Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Một số giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn ở trường thpt...

Tài liệu Một số giải pháp bồi dưỡng học sinh giỏi môn ngữ văn ở trường thpt

.DOC
60
6
77

Mô tả:

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Người xưa từng khẳng định: Hiền tài là nguyên khí của quốc gia. Nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh rồi lên cao, nguyên khí suy thì thế nước yếu rồi xuống thấp. Vì vậy, các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí làm việc đầu tiên (Thân Nhân Trung). Tiếp nối truyền thống ấy, ngày nay, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài là mục tiêu quan trọng mà ngành giáo dục hướng tới. Bồi dưỡng học sinh giỏi là công việc được toàn ngành giáo dục quan tâm từ lâu. Ngay trong những năm tháng gian khổ nhất của đất nước khi chưa thống nhất, miền Bắc vẫn tổ chức những kì thi học sinh giỏi. Kể cả khi giặc Mĩ điên cuồng leo thang bắn phá miền Bắc thì bao thế hệ thầy giáo, học sinh mang mũ rơm đi học đường dài vẫn học, vẫn dạy, vẫn thi và đạt giải học sinh giỏi trong nước và quốc tế. Gần đây, Đảng ta có hẳn nghị quyết về giáo dục và đào tạo, bàn về công tác bồi dưỡng nhân tài. Vì vậy, có thể nói công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác mũi nhọn và trọng tâm của ngành giáo dục. Nó có tác dụng tích cực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, kích thích tinh thần say mê học tập của học sinh, nâng cao chất lượng và khẳng định uy tín của nhà trường, góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. Ngữ văn là một trong ba môn có tính chất công cụ, bắt buộc trong kì thi Quốc gia nhưng vị trí của nó ngày càng khiêm tốn, học sinh trong nhà trường phổ thông ngày càng mất đi niềm yêu thích văn chương. Học sinh ít theo học, giáo viên bớt mặn mà. Thực tế ấy khiến không ít giáo viên ngán ngẩm cho chuyên ngành đào tạo của mình. Tuy nhiên, hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo Vĩnh Phúc đều tổ chức kì thi chọn học sinh giỏi các cấp, trong đó có thi học sinh giỏi THPT nhằm lựa chọn tôn vinh những học sinh có thành tích cao trong những môn học, tiếp tục tham gia kì thi học sinh giỏi quốc gia. Đồng thời, qua kết quả cuộc thi Sở lấy đó làm một kênh thông tin để đánh giá chất lượng giáo dục của mỗi trường học trong phạm vi toàn 1 tỉnh. Vì vậy, trường THPT Tam Đảo vẫn luôn coi công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của nhà trường. Dạy Văn cho học sinh là một công việc khó, bởi dạy Văn không chỉ dạy đúng, đủ kiến thức cơ bản, đúng trọng tâm mà còn phải dạy hay. Dạy Văn cho học sinh giỏi còn khó hơn nhiều. Dạy Văn tức là dạy cái hay, cái đẹp cho học sinh, dạy cho học sinh không chỉ nghĩa lí của tác phẩm mà còn là con người để mỗi học sinh rung cảm, đồng cảm với từng nhân vật, từng số phận, từng cuộc đời thì thật là một công việc gian lao. Người thầy giáo muốn có một giờ dạy thành công phải lao tâm, khổ tứ từ việc sưu tầm tài liệu, nghiên cứu, cảm thụ tác phẩm một cách nhuần nhuyễn để khi giảng tác phẩm cho học sinh thầy phải thật thấu đáo, am tường, chuẩn mực… Song điều đó không có nghĩa là thầy giáo hiểu hộ học trò, cảm hộ học trò, tạo cho học trò thói quen ăn sẵn mà mỗi giờ học phải khơi dậy, gợi dậy, làm sống dậy trong lòng học trò sự hứng thú, lôi cuốn kì diệu của văn chương… Mỗi bài dạy là một chinh phục vất vả, đầy mồ hôi và cả nước mắt song cũng thật hạnh phúc. Có người yêu thích bóng đá coi việc dạy Văn như làm huấn luyện viên bóng đá mà mỗi tiết dạy là đứng trước một trận đấu, người giáo viên phải tìm ra đấu pháp như thế nào cho hợp lí để mỗi giờ dạy phải hấp dẫn, lôi cuốn, chinh phục được người học. Dạy Văn đã khó, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi lại càng khó hơn. Đó là một quá trình khó khăn, gian khổ và hết sức công phu. Từ việc trang bị kiến thức có hệ thống đến việc dạy học sinh biết cách cảm thụ, rồi từ những cảm xúc, cảm nghĩ ấy chuyển thành câu thành chữ dưới ngòi bút cho đúng, cho trúng, cho rành mạch và xúc động là cả một quá trình truân chuyên. Là một giáo viên trực tiếp đứng lớp giảng dạy, tôi có chung nỗi niềm với bao giáo viên văn khác, nhưng với lòng yêu nghề, tôi vẫn cố gắng học hỏi, phấn đấu với mong muốn phần nào thay đổi suy nghĩ của xã hội về một môn học đã từng được coi là cực kì quan trọng trong giáo dục nhân cách con người. May mắn cho tôi, trong những năm qua liên tục được nhà trường giao cho dạy ôn thi THPTQG và luyện đội tuyển môn Văn theo khối lớp được phân công giảng dạy. Đó vừa là trách nhiệm, vừa là thử thách lại vừa là cơ hội cho tôi được khám phá 2 sâu kiến thức bộ môn. Mặc dù tôi đã tham khảo nhiều sách báo, tìm kiếm trên mạng Internet những kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi quí báu của đồng nghiệp ở trong và ngoài tỉnh nhưng nhìn chung chưa thấy có nhiều chuyên đề trình bày đầy đủ, kĩ lưỡng và có hệ thống về vấn đề này. Với sự phấn đấu, học hỏi, rút kinh nghiệm qua những tiết dạy, lắng nghe những lời chỉ bảo quí báu của các thầy, cô có nhiều năm công tác đứng lớp; cùng với việc cọ sát trong thực tiễn bồi dưỡng học sinh giỏi văn ở tại nhà trường qua một số năm học, tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu về kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Ngữ Văn ở trường THPT, mong muốn góp phần nhỏ bé của mình vào việc nâng cao chất lượng giáo dục. 2. Tên sáng kiến: MỘT SỐ GIẢI PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI MÔN NGỮ VĂN Ở TRƯỜNG THPT 3. Tác giả sáng kiến - Họ và tên: Trần Thị Thúy Hồng - Địa chỉ: Trường THPT Tam Đảo - Số điện thoại: 0987818464 - Email: [email protected] 4. Chủ đầu tư sáng kiến: Trần Thị Thúy Hồng 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến Theo tôi, sáng kiến có thể áp dụng trong việc bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi môn Văn ở khối THPT. Trong đề tài này, tôi hướng tới việc nghiên cứu trong diện hẹp từ yêu cầu đối với giáo viên và học sinh trong việc dạy đội tuyển và học đội tuyển môn Văn ở trường THPT đến quá trình thăm dò, phát hiện và cách thức dạy học, bồi dưỡng nhân tố. Thực hiện đề tài này, tôi mong muốn được chia sẻ, học tập, trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp để góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên và hiệu quả học tập của học sinh nói chung, góp phần nâng cao chất lượng của đội tuyển học sinh giỏi Văn của nhà trường nói riêng. 3 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử Sáng kiến kinh nghiệm được tôi nghiên cứu, dạy thử nghiệm đội tuyển học sinh giỏi khối 12 trong năm học 2016-2017. Sau đó, tiếp tục rút kinh nghiệm, dạy thử nghiệm đội tuyển học sinh giỏi khối 10 trong năm học 2017-2018; đội tuyển học sinh giỏi khối 11 trong năm học 2018-2019 và thu được kết quả khả quan. 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Đánh giá thực trạng của đề tài khi áp dụng và thử nghiệm 7.1.1. Đánh giá thực trạng của đề tài trước khi áp dụng sáng kiến 7.1.1.1. Thực trạng của công tác bồi dưỡng học sinh giỏi - Văn học là một loại hình nghệ thuật phản ánh đời sống bằng hình tượng thông qua một chất liệu đặc biệt là ngôn ngữ nghệ thuật. Bằng ngôn ngữ, tác phẩm văn học có khả năng tái hiện cụ thể, sinh động, gợi cảm hiện thực khách quan, giúp nhận thức cuộc sống, đưa đến những suy tưởng sâu lắng, trong tâm hồn, tình cảm để cuộc sống đẹp hơn, có ý nghĩa hơn. - Nhìn chung, học sinh THPT đã có khả năng độc lập, tích cực trong học Văn nhưng năng lực và hứng thú cá nhân chưa bền vững. Những phẩm chất tư duy như ghi nhớ, tái hiện, liên tưởng… đã phát triển nhưng rất cần các phương pháp hỗ trợ, kích thích của giáo viên mới trở nên bền vững và ổn định. Do vậy, trong quá trình bồi dưỡng học sinh cần có những biện pháp cụ thể, thiết thực, có khả năng khả thi giúp học sinh có hứng thú học tập bộ môn. Từ đó, nâng cao năng lực cảm thụ văn, biết cách trình bày những suy nghĩ, cảm nhận về một vấn đề văn học một cách khoa học. - Thực tế, ở trường THPT Tam Đảo việc bồi dưỡng học sinh có năng khiếu môn Văn cũng nằm trong tình trạng chung, phổ biến: Học sinh tiếp nhận và cảm thụ kiến thức văn học qua khâu trung gian là giáo viên. Do trình độ học sinh còn hạn chế, sách tham khảo còn thiếu; chất lượng chưa cao, giáo viên phần nhiều còn non trẻ. Vì vậy, chất lượng học sinh qua các kì thi học sinh giỏi môn Văn chưa đạt được yêu cầu mong muốn. 7.1.1.2. Số liệu điều tra trước khi thực hiện đề tài 4 - Bản thân tôi giảng dạy môn Ngữ Văn tại trường THPT Tam Đảo từ năm 2000, đến năm 2001 bắt đầu được giao bồi dưỡng đội tuyển học sinh liên tục cho đến nay. Tôi đã có nhiều cố gắng nhưng kết quả bồi dưỡng chưa cao. 7.1.2. Nguyên nhân 7.1.2.1. Chủ quan - Giáo viên chưa có kinh nghiệm trong bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi. - Học sinh chưa có tinh thần học tập, chưa có sự đam mê và sự quan tâm đối với môn Ngữ Văn (Do xu hướng lựa chọn nghề nghiệp, điều kiện và cơ hội việc làm rất khó với những ngành có môn văn). 7.1.2.2. Khách quan - Chất lượng đầu vào (Lớp 10) rất thấp dẫn tới chất lượng đội tuyển không đồng đều. Quan niệm của xã hội nói chung về môn Văn ảnh hưởng tới việc lựa chọn và thành lập đội tuyển. Nhiều học sinh giỏi toàn diện vẫn có ý thức coi nhẹ môn Văn, không được chọn vào đội tuyển các môn tự nhiên, môn Ngoại ngữ mới chịu vào đội tuyển Văn. Nhiều em có năng khiếu bộ môn nhưng lại gặp sự phản đối từ gia đình. - Các phương pháp học tập của HS chưa tốt, học không có kế hoạch, không có phương pháp, chưa biết phương pháp tự học theo hướng tích cực, thụ động trong quá trình học, quen nghe, ghi chép những gì giáo viên nói, ít có nhu cầu tự bộc lộ sự hiểu biết, cảm nhận văn học qua ngôn ngữ nói, viết của mình, học sinh còn khá nhiều hạn chế về năng lực học tập trong môn học ngữ văn. Cụ thể, các em còn thụ động trong quá trình học tập. Chỉ khi nào giáo viên yêu cầu phát biểu thì các em mới dám nói. - Tài liêu, sách báo tham khảo ở thư viện còn hạn chế, chưa có đủ để giáo viên và học sinh tham khảo, nghiên cứu. - Thời gian bồi dưỡng ngắn (nhất là Lớp 12), áp lực trong việc phải có nhiều giải và giải cao. 5 7.2. Những giải pháp đã áp dụng 7.2.1. Phát hiện và tuyển chọn những học sinh có năng khiếu bộ môn - Đây là bước quan trọng trước khi bắt đầu ôn luyện bồi dưỡng. Bởi vì, có lựa chọn kĩ lưỡng, đúng khả năng, phát hiện tố chất văn chương của các em thì mới hiệu quả trong công tác bồi dưỡng. Trong khi theo xu thế thời đại, các em ngại học văn, người dạy đội tuyển còn phải vừa dạy vừa “dỗ” rất vất vả. Nhưng giáo viên hãy coi đó là thử thách, vượt qua được sẽ đến thành công. - Trước khi thành lập đội tuyển tôi rất quan tâm tới đối tượng học sinh, tìm hiểu tố chất, năng lực lĩnh hội kiến thức cũng như tâm lý, nhu cầu, động cơ học tập của các em để đo mức độ hứng thú và say mê học tập. Trên cơ sở đó, kịp thời nắm bắt diễn biến tư tưởng và ý thức học tập của các em; khích lệ, động viên kịp thời; tránh để các em căng thẳng, mệt mỏi. Kinh nghiệm cho thấy: tiến hành hoạt động dạy học trên đối tượng học sinh không có tố chất đã khó nhưng càng khó hơn nếu các em không có tinh thần say mê học tập bộ môn. Với các đối tượng như vậy, thường rất khó, khó đến mức không thể khơi dậy ý chí, quyết tâm và hứng thú trong học tập cho các em. - Yếu tố học trò xuất sắc được hiểu là có tố chất học tập và nghiên cứu môn học, có tinh thần say mê, ham học hỏi, có khả năng biến quá trình được thầy cô đào tạo thành quá trình tự đào tạo, và đặc biệt phải có khả năng và phương pháp tự học. Cốt lõi trong vấn đề này là đãi cát tìm vàng. Nếu không cố gắng, tâm huyết với công việc thì khó có thể phát hiện được học sinh có tố chất xuất sắc, không phát hiện được học sinh có tố chất xuất sắc thì việc bồi dưỡng học sinh giỏi sẽ rất gian nan. - Để có được những học sinh giỏi văn trong đội tuyển của nhà trường, ngay từ đầu lớp 10, tôi chú ý đến những em có điềm thi vào đầu cấp từ 8 điểm trở lên. Sau đó theo dõi quá trình học tập của các em qua các điểm kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì, qua kết quả thi tuyển chọn đội tuyển học sinh giỏi của nhà trường. - Tiếp đó, tôi chủ động sắp xếp thời gian gặp gỡ các em được chọn, tìm hiểu quan điểm cũng như cách học, cách tiếp nhận bộ môn Văn trong quá trình học tập, tìm hiểu hướng đi tương lai của các em, nhất là việc chọn khối thi vào các trường 6 đại học sau này. Từ đó, chỉ thu nhận những em học sinh có niềm đam mê, thích thú với bộ môn Văn, kiên quyết không đưa vào đội tuyển những em học sinh có cái nhìn lệch lạc về môn Văn hoặc chán học môn Văn, cho dù đôi khi cái chán của học sinh bắt nguồn từ giáo viên dạy trên lớp. Không chọn những học sinh thi khối A, B mà chỉ chọn những học sinh có nguyện vọng thi vào khối C, D. Đặc biệt, chỉ những em tự nguyện tham gia mới được đưa vào danh sách đội tuyển chính thức của trường, không chú ý số lượng, chỉ chú trọng chất lượng. Từ đó, trao đổi với các em được chọn về việc thành lập đội tuyển học sinh giỏi Văn để các em biết thuận lợi và khó khăn trong quá trình tham gia đội tuyển. - Bằng việc làm này, hằng năm tôi đã lựa chọn được một số học sinh có tố chất, yêu thích môn Văn…để chuẩn bị cho việc thành lập đội tuyển chính thức. 7.2.2 . Lập kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển - Cùng với việc thành lập đội tuyển, tôi lập kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển và dự kiến người dạy hỗ trợ với mình để trình tổ trưởng chuyên môn và Ban giám hiệu xét duyệt. Phẩm chất, uy tín, năng lực của người giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Thầy cô là yếu tố hàng đầu đóng vai trò quyết định trong việc bồi dưỡng năng lực học tập, truyền sự hứng thú, niềm say mê môn học cho các em. Để dạy được học sinh có phương pháp và khả năng tự học thì bản thân thầy cô cũng phải tự đào tạo, cố gắng hoàn thiện về phẩm chất và năng lực chuyên môn, tâm huyết với công việc, yêu thương học trò, giúp đỡ đồng nghiệp. Để đạt hiệu quả như mong muốn, người thầy phải không ngừng rèn luyện để trở thành thầy giỏi ở góc độ tâm huyết và năng lực, ở sự am hiểu về đối tượng học trò và kiến thức chuyên sâu, ở phương pháp truyền đạt khoa học, sáng tạo và logic. Các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại phải được sử dụng linh hoạt và nhuần nhuyễn, phải nhằm vào việc phát huy khả năng tự học, tự nghiên cứu của học trò, tích cực trong lĩnh hội kiến thức. Nếu coi đây chỉ là vấn đề lí thuyết sẽ không thành công. Giáo viên phải rất cố gắng và nghiêm túc với chính mình trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, trong đó có khâu chuẩn bị, thiết kế bài giảng. 7 - Để thực hiện được quá trình nêu trên rất cần các giáo viên tham gia dạy đội tuyển phải có khả năng soạn, dạy chuyên đề sâu. Đội ngũ này cần có sự đồng bộ nhất định về chuyên môn khi tiến hành bồi dưỡng, tôi phân công cụ thể, rõ ràng chuyên đề để khả năng và thế mạnh của từng giáo viên đều được phát huy. - Trong kế hoạch, tôi dự kiến tên các chuyên đề cần ôn luyện, số tiết cho từng chuyên đề, thời gian thực hiện, giáo viên thực hiện, thời gian kiểm tra chất lượng…Điều này tạo sự chủ động trong công tác bồi dưỡng, không gặp phải tình trạng dạy chồng chéo hay nhồi nhét học sinh vào giai đoạn cuối mà bỏ thời gian chết trong giai đoạn đầu như các năm trước đó. 7.2.3. Dạy học – Bồi dưỡng 7.2.3.1. Cung cấp kiến thức cơ bản qua một số chuyên đề quan trọng gắn với chương trình thi - Đối với bồi dưỡng học sinh giỏi, việc dạy bồi dưỡng theo các chuyên đề là điều cần thiết và nên làm nhiều nhất để cung cấp kiến thức cho học sinh đồng thời giúp các em rèn luyện kĩ năng làm bài tốt hơn. - Qua theo dõi cách ra đề của Sở trong những năm gần đây, tôi nhận thấy cấu trúc đề thường là 02 câu, gồm hai phần là nghị luận xã hội và nghị luận văn học, trong đó nghị luận văn học chiếm 2/3 số điểm của đề bài. Vì vậy, trong những năm qua tôi đã biên soạn và dạy cho học sinh một số chuyên đề chính cho ba khối lớp như sau: ( Tùy theo khối lớp được phân công giảng dạy để chọn chuyên đề bồi dưỡng) 1. Kĩ năng làm văn nghị luận xã hội 2. Kĩ năng làm văn nghị luận văn học 3. Lí luận văn học 4. Văn học dân gian Việt Nam 5. Văn học trung đại Việt Nam 6. Thơ mới 1930-1945 7. Văn xuôi lãng mạn 1930-1945 8. Văn xuôi hiện thực 1930-1945 9. Thơ cách mạng trước 1945 8 10. Thơ ca kháng chiến chống Pháp 11. Thơ ca kháng chiến chống Mĩ 12. Văn xuôi cách mạng 1945-1975 13. Thơ văn sau 1975 14. Kịch - Với các chuyên đề trên, trong từng tiết dạy tôi lại chia nhỏ từng vấn đề cụ thể để học sinh dễ nắm bắt. Biết rằng phương pháp để tiếp nhận và tìm hiểu văn học vô cùng phong phú, khó có thể nói hết được, mỗi giáo viên bồi dưỡng và người tìm hiểu văn học đều có góc nhìn và cảm nhận riêng. Song trong khuôn khổ của sáng kiến này, tôi xin trao đổi một vài kinh nghiệm trong một số chuyên đề: * Chuyên đề kĩ năng làm văn nghị luận xã hội Khi dạy chuyên đề kĩ năng làm văn nghị luận xã hội tôi chia nhỏ làm hai dạng đề chính là nghị luận về một tư tưởng đạo lí và nghị luận về một hiện tượng đời sống. Ngoài ra, hướng dẫn học sinh tập luyện thêm dạng đề nghị luận một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học hoặc trong các câu chuyện ngụ ngôn. Với mỗi dạng, tôi lần lượt cho học sinh ôn lại khái niệm, dàn ý chung gắn với bố cục của bài làm, giới thiệu một số dạng đề, yêu cầu học sinh xác định yêu cầu của đề, lập dàn ý rồi sau đó giáo viên củng cố lại. Cuối cùng giao bài tập cho học sinh về nhà làm. Ví dụ khi dạy về kĩ năng làm bài nghị luận về một hiện tượng đời sống, trước tiên tôi cho học sinh ôn lại để nắm vững khái niệm về hiện tượng đời sống. Dạng này có cả hiện tượng tích cực và hiện tượng tiêu cực, có thể chú ý một số vấn đề lớn như: - Ô nhiễm môi trường - An toàn giao thông - Bạo lực học đường, bạo lực gia đình. - Tiêu cực trong thi cử - Chiến tranh, đói nghèo, bệnh tật - Bệnh vô cảm - Tấm gương người tốt việc tốt - Hiến máu nhân đạo 9 - Tiếp sức mùa thi …. Sau đó tôi nhắc lại dàn ý chung của kiểu bài này, cụ thể gồm các bước + Mô tả thực trạng (có thể giải thích nếu cần) + Bàn luận về nguyên nhân, hậu quả, giải pháp (Phân tích, ca ngợi những mặt đúng, phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch) + Rút ra bài học nhận thức và hành động. - Giới thiệu một số dạng đề thường gặp cho học sinh tập viết, ôn luyện. Đề 1 Viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ của anh/chị về hiện tượng sau: “Mới đây, dư luận lại xôn xao về một cô thiếu nữ có “khuôn mặt ưa nhìn” đã phô ra trên Facebook cả một loạt ảnh ngồi ghếch chân trên bia mộ liệt sĩ...” (Theo Nỗi sợ hãi không muốn “học làm người” - Mục Góc nhìn của nhà thơ Trần Đăng Khoa - Tuổi trẻ và đời sống, số 152 ngày 14/1/2013). * Phân tích đề - Yêu cầu về nội dung: Bàn về hiện tượng một thiếu nữ...cho cả thế giới “chiêm ngưỡng”. Đây là hiện tượng thể hiện hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, đi ngược lại truyền thống đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc. - Yêu cầu về thao tác lập luận: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận. - Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: Đời sống xã hội. * Lập dàn ý a. Mở bài Giới thiệu hiện tượng cần bàn luận. b. Thân bài - Giải thích hiện tượng Hiện tượng cô gái xinh đẹp ngồi ghếch chân lên bia mộ liệt sĩ thể hiện hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, đi ngược lại truyền thống đạo lí “Uống nước nhớ nguồn” của dân tộc ta. - Bàn luận hiện tượng 10 + Thực trạng: Hiện nay tình trạng một bộ phận thanh, thiếu niên có suy nghĩ và hành động lệch lạc, có hành vi phản cảm, thiếu văn hóa, đi ngược lại truyền thống đạo lí… không ít (dẫn chứng cụ thể từ đời sống, lấy thông tin trên các phương tiện truyền thông). - Nguyên nhân: + Khách quan: thiếu vắng mối quan tâm, sự giáo dục của gia đình và nhà trường. Những ảnh hưởng của phim ảnh, intrernet, sự tràn lan của lối sống cá nhân thích làm nổi, thích gây sốc để nhiều người biết đến… + Chủ quan: Nhiều thanh thiếu niên tuy được sinh ra và lớn lên ở môi trường giáo dục tốt nhưng lại có suy nghĩ và hành động lệch lạc, bởi họ không có ý thức hoàn thiện mình cũng như tự bồi đắp tâm hồn mình bằng những cách cư xử có văn hóa. - Hậu quả của hiện tượng: + Gây xôn xao, bất bình trong dư luận, làm tổn thương, xúc phạm đến những giá trị đạo đức, đi ngược lại truyền thống đạo lí tốt đẹp “Uống nước nhớ nguồn”..., tác động không tốt đến giới trẻ. + Bản thân người trong cuộc phải gánh chịu những lên án, bất bình của dư luận xã hội... - Giải pháp khắc phục: + Nâng cao nhận thức ở giới trẻ: nhà trường và đoàn thanh niên cần thường xuyên tổ chức các diễn đàn để tuyên truyền, giáo dục thanh niên về lối sống đẹp và giữ gìn truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. + Những hình ảnh phản cảm trên cần được dư luận phê phán quyết liệt, gia đình và nhà trường phải nghiêm khắc, nhắc nhở. - Rút ra bài học nhận thức và hành động. c. Kết bài Bày tỏ ý kiến riêng về hiện tượng xã hội vừa nghị luận. - Thấy rõ sự cần thiết phải tích cực trau dồi nhân cách, bồi đắp những giá trị đạo đức, văn hóa, đặc biệt là đạo lí “Uống nước nhớ nguồn”. - Kiên quyết lên án và ngăn chặn những biểu hiện của lối sống vô cảm, thiếu văn hóa để xã hội lành mạnh, tiến bộ hơn. 11 Đề 2 Trong bài nghị luận về vấn đề “Học phương pháp học”, một học sinh lớp 12 đã viết: “Em sẽ cố gắng thay đổi cách học bài, dù có pùn ngủ mún chit cũng phải giải quyết hết bài tập...”. Một học sinh khác gửi email cho cô giáo: “Cô ơi, dạo này em có nhìu chiện rắc rối xảy ra wa’ nên giờ em hết tự tin giải quyết như hồi trước rồi! đời hs có thật là lắm vui buồn ko cô? hồi trước cô có giống tụi em bi h ko? em thấy xh càng phát triển thì sự hỉu bik của con người cũng tăng lên. Tuổi còn nhỏ nhưng đã hỉu quá nhìu điều vượt ngoài lứa tuổi. h thì các bạn em và ngay cả em cũng đang gặp rắc rối với chính suy nghĩ của mình...”. Từ ví dụ trên ,anh/ chị có suy nghĩ gì về cách sử dụng tiếng lóng hay còn gọi là “ngôn ngữ chát”, “ngôn ngữ mạng” của giới trẻ hiện nay? * Phân tích đề - Yêu cầu về nội dung: Bàn về thói quen sử dụng tiếng lóng trên mạng, còn gọi là “ngôn ngữ chat”, “ngôn ngữ SMS”, “ngôn ngữ @”,… - Yêu cầu về thao tác lập luận: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận. - Yêu cầu về phạm vi tư liệu: Đời sống xã hội. * Lập dàn ý a. Mở bài Giới thiệu hiện tượng cần bàn luận. b. Thân bài - Giải thích hiện tượng + Tiếng lóng trên mạng, ngôn ngữ chat, ngôn ngữ SMS, ngôn ngữ @.... là tên gọi chung của hình thức chữ viết không theo chuẩn tiếng Việt mà giới trẻ đang sử dụng trên mạng thông qua máy vi tính hoặc điện thoại di động. + Đây là hình thức ngôn ngữ được giới trẻ sáng tạo ra một cách tùy tiện. - Phân tích, chứng minh hiện tượng: + Thực trạng :  Lúc đầu xuất hiện trên mạng trên điện thoại, chat trên máy tính, nay lan dần sang các lĩnh vực khác như nói, viết các loại văn bản khác nhau trong sinh hoạt và học tập. 12  Lớp trẻ mắc phải nhiều nhất. Nguy hiểm hơn, căn bệnh này là căn bệnh mới trong học đường và lây lan rất mạnh. Nhiều thầy cô, nhiều phụ huynh, nhiều Sở giáo dục đã lên tiếng về việc này trên các phương tiện thông tin..  Hiện tượng này lan dần theo thời gian. Đến nay, trở thành một thói quen trong một bộ phận không nhỏ của lớp trẻ hiện nay. - Nguyên nhân của hiện tượng trên + Do tiết kiệm thời gian khi “chat” mạng + Do tuổi trẻ nhạy bén với cái mới và muốn có một thế giới riêng, hoặc muốn tự khẳng định mình hoặc nũng nịu với bạn bè và người thân cho vui. + Do tuổi trẻ vô tư, vô tình không thấy hết tác hại của hiện tượng trên… + Do giới trẻ không được nhắc nhở kịp thời. - Hậu quả của hiện tượng trên: + Tạo nên một thói quen nói và viết chệch chuẩn, làm mất đi sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, hủy hoại giá trị truyền thống. + Ảnh hưởng đến tư duy, ảnh hưởng đến tâm lí của lớp trẻ. Đó là thói xấu nói năng, tư duy một cách tùy tiện, cẩu thả… - Cách khắc phục hiện tượng trên + Giải thích thuyết phục lớp trẻ thấy được rằng sự vô tình của mình có thể gây nên một tác hại khó lường. + Giáo dục giới trẻ biết chọn lọc hiện tượng này và sử dụng đúng lúc đúng chỗ không được sử dụng tràn lan trong sinh hoạt và học tập. - Rút ra bài học nhận thức và hành động. c. Kết bài - Không đồng tình với những hành vi trên. - Cẩn thận trọng khi tiếp xúc với những hiện tượng mới phát sinh trong cuộc sống hiện đại. Nhất là khi những hiện tượng này mâu thuẫn với những giá trị truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời. - Vì vậy, yêu cầu phải có cách ứng xử phù hợp với tính chất của từng hiện tượng để tiếp thu những cái mới mẻ, nhưng cũng không hủy hoại những giá trị truyền thống. 13 - Ở dạng đề nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học: Đây là dạng đề rất mới. Dạng đề này vừa rèn luyện đồng thời năng lực đọc hiểu văn bản văn học vừa rèn luyện năng lực làm văn nghị luận xã hội. Đặc điểm của dạng đề này là dựa vào những vấn đề có ý nghĩa xã hội sâu sắc nào đó đặt ra trong tác phẩm văn học rồi phát biểu, bàn luận về ý nghĩa của vấn đề đó. Vấn đề có ý nghĩa xã hội có thể lấy ở hai nguồn, đó là trong tác phẩm văn học đã được học trong chương trình hoặc từ một câu chuyện nhỏ, một văn bản văn học ngắn gọn mà chúng ta chưa được học. Nhiều học sinh đã nhầm dạng đề này là đề nghị luận văn học vì đề thực tế có liên quan đến tác phẩm văn học, xuất phát từ tác phẩm văn học. Tuy nhiên tác phẩm văn học trong dạng đề này chỉ là cái cớ, khởi đầu còn mục đích chính ở đây là yêu cầu người viết bàn bạc, nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí nhân sinh, nghĩa là nhân vấn đề đặt ra trong tác phẩm văn học mà bàn luận, kiến giải. Trong trường hợp này tác phẩm văn học chỉ được khai thác về giá trị nội dung, tư tưởng để rồi rút ra ý nghĩa xã hội có tính khái quát của tác phẩm.Tác phẩm nào cũng có ý nghĩa xã hội nhất định, điều quan trọng là vấn đề xã hội đó phải có tính thời sự, tính giáo dục sâu sắc, phải phù hợp với tâm lí tuổi trẻ học đường. Khi hướng dẫn học sinh làm kiểu bài này, tôi lưu ý học sinh chú ý kĩ các bước làm bài trong phần thân bài để tránh sự nhầm lẫn + Phần một: Phân tích văn bản văn học (hoặc nêu vắn tắt nội dung câu chuyện) để rút ra ý nghĩa của vấn đề (hoặc câu chuyện) + Phần hai (trọng tâm): Phát biểu những suy nghĩa của bản thân về vấn đề xã hội có ý nghĩa trong tác phẩm đó. Lưu ý: Khi từ “phần phụ” chuyển sang “phần trọng tâm” cần phải có những câu văn “chuyển ý” thật ấn tượng và phù hợp để bài làm được logic, mạch lạc, chặt chẽ. MỘT SỐ ĐỀ MINH HỌA Đề 1 Những vết đinh Một cậu bé rất thông minh nhưng ngặt một nỗi cậu rất nóng tính và hay cáu gắt với mọi người. Một hôm cha cậu gọi cậu đến và đưa cho cậu một gói đinh và bảo rằng: “Mỗi khi con sắp nổi nóng lên hay sắp cáu gắt với mọi người thì con hãy 14 lấy một cây đinh mà đóng lên bức tường rào gỗ kia”. Nghe lời bố, cậu bé mỗi khi sắp cãi nhau với một ai đó thì cậu lấy một chiếc đinh đóng vào hàng rào. Ngày đầu tiên, cậu bé đã đóng tất cả 27 chiếc đinh. Nhưng vài tuần sau cậu bé đã tập kiềm chế cơn giận của mình và số lượng đinh mà cậu đóng lên hàng rào ngày càng ít đi. Cậu đã nhận ra rằng kiềm chế cơn giận của mình còn dễ hơn là phải đóng những chiếc đinh lên hàng rào. Rồi đến một hôm, cậu cũng đã không nổi giận một lần nào trong suốt một ngày. Cậu bé vui mừng đến thưa với bố, người bố chỉ mỉm cười và nói: “Tốt lắm, bây giờ nếu sau mỗi ngày mà con không hề giận với ai dù chỉ một lần, con hãy nhổ một cây đinh ra khỏi hàng rào”. Ngày lại ngày trôi qua, rồi cũng đến một hôm cậu bé hãnh diện tìm cha mình và báo rằng không còn một cây đinh nào trên hàng rào nữa. Khi đó, ông nhỏ nhẹ nói với cậu: “Con đã làm rất tốt, nhưng con hãy nhìn những lỗ đinh còn để lại trên hàng rào. Hàng rào đã không còn như xưa nữa. Nếu con làm điều gì trong giận dữ, những lời nói ấy cũng giống như những lỗ đinh này, chúng để lại những vết thương khó lành trong lòng người khác. Cho dù sau đó con có xin lỗi bao nhiêu lần đi nữa, vết thương đó cũng mãi còn. Con hãy luôn nhớ: vết thương tinh thần còn đau đớn hơn vết thương thể xác. Những người xung quanh ta, bạn bè ta là những viên đá quý. Họ giúp con cười và giúp con mọi chuyện. Họ nghe con than thở khi con gặp khó khăn, cổ vũ con và luôn sẵn sàng mở trái tim mình ra cho con. Hãy nhớ lấy lời cha”. Suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của câu chuyện trên. * Phân tích đề - Yêu cầu về nội dung: Qua câu chuyện Những vết đinh, rút ra bài học có ý nghĩa: Hãy luôn biết kiềm chế bản thân bởi hành động hay lời nói trong lúc nóng giận rất dễ sẽ làm tổn thương người khác. - Yêu cầu về thao tác lập luận: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận. - Yêu cầu về phạm vi tư liệu: Đời sống xã hội. * Lập dàn ý a. Mở bài Giới thiệu hiện tượng cần bàn luận. b. Thân bài 15 - Phần một: Phân tích ngắn gọn nội dung câu chuyện để rút ra ý nghĩa của vấn đề: + Khi nổi nóng cậu bé đóng một cây đinh lên hàng rào => Cậu bé đã biết tự kiềm chế những nhược điểm của mình. + Khi không còn nóng giận nữa, tự nhổ những chiếc đinh ra khỏi hàng rào nghĩa là cậu bé sửa chữa được những khuyết điểm của bản thân. + Tuy nhiên những lỗ đinh thì mãi vẫn còn in dấu trên hàng dào không bao giờ xoá được, chính là những vết thương tinh thần khó lành trong lòng người khác do lỗi nóng giận của ta gây lên. => Bài học rút ra từ câu chuyện: Hãy luôn biết kiềm chế bản thân bởi hành động hay lời nói trong lúc nóng giận rất dễ sẽ làm tổn thương người khác. - Phần hai: Phát biểu những suy nghĩa của bản thân về vấn đề xã hội có ý nghĩa trong tác phẩm đó. Câu chuyện tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa vô cùng sâu sắc, bởi: + Trong cuộc sống hàng ngày, trong những lúc giận dữ, ta thường không kiểm soát được bản thân do đó dẫn đến có những hành động và lời nói thái quá xúc phạm đến thể và tinh thần người khác. + Vết thương tinh thần nhiều khi còn đau hơn vết thương về thể xác. Những người xung ta, bạn bè ta là những gì vô cùng quý giá đừng làm tổn thương họ vì sự thiếu kiềm chế của bản thân mình. Trong ứng xử giao tiếp với mọi người khi mắc khuyết điểm hãy biết nhận lỗi và cần phải biết sửa lỗi. + Không phải vì thế mà luôn phạm phải sai lầm mà phải biết kiềm chế bản thân để tránh làm tổn thương người khác. Bởi một khi đã làm tổn thương tinh thần người khác khó có thể hàn gắn được mối quan hệ cũng như bát nước hắt đi khó có thể lấy lại cho đầy. Cho nên ông cha ta cũng đã khuyên “Một sự nhịn là chín sự lành”. + Tuy nhiên kiềm chế bản thân cũng không phải dễ dàng cho nên phải kiên trì rèn luyện. Trong quan hệ ứng xử với mọi người, mọi lúc, mọi nơi, từ việc lớn đến việc nhỏ phải luôn biết vượt lên khỏi cái tôi cá nhân, lắng nghe và tôn trọng người khác. Đây chính là biểu hiện của một lối sống văn minh, lối sống mang ý nghĩa nhân văn tốt đẹp. 16 c. Kết bài Rút ra bài học và liên hệ với bản thân. Đề 2 Trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, tác giả Lưu Quang Vũ đã để nhân vật Trương Ba bày tỏ quan niệm sống của mình là: “Không thể bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo được”. * Phân tích đề - Yêu cầu về nội dung: Qua vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt, rút ra bài học con người cần phải có sự hài hòa về hình thức bên ngoài và tâm hồn bên trong. Không thể bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo được. - Yêu cầu về thao tác lập luận: Giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận. - Yêu cầu về phạm vi tư liệu: Đời sống xã hội. * Lập dàn ý a. Mở bài - Cuộc sống thật phong phú, đa dạng, phức tạp, chúng ta luôn tự hỏi: Sống thế nào cho đúng? Làm thế nào để có một cuộc sống đẹp? Hãy sống là chính mình, trung thực, chân thật, thẳng thắn, không giả dối và giàu lòng nhân ái. - Trong vở kịch “Hồn Trương Ba, da hàng thịt”, Lưu Quang đã để nhân vật Trương Ba bày tỏ quan niệm sống của mình: “Không thể bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo được”. b. Thân bài * Giải thích ý nghĩa câu nói: - Bên trong: Là thế giới nội tâm của con người (gồm nhận thức, tư tưởng, khát vọng). Đây là phần làm nên ý thức, chất người cao quý trong con người. Nếu thế giới bên trong đạt được sự toàn vẹn, hoàn thiện, con người sẽ có được những phẩm chất tốt đẹp, quý giá, sống một đời sống tinh thần phong phú, sâu sắc. Đây là phần mà người ta không nhìn thấy được mà chỉ có thể cảm nhận qua tiếp xúc, tìm hiểu và gắn bó. - Bên ngoài: là cái có thể quan sát, nhận biết bằng thị giác (gồm hình thức, hành vi, lời nói, việc làm). 17 - Quan hệ giữa bên ngoài và bên trong: Thường là quan hệ thống nhất – cái bên ngoài là biểu hiện cụ thể của cái bên trong và ngược lại, cái bên ngoài cũng được cái bên trong quy định, chi phối. - Bên ngoài một đằng, bên trong một nẻo: Không có sự hài hòa, thống nhất của bên ngoài và bên trong, tức là lời nói, việc làm không thống nhất với suy nghĩ, tình cảm, nhận thức. Sự không thống nhất này khiến con người rơi vào tình trạng sống giả tạo, trở nên lệch lạc, mất thăng bằng. Dù ở trường hợp nào cũng đều là bi kịch. - Ý nghĩa câu nói của Trương Ba: Thể hiện một quan niệm sống đúng đắn: Cần phấn đấu để đạt sự hài hòa, cân bằng giữa nhận thức, hành vi, giữa cái bên trong với cái bên ngoài. Mỗi người hãy sống là mình, luôn làm chủ bản thân cả về thể xác lẫn tinh thần. Đó là cách sống để con người đạt được sự thanh thản. * Phân tích, chứng minh ý nghĩa câu nói: - Thực tế cuộc sống của Trương Ba: + Bên trong: Gắn liền với phần hồn Trương Ba - một người làm vườn chăm chỉ, cần cù, tinh tế đã nâng niu chăm sóc vườn cây, một con người mẫu mực, sống đạo đức và giàu tình nghĩa với vợ con, với cháu nội, với láng giềng xung quanh. Đó là những phẩm chất quý giá khiến Trương Ba được mọi người nể trọng, quý mến. + Bên ngoài: Gắn liền với xác hàng thịt - một con người thô bạo, tham lam, coi trọng sự hưởng thụ vật chất. + Vì một sự nhầm lẫn nên cả hai con người này đã bị đẩy vào một tình huống éo le: hồn Trương Ba phải sống nhờ trong xác anh hàng thịt. Vấn đề là ở chỗ: hồn Trương Ba vẫn có những nhu cầu về tinh thần song lại không thể điều khiển xác anh hàng thịt - tuy chỉ là xác thịt âm u đui mù song vẫn có tiếng nói riêng, vẫn đòi hỏi được thỏa mãn nhu cầu về vật chất. Cả nhu cầu về vật chất và nhu cầu về tinh thần đều tự nhiên, chính đáng song trong trường hợp này lại trở nên mâu thuẫn, không thể tồn tại. + Kết quả: Trong sự xung đột, nhu cầu thể xác lại có phần thắng thế và cái thể xác phàm tục kia lại có thể lên tiếng nhạo báng nhu cầu cao quý của linh hồn. Đây là một điều phi lí và đau lòng bởi phần xác đã xúc phạm, đã làm tổn thương đến phần hồn. 18 - Trong cuộc sống con người hiện nay: + Ở một số người có sự hòa hợp giữa bên trong và bên ngoài. Đó là khi cái bên trong - đời sống tinh thần - thật sự mạnh mẽ để tạo thành một bản lĩnh sống, bản lĩnh văn hóa để có thể chi phối, điều khiển lời nói, việc làm để cái bên ngoài thật sự là sự biểu hiện của cái bên trong. Khi ấy, con người được sống là mình, con người khẳng định được cái tôi của bản thân, đồng thời cũng tạo cho mình một khả năng để chinh phục, thu hút người khác, tức là không chỉ sống tốt mà còn được mọi người yêu mến. + Có một bộ phận không nhỏ những người không tạo được sự hài hòa giữa bên ngoài và bên trong:  Bên trong tốt đẹp, có nhân tính, có lương tâm, có khả năng nhận thức, hiểu biết nhưng không thắng được hoàn cảnh, bị hoàn cảnh xô đẩy đến chỗ có những hành vi trái với lương tâm, trái với chuẩn mực đạo đức. Đó là trường hợp con người phải sống kệch lạc, mất thăng bằng.  Bên trong kém cỏi, tầm thường song ở vào vị trí buộc mình phải tỏ ra có đạo đức, có hiểu biết, có tình cảm cao thượng. Đó là trường hợp con người phải sống giả tạo. * Đánh giá, bàn bạc: - Mỗi người cần trang bị cho mình nhận thức, hiểu biết để có thể phân biệt đúng - sai, rèn luyện bản lĩnh để có thể tự kiểm soát mọi hành vi, để không chạy theo dục vọng tầm thường, không sa đà vào lối sống buông tuồng, dung tục. Bên cạnh đó, cần quan tâm đến bản thân mình, quan tâm đến những nhu cầu, nguyện vọng chính đáng dù là bình thường nhất để được sống một cách thoải mái, tự nhiên. - Phương châm sống đúng đắn: Cố gắng tìm sự hài hòa giữa nhu cầu về tinh thần và nhu cầu về vật chất để tạo nên một cuộc sống cân bằng và nghiêm túc với bản thân mình, tạo cho mình quyền được hạnh phúc. c. Kết bài Cuộc sống đầy những khó khăn, phức tạp, đầy những cám dỗ, có khi người ta mắc phải những sai lầm, vấp ngã. Hãy dũng cảm đối diện với sự thật để vươn lên. Hãy trung thực, thẳng thắn với bản thân, không “nói một đằng làm một nẻo”, 19 giả dối với mọi người và chính mình. Hãy luôn cảnh giác với “kẻ thù của chính mình”, vượt qua nó để chiến thắng hoàn cảnh, sống là mình. * Chuyên đề lí luận văn học Khi dạy chuyên đề lí luận văn học, tôi đặc biệt quan tâm bởi vì đối với bài văn của học sinh giỏi nếu kiến thức lí luận được vận dụng tốt kết hợp với khả năng đọc – hiểu, cảm thụ thì bài viết sẽ trở nên chắc chắn, sâu sắc và thuyết phục. Song trong thực tế, bài làm của học sinh thường bỏ ngỏ phần lí luận văn học do thiếu hụt hoặc được cung cấp tri thức lí luận văn học rất sơ sài trong số giờ qui định hạn chế của cấp học nên việc thực hành gặp rất nhiều khó khăn. Vậy khi bồi dưỡng cho học sinh tri thức này cần làm rõ các đơn vị tri thức nào? Mức độ bồi dưỡng ra sao? Đây là việc làm không dễ. Trong quá trình dạy, tôi thường bồi dưỡng cho học sinh những kiến thức lí luận sau: - Kiến thức tác phẩm văn học: Ở phần này cần đi sâu và làm rõ + Qui luật hình thành của tác phẩm văn học và đặc trưng của văn học. + Đặc trưng của ngôn ngữ tác phẩm văn chương (Làm rõ các lớp nghĩa như: Đề tài, chủ đề, cảm hứng, thế giới quan, nhân sinh quan, sắc điệu thẩm mĩ của tác phẩm). - Kiến thức thể loại tác phẩm: Cần làm rõ hai đơn vị kiến thức cơ bản + Cơ sở để phân loại thể loại tác phẩm văn học. + Đặc trưng của từng thể loại (Đây là kiến thức trọng tâm). Từ những kiến thức trên giúp học sinh cảm thụ đúng nhất tác phẩm văn học. - Nhà văn và quá trình sáng tạo: Ở đơn vị kiến thức này cần bồi dưỡng cho học sinh: + Vai trò của nhà văn với cuộc sống. + Những phẩm chất cần có của nhà văn (Năng khiếu, vốn văn hóa, vốn sống, đặc biệt phải có tư tưởng độc đáo). + Quá trình sáng tạo (Từ cảm hứng đến ý đồ sáng tạo, sử dụng vốn hiểu biết để sáng tạo tác phẩm) 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan