Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Nâng cao hiệu quả kiểm soát hoạt đông chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu...

Tài liệu Nâng cao hiệu quả kiểm soát hoạt đông chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bình dương

.PDF
155
1
131

Mô tả:

UBND TỈNH BÌNH DƢƠNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT NGUYỄN THỊ HẠNH NÂNG CAO HIỆU QUẢ KIỂM SOÁT HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIÁ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƢ TRỰC TIẾP NƢỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN MÃ SỐ: 8340301 BÌNH DƢƠNG - 2019 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài “Nâng cao hiệu quả kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương” là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện và hoàn thành dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Thầy PGS.TS Phan Đức Dũng. Đề tài đƣợc xuất phát từ tình hình thực tế công tác kiểm soát chuyển giá đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Các số liệu thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. TÁC GIẢ Nguyễn Thị Hạnh i LỜI CẢM ƠN Trƣớc tiên, tác giả xin gửi lời cảm ơn đến tất cả Quý Thầy cô đã tham gia giảng dạy và trang bị kiến thức cho tác giả trong thời gian theo học tại Trƣờng Đại học Thủ Dầu Một. Đặc biệt, tác giả muốn gửi đến Thầy PGS.TS Phan Đức Dũng tấm lòng biết ơn sâu sắc, nhờ sự hƣớng dẫn tận tình, những kiến thức quý báu truyền đạt của Thầy đã giúp cho tác giả hoàn thành bài nghiên cứu một cách tốt nhất. Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn đến các đồng chí, đồng nghiệp ở Cục Thuế Tỉnh Bình Dƣơng và các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp có liên quan đã nhiệt tình giúp đỡ tác giả trong quá trình nghiên cứu đề tài. Mặc dù đã cố gắng, nổ lực hết mình nhƣng do kiến thức và khả năng nhận biết vấn đề có hạn nên không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Tác giả sẽ tìm hiểu và nghiên cứu tiếp những vấn đề còn hạn chế, thiếu sót trong điều kiện có thể. TÁC GIẢ Nguyễn Thị Hạnh ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT............................................................................. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. vii TÓM TẮT ........................................................................................................... viii PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1 1. Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 3 3. Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu .................................................................................... 4 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ............................................................................... 5 7. Bố cục đề tài ....................................................................................................... 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TRƢỚC ................. 6 1.1 Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài ............................................................ 6 1.2 Các công trình nghiên cứu trong nƣớc .......................................................... 11 1.3 Nhận xét và xác định khoảng trống nghiên cứu............................................. 13 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1..................................................................................... 14 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU ................. 15 2.1 Cơ sở lý thuyết về chuyển giá ở các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ..................................................................................................... 15 2.1.1 Khái niệm về doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài.................. 15 2.1.2 Chuyển giá ở các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài 15 2.1.3 Nguyên nhân của chuyển giá ............................................................ 19 2.1.4 Dấu hiệu nhận biết chuyển giá.......................................................... 21 2.1.5 Các hoạt động chuyển giá ................................................................. 22 2.2 Khái niệm về kiểm soát chuyển giá ............................................................... 23 2.3 Các phƣơng pháp định giá thị trƣờng ............................................................ 24 2.4 Các lý thuyết nền có liên quan đến chuyển giá ............................................. 28 iii 2.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài ................................................................................... 34 2.6 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết ................................................................. 43 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2..................................................................................... 44 CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................. 45 3.1 Quy trình nghiên cứu ..................................................................................... 45 3.2 Nghiên cứu định tính ...................................................................................... 46 3.3 Nghiên cứu định lƣợng................................................................................... 51 3.3.1 Nguồn thông tin thu thập .................................................................... 51 3.3.2 Mẫu nghiên cứu ................................................................................... 51 3.3.3 Phân tích dữ liệu.................................................................................. 53 3.3.3.1 Thống kê mô tả ....................................................................... 54 3.3.3.2 Đánh giá thang đo bằng Cronbach’s Alpha ............................ 54 3.3.3.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA ........................................... 55 3.3.3.4 Phân tích hồi quy bội .............................................................. 56 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3..................................................................................... 58 CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ............................... 59 4.1 Thực trạng kiểm soát chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. ........................................................................................... 59 4.1.1. Tình hình kinh tế - xã hội tình Bình Dƣơng....................................... 59 4.1.2. Thực trạng chuyển giá của các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng .................................................................................................. 61 4.1.3. Thực trạng kiểm soát chuyển giá đối với các DN FDI trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng .................................................................................................. 62 4.2 Thống kê mô tả............................................................................................... 64 4.3 Kiểm định độ tin cậy thang đo ....................................................................... 65 4.4 Kiểm định thang đo thông qua phân tích nhân tố khám phá EFA ................. 68 4.4.1 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến độc lập ......................... 68 4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) cho biến phụ thuộc ..................... 70 4.5 Mô hình nghiên cứu sau khi đánh giá thang đo ............................................. 71 iv 4.6 Kiểm định mô hình nghiên cứu và các giả thuyết .......................................... 72 4.6.1 Phân tích tƣơng quan........................................................................... 72 4.6.2 Phân tích hồi quy................................................................................. 75 4.6.3 Dò tìm các vi phạm giả định cần thiết ................................................ 78 4.6.4 Kiểm định các giả thuyết .................................................................... 79 4.7 Bàn luận kết quả nghiên cứu .......................................................................... 82 KẾT LUẬN CHƢƠNG 4..................................................................................... 86 CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH ..................................... 87 5.1 Kết luận .......................................................................................................... 87 5.2 Hàm ý chính sách ........................................................................................... 87 5.3 Hạn chế của đề tài và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ........................................ 94 KẾT LUẬN CHƢƠNG 5..................................................................................... 95 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 96 PHỤ LỤC 1: PHIẾU KHẢO SÁT CHÍNH THỨC ........................................... 100 PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH CHUYÊN GIA PHỎNG VẤN ............................ 104 PHỤ LỤC 3: BẢNG KHẢO SÁT CHUYÊN GIA .......................................... 105 PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ KHẢO SÁT CHUYÊN GIA .................................... 107 PHỤ LỤC 5: KHẢO SÁT CHUYÊN GIA ....................................................... 108 PHỤ LỤC 6: Ý KIẾN CHUYÊN GIA VỀ XÂY DỰNG THANG ĐO ............ 112 PHỤ LỤC 7: DANH SÁCH KHẢO SÁT ........................................................ 116 PHỤ LỤC 8: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................... 130 v DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DN Doanh nghiệp ITP International Transfer Pricing – Chuyển giá quốc tế FDI Foreign Direct Investment - Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài MNCs Multinational Corporation - Công ty đa quốc gia TNDN Thu nhập doanh nghiệp SXKD Sản xuất kinh doanh vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Tóm tắt các kết quả nghiên cứu trƣớc ................................................. 10 Bảng 3.1: Thang đo các thành phần ..................................................................... 49 Bảng 3.2: Tỷ lệ hồi đáp ........................................................................................ 53 Bảng 4.1: Thông tin mẫu ...................................................................................... 64 Bảng 4.2: Bảng kết quả phân tích Cronbach’s Alpha .......................................... 66 Bảng 4.3: Bảng kết quả phân tích EFA các biến độc lập ..................................... 69 Bảng 4.4: Bảng kết quả phân tích EFA các biến phụ thuộc ................................ 71 Bảng 4.5: Bảng tóm tắt giả thuyết trong mô hình nghiên cứu sau đánh giá thang đo ............................................................................................................... 72 Bảng 4.6: Bảng kết quả phân tích tƣơng quan Pearson ....................................... 73 Bảng 4.7: Bảng chỉ tiêu đánh giá độ phù hợp của mô hình ................................. 75 Bảng 4.8: Bảng kiểm định độ phù hợp của mô hình ............................................ 75 Bảng 4.9: Bảng thông số thống kê của từng biến trong mô hình hồi quy ........... 76 Bảng 4.10: Bảng tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết ........................................ 82 Hình 4.1: Biểu đồ phần dƣ chuẩn hóa .................................................................. 78 vii TÓM TẮT Thực hiện chính sách “trải thảm đỏ” với nhiều ƣu đãi để thu hút vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, hiện Bình Dƣơng đang là địa phƣơng có đƣợc nhiều dự án đầu tƣ nƣớc ngoài đứng thứ ba của cả nƣớc sau thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài đóng góp vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Bình Dƣơng. Bên cạnh, cũng tồn tại nhiều bất cập mà đặc biệt là hiện tƣợng định giá chuyển giao, trốn thuế ở các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài đã và đang tồn tại. Tuy vậy, nhƣng việc thực hiện chính sách định giá chuyển giao cũng là cần thiết cho các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài nhằm bảo tồn vốn đầu tƣ để tránh các rủi ro trong môi trƣờng sản xuất kinh doanh. Với mục tiêu xác định các nhân tố ảnh hƣởng và định lƣợng mức độ ảnh hƣởng của từng yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách định giá chuyển giao, tác giả đã tìm hiểu và đo lƣờng các nhân tố ảnh hƣởng đến chuyển giá của doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài tại Bình Dƣơng. Từ đó, đƣa ra những khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát chuyển giá của các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Với kết quả nghiên cứu đƣợc thực hiện dựa trên phƣơng pháp nghiên cứu định tính kết hợp với nghiên cứu định lƣợng. Tác giả thu thập dữ liệu bằng các bảng câu hỏi, sau đó số liệu thu thập đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS phiên bản 20.0 với một số phân tích chủ yếu nhƣ: thống kê mô tả, kiểm định độ tin cậy của thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích tƣơng quan và hồi quy tuyến tính. Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho biết độ tin cậy của thang đo dùng để đo lƣờng các thành phần của 7 nhóm nhân tố đều lớn hơn 0,6 nghĩa là thang đo phù hợp với kiểm định mô hình lý thuyết của đề tài. Kết quả phân tích nhân tố EFA: Kiểm định Barlett: Sig = 0.000 < 5%: Bác bỏ giả thuyết H0, các biến quan sát trong phân tích EFA có tƣơng quan với nhau trong tổng thể. Hệ số KMO = 0.739 > 0.5: phân tích nhân tố là cần thiết cho dữ liệu. Có 7 nhân tố đƣợc rút trích từ phân tích EFA với: Giá trị EigenValues của các nhân tố đều > 1: đạt yêu cầu. Giá trị tổng phƣơng sai trích = 59.918% (> 50%): phân tích viii nhân tố khám phá đạt yêu cầu. Nhƣ vậy, 7 nhân tố đƣợc rút trích này giải thích cho 59.918% biến thiên của dữ liệu. Khác biệt về hệ số tải nhân tố của các biến quan sát giữa các nhân tố đều > 0.3 cho thấy các nhân tố có giá trị phân biệt cao. Kết quả phân tích tƣơng quan: Phân tích tƣơng quan Pearson cho thấy mối quan hệ giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc đều có Sig<0,05, chứng tỏ các biến có sự tƣơng quan giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc. Kết quả hồi quy tuyến tính: kết quả bảng thông số thống kê của từng biến trong mô hình hồi quy cho thấy tầm quan trọng của các biến này trong mô hình đối với Chính sách định giá chuyển giao của các DN nhƣ sau: Nhân tố Chính sách tỷ giá có hệ số Beta là 0.273 nên có tầm quan trọng nhất đối với Chính sách định giá chuyển giao của các DN. Thứ 2 là nhân tố Chính sách thuế với hệ số Beta là 0.241. Đứng thứ 3 Lạm phát có hệ số Beta là 0.208. Thứ 4 là nhân tố Thể chế với hệ số Beta là -0.115. Thứ 5 là Chính sách giáo dục quốc gia có hệ số Beta là -0.116. Thứ 6 là là Môi trƣờng pháp lý có hệ số Beta là -0.203 và cuối cùng là Môi trƣờng kinh tế xã hội với hệ số Beta là -0.215. Từ kết quả nghiên cứu trên, tác giả đƣa ra những quan điểm khuyến nghị định hƣớng nâng cao hiệu quả kiểm soát chuyển giá đối với doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. ix PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bình Dƣơng là một tỉnh có nhiều doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đang hoạt động. Đến cuối năm 2018, tỉnh Bình Dƣơng có 3.478 dự án có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài với tổng vốn đăng ký 31,8 tỷ đô la Mỹ, trong đó có 2.653 doanh nghiệp FDI đang hoạt động. Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài vào Bình Dƣơng tăng đáng kể và Bình Dƣơng hiện là địa phƣơng đứng thứ 3 cả nƣớc về thu hút vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, sau Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Việc thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài đóng góp vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của Bình Dƣơng nhƣ: chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong nƣớc, tăng kim ngạch xuất khẩu của nền kinh tế, tăng năng suất lao động, tạo việc làm và cải thiện thu nhập cho ngƣời lao động. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt đƣợc cũng đã tồn tại nhiều bất cập: các dự án nƣớc ngoài tập trung vào khai thác các ƣu đãi đầu tƣ, tận dụng nguồn nhân công giá rẻ, khai thác tài nguyên thô gây ô nhiễm môi trƣờng, không chú trọng chuyển giao công nghệ, đóng góp ngân sách hạn chế và đặc biệt là nổi lên hiện tƣợng định giá chuyển giao, trốn thuế ở một số tập đoàn đa quốc gia, kể cả các tập đoàn hàng đầu thế giới (Phan Đức Dũng, 2018). Số lƣợng các giao dịch thƣơng mại xuyên biên giới diễn ra giữa các công ty liên kết ngày một tăng, môi trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt, vấn đề tối đa hóa lợi nhuận cho tổng thể tập đoàn luôn là mục tiêu quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Ngoài việc nổ lực nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đầu tƣ, định giá chuyển giao hay còn gọi là chuyển giá (transfer pricing) đƣợc xem là một trong những phƣơng pháp mà các nhà đầu tƣ thƣờng áp dụng nhằm mục đích tránh thuế, từ đó tổng lợi ích thu đƣợc sẽ gia tăng. Trong thực tiễn hiện nay, về góc độ quản lý nhà nƣớc, thƣờng có cái nhìn không thiện cảm về các chính sách định giá chuyển giao của doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài, điều này hoàn toàn đúng nếu xét về hiện tƣợng. Tuy nhiên, nếu xét về bản chất, vấn đề là tại sao các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài thƣờng thiết lập một chính sách định giá chuyển giao, thì sẽ có cái nhìn khách 1 quan hơn. Thông thƣờng, xã hội chỉ nhìn vào hiện tƣợng định giá chuyển giao mà kết luận có doanh nghiệp này đang thực hiện các hành vi chuyển giá (hàm ý không tốt) nhƣng lại không nhìn vào bản chất của vấn đề này, chẳng hạn vấn đề bảo toàn vốn đầu tƣ liên quan đến rủi ro về tỷ giá, rủi ro về lạm phát hay rủi ro về thảm họa môi trƣờng, … thì chính sách định giá chuyển giao là cần thiết cho những doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài (hàm ý tốt) (Phan Đức Dũng, 2018). Cùng với chính sách “trải thảm đỏ” với nhiều ƣu đãi để thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài, Bình Dƣơng cũng đang đối mặt với vấn nạn định giá chuyển giao của các doanh nghiệp này. Theo thống kê, Bình Dƣơng cũng có trên 50% doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài báo cáo thua lỗ từ năm 2006 đến nay. Trong thời gian qua, ngành Thuế tỉnh Bình Dƣơng cũng tập trung chống chuyển giá ở các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài có quan hệ liên kết, báo cáo lỗ nhiều năm nhƣng vẫn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, qua kết quả thanh kiểm tra các doanh nghiệp này đã truy thu, truy hoàn, phạt hơn 988 tỷ, giảm khấu trừ 136,95 tỷ và buộc doanh nghiệp giảm lỗ hơn 4.192 tỷ đồng, nhƣng ngành thuế tỉnh Bình Dƣơng cũng nhƣ các địa phƣơng khác trong cả nƣớc vẫn chƣa kết luận đƣợc có trƣờng hợp nào là vi phạm quy định về chuyển giá. Xuất phát từ thực tiễn ở Bình Dƣơng, tác giả lựa chọn đề tài “Nâng cao hiệu quả kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dương” để nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách định giá chuyển giao của các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Qua đó, nhằm giúp cho các cơ quan quản lý nhà nƣớc ở Bình Dƣơng về vấn đề định giá chuyển giao của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có cái nhìn khoa học hơn, đồng thời, giúp cho việc đề ra các chủ trƣơng hoàn thiện chính sách kinh tế, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài có chọn lọc, chính sách về kiểm soát chuyển giá trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng ngày càng phù hợp hơn, trong đó, có các chính sách liên quan nhiều hơn đến nội tại của nền kinh tế Bình Dƣơng chứ không đơn thuần là các văn bản pháp quy chỉ để kiểm soát các hoạt động định giá chuyển giao tại các doanh nghiệp này. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát là nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Bình Dƣơng. Từ đó, đề xuất các hàm ý chính sách nhằm nâng cao hiệu quả kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Mục tiêu cụ thể: - Xác định và xây dựng mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Bình Dƣơng. - Đo lƣờng mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố đến chính sách chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Bình Dƣơng. - Đề xuất các hàm ý chính sách nhằm kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Bình Dƣơng. 3. Câu hỏi nghiên cứu - Các nhân tố nào ảnh hƣởng đến chính sách chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Bình Dƣơng? - Những nhân tố này có ảnh hƣởng nhƣ thế nào đến chính sách chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Bình Dƣơng? - Mức độ ảnh hƣởng của các nhân tố này nhƣ thế nào đến chính sách chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài tại Bình Dƣơng? 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu: của đề tài là các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách định giá chuyển giao của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Không gian nghiên cứu: các doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. -Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu thực hiện từ tháng 11 năm 2018 đến tháng 4 năm 2019. 3 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Nghiên cứu đƣợc thực hiện thông qua hai phƣơng pháp: phƣơng pháp nghiên cứu định tính và phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng. - Nghiên cứu tính: + Sử dụng phƣơng pháp thu thập thông tin: thu thập các báo cáo tài chính của một số doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài ở Bình Dƣơng; Các báo cáo kết quả thanh tra doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài của Tổng Cục Thuế và Cục thuế tỉnh Bình Dƣơng; một số kết luận thanh tra các vi phạm về nghĩa vụ thuế, nghi vấn chuyển giá của Thanh tra Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nƣớc; Các văn bản quy phạm pháp luật, các báo cáo, đề án, chƣơng trình có liên quan của Bộ Tài Chính, Bộ kế hoạch – đầu tƣ, Tổng Cục Thống kê, Tổng Cục Thuế và Cục Thuế tỉnh Bình Dƣơng. Bên cạnh đó, còn có các luận án tiến sĩ kinh tế, luận văn thạc sĩ kinh tế, các bài báo khoa học, bài báo thời sự trong nƣớc và nƣớc ngoài có liên quan đến doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và hoạt động chuyển giá. + Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp đƣợc sử dụng để phân tích các số liệu thống kê, kết quả xử lý số liệu từ phần mềm SPSS để thấy đƣợc tác động của các yếu tố của ảnh hƣởng đến chính sách định giá chuyển giao trong các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài và liên kết các luận điểm nghiên cứu thành một thể thống nhất nhằm thể hiện đƣợc hầu hết các nội dung về vấn đề cần nghiên cứu. Đồng thời, giúp trả lời các câu hỏi nghiên cứu một cách logic phù hợp với quy luật, bản chất của vấn đề. + Phƣơng pháp so sánh: phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để tìm hiểu sự khác biệt trong việc tìm kiếm các yếu tố ảnh hƣởng đến chính sách định giá chuyển giao của các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài và so sánh kết quả nghiên cứu của tác giả với kết quả của các nghiên cứu trƣớc đã đƣợc đề cập đến trong phần tổng quan các công trình nghiên cứu. Bên cạnh đó, với phƣơng pháp định tính tác giả xây dựng và hoàn thiện bảng phỏng vấn: từ mục tiêu ban đầu, dựa trên cơ sở lý thuyết, tác giả xây dựng bảng câu hỏi định tính. Tiếp đến sẽ phỏng vấn sâu với 10 cán bộ thuộc các cơ quan quản lý 4 nhà nƣớc đối với các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng nhằm hiệu chỉnh bảng phỏng vấn cho phù hợp với tình hình thực tế. - Nghiên cứu định lƣợng: với kỹ thuật thu thập dữ liệu là phỏng vấn qua bảng câu hỏi đóng dựa trên quan điểm, ý kiến đánh giá của doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. Toàn bộ dữ liệu hồi đáp sẽ đƣợc xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS 20.0. Thông tin thu thập sẽ đƣợc xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0. Thang đo sau khi đƣợc đánh giá bằng phƣơng pháp hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA, phân tích hồi quy tƣơng quan đƣợc sử dụng để kiểm định mô hình nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu định lƣợng sẽ xác định nhân tố tác động, mức độ tác động của các nhân tố đến chính sách định giá chuyển giao của các doanh nghiệp đầu tƣ nƣớc ngoài. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn Việc thực hiện nghiên cứu đề tài này có ý nghĩa quan trọng cả về lý luận cũng nhƣ thực tiễn. Ý nghĩa lý luận, đóng góp vào nguồn tài liệu lý thuyết chính sách chuyển giá tại các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài. Kiểm định mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến chính sách chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài với bằng chứng thực nghiệm. Ý nghĩa thực tiễn, kết quả của nghiên cứu của đề tài là cơ sở cho việc đề xuất các giải pháp phù hợp trong công tác kiểm soát hoạt động chuyển giá của các doanh nghiệp có vốn đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên địa bàn tỉnh Bình Dƣơng. 7. Bố cục đề tài Bố cục luận văn này đƣợc chia thành 5 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1: Tổng quan các đề tài nghiên cứu trƣớc. Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu. Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu. Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận. Chƣơng 5: Kết luận và hàm ý chính sách. 5 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU TRƢỚC Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thƣơng mại quốc tế trong giai đoạn hội nhập và toàn cầu hóa hiện nay, phƣơng thức, thủ thuật chuyển giá của các doanh nghiệp (DN) ngày càng tinh vi, phức tạp thì việc nghiên cứu để cung cấp bằng chứng thực nghiệm về chuyển giá càng đƣợc quan tâm, Chính phủ các nƣớc cũng đặc biệt chú trọng đến việc quản lý các hoạt động thƣơng mại quốc tế nhằm kiểm soát hoạt động chuyển giá của các DN. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu tác giả tham khảo một số nghiên cứu: 1.1 Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài Eden (2003), đã vận dụng mô hình hồi quy đa biến, sử dụng bộ dữ liệu về hàng hóa nhập khẩu của Cục Thống kê lao động Hoa Kỳ- BLS từ 06/1998 đến 03/2000 và tập trung xem xét mối quan hệ giữa cơ cấu thị trƣờng, đặc tính sản phẩm và chuyển giá, cụ thể: Pijkt = α CONTROLS + β IFT + θ MARKET + φ POLICY + γ IFT * MARKET + ψ IFT * POLICY + ε. Trong đó: Biến phụ thuộc: Pijkt: giá nhập khẩu mặt hàng i nhập khẩu bởi công ty j từ nƣớc k tại thời điểm t. Kết quả nghiên cứu cho thấy: khả năng thao túng giá chuyển giao (Transfer Price Manipulation –TPM) để đáp ứng quy định của Chính phủ là động lực mạnh mẽ của nội bộ hóa các giao dịch xuyên biên giới. Trong điều kiện thị trƣờng, nghiên cứu ủng hộ giả thuyết: Chuyển giá có khả năng xảy ra ở những nơi mà sự trao đổi có tổ chức và giá tham chiếu không tồn tại, tức là khi sản phẩm đƣợc phân biệt; Chuyển giá có khả năng xảy ra với các hàng hóa có hàm lƣợng tri thức cao; Đầu vào càng quan trọng hơn đầu ra thì độ co giãn giá hàng nhập khẩu chuyển giao nội bộ so với giá thị trƣờng càng lớn; Quy mô của doanh nghiệp đa quốc gia càng lớn thì càng có nhiều khả năng chuyển giá. Trong điều kiện Chính phủ, chênh lệch thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) khuyến khích thao túng giá chuyển giao; Khi thuế suất thuế TNDN nƣớc ngoài thấp hơn ở Mỹ thì những công ty đa quốc gia (MCNs) chuyển lợi nhuận ra nƣớc ngoài, khi thuế suất nƣớc ngoài cao hơn ở Mỹ thì 6 nghĩa vụ thuế tổng thể của DN giảm nhƣng lại tăng chi phí thuế quan; Biến “Rủi ro chính trị” tác động tiêu cực đến việc định giá theo nguyên tắc thị trƣờng, nhất là với các sản phẩm khác biệt và công nghệ cao; Việc kiểm soát ngoại hối làm giá nhập khẩu của Mỹ tăng. Nhƣ vậy, tác giả đã tìm thấy bằng chứng trực tiếp, mạnh mẽ về chuyển giá do sự không hoàn hảo của cả thị trƣờng và Chính phủ. Nghiên cứu của Zeki Doğan và cộng sự (2013) về “Các yếu tố ảnh hƣởng đến việc lựa chọn phƣơng pháp và xác định giá chuyển nhƣợng trong các công ty đa quốc gia: Một trƣờng hợp nghiên cứu về Vƣơng quốc Anh” Kết quả nghiên cứu chỉ ra các yếu tố ảnh hƣởng đến việc xác định giá chuyển nhƣợng và lựa chọn các phƣơng pháp trong điều khoản của các công ty mẹ và các công ty con đƣợc tách thành bốn nhóm: Yếu tố pháp lý, Yếu tố chính trị xã hội, Yếu tố kinh tế bên ngoài, Yếu tố kinh tế nội bộ. Nghiên cứu của Afifah Nazihah và cộng sự (2019) về “Ảnh hƣởng của thuế, sự ủng hộ ban quản trị, cơ chế thƣởng và quy mô doanh nghiệp đối với chuyển giá (bằng chứng Indonesia)” Nghiên cứu này nhằm phân tích ảnh hƣởng của thuế, sự ủng hộ ban quản trị, cơ chế thƣởng và quy mô doanh nghiệp đối với chuyển giá trong lĩnh vực sản xuất. Nghiên cứu này đã chọn 28 công ty sản xuất đƣợc lựa chọn bằng cách sử dụng kỹ thuật lấy mẫu có chủ đích từ tổng số 153 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Indonesia giai đoạn 2013-2017. Kết quả của hồi quy dữ liệu bảng với mô hình hiệu ứng ngẫu nhiên cho thấy thuế, cơ chế thƣởng và quy mô doanh nghiệp có tác động tích cực đáng kể đến chuyển giá. Tuy nhiên, sự ủng hộ ban quản trị không ảnh hƣởng đến chuyển giá. Theo Henry Fayol (1949), “kiểm soát là việc kiểm tra để khẳng định mọi việc có đƣợc thực hiện theo đúng kế hoạch hoặc các chỉ dẫn và các nguyên tắc đã đƣợc thiết lập hay không, từ đó chỉ ra các yếu kém và các sai phạm cần phải điều chỉnh, đồng thời ngăn ngừa chúng không đƣợc phép tái diễn”. Gravelle, J.G. (2010) cho rằng, tài sản vô hình rất khó xác định đúng giá trị của nó (nhƣ tiền bản quyền, tiền sở hữu trí tuệ) và cũng khó xác định giá của chúng trong doanh nghiệp liên kết. Trên thực tế, Gruber, H. (2003) đã phát hiện ra nguy cơ định giá chuyển giao trong 7 việc xác định giá tài sản vô hình. Các công ty có cơ hội lớn để tham gia vào định giá chuyển giao thông qua chuyển giao tài sản vô hình giữa các doanh nghiệp liên kết có mức thuế khác nhau. Theo Hatem Elsharawy (2006), mỗi quốc gia có một cơ chế chính sách và pháp luật khác nhau, do đó lãnh đạo doanh nghiệp cần phải hiểu biết về pháp luật tại nƣớc sở tại trƣớc khi tiếp nhận nhiệm vụ lãnh đạo tại mỗi quốc gia. Khi Ban Lãnh đạo có trình độ cao, hiểu biết về pháp luật và có đạo đức kinh doanh thì khả năng gian lận trong định giá chuyển giao rất thấp và ngƣợc lại nhận thức, hiểu biết các quy định pháp luật của Ban Lãnh đạo cũng nhƣ kế toán trong doanh nghiệp liên kết không cao thì khả năng gian lận trong định giá chuyển giao rất lớn. Hatem Elsharawy (2006) cho rằng môi trƣờng pháp luật cũng có ảnh hƣởng đến các hoạt động định giá chuyển giao. Các yếu tố từ nền kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hƣởng đến các hoạt động định giá chuyển giao quốc tế. Vì vậy, cần thiết nghiên cứu các yếu tố của nền kinh tế ảnh hƣởng đến định giá chuyển giao trong các công ty đa quốc gia. Đặc điểm về thị trƣờng cạnh tranh ngày càng gay gắt, buộc doanh nghiệp phải sử dụng công cụ tài chính phái sinh, để: (i) gia tăng giá trị doanh nghiệp (Froot và cộng sự, 1993); (ii) giảm chi phí phá sản dự kiến và tăng giá trị doanh nghiệp (Smith và Stulz, 1985); (iii) giảm nguy cơ rủi ro tìm ẩn hoặc quản lý rủi ro dự kiến; (iv) bù đắp những rủi ro kinh doanh vốn có (Danthine, 1978); (v) giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí vốn vay, ổn định thu nhập. Do đó, sử dụng công cụ tài chính phái sinh góp phần quản trị rủi ro và kiểm soát nền kinh tế. Theo khái niệm bản chất xã hội của kế toán (Davis và cộng sự, 1982), kế toán góp phần mang lại lợi ích cho xã hội nhằm duy trì và phát triển bền vững xã hội. Tuy nhiên, với sự bất đối xứng thông tin kế toán sẽ dẫn đến sự kém phát triển của thị trƣờng tài chính hệ quả là ảnh hƣởng đến các thị trƣờng còn lại. Ngoài ra, theo Young (1996), chức năng kế toán là cung cấp thông tin minh bạch cho thị trƣờng hoạt động. Quan điểm của Hopwood (1994) cho rằng trong việc thiết lập các quy định, nguyên tắc, chuẩn mực lại đƣợc thực hiện bởi nhu cầu của thị trƣờng trong đó bao gồm thị trƣờng vốn, thị trƣờng hàng hóa, thị trƣờng chứng khoán...Theo Watts (2006), kế toán góp phần trong quá trình định hƣớng thị trƣờng. Theo quan điểm này, việc tuân thủ các quy 8 định kế toán nhằm thực hiện công bố báo cáo tài chính sẽ làm cân bằng các mục tiêu của các đối tƣợng khác nhau, dựa vào các thị trƣờng khác nhau chẳng hạn nhƣ việc sử dụng báo cáo tài chính cho các hợp đồng, đầu tƣ, định giá,...Có thể dễ nhận diện nhân tố thị trƣờng là nhân tố có ảnh hƣởng đến kế toán tài chính, giữa hàng hóa – kế toán và nhân tố thị trƣờng có mối quan hệ tƣơng quan cùng chiều. Nhƣ vậy, một thị trƣờng cạnh tranh hoàn hảo và hoạt động hiệu quả với đầy đủ thông tin về giá cả, chất lƣợng sẽ làm tăng khả năng áp dụng kế toán công cụ tài chính phái sinh và ngƣợc lại. Thị trƣờng sẽ phân bổ vốn và phòng ngừa rủi ro hiệu quả trong điều kiện thông tin kế toán hoàn hảo. Do đó, kế toán tài chính đóng vai trò quan trọng để đảm bảo các thông tin có liên quan và đáng tin cậy đƣợc công bố (Merino và Neimark, 1982). Nhân tố pháp lý là cơ sở không thể thiếu để mô tả, đánh giá, phân tích, góp phần thúc đẩy thông tin kế toán khách quan, minh bạch. Nhà nƣớc đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu sự bất đối xứng thông tin thông qua quá trình thiết lập, ban hành các quy định về kế toán, về chính sách kinh tế, trong đó, kế toán có sự tƣơng tác với quy định mang tính pháp lý trong nền kinh tế thị trƣờng. Theo quan điểm của Gipper và cộng sự (2013), nhân tố pháp lý có ảnh hƣởng đáng kể đến chuẩn mực kế toán đƣợc thiết lập, ban hành và thực hiện. Ảnh hƣởng pháp lý xảy ra khi có sự thay đổi các quy định từ các cơ quan ban hành có nghĩa là một quy định pháp lý đƣợc ban hành phải đạt đƣợc mục tiêu, phù hợp với chính sách kinh tế, xã hội và các nguyên tắc kế toán (Kothari và cộng sự, 2010). Các cơ quan ban hành các quy định pháp lý phải đảm bảo mang lợi ích xã hội, hoàn thiện sự thất bại thị trƣờng (Posner, 1974). Mặc khác, thông tin kế toán là thông tin dễ sai lệch bởi tính chủ quan của ngƣời lập hoặc do động cơ hay mục đích của nhà quản trị trong việc công bố thông tin do đó để đảm bảo lợi ích xã hội, nhà nƣớc tập trung vào việc ban hành tất cả các quy định liên quan đến kế toán nhằm đạt đƣợc thông tin kế toán tốt nhất, đáp ứng nhu cầu thông tin cho tất cả các thành phần kinh tế, đồng thời giảm thiểu thông tin bất đối xứng. Hoạt động của doanh nghiệp đặt trong cộng đồng và xã hội có nghĩa là hoạt động của doanh nghiệp này có thể ảnh hƣởng đến hoạt động của doanh nghiệp khác trong mối quan hệ kinh tế - xã hội, cần phải có các quy định mang tính pháp lý, nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế cho toàn xã 9
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan