Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Trung học cơ sở Một số đặc trưng của thể loại kịch và đổi mới phương pháp dạy văn bản kịch trong...

Tài liệu Một số đặc trưng của thể loại kịch và đổi mới phương pháp dạy văn bản kịch trong chương trình ngữ văn thcs

.PDF
30
1
110

Mô tả:

MỘT SỐ ĐẶC TRƯNG CỦA THỂ LOẠI KỊCH VÀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY VĂN BẢN KỊCH TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN THCS A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Những năm gần đây, đổi mới phương pháp dạy học được các cấp quản lý giáo dục quan tâm nhiều, coi đó như một nỗ lực của ngành cần được khai thác triệt để, nhằm tạo ra “bước nhảy” về chất lượng giáo dục. Nghị quyết TW2 khoá VIII của Đảng đã chỉ rõ “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học”. Quan điểm của Đảng ta từng coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân, vì vậy yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học được đặt ra là một vấn đề quan trọng và cấp bách. Luật giáo dục của điều 24.2 đã ghi rõ: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. Để đáp ứng yêu cầu đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã tiến hành thay sách giáo khoa các bộ môn lớp 6, 7, 8, 9 tạo điều kiện cho giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp dạy học. Một trong những nét mới khá nổi bật của chương trình Ngữ văn THCS đó là đã giới thiệu một số trích đoạn kịch bản văn học tiêu biểu. Ở lớp 7 là thể loại chèo của sân khấu dân gian Việt Nam: Trích “Nỗi oan hại chồng”, chèo “Quan âm Thị Kính”; Ở lớp 8 trích: “Ông Giuốc đanh mặc lễ phục”-trong vở hài kịch của Môlie “Trưởng giả học làm sang”; Ở lớp 9 là 2 đoạn trích của hai vở kịch nói hiện đại “Bắc Sơn” của Nguyễn Huy Tưởng, “Tôi và chúng ta” của Lưu Quang Vũ. Vì vậy buộc người giáo viên phải nắm được đặc trưng của thể loại kịch và đổi mới phương pháp dạy văn bản kịch. Thực tế ở trường THCS Trung Kiên cũng gặp nhiều khó khăn trong quá trình đổi mới phương pháp dạy Ngữ văn, đặc biệt là dạy văn bản kịch. Để có một giờ dạy tốt cần có sự đầu tư thích đáng về thời gian, trong khi đời sống giáo viên còn nhiều khó khăn, cơ sở vạt chất và các phương tiện dạy học như tài liệu tham khảo, băng đĩa, tranh ảnh còn ít, chủ yếu là dạy chay. Một số đoạn trích kịch ở lớp 9 được sắp xếp ở cuối chương trình nên việc đầu tư cho bài dạy chưa nhiều. Chính vì những lý do trên mà chúng tôi đã lựa chọn đề tài này nhằm góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn. Hạn chế số lượng học sinh yếu kém, tăng số lượng học sinh giỏi, khắc phục một phần tình trạng chán học Văn đang gia tăng hiện nay. 1 B. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1. Đặc trưng bộ môn Văn học là một loại hình nghệ thuật phản ánh cuộc sống bằng hình tượng văn học thông qua một chất liệu đặc biệt là ngôn từ (một thứ ngôn ngữ đã được chọn lọc, gọt rũa tinh tế). Nhà văn lấy ngôn từ làm chất liệu để xây dựng nên tác phẩm của mình, tái hiện lại bức tranh sinh động về cuộc sống và con người. Qua đó nhà văn gửi gắm những tình cảm, tư tưởng và thái độ của mình trước cuộc sống. Văn học giúp chúng ta nhận thức cuộc sống, đưa đến những suy tưởng sâu lắng trong tâm hồn tình cảm để cuộc sống đẹp hơn, có ý nghĩa hơn. Sự nhận thức và suy tưởng đó phụ thuộc rất nhiều vào bề dày vốn sống và những tri thức, kinh nghiệm của mỗi cá nhân. Do vậy, dạy Ngữ văn về một phương diện nào đó là dạy cách tiếp nhận văn học có vai trò tích cực sáng tạo của học sinh. Việc đưa những tác phẩm kịch vào chương trình, chủ yếu nhằm tạo điều kiện cho học sinh tiếp xúc với đủ 3 loại hình (tự sự, trữ tình, kịch) và một số thể kịch quen thuộc: Dân gian, cổ điển, hiện đại. Bên cạnh đó cũng cần có sự phân biệt: kịch là một loại hình nghệ thuật tổng hợp (Văn học, hội hoạ, kiến trúc, điêu khắc, âm nhạc, nhảy múa...) trong khi đó văn học là loại hình nghệ thuật ngôn từ. Xem biểu diễn kịch trên sân khấu không giống với việc đọc một bài văn, một bài thơ. Tuy nhiên kịch được dạy học trong nhà trường là kịch bản văn học có bảng phân vai, hướng dẫn nội dung về cách thức diễn vở kịch. Là một thể loại văn học nằm trong loại hình nghệ thuật kịch, tác phẩm kịch nói cũng chỉ thực sự khai thác trọn vẹn khi được diễn trên sân khấu. Sau lao động của nhà viết kịch là chặng đường sáng tạo thứ 2 của đội ngũ nghệ sĩ sân khấu gồm đạo diễn, diễn viên, nhạc sĩ, hoạ sĩ. Nhưng không phải bất cứ một kịch bản văn học nào cũng có điều kiện để dàn dựng trên sân khấu. Là một thể loại văn học có đặc trưng riêng trong cấu trúc hình tượng, phương thức biểu hiện trong ngôn ngữ nghệ thuật chúng ta vẫn có thể thường thức tác phẩm kịch bằng cách đọc kịch bản văn học. Dạy kịch bản văn học không đơn thuần là phân tích văn học, giảng văn, thưởng thức vẻ đẹp của một lời văn hoặc biện pháp tu từ, cũng không phải để mô phỏng diễn theo cử chỉ, điệu bộ của nhân vật kịch. Kịch bản văn học vừa thể hiện đặc trưng của một văn bản văn học, vừa thể hiện đặc trưng của thể loại kịch. Sự kết hợp giữa hai phương diện này vừa tạo nên sức hấp dẫn riêng của một loại văn bản, lại vừa là thử thách không dễ vượt qua cho người dạy và người tiếp nhận. Đổi mới phương pháp dạy văn bản kịch yêu cầu giáo viên phải nắm chắc đặc trưng của thể loại kịch. Vận dụng linh hoạt các nguyên tắc, các thao tác giảng dạy, các phương pháp khác nhau phải phù hợp với đặc trưng bộ môn. 2 Nhằm phát huy tối đa tinh thần chủ động, tích cực sáng tạo của học sinh, giúp các em tự tìm tòi, tự khám phá ra chân lý, thay vì cách học một chiều trước đó. 2. Đặc điểm về tâm sinh lý của học sinh THCS Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS có nhiều điểm khác với học sinh Tiểu học, nó biểu hiện bước phát triển mới về đời sống tâm lý. Đó là nhu cầu được chiếm lĩnh tri thức, khả năng trí nhớ và liên tưởng, hoạt động tâm lý dần vượt lên bản năng để có ý thức và năng lực tư duy trội lên, năng lực súc cảm trực tiếp mau lẹ. Trẻ em hôm nay vượt trội về năng lực cảm xúc và trí tuệ. LX Vư Gôtxki đã chỉ ra sự kiện căn bản của lứa tuổi thiếu niên là tuổi dậy thì, do những thay đổi căn bản về cấu trúc sinh lý mà “Cả một thế giới mới của những rung động nội tâm, những kích thích được mở, đời sống nội tâm phức tạp lên không ngừng so với tuổi nhi đồng trước đó. Khả năng rung cảm cao, thời kỳ đó đặc trưng bằng sự mạnh mẽ và dễ xúc động của tình cảm” (Trí tưởng tượng sáng tạo ở lứa tuổi thiếu nhi – Nhà xuất bản Phụ nữ H1985). Học sinh THCS so với học sinh Tiểu học nhanh nhạy trong cảm thụ và nhận thức văn học. Khả năng liên tưởng, tưởng tượng linh hoạt hơn, logic hơn. Khả năng ghi nhớ tái hiện hình tượng văn học, khả năng diễn đạt bằng ngôn ngữ đã lưu loát và vững bền hơn. Các em dễ hứng thú, tích cực nhưng cũng dễ chán nản trong tìm tòi khám phá các tác phẩm (tò mò muốn biết tình tiết cốt truyện số phận nhân vật). Định hướng học tác phẩm chưa tốt (Thích truyện tranh, truyện phiêu lưu, truyện cổ tích thần thoại). Một số tác phẩm trong chương trình nhất là thể loại kịch chỉ tự học, đọc khi có nhiệm vụ được giao. Nhìn chung học sinh THCS đã có khả năng độc lập, tích cực trong học tập nhưng năng lực và hứng thú cá nhân chưa bền vững. Nhất là học sinh ở vùng nông thôn việc tiếp xúc với sân khấu kịch còn hạn chế, chủ yếu qua Tivi, sách giáo khoa. Vì vậy giáo viên cần nắm được tâm sinh lý của học sinh để giúp học sinh tiếp cận tri thức hiệu quả nhất. 3. Thực tế giảng dạy và học tập ở nhà trường Những năm gần đây nhà trường luôn có thành tích cao trong các kỳ thi giáo viên giỏi và học sinh giỏi bộ môn Ngữ văn. Song quan niệm của một số phụ huynh về vấn đề dạy văn học còn lệch lạc, thiên về đầu tư cho các môn khoa học tự nhiên. Mặt khác trình độ giáo viên trong nhóm Ngữ văn chưa đồng đều, việc đổi mới phương pháp dạy học còn hạn chế. Đối với thể loại kịch nhiều giáo viên vẫn xác định là khó dạy. Kinh nghiệm thường thức kịch còn hạn chế, tài liệu viét về kịch ít và càng ít phổ biến. Đó là những khó khăn khi dạy học kịch. Nhóm Ngữ văn đã tiến hành một số chuyên đề về dạy văn bản kịch, song chưa được kết quả như mong muốn. Đó là cơ sở mà chúng tôi nhận thấy cần phải đầu tư vào tìm hiểu đặc trưng của kịch và đổi mới phương pháp dạy văn bản kịch trong trường THCS. 3 C. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP THỰC HIỆN I. Đặc trưng của kịch 1. Về khái niệm kịch Theo “Từ điển thuật ngữ văn học” Nhà xuất bản giáo dục 2004 (T167– 168) thuật ngữ kịch được dùng theo hai cấp độ. * Ở cấp độ loại hình Kịch là một trong 3 phương thức cơ bản của văn học (kịch, tự sự, trữ tình). Kịch vừa thuộc sân khấu, vừa thuộc văn học. Nó vừa để diễn là chủ yếu lại vừa để đọc vì kịch bản chính là phương diện văn học của kịch. Song nói đến kịch là phải đến sự biểu diễn trên sân khấu của các diễn viên bằng hành động, cử chỉ, điệu bộ, lời nói (Riêng kịch câm thì không diễn tả bằng lời). Kịch được xây dựng trên cơ sở những mâu thuẫn lịch sử, xã hội hoặc những xung đột muôn thưở mang tính nhân loại ( như giữa thiện và ác, cao cả và thấp hèn, ước mơ và hiện thực...) Những xung đột ấy được thể hiện bằng một cốt truyện có cấu trúc chặt chẽ qua hành động của các nhân vật và theo những quy tắc nhất định của nghệ thuật kịch. Trong kịch thường chứa đựng nhiều kịch tính, tức là những sự căng thẳng do tình huống tạo ra đối với nhân vật. Phần lớn kịch đươc xây dựng trên hành đồng bên ngoài với những diễn biến của chúng và theo những nguyên tắc có sự đấu tranh chống lại của các nhân vật. Tuy nhiên, cũng có hành động bên trong, qua đó nhân vật chủ yếu là suy ngẫm và chịu đựng một tình huống xung đột bên trong hết sức căng thẳng. Trong kịch, những lời phát biều của các nhân vật (Trong đối thoại hoặc độc thoại) nói lên hành động, ý chí và sự tự khám phá tích cực của họ có một ý nghĩa quyết định. Còn những lời trần thuật (Câu chuyện kể của nhân vật về những điều đã qua, sự thông báo của người dẫn truyện, những lời chỉ dẫn của tác giả trong kịch bản) chỉ đóng vai thứ yếu và nhiều khi không cần đến. * Về mặt kết cấu Vở kịch thường chia thành nhiều hồi, cảnh, nhằm tạo ra sự trùng khớp giữa thời gian, địa điểm và hành động kịch đồng thời làm cho cái được trình diễn mang màu sắc xác thực của đời sống. Qua các thế kỷ khác nhau, mối quan hệ giữa ba yếu tố: Thời gian, địa điểm, hành động trong kết cấu của kịch không ngừng thay đổi tuỳ theo quan niệm của người sáng tạo và quy mô, tầm vóc của những sự kiện biến cố được phản ánh. Trên cấp độ loại hình, kịch bao gồm nhiều thể loại: Bi kịch, hài kịch, chính kịch, cùng nhiều tiểu loại và biến thể khác nhau. * Ở cấp độ thể loại Là một khái niệm kịch được dùng để chỉ một thể loại văn học-sân khấu có vị trí tương đương với bi kịch và hài kịch. Với ý nghĩa này, kịch cũng gọi là chính kịch (hoặc kịch dram). Cũng giống như hài kịch, kịch tái hiện cuộc sống 4 riêng của con người bình thường nhưng mục đích chính không phải là cười nhạo, chế diễu các thói hư tật xấu mà là mô tả cá nhân trong các mối quan hệ chứa đựng kịch tính đối với xã hội. Và cũng giống với bi kịch, kịch chú trọng tái hiện những mâu thuẫn gay gắt, song những xung đột của nó cũng không căng thẳng đến tột độ, không mang tính chất vĩnh hằng và về nguyên tắc có thể giải quyết được ổn thoả. Còn các tính cách của kịch thì không có gì đặc biệt, phi thường. Kịch hình thành như một thể loại vào nửa sau thế kỷ XVIII qua sáng tác của các nhà khai sáng ở Pháp và Đức như Đi-đơ-rô (1713-1784), Bô-méc–se (1732-1799), G.E. Let xing (1729-1781). Nó hướng về những lợi ích tinh thần đạo đức, về lý tưởng của các lực lượng dân chủ tiến bộ đương thời. Trong quá trình phát triển của kịch, tính kịch bên trong của nó ngày càng cô đọng, dồn nén hơn. Nó cũng tiếp nhận những thủ pháp nghệ thuật, những phương tiện biểu đạt của các thể loại văn học sân khấu khác như bi hài kịch, kịch hề... để tăng thêm sức hấp dẫn và tác động nghệ thuật của nó đối với công chúng. Ở Việt Nam kịch ra đời vào những năm 20 của thế kỷ XX với những sáng tác như “Chén thuốc độc” của Vũ Đình Long, “Kim Tiền” của Vi Huyền Đắc... Từ sau Cách mạng tháng Tám, kịch ngày càng chiếm vị trí quan trọng trong đời sống văn học-sân khấu và xã hội ở nước ta. 2. Đặc trưng của kịch 2.1. Xung đột kịch Do tính chất loại biệt của sự phản ánh, kịch lấy xung đột làm nội dung phản ánh. Nghệ thuật kịch bao giờ cũng phản ánh cuộc sống trong một quá trình nhất định, ở trạng thái khách quan, dưới dạng trực tiếp, cụ thể sinh động như đang diễn ra trước mắt người xem. Nó hoàn toàn khác hẳn với hội hoạ, điêu khắc, chỉ phản ánh cuộc sống tập trung trong mộ khoảnh khắc nhất định; nó cũng không giống với âm nhạc và thơ trữ tình lấy việc phản ánh tâm trạng, tình cảm của con người trước một sự kiện nào đó làm nội dung chủ yếu. Chính tính chất đặc biệt ấy buộc nghệ thuật kịch phải chọn những chất liệu có tính chất động làm cơ sở cho nội dung kịch, nghĩa là nó phải phản ánh cuộc sống trong sự vận động của nó. Mà đã nói tới vận động là không thể không nói tới xung đột. Lấy xung đột trong đời sống làm cơ sở cho sự sáng tạo nghệ thuật, nhà viết kịch đến với hiện thực bằng con đường ngắn nhất. Pha-đê-ép đã từng khẳng định: “Xung đột là cơ sở của kịch”. Thực tế trong sự vận động của hình tượng thơ cũng có bộc lộ mâu thuẫn giữa những trạng thái tình cảm khác biệt của cảm xúc: Vui và buồn, hạnh phúc và đau khổ. Trong các tác phẩm tự sự như tiểu thuyết, truyện vừa, truyện ngắn, yếu tố mâu thuẫn tồn tại ngay trong sự vận động của cốt truyện và trong sự phát triển của các tính cách nhân vật. Với kịch, yếu tố xung đột mang một sắc thái thẩm mỹ khác. Nhà viết kịch hiện đại Xô 5 Viết Ác-bu-dốp đã cho rằng: “Trong kịch không có những yếu tố tuỳ hứng mà người nghệ sĩ có quyền dùng khi điều khiển số phận những con người trong các tiểu thuyết và truyện. Ỏ đây có một khuôn khổ rất chặt chẽ, không có thì giờ để mạn đàm, giải thích, luận bàn”. Sự khác biệt ấy chính là tính chất tập trung cao độ của sự xung đột kịch, sự chi phối trực tiếp đến cấu trúc tác phẩm, đến nhịp độ vận động dồn dập khác thường của cốt truyện. Xung đột là động lực thúc đẩy sự phát triển của hành động kịch nhằm xác lập lên những quan hệ mới giữa các nhân vật vốn được coi là kết thúc tất yếu của tác phẩm kịch. Thiếu xung đột, tác phẩm kịch sẽ mất đi đặc trưng cơ bản đầu tiên của thể loại, sẽ là những “vở kịch tồi”. Vì vậy người viết kịch phải tạo được những xung đột mang ý nghĩa xã hội sâu sắc, tính khái quát lớn lao nhưng phải hết sức chân thực, nghĩa là xung đột mang tính điển hình hoá. Thiếu ý nghĩa điển hình, tác phẩm kịch chỉ là sự mô phỏng những mâu thuẫn vụn vặt, tầm thường của đời sống. Thiếu ý nghĩa chân thức, tác phẩm kịch chỉ là sự giả tạo, là những dòng lý thuyết suông. Công chúng tìm đến với kịch là tìm đến một sự đồng cảm hoặc phản bác đối với tác giả trước những vấn đề quan trọng của đời sống. Nghệ thuật kịch luôn là diễn đàn tư tưởng của cuộc sống, là mối giao cảm sâu xa giữa tác giả và khán giả. Ví dụ: Trong đoạn trích “Bắc Sơn” của Nguyễn Huy Tưởng, xung đột cơ bản trong kịch “Bắc Sơn” là xung đột giữa lực lượng Cách mạng và kẻ thù. Xung đột cơ bản ấy được thể hiện thành những xung đột cụ thể giữa các nhân vật và trong nội tâm của một số nhân vật (Thơm, bà cụ Phương). Xung đột kịch diễn ra trong chuỗi các hành động kịch có quan hệ gắn kết với nhau. Trong hồi bốn, xung đột giữa cách mạng và kẻ thù được thể hiện trong sự đối đầu giữa Ngọc cùng đồng bọn với Thái Cửu. Xung đột ấy lại diễn ra trong hoàn cảnh cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, kẻ thù đang truy lùng những chiến sĩ cách mạng. Nhưng xung đột ở hồn kịch này còn diễn ra ở nhân vật Thơm đã có bước ngoặt quyết định, khiến cô lựa chọn đứng hẳn về phía cách mạng. Nói tới xung đột kịch ta cần chú ý đến vai trò tư tưởng của người viết. Phản ánh những xung đột trong đời sống người viết muốn gửi gắm một ý nghĩa tư tưởng nào đó tới khán giả như Pô-gô-đin–nhà viết kịch Xô Viết nổi tiếng, khi ông nói tới khán giả như Pô-gô-đin nhà viết kịch nổi tiếng, khi ông nói tới mối quan hệ giữa xung đột và tư tưởng. “Xung đột là điều kiện quan trọng đầu tiên của tác phẩm, nó mang lại cho tác phẩm kịch sự sống và sự vận động. Nhưng xung đột bao giờ cũng phụ thuộc vào một cái cao nhất và cũng là linh hồn của nó, đó là tư tưởng chủ đề của của tác phẩm”. Mối quan hệ giữa hai yếu tố này là mối quan hệ biện chứng, tác động lẫn nhau, nhưng tư tưởng chủ đề là cái gốc, có tính chất quyết định. 6 Ví dụ trong vở “Tôi và chúng ta” Lưu Quang Vũ muốn ca ngợi những con người mạnh dạn đổi mới có tinh thần dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, để phát triển sản xuất, đem lại nguồn lợi hạnh phúc cho mọi người. Tác giả tổ chức những chất liệu mà anh thu thập được trong cuộc sống thành xung đột giữa những người cùng sống trong một nhà máy. Một bên tiêu biểu cho loại người máy móc, bảo thủ như phó giám đốc Nguyễn Chính, còn một bên là giám đốc Hoàng Việt đại diện cho cái mới, dám nghĩ dám làm. Thông qua cuộc đấu tranh đó mà khán giả tiếp thu được vở kịch như ý đồ tác giả muốn nói. 2.2. Hành động kịch Theo Arixtốt “Hành động là đặc trưng của kịch”. Nếu xung đột được coi là điều kiện cần thiết làm nảy sinh tác phẩm, thì hành động lại là yếu tố duy trì sự vận hành của tác phẩm. Trong mối giao lưu đó, xung đột là nơi quy tụ, chọn lọc và tổ chức hành động kịch. Tính kịch của tác phẩm nằm trong xung đột nhưng xung đột lại là yếu tố để giải toả nằm trong xung đột ấy. Hành động kịch thường phát triển theo hướng thuận chiều với xung đột kịch. Xung đột càng căng thẳng thì thiên hướng hành động càng trở nên quyết liệt, vì thế sức hấp dẫn của tác phẩm tăng lên. Hành động kịch cần được hiểu trong tình huống thống nhất vẹn toàn của nó. Hành động kịch không phải là những hành động đơn lẻ, ngắt quãng mà là một chuỗi hành động liên tục xoay quanh trục xung đột. Hành động kịch ở đây chính là cốt truyện kịch được tổ chức một cách thống nhất, chặt chẽ trong khuôn khổ của một chính thể nghệ thuật. Các cốt truyện bằng hành động ấy xoáy vào trung tâm xung đột bằng sự liên kết theo một quy luật riêng: quy luật nhân quả. Mọi hành động trong tác phẩm kịch dù trực tiếp hay gián tiếp đều dựa trên luật nhân quả. Hình thức nhân quả trực tiếp là hình thức mà hành động thứ nhất là nguyên nhân sinh ra hành động thứ 2 và có thể cho đến hết. Ví dụ trong đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” trích vở chèo cổ “Quan âm Thị Kính” Hành động 1: Hai vợ chồng Thiện Sĩ ngồi học và khâu vá dưới trăng, sau đó Thiện Sĩ ngủ thiếp đi. Đây là nguyên nhân của hành động thứ 2. Hành động 2: Thị Kính cắt chiếc râu mọc ngược cho chồng là kết quả của hành động 1 và là nguyên nhân của hành động 3. Hành động 3: Bố mẹ Thiện Sĩ vu cho Thị Kính giết chồng, đuổi Thị Kính đi là kết của của hành động 2 và là nguyên nhân của hành động tiếp theo là Thị Kính giả trai đi tu. Hình thức nhân quả gián tiếp là hình thức mà hành động thứ nhất có khi là nguyên nhân của hành động thứ tư hoặc thứ 5. Ví dụ: Trong vở Ô-Ten-Lô (Hồi 1, cảnh 1 và 2). 7 Cảnh 1: Vẫn theo hình thức nhân quả trực tiếp Hành động thứ nhất: Iagô rủ Rôđơrigô đến nhà Brabanxiô báo Đétxđêmôna bỏ nhà đi theo ÔtenLô. Hành động thứ hai: Iagô chọc tức Brabanxiô về việc Đétxđêmôna tự ý lấy ÔtenLô sau đó lánh mặt đi vì sợ lộ. Hành động thứ ba: Brabanxiô đem gia nhân đi lùng bắt ÔtenLô. Cảnh 2: (Theo hình thức nhân quả gián tiếp) Hành động thứ tư: Iagô tìm ÔTenLô và nói xấu Brabanxiô để gây hiềm khích giữa hai người. Hành động này có nguyên nhân từ hành động thứ 2: Iagô khích Brabanxiô (cảnh 1). Trong thực tế: Hình thức nhân quả trực tiếp thường được dùng trong các kịch bản ca kịch dân tộc như Tuồng, Chèo, viết theo lối tự sự, có tuyến kịch rõ ràng. Còn hình thức nhân quả gián tiếp lại được dùng trong các kịch bản kịch nói, viết thành nhiều tuyến kịch, chồng chéo lên nhau, cùng song song phát triển. Mối quan hệ giữa hành động và nhân vật kịch là trục chính để xác định tính cách nhân vật. Dù ở dạng nào, nhân vật kịch cũng khẳng định bản chất của mình bằng hình động: Một ácPaGông keo kiệt (Môlie); Ôtenlô cuồng nhiệt cả tin nhưng không kém phần hung bạo, một Dex-mô-na trong trắng, ngây thơ, Iagô gian trá và hiểm độc, Hăm-lét đau đớn (Sếch-x-pi-a). Bấy nhiêu tính cách là bấy nhiêu sự trăn trở, giằng xé dữ dội từ bên trong và những hành động quyết liệt ở bên ngoài. Trong vở chèo cổ “Quan âm Thị Kính” có hành động cắt râu cho chồng của Thị Kính rất kịch tính. Hành động này đã tạo thành một mối quan hệ mới, làm thay đổi vị trí trí của Thị Kính từ chỗ là người vợ yêu chồng đến chỗ bị nghi oan là giết chồng vì sau đó bị đuổi ra khỏi nhà. Xem đến đấy, khán giả sẽ hồi hộp, lo lắng, chờ đợi xem số phận của Thị Kính sau này sẽ ra sao? Nỗi oan kia liệu có được giải không. Mặt khác qua hành động này, chúng ta thấy được một phần tính cách của Thị Kính. Đó là một tâm hồn trong sáng, chân thật của một người vợ thương yêu chồng rất mực, không muốn để chồng xấu vì một chiếc râu mọc ngược dưới cằm. Nếu tác giả thay bằng hành động như Thị Kính ngồi quạt cho Thiện Sĩ ngủ thì không có nỗi oan Thị Kính và Thị Kính không thể trở thành một hình tượng nghệ thuật có giá trị tố cáo xã hội cũ. 2.3. Ngôn ngữ kịch Khi nói về các yếu tố của văn học. Giooc-ki đã coi “ngôn ngữ là yếu tố đầu tiên của văn học”. Điều đó có nghĩa là không có ngôn ngữ sẽ không có văn học. Đối với nghệ thuật kịch, vai trò quan trọng đó của ngôn ngữ được nhiều tác giả kịch nổi tiếng trên thế giới công nhận. A.N.axtrop xki nhà sáng lập ra nền kịch ở Nga ở thế kỷ XIX đã coi ngôn ngữ là điều kiện đầu tiên của tính nghệ 8 thuật. Giooc ki trong bài “Bàn về kịch” đã khẳng định “Ngôn ngữ đối thoại có ý nghĩa to lớn và thậm chí có ý nghĩa quyết định đối với việc sáng tác kịch”. So với các thể loại khác, hệ thống ngôn ngữ kịch mang tính đặc thù rõ rệt. * Ngôn ngữ nhân vật: Đây là hình thái tồn tại duy nhất của ngôn ngữ kịch. So với hệ thống ngôn ngữ tự sự đây là điểm khác biệt rất rõ. Ngôn ngữ tác giả, biểu hiện trong các lời chỉ dẫn về hoàn cảnh, về nhân vật... chỉ có giá trị hướng dẫn người đọc, diễn viên, đạo diễn, hoạ sĩ trong khi đọc kịch bản, còn khi dựng trên sân khấu chúng sẽ biến mất và nhường chỗ cho tiếng nói của hoạ sĩ trong các cảnh trí, cho ngôn ngữ hành động của diễn viên. Ngôn ngữ nhân vật bao gồm hai hình thức chủ yếu là đối thoại và độc thoại. * Ngôn ngữ đối thoại: Là sự đối đáp qua lại giữa các nhân vật ngôn ngữ đối thoại được coi là dấu hiệu đầu tiên của ngôn ngữ kịch. Ngôn ngữ độc thoại là tiếng nói của nhân vật chỉ nói với chính mình. Để nhân vật tự nói lên những uẩn khúc bên trong, các tác giả kịch nhằm khai thác chiều sâu tâm lý cho các nhân vật. Khi trình diễn trên sân khấu, người ta có thể thay đổi màu sắc, ánh sáng, sử dụng tiếng vọng, hoặc tái hiện những hình bóng đã lùi vào quá khứ. Sân khấu hiện đại còn sử dụng thủ pháp đồng hiện: Nhân vật tự phân thân để đối thoại cùng nhau như “Hồn Trương Ba, da hàng thịt” của Lưu Quang Vũ. Ngôn ngữ nhân vật kịch dù đối thoại hay độc thoại trước hết đó là ngôn ngữ khắc hoạ tính cách. Từ những “Lời ăn tiếng nói” riêng của mình, nhân vật kịch “phải biểu hiện ở mức chính xác tối đa một cái gì đó điển hình” (Gorki). Sự chính xác tối đa theo yêu cầu Gorki chính là ở chỗ: Mỗi nhân vật với một nguồn gốc xuất thân, bản chất xã hội là một đặc điểm cá tính riêng phải có tiếng nói riêng thật phù hợp. Đó là một đòi hỏi tất yếu, bởi vì bản chất của nhân vật kịch chỉ có thể được bộc lộ qua chính lời lẽ của chính họ mà thôi. 2.3.1 Những đặc điểm của ngôn ngữ kịch * Ngôn ngữ mang tính hành động: Hệ thống ngôn ngữ có nhiệm vụ mô tả chân dung kịch bằng một loạt các thao tác hành động. Tính hành động của nhân vật kịch không chỉ bộc lộ trong hình tượng sân khấu mà nó đã được hình thành ngay từ trong cấu tạo kịch bản văn học. Ngôn ngữ trong tác phẩm kịch phải đảm bảo cho sự phát triển đầy kịch tính của cốt truyện và những phản ứng hành động theo kiểu dây chuyền của các nhân vật kịch. Tính hành động là đặc điểm, diễn viên xử lý thích hợp với hành động của nhân vật trên sân khấu Ngôn ngữ kịch là ngôn ngữ hội thoại gần gũi với đời sống. Ngôn ngữ kịch súc tích, dễ hiểu và ít nhiều mang tính chất khẩu ngữ. Ngôn ngữ kịch vừa gần với tiếng nói hàng ngày lại vừa có tính chất văn học. Trong kịch thơ và ca kịch dân tộc ngôn ngữ giàu tính ước lệ, cách điệu phù hợp với âm nhạc. 9 Ví dụ: Ngôn ngữ của Đào Huế ở lớp “Đánh ghen” trong trích đoạn chèo cổ “Tuần Ty - Đào Hiếu” vừa gần gũi với đời sống, vừa được cách điệu lên và phù hợp với âm nhạc của lớp này. Đào Huế: - Liến chi, liến chi! Rẽ cậu ra để tôi trả lời cho em Ới con tê ơi! Mày lấy được chồng bà Đất lơ trời lẳng, đất lẳng trời lơ Có thể ông tơ chết tiệt, bà nguyệt chết dầm, Mồ cha đứa làm mối đặng người ni cho cậu (Vĩa) Ối em ơi! Em nghĩ mình em đáng giá lạng vàng mười Đem ra kẻ chợ kém người năm phân (Hát sắp đuổi) Chém cha con bợm lầu xanh Rủ rê chồng chị, dỗ dành chồng tao. Ở đây ta thấy tác giả khuyết danh của vở chèo vận dụng rất tài tình ngôn ngữ dân gian của quần chúng kết hợp với yếu tố âm nhạc dựng nên ngôn ngữ nhân vật Đào Huế với giọng đay nghiến, chì chiết, khinh bỉ của một bà vợ đánh ghen. Trong sân khấu kịch nói không sử dụng ngôn ngữ xa lạ với đời sống. Các nhân vật kịch đối đáp với nhau một cách tự nhiên giản dị theo cách đối thoại trong đời sống hàng ngày. Tuy nhiên sự giản dị, tự nhiên ấy không hề mâu thuẫn với những cách nói năng giàu ẩn ý, giàu hình tượng và ý nghĩa triết lý sâu xa mà chúng ta thường bắt gặp trong các tác phẩm kịch. Là một hình thái ngôn ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ kịch phải đạt đến trình độ điêu luyện. Tuy vậy tác phẩm kịch loại bỏ hoàn toàn những lời lẽ thô thiển cũng như những cách nói năng tự nhiên chủ nghĩa. Trong vở “Tôi và chúng ta” Lưu QuangVũ đã thể hiện điều đó nên người xem có thể tiếp thu được một cách dễ dàng nội dung đối thoại của các nhân vật. Lê Sơn: – Chỉ e làm giả thì được huân chương, còn làm thật thì lại ... no đòn! Hoàng Việt: – Da tôi dày lắm, cậu yên chí! Lê Sơn: – Anh thật là ... Thôi được, hứa với anh: Tôi không chạy đâu! Chỉ tuần sau là quy trình sản xuất mới sẽ được triển khai. Ông Đông ki sốt! Khổ thân tôi, tôi lại giống kị mã Xan-chô, rất yêu và không thể thiếu được Đông ki-Sốt. Này nhưng dứt khoát các cối xay gió nó sẽ cho chúng ta ăn đòn nhừ tử đấy! (Anh đi khuất) Tóm lại, cái khó của một vở kịch là đòi hỏi mỗi nhân vật phải tự biểu hiện tính cách bằng lời nói và hành động. Tài năng của một nhà viết kịch bộc lộ ngay trong khả năng vận dụng tối đa sức mạnh đặc biệt của ngôn ngữ hội thoại 10 để cấu trúc tác phẩm và khắc hoạ hình tượng. ở Việt Nam các tác giả: Nguyễn Huy Tưởng, Lộng Chương, Đào Hồng Cẩm, Lưu Quang Vũ đã thể hiện khá rõ cá tính sáng tạo của mình trong sáng tạo ngôn ngữ II. Đổi mới phương pháp dạy kịch trong trường THCS 1. Khởi động dạy một cách hấp dẫn Đây là hoạt động đầu tiên cho việc dạy bài mới. Nhưng đôi khi người dạy thường xem nhẹ hoặc bỏ qua nó. Có những thầy cô đơn giản hóa lời giới thiệu bài mới bằng điệp khúc muôn thủa: “Tiết trước chúng ta học bài… hôm nay ta vào bài mới…:. Chính điệu đó phần nào làm giảm đi hứng thú học văn của học sinh. Đây là “khúc dạo đầu” của bài giảng nhằm tạo tâm thế cho giờ dạy, tạo hứng thú cho học sinh, thiết lập mối quan hệ giữa kiến thức cũ và kiến thức mới. Đưa ra mục tiêu của bài học cho học sinh. Giáo viên có thể tiến hành hoạt động này bằng nhiều cách khác nhau như kể một câu chuyện, trình bày sinh động một trích đoạn của bài học mới, đưa một thông tin hấp dẫn, một số tranh ảnh, giáo cụ trực quan, đặt một số câu hỏi có tình huống cần giải quyết dựa trên vốn kinh nghiệm của học sinh, có liên quan đến phần nội dung nào đó của bài học mới nhằm thu hút sự quan tâm của học sinh với bài học. VD1: Trích đoạn “Nỗi oan hại chồng” chèo “Quan âm Thị Kính” -Giáo viên có thể giới thiệu từ tấm ảnh “Quan âm Thị Kính ở chùa Tây Phương” để dẫn vào bài. Hoặc cho học sinh xem một đoạn băng hình trích đoạn và dẫn vào bài. VD2: Trích đoạn kịch: “Bắc Sơn” của Nguyễn Huy Tưởng có thể giới thiệu từ bài hát Bắc Sơn-Nhạc và lời của Văn Cao 1945 “Ôi còn đâu đây sắc chàm pha màu gió. Đau lòng bao năm sống lầm than đây đó. Ai về châu xưa nhớ hồi máu thắm cây rừng. Còn vang khe núi tiếng oai hùng. Lớp lớp chiến đấu Lạng Sơn tung bay cờ. Rồi vùng đồi núi nhớ bao nhiêu hận thù. Dân quân du kích, Cách mạng bừng mùa thu. Sao vương bóng cờ bay trên chiến khu” Bắc Sơn! Đây hố sâu mồ chôn. Rừng núi ngân tiếng hú căm hờn. Bắc Sơn! Khi bóng trăng mờ sương. Bắc Sơn! không bóng người dưới thôn. Ví dụ 3: Giới thiệu đoạn trích “Tôi và chúng ta” của Lưu Quang Vũ bằng cách kể chuyện: “Một người Pháp Christian hoche đã kể lại “Chiều hôm ấy trong một căn phòng lở lói vôi vữa công chúng bình dân của Hà Nội vội vã, chen chúc nhau để 11 hoan hô vở kịch châm biếm mới nhất của Mô-li-e ở Việt Nam tên là “Lưu Quang Vũ” Với khóe mắt nhiều nếp nhăn, với ngòi bút chua cay, với khuynh hướng sâu sắc chống chủ nghĩa xu thời. Đây là một chiến thắng thực sự, một lời khuyến cáo về những mâu thuẫn giữa lợi ích cá nhân và lợi ích tập thể “Vở kịch thu được nhiều thành công đó có nhan đề “Tôi và chúng ta” mà hôm nay chúng ta cũng tìm hiểu một trích đoạn. 2. Hệ thống câu hỏi tìm hiểu bài Đây là nhiệm vụ học tập được nêu ra trong giờ học, vừa giúp học sinh nắm vững kiến thức kỹ năng, vừa góp phần phát huy trí lực, năng lực đọc, nghe, viết, nói, liên tưởng, tưởng tượng cho học sinh. Trong SGK Ngữ văn đã không hệ thống câu hỏi đọc hiểu văn bản. Tuy nhiên khi tiến hành giờ dạy căn cứ vào từng đối tượng học sinh, đặc trưng thể loại, mục đích yêu cầu giờ dạy để xây dựng hệ thống câu hỏi cho phù hợp. Hệ thống câu hỏi đó cần kết nối được phần tự học, chuẩn bị bài ở nhà với bài học trên lớp. Học sinh được tiếp tục mạch suy nghĩ, làm sáng tỏ thêm những gì các em đã hiểu đã nhận thức, đã thực hành, ứng dụng và đặc biệt điều chỉnh được những gì các em hiểu, làm chưa đúng, chưa trúng. Câu hỏi phải chính xác, rõ ràng có màu sắc văn học, có khả năng khêu gợi tình cảm, xúc động thẩm mĩ cho học sinh. Câu hỏi phải vừa sức với học sinh, có hệ thống từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. * Các loại câu hỏi a) Câu hỏi phát hiện (Gợi tìm) Đây là câu hỏi có mức độ thấp nhất trong các loại câu hỏi, dùng để phát hiện từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ, các tín hiệu nghệ thuật nhằm khơi gợi cảm thụ học sinh. Loại câu hỏi này phù hợp với học sinh trung bình, thậm chí yếu kém. Các em có thể chưa chỉ ra tác dụng của các biện pháp nghệ thuật song lại có thể phát hiện ra rất nhanh những chi tiết nghệ thuật gợi mở dần nội dung tác phẩm. Chúng ta nên khuyến khích các em thuộc đối tượng này phát biểu và tôn trọng ý kiến của các em, đồng thời dẫn dắt để các em từ phát hiện của mình cảm nhận sâu sắc hơn các giá trị nghệ thuật. Trong văn bản kịch có thể dùng để phát hiện ngôn ngữ và thái độ của nhân vật. VD1: Trích đoạn: “Nỗi oan hại chồng” ở lớp 7 Hỏi về nghệ thuật ngôn ngữ và hành động của vợ chồng Sùng Ông được tác giả khắc hoạ như thế nào? Định hướng: Hành động dúi đầu Thị Kính, bắt Thị Kính ngửa mặt Ngôn ngữ đặc biệt: + Dùng từ ngữ mắng mỏ: Con mặt sứa gan lim, mặt trơ như thớt, con nhà cua ốc, tuồng mèo mả gà đồng. 12 + Đổ lỗi cho Thị Kính: Say hoa đắm nguyệt, trên daau dưới bộc, gái say trai, ngựa bất kham + Mạt sát gia đình Thị Kính: Dòng liu điu, đồng nát thì về Cầu Môn, con nhà cua ốc, đề cao dòng dõi mình: Công phượng, giống công, trứng rồng lại nở ra rồng, cao môn lệch tộc. Nội dung: “ Ông giữa đang mặc lễ phục VD: Đoạn trích của Mô-li-e Hỏi: “Ông Giuốc-đanh phát hiện ra điều gì trên bộ lễ phục mới may? Sự phát hiện này chứng tỏ điều gì trong nhận thức của ông? Tại sao ông lại dễ dàng thay đổi ý kiến? Qua đây chứng tỏ thêm điều gì về tính cách của ông? Định hướng: + Việc ông Giuốc đanh phát hiện họ may ngược, chứng tỏ ông chưa phải mất hết tỉnh táo. Nhưng chỉ cần phó may lí luận rất liều và vớ vẩn rằng những nhà quý phái, quý tộc đều may hoa ngược như vậy là ông đã tin ngay, đã rút lui ý kiến của mình ngay. Điều này chứng tỏ sự kém hiểu biết nhưng lại thích danh giá, sang trọng, học đòi của ông Giuốc-đanh và đã khiến ông dễ bị lừa, bị qua mặt như thế nào. b) Câu hỏi giải thích Câu hỏi này yêu cầu học sinh phải làm sáng tỏ vấn đề cần quan tâm trong bài giảng, cắt nghĩa từ ngữ, hình ảnh, các thuật ngữ văn học. Khi học sinh không trả lời được đối với những vấn đề khó thì loại câu hỏi này để giáo viên đặt ra vấn đề gợi sự chú ý của học sinh và tự giải quyết vấn đề. Ví dụ 1: Đoạn trích: “Bắc Sơn” Hỏi: Vì sao “Bắc Sơn” được gọi là kịch? Định hướng: Vì tác giả dùng ngôn ngữ trực tiếp của nhân vật để thể hiện mâu thuẫn xung đột trong đời sống. VD2: Đoạn trích “Tôi và chúng ta” Hỏi: Em hiểu gì nhan đề của vở kịch? Định hướng: Cái tôi cụ thể phải hướng đến câu chúng ta, câu chúng ta phải là lợi ích của cái tôi cụ thể. Đó là mối quan hệ giữa lợi ích tập thể và cá nhân. c) Câu hỏi phân tích Dùng năng lực cảm thụ văn học để giúp học sinh khám phá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Loại câu hỏi này phù hợp với đối tượng học sinh trung bình và khá. Các em đỡ một số vấn đề kiến thức Ngữ văn. Khi giáo viên đặt câu hỏi phân tích, các em có thể trình bày những điều hiểu biết của mình về vấn đề đưa ra để giáo viên hướng dẫn đi vào những cảm nhận đúng, sâu sắc. VD1: Đoạn trích “Nỗi oan hại chồng” 13 Hỏi: Thị Kính kêu oan một cách đáng thương như thế nào? Em hãy lựa chọn chi tiết để phân tích. Định hướng: - Cử chỉ: Bị xô ngã, khóc vật vã, rũ rượi. - Kêu oan: Không được trình bày sự việc, kêu oan 4 lần với Sùng Bà và Thiện Sĩ nhưng Thiện Sĩ dửng dưng. - Dồn dập bị mạt sát, không nói được một lời đối đáp, Thị Kính càng kêu oan, nỗi oan càng dày, nàng trở nên cô độc. - Đến lần thứ năm kêu oan với chú (Mãng Ông) Thị Kính mới nhận được một sự cảm thông. Nhưng đó là sự cảm thông đau khổ và bất lực. Kết cục Thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà chồng. VD2: Đoạn trích “Bắc Sơn” của Nguyễn Huy Tưởng. Hỏi: Thơm đã có hành động cứu Thái và Cửu che mắt Ngọc, quyết định đó chứng tỏ có sự chuyển biến gì trong lòng cô? Định hướng: Với hành động táo bạo, bất ngờ này Thơm đã thoát ra khỏi trạng thái day dứt, trù trừ để đứng hẳn vào hàng ngũ quần chúng cảm tình với cách mạng, hành động này không phải ngẫu nhiên, tuỳ hứng, tuỳ tiện hay xếp đặt mà có nguyên nhân hợp lý hợp tình. Lòng thương người, lòng kính phục Thái, cảm tình với cách mạng, nhớ đến cái chết của cha, con, hoàn cảnh gia đình và đặc biệt Thơm đã nhận ra bộ mặt thật của chồng. d) Câu hỏi nêu vấn đề Câu hỏi nêu vấn đề chính là phương tiện quan trọng để giáo viên xác định tình huống có vấn đề. Loại câu hỏi này không nhằm mục đích tái hiện kiến thức, cũng không nhằm khơi gợi sự tự biểu hiện của học sinh khi đánh giá chi tiết toàn bộ tác phẩm. Câu hỏi nêu vấn để phải làm rõ vấn đề tiềm ẩn trong tác phẩm văn học, phải gây hứng thú nhận thức cho học sinh, phải động viên khuyến khích học sinh giải quyết vấn đề đã nêu. Đó cũng chính là sản phẩm của nghệ thuật sư phạm. Câu hỏi nêu vấn đề phù hợp với tất cả các đối tượng học sinh, khi đưa ra tình huống các em có thể tranh luận nhiều ý kiến thú vị. Các em được nói và bộc lộ những suy nghĩ của mình về tác phẩm. Từ đó giáo viên nắm bắt được nhận thức của các em để hướng nhận thức đó tới thầm mỹ văn chương. VD1: Có người cho rằng bi kịch “Nỗi oan hại chồng” là cái nút đầu tiên của vở chèo bộc lộ thân phận, địa vị của người phụ nữ nghèo trong quan hệ gia đình và hôn nhân phong kiến. Theo em đúng hay sai? Hãy trình bày ý kiến của em? VD2: Có ý cho rằng Ông Giuốc- đanh là nhân vật hài kịch. Hãy trình bày ý kiến của em? VD3: Xung đột kịch được thể hiện trong hồi bốn của vở “Bắc Sơn” A. Qua cuộc đối thoại giữa Thơm với Ngọc. 14 B. Qua cuộc đối thoại giữa Thái, Cửu với Thơm. C. Qua sự đối đầu giữa Ngọc với Thái, Cửu và qua mâu thuẫn nội tâm của Thơm. D. Qua cuộc đối thoại của Ngọc với Thái, Cửu. Em hãy nêu ý kiến của em. VD4: Có ý kiến cho rằng trong vở “Tôi và chúng ta” cuộc đấu tranh giữa cái cũ và cái mới là tất yếuvà gay go, nhưng cuối cùng phần thắng sẽ thuộc về cái mới, cái tiến bộ. Hãy trình bày quan điểm của em? e) Câu hỏi gợi cảm xúc, hiện tượng, tường tượng Là câu hỏi khơi gợi những cảm xúc, ấn tượng, khả năng liên tưởng, tưởng tượng của học sinh khi đọc tác phẩm, hoặc tìm hiểu cảm xúc tâm trạng của nhân vật. Đối với văn bản kịch thì loại câu hỏi này rất cần thiết khi học sinh học kịch bản văn học. VD1: Việc lặp lại đến 5 lần kêu oan của Thị Kính gợi cho em ấn tượng gì? VD2: Trong suốt đoạn trích “Ông Giuốc đanh mặc lễ phục” chi tiết nào cho em ấn tượng nhất? Hãy minh hoạ bằng lời. VD3: Cảnh 1 là cuộc trò chuyện giữa ông Giuốc đanh và bác Phô rong tại phòng khách nhà ông Giuốc danh. Em hình dung gì về sân khấu và không khí kịch ở đây? VD4: Trong những lời nói của giám đốc Hoàng Việt, câu nào làm em nhớ nhất? Vì sao? g) Câu hỏi bình Là câu hỏi mở rộng, nâng cao cảm thụ của học sinh sau khi đã phân tích giá trị nội dung và nghệ thuật. Có thể bình một chi tiết, một nhân vật hay một khía cạnh của văn bản kịch. Câu hỏi bình thường dành cho các em học sinh khá giỏi, khi các em đã có vốn văn chương khá phong phú với sự cảm nhận tinh tế được trình bày bằng những câu văn nâng cao giàu hình ảnh. VD1: Em hiểu gì về số phận của người phụ nữ đức hạnh trong xã hội cũ qua nhân vật Thị Kính? Định hướng: Người phụ nữ đức hạnh bị áp bức, bị ruồng bỏ a. bất kỳ lý do gì. Đó là số phận bất hạnh của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ. VD2: Nhắc đến hội diễn sân khấu năm 1985 tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh không thể không nhắc đến thành công rực rỡ của “ Tôi và chúng ta” do Đoàn kịch Hà Nội dàn dựng ( Đạo diễn Hoàng Quân Tạo). Em có cảm nhận gì về sức hấp dẫn của vở kịch đó? Định hướng: Sức hấp dẫn chính là nhờ tác phẩm đã đi thẳng vào một vấn đề có thật, một vướng mắc còn nổi cộm lên trong đời sống xã hội. Đó là phải thay đổi mạnh mẽ phương thức tổ chức quản lý trước sự biến chuyển sinh động của cuộc sống. 15 Tóm lại: Hệ thống câu hỏi trong giảng dạy Ngữ văn nói chung, văn bản kịch nói riêng giúp cho học sinh tìm tòi, tiếp nhận kiến thức về tác phẩm. Kích thích nỗ lực trí tuệ của học sinh trong quá trình học tập, rèn luyện kỹ năng phân tích khám phá. Nâng cao sự cảm thụ của học sinh. Vì vậy để có một giờ học sôi nổi thành công người thầy cần nắm chắc đặc trưng thể loại, mục tiêu bài học để chuẩn bị một hệ thống câu hỏi khoa học, nghệ thuật. Tiết dạy thực nghiệm Ngày dạy: …../…./ 2019 Tiết 117: ĐỌC THÊM: QUAN ÂM THỊ KÍNH A. MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp HS: - Hiểu được 1 số đặc điểm cơ bản của sân khấu chèo truyền thống. - Tóm tắt được nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính, nội dung, ý nghĩa và 1 số đặc điểm nghệ thuật (mâu thuẫn kịch, ngôn ngữ, hành động nhân vật,...) của trích đoạn Nỗi oan hại chồng. 2. kĩ năng: - Bước đầu biết đọc – hiểu văn bản chèo. Nắm được nội dung chính và đặc điểm hình thức tiêu biểu của đoạn trích. 3. Thái độ: Thưởng thức cái hay, cái đẹp, cái độc đáo của loại hình sinh hoạt văn học dân gian này. B. CHUẨN BỊ + Giáo viên: - Phương tiện: sgk + stk, bài soạn, máy chiếu. - Phương pháp: Thuyết trình, gợi mở, nêu vấn đề. + Học sinh: soạn bài + sgk C. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP 1. Ổn định lớp Lớp 7A: Lớp 7B: 2. Kiểm tra Nêu những nét đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản Ca Huế trên sông Hương ? 3. Bài mới Nghệ thuật sân khấu dân gian cổ truyền VN rất phong phú và độc đáo: chèo, tuồng, rối... Trong đó vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính lấy sự tích từ chuyện c.tích về đức Quan Thế Âm Bồ tát, là một trong những vở tiêu biểu nhất, được phổ biến khắp cả nước. Nhng trong điều kiện khó khăn hiện nay, chúng ta mới 16 chỉ có thể bằng lòng với việc tìm hiểu tính (kịch bản) chèo, mà cũng chỉ một đoạn ngắn mà thôi. Tiết 117: HDĐT. Quan Âm Thị Kính (Chèo cổ) I. Đọc, tìm hiểu chú thích. 1. Đọc Tổ chức đọc phân vai: -Vai Thị Kính: Giọng từ âu yếm, ân cần chuyển sang đau đớn, nghẹn tủi. -Vai Thiện Sĩ: Giọng hốt hoảng, sợ hãi. -Vai Sùng bà: Giọng nanh nọc, ác độc. -Vai Sùng ông: Lèm bèm vì nghiện ngập, a dua với vợ. -Vai Mãng ông: Từ vui mừng chuyển sang ngạc nhiên, đau khổ. 2. Chú thích a. Khái niệm chèo. 17 Giới thiệu các vở chèo Giới thiệu các nhân vật trong chèo. 18 b. Từ khó. -Mèo mả gà đồng? -Tam tòng tứ đức? II. Tìm hiểu đoạn trích. 1. Vị trí của đoạn trích. 19 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan