Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Một số biện pháp rèn kỹ năng xé dán nhằm phát triển khả năng tạo hình cho trẻ ...

Tài liệu Một số biện pháp rèn kỹ năng xé dán nhằm phát triển khả năng tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4 5 tuổi trong trường mầm non huyện tam dương

.DOC
33
5
130

Mô tả:

BÁO CAÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CAƯAU ƯNG DUNG ÁNG KÊÍN 1. Lời giơi hiêụ Trường mầm non là nơi bắt đầu cho quá trình nhận thức các tri thức khoa học, tri thức về cuộc sống, bắt đầu sự hình thành và phát triển nhận cách cho trẻ, đặt nền móng cho sự phát triển tiếp theo trong suốt cuộc đời con người. Trẻ được lĩnh hội những kiến thức từ các lĩnh vực nhận thức, ngôn ngữ, thể chất, tình cảm xã hội và thẩm mỹ. Trong đó lĩnh vực phát triển thẩm mỹ - hoạt động tạo hình có một vị trí rất quan trọng. Vì vậy, tạo hình là một trong những bộ môn quan trọng nhất trong trường mầm non. Tại sao tôi lại khẳng định như vậy, chúng ta biết rằng: Hoạt động tạo hình là một hoạt động học tập mang tính nghệ thuật, là phương tiện quan trọng trong việc giáo dục thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể lực và lao động. Nó có tác dụng to lớn trong việc giáo dục, phát triển và hình thành nhân cách cho trẻ mầm non, giúp trẻ phát triển chức năng tâm lý hình thành ở trẻ tình yêu đối với con người, yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu cái đẹp... Hình thành ở trẻ những kĩ năng, kĩ sảo, năng lực quan sát, phát triển trí nhớ, trí tuởng tượng, sáng tạo, phát triển khả năng tri giác về hình dáng, cấu trúc, màu sắc của đồ vật bằng mắt một cách có mục đích. Khi tham gia các hoạt động tạo hình trẻ tái tạo lại bằng hình tượng của đồ vật, hình tượng quen thuộc mà trước đó trẻ đã tri giác được. Trong trường mầm non có rất nhiều hoạt động, tuy nhiên hoạt động tạo hình chính là phương tiện để trẻ thể hiện mình, thông qua nghệ thuật tạo hình trẻ được thử sức mình trong việc thể hiện và sáng tạo thế giới riêng theo tư duy của mình, nhất là với trẻ mẫu giáo bé “4-5 tuổi”, một độ tuổi mà thế giới xung quanh trẻ chứa đựng bao điều mới lạ, hấp dẫn trẻ, trẻ dễ bị cuốn hút trước cảnh vật đẹp, những bức tranh sinh động hay những con vật ngộ nghĩnh đáng yêu...Chính vì vậy hoạt động tạo hình là một trong những hoạt động hấp dẫn nhất đối với trẻ mẫu giáo, nó giúp trẻ tìm hiểu khám phá và thể hiện một cách sinh động những gì trẻ nhìn thấy trong thế giới xung quanh, những gì làm trẻ rung động mạnh mẽ và gây cho trẻ những rung động xúc cảm, tình cảm tích cực. Hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động xé dán nói riêng đã giúp trẻ phát triển một cách toàn diện trên tất cả các lĩnh vực: Trí tuệ- Đạo đức- Thẩm mĩ- Thể lực, hoạt động tạo hình thực sự cần thiết cho trẻ lứa tuổi mẫu giáo nói chung và đặc biệt cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nói riêng. Hoạt động xé dán ở trẻ 4 - 5 tuổi lúc này đang được làm quen. Song muốn trẻ có kỹ năng xé dán tốt biết sắp xếp bố cục, màu sắc hợp lý ... thì cô giáo mầm non trước tiên phải có trình độ chuyên môn, có kỹ năng xé dán tốt, có phương pháp tổ chức hoạt động xé dán cho trẻ, có khả năng sưu tầm tìm tòi nguyên vật liệu, sử dụng đồ dùng trực quan hấp dẫn lôi cuốn trẻ giúp trẻ tiếp nhận các tác phẩm tạo hình một cách tốt nhất. 1 Thực tế, ở trường mầm non nơi tôi công tác, hoạt động tạo hình nói chung và hoạt động xé dán đã được trú trọng, nhà trường đã chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên đưa các nội dung phù hợp theo chủ đề và nhận thức của trẻ. Tuy nhiên hầu hết khi xây dựng kế hoạch chỉ đưa nhiều tiết đến hoạt động vẽ và nặn còn hoạt động xé dán thì vô hình ít để ý đến hoặc có thực hiện nhưng không đi sâu và không được thực hiện thường xuyên. Do giáo viên cứ nghĩ trẻ còn nhỏ, chưa thực hiện được. Ngoài ra, nguyên vật liệu cho trẻ sử dụng thì nghèo nàn chủ yếu là giấy thủ công, chưa có sự mở rộng và sáng tạo về màu sắc cũng như đa dạng về chất liệu. Khi tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với hoạt động xé dán thì đa số trẻ rất thích nhưng trẻ chưa thực sự hứng thú và chưa nhiệt tình tham gia vào hoạt động hoặc có tham gia nhưng chỉ trong một thời gian ngắn. Bản thân giáo viên khi thực hiện tổ chức xé dán chưa có phương pháp tổ chức linh hoạt, mềm dẻo mà vẫn dập khuân, ảnh hưởng lối dạy cũ, chưa sáng tạo trong tiết dạy nên chưa thu hút, phát huy được tính tích cực, hứng thú của trẻ. Mặt khác bản thân tôi khi tổ chức xé dán cho trẻ nhưng chưa chú ý rèn cho trẻ kỹ năng xé và kỹ năng sắp xếp bố cục màu sắc, định hướng luật xa gần ... Cùng với đó là điều kiện cơ sở vật chất như tranh ảnh nguyên vật liệu cho trẻ tham khảo chưa phong phú và hấp dẫn trẻ, thường vẫn là tranh cô giáo tự làm nên chưa đảm bảo về yếu tố thẩm mỹ. Hiểu được tầm quan trọng đó, tôi luôn trăn trở và cố gắng tìm tòi những biện pháp, phương pháp tốt nhất với mong muốn giúp trẻ hoạt động tích cực và có kết quả tốt hơn trong lĩnh vực này. Xuất phát từ sự cần thiết và thực tiễn, với khả năng và mong muốn từng bước khắc phục những hạn chế trong việc thực hiện rèn kỹ năng xé dán cho trẻ, tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kỹ năng xé dán nhằm phát triển khả năng tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non huyêṇ Tam Dương”. 2. Tên sáng kiên “Một số biện pháp rèn kỹ năng xé dán nhằm phát triển khả năng tạo hình cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong trường mầm non huyêṇ Tam Dương”. 3. Tác giả sáng kiên - Họ và tên: Lê Thị Hảo - Địa chỉ tác giả sáng kiến: Trường mầm non Đạo Tú - Tam Dương - Vĩnh húc - Địa chỉ email: Số điê ̣n thoại: 0366771025 – Email [email protected] 4. Tên ác giả đầu ư sáng kiên: Lê Thị Hảo 5. Lĩnh vực áp dung sáng kiên: Lĩnh vực phát triển thẩm mỹ 6. Ngày viê sáng kiên đươc áp dung ần đầu: Từ 1/02/2018 – 01/02/2019 7. Mô ả bản chh ccủ sáng kiên 7.1 Về nô ̣i dung của sang kiên 7.1.1 Vai trò của hoạt động xé dan đối với sự phat triển khả năng tạo hình cho trẻ 4-5 tuổi 2 Nhà giáo dục học E.C. oralenva có nghiên cứu và đưa ra nhận xét rằng: "Để cảm nhận được về tính nhịp điệu trong bài vẽ trang trí thì trước đó phải tiên hành cac giờ cắt xé dan trang trí trước" Như vậy hoạt động xé dán có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển trí tưởng tượng, phát triển năng lực sáng tạo cho trẻ và tạo tiền đề lớn cho các hoạt động giáo dục trong trường mầm non. Tranh xé dán ở trường mầm non được bắt nguồn từ thể loại tranh ghép nghệ thật là hình thức dạy trẻ thể hiện tranh từ những mảnh giấy màu dán lên trên nền giấy màu hoặc giấy trắng, các mảnh giấy ghép được xé bằng tay được gọi là tranh xé dán. Đặc biệt lúc này đối với trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi môi trường sống, sinh hoạt của trẻ rộng hơn, trẻ muốn biết nhiều thứ trẻ không chỉ biết diễn đạt nguyện vọng của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc mà còn thông qua hoạt động tạo hình đặc biệt là hoạt động xé dán và đây là một thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh. Chính từ các hoạt động đó sẽ làm phát triển tình cảm thẩm mỹ cho trẻ. Không chỉ có thế trong quá trình trẻ xé dán trẻ được sờ mó được trải nghiệm được tư duy được sáng tạo qua đó thể hiện vai trò rất lớn trong việc giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, nhận thức, thẩm mỹ, tình cảm xã hội. Như vậy, cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình đặc biệt là hoạt động xé dán là góp phần kích thích sự phát triển tư duy, hình thành tính tích cực và mở rộng hiểu biết cho trẻ. Qua những tác phẩm tạo hình... giúp trẻ cảm nhận và bộc lộ cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên, vạn vật...từ đó hình thành ở trẻ sự ham muốn tạo ra cái đẹp Vấn đề cho trẻ tham gia hoạt động tạo hình giúp trẻ có kỹ năng xé dán, phụ thuộc vào các yếu tố: Kiến thức, hiểu biết của cha mẹ và cô giáo, khả năng tiếp xúc hoạt động và nhận thức của trẻ, do đó cần có môi trường giáo dục phù hợp để trẻ được hoạt động. 7.1.2 Đặc điểm hoạt động xé dan của trẻ 4- 5 tuổi Xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lí của trẻ 4 tuổi, vận động của trẻ còn ở mức độ thấp (kỹ năng, thao tác cắt, xé dán…còn hạn chế). Một mặt do trẻ đang trong độ tuổi hiếu động, lúc này môi trường sống, sinh hoạt của trẻ rộng hơn, mọi sự vật hiện tượng xung quanh trẻ còn rất mới lạ, trẻ chưa có khái niệm về cái gì cụ thể. Mặt khác vốn ngôn ngữ của trẻ còn quá ít. Trẻ chưa thể diễn đạt nguyện vọng của mình bằng ngôn ngữ mạch lạc. Vì vậy hoạt động tạo hình chính là một thứ ngôn ngữ riêng để trẻ biểu lộ tình cảm, tiếng nói của mình với mọi người xung quanh. Để tạo ra một sản phẩm đẹp trước hết trẻ phải hiểu về cái đó, có tình cảm với nó và có kỹ năng tạo ra nó, thì trẻ mới hoàn thành sản phẩm đó được. Chính từ các hoạt động đó sẽ làm phát triển tình cảm thẩm mỹ của trẻ. Tuổi mẫu giáo nhỡ trẻ rất thích được hoạt động tạo hình nhất là hoạt động xé dán, trẻ thấy hứng thú khi được dùng các nguyên vật liệu và làm một số động tác đơn giản như xé, vò mà cũng có thể tạo ra sản phẩm trẻ thích. 3 Chính từ những điều đó khiến trẻ thấy lạ lẫm và muốn tạo ra các sản phẩm, trẻ muốn đặt tên cho sản phẩm, và thả hồn tự tưởng tượng ra những gì trẻ thích, từ đó làm nảy sinh tình cảm yêu cái đẹp, hướng tới cái đẹp và mong muốn tạo ra nó. Do sự phát triển nhanh về mặt thể lực, cơ bắp và độ khéo léo của vận động mà khả năng xé được các đường nét khá phức tạp, biết dùng các đường xé liền mạch và mềm mại hơn. Bên cạnh việc thể hiện đường nét thì màu sắc trong tranh xé dán của trẻ giai đoạn này trẻ vẫn sử dụng đồng thời cả hai cách là " màu sắc không bắt chước " và "màu sắc bắt chước" tuy nhiên một số trẻ đã có vốn hiểu biết khá phong phú về cảm giác màu sắc giúp trẻ biết sử dụng màu sắc một cách sinh động và sáng tạo. Khả năng xé dán của trẻ ở giai đoạn này còn được thể hiện ở bố cục bức tranh, trẻ biết tạo nên bức tranh ở thế cân bằng qua các cách sắp xếp đối xứng tuy nhiên vẫn chỉ ở mức đơn giản dễ hiểu. 7.1.3. Nội dung, yêu cầu, hình thức dạy trẻ 4-5 tuổi trong hoạt động xé dan Với đề tài này tôi xây dựng dựa trên tất cả các nội dung rèn kỹ năng xé dán cho trẻ vào các hoạt động tạo hình, các hoạt động trong ngày và các ngày lễ lớn trong năm. * Nội dung dạy trẻ xé dan: + Lựa chọn phối hợp các nguyên vật liệu tạo hình, các nguyên vật liệu thiên nhiên và phế liệu trong sinh hoạt để xé thành sản phẩm. + hối hợp các kỹ năng xé (xé theo dải, xé vụn, xé toạc, xé bứt, xé bấm) vo giấy, kỹ năng xếp hình, phết hồ và dán để tạo ra các sản phẩm có màu sắc kích thước hình dáng đường nét và bố cục. + Biết dựa vào các đặc điểm như bố cục, màu sắc, đường nét, hình dáng... để nhận xét một cách mạch lạc sản phẩm xé dán của mình và của bạn. * Yêu cầu dạy trẻ kỹ năng xé dan và phat triển khả năng thẩm mỹ cho trẻ + Trước tiên tôi rèn cho trẻ có được nề nếp trong khi ngồi học trên lớp vì nề nếp của trẻ là bước đầu tiên quyết định thành công của một tiết học. + Cho trẻ làm quen với các dụng cụ tạo hình và cách sử dụng các nguyên vật liệu cho phù hợp, đảm bảo sử dụng an toàn và hiệu quả. + Rèn cho trẻ có kĩ năng ngồi đúng tư thế, kĩ năng cầm giấy, đặc biệt là kĩ năng bôi hồ và dán mịn đẹp. + Dạy trẻ một số kỹ năng xé dán như xé dải, xé vụn. Khi xé cho trẻ tập xé từ đơn giản đến phức tạp đó là: xé toạc, xé thẳng, xé vụn , xé lân tay... + Dạy cho trẻ một số những quy tắc trong hoạt động tạo hình như luật xa gần, mảng sáng mảng tối để sản phẩm trẻ tạo ra được sinh động hơn. 4 * Hình thức dạy trẻ hoạt động xé dan: + Tổ chức trong giờ học Đối với tiêt mẫu: Đây là một hình thức hoạt động rất quan trọng không thiếu được, bởi lẽ nó có vai trò là nền tảng, là môi trường bồi dưỡng ở trẻ óc quan sát, khả năng phân tích, nhận biết các đặc điểm đa dạng về hình thái, khả năng cảm thụ tính thẩm mỹ và nét độc đáo của các sự vật, hiện tượng xung quanh. Vì vậy việc làm của cô phải chính xác, hình mẫu phải đảm bảo cần cho trẻ tìm hiểu và phân tích các đặc điểm cơ bản của hình mẫu, vừa làm vừa giải thích rõ ràng, kết hợp giữa lời nói và động tác tuy nhiên tránh việc làm mẫu quá lâu sẽ làm mất hứng thú tạo hình của trẻ. Hoạt động xé dan theo đề tài Đây là hình thức xé dán mang tính tự do ít phụ thuộc vào mẫu. Ở hình thức này cô trao đổi với trẻ về nội dung đề tài, giúp trẻ phát triển trí nhớ hình tượng. Dạy trẻ biết lựa chọn đối tượng thể hiện phù hợp với đề tài đã cho, và tạo sản phẩm theo ấn tượng của trẻ; củng cố những kiến thức kĩ năng đã học. Dạy trẻ những phương thức xé dán riêng biệt để tạo ra một đề tài có kết cấu chặt chẽ mạch lạc. Thông qua đó nó sẽ phát triển về năng lực thể hiện màu sắc đường nét. Với dạng tiết đề tài tôi cũng sử dụng hình thức trò chơi cho trẻ. Tuy nhiên với tranh gợi ý không phải là một tranh mà từ hai tranh trở lên nhưng có chung một đề tài cụ thể cho trẻ. + Hoạt động xé dan tự chọn (ý thích): Dưới hình thức hoạt động này, trẻ được chủ động tích cực, tự lựa chọn và thể hiện nội dung miêu tả (đề tài cụ thể) mà mình thích theo dự định xé dán của cá nhân. Dạng tiết học này tôi cũng tổ chức dưới dạng trò chơi để kích thích sự hứng thú của trẻ vào bài học. * Tổ chức mọi úc mọi nơi: Được dạy trẻ trong các hoạt động trong ngày, hoạt động góc, hoạt động ngoài trời, hoạt động chiều... 7.1.4. Thực trạng một số biện phap rèn kỹ năng xé dan nhằm phat triển khả năng tạo hình cho trẻ mẫu giao 4-5 tuổi A1 - Trường mầm non Đạo Tú. * Thuận lợi Năm học 2018-2019 tôi được Ban giám hiệu nhà trường phân công chủ nhiệm lớp 4-5 tuổi A1 với số trẻ là 34 trẻ. Cơ sở vật chất: Trường khang trang sạch sẽ, thoáng mát, nằm ở trung tâm địa bàn của xã nên tiện lợi cho việc đi lại của trẻ, các giá để đồ dùng đồ chơi, tủ để tư trang của trẻ đều được cấp. 5 Trẻ cùng một độ tuổi Nhà trường thường xuyên tổ chức chuyên đề, dự giờ thăm lớp bồi dưỡng cho giáo viên về chuyên môn. Ban giám hiệu vững vàng về chuyên môn, luôn sát sao chỉ đạo giáo viên thực hiện tốt chuyên môn. * Khó khăn Vê cơ sở vẩ ̣t ch́t : hòng học diện tích hẹp, cấu trúc không hợp lý nên việc tổ chức giờ hoạt động tạo hình còn gặp rất nhiều trở ngại như không có diện tích trưng bày sản phẩm. Môi trường cho trẻ hoạt động còn nghèo nàn. Vê phía trẻ + Một số trẻ kém phát triển khả năng vận động nên kỹ năng xé dán còn hạn chế, bên cạnh đó có một trẻ khuyết tật, một số trẻ có tính nhút nhát, e dè ngại hoạt động. + Đa số trẻ chưa có kỹ năng xé, khi phết hồ thì quá nhiều và dán thi nhăn nhúm không phẳng, không mịn. + Quá trình xé dán thì sử dụng màu sắc mang tính cảm hứng và thường là bắt chước, sản phẩm của trẻ chủ yếu là các chi tiết đơn lẻ chưa xây dựng được bố cục chặt chẽ và rõ ràng + Bài xé dán của trẻ mang tính tái tạo dập khuân, thiếu đi sự mềm mại và ít có tính sáng tạo, chưa có tính nghệ thuật. Một số bài các cháu làm ẩu làm cho xong cho có bài để nộp. + Rất nhiều trẻ nói ngọng nên việc mô tả lại hoạt động xé dán và việc đặt tên cho sản phẩm chưa được tốt - Về phíủ giáo viên: + Khi xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề, nhà trường đã chỉ đạo các nhóm lớp xây dựng kế hoạch chủ đề, đưa các tiết dạy xé dán phù hợp với nhận thức của trẻ. Tuy nhiên do ngại trẻ còn nhỏ chưa nhận thức được và kỹ năng thao tác tay chưa khéo léo nên giáo viên xây dựng kế hoạch đã đưa ít các tiết xé dán mà chủ yếu là hoạt động vẽ, nặn, tô màu. + Một số giáo viên còn hạn chế về chuyên môn và chưa tự tin trong việc tổ chức cho trẻ hoạt động xé dán, tổ chức giờ học xé dán còn mang tính khuôn mẫu, áp đặt. + Thiếu giáo viên so với định biên, giáo viên phải kiêm nhiệm thêm công việc của trường, nên việc đầu tư thời gian nghiên cứu tài liệu cho việc sáng tạo soạn giảng còn hạn chế. Việc sưu tầm các nguyên vật liệu xé dán còn chưa cao. Chủ yếu là nguyên vật liệu mua sẵn, chưa gần gũi với trẻ, chưa gây cảm hứng nghệ thuật cho trẻ. 6 - Về phíủ phu huynh: + Đa số phụ huynh ở nông thôn nên sự quan tâm, chăm sóc giáo dục trẻ còn lạc hậu chưa theo khoa học. Một số phụ huynh chưa nhận thức rõ về tầm quan trọng của hoạt động xé dán đối với trẻ. hần lớn phụ huynh rất chú trọng đến các hoạt động khác như học toán trong khi đó lại xem nhẹ hoạt động xé dán. Thấy được những khó nhăn và tồn tại trước mắt tôi đã tìm cách khắc phục những biện pháp đang thực hiên, để đưa ra một số biện pháp mới và cải tiến một số biện pháp cũ. Nhằm giảm ở mức tối thiểu những khó nhăn gặp phải để tiến đến triển khai thực hiện đề tài được hiệu quả nhất. Tôi tiến hành khảo sát hoạt động xé dán của trẻ, tổng số trẻ lớp mẫu giáo 4-5 tuổi A1 là 34 trẻ với các tiêu chí phù hợp với hoạt động xé dán như sau: Biểu 1: KÊhảo sá khả năng ạo hình ccủ rẻ đầu năm học Thời gian khảo sát tháng 2/2018 T rẻ Nội dung khảo sá Tố KÊhá TB Yêu Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ % Tỉ lệ % Trẻ hứng thú với hoạt động xé dán 14 41,1 15 44,1 5 14,8 Trẻ có kỹ năng xé 7 20,6 12 35,2 12 35,2 3 9 Trẻ tạo ra được sản phẩm xé dán hoàn 34/34 thiện 100% Trẻ nói được cách tạo ra sản phẩm xé dán 11 32,3 13 38,2 7 20,5 3 9 10 29,4 13 38,2 3 9 8 23,4 Trẻ nói được tên sản phẩm xé dán và nguyên liệu tạo ra sản phẩm đó 17 50 15 44,2 2 5,8 Kĩ năng bôi hồ mịn đẹp 13 38,2 15 44,1 4 11,7 2 6 Khả năng phối kết hợp màu sắc khi xé 7 20,5 10 29,4 11 32,3 6 17,8 7 dán Khả năng đặt tên cho sản phẩm xé dán mới 10 29,4 11 32,2 3 9 10 29,4 * QUuủ biểu 1 cho hhy: + Kĩ năng xé dán và khả năng phối kết hợp màu sắc có tỷ lệ tốt - khá thấp (có 19 trẻ đạt 55,8%) còn nhiều trẻ yếu + Còn khá nhiều trẻ chưa biết đặt tên cho sản phẩm mới (10 trẻ yếu chiếm 29,4%) + Khả năng trình bày cách làm ra sản phẩm chưa đạt (8 trẻ yếu chiếm 23,4%) * Nguyên nhân ccủ những ồn ại rên + Do nhận thức của trẻ chưa đồng đều, khả năng tạo hình của trẻ còn hạn chế và trẻ chưa tích cực hoạt động. Trẻ ít được thực hành xé dán + Bản thân giáo viên chưa nắm rõ được các kỹ năng xé dán và chưa tìm tòi các phương pháp, không biết cách tổ chức hoạt động xé dán cho trẻ. Bên cạnh đó khi xây dựng kế hoạch chủ đề giáo viên chưa đưa nhiều hình thức xé dán cho trẻ hoạt động không chịu khó tìm tòi thu thập nguyên vật liệu gần gũi với trẻ cho trẻ xé dán, nguyên vật liệu không phong phú và gây cho trẻ cảm giác nhàm chán. Chưa tổ chức cho trẻ thực hành ở mọi lúc mọi nơi. 7.1.5. Thực rạng mộ số biện pháp rèn kỹ năng xé dán nhằm phá riển khả năng ạo hình cho rẻ mẫu giáo 4-5 uổi B - Trường mầm non Thủnh Vân * Thuận ơi + Giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, có trình độ chuyên môn, nắm vững phương pháp dạy các môn học, luôn nỗ lực phấn đấu tích cực tìm tòi nghiên cứu tài liệu, tham khảo trên mạng internet, sáng tạo trong việc làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các hoạt động của trẻ hàng ngày nhất là lĩnh vực xé dán. + Trẻ cùng một độ tuổi, ngoan ngoãn, có nề nếp trong các hoạt động. + hòng học kiên cố, lớp học được trang bị máy tính và được kết nối mạng interrnet; + Được sự quan tâm của sở, của phòng giáo dục và đào tạo, ban giám hiệu nhà trường đầu tư cơ sở vật chất phục vụ dạy và học. Lớp có 39 trẻ nên cơ sở vật chất phục vụ nhu cầu học tập, vui chơi của trẻ tương đối đầy đủ. + Được phụ huynh quan tâm và thường xuyên giúp đỡ về mọi mặt * KÊhó khăn: 8 - Về phíủ rẻ Tuy trẻ trong lớp có cùng một độ tuổi nhưng khả năng nhận thức, nề nếp, các kỹ năng hoạt động của trẻ hoàn toàn khác nhau. Có những trẻ hiếu động, khả năng tập trung kém... khả năng nhận thức của trẻ còn bị hạn chế, kỹ năng xé dán còn yếu, cách chọn màu sắc và sắp xếp bố cục bức tranh còn yếu. Yếu tố này cũng làm cho trẻ không hứng thú tham gia vào hoạt động tạo hình, trẻ chóng chán, không tôn trọng các sản phẩm tạo hình. Bên cạnh đó ở lớp lại có những trẻ tăng động không những không tập trung chú ý vào hoạt động mà trẻ lại còn hay phá rối những trẻ xung quanh. - Về phíủ giáo viên: + Khi xây dựng kế hoạch thực hiện chủ đề, giáo viên đưa ít các tiết xé dán mà chủ yếu là hoạt động vẽ nặn và trang trí. Giáo viên còn chưa chú trọng đến việc rèn kỹ năng xé dán cho trẻ cho trẻ. Không mạnh dạn tự tin, chưa nhiệt tình trong việc rèn kỹ năng xé dán cho trẻ. Việc hối kết hợp với phụ huynh trong việc rèn kỹ năng xé dán cho trẻ chưa chặt chẽ. Chưa có khả năng tạo cảm hứng cho trẻ khi rèn kỹ năng xé dán. Chưa biết tận dụng và xây dựng môi trường để rèn kỹ năng xé dán cho trẻ. Giáo viên chưa có biện pháp rèn trẻ và chưa tự tin trong việc tổ chức cho trẻ hoạt động xé dán. Chưa chịu tìm tòi nguyên vật liệu, chưa khai thác triệt để các ngày lễ lớn... - Về phíủ phu huynh: + Mặc dù quan tâm đến con nhưng đa số phụ huynh còn mải công việc xem nhẹ bậc học mầm non, ít giành thời gian cho con, phần lớn đều ỉ lại cho ông bà và giáo viên, vì vậy việc trao đổi phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ giữa giáo viên và phụ huynh còn gặp nhiều khó khăn. + Nhiều phụ huynh chưa nhận thức được hết về tầm quan trọng của việc học môn tạo hình nên chỉ chú trọng các môn: Cho trẻ làm quen với Tiếng Anh, làm quen với toán, làm quen với văn học, đọc thơ kể chuyện,... và coi môn hoc tạo hình chỉ là môn phụ. Thấy được những khó nhăn và tồn tại trước mắt tôi đã tiến hành khảo sát hoạt động xé dán của trẻ, tổng số trẻ lớp mẫu giáo 4-5 tuổi B là 39 trẻ với các tiêu chí phù hợp với hoạt động xé dán như sau: Biểu 2: KÊhảo sá khả năng ạo hình ccủ rẻ đầu năm học Thời gian khảo sát tháng 2/2018 T rẻ Nội dung khảo sá Tố Tỉ lệ KÊhá % 9 Tỉ lệ TB % Tỉ lệ Yêu % Tỉ lệ % Trẻ hứng thú với hoạt động xé dán 15 38,4 15 38,4 9 23,2 Trẻ có kỹ năng xé 9 23,2 12 30,7 13 33,4 5 12,7 Trẻ tạo ra được sản phẩm xé dán hoàn 39/39 thiện 100% Trẻ nói được cách tạo ra sản phẩm xé dán 12 30,8 14 35,9 8 20,6 5 12,7 12 30,7 14 35,9 4 10,2 9 23,2 Trẻ nói được tên sản phẩm xé dán và nguyên liệu tạo ra sản phẩm đó 18 46,1 16 41 5 12,9 Kĩ năng bôi hồ mịn đẹp 15 38,4 16 41 5 12,9 3 7,7 Khả năng phối kết hợp màu sắc khi xé dán 9 23,2 12 30,7 12 30,7 6 15,4 Khả năng đặt tên cho sản phẩm xé dán mới 12 30,7 12 30,7 4 10,2 11 28,4 * QUuủ biểu 2 cho hhy: + Kĩ năng xé dán và khả năng phối kết hợp màu sắc có tỷ lệ khá tốt thấp (có 21 trẻ; đạt 53,9%) còn nhiều trẻ yếu. + Còn khá nhiều trẻ chưa biết đặt tên cho sản phẩm mới (11 trẻ yếu chiếm 28,4%) + Khả năng trình bày cách làm ra sản phẩm chưa đạt (9 trẻ yếu chiếm 23,2%) * Nguyên nhân ccủ những ồn ại rên + Do nhận thức của trẻ chưa đồng đều, khả năng tạo hình của trẻ còn hạn chế và trẻ chưa tích cực hoạt động. Trẻ ít được thực hành xé dán + Bản thân giáo viên tổ chức hoạt động xé dán cho trẻ còn theo khuân mẫu chưa có sáng tạo, hình thức tổ chức chưa lấy trẻ làm trung tâm. Bên cạnh đó khi xây dựng kế hoạch chủ đề giáo viên chưa đưa nhiều hình thức xé dán cho trẻ hoạt động không 10 chịu khó tìm tòi thu thập nguyên vật liệu cho trẻ xé dán, nguyên vật liệu không phong phú và gây cho trẻ cảm giác nhàm chán. 7.2 Về khả năng áp dung ccủ sáng kiên Ngay từ khi nghiên cứu xây dựng đề tài, tôi đã áp dụng vào thực tiễn giảng dạy ở lớp của mình, đồng thời vận động các lớp trong toàn khối cùng áp dụng. Tôi tin chắc đề tài có thể áp dụng cho tất cả trẻ ở đô ̣ tuổi 4-5 tuổi trong toàn huyê ̣n. Qua quá trình xây dựng nghiên cứu từ thực trạng rèn dạy trẻ kỹ năng xé dán, những hạn chế từ các biện pháp đã thực hiện nhưng kết quả trên trẻ chưa cao. Tôi đã cải tiến, bổ sung một số biện pháp đã và đang thực hiện, đồng thời đưa ra một số biện pháp cụ thể như sau: a. Biện phap 1: Tạo môi trường giao dục cho trẻ Trang trí tạo môi trường nghệ thuật để gây cảm xúc, gây ấn tượng cho trẻ về nghệ thuật tạo hình. + Tạo môi trường trong lớp Tạo môi trường đẹp trong lớp là để khi trẻ đến lớp ấn tượng đầu tiên tác động vào trẻ là toàn bộ sự bài trí, cách sắp xếp trang trí lớp học của bé. Bé quan sát xung quanh xem lớp mình có khác nhà bé không? Có đẹp hơn nhà bé không?...Chính môi trường lớp học sẽ tạo ấn tượng khó phai trong bé. Đây là tác động cần thiết để hình thành cảm xúc nghệ thuật cho trẻ. Vì vậy tôi đã tìm hiểu yêu cầu của chủ đề, căn cứ vào cấu trúc phòng học của lớp mình và đặc điểm tâm lí của trẻ 4 tuổi mà tạo môi trường nghệ thuật xung quanh trẻ. Với môi trường trong lớp: Các mảng chính trong lớp như mảng chủ đề, các tiêu đề của các góc. Để gây ấn tượng cho trẻ tôi thường sưu tầm, thiết kế các hình ảnh ngộ nghĩnh đáng yêu, có màu sắc đẹp, bố cục hợp lí, đó cũng là sản phẩm bằng xé dán và có tên thật gần gũi với trẻ. + Các góc hoạt động như góc phân vai tôi đã vẽ tranh bé tập làm nội chợ, bé bế em bé, bé tập làm bác sỹ…, có đồ dùng dụng cụ chế biến. Hay góc xây dựng tôi lấy tên: Kiến trúc sư tí hon, công trình mơ ước…có hình ảnh các bé hoặc các con vật đang chuyển các vật liệu xây dựng, đang làm các bác thợ xây dựng từ các hình ảnh ngộ nghĩnh ở phía trên mảng tường. Còn phía mảng tường tôi thường làm bằng nhựa trong hoặc thảm gai trong đó có các sản phẩm do chính tay trẻ làm để gài vào làm tranh trang trí cho góc đó. 11 Tranh góc xây dựng Tranh góc phân vai Để phát huy tối đa tác dụng của môi trường hoạt động sau khi chuyển chủ đề tôi cần thay đổi nội dung chủ đề mới. Tôi đã cùng trẻ thảo luận và đặt tên cho chủ đề mới và tên của góc chơi của mình. Nội dung của các góc tôi giới thiệu cho trẻ về các sản phẩm bằng các ngôn ngữ nghệ thuật để tích luỹ cho trẻ có vốn hiểu biết về nghệ thuật và say mê nghệ thuật. Từ đó kích thích lòng ham muốn thích tham gia tạo sản phẩm nghệ thuật để có sản phẩm trang trí lớp học của mình. 12 Tranh góc nghệ thuật tạo hình Tôi đã dành một mảng tường cửa lớp làm nơi cho trẻ trưng bày sản phẩm. Tôi bố trí mỗi trẻ có một ô để gài sản phẩm được nhận xét đánh giá của trẻ được trẻ tự tay cầm ra ô của mình cài vào. Ở đây trẻ được quan sát toàn bộ sản phẩm của mình và của bạn. Trẻ có thể tự so sánh bài của ai đẹp hơn, ai xấu hơn, nếu bài của bé xấu thì bé phải cố lên lần sau phải làm cho đẹp hơn để bằng bạn hoặc làm đẹp hơn để có bài trang trí trong các góc. Từ kết quả đó sẽ kích thích lòng ham muốn say mê học tạo hình nhất là hoạt động xé dán của trẻ. Góc trưng bày sản phẩm của trẻ + Tạo môi trường ngoài lớp học Tôi đã tận dụng những mảng tường bên ngoài lớp học và trang trí thật đep, chỉ cho trẻ thấy được vẻ đẹp bên ngoài lớp học được trang trí bởi các mảng tranh được xé dán trên tường hay trên biển lớp. Đây cũng là một trong những biện pháp quan trọng bởi vì xuất phát từ đặc điểm tâm sinh lý của trẻ là trực quan sinh động thì thu hút và hấp dẫn trẻ, thúc đẩy trẻ hoạt động tích cực tốt hơn. Đồng thời hướng dẫn trẻ quan sát để nhận thấy cái đẹp đơn giản nhất trong những tác phẩm đó. 13 Hình ảnh trang trí biển lớp Bên cạnh việc cung cấp biểu tượng đẹp cho trẻ thông qua việc tạo môi trường trong và ngoài lớp học tôi còn cho trẻ cùng quan sát những bức tranh, sản phẩm đẹp của các bạn trong lớp và ở lớp bạn, hay xem băng đĩa có các cảnh quan đẹp rõ nét thông qua đó tôi khuyến khích trẻ phát triển ngôn ngữ, phát triển khả năng cảm thụ thẩm mỹ, phát triển hứng thú của trẻ đối với hoạt động tạo hình, khiến trẻ hưởng ứng ngay mỗi khi cô cho trẻ xé dán. Được quan sát nhiều, trí tưởng tượng của trẻ tăng, trẻ có điều kiện tích luỹ, làm phong phú vốn hiểu biết của trẻ về nghệ thuật, đó chính là nền tảng để phát triển tính sáng tạo của trẻ. Tranh xé dan của trẻ + Từ môi trường đó tôi giảng giải trò chuyện để trẻ thấy được cái hay cái đẹp từ môi trường xung quanh mình tạo cho trẻ cảm giác hứng thú với hoạt động tạo hình đặc biệt là hoạt động xé dán. Trong quá trình cung cấp biểu tượng về hoạt động xé dán tôi luôn chỉ cho trẻ thấy được những nét đặc trưng nổi bật đồng thời giúp trẻ so sánh tìm ra đặc điểm riêng để thể hiện trong sản phẩm đó. + Khai thác các hình ảnh đẹp, các bức tranh xé dán sinh động trên mạng cho trẻ quan sát trò truyện và thảo luận. Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay việc khai thác các tranh xé dán trên mạng là hết sức thuận tiện. Bên cạnh 14 việc cho trẻ quan sát tranh mẫu do cô giáo làm và trẻ làm, tôi thường xuyên tìm và cho trẻ xem cho trẻ được nhận xét về các sản phẩm đó từ đó hướng trẻ biết chắt lọc những cái hay cái sáng tạo để tham khảo, học hỏi và áp dụng vào bài xé dán của mình. Những sản phẩm tạo hình trên mạng là vô cùng phong phú nói đúng hơn là hoàn thiện về mọi mặt (bố cục, màu sắc, hình ảnh…) Tôi cố gắng tìm những sản phẩm tạo hình của những hoạ sĩ nổi tiếng mà trẻ chưa từng biết đến giảng giải cho trẻ biết nguồn gốc xuất xứ từ đó mở mang tầm hiểu biết cho trẻ, cung cấp cho trẻ những kiến thức quý báu về lĩnh vực tạo hình đặc biệt là hoạt động cắt xé dán. Thông qua hoạt động quan sát tham khảo này trẻ rất hứng thú và mơ ước khao khát được tự tay mình làm ra các sản phẩm, sáng tạo sản phẩm theo ý của riêng mình. Tranh xé dan sưu tầm trên mạng Thực tế trong quá trình trẻ thực hiện sự kiên trì và khả năng chú ý của trẻ chưa được tốt nên cũng dễ dẫn đến sự nhàm chán và không hào hứng với công việc được giao trong một thời gian ngắn, xuất phát từ những đặc điểm đó để hướng dẫn trẻ đi vào một hoạt động xé dán, tôi không yêu cầu trẻ thực hiện ngay. Vì như thế sẽ làm cho một giờ hoạt động khô khan và không thấy ở trẻ sự hào hứng. Tôi thường cùng trẻ xem tranh minh hoạ trong các tác phẩm dành cho thiếu nhi. Hướng dẫn trẻ trả lời câu hỏi của cô về nội dung tranh. VD: Bức tranh này xé cắt dán những gì? Theo con thì nó được xé như thế nào Ý nghĩa bức tranh này là gì? Bên cạnh đó trong tiết dạy xé dán theo mẫu hoặc theo đề tài thì hoạt động cho trẻ quan sát tranh mẫu là hoạt động vô cùng quan trọng không thể thiếu. Và tôi đã 15 tìm lại sử dụng những tranh mẫu đó vào các hoạt động tạo hình khi cho trẻ quan sát tranh mẫu trong tiết xé dán theo đề tài. Làm như vậy tôi sẽ tiết kiệm được về vấn đề kinh tế và thời gian để dành thời gian chăm sóc các cháu. Các sản phẩm của trẻ lại rất phong phú, hồn nhiên, và gần gũi với trẻ. Hơn nữa trẻ thấy hứng thú hoạt động hơn khi được cô giáo giới thiệu đây là sản phẩm xé dán do các anh chị lớp trước xé dán dành tặng cho chúng mình. Khi đó trẻ sẽ cố gắng để tạo ra sản phẩm giống như vậy. Đồng thời thông qua hoạt động vui chơi ngoài trời trẻ được chơi với lá cây nên tôi tận dụng luôn các lá cây đó giúp trẻ sáng tạo thể hiện các sản phẩm tạo hình để làm giàu vốn kinh nghiệm cho trẻ và kết hợp rèn luyện các kỹ năng xé dán cho trẻ. b. Biện phap 2: Tận dụng những nguyên vật liệu phê thải, nguyên vật liệu từ thiên nhiên cho trẻ lớp 4 tuổi A1 xé dan theo chủ đề. Việc sử dụng các nguyên vật liệu mới các nguyên vật liệu từ thiên nhiên, hay nguyên vật liệu phế thải sẽ làm phong phú thêm nguồn nguyên vật liệu cho trẻ xé dán, tránh được sự nhàm chán và làm tăng hứng thú cũng như kết quả của hoạt động. Qua việc thu gom nguyên vật liệu phế thải và nguyên vật liệu thiên nhiên giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc giữ gìn vệ sinh môi trường và có hành vi thân thiện với môi trường sống xung quanh trẻ. Trong quá trình thực hiện công tác giảng dạy tôi đã tổ chức nhiều hoạt động dạy trẻ xé dán tuy nhiên bản thân đánh giá chưa cao chất lượng những sản phẩm xé dán của trẻ, nó chỉ là những sản phẩm với nguồn chất liệu chưa phong phú. Bởi lẽ nguồn nguyên vật liệu mà chúng ta thường sử dụng đơn thuần chỉ là giấy màu, dần dần sẽ gây cho trẻ cảm giác nhàm chán. Nếu như trong các môn học chúng ta gây hứng thú cho trẻ bằng ca hát, thơ, hò, vè, trò chơi, câu đố thì ở môn tạo hình bên cạnh yếu tố gây hứng thú thì điều đầu tiên khiến trẻ chú ý đó chính là đồ dùng dụng cụ nguyên vật liệu cho trẻ sử dụng phải phong phú bắt mắt. Những thứ đó kích thích cao độ cho hoạt động của trẻ. Chính vì vậy chúng ta nên tận dụng các nguyên vật liệu có sẵn trong tự nhiên trong cuộc sống sinh hoạt để dạy trẻ tạo ra những sản phẩm tạo hình làm đồ chơi phục vụ chính trẻ. Báo và ni lông là những nguyên vật liệu phế thải trong sinh hoạt hàng ngày, nếu không được thu gom xử lý đúng cách chúng sẽ là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường vậy tại sao chúng ta không tận dụng biến nó trở thành một nguồn nguyên vật liệu hữu ích cho trẻ hoạt động? Còn lá cây được coi là một nguồn nguyên vật liệu thiên nhiên vừa an toàn đối với trẻ vừa mang tính tiết kiệm. Hơn nữa lá cây đa dạng về hình dáng màu sắc (màu đỏ, màu cam, màu vàng, đôi khi có những chiếc lá già vừa rụng vẫn mang một màu xanh rất tự nhiên). Sử dụng các nguyên vật liệu này không chỉ làm phong phú thêm 16 sản phẩm xé cắt dán mà còn đem lại cho trẻ hứng thú mới lạ khiến trẻ rất thích thú hoạt động, làm tăng tính sáng tạo. Hình ảnh cac nguyên vật liệu xé dan Hiện nay khi thực hiện chương trình giáo dục lấy trẻ làm trung tâm điều khó khăn nhất đối với chúng ta là làm thế nào để hoạt động thật đơn giản, tiết kiệm, nhưng lại cho trẻ được trải nghiệm và đạt hiệu quả cao. Một trong những yếu tố để làm được điều đó là biết tận dụng nguyên vật liệu mở và có sẵn ở địa phương gần gũi đốí với đời sống của trẻ để tổ chức cho trẻ hoạt động. Ví dụ: Trước đây khi dạy trẻ xé dán một ngôi nhà lá chúng ta dạy trẻ xé dán mái nhà bằng giấy màu nâu thì bây giờ chúng ta có thể cho trẻ xé dán mái nhà bằng lá khô. Trong quá trình thực hiện tôi luôn tự đặt ra cho mình những câu hỏi: Sản phẩm xé dán của trẻ sẽ như thế nào khi chúng ta cho trẻ xé dán tranh từ báo, ni lông, lá cây? Hay thái độ tình cảm và hứng thú của trẻ sẽ thay đổi ra sao khi chính trẻ được hoạt động để tạo ra sản phẩm từ các nguyên vật liệu đó? Bản thân tôi đã trải qua một thời thơ ấu với rất nhiều trải nghiệm thú vị nên tôi hiểu cần phải tạo cơ hội cho trẻ được thực hành và trải nghiệm trên nhiều chất liệu và các nguyên vật liệu khác nhau. Tuy nhiên nguyên vật liệu mà tôi lựa chọn cho trẻ hoạt động phải đảm bảo các tiêu chí sau: An toàn (không nhọn, không sắc, không độc hại, dễ kiếm (các loại phế thải từ sinh hoạt hàng ngày như báo, ni lông, lá cây) rẻ tiền, phù hợp với trẻ (mua ở địa phương); dễ bảo quản; dễ sửa chữa; đủ cho số lượng trẻ; đủ để trẻ thoải mái sáng tạo. 17 Sau khi đã nghiên cứu tìm hiểu về các nguyên vật liệu tôi sẽ dùng cho trẻ hoạt động, nhận thấy nó hoàn toàn phù hợp và an toàn với trẻ, tôi tiến hành lựa chọn và chuẩn bị thật kỹ lưỡng đồ dùng nguyên vật liệu để tiết dạy tạo hình đạt kết quả cao nhất. Bên cạnh đó nghiên cứu cách sử dụng các nguyên vật liệu cũng như cách làm để dạy trẻ tạo ra sản phẩm đảm bảo cho trẻ dễ sử dụng mà vẫn mang tính thẩm mỹ cao. Trước mỗi tiết dạy tôi ghi rõ ra giấy những nguyên vật liệu cần chuẩn bị, số lượng nguyên vật liệu là bao nhiêu? màu sắc nguyên vật liệu như thế nào? Đảm bảo đủ cho trẻ hoạt động. c. Biện phap 3: Rèn kỹ năng xé dan phù hợp với nhận thức của trẻ theo quan điểm lấy trẻ làm trung tâm. Tôi đã phân loại trẻ trong lớp theo từng nhóm, việc phân loại trẻ đã giúp tôi đánh giá được thực chất khả năng xé dán của từng trẻ, từ đó áp dụng các phương pháp rèn kĩ năng xé dán cho phù hợp với từng nhóm trẻ. Cho trẻ tự do sáng tạo giúp trẻ tự tin tự lập hơn. Trong qua trình thực hiện rèn luyện sự khéo léo linh hoạt của các khớp ngón tay, cổ tay, cơ bàn tay, khả năng phối hợp giữa mắt với tay... Bản thân tôi nhận thấy trong mỗi tác phẩm xé dán của trẻ, trẻ muốn nói lên điều gì? Thể hiện tình cảm gì? Và trẻ mơ ước gì? Chính vì vậy cần tích cực cho trẻ hoạt động tạo hình nhất là hoạt động xé dán. + Những năm học trước, khi dạy trẻ tôi thường tiến hành đồng loạt trên tất cả số trẻ của lớp. Mà nhận thức của trẻ trong hoạt động xé dán không đều nhau vì vậy vô tình áp trẻ vào cùng một phương pháp giảng dạy nên kết quả đạt được trên trẻ là chưa cao. Sau khi tìm hiểu kĩ tình hình thực tế của trẻ qua kết quả khảo sát tôi tiến hành chia trẻ thành 3 nhóm Nhóm trẻ có khả năng tạo hình đạt tốt, khá Nhóm trẻ có khả năng tạo hình xếp loại trung bình Nhóm trẻ có khả năng tạo hình xếp loại yếu + Tương ứng với mỗi nhóm trẻ tôi có các phương pháp rèn kĩ năng xé dán phù hợp đảm bảo nhóm trẻ khá tốt sẽ củng cố được các kĩ năng xé dán vốn có đồng thời phát huy hơn nữa tính sáng tạo trong việc thể hiện màu sắc bố cục bức tranh, gợi ý để trẻ biết đặt tên hay cho sản phẩm của mình. Còn nhóm trẻ trung bình và trẻ yếu thì được cô hướng dẫn chỉ bảo kĩ hơn rõ ràng hơn và cảm thấy tự tin và mong muốn thể hiện sản phẩm. + Đến khoảng giữa năm nhận thấy trẻ lớp mình có khả năng về xé dán đồng đều hơn tôi bắt đầu tiến hành cho các cháu hoạt động chung với phương pháp cho trẻ tự hoạt động nhóm tự thảo luận và cô chỉ là người hướng dẫn gợi mở và bổ sung những thiếu sót và chưa hợp lý từ các sản phẩm của trẻ. + Trước tiên tôi xây dựng cho trẻ có được nề nếp trong khi ngồi học trên lớp vì nề nếp của trẻ là bước đầu của một tiết học, kết hợp với sự hướng dẫn khoa học của cô giáo thì ngay từ đầu trẻ đã say mê với giờ học. Luôn thể hiện cảm xúc trí tưởng 18 tượng cho hoạt động nghệ thuật. Bên cạnh việc chia nhóm tôi đã sắp xếp các cháu mạnh dạn ngồi xen với các cháu nhút nhát, các cháu nam xen với các cháu nữ, tôi tiến hành chia tổ và đặt tên cho tổ. Tôi luôn uốn nắn tác phong ngồi học cho các cháu như ngồi đúng tư thế, nói phải xin phép cô, không nói ngọng ... Hình ảnh trẻ đang tham gia hoạt động xé dan theo nhóm + Cho trẻ làm quen với các dụng cụ tạo hình và cách sử dụng các nguyên vật liệu cho phù hợp (Với giấy thì bé sẽ sử dụng như thế nào? với báo bé sử dụng như thế nào? hay với ni lông, báo… trẻ sẽ không được cho vào miệng vì nó có hóa chất, không tốt cho sức khỏe v…v). Bên cạnh đó điều vô cùng cần thiết phải giáo dục trẻ đó là giáo dục trẻ sử dụng kéo an toàn và cần có sự giám sát của giáo viên trong suốt quá trình tổ chức tiết dạy. + Rèn cho trẻ có kĩ năng ngồi đúng tư thế, kĩ năng cầm giấy, đặc biệt là kĩ năng bôi hồ và dán. Thực tế cho thấy đầu năm học trẻ bôi hồ rất ẩu trẻ thường lấy nhiều hồ và phết hồ không đều không mịn khiến tranh bị phồng không bóng đẹp vậy khi trẻ dán tôi dạy trẻ kỹ năng đặt hình sắp xếp bố cục trước sau đó lật nên phết hồ ở phía sau của giấy. Làm như vậy trẻ dễ thao tác và định hình được sản phẩm của mình định làm ra nó và một số kĩ năng phối hợp màu sắc, biết bố cục bức tranh, v...v + Dạy các cháu một số kỹ năng xé dán như xé dải, xé vụn. Khi xé dán tôi cho trẻ tập xé từ đơn giản đến phức tạp đó là: xé thẳng, xé vụn , xé lân tay. Hay dạy cho trẻ một số những quy tắc trong hoạt động tạo hình như luật xa gần, gần thì sẽ cho hình ảnh to rõ ràng, xa thì sẽ cho hình ảnh nhỏ hơn và càng xa thì càng nhỏ. Hoặc mảng sáng mảng tối... 19 + Trong quá trình dạy trẻ tôi luôn chú trọng rèn kỹ năng tạo hình cho trẻ thông qua giờ hoạt động chung, qua các hoạt động ngoài trời, qua hoạt động góc hay hoạt động chiều. + Trước đây do sợ trẻ không thực hiện được tôi làm mẫu quá cẩn thận, quá chi tiết, làm mẫu hai lần và yêu cầu trẻ thực hiện đúng như cô. Từ đó trẻ mất hứng thú không tự lực, trẻ không sáng tạo theo đó là sản phẩm xé dán của trẻ nghèo nàn đơn điệu hầu như chỉ là sao chép lại mẫu của cô. Qua quá trình giảng dạy tôi nhận thấy biện pháp đó không phù hợp nữa và thường xuyên sử dụng các phương pháp hướng dẫn chủ yếu là phương pháp cho trẻ trải nghiệm và luôn lấy trẻ làm trung tâm. Luôn để trẻ tự thể hiện ý muốn và tôi là người động viên khuyến khích trẻ sáng tạo. Trước khi tổ chức một hoạt động tạo hình cho trẻ tôi luôn đặt ra các câu hỏi: Trẻ muốn gì? Làm thế nào để trẻ đạt được? Cái trẻ hoàn thành sẽ như thế nào? Tôi luôn đặt ra cho trẻ các câu hỏi gợi ý giúp trẻ củng cố và áp dụng những kinh nghiệm đã lĩnh hội được. Đồng thời trao đổi gợi mở cho trẻ đưa ra ý tưởng sáng tạo đặc biệt đối với những trẻ có khả năng tạo hình ở mức tốt khá. + Bên cạnh đó tôi đã rèn các kỹ năng tạo hình cho trẻ bằng cách tích hợp các môn học khác và lồng luồn dạy trẻ mọi lúc mọi nơi thông qua các hoạt động trong ngày các cháu rất vui và hứng thú hoạt động. VD: Hoạt động ngoài trời tôi cho trẻ tự do xé dán tranh từ lá cây. Trong quá trình dạy trẻ tôi luôn chú trọng bồi dưỡng các cháu yếu kém và các cháu có khả năng về tạo hình. Tôi tiến hành chia đối tượng giỏi khá trung bình để rèn trẻ ở mọi lúc mọi nơi. VD: những trẻ yếu, kém tôi cho trẻ xem tranh lâu hơn, giải thích kỹ hơn và đi từ đơn giản đến phức tạp. Những trẻ khá tốt tôi đặt câu hỏi cho trẻ sáng tạo. VD: Con có muốn xé dán thêm gì cho bức tranh này không? … Hoặc gợi ý để trẻ có thể đặt cho sản phẩm của mình những cái tên thật hay và ý nghĩa VD : Cô thấy bức tranh này rất đẹp nhưng cô không biết gọi tên bức tranh này của con với cái tên gì cả con hãy giúp cô đặt tên cho bức tranh này nào . Những trẻ nhút nhát tôi khuyến khích động viên trẻ xé dán tranh đơn giản hơn tặng cô tặng ông bà bố mẹ. + Để kỹ năng tạo hình ở trẻ được thuần thục tôi đã thường xuyên rèn luyện cho trẻ các kỹ năng trên. Tóm lại từ các việc làm tỉ mỉ thường xuyên như vậy nên kỹ năng xé dán của trẻ lớp tôi tăng lên rõ rệt. 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan