Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Một số vấn đề lý luận về quản lý đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo nghề tron...

Tài liệu Một số vấn đề lý luận về quản lý đào tạo và quản lý chất lượng đào tạo nghề trong các cơ sở có đào tạo nghề

.DOC
59
158
93

Mô tả:

1.LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nghiệp dạy nghề đã được phục hồi, ổn định và có bước phát triển, đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhân lực kỹ thuật của thị trường lao động. Tuy nhiên, dạy nghề vẫn còn nhiều khó khăn, tồn tại, bức xúc và là mối quan tâm của toàn xã hội. Do thiếu quy hoạch hệ thống đào tạo nghề, cho nên đào tạo nghề hiện nay hầu như là tự phát, cơ cấu ngành nghề và dạy nghề mất cân đối, phân tán,chưa gắn kết với nhu cầu thực tế, không đáp ứng nhu cầu chuyển dịch kinh tế. Số trường dạy nghề có nhiều nhưng nhìn chung quy mô nhỏ. Ở nước ta hiện nay đang tồn tại mất cân đối giữa đào tạo công nhân với đào tạo cán bộ trung cấp và đại học, ở các nước tỷ lệ lao động phổ thông chỉ chiếm 35% thì ở Việt Nam là 88%. Tỷ lệ công nhân lành nghề ở các nước là 35% thì ở Việt nam là 5,5%. Lao động kỹ thuật trung cấp cũng vậy: 24,5% ở các nước công nghiệp và 3,5% ở Việt nam. Nếu các nước công nghiệp có cơ cấu nhân lực là 1 kỹ sư - 4,9 kỹ thuật viên - 7 công nhân lành nghề và bán lành nghề, còn ở Việt nam tỷ lệ 1 kỹ sư - 1,29 kỹ thuật viên - 2,43 công nhân lành nghề và bán lành nghề, cho thấy tình trạng thừa thầy thiếu thợ khá phổ biến. Hơn nưa đào tạo nghề chưa thích ứng với thị trường lao động, nguồn nhân lực chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của các khu công nghiệp - khu chế xuất cả về số lượng và chất lượng, lạc hậu so với các nước trong khu vực, chưa có chính sách thu hút trọng dụng người tài, tạo môi trường cạnh tranh, công bằng lành mạnh. Hiện nay sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đang đòi hỏi bức xúc nhu cầu về nguồn nhân lực – một lực lượng đông đảo có đủ kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp, có phẩm chất đạo đức, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của nền kinh tế trong xu thế cạnh tranh và hội nhập, nhất là trong giai đoạn nước ta vừa mới gia nhập tổ chức thương mại Thế giới ( WTO). Đảng và Nhà nước ta đã có những chiến lược, chính sách ưu tiên để đầu tư phát triển lĩnh vực này. Nghị quyết của đại hội IX của Đảng đã nêu rõ: " Tiếp tục đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giảng dạy và phương thức đào tạo đội ngũ lao động có chất lượng cao, đặc biệt là trong các ngành kinh tế mũi nhọn, công nghệ cao. Gắn với việc hình thành các khu công nghiệp, khu công nghệ cao với hệ thống các trường đào tạo nghề. Phát triển nhanh và phân bố hợp lý hệ thống trường dạy nghề trên địa bàn cả nước, mở rộng các hình thức đào tạo nghề đa dạng, linh hoạt, năng động " Nguồn nhân lực Việt nam nói chung và của miền trung nói riêng đang có nhiều điều bất cập. Bước vào thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nguồn nhân lực của miền Trung đang ở trong tình trạng thừa lao động phổ thông, lao động không có chuyên môn kỹ thuật, nhưng lại thiếu lao động có trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh, thiếu thợ kỹ thuật trong các ngành, nghề và trong các khu vực kinh tế. tình trạng thất nghiệp vẫn đang được báo động. Một trong những nguyên nhân chính là do chất lượng đào tạo không đáp ứng được đòi hỏi mà những diễn biến nhanh chóng của nền kinh tế và quá trình phát triển công nghệ đặt ra. Thực tế đặt ra cho công tác dạy nghề ở miền Trung nói chung và ở trường CĐCN-ĐHĐN nói riêng phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề như là một tất yếu khách quan, một yêu cầu hết sức cấp thiết. Nó không những ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng nguồn nhân lực mà còn ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nâng cao chất lượng đào tạo nghề tức là phải nâng cao chất lượng các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo, trong đó có yếu tố tổ chức quản lý. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2015, sự nghiệp dạy nghề đang đứng trước những cơ hội và thách thức lớn. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động trong nước và quốc tế, dạy nghề cần được phát triển trên cơ sở đổi mới căn bản, toàn diện theo hướng tiếp cận với nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, sự thay đổi nhanh chóng của kỹ thuật, công nghệ và hội nhập. Toàn ngành dạy nghề cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ chủ yếu sau: Phát triển mạng lưới dạy nghề, mở rộng quy mô dào tạo, tiếp tục đổi mới nội dung chương trình dạy nghề, tập trung nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề, tăng cường quản lý chất lượng, xây dựng và ban hành các quy chế chính sách cụ thể và đẩy mạnh phong trào thi đua dạy tốt học tốt... Nhận thức được vai trò to lớn của việc nâng cao chất lượng đào tạo nói chung và đào tạo nghề nói riêng, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài " Các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng đào tạo trung cấp nghề (Đào tạo nghề) của trường Cao đẳng công nghệ - ĐHĐN trong giai đoạn hiện nay"

Tài liệu liên quan