Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Một số giải pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 tuổi...

Tài liệu Một số giải pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 tuổi

.DOC
11
5
96

Mô tả:

Mẫu số 5 Mã số 04 - Tên sáng kiến: Một số giải pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 tuổi - Lĩnh vực áp dụng: Giáo dục - Họ tên tác giả: Nguyễn Thị Kim Hương - Đơn vị công tác: Trường mầm non Hoa Phượng – Bá Hiến – Bình Xuyên Bình Xuyên, tháng 01/2019 1 Họ tên, chữ kỹ người chấm điểm Điểm Mã số Người số 1:……………………….. Người số 2:……………………….. - Tên sáng kiến: Một số giải pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 tuổi - Mô tả sáng kiến: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận cũng như qua thực tiễn chăm sóc và giáo dục trẻ kỹ năng tự phục vụ bản thân, tôi đã tích lũy được những kinh nghiệm cho mình và đưa ra một số giải pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 3 tuổi như sau: Giải pháp 1: Cùng trẻ khám phá cuộc sống thực tế mang tính tổ chức kỷ luật: Ngay từ khi còn nhỏ, bé đã có tính tự giác chăm sóc bản thân và học tập thì rất có khả năng bé sẽ thành công trong cuộc sống sau này. Để làm được điều đó, bé cần có sự quan tâm dạy dỗ, chăm sóc ngay từ giai đoạn đầu. Ở giai đoạn này, trẻ bắt chước những hành động của những người xung quanh, không phải 2 bởi vì có ai đó bảo trẻ làm theo, mà là vì sự tất yếu xuất phát từ bên trong con người của trẻ. Trẻ muốn bắt chước chúng ta, trẻ muốn trở thành người lớn như chúng ta. Cùng trẻ khám phá cuộc sống thực tế, nghĩa là khi trẻ đã sẵn sàng và có khả năng bắt chước hành động của người lớn, trẻ khao khát được tham gia vào cuộc sống thực tiễn và làm việc như người lớn. Trẻ muốn được làm việc và luyện tập bằng chính đôi bàn tay của mình thì tôi sẽ tạo ra những hoạt động nhỏ, nhanh chóng và đơn giản trong cuộc sống hằng ngày, để tạo cơ hội cho trẻ được luyện tập, được nhầm lẫn và được bắt đầu làm lại mà không cần phải chịu những áp lực. Với “cuộc sống thực tế” trẻ thực hiện được các hoạt động vừa mang tính trí tuệ vừa mang tính tình cảm, lại vừa mang tính thể chất. Trong đó, có kỹ năng tự phục vụ là công việc yêu cầu trẻ phải tự làm như nhau theo một quy luật trật tự. Trước hết tôi cho các bé dần quen với nề nếp của lớp, sau đó tôi sẽ dành thời gian thông qua các hoạt động học hoặc giờ đón và trả trẻ, hay hoạt động buổi chiều để trò chuyện về tên gọi và cách thực hiện các kỹ năng đó. Nhằm mục đích cung cấp kiến thức và kỹ năng cho trẻ. Có thể thường xuyên lặp lại để trẻ ghi nhớ và làm theo. Ví dụ: Các con đến lớp biết tự cất dép vào giá dép của lớp ở trước cửa hoặc tự cất và lấy ba lô khi đến lớp và khi về mà không cần bố mẹ làm giúp. 3 Sau đó, tôi rèn cho trẻ thói quen để trẻ biết mỗi ngày đến trường là mọi một hoạt động đều có thời gian quy định, vì vậy đến hoạt động nào tôi sẽ giáo dục dạy trẻ theo giờ đó. Ví dụ: Trước khi chuẩn bị đến giờ ăn, tôi hướng dẫn cho các bé đi rửa tay. Sau đó, cho trẻ đi lấy ghế và ngồi vào bàn ăn. Khi đã nhận được suất ăn, trẻ biết tự xúc ăn gọn gàng không rơi vãi. Cuối giờ ăn, các bé biết cất ghế vào nơi quy định… Các bé rất hào hứng khi được giúp cô giáo chuẩn bị bàn, ghế cho giờ học, giờ ăn hay tự mình sắp xếp đồ dùng ngay ngắn để nơi quy định, tự mình thay quần áo......Như vậy trong một hoạt động cần rất nhiều kỹ năng mà trẻ phải thành thục, để làm được như vậy cần phải lặp đi lặp lại nhiều lần để trẻ ghi nhớ và trở thành thói quen của trẻ. Những việc làm thường ngày sẽ được trẻ chú ý quan sát và ghi nhớ để thực hiện lại. Qua đó, ngoài việc nâng cao tính tự giác, tự lập, trẻ còn tạo dựng được tinh thần tập thể, biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh. Đó có thể là những hành động nhỏ trẻ có thể hỗ trợ cho bạn bè trong giờ học hay giờ hoạt động vui chơi…. Đối với những bạn chưa quen với các kỹ năng tự phục vụ bản thân, trẻ trở thành người hướng dẫn lại cho bạn. Những lúc như vậy nếu trẻ được khen ngợi, động viên thì trẻ sẽ rất vui thích và sẽ luôn cố gắng phát huy những kỹ năng này. Giải pháp 2: Khơi dậy hứng thú của trẻ trong các hoạt động tự phục vụ: 4 “Một đứa trẻ có khả năng tập trung tốt sẽ cảm thấy hạnh phúc”. Hứng thú giống như một “chất xúc tác” để làm cho mọi việc trở nên hiệu quả. Khơi dậy hứng thú của trẻ là đưa ra những hoạt động giúp trẻ phát triển những khả năng cần thiết để có thể tham gia và thích thú làm chủ từng kỹ năng. Trong một hoạt động cần rất nhiều kỹ năng mà trẻ phải thành thục, để làm được như vậy cần phải lặp đi lặp lại nhiều lần để trẻ ghi nhớ và trở thành thói quen của trẻ. Tôi luôn thúc đẩy sự hứng thú của trẻ bằng những phần thưởng nhỏ. Ví dụ như: Khuyến khích trẻ làm xong công việc và thực hiện tốt cô sẽ thưởng cho các con nhiều phiếu bé ngoan hay rất nhiều kẹo. Hoặc có thể khuyến khích trẻ bằng những chuyến thăm quan cánh đồng, hay sẽ cho các con chơi vớ khu vực hoạt động vui chơi ngoài trời vào cuối giờ học. Thay đổi nhiều hình thức sẽ giúp trẻ không bị chán nản. Trẻ luôn có tính tò mò muốn khám phá và tự mình làm những việc mà sẽ là mới lạ với trẻ. Nhưng để tạo cho trẻ luôn muốn thực hiện thì lại cần phải làm cho điều đó là tò mò. Ví dụ: Tôi sẽ đố trẻ bằng những câu như: Đố các con làm được việc này? Hay việc này khó quá cô cần các con giúp đỡ! Như vậy trẻ sẽ nảy sinh ý nghĩ sẽ làm được và làm tốt. Khi bé đã dần quen với những kỹ năng tự phục vụ khi ở lớp, tôi sẽ nhẹ nhàng cho các bé từng bước tham gia vào hoạt động mang hình thức thi đua. 5 Mục đích để các bé sẽ quan sát cùng nhau thi đua và cố gắng làm tốt giống như bạn của mình. Ví dụ: Hoạt động cất gối sau khi ngủ dậy: Đây là một hoạt động rất quan trọng và có thể tạo cho trẻ thói quen này từ rất sớm. Yêu cầu trẻ có thói quen, tính tự giác cất gối sau khi ngủ dậy, cất đúng nơi quy định và xếp thật gọn gàng. Thì sẽ cho các bé ngủ dậy và tỉnh táo, tôi sẽ nói với trẻ “Các con hãy cùng nhau cất gối của mình vào tủ, xếp thật ngăn nắp gọn gàng, xem ai làm đẹp sẽ được nhận thật nhiều bé ngoan nào!” Tất cả những hoạt động tự phục vụ mà tôi dạy trên lớp cho trẻ đều được lặp đi lặp lại nhiều lần để trẻ ghi nhớ và trở thành kỹ năng, một thói quen của trẻ dù là ở nhà hay ở trường. Thay đổi linh hoạt các hình thức sẽ thu hút trẻ, lôi cuốn trẻ tham gia các hoạt động tự phục vụ. Giúp trẻ mạnh dạn tự tin hoàn thành nhiệm vụ của mình. Từ đó, rèn luyện ý thức tự lập, ý thức tập thể, tính kỷ luật để phát triển toàn diện và bền vững. Giải pháp 3: Phối kết hợp để cha mẹ trở thành người bạn tốt, người thầy tốt của con: Rèn luyện kỹ năng tự phục vụ cho trẻ không chỉ được thực hiện ở lớp mà còn rất cần thiết khi ở nhà. Để hình thành những kỹ năng tự phục vụ cho trẻ tốt thì gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng. 6 Yêu thương con bằng cả trái tim nhưng cha mẹ không nên làm hộ, hãy cho con những tiền đề cơ bản để con có thể sống và phát triển như những đứa trẻ khác. Cha mẹ nên là một tấm gương khi dạy con những kỹ năng tự phục vụ, nghĩa là phải có tinh thần tự lập cao và luôn sắp xếp nhà cửa một cách gọn gàng, ngăn nắp. Khi trẻ đang làm công việc được giao, và cha mẹ làm công việc của mình nhưng cũng phải quan sát quá trình làm của con, nhưng không để trẻ biết rằng mình đang theo dõi hoạt động của con, để con có một tâm thế thoải mái khi làm việc. Bên cạnh đó, khi trẻ mắc lỗi hay lười biếng trong quá trình rèn luyện kỹ năng, bố mẹ chỉ nên động viên, khuyên bảo và uốn nắn cho trẻ bằng những lời nhẹ nhàng. Không nên để trẻ có tâm lý tiêu cực khi còn nhỏ. Ngược lại, nên khuyến khích và khen thưởng với những thành quả của bé, để bé biết hài lòng và yêu thích những công việc được giao. Cha mẹ hãy tạo dựng lòng tin cho con, tạo điều kiện để trẻ học những kỹ năng tự phục vụ, vì những trải nghiệm này sẽ giúp con thích ứng nhanh với môi trường xung quanh, phát triển tính nhanh nhẹn, khả năng tư duy, ý thức tự giác và tinh thần tập thể. Trong cuộc sống hằng ngày, đôi khi do yếu tố chủ quan hoặc do yếu tố khách quan mà cha mẹ thường làm thay con tất cả mọi việc như: mặc quần áo, đi giày dép,….Trẻ sẽ lớn lên với suy nghĩ rằng “Mình cần đến bố mẹ”. Thay vào đó cha mẹ hãy để con tự làm mọi việc phù hợp với trẻ. 7 Ví dụ: Khi ở nhà sau khi chơi với đồ chơi xong, hãy để trẻ tự cất đồ dùng đồ chơi vào đúng nới quy định. Và đi rửa tay sạch sẽ sau khi chơi xong. Trao đổi với phụ huynh sắp xếp lại ngôi nhà và đồ dùng cá nhân của trẻ để trẻ thực hiện những hoạt động rất đơn giản như rửa tay, rửa mặt, đánh rằng, tự mặc quần áo, giúp bố mẹ lau bàn…. Trao đổi với phụ huynh về việc rèn kỹ năng tự phục vụ cần kiên nhẫn thự hiện từ việc đơn giản đến phức tạp. Kiên trì với những sai sót của con, tạo cơ hội cho trẻ thời gian làm lại để tốt hơn. Không nên la mắng khi trẻ chưa làm được vì la mắng chỉ làm trẻ mất tự tin với khả năng của mình, thay vào đó cha mẹ nên nhẹ nhàng hướng dẫn cho trẻ cách làm một lần nữa. Cha mẹ cũng nên hạn chế giúp đỡ trẻ vì như vậy sẽ khiến trẻ ỉ lại, nhưng không phải bỏ mặc trẻ mà chỉ nên hỗ trợ khi cần thiết. + Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến “Một số giải pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 tuổi” có khả năng áp dụng rộng rãi cho cô và các bé tại các trường mầm non, các bậc phụ huynh cũng có thể tham khảo để thực hiện tại gia đình và dạy cho con cái trong gia đình của mình. - Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau: Có những sáng kiến khi áp dụng thấy rõ lợi ích về kinh tế, nhưng với sáng kiến “Một số giải pháp rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 3 tuổi” thì lợi ích mà nó mang lại là vô giá, mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc. Khi áp dụng sáng kiến này đã rèn được kỹ năng tự phục vụ cho trẻ, đây là điều không thể thiếu 8 trong việc giúp trẻ có năng lực và bước đầu hình thành ý thức sống tự lập, không ỷ lại vào người khác ngay từ khi còn nhỏ, đồng thời giúp trẻ tự tin hơn trong cuộc sống. Kỹ năng tự phục vụ bản thân, sống tự lập, tự tin, năng động sáng tạo là những kỹ năng và phẩm chất cần thiết của mỗi con người trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tôi đã áp dụng thử nghiệm sáng kiến này với 23 trẻ trong lớp tôi giảng dạy. Sau khi thực hiện các giải pháp trên cùng với sự ủng hộ và giúp đỡ nhiệt tình của phụ huynh và học sinh lớp tôi thì đạt được kết quả như sau: BẢNG ĐÁNH GIÁ VÀ SO SÁNH KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN + Tổng số trẻ được đánh giá tại lớp mẫu giáo 3 tuổi: 23 trẻ Kết quả sau khi So sánh áp dụng sáng kết quả kiến thực hiện Kết quả trước khi Nội dung áp dụng sáng kiến TT đánh giá Không Đạt Tăng Giảm đạt SL Trẻ có % SL % chú Không Đạt Ghi đạt SL % SL % % % kỹ 1 năng tự phục 15 65,2 8 34,8 21 91 2 9 25,8 0 18 78,2 5 21,8 23 100 0 0 21,8 0 vụ Hứng thú khi 2 được tham gia các hoạt 9 động 3 Trẻ mạnh 16 69,5 7 30,5 21 91 2 9 21,5 0 dạn, tự tin Qua số liệu trên cho thấy: Trẻ tích cực tham gia hoạt động, mạnh dạn tự tin, phát triển trí tuệ, tư duy của trẻ. Trẻ có thêm nhiều kỹ năng khi ở lớp cũng như ở nhà. d) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: * Điều kiện về cơ sở vật chất: - Các trang thiết bị cần thiết: Môi trường trang trí trong và ngoài lớp đầy đủ đồ dùng cá nhân phục vụ cho trẻ. - Các trò chơi và các dụng cụ, đồ chơi để cho trẻ tham gia trò chơi. - Các giá kệ của lớp vừa tầm với của trẻ. * Điều kiện về giáo viên và học sinh: - Giáo viên có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, yêu nghề mến trẻ, nhiệt tình, ham học hỏi, linh hoạt sáng tạo. - Giáo viên có kiến thức, có phương pháp dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ. - Trẻ mẫu giáo 3-4 tuổi trường mầm non. Rèn kỹ năng sống sẽ giúp trẻ sớm có ý thức làm chủ bản thân, sống tích cực và hướng đến những điều lành mạnh cho chính mình cũng như xã hội. 10 Chính vì vậy, rèn kỹ năng tự phục vụ cho trẻ là việc làm vô cùng cần thiết và rât quan trọng. đ) Về khả năng áp dụng của sáng kiến kinh nghiệm cho các cơ quan, tổ chức. - Sáng kiến có khả năng mang lại hiệu quả cao khi áp dụng đại trà tại các lớp mẫu giáo 3-4 tuổi của các trường trường Mầm non. - Sáng kiến đã được áp dụng tại khối lớp 3-4 tuổi trong trường Mầm non năm học 2018- 2019. 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan