO TUỔI TẠI XÃ VĨNH HÕA, HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƢƠNG ........................................................................... 28 2.1. Mô tả mẫu nghiên cứu .................................................................................. 28 2.1.1. Mô tả đặc điểm địa bàn nghiên cứu ........................................................... 28 2.1.2. Tổng quan về Hội Ngƣời cao tuổi tại xã Vĩnh Hòa ................................... 28 2.1.3. Mô tả đặc điểm mẫu nghiên cứu ................................................................ 31 2.2. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi .................................................. 37 2.2.1. Nhu cầu vật chất ......................................................................................... 37 2.2.2. Nhu cầu tinh thần ....................................................................................... 40 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ SỨC KHỎE VÀ NHU CẦU CHĂM SÓC SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI CAO TUỔI TẠI XÃ VĨNH HÕA, HUYỆN PHÚ GIÁO, TỈNH BÌNH DƢƠNG ......................................... 47 3.1. Mô hình chăm sóc sức khỏe cho ngƣời cao tuổi dựa vào cộng đồng ........... 47 3.2. Những vấn đề mà mô hình cần giải quyết..................................................... 49 3.3. Mục tiêu của mô hình .................................................................................... 50 3.4. Các hoạt động thực hiện ứng dụng mô hình ................................................. 55 3.4.1. Hoạt động can thiệp 1 ................................................................................ 55 3.4.2. Hoạt động can thiệp 2 ................................................................................ 56 3.4.3. Hoạt động can thiệp 3 ................................................................................ 57 3.5. Mô hình đƣợc thực hiện với sự đồng tham gia của chính quyền địa phƣơng và cộng đồng ........................................................................................................ 58 3.5.1. Chế độ báo cáo, theo dõi, giám sát và lƣợng giá của mô hình .................. 58 3.5.2. Kế hoạch tổng thể....................................................................................... 59 3.5.3. Tính hiệu quả, sự tác động và tính bền vững của mô hình ........................ 59 3.5.4. Ngân sách thực hiện mô hình ..................................................................... 60 3.5.5. Ứng dụng phƣơng pháp Công tác xã hội trong hoạt động ......................... 60 3.6. Kết quả hoạt động của mô hình .................................................................... 61 vi 3.6.1. Hoạt động hỗ trợ phổ biến nâng cao kiến thức hiểu biết về chính sáchNCT và BHYT .................................................................................... 61 3.6.2. Hoạt động hỗ trợ chăm sóc và phòng ngừa các bệnh thƣờng gặp ở NCT . 65 3.6.3. Hiệu quả của hoạt động hỗ trợ thăm khám, điều trị chăm sóc sức khỏe ... 67 3.6.4. Truyền thông về chính sách và các bệnh thƣờng gặp cho NCT ................ 67 KẾT LUẬN .......................................................................................................... 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 73 vii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa BHYT Bảo hiểm y tế CLB Câu lạc bộ CTXH Công tác xã hội HĐND Hội đồng nhân dân KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình NCT Ngƣời cao tuổi NVXH Nhân viên xã hội PRA Participatory Rapid Assessment PVS Phỏng vấn sâu UBND Ủy ban nhân dân viii DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1. Bảng độ tuổi ngƣời cao tuổi ................................................................ 31 Bảng 2.2. Bảng đánh giá về nguồn lực chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi. ...................................................................... 39 Bảng 3.3. Bảng mô tả hoạt động can thiệp 1. ...................................................... 53 Bảng 3.4. Bảng mô tả hoạt động can thiệp 2 ....................................................... 55 Bảng 3.5. Bảng mô tả hoạt động can thiệp 3. ...................................................... 57 Bảng 3.6. Bảng mô tả hoạt động can thiệp với sự đồng tham gia của chính quyền địa phƣơng. ................................................... 58 Bảng 3.7. Dự toán các hạng mục. ........................................................................ 60 Bảng 3.8. Mô tả và giải thích cụ thể các phƣơng pháp, kỹ thuật. ....................... 61 ix DANH MỤC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1. Mô hình chăm sóc NCT dựa vào cộng đồng theo y học gia đình. ...... 20 Hình 1.2. Mô hình chăm sóc NCT dựa trên câu lạc bộ Liên thế hệ tự giúp nhau....................................................................................... 22 Hình 1.3. Tháp nhu cầu của Maxlow. ................................................................. 24 Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ theo yếu tố dân tộc của ngƣời cao tuổi. ................................. 32 Biểu đồ 2.2. Trình độ học vấn ngƣời cao tuổi. .................................................... 33 Biểu đồ 2.3. Tổng thu nhập của ngƣời cao tuổi................................................... 34 Biểu đồ 2.4. Tình trạng sức khỏe ngƣời cao tuổi. ............................................... 35 Biểu đồ 2.5. Tình trạng có thẻ BHYT của ngƣời cao tuổi................................... 36 Biểu đồ 2.6. Tình trạng có việc tạo ra thu nhập của ngƣời cao tuổi. ................... 37 Biểu đồ 2.7. Tỷ lệ có phòng riêng của ngƣời cao tuổi......................................... 38 Biểu đồ 2.8. Tỷ lệ đi khám sức khỏe của ngƣời cao tuổi. ................................... 38 Biểu đồ 2.9. Tần suất cán bộ đến thăm ngƣời cao tuổi. ...................................... 40 Biểu đồ 2.10. Tỷ lệ hiểu biết về chính sách của ngƣời cao tuổi. ......................... 41 Biểu đồ 2.11. Tỷ lệ tham gia các hoạt động tại địa phƣơngcủa NCT ................. 42 Biểu đồ 2.12. Đánh giá các hoạt động tại địa phƣơng của NCT. ........................ 44 Hình 3.4. Mô hình (sơ đồ) chăm sóc ngƣời cao tuổi. .......................................... 50 Hình 3.5. Sơ đồ Vent về vấn đề tiếp cận chính sách và BHYT .......................... 63 Hình 3.6. Sơ đồ Vent về vấn đề thăm khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe................................................................................................ 66 x MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Già hóa dân số là một trong những biến đổi nhân khẩu lớn nhất trên thế giới hiện nay. Sự chuyển đổi nhân khẩu học do già hóa dân số đang và sẽ tạo ra những tác động rất lớn đến mọi hoạt động của đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, dân tộc. Theo WHO, trung bình cứ một giây có hai ngƣời bƣớc vào tuổi 60, tức mỗi năm thế giới có thêm khoảng 58 triệu ngƣời trên 60 tuổi. Trung bình cứ chín ngƣời sẽ có một ngƣời trên 60 tuổi và tỷ số này sẽ là 5:1 vào năm 2050. Hiện nay, thế giới có khoảng 901 triệu ngƣời cao tuổi (năm 2018), chiếm 12,3% dân số. Số này sẽ tăng lên hơn hai tỷ ngƣời vào năm 2050, chiếm 22% dân số thế giới [23]. Theo phân tích của các chuyên gia, Việt Nam đứng top 5 trên thế giới về tốc độ già hóa dân số, tuy nhiên hệ thống chăm sóc, an sinh xã hội, các loại hình dịch vụ chuyên môn chăm sóc ngƣời cao tuổi ở nƣớc ta còn rất yếu và thiếu. Chính hai điều này đã tạo ra những thách thức lớn cho việc chăm sóc và đảm bảo sức khỏe cho ngƣời cao tuổi ở Việt Nam hiện nay. Già hóa dân số đã trở thành vấn đề mang tính quốc tế. Bên cạnh những tác động tích cực, già hóa dân số đặt ra nhiều thách thức đối với mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, nhất là trong công tác chăm sóc sức khỏe. Già hóa nhanh với nhiều điểm đáng lƣu ý đã tạo những áp lực rất lớn trong việc ban hành và thực thi những chính sách liên quan, nhất là công tác chăm sóc sức khỏe để ngƣời cao tuổi sống khỏe và sống tốt. Với phong tục tập quán, văn hóa và thực tế của Việt Nam, việc chăm sóc sức khỏe cho ngƣời cao tuổi dựa vào cộng đồng là phù hợp, là cơ sở để các cơ chế, chính sách cần hƣớng đến và là một phƣơng án hiệu quả mà nƣớc ta cần hƣớng tới. Những năm qua, Việt Nam đã đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng về kinh tế - xã hội, an sinh xã hội, chăm sóc sức khỏe..., nhờ đó, tuổi thọ của ngƣời dân cũng đƣợc nâng cao. Theo báo cáo của Tổng cục Dân số Kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam chính thức bƣớc vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011 và 1 hiện có khoảng 10,1 triệu ngƣời cao tuổi, chiếm 11% tổng dân số, trong đó có hơn hai triệu ngƣời trên 80 tuổi. Tuy nhiên, Việt Nam là một trong những nƣớc điển hình và đƣợc xếp vào nhóm mƣời nƣớc có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Dự báo đến năm 2030, tỷ lệ ngƣời cao tuổi ở Việt Nam chiếm 17% và đến năm 2050 chiếm 25% dân số cả nƣớc. Nếu nhƣ các nền kinh tế phát triển phải mất vài thập kỷ, thậm chí cả thế kỷ để chuyển đổi từ giai đoạn già hóa dân số sang giai đoạn dân số già thì Việt Nam chỉ mất 22 năm. Già hóa dân số nhanh có hai nguyên nhân chính: Mức sinh ngày càng giảm và tuổi thọ ngày càng tăng. Đáng chú ý, tuổi thọ tăng cao (74 tuổi) nhƣng tuổi khỏe mạnh vẫn còn thấp (64 tuổi), nhƣ vậy mƣời năm cuối đời là sống không khỏe. Theo GS. Phạm Thắng, Giám đốc Bệnh viện Lão khoa T.Ƣ, ngƣời cao tuổi ở Việt Nam có mƣời vấn đề cần lƣu ý trong chăm sóc sức khỏe, đó là: Đa bệnh lý; các bệnh phức tạp; biểu hiện không điển hình; dùng nhiều thuốc; hội chứng dễ tổn thƣơng; hội chứng sa sút trí tuệ; ngã; suy dinh dƣỡng; giảm khả năng vận động; giảm hoạt động chức năng. (Báo cáo tổng quan về già hóa dân số của Việt Nam, 2011) [24]. Xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dƣơng với đặc điểm là một xã vừa đƣợc công nhân là xã đạt chuẩn Nông thôn mới, để có đƣợc thành quả trên, tập thể cán bộ và nhân dân trong xã đã nỗ lực để hoàn thành các tiêu chí trên nhiều lĩnh vực về kinh tế - văn hóa - xã hội. Trong đó, tiêu chí về chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân luôn đƣợc chú trọng, nhận đƣợc nhiều sự quan tâm và hỗ trợ từ các cấp chính quyền địa phƣơng. Cũng từ đó, Trạm y tế xã cũng từng bƣớc đƣợc đầu tƣ để đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho ngƣời dân. Đặc biệt trong công tác chăm sóc sức khỏe cho NCT luôn đƣợc quan tâm hàng đầu. Hàng năm, Trạm y tế xã luôn tổ chức đầy đủ các buổi khám sức khỏe định kỳ, có đội ngũ y bác sĩ đến tận nhà khám chữa bệnh cho các cụ già neo đơn. Tuy nhiên, Trạm chỉ có khả năng khám chữa các bệnh thông thƣờng nhƣ cảm, sốt, cao huyết áp, sơ cứu vết thƣơng… còn đối với các bệnh nghiêm trọng hơn đều phải chuyển lên các tuyến trên vì chƣa có thiết bị khám chữa bệnh thích hợp. Bên cạnh đó, việc chăm sóc sức khỏe cho ngƣời cao tuổi tại địa phƣơng còn phụ thuộc khá 2 nhiều vào dịch vụ tại trạm y tế của xã, phần nào tạo nên áp lực bởi trạm y tế xã còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất cũng nhƣ thiếu thốn về nhân lực. Từ những điều trên, có thể thấy việc kết hợp giữa Nhà nƣớc và xã hội trong việc chăm sóc sức khỏe cho ngƣời cao tuổi là hết sức cần thiết. Bên cạnh việc giảm đi gánh nặng cho chính quyền địa phƣơng và ngành y tế, sự kết hợp này còn góp phần nâng cao nhận thức, khả năng chăm sóc sức khỏe cho ngƣời cao tuổi nói riêng và mọi ngƣời dân nói chung. Chính vì những lý dó trên, học viên lựa chọn thực hiện đề tài “Mô hình công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi dựa vào cộng đồng- trường hợp tại xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương”. 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Đánh giá nhu cầu chăm sóc sức khỏe thể chất của ngƣời cao tuổi, ứng dụng các kỹ năng và phƣơng pháp của Công tác xã hội trong đánh giá hiệu quả của mô hình chăm sóc sức khỏe thể chất cho ngƣời cao tuổi dựa vào cộng đồng tại xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dƣơng. Mục tiêu cụ thể - Đánh giá nhu cầu chăm sóc sức khỏe thể chất của ngƣời cao tuổi tại địa bàn xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dƣơng. - Xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe thể chất cho ngƣời cao tuổi. - Áp dụng mô hình chăm sóc sức khỏe thể chất cho ngƣời cao tuổi dựa vào cộng đồng tại địa bàn nghiên cứu. - Đánh giá những thay đổi trƣớc và sau khi áp dụng mô hình. - Đánh giá tính hiệu quả của việc ứng dụng các kỹ năng và phƣơng pháp công tác xã hội trong mô hình chăm sóc sức khỏe cho ngƣời cao tuổi dựa vào cộng đồng. 3. Tổng quan tình hình nghiên cứu 3.1 Chăm sóc ngƣời cao tuổi dựa vào cộng đồng trên thế giới Nghiên cứu Hợp tác chăm sóc tại cộng đồng đáp ứng nhu cầu đặc biệt của ngƣời cao tuổi của nhóm tác giả Eric Eric A. Coleman, MD, MPH, Nancy A. 3 Whitelaw, PhD, and Robert Schreiber, MD của Cục Quản Lý Ngƣời Cao Tuổi năm 2014 tại Mỹ. .Nghiên cứu quốc gia về nhu cầu chăm sóc ngƣời cao tuổi dựa vào các nhóm, tổ chức tại địa phƣơng, trong đó nhóm tác giả sử dụng 02 phƣơng pháp chính điều tra bảng hỏi, phƣơng pháp phỏng vấn sâu. Nhóm tác giả sử dụng kỹ thuật công tác xã hội cá nhân đƣa ra 03 cas thành công trong chăm sóc ngƣời cao tuổi dựa vào cộng đồng với những bằng chứng về chăm sóc y tế, chăm sóc nhu cầu, chăm sóc tâm lý, tất cả các nhóm nghề nghiệp tại cộng đồng địa phƣơng hợp tác trong hỗ trợ chăm sóc. Trong báo cáo đƣa ra 3 vấn đề chính : - Ngƣời cao tuổi có vấn đề sức khỏe phức tạp, trên 80% đa phần họ đều là những bệnh nhân của bệnh mãn tính, luôn cần đƣợc tiếp cận dịch vụ y tế liên tục, thách thức lớn nhất trong chăm sóc sức khỏe là làm cho ngƣời cao tuổi thay đổi hành vi để thúc đẩy cuộc sống lành mạnh và kiểm soát các bệnh mãn tính của họ. - Đƣa ra nhu cầu của ngƣời cao tuổi họ cần đƣợc đánh giá tác hại, hiệu quả thuốc sử dụng hàng năm, đánh giá rủi ro té ngã, tiền sử té ngã, sàng lọc trầm cảm, ngƣời cao tuổi đƣợc giới thiệu đến các nguồn lực y tế dựa vào cộng đồng và họ đƣợc thảo luận cùng với nhóm y tế về khả năng thực hiện điều trị tại gia đình và các hoạt động hàng ngày mà không cần trợ giúp., có 52% ngƣời cao tuổi trong báo cáo nhận đƣợc dịch vụ nhƣng không đƣợc trọn gói, 76% cho rằng nhận đƣợc toàn diện vì các lý do : các tổ chức công tác xã hội tại một số địa phƣơng chƣa kết nối hết các nhóm tổ chức nghề nghiệp nhƣ : Y Tế, tâm lý, vật lý trị liệu, dinh dƣỡng … Chính yếu là thiếu tài nguyên trong cung cấp, cần đƣợc hỗ trợ từ những địa phƣơng có tài nguyên, nguồn lực dồi dào nhƣ đội ngũ nhân viên y tế chuyên nghiệp trong hỗ trợ, quản lý ngƣời cao tuổi điều trị bệnh tại gia đình. - Kết quả của sự quan hệ lâu dài trong chăm sóc, điển hình qua 03 ca thành công: J.M. là một phụ nữ 78 tuổi bị chứng mất trí từ nhẹ đến trung bình, sống một mình. Bác sĩ chăm sóc chính của cô ngày càng quan tâm đến việc tuân thủ điều trị bằng thuốc vì sự nhầm lẫn thƣờng xuyên của cô. Bác sĩ đã giới thiệu J.M. đến với nhóm hỗ trợ tài địa phƣơng. Sau chuyến thăm nhà của nhóm đã giới thiệu đến cho J.M một ngƣời quản lý chăm sóc, trong đó kế hoạch làm việc với 4 nhóm cộng đồng của J.M. và công ty bảo hiểm của cô để đảm bảo rằng J.M. đang nhận đƣợc các loại thuốc chính xác. Cụ thể, ngƣời quản lý chăm sóc đã hƣớng dẫn nhóm chăm sóc hỗ trợ J.M trong điều trị hàng ngày và cùng với nhóm phát triển một chiến lƣợc đáng tin cậy để đảm bảo rằng J.M đƣợc chăm sóc tốt và kế hoạch đó đƣợc kiểm tra, giám sát, đánh gia hàng tuần. Trƣờng hợp 2, E.N. là một phụ nữ 80 tuổi. Bác sĩ chăm sóc chính của cô, lo lắng về sự an toàn của E.N. vì chứng bệnh suy giảm nhận thức tiến triển, đã kết nối đến cơ quan dịch vụ chăm sóc ngƣời cao tuổi tại đia phƣơng nơi E.N đang sinh sống. Mặc dù E.N. có gia đình trong vùng, nhƣng bà sống một mình. Ngƣời quản lý chăm sóc của cơ quan đã kết nối gia đình với chƣơng trình chăm sóc của địa phƣơng đồng thời kết nối với Hiệp hội Alzheimer, giúp gia đình của E.N. học, triển khai thực hiện các chiến lƣợc chăm sóc để đảm bảo an toàn cho bà. Ngƣời quản lý chăm sóc cũng đã tiến hành đánh giá nhà và xác định rằng E.N. đủ điều kiện nhận thêm các dịch vụ hỗ trợ tại nhà. Bác sĩ và gia đình của E.N. đã cảm thấy nhẹ nhõm với sự hỗ trợ và E.N. đã tiếp tục sống trong cộng đồng trong một môi trƣờng an toàn và hỗ trợ chăm sóc liên tục.Trƣờng hợp 3, L.N. là một ngƣời đàn ông 73 tuổi bệnh tim, béo phì, tiểu đƣờng, viêm xƣơng khớp, hạn chế sử dụng cánh tay phải, cả hai chân bị phù nghiêm trọng, phải quấn băng quanh chân thƣờng xuyên. Biến chứng bệnh đi kèm của ông nguy cơ nghiêm trọng là té ngã và chấn thƣơng. Địa phƣơng kết nối với tổ chức Medicare hỗ trợ ông trong vật lý trị liệu, cung cấp và hƣớng dẫn cho ông sử dụng băng quấn chân, hƣớng dẫn nhóm chăm sóc tại địa phƣơng kỹ thuật vật lý trị liệu. L.N. đã đƣợc đề cập đến một chƣơng trình phòng chống té ngã dựa trên bằng chứng đƣợc thực hiện của nhóm chăm sóc tại địa phƣơng, chƣơng trình thực hiện cho ông hai tiếng rƣỡi mỗi tuần trong sáu tuần. Đến cuối chƣơng trình, L.N. đã lấy lại đƣợc chức năng vận động đáng kể, không gặp phải bất kỳ cú ngã nào, và đã có đƣợc sức mạnh và khả năng di chuyển cần thiết để áp dụng các bài tập của chính mình. Do thay đổi lối sống của L.N., kết quả chƣơng trình vật lý trị liệu, bác sĩ của ông đã có thể dừng hoặc giảm liều một số loại thuốc. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra đƣợc sự thành công trong liên kết nhóm hỗ trợ tại cộng đồng cùng với các nhóm tổ chức nghề nghiệp đã giúp ngƣời cao tuổi 5 có cuộc sống an toàn tại gia đình. Nghiên cứu thực nghiệm đƣa ra bằng chứng kết quả thực hiện, có giá trị trong hoạt động công tác xã hội kết nối từ bệnh viện, tổ chức nghề nghiệp, nhóm chăm sóc tại địa phƣơng. mang lại lợi ích cho ngƣời cao tuổi, đặc biệt mô hình chăm sóc dựa vào cộng đồng. [32] Nghiên cứu chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi tại Cộng đồng Paisanee Ramintra 65, Bangkok, Thái Lan tập trung các vấn đề sức khỏe, quá trình tham gia của cộng đồng vào chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi. Mẫu của nghiên cứu này bao gồm những ngƣời già từ 60 tuổi trở sinh sống tại Paisanee Ramintra 65 khu vực Bang Khen của Bangkok, Thái Lan và bao gồm 371 gia đình, Tuổi đƣợc phân thành 3 nhóm tuổi: 60-69 tuổi, 70-79 tuổi và 80 tuổi trở lên. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 94% ngƣời cao tuổi trong nghiên cứu đều là mắc bệnh mãn tính, phổ biến nhất trong cộng đồng ngƣời cao tuổi này là tăng huyết áp, sau đó là bệnh tiểu đƣờng. Các yếu tố nguy cơ của những bệnh này. Bệnh hút thuốc lá, béo phì, tăng huyết áp, căng thẳng và lối sống ít vận động đã đƣợc biết đến. Ngoài ra, nhu cầu chăm sóc ngƣời già bị khuyết tật hoặc bệnh mãn tính ngày càng tăng đồng thời việc chăm sóc ngƣời già trong gia đình trở nên khó khăn hơn do số lƣợng trẻ em trong gia đình, cũng nhƣ thay đổi mô hình của ngƣời lớn làm việc bên ngoài, và thƣờng xa nhà. Do đó, mô hình dịch vụ cộng đồng tích hợp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và dịch vụ xã hội là cần thiết cho ngƣời cao tuổi. Nghiên cứu đã chỉ ra lợi ích của chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi dựa vào cộng đồng giúp cho ngƣời cao tuổi tiếp cận dịch vụ công tác xã hội trong hỗ trợ chăm sóc sức khỏe tại gia đình, giảm bớt tai biến di chứng bệnh tật, tuổi tác. Tuy nhiên nghiên cứu cũng đƣa ra khó khăn thách thức cho mô hình chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi tại cộng đồng là nguồn lực và tài nguyên, đồng thời giải pháp để ngƣời cao tuổi có cuộc sống tốt là sự hợp tác liên kết trong huấn luyện ngƣời cao tuổi thay đổi thái độ, nhận thức, hành vi để tự chăm sóc bản thân với sự hỗ trợ cộng đồng. [28] Một số nghiên cứu của các tác giả về chăm sóc ngƣời cao tuổi dựa vào cộng đồng trong đó nhóm tác giả Hong-Ting Chan; Shih-Jung Cheng; Hwei-Jeh Su; Bệnh viện Puli Christian, Nam Đầu, Viện Quản lý và Chính sách Y tế nghiên cứu về Chăm sóc tích hợp cho ngƣời cao tuổi trong cộng đồng tại Đài 6 Loan, kết quả nghiên cứu nhóm tác giả đã đƣa ra mô hình chăm sóc tích hợp trong cộng đồng trên 72% ngƣời cao tuổi tiếp cận dịch vụ công tác xã hội, nhân viên công tác xã hội là ngƣời kết nối các dịch vụ cần thiết trong chăm sóc hỗ trợ ngƣời cao tuổi, dựa vào các tổ chức tại cộng đồng ngƣời cao tuổi đƣợc nhận các phúc lợi xã hội, dịch vụ chăm sóc y tế, dịch vụ phục hồi chức năng, phù hợp với tài chính ngƣời cao tuổi nhận đƣợc từ chính sách an sinh xã hội. Nghiên cứu đã đƣa ra sự kết nối chặc chẽ trong cộng đồng, ngƣời cao tuổi sống tại gia đình, ngôi nhà của họ, không phải vào viện dƣỡng lão, thậm chí đối với những ngƣời cao tuổi bệnh mãn tính, đƣợc chăm sóc liên tục và việc sử dụng thuốc điều trị, chăm sóc đƣợc đặc cách bởi bác sĩ gia đình tại cộng đồng. Bằng phƣơng pháp định tính kết hợp định lƣợng cùng với phƣơng pháp thống kê tích hợp các báo cáo tại cộng đồng liên quan đến phúc lợi xã hội, an sinh xã hội, nhóm tác giả đã đƣa ra đƣợc kết quả thực hiện và kinh nghiệm từ mô hình chăm sóc ngƣời cao tuổi, nâng cao chất lƣợng sống, giảm thiểu số ngƣời cao tuổi neo đơn phải bỏ nơi sinh sống của họ để vào viện dƣỡng lão, cách ly nơi họ đã từng sinh sống.[33] Ở các nƣớc trên thế giới, Nhật Bản là đất nƣớc có tỷ lệ ngƣời cao tuổi cao nhất với tuổi thọ trung bình là 83 tuổi (đứng đầu thế giới). Và đây cũng là đất nƣớc có các chính sách, dịch vụ chăm sóc ngƣời cao tuổi tốt. Trong bài viết Lý luận và thực tiễn của quản lý ca trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc người cao tuổi – Tầm quan trọng của việc kết hợp các lĩnh vực, nghề nghiệp chuyên môn trong công tác chăm sóc theo nhóm của tác giả Tadanobu Endo đăng trên Kỷ yếu Hội thảo khoa học chăm sóc sức khỏe người cao tuổi – Trƣờng Đại học mở Thành phố Hồ Chí Minh năm 2010 đã phân tích về việc áp dụng quản lí ca nhằm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho ngƣời cao tuổi. Tác giả đã nêu rõ, chức năng của quản lý ca là hỗ trợ những điều kiện cần thiết cho cá nhân và gia đình cần sự hỗ trợ, thông qua việc kết nối các tài nguyên công cộng nhằm nâng cao khả năng tự lập của bản thân và nâng cao chất lƣợng cuộc sống. Việc đƣa quản lý ca vào công tác chăm sóc mang hai ý nghĩa: thứ nhất, tạo điều kiện cho ngƣời dân đƣợc cơ hội tiếp xúc với nhiều nhân viên chuyên môn và nhiều lĩnh vực chăm sóc khác nhau khi sử dụng một dịch vụ. Thứ hai, các nhân viên chuyên 7 môn trong các lĩnh vực có thể thống nhất cách cung cấp nên dễ dàng trong việc lập kế hoạch chăm sóc cho từng cá nhân và dễ dàng giám sát để đƣa ra những thay đổi cần thiết. Bài viết tập trung nhấn mạnh việc kết hợp các nguồn lực khác nhau trong việc hỗ trợ, chăm sóc sức khỏe cho ngƣời cao tuổi. Tuy nhiên, cho đến nay mô hình này vẫn chƣa áp dụng đƣợc tại Việt Nam do một số yếu tố về chính sách, pháp luật và nguồn nhân lực [12]. Qua kết quả của các nghiên cứu từ kết quả ca điển hình đến nhóm của ngƣời cao tuổi tại cộng đồng, họ đƣợc hƣởng lợi từ các dịch vụ chăm sóc tại cộng đồng, trong đó dịch vụ công tác xã hội là dịch vụ trọng tâm, từ kết nối các tổ chức xã hội thực hiện mô hình chăm sóc ngƣời cao tuổi tại cộng đồng, hỗ trợ ngƣời cao tuổi có cuộc sống chất lƣợng, tiếp cận đƣợc các dịch vụ chăm sóc theo nhu cầu. 3.2. Chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng tại Việt Nam Các công trình về ngƣời cao tuổi cho đến nay đã góp phần mang lại những hiểu biết sâu sắc về cuộc sống của ngƣời cao tuổi ở Việt Nam, song chủ đề nâng cao kiến thức về chăm sóc sức khỏe cho ngƣời cao tuổi còn khá khiêm tốn. Riêng với việc áp dụng mô hình chăm sóc sức khỏe cho ngƣời cao tuổi dựa vào cộng đồng thì vẫn còn hạn chế. Phần lớn là các phần phân tích riêng rẽ trong các nghiên cứu chung về ngƣời cao tuổi. Sau đây là một số nghiên cứu nổi bật: Vần đề chăm sóc sức khỏe cho ngƣời cao tuổi cũng đƣợc một số tác giả Việt Nam quan tâm. Nhóm tác giả Đàm Viết Cƣơng, Trần Thị Mai Oanh, Dƣơng Huy Lƣơng, Khƣơng Anh Tuấn và cộng sự đã dựa trên những hỗ trợ về kỹ thuật và tài chính của Chƣơng trình Hợp tác Y tế Việt Nam - Thụy Điển, trong năm 2005 - 2006, Viện Chiến lƣợc và Chính sách Y tế đã tiến hành nghiên cứu Đánh giá tình hình sức khỏe và chăm sóc sức khỏe người cao tuổi Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại 7 tỉnh thuộc 7 vùng trong cả nƣớc. Điều tra hộ gia đình đƣợc thực hiện ở 1.132 hộ gia đình có ngƣời cao tuổi. Kết quả từ cuộc nghiên cứu đã cho thấy, tỷ lệ ốm của nhóm ngƣời cao tuổi cao hơn các nhóm tuổi khác và ngƣời cao tuổi là nữ giới thƣờng mặc bệnh cao hơn nam 8 giới. Các yếu tố về tinh thần thoải mái, gia đình hòa thuận, kinh tế ổn định là những yếu tố có ảnh hƣởng tích cực tới sức khỏe của ngƣời cao tuổi. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy đƣợc rằng, ngƣời cao tuổi tại các tỉnh nghiên cứu ít có kiến thức về phòng chống một số bệnh thƣờng gặp nhƣ bệnh tăng huyết áp, đau khớp. Khoảng 45% ngừi cao tuổi không biết cách phòng chống bệnh cao huyết áp. Đối với công tác chăm sóc NCT, nghiên cứu đã chỉ ra rằng, ngƣời cao tuổi có nhu cầu chăm sóc sức khỏe cao và có mô hình bệnh tật đặc thù nhƣng việc chăm sóc sức khỏe cho ngƣời cao tuổi của ngành y tế hiện nay còn mang tính thụ động. Các cơ sở y tế chƣa chủ động lên kế hoạch để thăm khám sức khỏe cho ngƣời cao tuổi. Nghiên cứu đƣợc tiến hành với quy mô rộng, số mẫu khá lớn, các vấn đề nghiên cứu rất cụ thể, thể hiện đƣợc tình hình sức khỏe của ngƣời cao tuổi cũng nhƣ thực trạng chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi tại địa phƣơng. Tuy nhiên, do đề tài thực hiện đã khá lâu, các số liệu không thể hiện đƣợc thực trạng hiện tại. (Đàm Viết Cƣơng, Trần Thị Mai Oanh, Dƣơng Huy Lƣơng, Khƣơng Anh Tuấn và cộng sự, 2006) [9] Ở một quy mô nhỏ hơn, nhƣng cùng chủ đề về vấn đề chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi, hai tác giả Trƣơng Tấn Minh, Nguyễn Hoa Hội, 2012, đã thực hiện đề tài Nghiên cứu nhận thức, hành vi và nhu cầu chăm sóc sức khỏe người cao tuổi tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa. Nghiên cứu đƣợc tiến hành bằng phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng, với việc khảo sát bằng bảng hỏi trên 1.404 ngƣời dân trên 60 tuổi tại địa bàn. Kết quả của cuộc nghiên cứu đã cho thấy, có 56.6% ngƣời cao tuổi có nhận thức tốt về chăm sóc sức khỏe. Tỷ lệ bình quân ngƣời cao tuổi có hành vi chăm sóc sức khỏe tốt chỉ chiếm 36,7%, 40,5% ngƣời cao tuổi nhận sức khỏe của mình ở mức không khỏe. Có 79,6% ngƣời cao tuổi có chế độ dinh dƣỡng kém, 52% ngƣời cho rằng mình có ít nhất một bệnh với tỷ lệ 1,6 bệnh/ngƣời. Các bệnh mà ngƣời cao tuổi thƣờng gặp phải không phải là bệnh truyền nhiễm. Bệnh cao huyết áp và tim mạch vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất với 22%. Có 12% ngƣời cao tuổi hạn chế sinh hoạt hoặc tự vệ sinh hàng ngày, 95,3% ngƣời cao tuổi chọn trạm y tế xã làm nơi khám chữa bệnh đầu tiên và đa số ngƣời cao tuổi đều điều trị bằng Tây y. Nghiên cứu đƣợc tiến hành với 9 số mẫu khá lớn, mang tính đại diện cao. Nghiên cứu cũng đã khai thác, tìm hiểu nhiều vấn đề về nhận thức và nhu cầu chăm sóc sức khỏe của ngƣời cao tuổi. Tuy nhiên, đề tài chƣa nghiên cứu rõ đến nhu cầu chăm sóc sức khỏe của ngƣời cao tuổi, kết quả chỉ mới đƣa ra đƣợc rằng, ngƣời cao tuổi thƣờng khám bệnh tại trạm y tế xã và điều trị bằng Tây y là chính. (Trƣơng Tấn Minh, Nguyễn Hoa Hội, 2012) [21]. Qua các cuộc nghiên cứu, các bài báo đã đƣợc đề cập tới trên đây, đã cho thấy vấn đề về vai trò của ngƣời cao tuổi đang đƣợc quan tâm đến. Các nghiên cứu và bài viết đã đƣa ra một cái nhìn cụ thể nhất về ngƣời cao tuổi và việc chăm sóc sức khỏe ở họ. Ngƣời cao tuổi luôn có nhƣ cầu cao về chăm sóc sức khỏe và lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cho ngƣời cao tuổi trong tƣơng lai sẽ rất cần đƣợc quan tâm và phát triển hơn để có thể đáp ứng nhu cầu của ngƣời dân. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Nhằm đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu, tôi đã thực hiện các nhiệm vụ sau: - Thu thập và tổng quan các nghiên cứu, tài liệu, các báo cáo và bài viết có liên quan. - Nghiên cứu hệ thống lý thuyết, các mô hình công tác xã hội trong - ngoài nƣớc và các khái niệm liên quan nhằm làm cơ sở lý luận cho đề tài. - Thu thập thông tin, nắm bắt đƣợc nhu cầu chăm sóc sức khỏe ở ngƣời cao tuổi trên địa bàn. - Thực hiện xây dựng - áp dụng mô hình và lƣợng giá kết quả đạt đƣợc trong quá trình nghiên cứu trƣờng hợp. - Từ kết quả nghiên cứu đề xuất các khuyến nghị liên quan đến đề tài. 5. Đóng góp của đề tài Đề tài góp phần tìm hiểu và vận dụng một số lý thuyết trong nghiên cứu Công tác xã hội vào nghiên cứu áp dụng mô hình chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng. Đó là lý thuyết nhu cầu và lý thuyết tiếp cận nhận thức hành vi, các quan điểm lý thuyết này sẽ đƣợc vận dụng để lý giải về nhu cầu chăm sóc sức khỏe của ngƣời cao tuổi và đánh giá mô hình chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng tại địa bàn xã Vĩnh Hòa, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dƣơng. 10
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan