Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ, CHUYỂN GIAO CÔN...

Tài liệu MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ, CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ GIỮA CÁC CÁ NHÂN, TỔ CHỨC VỚI NHAU VÀ ĐỀU CÓ MỤC ĐÍCH LỢI NHUẬN

.DOCX
43
330
99

Mô tả:

Trong xu thế toàn cầu hoá hiện nay, sở hữu trí tuệ là một công cụ đắc lực đối với việc phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia. Đối với Việt Nam, quyền sở hữu trí tuệ cũng đóng một vai trò quan trọng, đặc biệt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Ngày 29/11/2005, tại kỳ họp thứ 8 khóa XI, Luật Sở hữu trí tuệ đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua và có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2006. Như vậy, cùng với việc ban hành Bộ luật dân sự năm 2005, Luật Sở hữu trí tuệ ra đời đã đánh dấu một mốc quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Cùng với tầm quan trọng ngày càng tăng của sở hữu trí tuệ, vi phạm quyền sở hữu trí tuệ dẫn đến các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ cũng xảy ra ngày càng nhiều hơn. Trong bối cảnh như vậy, việc nâng cao chất lượng xét xử các vụ án liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Tranh chấp sở hữu trí tuệ là một loại tranh chấp dân sự hoặc tranh chấp thương mại cụ thể. Bởi vậy, việc giải quyết loại tranh chấp này dựa trên cơ sở nguyên tắc, trình tự, thủ tục được quy định chung trong Bộ luật Tố tụng dân sự. Tuy nhiên, đây là loại tranh chấp đặc thù xuất phát từ tính chất vô hình của các đối tượng sở hữu trí tuệ; hơn nữa, đây lại là loại tranh chấp còn tương đối mới mẻ. Thực tiễn cũng chỉ ra rằng, việc giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao công nghệ gặp rất nhiều khó khăn. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi giới thiệu tổng quan về quyền sở hữu trí tuệ, giải quyết tranh chấp kinh doanh, thương mại về quyền sở hữu trí tuệ; chuyển giao công nghệ tại Toà án. I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ QUYỀN SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ 1. Sơ lược về quyền sở hữu trí tuệ Theo Công ước thành lập Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) được ký tại Stockholm vào ngày 14/7/1967 thì: “Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các quyền liên quan tới các tác phẩm khoa học, nghệ thuật và văn học, chương trình biểu diễn của các nghệ sỹ biểu diễn, các bản ghi âm và chương trình phát thanh, truyền hình, sáng chế trong tất cả các lĩnh vực hoạt động của con người, các phát minh khoa học, kiểu giáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, các chỉ dẫn và tên thương mại, bảo hộ chống cạnh tranh không lành mạnh, và tất cả những quyền khác là kết quả của hoạt động trí tuệ trong lĩnh vực công nghiệp, khoa học, văn học hoặc nghệ thuật” (Khoản viii Điều 2 Công ước). Theo quy định tại Điều 3 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2009) thì các đối tượng sở hữu trí tuệ được nhà nước bảo hộ bao gồm: + Các quyền tác giả: Đó là các quyền được công nhận đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học. Các quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm các quyền dành cho các chương trình biểu diễn, các bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá. + Các quyền sở hữu công nghiệp: bao gồm các quyền liên quan đến sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. + Các quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch. 1.1. Quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả 1.1.1. Quyền tác giả Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả. Điều 13 Luật Sở hữu trí tuệ quy định: Tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu quyền tác giả quy định tại các điều từ Điều 37 đến Điều 42 của Luật sở hữu trí tuệ. Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả gồm tổ chức, cá nhân Việt Nam; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam mà chưa được công bố ở bất kỳ nước nào hoặc được công bố đồng thời tại Việt Nam trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày tác phẩm đó được công bố lần đầu tiên ở nước khác; tổ chức, cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Theo Điều 8 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP ngày 26/9/2006 của Chính phủ hướng dẫn một số quy định của Bộ luật dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 85/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 của Chính phủ (sau đây gọi tắt là Nghị định 100/2006/NĐ-CP) thì tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học bao gồm: - Cá nhân Việt Nam có tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả; - Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới hình thức vật chất nhất định tại Việt Nam; - Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được công bố lần đầu tiên tại Việt Nam; - Cá nhân nước ngoài có tác phẩm được bảo hộ tại Việt Nam theo Điều ước quốc tế về quyền tác giả mà Việt Nam là thành viên. Tổ chức, cá nhân làm công việc hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả. Ngoài ra, xuất phát từ định nghĩa về tác phẩm phái sinh (khoản 8 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ) thì những người dưới đây cũng được công nhận là tác giả như người dịch tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác được coi là tác giả tác phẩm dịch; người phóng tác từ tác phẩm đã có, người cải biên, chuyển thể tác phẩm từ loại hình nghệ thuật này sang loại hình khác được coi là tác giả của tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể; người biên soạn, chú giải, tuyển chọn tác phẩm của người khác thành tác phẩm có tính sáng tạo được coi là tác giả biên soạn, chú giải, tuyển chọn. Tác phẩm là sản phẩm sáng tạo trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện bằng bất kỳ phương tiện hay hình thức nào. Tác phẩm còn có thể thể hiện bằng các ký hiệu thay cho chữ viết như chữ nổi, ký hiệu tốc ký, ký hiệu tương tự khác mà có thể sao chép bằng nhiều hình thức khác nhau (Điều 9 Nghị định 100/2006/NĐ-CP). Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ quy định các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả là: “1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm: a) Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác; b) Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác; c) Tác phẩm báo chí; d) Tác phẩm âm nhạc; đ) Tác phẩm sân khấu; e) Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điệ

Tài liệu liên quan