Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong tố ...

Tài liệu Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong tố tụng dân sự

.PDF
123
262
79

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGŨ THỊ NHƢ HOA NGUY£N T¾C TR¸CH NHIÖM CUNG CÊP TµI LIÖU, CHøNG Cø CñA C¸ NH¢N, C¥ QUAN, Tæ CHøC Cã THÈM QUYÒN TRONG Tè TôNG D¢N Sù Chuyên ngành: Luật dân sự Mã số: 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. TRẦN ANH TUẤN HÀ NỘI - 2014 Lêi cam ®oan Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Ngũ Thị Nhƣ Hoa MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC TRÁCH NHIỆM CUNG CẤP TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ CỦA CÁ NHÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ THẨM QUYỀN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ .............................................................. 7 1.1 Khái niệm và ý nghĩa của nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ................ 7 1.1.1 Khái niệm nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ............................................... 7 1.1.2 Ý nghĩa của nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ...................................... 13 1.2 Cơ sở của nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ............................................. 15 1.3 Sự hình thành và phát triển của nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam .............................................. 25 1.4 Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức theo pháp luật tố tụng dân sự của một số nƣớc trên thế giới ........................................................................................... 36 KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 41 Chƣơng 2: NỘI DUNG NGUYÊN TẮC TRÁCH NHIỆM CUNG CẤP TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ CỦA CÁ NHÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ THẨM QUYỀN THEO PHÁP LUẬT TỐ TỤNG DÂN SỰ VIỆT NAM HIỆN HÀNH ..................................... 42 2.1 Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc cung cấp đầy đủ tài liệu, chứng cứ theo yêu cầu của đƣơng sự, Toà án, Viện kiểm sát ..................................................................... 42 2.1.1 Xác định các loại tài liệu, chứng cứ mà các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp trong các vụ việc dân sự .................................................................................................... 43 2.1.2. Về phạm vi trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ........................................................... 55 2.2 Trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc cung cấp tài liệu, chứng cứ đúng thời hạn theo yêu cầu của đƣơng sự, Toà án, Viện kiểm sát .......................................................... 58 2.3 Trách nhiệm pháp lý của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không đúng thời hạn các tài liệu, chứng cứ ..................................................... 65 KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 74 Chƣơng 3: THỰC TIỄN THỰC HIỆN NGUYÊN TẮC TRÁCH NHIỆM CUNG CẤP TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ CỦA CÁ NHÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ THẨM QUYỀN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................................... 76 3.1 Thực tiễn thực hiện nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ...................... 76 3.2 Một số kiến nghị về nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong tố tụng dân sự .......................................................................................... 100 3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ........... 101 3.2.2. Kiến nghị về thực hiện nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền .................... 106 KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ............................................................................... 112 KẾT LUẬN CHUNG.................................................................................... 113 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 114 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLTTDS : Bộ luật tố tụng dân sự BKH&CN : Bộ Khoa học và công nghệ BTP : Bộ Tƣ pháp BVHTT&DL : Bộ Văn hóa, thể thao và du lịch DN : Doanh nghiệp DANIDA : Cơ quan hợp tác và phát triển quốc tế của Chính phủ Đan Mạch GĐT, TT : Giám đốc thẩm, tái thẩm HĐTPTANDTC : Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao TP : Thành phố TTDS : Tố tụng dân sự TAND : Tòa án nhân dân TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao UBND : Ủy ban nhân dân UBTVQH : Ủy ban thƣờng vụ quốc hội UNDP : Chƣơng trình phát triển của Liên Hợp Quốc VADS : Vụ án dân sự VVDS : Vụ việc dân sự VKSND : Viện kiểm sát nhân dân VKSNDTC : Viện kiểm sát nhân dân tối cao XHCN : Xã hội chủ nghĩa MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Xã hội là hệ thống các quan hệ đa dạng và phức tạp. Quyền và lợi ích của các chủ thể là vấn đề quan trọng, là động lực để các chủ thể tham gia vào các quan hệ xã hội. Tuy ở những mức độ khác nhau nhƣng pháp luật các nƣớc trên thế giới đều công nhận và bảo hộ các quyền, lợi ích chính đáng của các chủ thể. Khi tham gia vào các quan hệ xã hội các chủ thể phải thực hiện đúng các quyền, nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Việc một chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ quyền, nghĩa vụ của mình có thể xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác, dẫn đến tranh chấp. Để duy trì trật tự xã hội, Nhà nƣớc phải thiết lập cơ chế pháp lý bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể. Một trong số đó là cơ chế về tố tụng. Hiện nay, Việt Nam đang đứng trƣớc những cơ hội và thách thức của tiến trình hội nhập, một tiến trình không thể đảo ngƣợc trên con đƣờng phát triển đất nƣớc. Việc gia nhập vào tổ chức thƣơng mại thế giới, tham gia vào các công ƣớc quốc tế, ký kết nhiều hiệp định song phƣơng và đa phƣơng với các nƣớc, thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài đã làm cho các giao lƣu dân sự, thƣơng mại phát triển một cách mạnh mẽ và đa dạng. Để đảm bảo cho sự phát triển lành mạnh của các quan hệ dân sự, quan hệ thƣơng mại đó đòi hỏi phải hoàn thiện hệ thống pháp luật điều chỉnh nó. Bên cạnh việc hoàn thiện pháp luật nội dung thì việc hoàn thiện pháp luật tố tụng cũng là một nhu cầu rất cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong trƣờng hợp có tranh chấp hoặc bị xâm phạm. Một cơ chế tố tụng có hiệu quả có vai trò rất quan trọng để các chủ thể yên tâm và, hơn nữa, thúc đẩy họ tham gia tích cực vào các giao lƣu dân sự, thƣơng mại 1 trên thị trƣờng góp phần thúc đẩy kinh tế tăng trƣởng, xã hội phát triển. Chính vì vậy, Bộ luật tố tụng dân sự 2004 đã ra đời với nhiều điểm mới cả về nội dung và hình thức khắc phục kịp thời những hạn chế tồn tại của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự năm 1989 đáp ứng tích cực yêu cầu của quá trình hội nhập. Bộ luật tố tụng dân sự 2004 với nội dung phong phú quy định khá cụ thể những vấn đề liên quan đến hoạt động tƣ pháp của nƣớc ta hiện nay, trong đó vấn đề chứng cứ trong tố tụng dân sự đƣợc quan tâm sửa đổi khá nhiều, với nhiều điểm mới quan trọng giúp cho việc thu thập, sử dụng, đánh giá chứng cứ của các thẩm phán cũng nhƣ những ngƣời tiến hành tố tụng khác đƣợc khách quan và đúng đắn hơn, góp phần giải quyết các vụ việc dân sự một cách đúng đắn, triệt để, đáp ứng lòng tin của nhân dân đối với pháp luật. Một trong số những vấn đề liên quan đến chứng cứ đã đƣợc sửa đổi, bổ sung là trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong tố tụng dân sự. Đây đƣợc coi là một nội dung có nhiều điểm mới tiến bộ so với pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự trƣớc đây và đƣợc quy định là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng dân sự hiện hành. Trên thực tế, đôi khi chứng cứ có thể không do các đƣơng sự lƣu giữ mà do các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác lƣu giữ, quản lý. Việc quy định trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức giúp cho đƣơng sự có thể thực hiện đƣợc quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của mình, đồng thời góp phần giúp cho Tòa án giải quyết các vụ việc dân sự một cách đúng đắn, chính xác và nhanh chóng. Nhƣ vậy, nguyên tắc này ra đời đã thể hiện đƣợc vai trò to lớn của nó đối với hoạt động xét xử của Tòa án, tuy nhiên, thực tế thi hành vẫn còn một số vƣớng mắc nhất định. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về nguyên tắc trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức là rất cần thiết. Với những lý do trên, em đã chọn đề tài “Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ 2 quan, tổ chức có thẩm quyền trong tố tụng dân sự” làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình. 2. Mục đích và phạm vi nghiên cứu - Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của đề tài là làm rõ những vấn đề lý luận cũng nhƣ nội dung các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành về nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, chỉ ra những điểm còn thiếu sót hoặc chƣa hợp lý trong các quy định hiện hành về nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức. Ngoài ra việc nghiên cứu cũng nhằm chỉ ra một số vƣớng mắc, khó khăn trên thực tế khi thực hiện nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật đồng thời nâng cao hiệu quả thực hiện nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trên thực tế. - Phạm vi nghiên cứu: Với mục đích nghiên cứu trên, Luận văn tập trung nghiên cứu về pháp luật hiện hành và thực tiễn thực hiện nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền tại một số Tòa án địa phƣơng. Tuy nhiên, một số vấn đề lý luận cơ bản về nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cũng đƣợc tiến hành nghiên cứu nhằm tạo cơ sở cho việc đánh giá luật thực định và đề xuất kiến nghị. Ngoài ra, Luận văn có mở rộng nghiên cứu quy định của pháp luật một số nƣớc về trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong tố tụng dân sự. Tuy nhiên, việc nghiên cứu chỉ nhằm mục đích so sánh, tham khảo mà không nghiên cứu sâu quy định về trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong tố tụng 3 dân sự của Tòa án nƣớc ngoài. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài sẽ đƣợc giới hạn trong phạm vi sau đây: - Nghiên cứu khái niệm, ý nghĩa và cơ sở hình thành nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong tố tụng dân sự. - Nghiên cứu lƣợc sử pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam về nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong tố tụng dân sự và so sánh, tham khảo pháp luật một số nƣớc trên thế giới. - Nghiên cứu các quy định của pháp luật hiện hành về nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong tố tụng dân sự. Để làm rõ vấn đề này, bên cạnh việc nghiên cứu các quy định của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành, Luận văn còn nghiên cứu quy định của một số ngành luật nội dung để làm rõ trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của Luận văn này, tác giả chỉ giới hạn việc nghiên cứu quy định của một số ngành luật nội dung có liên quan đến việc quản lý, lƣu giữ chứng cứ, tài liệu của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền điều chỉnh một số quan hệ xã hội mang tính chất phổ biến, thƣờng gặp trong thực tiễn tố tụng tại Toà án. - Nghiên cứu tình hình thực hiện nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trên thực tế, từ đó rút ra những vƣớng mắc, khó khăn và đề xuất giải pháp khắc phục. 3. Tình hình nghiên cứu đề tài Cho đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu về tố tụng dân sự nhƣ Công trình nghiên cứu khoa học cấp Nhà nƣớc của Toà án nhân dân tối cao năm 1996 nghiên cứu về “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng Bộ luật 4 tố tụng dân sự”; Công trình nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của trƣờng Đại học Luật Hà Nội 2001 nghiên cứu về “Cơ sở khoa học của việc hoàn thiện một số chế định cơ bản của pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam”… Bên cạnh những công trình đó, cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề chứng cứ, chứng minh trong tố tụng dân sự, nhƣ Luận văn “Chứng cứ và hoạt động chứng minh trong tố tụng dân sự” của Thạc sỹ Vũ Trọng Hiếu năm 1997; Luận văn “Hoạt động cung cấp và thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam” của thạc sỹ Nguyễn Minh Hằng năm 2002; Luận án tiến sĩ Luật học của Nguyễn Minh Hằng năm 2007 nghiên cứu về “Chế định chứng minh trong tố tụng dân sự Việt Nam”… Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chƣa có một công trình nào nghiên cứu về nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Có thể nói đây là công trình đầu tiên tiếp cận nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này ở cấp độ thạc sỹ. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Dựa trên quan điểm, quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, tôn trọng sự thật khách quan của sự vật hiện tƣợng, xem xét vấn đề một cách một cách toàn diện. - Sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chuyên ngành nghiên cứu chuyên sâu các vấn đề dƣới góc độ pháp luật nhƣ phƣơng pháp phân tích, tổng hợp, so sánh. 5. Đóng góp của đề tài Luận văn là công trình nghiên cứu có hệ thống về nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong tố tụng dân sự - có thể coi là công trình đầu tiên tiếp cận nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này ở cấp độ thạc sỹ, cụ thể là: Thứ nhất: Lần đầu tiên nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong tố tụng dân sự 5 đƣợc nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện cả về cơ sở lý luận cũng nhƣ thực tiễn từ khái niệm, ý nghĩa, cơ sở hình thành và lƣợc sử phát triển của nguyên tắc, làm bật bản chất và trọng tâm của vấn đề nghiên cứu. Luận văn cũng đã tiếp cận và làm rõ đƣợc trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức trong việc cung cấp đầy đủ, đúng thời hạn tài liệu, chứng cứ mà mình đang quản lý, lƣu giữ, đồng thời làm rõ các trách nhiệm pháp lý có thể đƣợc áp dụng khi cá nhân, cơ quan, tổ chức không thực hiện trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của mình. Thứ hai: Quá trình nghiên cứu đề tài đã tìm ra đƣợc những tồn tại, bất cập trong công tác xây dựng và thực tiễn thực hiện nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền. Từ đó đƣa ra những đề xuất, kiến nghị để góp phần vào việc hoàn thiện các quy định của pháp luật cũng nhƣ tăng cƣờng hiệu quả thực hiện nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trên thực tế. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn đƣợc kết cấu bởi 3 chƣơng: Chương 1: Một số vấn đề lý luận về nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong tố tụng dân sự. Chương 2: Nội dung nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam hiện hành. Chương 3: Thực tiễn thực hiện nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền và kiến nghị. 6 Chƣơng 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN TẮC TRÁCH NHIỆM CUNG CẤP TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ CỦA CÁ NHÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ THẨM QUYỀN TRONG TỐ TỤNG DÂN SỰ 1.1 KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA NGUYÊN TẮC TRÁCH NHIỆM CUNG CẤP TÀI LIỆU, CHỨNG CỨ CỦA CÁ NHÂN, CƠ QUAN, TỔ CHỨC CÓ THẨM QUYỀN 1.1.1 Khái niệm nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền Theo cách hiểu chung nhất, nguyên tắc là một thuật ngữ dùng để chỉ “những quy định, phép tắc, tiêu chuẩn làm cơ sở, chỗ dựa để xem xét, làm việc” [48, tr.1217]. Theo đó, nguyên tắc của một ngành luật cũng đƣợc xây dựng dựa trên nền tảng này. Pháp luật của các nhà nƣớc nói chung và pháp luật Việt Nam nói riêng đều đƣợc thiết lập dựa trên những nguyên tắc nhất định, đó là những tƣ tƣởng pháp lý chỉ đạo có tính chất xuất phát điểm, thể hiện sự toàn diện và có ý nghĩa bao quát, quyết định sự đúng đắn về nội dung, chất lƣợng và hiệu quả của pháp luật, cũng nhƣ quá trình xây dựng, thực hiện và bảo vệ pháp luật. Việc xây dựng các quy định cụ thể của pháp luật tố tụng dân sự và thực tiễn tố tụng dân sự tại Toà án cũng phải trên cơ sở những nguyên tắc nhất định. Đó là những quy phạm chỉ đạo, mang tính chất cơ sở, nền tảng cho toàn bộ quy trình TTDS. Các quy phạm này là một bộ phận cấu thành của pháp luật TTDS, có tính ổn định, bền vững, ít thay đổi hơn so với các quy phạm pháp luật TTDS khác. Tuy nhiên, sự ổn định đó chỉ mang tính chất tƣơng đối và có thể thay đổi cho phù hợp hơn với các điều kiện kinh tế - xã hội. Vấn đề chứng minh và chứng cứ là những vấn đề có tính quan trọng 7 hàng đầu trong việc xác định sự thật khách quan, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của các đƣơng sự. Do vậy, pháp luật ngoài việc phải định ra các nguyên tắc về cung cấp chứng cứ và chứng minh (mối quan hệ giữa đƣơng sự và Toà án) cũng cần phải xây dựng bên cạnh đó nguyên tắc về trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền (mối quan hệ phối hợp giữa Toà án và các chủ thể khác) nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động tố tụng dân sự của Toà án đƣợc tiến hành thuận lợi. Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong tố tụng dân sự là một trong những nguyên tắc cơ bản trong TTDS đã đƣợc ghi nhận tại Điều 7 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 và đƣợc sửa đổi, bổ sung tại khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2011. Đây là một nguyên tắc mới đƣợc đƣa vào trong pháp luật tố tụng dân sự, do vậy, việc nghiên cứu, tìm hiểu nhằm làm rõ bản chất của nguyên tắc này và mối liên hệ của nó với nguyên tắc chứng minh trong tố tụng dân sự là rất cần thiết. Về ngôn ngữ học, theo Từ điển Tiếng Việt thì thuật ngữ “trách nhiệm” đƣợc hiểu là “điều phải làm, phải gánh vác hoặc phải nhận lấy về mình” [48, tr.1678]. Dƣới góc nhìn lý luận thì Toà án chỉ có thể giải quyết đúng đắn các vụ việc dân sự khi có đầy đủ chứng cứ để làm sáng tỏ các tình tiết, sự kiện có liên quan. Do vậy, chứng cứ có một vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong tố tụng dân sự và việc xây dựng các quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động cung cấp, thu thập chứng cứ của Toà án là rất cần thiết. Theo lịch sử tố tụng dân sự từ trƣớc đến nay, nghĩa vụ cung cấp chứng cứ và chứng minh trƣớc hết luôn thuộc về đƣơng sự. Bởi họ là ngƣời đƣa ra yêu cầu hoặc là chủ thể của quan hệ pháp luật tranh chấp, họ là ngƣời trong cuộc, biết rõ nguyên nhân, điều kiện phát sinh tranh chấp, biết rõ các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc của mình có những gì và đang ở đâu. Bên 8 cạnh đó, khi khởi kiện cũng nhƣ khi đƣa ra yêu cầu phản tố, bao giờ đƣơng sự cũng là ngƣời ở thế chủ động, vì vậy họ phải đƣa ra chứng cứ và những lý lẽ để chứng minh, bảo vệ cho quyền lợi của mình. Đƣơng sự phản đối yêu cầu cũng phải đƣa ra đƣợc chứng cứ, lý lẽ chứng minh thì sự phản đối của họ mới thuyết phục đƣợc Toà án. Tuy nhiên, trên thực tế, chứng cứ của vụ việc dân sự có thể do các đƣơng sự lƣu giữ, nhƣng cũng có thể do các cá nhân, cơ quan, tổ chức khác lƣu giữ. Xét thực tiễn ở Việt Nam, do nhiều nguyên nhân khác nhau, việc phổ cập các thông tin, đặc biệt là các tài liệu, giấy tờ liên quan đến quyền sở hữu nhà ở, quyền tài sản, quyền sử dụng đất… vẫn còn hạn chế; các tài liệu, giấy tờ, văn bản này hiện đang do một số cơ quan nhà nƣớc có trách nhiệm bảo quản, quản lý và vì nhiều lý do khác nhau các thông tin này vẫn chƣa đƣợc số hoá để công khai cho mọi tầng lớp nhân dân. Do vậy, đƣơng sự sẽ không thực hiện đƣợc việc bảo vệ quyền lợi của mình và Toà án sẽ không thể giải quyết vụ án nếu những cá nhân, cơ quan, tổ chức này không hợp tác hoặc chậm trễ trong việc cung cấp những tài liệu, giấy tờ, văn bản có liên quan đến vụ việc dân sự. Chính vì vậy, pháp luật tố tụng dân sự Việt Nam, một mặt đề cao trách nhiệm chứng minh của đƣơng sự với vai trò hỗ trợ của Toà án nhằm phát huy hơn nữa vai trò tích cực, chủ động của đƣơng sự trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, mặt khác ràng buộc trách nhiệm của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong việc tạo điều kiện thuận lợi để đƣơng sự và Toà án có thể tiếp cận tài liệu, chứng cứ một cách công khai, bình đẳng và minh bạch. Việc nghiên cứu cho thấy trong tố tụng dân sự, trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đƣợc quy định là một nguyên tắc cơ bản của luật TTDS. Tuy nhiên, trong tố tụng hình sự, trách nhiệm cung cấp chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức chƣa đƣợc quy 9 định là một trong những nguyên tắc cơ bản của luật tố tụng hình sự. Điều 65 Bộ luật tố tụng hình sự 2003 chỉ quy định chung là: Để thu thập chứng cứ, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án có quyền triệu tập những ngƣời biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề có liên quan đến vụ án, trƣng cầu giám định, tiến hành khám xét, khám nghiệm và các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật này; yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án…[19] Nhƣ vậy, pháp luật tố tụng hình sự mới chỉ quy định một cách chung chung về quyền yêu cầu của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát và Toà án mà không quy định về trách nhiệm của cá nhân, cơ quan, tổ chức khi không thực hiện yêu cầu này. Để có thể đƣa ra khái niệm đầy đủ về nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong tố tụng dân sự, trƣớc hết cần làm rõ nội hàm chủ yếu, cơ bản của nguyên tắc này. Có thể nhận thấy hai vấn đề cần phải đặt ra là trách nhiệm cung cấp chứng cứ, tài liệu với ai và trách nhiệm nhƣ thế nào. Trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự nếu thấy chứng cứ mà đƣơng sự giao nộp chƣa đủ cơ sở để giải quyết, Toà án có thể giải thích cho đƣơng sự biết về quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đang lƣu giữ chứng cứ, tài liệu cung cấp chứng cứ, tài liệu. Đƣơng sự sẽ là chủ thể đầu tiên có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lƣu giữ chứng cứ, tài liệu cung cấp chứng cứ, tài liệu cho mình. Bởi trong tố tụng dân sự, đƣơng sự là chủ thể có nghĩa vụ chứng minh và cung cấp chứng cứ. Những chứng cứ có liên quan đến vụ việc dân sự phải đƣợc đƣơng sự cung cấp cho Toà án để làm căn cứ chứng minh cho yêu cầu hay sự phản đối yêu cầu của đƣơng sự. Vì 10 vậy, cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lƣu giữ chứng cứ có trách nhiệm cung cấp chứng cứ, tài liệu cho đƣơng sự để đƣơng sự thực hiện đƣợc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của mình. Khi biết chứng cứ (các tài liệu đọc đƣợc, nghe đƣợc, nhìn đƣợc, các vật chứng) đang do cá nhân, cơ quan, tổ chức quản lý, lƣu giữ thì đƣơng sự có quyền tự mình yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ. Nếu cá nhân, cơ quan, tổ chức không cung cấp chứng cứ cho đƣơng sự thì đƣơng sự có quyền yêu cầu Toà án hỗ trợ trong việc thu thập chứng cứ. Với tƣ cách là cơ quan bảo vệ công lý, Toà án ra quyết định yêu cầu các chủ thể đang lƣu giữ chứng cứ, tài liệu cung cấp cho Toà án để làm cơ sở cho việc giải quyết vụ việc dân sự. Toà án có thể ấn định một thời hạn hợp lý để cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lƣu giữ chứng cứ, tài liệu cung cấp cho Toà án. Bên cạnh quyền yêu cầu của đƣơng sự và Toà án thì Viện kiểm sát cũng có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp chứng cứ, tài liệu. Trong tố tụng dân sự, Viện kiểm sát có hai chức năng, đó là kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong quá trình tố tụng dân sự và kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Quyền yêu cầu cung cấp chứng cứ, tài liệu cần đƣợc trao cho Viện kiểm sát để chủ thể này thực hiện chức năng kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm. Theo đó, để đảm bảo cho việc thực hiện thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm, Viện kiểm sát cũng có quyền yêu cầu đƣơng sự, cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp hồ sơ, tài liệu, vật chứng. Quyền yêu cầu này đƣợc thực hiện trƣớc hết là trong trƣờng hợp Viện kiểm sát thu thập hồ sơ, tài liệu, vật chứng để bảo đảm thực hiện quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Ngoài ra, quyền yêu cầu cung cấp chứng cứ, tài liệu của Viện kiểm sát còn đƣợc thực hiện ngay cả khi đã kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, nhằm bảo 11 vệ quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát tại phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Nhƣ vậy, quyền yêu cầu cung cấp chứng cứ, tài liệu của Viện kiểm sát có thể thực hiện vào thời điểm xem xét việc kháng nghị, hoặc cũng có thể thực hiện sau khi đã thực hiện quyền kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm, giám đốc thẩm và tái thẩm. Việc cung cấp chứng cứ, tài liệu đƣợc hiểu là việc mà cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc phải thực hiện khi đƣợc yêu cầu, nó đƣợc coi là một nghĩa vụ tố tụng dân sự đối với cá nhân, cơ quan, tổ chức, nếu không thực hiện nghĩa vụ thì sẽ phải gánh chịu một hậu quả. Trách nhiệm đó thể hiện ở việc cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lƣu giữ chứng cứ, tài liệu phải cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ, tài liệu theo yêu cầu của đƣơng sự để họ có thể cung cấp chứng cứ, tài liệu cho Toà án theo đúng thời hạn luật định. Đối với Toà án, Viện kiểm sát - là các cơ quan tiến hành tố tụng thì cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lƣu giữ chứng cứ, tài liệu phải cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ, tài liệu trong thời hạn do các chủ thể này ấn định để bảo đảm cho việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan này. Pháp luật cũng cần phải đặt ra chế tài đối với trƣờng hợp cá nhân, cơ quan, tổ chức đang quản lý, lƣu giữ chứng cứ, tài liệu không thực hiện hoặc thực hiện không tốt nghĩa vụ cung cấp chứng cứ, tài liệu theo yêu cầu của đƣơng sự, Toà án, Viện kiểm sát để bảo đảm việc thực hiện trách nhiệm của các chủ thể này. Tùy theo chủ thể vi phạm hoặc mức độ vi phạm mà hành vi vi phạm có thể bị xử lý theo chế tài kỷ luật, hành chính hoặc hình sự. Nhƣ vậy, có thể rút ra kết luận là nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tố tụng dân sự, xác định trách nhiệm phối hợp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đang lưu giữ, quản lý chứng cứ, tài liệu trong việc cung cấp đầy đủ, kịp thời chứng cứ, tài liệu liên quan đến 12 vụ việc dân sự khi có yêu cầu của đương sự, Toà án hoặc Viện kiểm sát đồng thời xác định trách nhiệm pháp lý của các chủ thể này trong trường hợp không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, kịp thời trách nhiệm của mình. 1.1.2 Ý nghĩa của nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền Trƣớc hết, có thể nhận thấy rằng việc quy định trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền là một nguyên tắc cơ bản trong TTDS, đã thể hiện sự quan tâm của nhà lập pháp Việt Nam tới trách nhiệm phối hợp giữa các công dân, cơ quan hành chính và cơ quan tƣ pháp trong việc thực hiện nhiệm vụ chung, tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động thu thập chứng cứ của Toà án, Viện kiểm sát đƣợc thuận lợi, giúp cho công dân nhận thức đƣợc nghĩa vụ tố tụng dân sự của mình mà thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền còn góp phần tạo cơ sở pháp lý cho đƣơng sự thực hiện quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ chứng minh. Trong TTDS, chủ thể có nghĩa vụ cung cấp chứng cứ là đƣơng sự. Tuy nhiên, trên thực tế, chứng cứ không phải bao giờ cũng do đƣơng sự nắm giữ, quản lý mà có thể có trƣờng hợp chứng cứ của vụ việc đang do cá nhân, cơ quan, tổ chức khác lƣu giữ. Khi đó, để thực hiện đƣợc nghĩa vụ cung cấp chứng cứ cho Toà án thì đƣơng sự có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức đang lƣu giữ chứng cứ cung cấp chứng cứ đó cho mình. Theo đó, khi chứng cứ do cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền lƣu giữ, quản lý thì chủ thể đầu tiên có quyền yêu cầu cung cấp chứng cứ là đƣơng sự, và chỉ khi đƣơng sự không thể tự mình thu thập đƣợc thì Toà án mới tiến hành thu thập chứng cứ. Nhƣ vậy, quy định này đã mang lại ý nghĩa to lớn trong việc giúp đƣơng sự thực hiện đƣợc quyền và nghĩa vụ cung cấp chứng cứ của mình, phát huy hơn nữa vai trò chủ động, 13 tích cực của họ trong việc giải quyết tranh chấp vì lợi ích của chính mình, tạo điều kiện để họ có thể bảo vệ kịp thời quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Ngoài ý nghĩa với đƣơng sự, nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức còn có ý nghĩa trong việc giúp Toà án có đầy đủ cơ sở để giải quyết đúng đắn, nhanh chóng vụ việc dân sự. Trong TTDS chứng cứ có vai trò vô cùng quan trọng đối với việc giải quyết vụ việc dân sự của Toà án, là phƣơng tiện quan trọng để Toà án nhận biết đƣợc sự thật của vụ việc, giải quyết đƣợc vụ việc dân sự một cách công minh, có căn cứ và hợp pháp. Khi chứng cứ đƣợc cung cấp cho Toà án một cách trung thực và đầy đủ, chắc hẳn việc giải quyết vụ án sẽ đơn giản và nhanh chóng hơn rất nhiều. Vì vậy, khi cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đang lƣu giữ, quản lý chứng cứ thì chứng cứ đó phải đƣợc cung cấp cho Toà án cho dù họ không có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến quan hệ pháp luật đang có tranh chấp. Việc quy định trách nhiệm này sẽ giúp cho Toà án có đầy đủ chứng cứ, có cơ sở để làm rõ sự thật của vụ việc, và đƣa ra phán quyết cuối cùng một cách chính xác. Đồng thời, nguyên tắc này cũng quy định việc cung cấp chứng cứ phải đƣợc thực hiện kịp thời, trong thời hạn luật định. Điều này sẽ giúp Toà án giải quyết đƣợc nhanh chóng vụ việc dân sự, tránh đƣợc trƣờng hợp vi phạm thời hạn tố tụng hoặc dẫn đến án tồn đọng do sự chậm trễ cung cấp của các cá nhân, cơ quan, tổ chức. Bên cạnh đó, nguyên tắc nguyên tắc trách nhiệm cung cấp tài liệu, chứng cứ của cá nhân, cơ quan, tổ chức có ý nghĩa hỗ trợ cho Viện kiểm sát thực hiện tốt chức năng của mình theo quy định của pháp luật TTDS. Nguyên tắc này đã ghi nhận quyền yêu cầu cung cấp tài liệu, chứng cứ của Viện kiểm sát bên cạnh quyền yêu cầu của Toà án. Theo đó, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp tài liệu, chứng cứ cho mình để xem xét việc có kháng nghị hay không, hoặc khi đã ra quyết định 14
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan