Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nâng cao chất lượng giáo dục phẩm chất chính trị cho học viên ở trường sĩ quan c...

Tài liệu Nâng cao chất lượng giáo dục phẩm chất chính trị cho học viên ở trường sĩ quan chính trị

.DOC
109
211
108

Mô tả:

1. Lý do chọn đề tài Sức mạnh chiến đấu của Quân đội là sức mạnh tổng hợp của nhiều nhân tố, trong đó bao gồm các yếu tố cơ bản như: quân số, cơ cấu tổ chức biên chế, PCCT của quân nhân, số lượng, chất lượng vũ khí trang bị kỹ thuật, trình độ khoa học và nghệ thuật quân sự,… trong các nhân tố đó, PCCT của quân nhân là yếu tố cơ bản, quyết định đến thắng lợi hay thất bại của chiến tranh. V.I Lênin đã chỉ rõ: "Trong mọi cuộc chiến tranh, rốt cuộc thắng lợi đều tuỳ thuộc vào tinh thần của quần chúng đang đổ máu trên chiến trường” [23, 147]. Đảng, Nhà nước ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn chăm lo và đặt lên hàng đầu vấn đề xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị, đảm bảo cho Quân đội luôn là công cụ bạo lực sắc bén, lực lượng chính trị trong sạch vững mạnh, tuyệt đối trung thành với Đảng, Tổ quốc và nhân dân. Trong chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, Quân đội ta đã phát huy cao độ PCCT, tinh thần tích cực, chủ động, mưu trí sáng tạo khắc phục mọi khó khăn, gian khổ, những hạn chế về vũ khí, trang bị kỹ thuật chiến đấu, chuyển hoá sức mạnh vật chất để chiến thắng kẻ thù. Ngày nay, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN diễn ra trong điều kiện, hoàn cảnh quốc tế có nhiều biến động nhanh chóng, phức tạp, khó lường; trước sự chống phá điên cuồng của các thế lực thù địch bằng "Diễn biến hoà bình" cùng với những tác động tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường, đã xuất hiện sự dao động, suy giảm niềm tin vào con đường đi lên CNXH ở nước ta; phủ nhận lịch sử cách mạng Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng. Không ít người còn mơ hồ, bàng quan hoặc mất cảnh giác trước những luận điệu thù địch xuyên tạc, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: “Nhận thức về quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân của một số cán bộ đảng viên trong các ngành, các cấp chưa đầy đủ, sâu sắc, thiếu cảnh giác trước âm mưu “Diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch và “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ” [10,170]. Trong Quân đội một bộ phận quân nhân nhận thức về tình hình nhiệm vụ chưa thật đầy đủ còn có biểu hiện mất cảnh giác, thiếu ý chí vươn lên trong học tập công tác, trung bình chủ nghĩa, cơ hội, thực dụng, tự do vô kỷ luật…. Do vậy “Đảm bảo cho Quân đội luôn vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức thực sự là lực lượng chính trị - lực lượng chiến đấu trung thành và tin cậy của Đảng, Nhà nước xã hội chủ nghĩa và của nhân dân hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao trong mọi tình huống” [37, 9] là vấn đề cấp bách đặt ra. Xây dựng Quân đội vững mạnh về chính trị là trách nhiệm của nhiều lực lượng, nhiều tổ chức, trong đó đội ngũ cán bộ CTV, giáo viên KHXH&NV có vai trò đặc biệt quan trọng. Theo tinh thần Nghị quyết 51- NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết 513 - ĐUQSTƯ, chính trị viên “Là người chủ trì về chính trị”, thể hiện “Tinh thần đảng” trong Quân đội, chịu trách nhiệm chính trong định hướng chính trị cho mọi hoạt động của đơn vị và các quân nhân theo đúng đường lối quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của cấp uỷ, tổ chức đảng, mệnh lệnh chỉ thị của người chỉ huy. Để hoàn thành nhiệm vụ chức trách thì người CTV, giáo viên KHXH&NV phải là người thật sự tiêu biểu về PCCT, mẫu mực về đạo đức lối sống, có tính tổ chức và tính kỷ luật cao, có kiến thức năng lực toàn diện, giỏi tiến hành CTĐ,CTCT…trong đó PCCT không chỉ có ý nghĩa định hướng cho toàn bộ hoạt động của bản thân mà còn là phẩm chất hàng đầu trong việc định hướng chính trị tư tưởng cho cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị và trong giải quyết các mối quan hệ… Trường Sĩ quan Chính trị là trung tâm đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội, giáo viên KHXH&NV quân sự, trình độ đại học, cao đẳng cho toàn quân. Trong những năm qua, việc giáo dục PCCT cho các đối tượng học viên đã được coi trọng và đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, Nhà trường đã cung cấp đội ngũ CTV, giáo viên KHXH&NV có phẩm chất, năng lực cho các đơn vị, nhà trường quân đội góp phần quan trọng trong việc nâng cao PCCT của Quân đội. Tuy nhiên so với yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới, sự nghiệp xây dựng Quân đội “Cách mạng, chính qui, tinh nhuệ, từng bước hiện đại”, lấy xây dựng chính trị làm cơ sở để phát huy sức mạnh các nhân tố khác thì việc giáo dục PCCT cho học viên ở TSQCT còn nhiều bất cập. Báo cáo tổng kết năm học 2009 - 20010 của Nhà trường nhận định: “Nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành một số hoạt động CTĐ,CTCT và hoạt động khác còn thiếu linh hoạt; chủ trương, biện pháp thực hiện chưa cụ thể và đồng bộ. việc quản lý, phát hiện, nắm diễn biến tư tưởng của bộ đội chưa sâu sát và thiếu toàn diện”. Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ lần thứ VIII TSQCT cũng chỉ rõ: “Công tác giáo dục chính trị, xây dựng động cơ, ý thức trách nhiệm cho học viên ở một số đơn vị chưa thường xuyên, còn có biểu hiện chủ quan đơn giản trong quản lý tư tưởng” [7, 22], một bộ phận học viên có biểu hiện giác ngộ chính trị không cao, trung bình chủ nghĩa, thiếu yên tâm công tác, ngại học, ngại rèn, thậm chí vi phạm kỷ luật phải thải loại… Từ trước đến nay đã có nhiều nhà lãnh đạo, chỉ huy, quản lý; nhiều nhà khoa học đi sâu nghiên cứu các vấn đề có liên quan, dưới các góc độ tiếp cận và chuyên ngành khoa học khác nhau nhằm không ngừng nâng cao PCCT cho quân nhân trong Quân đội; tuy nhiên cho đến nay chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu quá trình giáo dục PCCT cho học viên ở TSQCT; do đó tác giả đã lựa chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu của mình.

Tài liệu liên quan