Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Nâng cao chất lượng công tác thanh tra kinh tế xã hội tại thanh tra tỉnh bình dư...

Tài liệu Nâng cao chất lượng công tác thanh tra kinh tế xã hội tại thanh tra tỉnh bình dương

.PDF
127
1
72

Mô tả:

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN PHƢƠNG THẢO NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC THANH TRA KINH TẾ XÃ HỘI TẠI THANH TRA TỈNH BÌNH DƢƠNG Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SỸ BÌNH DƢƠNG, THÁNG 03 NĂM 2020 ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT TRẦN PHƢƠNG THẢO NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC THANH TRA KINH TẾ XÃ HỘI TẠI THANH TRA TỈNH BÌNH DƢƠNG Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 8340101 LUẬN VĂN THẠC SỸ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM XUÂN THU BÌNH DƢƠNG, THÁNG 03 NĂM 2020 Công trình được hoàn thành tại: Trường Đại học Thủ Dầu Một Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Phạm Xuân Thu Phản biện 1: Phản biện 2: Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án họp tại: Vào lúc….. giờ, ngày ….. tháng…. năm 2020. Tìm hiểu luận văn tại Thư viện Trường Đại học Thủ Dầu Một LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả quý thầy, cô Trường Đại học Thủ Dầu Một đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập, là nền tảng vững chắc cho công tác thực tế tại đơn vị sau này. Đặc biệt, tôi xin chân thành cảm ơn TS. Phạm Xuân Thu người đã hướng dẫn tận tình cho tôi về phương pháp và nội dung nghiên cứu để tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, các phòng ban chức năng tại Thanh tra tỉnh Bình Dương, gia đình, bạn bè và tập thể lớp CH16QT01 đã luôn giúp đỡ động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. Do thời gian và kiến thức có hạn nên luận văn tốt nghiệp này chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của tất cả qúy thầy cô, bạn bè và đồng nghiệp. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Trần Phƣơng Thảo LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Nâng cao chất lƣợng công tác Thanh tra kinh tế xã hội tại Thanh tra tỉnh Bình Dƣơng” là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Ngoài những thông tin thứ cấp có liên quan đến nghiên cứu đã được trích dẫn nguồn, toàn bộ kết quả nghiên cứu trình bày trong luận văn được phân tích từ nguồn dữ liệu điều tra thực tế do cá nhân tôi thực hiện. Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả trong luận văn này là trung thực. Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình. Bình Dương, ngày 09 tháng 09 năm 2019 Tác giả luận văn Trần Phƣơng Thảo MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT.................................................................................... i DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. ii DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. iii TÓM TẮT LUẬN VĂN .......................................................................................... iv MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn .........................................2 3. Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................5 4. Phạm vi nghiên cứu ...............................................................................................5 5. Phƣơng pháp nghiên cứu......................................................................................5 6. Đóng góp đề tài nghiên cứu ..................................................................................6 7. Kết cấu đề tài nghiên cứu .....................................................................................7 CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC THANH TRA KINH TẾ XÃ HỘI..................................................................8 1.1. Một số khái niệm ................................................................................................8 1.1.1. Khái niệm thanh tra ........................................................................................8 1.1.2. Khái niệm về chất lƣợng ...............................................................................13 1.1.3. Khái niệm về chất lƣợng công tác thanh tra kinh tế xã hội ......................14 1.1.4. Mục đích và nguyên tắc của hoạt động thanh tra kinh tế xã hội..............15 1.1.5. Yêu cầu công tác thanh tra kinh tế xã hội ..................................................16 1.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng công tác thanh tra kinh tế xã hội tại Thanh tra tỉnh Bình Dƣơng ...................................................................................17 1.3. Các tiêu chí đánh giá chất lƣợng công tác thanh tra kinh tế xã hội tại Thanh tra tỉnh Bình Dƣơng ...................................................................................23 1.4. Kinh nghiệm thanh tra ở một số tỉnh .............................................................25 1.4.1. Kinh nghiệm thanh tra tỉnh Đồng Nai ........................................................25 1.4.2. Kinh nghiệm thanh tra tỉnh Đắk Nông .......................................................29 1.4.3. Kinh nghiệm thanh tra tỉnh Quảng Nam....................................................30 CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA KINH TẾ XÃ HỘI TẠI THANH TRA TỈNH BÌNH DƢƠNG ......................................33 2.1. Giới thiệu về tỉnh Bình Dƣơng ........................................................................33 2.1.1. Vị trí địa lý, dân số và điều kiện tự nhiên ...................................................33 2.1.2. Về kinh tế xã hội ............................................................................................34 2.2. Giới thiệu hoạt động Thanh tra tỉnh Bình Dƣơng ........................................35 2.2.1. Vị trí, chức năng nhiệm vụ và hoạt động chính của Thanh tra tỉnh ........35 2.2.2. Cơ cấu tổ chức ...............................................................................................38 2.3. Đánh giá tổng quan về kết quả công tác thanh tra kinh tế xã hội của Thanh tra tỉnh Bình Dƣơng ................................................................................................56 2.3.1. Kết quả ngành thanh tra hành chính tại tỉnh Bình Dƣơng.......................56 2.3.2. Kết quả công tác thanh tra KT-XH tại Thanh tra tỉnh Bình Dƣơng .......57 2.4. Đánh giá chất lƣợng công tác thanh tra kinh tế xã hội tại Thanh tra tỉnh Bình Dƣơng dựa trên kết quả khảo sát .................................................................67 2.4.1. Mẫu khảo sát .................................................................................................67 2.4.2. Đánh giá của đối tƣợng khảo sát về chất lƣợng công tác thanh tra kinh tế xã hội tại Thanh tra tỉnh Bình Dƣơng ...................................................................68 2.5. Nguyên nhân của những tồn tại trong công tác thanh tra kinh tế xã hội tại Thanh tra tỉnh Bình Dƣơng ...................................................................................82 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG CÔNG TÁC THANH TRA KINH TẾ XÃ HỘI TẠI THANH TRA TỈNH BÌNH DƢƠNG .................85 3.1. Quan điểm, định hƣớng và mục tiêu công tác thanh tra kinh tế xã hội tại Thanh tra tỉnh .........................................................................................................85 3.1.1. Quan điểm và định hƣớng ............................................................................85 3.1.2. Mục tiêu..........................................................................................................86 3.2. Giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng công tác thanh tra kinh tế xã hội tại Thanh tra tỉnh Bình Dƣơng ...................................................................................90 3.2.1. Hoàn thiện quy trình, phƣơng pháp tiến hành thanh tra kinh tế xã hội .90 3.2.2. Nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBCC; làm công tác thi đua khen thƣởng và chế độ đãi ngộ phù hợp đối với ngƣời làm công tác thanh tra ......................92 3.2.3. Đẩy mạnh việc tuyên truyền pháp luật thanh tra nhằm nâng cao nhận thức về các quy định pháp luật thanh tra cho cán bộ làm công tác thanh tra ..95 3.2.4. Nâng cao chất lƣợng xây dựng chƣơng trình kế hoạch thanh tra hàng năm phù hợp, khoa học ..........................................................................................96 3.2.5. Các iện pháp khác .......................................................................................96 3.3. Các khuyến nghị ...............................................................................................97 3.3.1. Đối với UBND tỉnh Bình Dƣơng ..................................................................97 3.3.2. Đối với Thanh tra tỉnh ..................................................................................97 ẾT LUẬN ..............................................................................................................99 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................100 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CB Cán bộ CBCC Cán bộ công chức CBTT Cán bộ Thanh tra CC Công chức CTTT Công tác Thanh tra ĐTTT Đối tượng Thanh tra KLTT Kết luận Thanh tra KNTC Khiếu nại tố cáo KTXH Kinh tế xã hội NSNN Ngân sách nhà nước PCTN Phòng chống tham nhũng QLNN Quản lý nhà nước GDPL Giáo dục pháp luật TTNN Thanh tra nhà nước TTV Thanh tra viên UBND Ủy Ban nhân dân i DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1: Tình hình Cán bộ, công chức làm nhiệm vụ thanh tra hành chính ...........47 Bảng 2.2: Công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cán bộ công chức, người lao động tại Thanh tra tỉnh Bình Dương từ năm 2014 – 2018 .................................................50 Bảng 2.3: Tình hình tuyên truyền phổ biến, GDPL giai đoạn 2014 – 2018 .............52 Bảng 2.4: Kết quả thanh tra KT - XH của ngành thanh tra tỉnh Bình Dương ..........57 Bảng 2.5: Kết quả thanh tra kinh tế xã hội tại Thanh tra tỉnh Bình Dương ..............58 Bảng 2.6: Số cuộc thanh tra đã thực hiện và đã kết thúc ..........................................63 Bảng 2.7: Số đơn vị được thanh tra và phát hiện sai phạm.......................................65 Bảng 2.8: Số tiền kiến nghị thu hồi và đã thu hồi nộp NSNN (triệu đồng) ..............65 Bảng 2.9: Bảng theo dõi xử lý sau thanh tra .............................................................66 Bảng 2.10 Thống kê mẫu khảo sát ............................................................................67 Bảng 2.11: Tổng hợp kết quả điều tra Quy trình, phương pháp thanh tra ............69 Bảng 2.12: Tổng hợp kết quả khảo sát mức độ đồng thuận đối với kết luận thanh tra ...................................................................................................................................73 Bảng 2.13: Tổng hợp kết quả khảo sát quy định pháp luật .......................................74 Bảng 2.14: Kết quả khảo sát chi tiết tác động của hoạt động thanh tra KT-XH.......76 ii DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Trụ sở làm việc của Thanh tra tỉnh Bình Dương ......................................36 Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu tổ chức vị trí thanh tra cấp tỉnh ...........................................37 trong Hệ thống Thanh tra Việt Nam. ........................................................................37 Hình 2.3: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Thanh tra tỉnh Bình Dương ....................................47 Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ các lĩnh vực thanh tra kinh tế xã hội tại thanh tra tỉnh Bình Dương giai đoạn 2014 - 2018 ...................................................................................59 Biểu đồ 2.2: Số cuộc thanh tra theo kế hoạch và đột xuất giai đoạn 2014 - 2018 ....62 Biểu đồ 2.3: Kết quả khảo sát, đánh giá về chế độ đãi ngộ CBTT ...........................72 Biểu đồ 2.4: Kết quả khảo sát, đánh giá hoạt động thanh tra KT – XH ..................72 Biểu đồ 2.5: Kết quả khảo sát, đánh giá về quy định pháp luật ................................75 iii TÓM TẮT LUẬN VĂN Đề tài Nâng cao chất lượng Thanh tra kinh tế xã hội tại Thanh tra tỉnh Bình Dương được thực hiện dựa vào những mục tiêu sau: (1) phân tích thực trạng chất lượng công tác thanh tra kinh tế xã hội tại Thanh tra tỉnh Bình Dương từ năm (2014-2018). Đánh giá những ưu điểm, hạn chế và tìm nguyên nhân. (2) đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao công tác thanh tra kinh tế xã hội tại Thanh tra tỉnh Bình Dương trong giai đoạn 2019-2023. Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết về các khái niệm, vị trí vai trò chức năng thanh tra, mục đích, nguyên tắc của hoạt động thanh tra kinh tế xã hội; Xác định các yếu tố ảnh hưởng và các tiêu chí dùng để đánh giá chất lượng công tác thanh tra kinh tế xã hội, tham khảo thực tế kinh nghiệm của một số tỉnh. Đánh giá thực trạng các tiêu chí liên quan đến chất lượng công tác thanh tra kinh tế xã hội trong 05 năm (2014-2018) tại Bình Dương thông qua các quy định Luật thanh tra số 56/2010/QH12 ngày 15 tháng 11 năm 2010; Nghị định số 86/2011/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thanh tra; Thông tư 05/2014/TT-TTCP ngày 16 tháng 10 năm 2014 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động, quan hệ công tác của đoàn thanh tra và trình tự, thủ tục tiến hành một cuộc thanh tra và một số ý kiến của chuyên gia. Đồng thời kết hợp khảo sát cán bộ thanh tra và đối tượng thanh tra từ năm (2014-2018). Kết quả nghiên cứu và những đóng góp khoa học của luận văn: Số liệu thứ cấp giai đoạn 2014 -2018 cho thấy công tác thanh tra kinh tế xã hội Thanh tra tỉnh Bình Dương đã có chuyển biến tích cực; số lượng, chất lượng các cuộc thanh tra được nâng lên, sai phạm được phát hiện qua thanh tra nhiều hơn. Kết quả khảo sát cũng cho thấy đánh giá của cán bộ thanh tra và đối tượng thanh tra về công tác thanh tra kinh tế xã hội đều ở mức khá, tốt. Tuy nhiên, vẫn tồn tại một số hạn chế như: Kế hoạch thanh tra chưa cụ thể, khoa học, thời gian thanh tra còn kéo dài, việc phối hợp giữa cơ quan thanh tra còn rời rạc, thiếu chủ động; năng lực, trình độ của một bộ phận cán bộ trực tiếp tham gia các Đoàn thanh tra còn hạn chế dẫn đến kết quả hoạt động công tác thanh tra kinh tế xã hội thực hiện chưa cao; quy định của pháp luật về Thanh tra còn bất cập, thiếu quy định về các biện pháp cưỡng chế iv trong xử lý sau thanh tra; việc kiến nghị sửa đổi và hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật chưa được đảm bảo, quy định cụ thể. Từ những hạn chế đó, tác giả đề xuất các giải pháp khắc phục như sau: Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện các quyền thanh tra, Nâng cao hiệu quả xử lý sau thanh tra, Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan; Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC; làm công tác thi đua khen thưởng và chế độ đãi ngộ phù hợp đối với người làm công tác thanh tra; Đẩy mạnh việc tuyên truyền pháp luật thanh tra nhằm nâng cao nhận thức về các quy định pháp luật thanh tra cho cán bộ làm công tác thanh tra; Nâng cao chất lượng xây dựng chương trình kế hoạch thanh tra hàng năm phù hợp, khoa học; Hoàn thiện Luật Thanh tra và các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật. Kết quả nghiên cứu này, sẽ được tác giả ứng dụng trong công việc, đồng thời có thể làm tài liệu tham khảo hữu ích cho Thanh tra tỉnh Bình Dương phục vụ cho công tác thanh tra kinh tế xã hội, từ đó tạo tin tưởng của đối tượng thanh tra đối với cơ quan, góp phần thực hiện tốt chức năng quản lý về kinh tế xã hội tại địa phương. v MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bình Dương là tỉnh thuộc miền Đông Nam bộ, nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, là một trong những tỉnh dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực phát triển công nghiệp, đang trong tiến trình đổi mới, từng bước tận dụng và khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh của mình nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế để Bình Dương cất cánh trong thời kỳ mới – thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Nhận thức đúng đắn vai trò, nhiệm vụ của công tác thanh tra bám sát chỉ đạo của Thanh tra Chính phủ, của Tỉnh ủy và của Ủy ban nhân dân tỉnh, Thanh tra tỉnh Bình Dương đã xây dựng chương trình kế hoạch và tiến hành thanh tra theo chương trình kế hoạch được phê duyệt. Ngoài ra, Thanh tra tỉnh còn thanh tra đột xuất theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân tỉnh giao. Trong thời gian qua, công tác thanh tra trên địa bàn tỉnh Bình Dương có nhiều đổi mới và đạt được những kết quả quan trọng, đã phát hiện nhiều sai phạm trong quản lý kinh tế, kiến nghị thu hồi tiền về cho Nhà nước. Công tác thanh tra kinh tế xã hội đã góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý; tăng cường pháp chế; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công tác thanh tra kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương vẫn còn những hạn chế, bất cập; hiệu quả công tác thanh tra chưa cao, chất lượng một số đoàn thanh tra chưa đáp ứng yêu cầu đề ra làm giảm hiệu quả của hoạt động thanh tra cũng như ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của ngành, nhiều cuộc thanh tra chất lượng còn hạn chế, thời gian thanh tra kéo dài; thanh tra không theo sát kế hoạch, yêu cầu cung cấp thông tin không đúng nội dung thanh tra, trùng lặp về nội dung gây phiền hà cho đối tượng thanh tra. Nguyên nhân là do: Thực tế, trong giai đoạn hội nhập, phát triển theo xu hướng kinh tế thị trường, khách thể của hoạt động thanh tra liên tục biến đổi, phát triển và mở rộng. Trong khi đó hệ thống tổ chức, các phương thức thanh tra chậm đổi mới, không đáp ứng kịp yêu cầu và sự phát triển đa dạng, phức tạp của đời sống xã hội. Đội ngũ làm 1 công tác thanh tra chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng và trình độ, năng lực, bản lĩnh, năng lực chuyên môn của cán bộ hiện nay còn hạn chế, chưa ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Số lượng cán bộ trình độ cao còn ít, chưa đủ để kiểm soát những vị trí thiết yếu với vai trò là nhà quản lý và chuyên gia đầu ngành về tài chính. Trình độ, năng lực chuyên môn cán bộ thanh tra chưa được đào tạo bài bản, còn hạn chế cả về kiến thức lẫn kỹ năng. Xuất phát từ yêu cầu thực tế tại đơn vị đang công tác tôi quyết định triển khai nghiên cứu đề tài “Nâng cao chất lượng công tác Thanh tra kinh tế xã hội tại Thanh tra tỉnh Bình Dương” là cần thiết, vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn trong việc nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thanh tra tại tỉnh Bình Dương. Từ đó đưa ra những giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động thanh tra kinh tế xã hội, năng lực cán bộ thanh tra nhằm kịp thời đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ của quản lý nhà nước trong tình hình mới, góp phần ổn định an ninh chính trị và phục vụ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Dương. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn Công tác thanh tra là một trong những hoạt động quản lý nhà nước và chất lượng công tác thanh tra phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Chủ đề công tác thanh tra và chất lượng công tác thanh tra nói chung, thanh tra kinh tế xã hội nói riêng không được nhiều các tác giả nghiên cứu theo hướng học thuật và nghiên cứu thực nghiệm vì hoạt động thanh tra thường được thực hiện theo yêu cầu thực tiễn trong từng giai đoạn của hoạt động quản lý nhà nước và mang tính pháp lệnh và pháp luật. Tuy nhiên, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học đề cập đến tổ chức và hoạt động của thanh tra ở nhiều khía cạnh và mức độ khác nhau. Cụ thể : Nguyễn Thị Tuyết Ánh (2012), Hoạt động kiểm tra, thanh tra tại Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng đã đi đến kết luận Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng xác định kiểm tra, thanh tra thuế là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của công tác quản lý thu thuế. Công tác kiểm tra, thanh tra thuế của tỉnh Lâm Đồng được tiến hành thường xuyên, đã góp phần quan trọng vào kết quả chung của ngành thuế. Qua công tác kiểm tra, thanh tra thuế đã phát hiện kịp thời những hành vi vi phạm pháp luật về thuế, kiến 2 nghị sữa đổi bổ sung cơ chế chính sách về thuế...góp phần tích cực trong việc chống thất thu ngân sách nhà nước, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau công tác kiểm tra, thanh tra thuế tại Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng vẫn còn nhiều bất cập, khiến cho công tác quản lý thuế chưa thực sự hiệu quả. Trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, để công tác kiểm tra, thanh tra thuế hiệu quả, Cục Thuế tỉnh Lâm Đồng cần thực hiện các giải pháp như: kiện toàn đội ngũ kiểm tra, thanh tra đủ phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ; Tăng cường kiểm tra việc thực hiện các nghiệp vụ quản lý, đồng thời các kiến nghị với ngành thuế, UBND tỉnh Lâm đồng, Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước và hoàn thiện hệ thống chính sách thuế và Quản lý thuế nhằm thực hiện tốt quá trình hoàn thiện kiểm tra, thanh tra thuế theo cơ chế tự khai tự nộp thuế trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng góp phần phát triển kinh tế, xã hội tỉnh Phạm Đắc Phước (2013), “Hoàn thiện công tác thanh tra trong lĩnh vực tín dụng của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi Nhánh thành phố Đà Nẵng đối với các ngân hàng thương mại trên địa bàn” đã đề xuất một hệ thống các tiêu chí đánh giá trực tiếp và gián tiếp đối với hoạt động thanh tra, giám sát của ngân hàng nhà nước đối với hoạt động tín dụng. Đây là một đóng góp có tính mới của luận văn. Dựa trên các tiêu chí đó, luận văn đã thực hiện việc phân tích, đánh giá có tính chất nhất quán đối với hoạt động thanh tra, giám sát của Chi nhánh ngân hàng nhà nước Đà Nẵng trong lĩnh vực tín dụng và trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác thanh tra của ngân hàng nhà nước chi nhánh Đà Nẵng trong lĩnh vực tín dụng. Nguyễn Thị Việt Hoài (2014), “Hoàn thiện thanh tra trong lĩnh vực tín dụng của Ngân hàng nhà nước chi nhánh Quảng Bình đã tập trung nghiên cứu hệ thống hóa cơ sở lý luận về hoạt động thanh tra của Ngân hàng nhà nước, luận văn tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thanh tra tại chi nhánh ngân hàng nhà nước Quảng Bình và trên cơ sở nêu ra các nhận định về các hạn chế cần khắc phục để đề xuất giải pháp hoàn thiện. Về cơ bản, cơ sở lý luận của luận văn chủ yếu dựa trên cơ sở kế thừa. Các giải pháp có một số điểm đặc thù nhưng nhìn chung cũng xuất phát từ khung giải pháp cơ bản. 3 Lê Hữu Giang (2016), “Kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Chi cục Thuế huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa đã khẳng đinh doanh nghiệp nhỏ và vừa đã có đóng góp nhất định cho phát triển kinh tế của huyên Quảng Xương, tuy nhiên hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế với đối tương này vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Luận văn cho rằng qua thanh tra, kiểm tra thuế tại huyện Quảng Xương tỉnh Thanh Hóa, trong nhiều năm qua đã không ít doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của các chính sách, chế độ, luật thuế hoặc dựa vào tính chất phức tạp trong hoạt động kinh doanh, khó kiểm soát để khai man, trốn lậu thuế, chây ì, chậm nộp thuế làm thất thoát và ảnh hưởng đến công tác thu ngân sách Nhà nước (NSNN). Mặc dù, Chi cục thuế huyện Quảng Xương đã đưa ra nhiều giải pháp để quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa. Tuy nhiên đến nay chưa có một đề tài nào nghiên cứu sâu về giải pháp để tăng cường công tác kiểm tra thuế đặc biệt đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Chính vì vậy, sau nghiên cứu, tác giả đã đề xuất 5 nhóm giải pháp như tăng cường hệ thống tin học, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, tăng cường phối hợp giữa các ban ngành.... Mai Việt Dũng (2017), “Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại Chi cục thuế huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang” đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế tại Chi cục Thuế huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang. Đã nghiên cứu hoạt động thanh tra, kiểm tra thuế đối với người nộp thuế, trong đó luận văn cũng chỉ tập trung nghiên cứu người nộp thuế là các doanh nghiệp trên địa bàn do Chi cục thuế huyện Vị Xuyên quản lý. Qua đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động thanh tra kiểm tra thuế tại Chi cục thuế huyện Vị Xuyên tỉnh Hà Giang. Cao Thị Diệu Hương (2018), Nâng cao chất lượng công tác thanh tra thu, chi ngân sách trên địa bàn huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình đã đánh giá công tác thanh tra thu chi ngân sách, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thanh tra thu, chi ngân sách xã trên địa bàn huyện Quảng Ninh. Qua đó, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước, góp phần định hướng, thực hiện thắng lợi đường lối, chiến lược phát triển của địa phương trong từng thời kỳ. 4 Như vậy có thể thấy, các công trình nghiên cứu trong nước trong những năm gần đây chủ yếu tập trung vào công tác thanh tra, kiểm tra thuế tại các địa phương hoặc công tác thanh tra chuyên ngành mà không có các công trình nghiên cứu chuyên sâu về công tác thanh tra hành chính thuộc lĩnh vực kinh tế xã hội tại Thanh tra tỉnh. 3. Mục tiêu nghiên cứu Hệ thống hoá cơ sở lý luận và sự cần thiết nâng cao chất lượng công tác thanh tra kinh tế xã hội tại Thanh tra tỉnh Bình Dương. Phân tích và đánh giá đúng thực trạng chất lượng công tác thanh tra kinh tế xã hội tại Thanh tra tỉnh Bình Dương giai đoạn năm 2014-2018 từ đó phát hiện ra kết quả cũng như tồn tại, bất cập, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế đó. Đưa ra một số giải pháp và đề xuất một số khuyến nghị nâng cao chất lượng công tác thanh tra kinh tế xã hội tại Thanh tra tỉnh Bình Dương. Đây đồng thời cũng là những giải pháp cơ bản để nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ thanh tra tại Thanh tra tỉnh Bình Dương. 4. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung nghiên cứu: Công tác thanh tra hành chính tại Thanh tra tỉnh được triển khai thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ của hoạt động thanh tra như: Thanh tra kinh tế xã hội, thanh tra giải quyết khiếu nại, tố cáo, thanh tra trách nhiệm. Nghiên cứu này tập trung phân tích đánh giá công tác thanh tra kinh tế xã hội. - Không gian nghiên cứu: Nghiên cứu được giới hạn bởi các cuộc thanh tra kinh tế xã hội trong phạm vi tại tỉnh Bình Dương - Thời gian nghiên cứu: + Dữ liệu thứ cấp: Những số liệu báo cáo quý, năm, báo cáo chuyên đề của Thanh tra tỉnh Bình Dương giai đoạn 2014-2018 + Dữ liệu sơ cấp: Tiến hành điều tra, khảo sát và nhận kết quả từ tháng 12/2018 đến tháng 1/2019 5. Phƣơng pháp nghiên cứu 5 Đề tài áp dụng phương pháp nghiên cứu định tính. Phần khảo sát chỉ để bổ sung thông tin cho quá trình nghiên cứu định tính dựa vào dữ liệu thứ cấp, các lý thuyết. Cụ thể gồm các phương pháp sau đây: Phương pháp xử lý số liệu: Sắp xếp các tài liệu sơ cấp, thứ cấp đã thu thập được, hệ thống hoá và tiến hành phân tổ thống kê những thông tin nhất định. Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Excel. Phương pháp tư duy, suy luận logic: từ kết quả khảo sát, từ số liệu thứ cấp thu thập tại Thanh tra tỉnh Bình Dương, tác giả dùng tư duy và suy luận logic để phân tích, đánh giá thực trạng và đề ra các giải pháp thích hợp cho nghiên cứu. Phương pháp thu thập thông tin: Số liệu thứ cấp: Thu thập từ nguồn thông tin kinh tế xã hội của tỉnh Bình Dương, tạp chí thanh tra, báo thanh tra, số liệu báo cáo định kỳ hàng tháng, quý, năm, báo cáo tổng kết, chuyên đề về công tác thanh tra tại Thanh tra tỉnh Bình Dương. Đồng thời, thu thập các thông tin về các công trình nghiên cứu liên quan đến công tác thanh tra, các số liệu và báo cáo thanh tra của các địa phương khác tại các sách, báo, trang mạng thông tin điện tử làm nguồn tài liệu nghiên cứu, đánh giá. Số liệu sơ cấp: Thu thập trực tiếp thông qua điều tra khảo sát lấy ý kiến của hai đối tượng bao gồm: Đối tượng khảo sát: Đơn vị từng được thanh tra (hay còn gọi là đối tượng thanh tra) và cán bộ từng là thành viên Đoàn thanh tra (gọi tắt cán bộ thanh tra) Phương pháp chọn mẫu: Mẫu nghiên cứu được lấy từ năm 2014 - 2018 được xác định dự kiến là 150 đơn vị được thanh tra và 27 cán bộ thanh tra. Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu: Từ dữ liệu thứ cấp được thu thập kết hợp với dữ liệu sơ cấp, tác giả sử dụng phương pháp thống kê, mô tả, dùng công cụ excel để tính toán giá trị trung bình; Vẽ biểu đồ, đồ thị; Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu để đánh giá thực trạng về công tác thanh tra kinh tế xã hội tại Thanh tra tỉnh Bình Dương. Từ đó tác giả đưa ra các đề xuất để nâng cao chất lượng công tác thanh tra kinh tế xã hội tại Thanh tra tỉnh Bình Dương (2019-2023). 6. Đóng góp đề tài nghiên cứu 6 Đề tài đã hệ thống hóa được một số vấn đề cơ sở lý luận cơ bản về công tác thanh tra. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác thanh tra kinh tế xã hội tại Thanh tra tỉnh Bình Dương từ đó đưa ra những giải pháp đổi mới, nâng cao hiệu quả chất lượng hoạt động thanh tra nhằm kịp thời đáp ứng những yêu cầu, nhiệm vụ của quản lý nhà nước giai đoạn 2019 - 2023. 7. Kết cấu đề tài nghiên cứu Chương 1. Cơ sở lý thuyết về chất lượng công tác thanh tra kinh tế xã hội Chương 2. Phân tích thực trạng công tác thanh tra kinh tế xã hội tại Thanh tra tỉnh Bình Dương Chương 3: Phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng công tác thanh tra kinh tế xã hội tại Thanh tra tỉnh Bình Dương 7
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan