Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Nghiên cứu thị trường khách du lịch châu âu và biện pháp thu hút du lịch thị trư...

Tài liệu Nghiên cứu thị trường khách du lịch châu âu và biện pháp thu hút du lịch thị trường này của việt nam

.DOCX
16
50
73

Mô tả:

Lời mở đầu Việt Nam là một đất nước có tiềm năng du lịch đa dạng và phong phú, có tới 8 di sản thế giới, 46 khu du lịch quốc gia, 40 địa điểm du lịch quốc gia, 24 trung tâm du lịch, 12 đô thị du lịch và 7 vùng du lịch. Ngành du lịch được đánh giá là một ngành kinh tế mũi nhọn. Tuy vậy, ngành du lịch vẫn chưa được nhà nước đầu tư và quan tâm đúng mức. Ngành du lịch nhiều năm nay đã được cảnh báo là “chặt chém” khách du lịch, cơ sở hạ tầng đầu còn sơ sài, dịch vụ không chuyên nghiệp và thiếu tính cạnh tranh. Một con số đáng báo động gần đây nhất là tỉ lệ phần trăm lượng khách đến Việt Nam đang có xu hướng tăng ít dần, đặc biệt trong 2015 lượng khách chỉ tăng 0,9% so với năm 2014. Tại sao lại như vậy? Vấn đề ở đây là gì? Trong một vài năm trở lại đây, thị trường du lịch xuất hiện một trào lưu mang tính lan tỏa nhanh chóng – “ du lịch phượt”, thu hút ngày càng đông các thị trường khách từ thanh niên là sinh viên, học sinh đến trung niên là cán bộ các cơ quan, doanh nghiệp khác nhau tham gia. “ Du lịch Phượt” phổ biến trên thế giới từ vài chục năm nay, trong tiếng Anh được gọi là backpacking và những “phượt gia” được gọi là backpacker-chỉ những người năng đi lại, dịch chuyển. Đến nay, thị trường này là một phân đoạn quan trọng trên thế giới. Nghiên cứu của Úc cho thấy phân đoạn thị trường du lịch này có những đặc điểm như đi du lịch lâu hơn, tiêu nhiều tiền hơn và đi nhiều vùng miền hơn so với các khách hàng du lịch thông thường. Tại Việt Nam phân đoạn thị trường khách quốc tế này thường được gọi dưới tên dân dã là “Tây ba lô” hoặc “du lịch bụi”. Với xu hướng những năm gần đây, thị trường này được nhận diện dưới tên gọi là “Du lịch phượt”. Bài tiểu luận này sẽ vận dụng mô hình S-T-P vào tìm hiểu một nhóm khách du lịch nhất định – Thị trường khách du lịch Phượt châu Âu và tìm ra các biện pháp thu hút khách du dịch đó ở thị trường du lịch Việt Nam. 3 Bố cục gồm có 4 phần: • • • Phần I: Tổng quan kiến thức Phần II: Phân đoạn thị trường, những đặc điểm của thị trường mục tiêu hướng đến. Phần III: Những điểm mạnh, điểm yếu của du lịch Việt Nam với việc thu hút • những đối tượng khách du lịch mục tiêu. Phần IV: Giải pháp đẩy mạnh khả năng thu hút thị trường mục tiêu. 4 Phần I Tổng quan kiến thức Trong thời đại tân tiến hiện nay, với sự bùng nổ của hàng hóa, dịch vụ, cạnh tranh nhau từng giây từng phút, khách hàng ngày càng có nhiều nhu cầu và sự lựa chọn khác nhau. Vì thế, việc phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu và chiến lược định vị thị trường được coi là nội dung quan trọng nhất của lý thuyết marketing và là khâu không thể thiếu được của tiến trình hoạch định chiến lược marketing. Đó chính là S-T-P. Phần này chúng ta sẽ ôn lại những kiến thức chủ đạo của Chiến lược S-T-P. Dưới đây là mô hình tổng quát của chiến lược S-T-P, gồm 3 giai đoạn cơ bản: 5 Thị trường là tập hợp các khách hàng hiện tại và tiềm tàng đối với một sản phẩm hay dịch vụ, với các đặc trưng: có nhu cầu, có khả năng tài chính, có khả năng tiếp cận để thực hiện hành vi trao đổi. Giai đoạn 1: Phân đoạn thị trường Tiến hành dựa trên 4 nhóm nhân tố: địa lý, nhân khẩu, tâm lý và hành vi sao cho các đoạn thị trường đã xác định phải hàm chứa được những đặc điểm của người mua gắn liền những đòi hỏi riêng về sản phẩm và các dịch vụ marketing khác. Phân đoạn thị trường phải đảm bảo 4 yêu cầu cơ bản: Đo lường được, Có quy mô đủ lớn, Có thể phân biệt được, Có tính khả thi Giai đoạn 2: Lựa chọn thị trường mục tiêu Từ những đánh giá xác đáng về các đoạn thị trường đó và khả năng của doanh nghiệp, doanh nghiệp có thể chọn cho mình một hay vài đoạn thị trường để tập trung nỗ lực của mình nhằm đạt mục tiêu đề ra. Doanh nghiệp có thể lựa chọn thị trường mục tiêu trên cơ sở 5 phương án: Tập trung vào 1 đoạn thị trường Chuyên môn hoá tuyển chọn Chuyên môn hoá theo đặc tính thị trường Chuyên môn hoá theo đặc tính sản phẩm Bao phủ thị trường Giai đoạn 3: Định vị thị trường Thiết kế sản phẩm và hình ảnh của doanh nghiệp nhằm tìm ra chỗ đứng hợp lý cho sản phẩm của doanh nghiệp một cách rõ nét trong tâm trí của khách hàng qua các hoạt động trọng tâm sau: Tạo hình ảnh cụ thể cho sản phẩm, thương hiệu trong tâm trí khách hàng ở thị trường mục tiêu Lựa chọn vị thế của sản phẩm, của doanh nghiệp trên thị trường mục tiêu Tạo sự khác biệt cho sản phẩm, thương hiệu Lựa chọn và khuyếch trương những điểm khác biệt có ý nghĩa 6 Phần II Phân đoạn thị trường, những đặc điểm của thị trường mục tiêu hướng đến I) Phân tích S - T 1) Mô hình sức thu hút du lịch (theo góc độ phân tích đặc tính của địa điểm du lịch) Địa điểm du lịch Địa hình & Thời tiết DU KHÁCH TIỀM NĂNG Văn hóa & Lịch sử Giải trí Các hoạt động, sự kiện Hạ tầng du lịch Sức thu hút Nhận thức & Dự định Hành vi du lịch 7 2) Phân đoạn thị trường 1.2 Theo nhân khẩu học Dưới đây là bảng phân loại khách du lịch "phượt" châu Âu đi du lịch tới Đông Nam Á (năm 2014): YẾU TỐ Giới tính Tình trạng hôn nhân Nhóm độ tuổi Quốc tịch Nghề nghiệp Học vấn PHÂN LOẠI Phụ nữ TÝ LỆ (%) 49 Đàn ông Độc thân 51 91 Đã kết hôn 5 Ly thân 1 Góa vợ/chồng 15-17 3 2 18-35 82 35-49 14 50+ UK 2 14 Châu Âu 35 Mỹ/ Canada 17 Úc/ New zealand 27 Khác Sinh viên 7 51 Full-time 34 Part-time 4 Không có việc làm 6 Khác Tốt nghiệp trung học 5 11 Cao đẳng 20 Đại học 52 Cao học 17 8 Trích “The Backpacker and Asian » : A Market Analysis, David Leslie and Julie Wilson, Glasgow Caledonian University, 27 August 2014” Bản tóm tắt các yếu tố về nhân khẩu học, xã hội học của khách du lịch được trình bày trong bảng 3 cho thấy một sự cân bằng giữa hai giới. Phần lớn (82%) trong số các du khách "ba lô" ở độ tuổi dưới 35 và đang độc thân (91%). Những số liệu này góp phần chứng minh nhận định khách du lịch "phượt" chọn đi du lịch là phương tiện để trì hoãn những quyết định trọng đại. VD: kết hôn. Phạm vi nghề nghiệp của khác du lịch "phượt" rất đa dạng, từ kỹ sư, giáo viên, nhà phân tích tài chính đến y tá,... . Trong đó sinh viên và chuyên gia chiếm số lượng lớn, 69% số người được hỏi có trình độ đại học trở lên. Một tỷ lệ đáng kể (41%) trong số họ đã được đi du lịch một mình (với cả hai giới), hoặc với một người khác (35%) ví dụ người yêu. Mặc dù các tính từ đặc trưng cho du lịch phượt là "rẻ, độc thân và là sinh viên", thống kê cho thấy nhóm khách du lịch lớn tuổi hơn và có nghề nghiệp ổn định càng ngày càng tăng trong thị trường du lịch này. Tại Việt Nam, thống kê về các yếu tố về nhân khẩu học của khách du lịch "phượt" Châu Âu năm 2014 ( Tạp chí khoa học 2014:21a 169-179- Đại học Cần Thơ) cho thấy nhiều du khách được hỏi dưới 35 tuổi (chiếm 52%), trong đó từ 2130 chiếm tỷ lệ cao nhất (37%), ít nhất là độ tuổi từ 41-50 (13%). Có 52% là khách nam, 48% là khách nữ, trong đó 57% đã kết hôn và 43% độc thân. Về trình độ học vấn, phần lớn du khách có trình độ Đại học (44%), Trung học phổ thông hoặc thấp hơn và Trung học/Cao đẳng có tỷ lệ bằng nhau (24%), còn lại 8% có trình độ sau đại học. Về nghề nghiệp, đa phần là nhân viên, cán bộ, công chức (38%), sinh viên/học sinh (20%) và thấp nhất là nội trợ (8%). Đa số có thu nhập gia đình từ 510 triệu/tháng chiếm tỷ lệ 32%, và số người trong gia đình từ 3-5 người (64%). Có thể rút ra nhận xét rằng với nhóm du khách châu Âu từ 18-35 tuổi, bắt đầu có khả năng độc lập tài chính, còn trẻ, đa số còn độc thân, mong muốn được trải nghiệm, phiêu lưu mạo hiểm, khám phá những điều mới lạ, nhưng chưa có khả năng chi trả những tour du lịch với chi phí cao. Vì vậy đây là nhóm độ tuổi chiếm 9 đa số (82%) trong tổng số khách du lịch, trong khi với nhóm độ tuổi 35-50+ nhu cầu du lịch “phượt” giảm mạnh (16%). 10 2.2 Theo tâm lý học Động cơ đi du lịch của khách du lịch “phượt” châu Âu Động cơ Tiếp xúc với người bản xứ Đi cùng bạn đồng hành Tăng vốn hiểu biết Trải nghiệm văn hóa, môi trường, phiêu lưu Giải trí và thư giãn Gặp bạn bè và gia đình Khác Tỷ lệ 5 5 18 45 12 6 9 Trích “The Backpacker and Asian » : A Market Analysis, David Leslie and Julie Wilson, Glasgow Caledonian University, 27 August 2014” Theo thống kê 45% khách du lịch chọn trải nghiệm văn hóa và môi trường, phiêu lưu là động lực chính để đi du lịch, chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các lý do du lịch “phượt”. Tiếp theo là giáo dục / nâng cao kiến thức với 18% trên 7 lý do được thống kê, xếp hạng thứ ba là giải trí và thư giãn với 12%. 3) Lựa chọn thị trường mục tiêu Dựa vào số liệu thống kê và các phân tích trên, ta nhận thấy nhóm “khách du lịch phượt châu Âu 18-35 tuổi” là nhóm tiềm năng nhất để thu hút họ chọn Việt Nam là địa điểm du lịch. Với tỷ lệ phần trăm chiếm đa số trong tổng số khách du lịch phượt mỗi năm (86%) cùng với các yếu tố khác về nhân khẩu học như đã có đủ năng lực tài chính, tỷ lệ độc thân chiếm đa số nên thường có xu hướng tìm kiếm những chuyến đi khám phá, mạo hiểm, tự túc. Kết hợp với cơ sở tâm lý học, đây cũng là nhóm khách du lịch có nhu cầu trải nghiệm văn hóa môi trường, phiêu lưu lớn nhất, chiếm 45% lý do du lịch “phượt” của khách du lịch châu Âu. 11 Phần II Những điểm mạnh, điểm yếu của du lịch Việt Nam với việc thu hút những đối tượng khách du lịch mục tiêu Bài tiểu luận này đánh giá điểm mạnh và điểm yếu của du lịch Việt Nam dựa trên 7 tiêu chí: Khung chính sách, Cơ sở hạ tầng, Tài nguyên & Sản phẩm du lịch, Con người, Văn hoá & Lịch sử, Ẩm thực, An ninh tổng hợp lại trong bảng sau: TIÊU CHÍ ĐIỂM MẠNH ĐIỂM YẾU Khung chín h sác h - Miễn thị thực 15 ngày với công dân các nước Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, Nga, Belarus, Phần Lan, Pháp, Anh, Đức, Ý và Tây Ban Nha trong số 21 QG được miễn thị thực và đang có khả năng tiếp tục mở rộng chính sách đó - Thời gian lưu trú chỉ có 15 ngày, nếu du khách không muốn lộ trình du lịch bị gián đoạn thì phải làm lại visa sẽ tốn kém và gặp nhiều thủ tục rườm rà. - Chưa có nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ du khách khu vực châu Âu. 12 Cơ sở hạ tần g Tài ngu yên và sản phẩ m du lịch - Đã và đang tiến hành xây dựng nhiều đường bay kết nối giữa hai khu vực, tạo thuận lợi cho du khách. - Nhiều tuyến đường như: đường bộ, đường thuỷ, đường không giúp du khách có nhiều lựa chọn phù hợp hơn để đến với du lịch VN. - Nhiều danh lam, thắng cảnh, di tích lịch sử đa sắc. Tính đến năm 2014, Việt Nam có hơn 40.000 di tích, thắng cảnh trong đó có hơn 3.000 di tích được xếp hạng di tích quốc gia và hơn 7.000 di tích được xếp hạng cấp tỉnh. Mật độ và số lượng di tích nhiều nhất ở 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng với tỷ lệ chiếm khoảng 70% di tích của Việt Nam. Trong số di tích quốc gia có 62 di tích quốc gia đặc biệt và trong số đó có 8 di sản thế giới. (Wikipedia) - Vẻ đẹp tự nhiên cao, chưa bị tác động nhiều bởi con người, nhiều thác, hồ, biển, núi - Sản phẩm giá rẻ - Hệ thống giao thông còn nhiều bất cập. VN chỉ có hai cửa ngõ chính đón khách du lịch quốc tế là sân bay Tây Sơn Nhất (TP.HCM) và Nội Bài (HN). Hệ thống đường bộ, đường sắt chất lượng còn thấp, chưa kết nối thành mạng lưới. - Hệ thống nơi ăn ở, lưu trú như khách sạn, nhà hàng tăng nhiều về số lượng, nhưng không tăng về chất lượng, chưa chuyên nghiệp và tạo thương hiệu nổi bật. - Tài nguyên du lịch chưa được khai thác triệt để, chưa được thống kê, đánh giá, phân loại xếp hạng để quản lý một cách bền vững và hiệu quả. - Sản phẩm du lịch nghèo nàn, đơn điệu và chưa tạo được điểm nhấn. - Quảng bá kém hiệu quả, thiếu đầu tư. - Vấn đề ô nhiễm môi trường chưa được quan tâm và xử lý triệt để. 13 Con người Văn hoá, lịch sử Ẩm thực - Đa số hiền lành, thân thiện,hiếu khách - Sự khác biệt rõ nét giữa hệ văn hoá phương Đông giản dị, có phần hoang sơ và văn hoá phương Tây xa hoa, tân tiến, tạo sức thu hút, kích thích trí tò mò. Phong tục độc đáo như: Ăn bằng đũa, Gói bánh chưng,… - Đa dạng, do 54 dân tộc anh em gây dựng, mang lại cảm giác mới lạ, không nhàm chán. - Nhiều lễ hội truyền thống thú vị: Lễ hội Lim (Thanh Hoá), Hội Đền Trần (Nam Định),… - Bề dày lịch sử hào hùng, nổi tiếng năm châu - Đặc sắc, nhiều món ăn đã được nhiều báo chí nước ngoài xếp vào danh sách những món ăn ngon nhất thế giới. Năm 2006, trang web du lịch MSN của Mỹ đã bình chọn Hà Nội đứng thứ 3 trong top 10 thành phố có đồ ăn ngon và đáng thưởng thức nhất thế giới. Philip Kotler, cha đẻ của marketing hiện đại, từng thật lòng gợi ý “Việt Nam nên trở thành bếp ăn của thế giới” - Yếu về chuyên môn và yếu kém về ngoại ngữ, chưa theo kịp thời đại. Đặc biệt là những ngôn ngữ ít phổ biến như tiếng Đức, Pháp, Ý,... - Một bộ phận người dân kinh doanh nặng tư tưởng tư lợi cá nhân. Vẫn tồn tại hiện tượng: Chặt chém giá, Thái độ chèo kéo mua hàng, Trộm cướp, Tăng giá quá cao,… - Có nhiều lễ hội, phong tục đi ngược với văn hoá người phương Tây như: Hội chém lợn, Phong tục cuối tháng ăn thịt chó, đầu tháng ăn tiết canh,… - Vệ sinh an toàn thực phẩm còn chưa được kiểm soát chặt chẽ - Có nhiều món ăn không phù hợp văn hoá châu Âu, phương Tây như: thịt chó, trứng vịt lộn, mắm tôm,… 14 An ninh - Thuộc hàng tốt trong khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Theo Wikipedia, chỉ số GPI (chỉ số hoà bình) của Việt Nam trong năm 2015 vừa qua xếp thứ 56/162 quốc gia trên toàn thế giới, trong khi các nước láng giềng như: Trung Quốc – 124, Thái Lan – 126, Cambodia – 111, Singapore - 25 - Chưa ngăn chặn tận gốc những tội phạm nhỏ lẻ như: Móc túi, Mua phải hàng giả, Lừa đảo,... 15 Phần III: Biện pháp I) Biện pháp của Việt Nam Tự nhiên Độ an toàn cao Độ an toàn thấp Nhân tạo Trung Quốc Thái Lan Cambodia Singapore **Chưa có sản phẩm du lịch nào trong khu vực 1) Sơ đồ định vị Qua sơ đồ định vị trên, có thể thấy, ở vị trí có Mức độ tự nhiên của tài nguyên du lịch và Độ an toàn của quốc gia cao hiện tại chưa có sản phẩm du lịch nào trong khu vực chiếm lĩnh. Ta có thể chọn “chiến lược lấp lỗ hổng thị trường”. 2) Định vị hình ảnh - Hướng tới định vị hình ảnh du lịch Việt Nam: hiện đại nhưng vẫn mang đậm bản sắc truyền thống tự nhiên, dân dã. 3) Các biện pháp vĩ mô - Tuyên truyền nâng cao nhận thức đúng về du lịch từ trung ương đến địa phương. - Coi trọng nâng cao nhận thức về du lịch cho toàn dân và đặc biệt đối với hệ thống quản lý du lịch. 16 - Đẩy mạnh chính sách thu hút đầu tư, tạo nguồn lực phát triển +Tăng cường đầu tư có trọng điểm theo quy hoạch vào hạ tầng và hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật ở những khu, điểm, đô thị du lịch quốc gia có tính chiến lược, nhằm phát triển dịch vụ cao cấp hướng vào thị trường khách nghỉ dưỡng dài ngày và chi tiêu cao + Thực hiện chính sách và các chương trình hành động du lịch có trách nhiệm với môi trường và xã hội; thực hiện chính sách hỗ trợ, tăng cường năng lực để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng; +Đầu tư tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu trong tổ chức hoạt động du lịch và cung cấp dịch vụ du lịch; - Tăng độ nhận diện thương hiệu hình ảnh du lịch VN: thực hiện chiến lược marketing cho du lịch Việt Nam, trong đó quyết tâm hình thành hệ thống văn phòng đại điện, tăng cường hiện diện của du lịch Việt Nam tại các thị trường mục tiêu: Pháp, Nga, Đức, Anh, Mỹ; đầu tư ưu tiên cho e-marketing; - Nâng cao sức cạnh tranh cho du lịch Việt Nam về tính độc đáo dựa vào giá trị văn hóa truyền thống Việt Nam, di sản văn hóa nổi bật, giá trị tinh thần Việt Nam (du lịch tâm linh), sản phẩm đặc thù nổi trội Việt Nam (du lịch biển, ẩm thực Việt Nam), coi trọng phát triển du lịch xanh, sản phẩm du lịch thân thiện môi trường. -Tháo gỡ rào cản cho phát triển du lịch +Thực hiện chính sách tạo thuận tiện về thị thực nhập cảnh; áp dụng các hình thức thị thực linh hoạt như thị thực tại cửa khẩu, thị thực chung, thị thực điện tử ... + Hoàn thiện hệ thống hạ tầng; tăng cường năng lực kết nối và dịch vụ thuận lợi tiếp cận các điểm đến du lịch với các trung tâm đầu mối đón và tiễn khách du lịch để đảm bảo yêu cầu phát triển, rút ngắn thời gian di chuyển, tăng quỹ thời gian lưu nghỉ du lịch. 17 - Đầu tư phát triển nguồn nhân lực du lịch + Đẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực du lịch làm tiền đề để nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm và tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; II) Đề xuất Chiến dịch Marketing 1) Mục tiêu - Mục tiêu xã hội: + Tăng độ nhận diện thương hiệu du lịch Việt Nam đến 5 triệu khách du lịch phượt Châu Âu + Đưa Việt Nam lên vị trí thứ 3 trong bảng xếp hạng những điểm đến du lịch hấp dẫn nhất châu Á. - Mục tiêu kinh tế: + Thu hút 3 triệu du khách châu Âu sang Việt Nam du lịch ngắn hạn và dài hạn. + Đem lại nguồn thu nhập quốc nội: 30.000 tỉ VNĐ. 2) Sự thật ngầm hiểu - Tôi là người châu Âu. Tôi đã quá quen với cuộc sống hàng ngày lặp đi lặp lại với nhịp sống hiện đại, tiện nghi đầy đủ, nên tôi muốn được khám phá những vùng đất mới: nơi có những cảnh quan đẹp tự nhiên, hoang dã, có nét độc đáo, đa dạng trong văn hóa phương Đông nhưng vẫn phải đảm bảo sự hiện đại, an toàn về cơ sở hạ tầng và dịch vụ. 3) Ý tưởng lớn - Việt Nam: bản sắc truyền thống trong bối cảnh hiện đại. 4) Kế hoạch thực hiện Giai đoạn 1: Việt Nam: Phong cảnh và ẩm thực. 18 - Thực hiện chùm ảnh Việt Nam: My country, Your destiny! Với những hình ảnh danh lam thắng cảnh nổi tiếng của VN như Hạ Long, hang Sơn Đòong, Sa Pa, Đà Lạt mộng mơ cùng những nét văn hóa của 54 dân tộc anh em. - Truyền thông cho chùm ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng: hợp tác với các kênh truyền hình quốc gia của các nước châu Âu để giới thiệu về bộ ảnh cũng như thông điệp của bộ ảnh; truyền thông trên mạng xã hội: Facebook, Twitter, Instagram. - Lập kênh Youtube quảng bá hình ảnh, video du lịch Việt Nam. Quảng bá trên facebook, instagram, qua phim ảnh kết hợp quảng cáo trên các kênh truyền hình châu Âu. - Đẩy mạnh giới thiệu ẩm thực Việt Nam qua các Hội chợ Quốc tế, các chương trình truyền hình thực tế liên quan như: Master Chef,… và các phương tiện truyền thông thông tin thế giới. - Đẩy mạnh truyền thông cho chính sách miễn thị thực 15 ngày của VN với công dân các nước Thụy Điển, Na Uy, Đan Mạch, Nga, Belarus, Phần Lan, Pháp, Anh, Đức, Ý và Tây Ban Nha. Giai đoạn 2: Chào mừng đến Việt Nam! - Xây dựng và đặt các mô hình danh lam thắng cảnh nhân tạo thu nhỏ mang tính biểu tượng của thành phố này (ví dụ Hạ Long là hòn Trống Mái, Sapa là ruộng bậc thang thu nhỏ, Đà Lạt là thành phố phủ trong sương mờ..) tại chính các sân bay của thành phố đó. - Tổ chức chương trình festival âm nhạc “Chào mừng đến Việt Nam!” với tiết mục chủ đạo là màn nhảy flashmob 2000 người để gửi gắm thông điệp “Chào mừng đến Việt Nam!”, tạo thành viral clip và truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội. Giai đoạn 3: Việt Nam: bản sắc truyền thống trong bối cảnh hiện đại. 19 - Thực hiện tháng “du lịch Việt Nam”: + 64 Tỉnh thành phố trong cả nước đồng loạt thực hiện tháng du lịch Việt Nam bằng hoạt động quảng bá danh lam thắng cảnh và các hoạt động văn hóa, ẩm thực tại địa phương. + Thực hiện hoạt động viral trên facebook: trong suốt tháng du lịch Việt Nam, người dân Việt Nam đồng loạt thay ava màu quốc kì Việt Nam (giống thay ava quốc kì Pháp). Phối hợp với các chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh như KFC, Lotteria… và chuỗi cửa hàng đồ uống: Starbucks, Trung Nguyên Coffee… để thực hiện chương trình khuyến mãi: khi khách du lịch châu Âu đến Việt Nam trong tháng du lịch Việt Nam, chỉ cần xuất trình hộ chiếu và thay ảnh đại diện màu quốc kì Việt Nam sẽ được giảm 20% giá dịch vụ tại chuỗi các cửa hàng này. + Thực hiện ghi hình một chương trình du lịch thực tế mang tên “Dare U!” và mời một nhóm du khách phượt Châu Âu khoảng 5-7 người tình nguyện tham gia với điều kiện được công chiếu đoạn phim về quá trình du lịch khám phá của họ.  Nội dung: Du khách sẽ được đưa đến một điểm bất kì trong địa điểm du lịch tự nhiên nào đó mà họ chưa từng đến, bằng máy bay. Họ được cung cấp những vật dụng cần thiết để tồn tại và phiêu lưu một cách vui vẻ trong thời gian 3 ngày. Và 3 ngày đó cũng chính là thời gian giới hạn cho công cuộc tìm kiếm những mảnh ghép của bản đồ kho báu của chương trình. Từ bản đồ kho báu đó, du khách sẽ tìm tới nơi cất giấu và nhận được những giải thưởng bất ngờ thú vị cùng với tấm vé cam kết gia hạn thời hạn lưu trú tại Việt Nam thêm 15 ngày hoàn toàn miễn phí, không thủ tục rườm rà. Nếu du khách không tìm thấy kho báu? Đừng lo, chương trình sẽ dành tặng du khách những món quà nho nhỏ để họ luôn nhớ đến những trải nghiệm tuyệt vời khó quên này. 20  Chương trình luôn được theo sát bởi đội ngũ quay phim và cứu trợ giỏi chuyên môn, sẵn sàng hỗ trợ họ trong trường hợp khó khăn nhất, tuy nhiên vẫn theo tinh thần tôn trọng tâm lý du lịch của họ:  tự do khám phá thế giới bằng chính sức mạnh của bản thân. Đoạn phim của những người chiến thắng sẽ được công chiếu tại các Hội chợ Du lịch, Giới thiệu Du lịch ở cả Châu Âu và các nước  khác cùng các phương tiện truyền thông xã hội. Các địa điểm du lịch có thể thực hiện: Vịnh Hạ Long, Vườn quốc  gia Phong Nha, Rừng quốc gia Cúc Phương,… Vật dụng được cung cấp: Đồ ăn, thức uống cơ bản, lửa, vật dụng tự  vệ, túi ngủ, những đồ chơi truyền thống của VN,… Món quà cho bất kì du khách nào tham gia: Đoạn phim và những tấm ảnh độc đáo trong chuyến phiêu lưu của họ + Quà nhỏ bí mật + Cổ tích, sự tích VN bằng tiếng Anh 21 Kết luận Đất nước Việt Nam chúng ta đã và đang phấn đấu hết mình trên con đường hội nhập quốc tế . Một trong những điều đặc biệt trong công cuộc ấy là đưa một hình ảnh tươi đẹp đặc sắc về chính mảnh đất linh thiêng về cội nguồn dân tộc về con người việt nam đến với bạn bè năm châu mà một khi ai đó nhắc tới Việt Nam là họ nhớ tới những chiếc nón lá xinh xinh trắng ngần , tà áo dài phất phơ bay bay trong gió hay thoảng nghe đâu đây những làn điệu dân ca ví dặm hò ơ. Phải làm sao để học ko thể quên đi hình ảnh của một Hạ Long tươi mát sinh động và lí thú với những hang động kì bí kích thích sự khám phá và trải nghiệm , hay một Đà Nẵng nên thơ mang đậm hương vị của gió của nắng của biển , hay chẳng nói đâu xa mảnh đất kinh kì Hà Nội với Tháp bút hồ gươm với khu phố cổ vừa lạ vừa quen ,… Đó chính là sứ mệnh cao cả của du lịch và văn hóa. Đồng thời du lịch cũng là một trong những ngành kinh tế trọng điểm của ta góp phần không nhỏ vào tăng trưởng nền kinh tế. Thị trường Châu âu lớn rộng đang là mục tiêu mà chúng ta hướng tới với lượng khách du lịch đông đảo ưa chuộng cảm giác tự do, phóng khoáng, đam mê và tận hưởng trải nghiệm cuộc sống .Vậy để tạo ra và phát triển được một sản phấm mang tên “ thương hiệu du lịch Việt Nam _hiện đại nhưng vẫn mang đậm bản sắc truyền thống tự nhiên, dân dã. “quảng bá trên thị trường thế giới thì chúng ta cần phải tích cực xem xét phân tích các vấn đề về lựa chọn thị trường mục tiêu về định vị du lịch thậm chí ngay trong bản chất đối tượng là khách du lịch châu Âu và chủ thể làm du lịch .Từ đó chính phủ nhà nước đưa ra các hướng giải quyết thỏa đáng, biện pháp và chính sách phù hợp . Các cơ quan Ban ngành, phối hợp tăng cường công tác quản lý môi trường du lịch, bảo đảm an ninh, an toàn cho khách du lịch và các văn bản có liên quan tạo thuận lợi cho khách du lịch, nâng cao chất lượng dịch vụ, đặc biệt là vấn đề đơn giản hóa thị thực nhập cảnh, kết nối hàng không, nâng cao hiệu quả công tác xúc tiến du lịch, phát huy vai trò của các hiệp hội du lịch. Tăng cường công tác quản lý đến từng địa 22 phương; quản lý giá cả, bảo đảm trật tự an ninh, an toàn, ứng xử văn minh với khách du lịch; bảo đảm vệ sinh, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm…Mặt khác, Việt Nam cần hiểu rõ vị thế của mình trong bức tranh tổng thể của ngành du lịch khu vực và thế giới, với tỷ phần khiêm tốn 2.3% và 1.8% trên lượng khách đến và thu nhập của khu vực, và vị thứ chỉ số cạnh tranh du lịch 17/25 và 89/133 trong khu vực và trên thế giới, Việt Nam sẽ phải cần rất nhiều nỗ lực và thời gian để có thể thu ngắn khoảng cách phát triển ngành du lịch với các quốc gia khác.
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan