Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Một sô giải pháp rèn kỹ năng viết chính tả cho học sinh tiểu học...

Tài liệu Một sô giải pháp rèn kỹ năng viết chính tả cho học sinh tiểu học

.DOCX
12
6
120

Mô tả:

Mã số - Tên sáng kiến: MỘT SỐ GIẢI PHÁP RÈN KĨ NĂNG VIẾT CHÍNH TẢ CHO HỌC SINH TIỂU HỌC - Lĩnh vực áp dụng: Phân môn Chính tả ở trong trường Tiểu học. - Họ tên tác giả: Tạ Thị Hồng Nhung - Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Thanh Lãng A. Bình Xuyên, năm 2019 Họ tên, chữ ký người chấm điểm Điểm Mã số Người số 1:………………………………………. Người số 2:………………………………………. a) Tên sáng kiến: Một số giải pháp rèn kĩ năng viết chính tả cho học sinh Tiểu học. b) Mô tả sáng kiến: - Về nội dung của sáng kiến: Chữ viết là một hoạt động giao tiếp không thể thiếu trong xã hội, để hiểu đúng ý nghĩa của câu đòi hỏi người nói, người viết phải nói đúng, viết đúng. Do đó phân môn Chính tả trong nhà trường Tiểu học là vô cùng quan trọng. Hiện nay trong thực tế do mỗi vùng đều có sự khác biệt về cách phát âm của từng địa phương vì vậy hiện tượng sai lỗi chính tả đang rất phổ biến, có rất nhiều em nói sai, viết sai ở tất cả các môn học. Để đáp ứng mục tiêu giáo dục, giúp học sinh viết đúng tiếng Việt chuẩn mực theo hướng “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” thì tôi thấy, nếu không kịp thời khắc phục tình trạng trên thì sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng học tập, việc phát triển toàn diện của học sinh. Hiểu rõ điều đó nên trong những năm giảng dạy, tôi luôn tìm kiếm các giải pháp để giúp đỡ học sinh rèn luyện kĩ năng viết chính tả, làm tròn vai trò và nhiệm vụ của một giáo viên Tiểu học. Chính vì vậy, tôi đã tiến hành rèn lỗi chính tả cho học sinh trong nhà trường bằng các giải pháp cụ thể như sau: * Giải pháp 1: Phát huy tính chủ động có ý thức trong dạy và học chính tả. - Bản thân giáo viên ngoài việc nắm vững tiến trình lên lớp và phương pháp dạy một bài chính tả thì người giáo viên phải phát âm chuẩn xác. Giáo viên là hình mẫu để học sinh noi theo nên người giáo viên phải luôn chú ý đến cách phát âm của mình sao cho chuẩn xác. Chính vì vây, bản thân tôi luôn thường trực một ý thức đọc đúng, thường xuyên tập luyện, sửa lỗi phát âm sai của địa phương cho chính mình. - Trong giờ học Chỉnh tả, khi khởi động đầu tiết học, ngoài việc cho học sinh hát, chơi trò chơi, tôi còn kể cho các em nghe một số câu chuyện hài hước về sự mắc lỗi chính tả, cho các em tham khảo một số cuốn tập chính tả tiêu biểu (chữ viết đẹp, không mắc lỗi chính tả) để rèn cho ý thức viết đúng chính tả, giúp cho các em hiểu rằng việc viết sai lỗi chính tả sẽ làm cho người đọc, người nghe không hiểu, viết sai lỗi chính tả nhiều thì bài làm sẽ không tốt. * Giải pháp 2: Tìm hiểu đối tượng học sinh và ngôn ngữ địa phương, dạy chính tả theo tính chất khu vực. Với những nơi học sinh viết sai chính tả do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương các em phát âm sai dẫn đến viết chính tả sai. Giáo viên phải đầu tư nhiều thời gian hơn sửa cho từng đối tượng một. Để làm được điều đó, giáo viên phải xác định được sự khác nhau giữa tiếng địa phương và tiếng phổ thông Việt Nam cần dạy cho học sinh, nội dung về giảng dạy chính tả phải sát hợp với tình hình thực tế mắc lỗi chính tả của học sinh ở địa phương đó. Để dạy chính tả theo khu vực, tôi tiến hành như sau: * Điều tra, phát hiện và tổng hợp những lỗi chính tả cơ bản của học sinh. - Ở buổi đầu nhận lớp, tôi thường xuyên tổ chức nói chuyện, yêu cầu học sinh giới thiệu bản thân. Qua đó ngoài việc có thể nắm được các thông tin cơ bản của học sinh, tôi còn có thể phát hiện lỗi phát âm địa phương của các em. - Ngoài tiếp xúc với học sinh, tôi tham khảo đồng nghiệp địa phương ở mỗi thôn xóm để nắm rõ hơn tình trạng ngôn ngữ địa phương đó. - Bên cạnh việc phát hiện ngôn ngữ địa phương qua cách nói chuyện, tôi yêu cầu học sinh viết một đoạn văn ngay buổi đầu nhận lớp vừa để nắm được chữ viết học sinh, vừa để phát hiện cách trình bày, lỗi chính tả khi học sinh khi viết. - Sau khi điều ra rõ thông tin phát âm ngôn ngữ của địa phương và học sinh thì tôi tổng hợp, phân chia nhóm các kiểu lỗi mà học sinh dễ bị nhầm lẫn để lên kế hoạch hướng dẫn học sinh. * Hướng dẫn viết chính tả trong tiết chính tả và lồng ghép qua các môn học khác. - Sau khi điều tra, phát hiện và tổng hợp những lỗi chính tả cơ bản của học sinh. Tôi lên kế hoạch cho các bài tập trong các tiết chính tả. Hiện nay ở phân môn Chính tả, giáo viên có thể lựa chọn các bài tập mà học sinh hay bị phát âm sai và viết nhầm để hướng dẫn học sinh bằng cách cung cấp các mẹo chính tả. Bên cạnh đó, trong phần bài tập chính tả, tôi thường thêm các từ, các câu của dạng bài đó cho học sinh điền, hay bổ sung dạng bài có các âm, vần dễ lẫn để các em được luyện tập nhiều hơn, giúp học sinh nhớ rõ và nắm chắc hơn các mẹo chính tả đó. Các mẹo chính tả áp dụng tùy với các khối lớp, giáo viên chọn hình thức, các mẹo qui tắc chính tả phù hợp với đối tượng học sinh qua các cách kết hợp như: với âm đệm, cách kết hợp trong từ láy, cách kết hợp khi là danh từ, cách viết hoa các tên riêng… - Ngoài ra, việc phân tích so sánh để học sinh nhận ra lỗi sai cũng là một phương pháp tôi vận dụng khá phổ biến và cho kết quả cao. Với những tiếng khó đọc khó viết, tôi áp dụng biện pháp phân tích cấu tạo tiếng, so sánh âm, vần của những tiếng dễ lẫn lộn, nhấn mạnh những điểm khác nhau để học sinh ghi nhớ rồi cho học sinh đọc và viết lại nhiều lần. - Với một số từ giống nhau, học sinh khó nhớ, khó phân biệt thì tôi lựa chọn tiếp một phương pháp khác đó là giải nghĩa từ. Việc giải nghĩa từ thường được thực hiện khi có từ mới trong tiết Tập đọc, Luyện từ và câu,… bằng cách cho học sinh đọc phần chú thích và giải nghĩa. Ngoài ra, tôi thường giải nghĩa từ cho các em qua việc giới thiệu tranh ảnh, kết hợp cho học sinh đặt câu, tìm từ đồng nghĩa, trái nghĩa,... để học sinh được khắc sâu hơn nghĩa của từ, không bị nhầm lẫn từ. - Bên cạnh đó với những chữ khác nhau nhưng học sinh vẫn dễ bị nhầm lẫn, tôi hướng dẫn các em một số trường hợp ghi nhớ các lỗi chính tả có tính chất phỏng đoán, không gắn với một qui luật, qui tắc nào, các em sẽ “nhớ từng từ một” bởi những từ dễ viết sai này chiếm tỉ lệ không nhiều, do đó học sinh có thể ghi nhớ được. * Giải pháp 3: Gây hứng thú, rèn kĩ năng đọc đúng ở tất cả các môn học. Bên cạnh hướng dẫn học sinh viết chính tả, tôi còn chú trọng đến việc luyện phát âm để học sinh viết đúng hơn. Việc rèn phát âm không chỉ được thực hiện trong tiết Tập đọc mà được thực hiện thường xuyên trong tất cả các tiết học. Hàng ngày trên lớp, tôi chú ý rèn đọc cho học sinh bằng cách như sau: - Gọi học sinh đọc bài nhiều lần không chỉ ở phân môn Tập đọc mà cả ở các môn học khác, tôi thường cho học sinh nghe kĩ cách tôi phát âm từ mà học sinh khó đọc rồi yêu cầu đọc lại nhiều lần và viết lại cho đúng, kiên trì sửa lỗi cho từng em. - Tổ chức cho học sinh đọc bài trong đầu giờ truy bài để các em được luyện đọc nhiều hơn, từ đó tăng thêm vốn từ vựng, nắm được cách viết các từ đó. - Khuyến khích các em học thuộc lòng một đoạn văn hay một vài khổ thơ, rồi nhớ và viết đoạn văn hay khổ thơ đã thuộc. Như vậy các em có thể nhớ được các từ viết khó, dễ lẫn trong chính tả. - Xây dựng góc thư viện thân thiện lớp học, tăng sự hứng thú ham đọc sách giúp các em tích lũy thêm nhiều vốn hiểu biết và vốn từ cho bản thân. * Giải pháp 4: Hướng dẫn học sinh phát hiện lỗi và sửa lỗi. Cùng với việc luyện đọc, luyện viết đúng, nhớ và vận dụng các qui tắc chính tả trong giờ Chính tả thì việc phát hiện lỗi, chấm chữa bài chính tả cũng rất cần thiết. Đây là một thói quen mà giáo viên cần phải rèn cho học sinh, không chỉ ở phân môn Chính tả mà ở tất cả các môn học khác. - Đối với bài chính tả viết đoạn văn hay khổ thơ, giáo viên thường sử dụng biện pháp đọc lại để học sinh tự soát lỗi bài của mình nhưng như vậy đôi khi lại mất tính khả quan trong việc kiểm tra lỗi. Riêng tôi thì sau khi học sinh viết xong, tôi tổ chức cho học sinh đổi vở và soát lỗi cho nhau để tăng tính khách quan cho bài viết, các em sẽ phát hiện lỗi của bạn nhanh hơn và đúng hơn so với bài của mình. Học sinh sẽ dùng bút chì gạch dưới chữ viết sai. Sau đó tôi tổng hợp số lỗi, nêu cách sửa chữa rồi trả về cho học sinh để các em sửa lại cho đúng ở dưới mỗi bài viết. - Đối với các bài tập, tôi thường tổ chức cho các em làm bài trong nhóm nhỏ với nhiều trò chơi để tăng hứng thú học tập. Học sinh sẽ thảo luận để đưa ra một kết quả đúng nhất, loại đi những đáp án sai của bạn. Sau đó, các nhóm sẽ trình bày trước lớp để cả lớp nhận xét và bầu chọn. Đó cũng là một cách để học sinh tự phát hiện lỗi và sửa lỗi của mình. * Giải pháp 5: Tuyên dương, khen thưởng những học sinh có tiến bộ trong học tập. Ở học sinh lứa tuổi Tiểu học, các em rất thích được khen. Hiểu rõ được điều đó, ngoài việc học sinh được khen do trường tổ chức thì ở lớp tôi luôn động viên, khuyến khích các em, theo dõi sát quá trình học tập của các em, dù chỉ một tiến bộ nhỏ, tôi đều khen ngợi kịp thời cụ thể như sau: - Đối với những học sinh bài viết sạch đẹp, ít sai chính tả tôi thường biểu dương các em trước lớp. Cuối tuần, em nào cả tuần được tuyên dương tôi sẽ có những phần quà nho nhỏ như một cây bút chì hay một phiếu giấy khen để khích lệ tinh thần học tập không chỉ của em đó mà còn của cả lớp. - Đối với những học sinh viết sai chính tả nhiều, tôi luôn dành thời gian hướng dẫn các em sửa lỗi ngay tại lớp. - Cứ một tháng, tôi lại tổ chức cuộc thi viết chữ đẹp trong lớp, thúc đẩy các em ý thức rèn luyện viết đúng, viết đẹp. Trên đây là một số giải pháp của tôi về việc rèn kĩ năng viết đúng chính tả cho học sinh Tiểu học. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến xây dựng của các bạn đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! - Về khả năng áp dụng của sáng kiến: Sáng kiến có thể áp dụng cho giáo viên khi giảng dạy phân môn Chính tả trong trường Tiểu học. * Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp trong đơn theo ý kiến của tác giả với các nội dung sau: - So sánh lợi ích kinh tế: Học sinh viết đúng chính tả sẽ tiết kiện thời gian khi chữa bài của giáo viên và học sinh. Vở của học sinh trình bày được sạch đẹp hơn, tiết kiệm tiền bạc mua đồ dùng học tập của các em. - So sánh lợi ích xã hội:  Đối với giáo viên: - Chủ động, tự tin hơn trong việc giảng dạy phân môn Chính tả. - Nhận thấy những điểm mạnh, điểm còn tồn tại trong việc dạy chính tả để có hướng điều chỉnh phù hợp, rèn luyện xây dựng hình mẫu chuẩn mực trước học trò.  Đối với học sinh: - Tôi thấy các em đã xóa đi mặc cảm về cách viết chính tả của mình. - Các em tham gia cuộc thi “Vở sạch chữ đẹp” cấp trường, cấp huyện đạt được nhiều thành tích cao gồm các giải Nhất và giải Nhì.  Đối với phụ huynh học sinh: - Phụ huynh học sinh tin tưởng, yên tâm đối với việc dạy bảo của giáo viên. - Phụ huynh cũng cảm thấy phấn khởi khi thấy con em mình có nhiều tiến bộ. * Các thông tin cần được bảo mật: Không c) Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến: Để sáng kiến có thể thực hiện một cách hiệu quả, những điều kiện cần thiết là: - Về phía nhà trường: Chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, trang thiết bị. - Giáo viên: Nhiệt tình, tâm huyết với nghề. - Phụ huynh: Quan tâm con em, ủng hộ trao đổi thường xuyên với giáo viên. d) Về khả năng áp dụng của sáng kiến cho những đối tượng, cơ quan, tổ chức nào hoặc những người tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu: Sau khi áp dụng vào thực tế rèn lỗi chính tả cho học sinh lớp tôi có hiệu quả, tôi được Ban giám hiệu tạo điều kiện thực nghiệm sáng kiến ở các lớp 3 của trường. Bảng so sánh kết quả trước khi áp dụng sáng kiến và sau khi áp dụng sáng kiến: Tổng số HS áp Tổng HS viết đúng Tổng % viết đúng Trước Sau Tăng Trước Sau Tăng 133 61 123 62 45,9 92,5 46,6 133 73 126 53 54,9 94,7 39,3 133 49 116 67 36,8 87,2 50,4 dụng sáng kiến Viết đúng âm đầu, vần Viết đúng dấu thanh Viết đúng chữ viết hoa Nhìn vào bảng thống kê trên, tôi thấy số học sinh viết đúng chính tả sau khi áp dụng sáng kiến tăng lên rõ rệt, cho thấy rằng những giải pháp tôi nêu ra hoàn toàn phù hợp với đối tượng học sinh Tiểu học bị viết sai lỗi chính tả.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan