Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Mối quan hệ cơ sở dẫn liệu với việc thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toá...

Tài liệu Mối quan hệ cơ sở dẫn liệu với việc thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính ( www.sites.google.com/site/thuvientailieuvip )

.PDF
47
557
144

Mô tả:

Đề án môn học GVHD: TS Phan Trung Kiên MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................ 2 PHẦN 1: Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán báo cáo tài chính ....... 3 1.1. Bản chất của Kiểm toán báo cáo tài chính: ........................... 3 1.1.1. Định nghĩa về Kiểm toán: .................................................... 3 1.1.2. Định nghĩa về kiểm toán báo cáo tài chính: ....................... 3 1.2. Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán báo cáo tài chính......... Error! Bookmark not defined. 1.2.1.Cơ sở dẫn liêu ........................................................................ 4 1.2.2 Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán báo cáo tài chính: ............. 4 1.2.3 Các cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán báo cáo tài chính ........ 5 PHẦN 2:MỐI QUAN HỆ GIỮA CSDL VỚI VIỆC THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG BÁO CÁO TÀI CHÍNH ......................................................................................................... 6 2.1. Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính:............................ 6 2.2. Mối quan hệ CSDL với thu thập bằng chứng kiểm toán: .... 6 2.2.1. Quan hệ CSDL với mục tiêu kiểm toán .............................. 6 2.2.2. Mối quan hệ mục tiêu kiểm toán với kỹ thuật ................. 11 2.2.3. Thí dụ về kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán ........ 16 PHẦN 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN. .................................................. 22 3.1. Sự thay đổi của nội dung kiểm toán .................................... 22 3.1.1Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán ............................ 22 3.1.2Trong giai đoạn thực hiện kế hoạch ................................... 23 3.1.3Trong giai đoạn kết luận và lập báo cáo............................. 23 3.2. Những vấn đề đặt ra khi thu thập bằng chứng trong kiểm toán Pham Dang Duong một số 1 Lop: Kiem toan54B khoản Đề án môn học GVHD: TS Phan Trung Kiên mục.......................................................................................................2 4 KẾT LUẬN .................................................................................. 34 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................... 35 LỜI MỞ ĐẦU Là một sinh viên được đào tạo theo chuyên ngành kiểm toán, thực hiện đề án môn học là cơ hội tốt để củng cố kiến thức, xây dựng tư duy nghiên cứu và trình bày lý luận về môn học chuyên ngành kiểm toán. Đây là nền tảng quan trọng cho các tác nghiệp thực tế của các kiểm toán viên tương lai. Trong lĩnh vực kiểm toán, kiểm toán tài chính là một mảng lớn, đóng vai trò chủ chốt cũng như chiếm một tỉ trọng lớn trong hoạt động kiểm toán. Muốn đạt được hiệu quả, chất lượng của cuộc kiểm toán bên canh việc lập kế hoạch chu đáo, thu thập bằng chứng thích hợp, đầy đủ... kiểm toán viên cần phải hiểu và nắm vững những kiến thức, khái niệm cơ bản của kiểm toán tài chính. Và một trong các khái niệm cơ bản và quan trọng trong kiểm toán tài chính là Cơ sở dẫn liệu. Tuy nhiên, với sinh viên thì khái niệm Cơ sở dẫn liệu luôn được hiểu một cách không rõ ràng cả về bản chất cũng như về tầm ảnh hưởng của nó đối với các công việc kiểm toán. Trước thực trạng đó, em xin lựa chọn đề tài nghiên cứu của mình là: “Mối quan hệ Cơ sở dẫn liệu với việc thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính Bài đề án của em bao gồm ba phần chính: Pham Dang Duong 2 Lop: Kiem toan54B Đề án môn học GVHD: TS Phan Trung Kiên Phần 1: Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán báo cáo tài chính Phần 2: Quan hệ giữa Cơ sở dẫn liệu với thu thập bằng chứng kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính Phần 3: Những vấn đề đặt ra trong thu thập bằng chứng kiểm toán Tuy em đã cố gắng hết sức nhưng do điều kiện và kiến thức của em còn hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được nhứng lời nhận xét của thầy giáo hướng dẫn. Em xin gửi lời cám ơn chân thành tới thầy giáo hướng dẫn TS. Phan Trung Kiên đã hướng dẫn, chỉ bảo em nhiệt tình trong suốt thời gian làm đề án để em có thể hoàn thành bài đề án này. Em xin chân thành cám ơn ! PHẦN 1: CƠ SỞ DẪN LIỆU TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1.1. Bản chất của kiểm toán Báo cáo tài chính 1.1.1. Định nghĩa về kiểm toán Theo định nghĩa của Hiệp hội Kế toán Mỹ (American Accounting Association - AAA) cho rằng: “Kiểm toán là một quá trình có hệ thống nhằm thuthập và đánh giá bằng chứng có liên quan đến việc xác nhận của kiểm toán viênchuyên nghiệp thuộc các tổ chức kiểm toán độc lập về tính đúng đắn, hợp lý củacác tài liệu, sổ kế toán và BCTC của các doanh nghiệp, hội đồng, tổ chức đoàn thể,tổ chức xã hội khi có yêu cầu của đơn vị này” Pham Dang Duong 3 Lop: Kiem toan54B Đề án môn học GVHD: TS Phan Trung Kiên Theo định nghĩa trong chuẩn mực kiểmtoán của Vơng Quốc Anh Kiểm toán là sự kiểm tra độc lập và là sự bày tỏ ý kiếnvề bảng khai tài chính của một xí nghiệp do một kiểm toán viên đợc bổ nhiệm đểthực hiện những công việc đó theo đúng với bất cứ nghĩa vụ pháp định có liênquan. Theo định nghĩa của Liên đoàn Kếtoán quốc tế( International Federation of Accountants- IFAC) thì: “Kiểm toán làviệc kiểm tra và trình bày ý kiến của kiểm toán viên độc lập về BCTC.” 1.1.2. Định nghĩa về Kiểm toán báo cáo tài chính Theo giáo trình Kiểm toán tài chính Đại học kinh tế quốc dân: “Kiểm toán tài chính là hoạt động đặc trưng nhất của kiểm toán bởi nó chứa đựng đầy đủ sắc thái “ kiểm toán” ngay từ khi ra đời cũng như trong quá trình phát triển. Đặc trưng cơ bản đó của kiểm toán tài chính bắt nguồn từ chính đối tượng kiểm toán tài chính và từ quan hệ chủ thể - khách thể kiểm toán. Đối tượng trực tiếp của kiểm toán tài chính là các bảng khai tài chính, bộ phận quan trọng của bảng khai này là Báo cáo tài chính” Theo chuẩn mực kiểm toán số 200 – điểm 04: “ Báo cáo tài chính là hệ thống báo cáo được lập theo chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành( hoặc được chấp nhận) phản ánh các thông tin kinh tế, tài chính chủ yếu của đơn vị Mục đích của kiểm toán báo cáo tài chính là xác định xem toàn bộ báo cáo tài chính có được trình bày khách quan trong quan hệ với những đặc điểm cụ thể hay không? Theo thông lệ kế toán quốc tế, các doanh nghiệp phải công bố các báo cáo tài chính gồm: Pham Dang Duong 4 Lop: Kiem toan54B Đề án môn học GVHD: TS Phan Trung Kiên Báo cáo kết quả kinh doanh, Bảng cân đối kế toán và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Các báo cáo tài chính là đối tượng quan tâm trực tiếp của các tổ chức, cá nhân. Do đó, báo cáo tài chính cũng là đối tượng trực tiếp và thường xuyên của hầu hết các cuộc kiểm toán. ( trích giáo trình kiểm toán – TS. Phan Trung Kiên)  Bản chất của Kiểm toán báo cáo tài chính là hoạt động của các KTV độc lập và có năng lực tiến hành thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán về các BCTC được kiểm toán nhằm kiểm tra và báo cáo về mức độ trung thực hợp lý của BCTC được kiểm toán với các tiêu chuẩn, chuẩn mực đã được thiết lập 1.2 Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán báo cáo tài chính 1.2.1 Cơ sở dẫn liệu Trong Chuẩn mực Kiểm toán Việt Namsố 500 “Cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính là căn cứ của các khoản mục và thông tin trình bày trong báo cáo tài chính do Giám đốc (hoặc người đứng đầu) đơn vị chịu trách nhiệm lập trên cơ sở các chuẩn mực và chế độ kế toán quy định phải được thể hiện rõ ràng hoặc có cơ sở đối với từng chỉ tiêu trong báo cáo tài chính”. 1.2.2 Cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán báo cáo tài chính Trong lĩnh vực kiểm toán tài chính thì khái niệm Cơ sở dẫn liệu đã được định nghĩa như sau: “Cơ sở dẫn liệu là sự khẳng định một cách công khai hoặc ngầm định của ban quản lý về sự trình bày của các bộ phận trên báo cáo tài chính”. Pham Dang Duong 5 Lop: Kiem toan54B Đề án môn học GVHD: TS Phan Trung Kiên Chính vì sự quy định như vậy mà các cơ sở dẫn liệu được ban quản lý sử dụng như một phần của các chuẩn mực trong việc trình bày và báo cáo các thông tin kế toán trên các báo cáo tài chính. 1.2.3 Các cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán báo cáo tài chính Theo Chuẩn mực Kiểm toán số 500, Cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính của các doanh nghiệp phải có (phải đạt được) các tiêu chuẩn sau: Hiện hữu: một tài sản hay một khoản nợ phản ánh trên báo cáo tài chính thực tế phải tồn tại (có thực) vào thời điểm lập báo cáo. Quyền và nghĩa vụ: Một tài sản hay khoản nợ phản ánh trên báo cáo tài chính đơn vị phải có quyền sở hữu hoặc có trách nhiệm hoàn trả tại thời điểm lập báo cáo. Phát sinh: Một nghiệp vụ hay một sự kiện đã ghi chép thì phải xảy ra và có liên quan đến đơn vị trong thời kỳ xem xét. Đầy đủ: Toàn bộ tài sản, các khoản nợ, nghiệp vụ hay giao dịch đã xảy ra có liên quan đến báo cáo tài chính phải được ghi chép hết các sự kiện liên quan. Đánh giá: Một tài sản hay một khoản nợ được ghi chép theo giá trị thích hợp trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được thừa nhận). Chính xác: Một nghiệp vụ hay một sự kiện được ghi chép theo đúng giá trị của nó, doanh thu hay chi phí được ghi nhận đúng kỳ, đúng khoản mục và đúng về toán học. Trình bày và công bố: Các khoản mục được phân loại, diễn đạt và công bố phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được Pham Dang Duong 6 Lop: Kiem toan54B Đề án môn học GVHD: TS Phan Trung Kiên chấp nhận). . PHẦN 2: MỐI QUAN HỆ CSDL VỚI VIỆC THU THẬP BẰNG CHỨNG KIỂM TOÁN TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH 2.1. Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính Theo Chuẩn mực Kiểm toán số 200, mục tiêu kiểm toán được định nghĩa như sau: “Mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là giúp cho kiểm toán viên và công ty kiểm toán đưa ra ý kiến xác nhận rằng báo cáo tài chính có được lập trên cơ sở chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành (hoặc được chấp nhận), có tuân thủ pháp luật liên quan và có phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không?” Còn theo Văn bản chuẩn mực kiểm toán 1 (SAS 1 (AU 110)): “Mục tiêu của cuộc kiểm tra bình thường các báo cáo tài chính của Pham Dang Duong 7 Lop: Kiem toan54B Đề án môn học GVHD: TS Phan Trung Kiên kiểm toán viên độc lập là sự trình bày một nhận xét về mức trung thực mà các báo cáo tài chính phản ánh tình hình tài chính, các kết quả hoạt động và sự lưu chuyển dòng tiền mặt theo các nguyên tắc kế toán đã được thừa nhận.” Ở đây các khái niệm “trung thực, hợp lý, hợp pháp” được hiểu như sau: - Trung thực là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng sự thật nội dung, bản chất và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh - Hợp lý là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh trung thực, cần thiết và phù hợp về không gian, thời gian và sự kiện được nhiều người thừa nhận - Hợp pháp là thông tin tài chính và tài liệu kế toán phản ánh đúng pháp luật, đúng chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành 2.2 Quan hệ CSDL với thu thập bằng chứng kiểm toán 2.2.1 Quan hệ CSDL với mục tiêu kiểm toán Nếu Cơ sở dẫn liệu đã được thể hiện trên các báo cáo tài chính hướng tới đòi hỏi ở các bước công nghệ kế toán thì xác minh của kiểm toán viên trước hết tập trung vào việc xem xét độ tin cậy của các cơ sở dẫn liệu đó. Hơn nữa, trách nhiệm của cả nhà quản lý, cả kiểm toán viên là đảm bảo độ tin cậy của các cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính. Do đó, giữa các cơ sở dẫn liệu và mục tiêu kiểm toán có quan hệ chặt chẽ với nhau cả về nội dung và kết cấu của các yếu tố cấu thành tính trung thực và hợp lý của báo cáo tài chính. Mục tiêu kiểm toán là đưa ra các nhận xét về tính trung thực và hợp lý của các cơ sở dẫn liệu đã được trình bày. Pham Dang Duong 8 Lop: Kiem toan54B Đề án môn học GVHD: TS Phan Trung Kiên Sơ đồ 1: Mối quan hệ giữa cơ sở dẫn liệu và mục tiêu kiểm toán Nhà quản lý Kiểm toán viên Các mục tiêu kiểm toán: Đưa ra nhận xét về mức độ trung thực và hợp lý của các cơ sở dẫn liệu Cơ sở dẫn liệu: Là đối tượng hướng tới và là cơ sở hình thành các mục tiêu kiểm toán Mục tiêu kiểm toán của kiểm toán tài chính bao gồm hai loại là mục tiêu kiểm toán chung và mục tiêu kiểm toán đặc thù. Trong mục tiêu kiểm toán chung lại chia thành hai loại cụ thể là sự hợp lý chung và các mục tiêu khác. Mục tiêu hợp lý chung bao hàm việc xem xét, đánh giá tổng thể số tiền ghi trên các khoản mục trên cơ sở cam kết chung về trách nhiệm của nhà quản lý và thông tin thu được qua khảo sát thực tế ở khách thể kiểm toán trong quan hệ với việc lựa chọn các mục tiêu chung khác. Vì vậy, đánh giá sự hợp lý chung cũng hướng tới khả năng sai sót cụ thể của các số tiền trên khoản mục. Nếu kiểm toán viên không nhận thấy mục tiêu hợp lý chung đã đạt được thì tất yếu phải dùng đến các mục tiêu chung khác. Từ đó kiểm toán viên sẽ lập kế hoạch thu thập những bằng chứng chi tiết hơn trên các khoản mục hay phần hành cụ thể với những mục tiêu xác định. Việc định vị các bộ phận cấu thành kèm theo định hướng mục tiêu tương ứng giúp ích rất Pham Dang Duong 9 Lop: Kiem toan54B Đề án môn học GVHD: TS Phan Trung Kiên lớn cho kiểm toán nâng cao hiệu quả hoạt động do có được kết luận đúng đắn trên cơ sở có bằng chứng đầy đủ và có hiệu lực với chi phí kiểm toán ít. Tuy nhiên, mục tiêu hợp lý chung cũng đòi hỏi sự nhạy bén, khả năng phán đoán cùng tác phong sâu sát với thực tế ở đơn vị của kiểm toán viên. Bên cạnh mục tiêu hợp lý chung là các mục tiêu chung khác. Các mục tiêu này được đặt ra tương ứng với các cơ sở dẫn liệu của báo cáo tài chính là: hiệu lực, tính trọn vẹn, quyền và nghĩa vụ, chính xác cơ học, phân loại và trình bày. Mục tiêu hiệu lực: là hướng xác minh vào tính có thực của số tiền trên các khoản mục. Có thể xem mục tiêu này là hướng tới tính đúng đắn về nội dung kinh tế của các khoản mục trong quan hệ với các nghiệp vụ, các bộ phận cấu thành khoản mục đó. Từ đó, số tiền ghi trên các báo cáo tài chính phải là con số thực tế. Nếu ghi một nghiệp vụ bán hàng vào Nhật ký và từ đó vào Sổ cái để chuyển vào Báo cáo kết quả kinh doanh là vi phạm mục tiêu hiệu lực... Mục tiêu trọn vẹn: là hướng xác minh vào sự đầy đủ về thành phần (nội dung) cấu thành số tiền ghi trên các khoản mục. Cụ thể mục tiêu này liên quan đến tính đầy đủ của các nghiệp vụ, tài sản và vốn cần được tính vào khoản mục. Mục tiêu này là phần bổ sung cho cơ sở dẫn liệu tính trọn vẹn. Mục tiêu quyền và nghĩa vụ: bổ sung cho cơ sở dẫn liệu quyền và nghĩa vụ với ý nghĩa xác minh lại quyền sở hữu (hoặc sử dụng lâu dài và được luật định thừa nhận) của tài sản và nghĩa vụ pháp lý (hoặc hợp đồng dài hạn) của các khoản nợ và vốn. Thực chất của mục tiêu này là hướng tới mối liên hệ giữa các bộ phận và giữa các bộ phận và giữa các khoản mục trong và ngoài Bảng cân đối tài sản. Pham Dang Duong 10 Lop: Kiem toan54B Đề án môn học GVHD: TS Phan Trung Kiên Mục tiêu định giá: hướng xác minh vào cách thức và kết quả biểu hiện tài sản, vốn và các hoạt động (chi phí, chiết khấu, thu nhập…) thành tiền. Như vậy, mục tiêu này nghiêng về thẩm tra giá trị thực kể cả cách thức đánh giá theo nguyên tắc kế toán, thực hiện các phép tính theo phương pháp toán học. Tuy nhiên, mục tiêu này cũng không ngoại trừ xem xét tới liên hệ về cơ cấu có ảnh hưởng tới số tiền ghi trong các báo cáo tài chính như việc thẩm tra các khoản chiết khấu, hối khấu, lãi suất, cổ tức v.v… Đây là những khoản cấu thành chi phí, thu nhập, tài sản và vốn. Mục tiêu này được sử dụng để làm rõ ràng hơn cam kết của nhà quản lý về định giá và phân bổ Mục tiêu phân loại: là hướng xem xét lại việc xác định các bộ phận, nghiệp vụ được đưa vào tài khoản cùng việc sắp xếp các tài khoản trong các báo cáo tài chính theo bản chất kinh tế của chúng được thể chế bằng các văn bản pháp lý cụ thể đang có hiệu lực. Trong các văn bản này, hệ thống tài khoản là cơ sở ban đầu để thẩm tra phân loại tài sản, nghiệp vụ và vốn xảy ra cuối kỳ kế toán cũng là một trọng tâm rà soát việc ghi vào các tài khoản. Với nội dung trên, mục tiêu này là sự bổ sung cần thiết vào cam kết về phân loại và phân bổ Mục tiêu chính xác cơ học: là hướng xác minh về sự đúng đắn tuyệt đối qua các con số cộng sổ và chuyển sổ: các chi tiết trong số dư (cộng số phát sinh) của tài khoản cần nhất trí với các con số trên các sổ phụ tương ứng; số cộng gộp của tài khoản trùng hợp với số tổng cộng trên các sổ phụ có liên quan; các con số chuyển sổ, sang trang phải thống nhất. Rõ ràng, số dư (tổng số phát sinh) của tài khoản được phản ánh vào các khoản mục xác định của báo cáo tài chính. Các con số này được minh chứng từ các sổ chi tiết trong các sổ phụ được liệt kê từ các bảng kê, nhật ký và các bảng phụ lục do khách hàng lập. Pham Dang Duong 11 Lop: Kiem toan54B Đề án môn học GVHD: TS Phan Trung Kiên Mục tiêu chính xác cơ học sẽ bổ sung cho cam kết này của nhà quản lý với hàm ý khẳng định lại mức chính xác số tổng cộng của chúng với Sổ cái... Mục tiêu trình bày: hướng xác minh vào cách ghi và thuyết trình các số dư (hoặc tổng số phát sinh của tài khoản) vào các báo cáo tài chính. Thực hiện mục tiêu này đòi hỏi kiểm toán viên thử nghiệm chắc chắn là tất cả các tài khoản thuộc Bảng cân đối tài sản và Báo cáo kết quả kinh doanh cùng các thông tin có liên quan được trình bày đúng và thuyết minh rõ trong các bảng và các giải trình kèm theo. Với ý nghĩa đó, mục tiêu này là phần bổ sung của kiểm toán viên vào xác nhận của nhà quản lý về sự trình bày và thuyết minh Hiểu được và định ra được các mục tiêu chung của kiểm toán mới là bước đầu, vấn đề quan trọng là phải cụ thể hoá được các mục tiêu chung này vào từng tài khoản và các phần hành cụ thể. Kết quả của quá trình cụ thể hoá này chính là sự hình thành các mục tiêu kiểm toán đặc thù. Mục tiêu kiểm toán đặc thù được xác định trên cơ sở mục tiêu chung và đặc điểm của khoản mục hay phần hành cùng cách phản ánh theo dõi chúng trong hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ. Do đó, mỗi mục tiêu chung có ít nhất một mục tiêu đặc thù. Tóm lại, có thể khái quát ảnh hưởng của cơ sở dẫn liệu đến việc hình thành mục tiêu kiểm toán theo sơ đồ sau Sơ đồ 2: Các bước triển khai mục tiêu kiểm toán Các báo cáo tài chính Các bộ phận cấu thành của báo cáo tài chính Xác nhận của Ban quản trị Pham Dang Duong về các bộ phận thành.Kiem toan54B 12 cấu Lop: (Các cơ sở dẫn liệu) Đề án môn học GVHD: TS Phan Trung Kiên Sau khi xác định được các mục tiêu kiểm toán, kiểm toán viên sẽ phải tìm ra các phương pháp thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp để có thể thực hiện được mục tiêu kiểm toán đã định. 2.2.2 Mối quan hệ giữa Mục tiêu kiểm toán và kĩ thuật kiểm toán Với phương pháp tuân thủ: Phương pháp tuân thủ hay thử nghiệm tuân thủ là thử nghiệm dựa vào kết quả của hệ thống kiểm soát nội bộ khi hệ thống này tồn tại Pham Dang Duong 13 Lop: Kiem toan54B Đề án môn học GVHD: TS Phan Trung Kiên và hoạt động có hiệu lực, để khẳng định sự tồn tại và hiệu lực này cần khảo sát, thẩm tra và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ. Đặc biệt, thử nghiệm tuân thủ chỉ thực hiện khi hệ thống kiểm soát nội bộ tồn tại và được đánh giá là hoạt động có hiệu lực trong trường hợp hệ thống kiểm soát nội bộ không tồn tại và không hoạt động liên tục thì kiểm toán viên sẽ không tiến hành thử nghiệm tuân thủ. Thử nghiệm kiểm soát được thực hiện với những phương pháp khác nhau tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Phương pháp kiểm tra tài liệu hoặc thực hiện lại các thủ tục kiểm soát được áp dụng nếu các thủ tục để lại các dấu vết trực tiếp trên tài liệu như các chữ kí phê duyệt , hóa đơn lưu....Nếu các thủ tục kiểm soát không để lại dấu vết trong tài liệu , kiểm toán viên tiên hành quan sát các hoạt động liên quan đến kiểm soát nội bộ hoặc phỏng vấn nhân viên đơn vị về thủ tục kiểm soát. Ngoài ra kiểm toán viên cũng sử dụng các phương pháp bổ sung để xác minh kết quả thử nghiệm. Với phương pháp này kiểm toán viên có thể theo dõi từng bước thực hiện nghiệp vụ đó trên sổ sách hoặc trong thực tế để đánh giá về kiểm soát đối với nghiệp vụ này. Với phương pháp này cơ sở dẫn liệu được chia làm 3 loại: sự hiện diện, tính liên tục, tính hữu hiệu. Với sự hiện diện: Mục tiêu liên quan ở đây là xem xét qui chế kiểm soát có tồn tại hay không, cụ thể là hệ thống kiểm soát nội bộ có thực sự tồn tại trong doanh nghiệp hay không. Trong bất kì một cuộc kiểm toán tài chính nào, kiểm toán viên cần sử dụng các phương pháp thử nghiệm kiểm soát để đánh giá và xem xét xem liệu hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp có thực sự tồn tại hay không từ đó xác định các phương pháp kiểm toán tiếp theo. Tùy vào trường hợp, tùy Pham Dang Duong 14 Lop: Kiem toan54B Đề án môn học GVHD: TS Phan Trung Kiên vào phần hành cụ thể mà phương pháp kiểm toán được sử dụng tương ứng. Chẳng hạn để đảm bảo việc phân cách nhiệm vụ giữa người giữ tiền và người giữ sổ kiểm toán viên có thể thẩm tra việc phân cách nhiệm vụ, phỏng vấn ban quản lí và nhân viên, điều tra xem liệu có sự phân cách thực sự trong đơn vị hay không. Trong trường hợp đơn vị thiết kế thủ tục kiểm soát sử dụng các phiếu xin lĩnh vật tư, đơn đặt hàng, các bảng tập hợp chi phí và báo cáo kiểm định sản phẩm có đánh số trước trong phần hành hàng tồn kho. Lúc này kiểm toán viên điều tra và quan sát việc sử dụng các tài liệu có đánh số trước này, và kiểm tra tính liên tục của chúng cũng như kiểm tra các chữ kí phê duyệt liên quan. Với cơ sở dẫn liệu tính liên tục: Mục tiêu kiểm toán là các qui chế kiểm soát hoạt động liên tục trong kì báo cáo tài chính đã lập. Để đảm bảo mục tiêu kiểm toán viên cần tiến hành theo dõi, phỏng vấn bản quản lí cũng như nhân viên để nhận thức rõ xem liệu thủ tục kiểm soát mà doanh nghiệp thiết kế có được vận hành một cách liên tục không. Phương pháp chủ yếu ở đây được sử dụng là điều tra, phỏng vấn kết hợp với một số phương pháp kiểm soát khác. Với thủ tục kiểm soát là các chứng từ vận chuyển và hóa đơn bán hàng được đánh số trước trong phần hành bán hàng, khi đó thủ tục kiểm toán ở đây là kiểm toán viên sẽ tiến hành chọn dãy hóa đơn chứng từ để kiểm tra việc đánh số có được thực hiện một cách liên tục không. Ngoài ra, có thể kết hợp phỏng vấn những người liên quan trong quá trình để xác minh việc thực hiện. Với cơ sở dẫn liệu là tính hữu hiệu: Tương ứng với cơ sở dẫn liệu này là mục tiêu là qui chế kiểm soát đang hoạt động có hiệu lực không. Với cơ sở dẫn liệu và mục tiêu tương ứng này kiểm toán viên Pham Dang Duong 15 Lop: Kiem toan54B Đề án môn học GVHD: TS Phan Trung Kiên sẽ tiến hành các phương pháp kiểm toán như điều tra, xác minh tài liệu, phỏng vấn, quan sát....để xem hệ thống kiểm soát nội bộ mà doanh nghiệp thiết kế, vận hành có thực sự đem lại hiệu quả cho doanh nghiệp và thỏa mãn mục tiêu đã đưa ra hay không. Với mỗi thủ tục kiểm soát khác nhau, mỗi phần hành khác nhau thì phương pháp thu thập bằng chứng cũng khác nhau, dó đó kiểm toán viên cần xác định được được cơ sở dẫn liệu cũng như các mục tiêu tương ứng để tiến hành thiết kế các thủ nghiệm đạt hiệu quả cao nhất. Phương pháp thử nghiệm cơ bản Thử nghiệm cơ bản là thử nghiệm dùng để thu thập bằng chứng về những sai lệch trọng yếu trong báo cáo tài chính. Bao gồm hai loại thử nghiệm là thủ tục phân tích và thử nghiệm chi tiết. Với phương pháp thu thập bằng chứng theo phương pháp thử nghiệm cơ bản cơ sở dẫn liệu được phân ra làm 6 nhóm: sự hiện hữu, tính trọn vẹn, quyền và nghĩa vụ, tính giá và đo lường, trình bày và công bố, chính xác. Thứ nhất với cơ sở dẫn liệu: Sự hiện hữu (phát sinh) Mục tiêu kiểm toán liên quan tới cơ sở dẫn liệu về sự hiện hữu hoặc phát sinh là nhằm thu thập các bằng chứng để khẳng định rằng các tài sản công nợ và vốn chủ thực sự tồn tại và các nghiệp vụ doanh thu, chi phí đã thực sự phát sinh. Do đó kiểm toán viên có thể sử dụng một số các phương pháp thu thập bằng chứng như phỏng vấn, quan sát, gửi thư xác nhận, kiểm kê.... để đảm bảo cơ sở dẫn liệu được thực hiện cũng như mục tiêu kiểm toán tương ứng. Với cơ sở dẫn liệu này kiểm toán viên có thể kiểm kê tiền và hàng tồn kho hoặc các tài sản khác, lấy hoặc theo dõi xác nhận của người mua về các khoản phải thu có quy mô lớn kết hợp với các Pham Dang Duong 16 Lop: Kiem toan54B Đề án môn học GVHD: TS Phan Trung Kiên khoản có quy mô nhỏ điển hình để xác định rằng tiền cũng như hàng tồn kho có thực sự tồn tại hay không. Với nghiệp vụ bán hàng kiểm toán viên có tể chọn dãy liên tục hóa đơn bán hàng, đối chiếu khoản bán hàng đã ghi sổ với từng hóa đơn và xem xét các chứng từ về bán hàng. Hay với nghiệp vụ thu tiền có thể đối chiếu các khoản thu tiền đã ghi sổ với phiếu thu hoặc giấy báo có của ngân hàng. Như vậy, với cơ sở dẫn liệu và mục tiêu tương ứng với mỗi phần hành, chu trình khác nhau kiểm toán viên cần thiết kế các thử nghiệm cơ bản để đảm bảo nghiệp vụ thực sự xảy ra hay khoản mục thực sự tồn tại. Thứ hai là cơ sở dẫn liệu tính trọn vẹn hay tính đầy đủ: Kiểm toán viên cần thu thập bằng chứng để chứng minh là mội nghiệp vụ, tài sản, nợ phải trả đều được ghi chép và phản ánh đầy đủ trong báo cáo tài chính. Vấn đề này khá phức tạp, và đòi hỏi kiểm toán viên phải sử dụng phối hợp nhiều kĩ thuật kiểm tra chẳng hạn như: - Kiểm tra gián tiếp ở những khoản mục có liên quan. - Dựa vào sự quan sát và kết quả kiểm kê để phát hiện những tài sản nằm ngoài sổ sách. - Sử dụng thủ tục phân tích để phát hiện những trường hợp bất thường và hoạch định chiều hướng kiểm tra. - Kiểm tra các nghiệp vụ xảy ra một thời gian ngắn quanh thời điểm khóa sổ, thủ tục này có thể giúp phát hiện những nghiệp vụ, tài sản hay công nợ không được ghi chép đầy đủ hay không ghi chép đúng niên độ. Chẳng hạn như trong khoản phải thu của khách hàng kiểm toán viên tiến hành cộng lại bảng kê hoặc bảng cân đối các khoản phải thu và đối chiếu với sổ cái, đối chiếu hóa đơn bán hàng và vận chuyển với Pham Dang Duong 17 Lop: Kiem toan54B Đề án môn học GVHD: TS Phan Trung Kiên sổ thu tiền và sổ theo dõi khoản phải thu để đảm bảo các khoản phải thu đã phát sinh đều ghi sổ đầy đủ. Với các khoản phải trả kiểm toán viên thực hiện kiểm tra việc khóa sổ với các nghiệp vụ mua hàng, đối chiếu các hóa đơn của từng người bán với sổ hạch toán chi tiết, các sổ tổng hợp khác. Với nghiệp vụ bán hàng đối chiếu vận đơn với hóa đơn, hóa đơn với các bút toán bán hàng trong nhật kí tiêu thụ và sổ thu tiền để xác minh mọi chứng từ đều đã ghi sổ. Thứ ba là quyền và nghĩa vụ: Kiểm toán viên tiến hành thu thập bằng chứng để khẳng định số liệu được báo cáo là tài sản của công ty phải thực sự phản ánh quyền sở hữu của công ty và những công nợ của công ty thì thực sự phản ánh nghĩa vụ của công ty Chẳng hạn khi kiểm toán khoản mục TSCĐ kiểm toán viên xem xét các hợp đồng, biên bản bàn giao TSCĐ hay khi kiểm toán các khoản phải thu tiến hành kiểm tra dấu hiệu đã ghi sổ các bản lưu hóa đơn liên quan đến khoản phải thu có chú ý khoản chiết khấu, hồi khấu, có thể tiến hành điều tra qua tiếp xúc với nhà quản lý có liên quan về sự đầy đủ cả trong cơ cấu và trong thủ tục với các khoản thu tiền được ghi sổ. Riêng đối với các khoản nợ phải trả, kiểm toán viên cũng phải xem chúng có thực sự là nghĩa vụ của đơn vị hay không? Trong một số trường hợp đặc biệt, tuy các khoản phải trả hiện hữu nhưng có thể không còn là nghĩa vụ của đơn vị. Thứ tư tính giá và đo lường: Kiểm toán viên cần thu thập bằng chứng để xác định liệu các tài Pham Dang Duong 18 Lop: Kiem toan54B Đề án môn học GVHD: TS Phan Trung Kiên sản, công nợ, vốn chủ sở hữu, doanh thu và chi phí có được tập hợp, cộng dồn và ghi sổ đúng số tiền hợp lí không. Để đạt được, kiểm toán viên sẽ: - Xem xét chính sách kế toán mà đơn vị đang áp dụng có phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hay không. - Tìm hiểu xem việc áp dụng chúng có nhất quán hay không. - Lấy mẫu kiểm tra xem việc tính toán có chính xác hay không. Thí dụ xem xét phương pháp khấu hao, hoặc phân bổ và kiểm tra giá trị còn lại của tài sản có liên quan. Với nghiệp vụ bán hàng kiểm toán viên có thể tính lại các con số trên hóa đơn bán hàng, đối chiếu các bút toán trên nhật kí bán hàng theo hóa đơn bán hàng, đối chiếu chi tiết trên hóa đơn bán hàng với chứng từ vận chuyển bảng giá, đơn đặt hàng hoặc hợp đồng của người mua. Với các khoản phải thu lấy theo dõi xác nhận của người mua về các khoản phải thu, trao đổi với các nhà quản lí bán chịu về khả năng thu tiền ở các khoản quá hạn và đánh giá khả năng thu tiền. Thứ năm là trình bày và công bố: Các nhà quản lí có trách nhiệm phản ánh trung thực về tình hình tài chính, kết quả hoạt động và trình bày đầy đủ các vấn đề trọng yếu trên báo cáo tài chính theo đúng chuẩn mực và chế độ kế toán. Vì thế, kiểm toán viên phải áp dụng các thủ tục kiểm toán thích hợp để đảm bảo cho việc thực thi những vấn đề trên. Kiểm toán viên cần xác định xem liệu các chính sách tài chính kế toán, các nguyên tắc kế toán có được lựa chọn và áp dụng một các hợp lí không và liệu các thông tin cần khai báo có đầy đủ thích đáng không. Cụ thể hơn nữa đối với cơ sở dẫn liệu này là việc sắp xếp, phân loại, tổng hợp và trình bày Pham Dang Duong 19 Lop: Kiem toan54B Đề án môn học GVHD: TS Phan Trung Kiên các khoản mục trên báo cáo tài chính có phù hợp với chuẩn mực, nguyên tắc kế toán hay không. Đối với nghiệp vụ bán hàng có thể xem xét các chứng từ quan hệ giữa nội dung kinh tế cụ thể của nghiệp vụ bán hàng với xử lý phân loại định khoản tương ứng. Đối với khoản phải thu đối chiếu bảng cân đối về khoản phải thu với phân loại các khoản mục trên bảng cân đối kế tài sản và bản tường trình. Kiểm tra hóa đơn thu tiền, các biên bản họp giao ban có liên quan và trao đổi với nhà quản lí về các khoản phải thu không rõ ràng và xác minh lại các giải trình của ban giám đốc. Và cuối cùng là chính xác: Với cơ sở này thì kiểm toán viên thu thập bằng chứng để khẳng định một hoạt động hay một sự kiện được ghi chép theo đúng giá trị, đúng toán học, các phép tính cộng dồn và chuyển sổ là đúng. Ví dụ như đối với các khoản phải thu phương pháp thu thập bằng chứng úng với cơ sở này là chọn ra một số tài khoản phải thu đối chiếu với số thu tiền và sổ cái, cộng lại các trang và cộng dồn bảng kê hoặc bảng cân đối thu tiền và đối chiếu các tài khoản liên quan trên sổ cái. Với nghiệp vụ thu tiền thủ tục kiểm toán đối chiếu các bút toán ở sổ quỹ với sổ theo dõi thanh toán tiền hàng, các báo cáo thu tiền hoặc các bảng kê thu tiền, cộng lại các khoản thu của sổ quỹ và đối chiếu với sổ cái. Như vậy với một thủ tục kiểm toán có thể cung cấp bằng chứng cho nhiều hơn một cơ sở dẫn liệu với mỗi cơ sở dẫn liệu lại bao gồm nhiều những thủ tục kiểm toán khác nhau. 2.2. 3 Thí dụ kỹ thuật thu thập bằng chứng kiểm toán Pham Dang Duong 20 Lop: Kiem toan54B
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng