Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nghiên cứu công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng công trình ngầm, áp ...

Tài liệu Nghiên cứu công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng công trình ngầm, áp dụng cho hầm thủy điện ngàn trươi

.DOCX
84
157
118

Mô tả:

LỜI CẢM ƠN Luận văn Thạc sỹ chuyên nghành Quản lý xây dựng với đề tài: “ Nghiên cứu công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng công trình ngầm, áp dụng cho hầm thủy điện Ngàn Trươi” được hoàn thành.Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình của GS.TS. Vũ Thanh Te, đã trực tiếp hướng dẫn giúp đỡ học viên trong quá trình thực hiện luận văn này. Tiếp đến, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới quý Giáo sư, quý Thầy Cô tại Khoa Công Trình, Trường Đại Học Thủy Lợi đã trao cho tôi những kiến thức quý báu trong lĩnh vực Quản lý xây dựng, giúp đỡ cho tôi có được hành trang đầy đủ trong nghề nghiệp. Tôi cũng hết lòng cảm ơn sự giúp đỡ của Phòng Đào Tạo đại học và sau đại học; quý anh chị em lớp Cao học khóa 21 Trường Đại Học Thủy Lợi đã giúp tôi trong quá trình học tập. Với thời gian và trình độ còn hạn chế, luận văn không thế tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các thầy cô và đồng nghiệp Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn ! Kính chúc Thầy cô và đồng nghiệp sức khỏe, thành công và hạnh phúc. Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2015 Tác giả Đinh Thị Huế LỜI CAM KẾT Tôi tên là Đinh Thị Huế Là học viên cao học nghành Quản Lý Xây Dựng –Trường Đại Học Thuỷ Lợi Tôi xin cam đoan đề tài luận văn “ Nghiên cứu công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng công trình ngầm, áp dụng cho hầm thủy điện Ngàn Trươi” là công trình nghiên cứu do chính Tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của GS.TS.Vũ Thanh Te, đề tài này chưa được công bố trên bất kỳ tạp chí, bài báo nào. Nếu có điều gì sai trái, không đúng với lời cam đoan này, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 26 tháng 05 năm 2015 Tác giả Đinh Thị Huế MỤC LỤC MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ ATLĐ TRÊN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG NÓI CHUNG VÀ CÔNG TRÌNH NGẦM NÓI RIÊNG................3 1.1. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN GẦN ĐÂY.................................................................3 1.1.1. Các công trình xây dựng hiện nay....................................................3 1.1.2. Hệ thống quản lý an toàn lao động của nhà nước............................6 1.1.3. Tình hình an toàn lao động trong xây dựng hiện nay.......................9 1.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ATLĐ KHI XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NGẦM................................................................................12 1.3. NHỮNG SỰ CỐ MẤT ATLĐ ĐÃ XẢY RA TRONG THI CÔNG CTN VÀ NGUYÊN NHÂN.........................................................................14 1.3.1. Sự cố kỹ thuật bục nước tại mỏ than Mông Dương........................15 1.3.2. Sập hầm thủy điện Bản Vẽ..............................................................15 1.3.3. Sự cố nhà máy thủy điện Suối Sập 1...............................................16 1.3.4. Sập hầm thủy điện Đạ Dâng...........................................................16 1.3.5. Đánh giá nguyên nhân gây mất an toàn lao động..........................17 1.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 1..............................................................20 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ATLĐ TRONG XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NGẦM...........................................21 2.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ ATLĐ TRONG XÂY DỰNG CTN .........................................................................................................21 2.2. CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ATLĐ....................................................24 2.2.1. Đặc điểm về ATLĐ trong xây dựng công trình ngầm.....................24 2.2.2. Phân tích các yếu tố nguy hiểm, độc hại gây mất an toàn lao động trong thi công công trình ngầm................................................................26 2.2.3. Yêu cầu kỹ thuật đảm bảo ATLĐ cho con người và thiết bị trong thi công CTN..................................................................................................31 2.3. CÔNG TÁC QUẢN LÝ ATLĐ TRONG XÂY DỰNG CTN.....48 2.3.1. Sơ đồ tổ chức công ty xây dựng công trình ngầm........................49 2.3.2. Công ty cổ phần xây dựng 47.....................................................49 2.3.3. Công ty cổ phần thủy điện Gia Lai.............................................50 2.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 2..............................................................51 CHƯƠNG 3. CÔNG TÁC QUẢN LÝ ATLĐ KHI XÂY DỰNG ĐƯỜNG HẦM DẪN DÒNG CÔNG TRÌNH THỦY LỢI NGÀN TRƯƠI..............52 3.1. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TRÌNH HẦM THỦY ĐIỆN NGÀN TRƯƠI............................................................................................................ .........................................................................................................52 3.1.1. Vị trí công trình..............................................................................52 3.1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của dự án.........................................................53 3.1.3. Quy mô dự án-Hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi-Cẩm Trang Hà Tĩnh.. . ......................................................................................................53 3.1.4. Quy mô kết cấu công trình hầm lấy nước.......................................54 3.2. THỰC HIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ ATLĐ CHO HẦM THỦY ĐIỆN NGÀN TRƯƠI.................................................................................55 3.2.1. Xây dựng phương án an toàn khi nổ mìn đường hầm Ngàn Trươi.55 3.2.2. ATLĐ cho công tác thông gió trong thi công hầm..........................59 3.2.3. Biện pháp an toàn cho công tác khác.............................................62 3.2.4. Nội quy và các phương tiện bảo vệ cá nhân khi tham gia xây dựng hầm ... ......................................................................................................64 3.3. MÔ HÌNH QUẢN LÝ ATLĐ CHO ĐƠN VỊ THI CÔNG HẦM NGÀN TRƯƠI............................................................................................66 3.3.1. Mô hình quản lý an toàn cho đơn vị thi công.................................66 3.3.2. Công tác đào tạo phổ biến kiến thức về ATLĐ...............................69 3.3.3. Thực hiện và giám sát kiểm tra ATLĐ trên công trường................70 3.4. KẾT LUẬN CHƯƠNG 3..............................................................71 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................72 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................75 DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 1.1: Hầm Thủ Thiêm ...............................................................................4 Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức của Bộ LĐTB và XH về ATLĐ .................................6 Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức của Bộ xây dựng về ATLĐ ........................................7 Hình 1.4: Sơ đồ tổ chức của Công đoàn về ATLĐ ...........................................8 Hình 1.5: Biểu đồ ngành xảy ra tai nạn nhiều nhất năm 2012 .........................9 Hình 1.6: Biểu đồ ngành xảy ra tai nạn nhiều nhất năm 2013 .......................10 Hình 1.7: Biểu đồ ngành xảy ra tai nạn nhiều nhất năm 2014 .......................11 Hình 1.8 : Mất ATLĐ tại hầm thủy điện Đạ Dâng .........................................17 Hình 2.1: Các sơ đồ thông gió trong hầm ......................................................39 Hình 2.2: Phun bê tông gia cố hầm ................................................................48 Hình 2.3: Mô hình tổ chức cơ cấu công ty xây dựng CTN ............................49 Hình 2.4: Mô hình tổ chức của tổng công ty xây dựng 47 .............................50 Hình 2.5: Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần thủy điện Gia Lai ..........................50 Hình 3.1: Hệ thống thủy lợi Ngàn Trươi-Cẩm Trang .....................................52 Hình 3.2:Sơ đồ thông gió đẩy cho hầm Ngàn Trươi ......................................60 Hình 3.3: Các dụng cụ bảo vệ cá nhân khi tham gia thi công hầm ................66 Hình 3.4: Mô hình quản lý an toàn cho đơn vị thi công hầm Ngàn Trươi .....67 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1: Một số dự án thủy điện có dây dựng công trình ngầm nước ta .......5 Bảng 1.2: Tổng hợp một số nguyên nhân gây tai nạn trong CTN .................19 Bảng 2.1 - Hệ số Kc để tính khoảng cách an toàn về chấn động................... 33 Bảng 2.2 - Hệ số  α để tính khoảng cách an toàn về chấn động .................33 Bảng 2.3:Trị số bán kính vùng nguy hiểm khi nổ mìn lỗ khoan lớn............. 37 Bảng 2.4: Giới hạn không khí cho phép trong các hầm ngầm....................... 37 Bảng 2.5 : Các giá trị α,x,q dùng để tính lượng bụi độc tạo ra khi hàn .........43 1 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Xây dựng là một ngành công nghiệp mũi nhọn, chiếm tỷ trọng lớn trong thu nhập kinh tế quốc dân, lực lượng lao động chiếm khoảng 10% trong tổng số lực lượng lao động. Tuy nhiên, đây cũng là một trong những ngành có nhiều yếu tố nguy hiểm, nặng nhọc, độc hại, chiếm khoảng 28% tổng số vụ mất ATLĐ. Chưa kể, số lao động chưa qua đào tạo, lao động phổ thông, làm việc thời vụ chiếm tỷ lệ rất lớn. Số lao động này hầu hết ở các vùng quê lên thành phố kiếm sống, làm việc theo kinh nghiệm, thiếu kiến thức và ý thức về an toàn lao động. Trong khi đó, các đơn vị xây dựng còn thờ ơ trong việc bảo hộ lao động theo đúng quy định như: Thực hiện các quy định về đăng ký, kiểm định các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về ATLĐ, huấn luyện về ATLĐ cho người lao động, ký hợp đồng với người lao động.… Trong những năm vừa qua, các vụ tai nạn lao động trong ngành xây dựng ngày càng phổ biến.Theo báo cáo của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong 06 tháng đầu năm 2014 cả nước đã xảy ra 3.454 vụ tai nạn lao động làm 3.505 người bị nạn trong đó số vụ TNLĐ chết người là 258 vụ. Năm 2013 trên toàn quốc đã xảy ra 6695 vụ TNLĐ làm 6887 người bị nạn trong đó ngành xây dựng chiếm 28,6%. [3] Những năm gần đây công trình ngầm ngày càng trở nên bức thiết trong nền kinh tế quốc dân.Việc thi công công trình ngầm ngày càng nhiều,không chỉ trong các công trình thủy lợi ,thủy điện,hầm lò còn trong công trình hầm giao thông như:đường hầm xuyên đèo Hải Vân,hầm giao thông Đèo Cả,hầm thủy điện Đại Ninh,Ngàn Trươi....Song bên cạnh các yếu tố chất lượng hay tiến độ thi công thì an toàn lao động trong công trình ngầm cũng là yếu tố quan trọng.Việc mất an toàn lao động trong công trình ngầm không những hư hại công trình mà còn thiệt hại to lớn về người,bởi nó không đơn thuần lấy đi 2 sức khỏe và tính mạng, gây thiệt hại về kinh tế cho người lao đô ng và người ô thân. Đằng sau những tai nạn lao đô ng là hệ lụy lâu dài ảnh hưởng đến cả ô cộng đồng. Từ những hậu quả nặng nề của việc mất an toàn lao động chúng ta phải xác lập ra quy trình quản lý trong các công trình xây dựng nói chung đặc biệt là xây dựng công trình ngầm là rất cần thiết 2. Mục tiêu của đề tài Nghiên cứu giải pháp để nâng cao chất lượng công tác quản lý an toàn lao động trong xây dựng công trình ngầm,áp dụng công trình hầm thủy điện Ngàn Trươi. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu tổng quan về an toàn lao động trong xây dựng nói chung và công trình ngầm nói riêng. Phạm vi nghiên cứu tác giả đi vào nghiên cứu công tác quản lý an toàn lao động trong thi công công trình ngầm. Từ đó áp dụng vào xây dựng công tác quản lý ATLĐ khi xây dựng đường hầm dẫn dòng Ngàn Trươi. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn đã dựa trên cách tiếp cận trên cơ sở khoa học và thực tiễn quản lý an toàn lao động. Tác giả luận văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu ứng dụng, thu thập phân tích và kế thừa những kết quả đã có; phương pháp nghiên cứu lý thuyết về an toàn lao động. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ATLĐ TRÊN CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG NÓI CHUNG VÀ CÔNG TRÌNH NGẦM NÓI RIÊNG 1.1. TÌNH HÌNH XÂY DỰNG CÁC CÔNG TRÌNH NƯỚC TA TRONG GIAI ĐOẠN GẦN ĐÂY 1.1.1. Các công trình xây dựng hiện nay Trên thế giới xây dựng luôn được coi là ngành kinh tế quan trọng, là bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế quốc dân. Ở nhiều nước trên thế giới trong bảng xếp hạng các nghành tạo nguồn thu chủ yếu và sử dụng nhiều lao động ta luôn thấy tên của ngành xây dựng. Ở Việt Nam, trong những năm gần đây, nước ta đang bắt đầu hội nhập kinh tế quốc tế, diện mạo đất nước ngày càng không ngừng đổi mới, đó là đời sống kinh tế của người dân ngày càng được cải thiện, nề kinh tế ngày càng tăng trưởng và phát triển. Cùng với sự phát triển và nâng cao không ngừng của các ngành kinh tế, khoa học công nghệ, giáo dục…Xây dựng cũng đang khẳng định vị thế quan trọng của mình đối với sự phát triển của đất nước. Đó là sự mọc lên của những công trình dân dụng và công nghiệp nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Hoạt động xây dựng năm 2014 đã có những khởi sắc. Ngay từ cuối năm 2013 và các tháng đầu năm 2014, nhiều dự án phát triển giao thông được khởi công xây dựng và được các nhà thầu tập trung nguồn lực đẩy nhanh tiến độ để sớm đưa vào sử dụng, nhất là những dự án phát triển đường cao tốc với phương thức đầu tư xã hội hóa. Bên cạnh đó, các dự án phát triển hạ tầng xã hội sử dụng vốn Nhà nước, vốn ODA cũng được các ngành, các cấp đẩy nhanh tiến độ thi công. Điều này được thể hiện qua hàng loạt dự án của Trung ương cũng như địa phương hoàn thành đưa vào sử dụng hoặc chuẩn bị đưa vào sử dụng trong thời gian tới như: 4 Đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai; cầu Nhật Tân và đường nối đến sân bay Nội Bài; cầu Đông Trù và đường 5 kéo dài; nhà ga T2 sân bay quốc tế Nội Bài; đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và hàng loạt dự án được bổ sung nguồn vốn, đẩy nhanh tiến độ. Giá trị sản xuất xây dựng năm 2014 theo giá so sánh 2010 ước tính đạt 676,1 nghìn tỷ đồng, tăng 7,6% so với năm 2013. Trong tổng giá trị sản xuất, giá trị sản xuất xây dựng công trình nhà ở tăng 4,3%; công trình nhà không để ở tăng 4,1%; công trình kỹ thuật dân dụng tăng 14,3%; hoạt động xây dựng chuyên dụng đạt 80,4 nghìn tỷ đồng, tăng 8,2%.[15] Hình 1.1: Hầm Thủ Thiêm Trong những năm gần đây vấn đề xây dựng công trình ngầm cũng đã được chú ý. Vai trò trong việc xây dựng công trình ngầm vô cùng quan trọng: -Trong xây dựng đô thị , nhất là những đô thị lớn, ngoài nhiệm vụ để bố trí các hệ thống kỹ thuật , cấp thoát nước, gara phục vụ dân sinh, công trình ngầm còn đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc khắc phục các hiện 5 tượng quá tải , ùn tắc giao thông và nâng cao chất lượng phục vụ người lưu hành cũng như bảo vệ và xử lý môi trường -Trong xây dựng thủy lợi và thủy điện , công trình ngầm là bộ phận không thể thiếu khi xây dựng các công trình đầu mối. -Trong quốc phòng, công trình ngầm được sử dụng làm các công trình phòng thủ, kho chứa và các nhà máy mang tính chất đặc biệt . -Trong lĩnh vực khai thác khoáng sản, cải tạo đất trong nông nghiệp, nhất thiết phải dùng đến công trình ngầm để phục vụ công tác tưới tiêu trong sản xuất nông nghiệp và vận chuyển khoáng sản đã khai thác Trước đây nước ta đã xây dựng được một vài công trình như: Hầm giao thông Rú Cóc, tổ hợp công trình ngầm nhà máy thủy điện Hòa Bình. Nhờ sự giúp đỡ của các chuyên gia nước ngoài và sự phát triển về kỹ thuật, công nghệ, nhiều công trình đã được xây dựng như: Hầm A Roàng dài 453m, hầm đường bộ Hải Vân dài 6290m, hầm thủy điện Đại Ninh...Và đang được xây dựng hiện nay như: hầm giao thông Đèo Cả,Metro.. Tên công trình Tỉnh Chiều dài hầm Đường kính trong (km) (m) Sông Tranh 2 Quảng Nam 1.8 8.5 Đại Ninh Lâm Đồng 11.26 45 Huội Quảng Sơn La 4 7.5 Hủa Na Nghệ An 4 7 An Vương Quảng Nam 8.3 5.5 Bảng 1.1: Một số dự án thủy điện có dây dựng công trình ngầm nước ta 6 1.1.2. Hệ thống quản lý an toàn lao động của nhà nước Quản lý nhà nước trong lĩnh vực an toàn lao động là việc nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền quản lý hoạt động an toàn lao động thông qua việc nhà nước lập chương trình quốc gia về bảo hộ lao động, ban hành các văn bản pháp luật, đầu tư, tự nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực an toàn lao động, hỗ trợ các doanh nghiệp. Bộ lao động thương binh và xã hội Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Việc làm, dạy nghề, lao động, tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp), an toàn lao động, người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng chống tệ nạn xã hội trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.[16] Bộ lao động thương binh và xã hội Viện khoa học LĐ-XH Cục an toàn lao động Trung tâm huấn luyện ATLĐ Sở LĐTBXH tỉnh/thành Các phòng ban ATLĐ Hình 1.2: Sơ đồ tổ chức của Bộ LĐTB và XH về ATLĐ ( trích http:// www.molisa.gov.vn) Bộ Lao động – Thương binh và xã hội có trách nhiệm xây dựng, trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành các văn bản pháp luật, các chính sách, chế độ về bảo hộ lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động; 7 xây dựng ban hành và quản lý thống nhất hệ thống quy phạm Nhà nước về an toàn lao động, tiêu chuẩn phân loại lao động theo điều kiện lao động; hướng dẫn chỉ đạo các ngành, các cấp thực hiện thanh tra về an toàn lao động; tổ chức thông tin, huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động; hợp tác với nước ngoài và các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực an toàn lao động. Bộ xây dựng Bộ Xây dựng là cơ quan của Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về: Quy hoạch xây dựng, kiến trúc; hoạt động đầu tư xây dựng; phát triển đô thị; hạ tầng kỹ thuật đô thị và khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao; nhà ở; công sở; thị trường bất động sản; vật liệu xây dựng; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.[15] Bộ xây dựng Cục quản lý hoạt động XD Phòng an toàn lao động Sở xây dựng tỉnh/thành Các phòng ban ATLĐ Bộ phận an toàn lao động Hình 1.3: Sơ đồ tổ chức của Bộ xây dựng về ATLĐ ( Trích http://www.xaydung.gov.vn) Cục Quản lý hoạt động xây dựng là tổ chức thuộc Bộ Xây dựng, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước và thực thi pháp luật đối với lĩnh vực hoạt động xây dựng gồm: lập, thẩm định, phê duyệt và 8 quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình; cấp giấy phép xây dựng; khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng, thi công xây dựng; an toàn, vệ sinh lao động trong hoạt động xây dựng; quản lý năng lực hoạt động xây dựng. Tổ chức công đoàn Tổng liên đoàn lao động Viêt Nam tham gia với cơ quan nhà nước xây dựng chương trình quốc gia; xây dựng chương trình nghiên cứu khoa học và xây dựng pháp luật, chính sách chế độ về bảo hộ lao động, an toàn lao động. Tổ chức công đoàn phối hợp với cơ quan lao động thương binh và xã hội, cơ quan y tế cùng các cấp tham gia kiểm tra, giám sát việc quản lý nhà nước về việc thi hành các quy định về an toàn lao động. Công đoàn cơ sở có trách nhiệm giáo dục, vận động người lao động nghiêm chỉnh chấp hành các nội quy về an toàn lao động. Xây dựng và duy trì hoạt động của mạng lưới an toàn lao động.[17] Tổng liên đoàn lao động Việt Nam Liên đoàn LĐ tỉnh/thành trực thuộc Trung Ương LĐLĐ quận/huyện CĐ ngành địa phương Công đoàn ngành Trung Ương CĐ Tổng Cty thuộc tổng Liên Đoàn CĐ tổng công ty Cán bộ phụ trách ATLĐ BCH công đoàn cơ sở-Mạng lưới ATLĐ Hình 1.4: Sơ đồ tổ chức của Công đoàn về ATLĐ ( Trích www.congdoanvn.org.vn) 9 1.1.3. Tình hình an toàn lao động trong xây dựng hiện nay 1.1.3.1. Tình hình lao động nước ta năm 2012 Theo thông báo số 543 /TB – LĐTBXH ngày ngày 25 tháng 02 năm 2013 về tình hình lao động năm 2014 được thống kê như sau:[1] 9.00% 8.00% 7.00% 6.00% 5.00% 4.00% 3.00% 2.00% 1.00% 0.00% Hình 1.5: Biểu đồ ngành xảy ra tai nạn nhiều nhất năm 2012 Phân tích theo ngành nghề xảy ra tai nạn lao động -Thợ khai thác mỏ, xây dựng: chiếm tỷ lệ 8,25 % trên tổng số người chết - Lao động khai thác mỏ: tỷ lệ 5,11 % trên tổng số người chết - Sản xuất vật liệu sản xuất: chiếm tỷ lệ 2,47% trên tổng số người chết - Lắp ráp và vận hành máy: chiếm tỷ lệ 1,98% trên tổng số người chết Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người Nguyên nhân do người sử dụng lao độn g chiếm 19,2% Nguyên nhân người lao động chiếm 35,51% 1.1.3.2. Tình hình lao động nước ta năm 2013 Theo thông báo số 380 /TB – LĐTBXH ngày ngày 19 tháng 02 năm 2014 về tình hình lao động năm 2014 được thống kê như sau:[2] Phân tích theo ngành nghề xảy ra tai nạn lao động 10 -Lĩnh vực xây dựng chiếm 28,6% tổng số vụ tai nạn và 26,5% tổng số người chết; - Lĩnh vực khai thác khoáng sản chiếm 15,4% tổng số vụ và 14,3% tổng số người chết; - Lĩnh vực sản xuất kinh doanh điện chiếm 6,3% tổng số vụ và 5,8% tổng số người chết; - Lĩnh vực cơ khí chế tạo chiếm 5,1 % tổng số vụ 35.000% 30.000% 25.000% 20.000% 15.000% 10.000% 5.000% .000% Hình 1.6: Biểu đồ ngành xảy ra tai nạn nhiều nhất năm 2013 Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người Nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 59% Nguyên nhân người lao động chiếm 26% Còn lại 15% là những vụ tai nạn lao động xảy ra do các nguyên nhân khác. 1.1.3.3. Tình hình lao động nước ta năm 2014 Theo thông báo số 653 /TB – LĐTBXH ngày ngày 27 tháng 02 năm 2015 về tình hình lao động năm 2014 được thống kê như sau:[3] Phân tích theo ngành nghề xảy ra tai nạn lao động - Xây dựng chiếm 33,1% tổng số vụ tai nạn và 33,9% tổng số người chết. 11 - Khai thác khoáng sản chiếm 11% tổng số vụ và 12% tổng số người chết. - Lĩnh vực dịch vụ chiếm 9,4% tổng số vụ và 8,5% tổng số người chết - Cơ khí chế tạo chiếm 5,5 % tổng số vụ và 5,8% tổng số người chết. - Dệt may, da giày chiếm 4,9% tổng số vụ và 4,5% tổng số người chết. 35.000% 30.000% 25.000% 20.000% 15.000% 10.000% 5.000% .000% Xây dựng Khai thác khoáng sản Dịch vụ Cơ khí chế tạo Hình 1.7: Biểu đồ ngành xảy ra tai nạn nhiều nhất năm 2014 Các nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động chết người Nguyên nhân do người sử dụng lao động chiếm 72,7% Nguyên nhân người lao động chiếm 13,4% Còn lại 13,9% là những vụ tai nạn lao động xảy ra do các nguyên nhân khác. Qua số liệu ta nhận thấy ngành xây dựng hiện nay đang có số tai nạn lao động nhiều nhất. Nguyên nhân chủ yếu để xảy ra tai nạn lao động là do sự yếu kém trong công tác thực hiện an toàn của các nhà quản lý. Căn cứ vào tình hình và nguyên nhân xảy ra tai nạn lao động trong năm 2014,trước tiên cần thực hiện tốt công tác quản lý để chủ động phòng ngừa và hạn chế tai nạn lao động trong xây dựng. 12 1.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ ATLĐ KHI XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH NGẦM Về cơ chế, hệ thống pháp luật Các văn bản pháp luật về việc thể chế hóa các văn bản pháp luật lao động về lĩnh vực an toàn lao động đã được ban hành tương đối đầy đủ, đáp ứng được yêu cầu đòi hỏi của công tác quản lý, chỉ đạo và tổ chức thực hiện ở các Bộ, Ngành, địa phương, các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh và cả trong sản xuất nông nghiệp và đủ cơ sở pháp lý để đưa các quy định về an toàn lao động trong Bộ luật Lao động vào cuộc sống. Tuy nhiện, quá trình tổ chức triển khai thực hiện cũng đã bộc lộ nhiều hạn chế, yếu kém cần sớm được điều chỉnh pháp lý nhằm đáp ứng yêu cầu trong việc đảm bảo ATLĐ trong thi công xây dựng nói chung và thi công công trình ngầm nói riêng. Các tiêu chuẩn quy chuẩn cũng dần được hoàn thiện, tuy chưa được hoàn chỉnh nhưng cũng tạo được khung pháp lý về an toàn lao động, giúp các chủ thể tham gia thực hiện tốt công việc quản lý an toàn góp phần đảm bảo nâng cao chất lượng công tác quản lý ATLĐ. Thực hiện công tác quản lý an toàn lao động Thời gian qua, thực hiện chương trình quốc gia về an toàn lao động giai đoạn 2011- 2015, công tác ATLĐ đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền quan tâm, chỉ đạo thực hiện. Nhận thức và trách nhiệm của người sử dụng lao động, người lao động về việc đảm bảo ATLĐ, cải thiện điều kiện làm việc ngày càng được nâng lên. Bên cạnh đó còn tuyên truyền pháp luật về ATLĐ để người lao động, người dân nắm bắt được các quy định của Nhà nước về công tác này. Phát miễn phí hàng chục nghìn các loại tranh, tờ rơi, đĩa CD hướng dẫn, cảnh báo về nguy cơ mất an toàn ATLĐ và hàng trăm đầu sách, sổ tay hướng dẫn về công tác ATLĐ cho các doanh nghiệp. Tổ chức huấn luyện 13 cho người sử dụng lao động, cán bộ ATLĐ trong các doanh nghiệp xây dựng; tổ chức huấn luyện ATLĐ cho người lao động. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ chức phổ biến, hướng dẫn thực hiện các yêu cầu về kỹ thuật an toàn trong thi công xây dựng quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia An toàn trong xây dựng, QCVN 18:2014/BXD ban hành kèm theo Thông tư số 14/2014/TT-BXD ngày 05/9/2014 của Bộ Xây dựng đến các tổ chức, cá nhân có liên quan thuộc lĩnh vực hoặc địa bàn hành chính do mình quản lý; Tăng cường công tác kiểm tra trên các công trường xây dựng việc tuân thủ các quy định đảm bảo an toàn lao động trong thi công xây dựng; Yêu cầu tạm dừng hoặc đình chỉ thi công, kiên quyết xử lý các trường hợp vi phạm nghiêm trọng về an toàn trong thi công xây dựng công trình. Theo đánh giá của ngành LĐ -TB&XH. Hiện nay nhận thức của người lao động và người sử dụng lao động trong công tác ATLĐ được nâng cao. Các doanh nghiệp đã quan tâm hơn đến công tác ATLĐ. Người lao động, chủ sử dụng lao động nắm bắt được trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi bên trong công tác ATLĐ. Người sử dụng lao động đã tăng cường các biện pháp cải thiện điều kiện làm việc tại công trường, trang bị phương tiện, bảo hộ lao động ngăn ngừa tai nạn lao động. Công tác tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tăng cường trang bị máy, thiết bị cho cán bộ quản lý được quan tâm. Qua đó, việc thực hiện các quy định pháp luật về ATLĐ trên các công trường xây dựng từng bước được nâng lên, số vụ tai nạn lao động, đặc biệt là lao động chết người giảm rõ rệt. Với thực trạng trên có thể thấy rằng công tác quản lý an toàn trong xây dựng ở nước ta đang dần hoàn thiện và được quan tâm nhiều hơn. Phần lớn các công trình đều đưa ra những biện pháp, thiết bị nhằm giảm thiểu mức độ
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan

Tài liệu vừa đăng