Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Nhân sinh quan phật giáo trong tứ diệu đế...

Tài liệu Nhân sinh quan phật giáo trong tứ diệu đế

.PDF
86
781
72

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐÀO THỊ KIM CÚC (Thích Đàm Phúc) NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO TRONG TỨ DIỆU ĐẾ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Tôn giáo học Hà Nội - 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN ----------------------------------------------------- ĐÀO THỊ KIM CÚC (Thích Đàm Phúc) NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO TRONG TỨ DIỆU ĐẾ Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Tôn giáo học Mã số: 60 22 03 09 Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thúy Vân Hà Nội - 2014 MỤC LỤC A. MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................ 3 2. Tình hình nghiên cứu ......................................................................................... 4 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn .................................................................. 8 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 9 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................... 9 6. Đóng góp của luận văn ....................................................................................... 10 7. Bố cục luận văn .................................................................................................. 10 B. NỘI DUNG ....................................................................................................... 11 Chƣơng 1: MỘT SỐ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ TỨ DIỆU ĐẾ .......................................................................... 11 1.1 Nhân sinh quan và Nhân sinh quan Phật giáo ........................................... 11 1.1.1. Khái niệm Nhân sinh quan. .................................................................. 11 1.1.2. Nhân sinh quan Phật giáo ..................................................................... 14 1.2. Giới thiệu chung về Tứ diệu đế. ................................................................... 27 1.2.1. Nguồn gốc ra đời .................................................................................. 27 1.2.2. Nội dung Tứ diệu đế ............................................................................. 30 Chƣơng 2: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO THỂ HIỆN TRONG GIÁO LÝ TỨ DIỆU ĐẾ VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ ............................................................................................................... 35 2.1. Quan niệm của Phật giáo về Khổ (Khổ đế - Dukkha) .............................. 35 2.2. Quan niệm của Phật giáo về nguyên nhân của Khổ (Tập đế Samudaya Dukkha). ............................................................................................. 42 2.3. Quan niệm của Phật giáo về sự chấm dứt khổ đau (Diệt đế- Nirodha Dukkha). ................................................................................................................ 46 2.4. Quan niệm của Phật giáo về con đƣờng Diệt khổ (Đạo đế- Nirodha Gamadukkha) ....................................................................................................... 55 2.5. Đánh giá những giá trị nhân sinh quan Phật giáo ..................................... 63 1 2.5.1. Nhân sinh quan Phật giáo là những nội dung có giá trị nhân bản sâu sắc, khuyến khích đời sống tâm linh hướng thiện, lành mạnh. ............... 63 2.5.2. Nhân sinh quan Phật giáo đề cao sức mạnh tự giải thoát làm chủ bản thân của con người bằng trí tuệ và đạo đức. ............................................ 67 2.5.3. Nhân sinh quan Phật giáo thể hiện khát vọng về sự công bằng, bình đẳng của con người trong xã hội ............................................................ 71 C. KẾT LUẬN ...................................................................................................... 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 77 2 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Đạo Phật ra đời ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VI- TCN, sau đó được lưu hành rộng rãi ở khu vực Châu Á và lan sang các nước Châu Âu. Mặc dù tồn tại với tư cách là một tôn giáo, nhưng những nội dung giáo lý của Phật giáo lại thể hiện nhiều tư tưởng triết học sâu sắc nên ngay từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo luôn tỏ rõ vai trò quan trọng, có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống văn hóa, đạo đức, xã hội và tư tưởng người Việt nam. Từ hơn hai mươi lăm thế kỷ trước, đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã trình bày quan niệm của mình về kiếp sống con người, về sự tồn tại của con người trong vô vàn các sự vật, hiện tượng của thế giới, về sự giác ngộ và cái đích mà con người hướng tới. Đây là những quan niệm do đức Phật trải nghiệm và đã “ngộ” ra trong quá trình tu tập. Mục đích chính trong tư tưởng của Phật giáo là sự giải thoát chúng sinh khỏi nỗi khổ của cuộc đời. Đó là mục đích tối hậu, là vấn đề trung tâm của giáo lý Phật giáo. Luận điểm xuất phát: nước ngoài biển khơi chỉ có một vị mặn, đạo của ta dạy đây cũng chỉ có một vị là vị giải thoát của Phật giáo đã nói lên tư tưởng xuyên suốt đó. Trong giáo lý Phật giáo, tư tưởng về con người chiếm vị trí trọng tâm. Trong ba tạng Thánh điển, tư tưởng về con người ở cả ba thì quá khứ, hiện tại và tương lai luôn được rốt ráo đề cập đến. Nói đến con người là nói đến nhân sinh, nói đến quan niệm của con người về vai trò, vị trí, giá trị và ý nghĩa cuộc sống của đời người. Theo Phật giáo, trong đời sống, mỗi chúng ta đều mang sẵn trong người một nhân sinh quan riêng biệt. Bởi chỗ riêng biệt đó, mỗi người có những nhận xét về cuộc sống khác nhau. Tuy sự nhận xét có trăm ngàn cách, nhưng không ngoài hai điểm căn bản “đời người khổ hay vui”. Khổ, vui là tiêu chuẩn để quán sát con người. 3 Những nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo được thể hiện rõ nét và tập trung trong “Tứ diệu đế” (Catvariàryáatyani), nghĩa là bốn chân lý tuyệt diệu, thiêng liêng mà mọi người phải nhận thức được. Đó là học thuyết lý giải về sự khổ, nguyên nhân cái khổ, sự diệt khổ và con đường cứu khổ. Chỉ khi con người giác ngộ được những chân lý tuyệt diệu này con người mới thoát khổ, được giải thoát khỏi kiếp luân hồi sinh tử, chứng ngộ được Niết bàn. Tìm hiểu về nhân sinh quan Phật giáo, qua đó hiểu rõ hơn về Phật giáo, một tôn giáo đang tồn tại và có ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống xã hội ở Việt nam hiện nay, trên cơ sở đó có thể khai thác những giá trị tích cực trong giáo lý của Phật giáo vì một cuộc sống tốt đời, đẹp đạo đang rất cần những nghiên cứu cơ bản và hệ thống, nhất là khi với tư cách là một nhà tu hành, muốn tìm hiểu một cách căn bản những giáo lý mà hàng ngày mình tu học và thuyết giảng nên tôi chọn đề tài “Nhân sinh quan Phật giáo trong Tứ diệu đế” làm công trình nghiên cứu của mình. 2. Tình hình nghiên cứu. Nghiên cứu về Phật giáo nói chung và nhân sinh quan Phật giáo nói riêng trong những năm trở lại đây đã thu hút được sự quan tâm của nhiều học giả, nhà khoa học. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề này và đạt được những kết quả đáng trân trọng. Có thể phân loại các công trình nghiên cứu này theo các mảng cơ bản sau: 2.1. Những công trình nghiên cứu về Phật giáo; triết học Phật giáo và Phật giáo Việt nam. - Cuốn “Triết học và tôn giáo phương đông” của Diane Morgan, Nhà xuất bản tôn giáo, 2006, trong khi mô tả các tôn giáo ở phương đông như Ấn Độ giáo, Khổng giáo và Lão giáo đã giành hẳn một chương để khái quát về 4 Phật giáo với tư cách là một tôn giáo của phương đông. Qua phần khái quát những nội dung cơ bản về Phật giáo: từ cuộc đời, lời dạy của đức Phật đến các phái bộ cũng như giáo lý của Phật giáo đã cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản của tôn giáo này. Cuốn “Đại cương triết học Phật giáo” của Thích Đạo Quang, Nhà xuất bản Hương Sen (không rõ năm xuất bản). Đây là cuốn sách do một nhà tu hành biên soạn, dựa trên những giáo lý căn bản của Phật giáo, nhưng được triển khai dưới góc nhìn triết học. Cuốn sách được chia thành ba tập: Tập thứ nhất: Tự luận; Tập thứ hai: Bản luận; Tập thứ ba: Các luận, đã luận giải một cách khái quát những nội dung tư tưởng căn bản của Phật giáo như: thuyết duyên khởi; thuyết thật tướng; vấn đề giải thoát…v..v.. Cuốn: “Phật học quần nghi” của Hòa Thượng Thích Thánh Nghiêm là cuốn sách Phật học mang tính phổ thông. Tác giả cuốn sách đã khái quát những vấn đề Phật học thường gặp dưới dạng các câu hỏi để giảng giải về giáo lý của đức Phật với sự kiến giải phong phú, sinh động giúp người đọc không chỉ thu nạp những tri thức Phật học mà còn được chia sẻ những kinh nghiệm thực tế trên con đường tu tập. Cuốn “Lời giáo huấn của Phật đà” của Walpola Rahula, do Ngô Đức Thọ dịch, nhà xuất bản tôn giáo, HN, 1999 cũng đã trình bày rất cô đọng, dễ hiểu giáo lý Phật giáo như nguồn gốc, quan điểm tôn giáo của đạo Phật; kiến giải về nỗi khổ và con đường giải thoát…. Trong Cuốn: “Việt nam Phật giáo sử luận” của Nguyễn Lang, nhà xuất bản Văn học Hà nội, 1994 đã đề cập đến các giai đoạn du nhập của Phật giáo vào Việt nam, vai trò của các thiền sư trong công cuộc dựng nước và giữ nước của các triều đại phong kiến. Cuốn: “Lịch sử Phật giáo Việt nam” do Nguyễn Tài Thư (chủ biên), nhà xuất bản KHXH, HN, 1988, các tác giả đã phân tích lịch sử du nhập và quá trình phát triển của Phật giáo; các tông phái Phật giáo và phân tích vai trò của Phật giáo đối với lĩnh vực tư tưởng chính trị trong suốt chiều dài lịch sử Việt nam. Ngoài ra, còn phải kể đến một số công trình như: Cuốn “Đối thoại giữa Triết học và Phật giáo của Jean Francois Revel và Matthieu Ricard do Hồ Hữu Hưng dịch, Phật giáo những vấn đề Triết học của O.O. 5 Rozenberg do Ngô Văn Doanh và Nguyễn Hùng Hậu dịch, Đức Phật và Phật pháp do Phạm Kim Khánh dịch, Phật học cơ bản của Ban Hoằng pháp Trung ương, Triết học Phật giáo Hoa Nghiêm Tông của Garma C.C.Chang, Cuốn Bước đầu học Phật của Thích Thanh Từ, Con đường thành Phật của Pháp sư Ấn Thuận, Tôn giáo khái niệm và lịch sử của Thích Nguyên Hạnh, Tìm hiểu đạo Phật của Khantipalo do Thích Chơn Thiện dịch, Triết học Phật giáo của Nguyễn Duy Hinh..v..v…những công trình này, tùy ở góc độ tiếp cận và cách phân tích có thể khác nhau, nhưng nhìn chung đều cung cấp những kiến thức cơ bản và có hệ thống về Phật giáo với tư cách là một tôn giáo, đồng thời thể hiện những tư tưởng triết học. Đây là những công trình có giá trị tham khảo quan trọng để tác giả luận văn định hướng và triển khai nội dung nghiên cứu của mình. 2.2. Những công trình nghiên cứu về nhân sinh quan Phật giáo, Tứ diệu đế, và ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống xã hội. Đầu tiên, phải kể đến công trình “Phật học phổ thông” của Hòa thượng Thích Thiện Hoa. Trong công trình này, tác giả đã trình bày một cách sâu sắc những hiểu biết về Tứ diệu đế trong khóa III gồm 12 chương, cung cấp khối lượng kiến thức khá đầy đủ về Tứ diệu đế, tiếp đó, trong khóa V chương 10 tác giả đề cập đến Nhân sinh quan Phật giáo, phân tích con người đến từ đâu theo các quan niệm của Nhân thừa, Thiên thừa, Nhị thừa, Đại thừa để từ đó thấy được Nhân sinh quan của đạo Phật không phải là bi quan yếm thế mà bi quan hay lạc quan là do ý niệm của con người. Cùng nội dung liên quan đến vấn đề này, trong cuốn: “Kinh Chuyển Pháp Luân” của Nyanatiloka, do Huỳnh Văn Niệm dịch, tác giả đã chọn lọc trích từ tạng kinh Pali những huấn ngữ đầu tiên của đức Phật thuyết tại vườn Lộc Giã, nội dung trong tác phẩm này chú trọng về bốn pháp Tứ diệu đế trong đó có Thập nhị nhân duyên, Bát chính đạo, Tứ niệm xứ.. 6 Những vấn đề về nhân sinh quan Phật giáo với tư cách là một nội dung tư tưởng triết học cũng được đề cập rải rác trong từng nội dung cụ thể hoặc toàn bộ giáo lý qua một số công trình tiêu biểu như: “Đại cương triết học Phật giáo Việt nam”, tập một: từ khởi nguyên đến thế kỷ XIV của Nguyễn Hùng Hậu, NXBKHXH, HN, 2002. Trong công trình này, tác giả Nguyễn Hùng Hậu đã dành hẳn chương cuối của cuốn sách để trình bày về nhân sinh quan Phật giáo và nhân sinh quan Phật giáo Việt nam. Những lý giải của tác giả từ góc độ triết học đã giúp người đọc hình dung một cách có hệ thống những tư tưởng cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo từ quan niệm về con người đến quan niệm về cuộc đời con người để từ đó khảo sát các quan niệm khác nhau về nhân sinh quan của Phật giáo Việt nam qua các thời kỳ lịch sử. Luận án tiến sĩ của Nguyễn Thị Toan “Quan niệm về giải thoát trong Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống người Việt nam hiện nay” bảo vệ năm 2006 lại bàn đến một trong những nội dung cơ bản nhất của nhân sinh quan Phật giáo: vấn đề giải thoát, từ đó làm rõ ảnh hưởng của quan niệm này của Phật giáo đến đời sống người Việt nam hiện nay trên những bình diện cơ bản của đời sống như: kinh tế, xã hội, chính trị, đạo đức…. Cuốn: “Tứ diệu đế” của Đức Đạt – Lai Lạt Ma XIV, nhà xuất bản tôn giáo, 2012, là cuốn sách có tính chất kinh điển ghi lại những bài giảng của Đức Đạt – Lai Lạt Ma XIV với ngôn ngữ hiện đại để dẫn dắt người đọc đến với nội dung cơ bản nhất trong giáo lý của Phật giáo: Tứ diệu đế, giúp người đọc hình dung phần nào những giáo pháp cơ bản của Phật giáo được áp dụng để giải thích và quán chiếu, nhằm khai mở con đường nhận thức ra đau khổ, dẹp bỏ nó để đi đến hạnh phúc viên mãn. Trong cuốn: “Đạo đức Phật giáo với đạo đức người Việt nam” của Đặng Thị Lan, nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà nội, 2006 tác giả trên cơ sở phân tích mối liện hệ giữa đạo đức Phật giáo với đạo đức truyền thống dân tộc đã phân tích một cách thuyết phục ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến đạo đức người Việt nam hiện nay. Chính sự hòa quyện này đã tạo nên sức mạnh đoàn kết của dân tộc Việt nam để chiến thắng các kẻ thù xâm 7 lược. Cuốn “Tìm hiểu nhân sinh quan Phật giáo” của Thích Tâm Thiện, là công trình chuyên bàn về nhân sinh quan Phật giáo. Trong công trình này, tác giả đã lấy Duyên sinh – Vô ngã làm điểm trung tâm để nghiên cứu nhân sinh quan Phật giáo. Ngoài ra, còn một loạt các công trình, bài viết có liên quan đến vấn đề này như: Phật giáo với văn hóa Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy, Ảnh hưởng của tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam của Lê Hữu Tuấn, Luận án tiến sĩ triết học, Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay của Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Các luận văn thạc sĩ Triết học, Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đối với đời sống tinh thần của con người Nam Định của Phạm Thị Thanh Mai, Nhân sinh quan Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến lối sống con người Việt Nam và Tư tưởng chính trị xã hội của Nho Gia và Pháp Gia của Nguyễn Minh Nhựt….. và nhiều bài viết được đăng tải trên các báo, tạp chí như: Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo, Tạp chí Công tác tôn giáo, Tạp chí thông tin khoa học xã hội, Tạp chí Triết học…. được các học giả đánh giá cao. Trong các tác phẩm kể trên, khi đề cập và phân tích giáo lý của Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống xã hội đều có những phân tích và chỉ ra một số nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo, đồng thời cũng đều có đề cập đến Tứ diệu đế. Điểm qua tình hình nghiên cứu cho thấy những công trình nghiên cứu ở các mảng lĩnh vực khác nhau, nhưng ít nhiều đều đã bàn đến những nội dung cơ bản của triết học Phật giáo trong đó có vấn đề nhân sinh quan. Tuy nhiên, những công trình riêng biệt nghiên cứu về nhân sinh quan Phật giáo thể hiện qua Tứ diệu đế chưa nhiều và có hệ thống. Đây là hướng nghiên cứu chính mà luận văn muốn tập trung vào. 3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn. 8 Mục đích: Luận văn trình bày một cách hệ thống quan niệm về nhân sinh quan Phật giáo thể hiện trong giáo lý Tứ diệu đế và đánh giá giá trị của quan điểm này. Nhiệm vụ: Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ: - Hệ thống hoá một số khái quát chung về Nhân sinh quan Phật giáo và Tứ diệu đế. - Phân tích nội dung nhân sinh quan Phật giáo thể hiện trong Tứ diệu đế và đánh giá giá trị của những quan điểm này. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu. Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên quan điểm của Chủ nghĩa Mác- Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng. Phương pháp nghiên cứu: Tác giả luận văn dùng phương pháp nghiên cứu của Tôn giáo học, triết học như: phân tích, tổng hợp, lôgic, lịch sử, khái quát hóa, trừu tượng hóa. 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu. Đối tượng nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu về Nhân sinh quan Phật giáo và những giá trị của nó. 9 Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu những biểu hiện của Nhân sinh quan Phật giáo qua Tứ diệu đế, trong đó tập trung phân tích quan niệm về nỗi khổ của đời người, về giải thoát và Niết bàn và đánh giá giá trị của các quan điểm này thông qua những ảnh hưởng của nó trên một số lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội như: đạo đức, lối sống ở Việt nam trong giai đoạn hiện nay. 6. Đóng góp của luận văn. - Luận văn góp phần hệ thống hoá những nội dung cơ bản trong nhân sinh quan Phật giáo được thể hiện qua giáo lý Tứ diệu đế, qua đó làm rõ thêm những giá trị tư tưởng triết học của giáo lý Phật giáo. Luận văn cung cấp nguồn tư liệu để làm tài liệu tham khảo cho việc học tập, nghiên cứu của sinh viên, học viên ngành Tôn giáo học, Triết học, và những nghiên cứu liên quan đến Phật giáo. 7. Bố cục luận văn. Ngoài phần mở đầu, kết thúc và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 2 chương 7 tiết. 10 Chƣơng 1 MỘT SỐ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO VÀ TỨ DIỆU ĐẾ 1.1 Nhân sinh quan và Nhân sinh quan Phật giáo. 1.1.1. Khái niệm Nhân sinh quan. Từ buổi sơ khai của xã hội loài người cho đến thời kì xã hội văn minh hiện đại hiện nay, có hai câu hỏi lớn luôn là nỗi trăn trở của con người mà mọi lời giải thích đều chưa thực sự thỏa đáng: Vũ trụ là gì? Và con người từ đâu mà có? Hai câu hỏi nan giải này luôn là những thách thức, ám ảnh tâm thức con người. Đã có biết bao nhà tư tưởng, triết gia, đạo sĩ… mài mòn sách vở, dốc cạn tâm lực để mong mở được cánh cửa chân lý, tìm hiểu tường tận về vũ trụ và con người. Nhưng tất cả đều như những kẻ lữ hành loanh quanh mãi trong rừng rậm của tri kiến, vẫn không tìm được lối ra, chưa có những lời giải đáp hoàn hảo nhất. Trong quá trình tồn tại, lao động và sinh sống, con người khác con vật ở chỗ họ không chỉ tồn tại thích nghi một cách thụ động mà mục đích chính trong hoạt động sống của con người là chinh phục tự nhiên, tìm cách biến đổi thế giới theo yêu cầu cuộc sống của mình. Quá trình tìm tòi, giải đáp những câu hỏi về thế giới, về con người đã làm hình thành nên những quan niệm nhất định về thế giới, về con người, về vai trò, vị trí của con người trong thế giới đó. Đó chính là thế giới quan. Vậy thế giới quan là gì? Thế giới quan, theo quan niệm của Triết học Mác- Lênin là “toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, về bản thân con người, về vị trí của con người trong thế giới ấy” [14;7]. Như vậy, thế giới quan là biểu thị cách nhìn khái quát đối với toàn bộ thế giới trong đó có con người với tư cách là một bộ phận của thế giới. 11 Về nguồn gốc, thế giới quan ra đời từ cuộc sống, nó chỉ tồn tại ở con người, là kết quả trực tiếp của quá trình nhận thức nhưng bao hàm trong nó cả yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan, cả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn. Thế giới quan được hình thành trong quá trình con người nhận thức và cải tạo thực tiễn. Chủ thể của thế giới quan có thể là cá nhân hay một nhóm, một cộng đồng người trong xã hội. Về hình thức thế giới quan có thể biểu hiện dưới dạng các quan điểm, quan niệm rời rạc, cũng có thể biểu hiện dưới dạng hệ thống lý luận chặt chẽ. Về cấu trúc, vì thế giới quan là một hiện tượng tinh thần phức tạp nên có nhiều cách tiếp cận khi nói tới các bộ phận của thế giới quan. Nhưng nhìn chung đều thừa nhận có ba yếu tố cơ bản : tri thức, tình cảm, niềm tin. Tri thức là sự hiểu biết của con người về thế giới, là kết quả của nhận thức thế giới. Tri thức có nhiều loại. Tri thức về tự nhiên, xã hội và con người. Tri thức tự nó chưa phải là thế giới quan, chỉ khi kết hợp với niềm tin (với tư cách là sự xác quyết giá trị chân lý của tri thức) và tình cảm (sự yêu mến và tin tưởng vào tính đúng đắn của tri thức), tri thức mới trở nên sâu sắc, thành lý tưởng, là động cơ, cơ sở của con người hành động. Vì thế, thế giới quan nhất quán là sự thống nhất giữa tri thức, niềm tin và tình cảm để từ đó có thể xác lập được lập trường, quan điểm. Thế giới quan bao gồm trong nó nhân sinh quan (khi đưa ra những quan niệm về con người, vị trí và giá trị cuộc sống của con người). Chức năng của thế giới quan là chức năng nhận thức, chức năng xác lập giá trị, chức năng đánh giá, chức năng điều chỉnh hành vi, từ đó định hướng cho toàn bộ hoạt động sống của con người. Thế giới quan có ba hình thức: Thế giới quan huyền thoại, thế giới quan tôn giáo và thế giới quan triết học. 12 Thế giới quan huyền thoại là hình thức thế giới quan đặc trưng của người nguyên thủy. Nó phản ánh những quan niệm của người nguyên thủy về thế giới dựa trên sự kết hợp giữa tri thức và sự tưởng tượng. Trong hình thức thế giới quan này các yếu tố như tri thức và xúc cảm, lý trí và tín ngưỡng, thật và ảo ….luôn hòa quyện, đan xen vào nhau tạo nên sự phản ánh, những quan niệm đặc thù của người nguyên thủy về thế giới và con người. Thế giới quan tôn giáo là hình thức phản ánh thế giới khách quan một cách hư ảo, dựa căn bản trên niềm tin tôn giáo. Nó là sự giải thích thế giới trên cơ sở thừa nhận sự sáng tạo ra thế giới bởi lực lượng siêu nhiên, thần thánh. Đặc trưng chủ yếu của hình thức thế giới quan này là niềm tin cao hơn lý trí, trong đó niềm tin vào một thế giới khác, tốt đẹp và hoàn mỹ mà con người sẽ đến sau khi chết giữ vai trò chủ đạo. Thế giới quan triết học là “thế giới quan được thể hiện bằng hệ thống lý luận thông qua hệ thống các khái niệm, nguyên lý, phạm trù, quy luật. Nó không chỉ nêu ra các quan điểm, quan niệm của con người về thế giới và về bản thân con người, mà còn chứng minh các quan điểm, quan niệm đó bằng lý luận” [2;278]. Thế giới quan triết học chỉ hình thành khi nhận thức con người đạt tới trình độ cao với năng lượng trừu tượng hóa, khái quát hóa của tư duy trừu tượng Như vậy, thế giới quan chính là biểu hiện của cách nhìn bao quát đối với thế giới bao gồm cả thế giới bên ngoài, cả con người và cả mối quan hệ của người đối với thế giới. Nó quy định thái độ của con người đối với thế giới và là kim chỉ nam cho hành động của con người. Thế giới quan có vai trò quan trọng trong đời sống con người. Nó giúp con người xác định mục tiêu, phương hướng hoạt động của bản thân, trên cơ sở đó, hoạt động của con người mới mang tính hướng đích và thể hiện được tính tự giác cao. Thế giới quan giúp con người xác định lý tưởng, hoài bão, 13 ước mơ, ý nghĩa cuộc sống. Có một thế giới quan đúng đắn sẽ hướng con người hoạt động theo sự phát triển theo tính quy luật của tự nhiên và xã hội, góp phần vào sự tiến bộ của xã hội. Nhân sinh quan là bộ phận của thế giới quan (hiểu theo nghĩa rộng), gồm những quan niệm về cuộc sống của con người, đời người, là những quan niệm về mục đích, ý nghĩa, giá trị của cuộc sống con người. Đó là sự phản ánh tồn tại xã hội ở những cấp độ khác nhau của con người. Nội dung của nhân sinh quan biểu hiện những nhu cầu, lợi ích, khát vọng và hoài bão của con người trong mỗi chế độ xã hội cụ thể. Mỗi thời đại, giai đoạn lịch sử khác nhau, nhân sinh quan của con người là khác nhau. Ngay trong bản thân mỗi con người thì nhân sinh quan cũng có thể thay đổi tùy vào điều kiện khách quan và nhận thức chủ quan của mình. Nhân sinh quan vừa mang tính giai cấp, vừa có tính xã hội rộng lớn khi vượt thoát khỏi những hiểu biết và kinh nghiệm cá nhân thông thường để vươn tới tầm khái quát lý luận. Do đó nghiên cứu vấn đề nhân sinh quan tức là “nghiên cứu vấn đề bản chất, mục đích thái độ và hành vi của đời sống con người” [26;7]. Nhân sinh quan có vai trò rất quan trọng, nó có tính định hướng cho toàn bộ hoạt động sống và hành vi của con người trong xã hội. Trong cuộc sống, con người luôn suy nghĩ về cuộc sống của chính mình và không lúc nào ngừng hoạt động để phục vụ cho cuộc sống của mình. 1.1.2. Nhân sinh quan Phật giáo. Phật giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới, ra đời ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VI TCN ở miền đông bắc Ấn độ. Đây là thời kỳ của chế độ nô lệ kiểu phương đông với chế độ phân chia đẳng cấp khắt khe và sự thống trị tư tưởng của Đạo Bà la môn. Những tư tưởng của Phật giáo khi ra đời như là sự phản kháng lại những bất công trong xã hội, mong muốn một sự bình đẳng trước hết về tinh thần, ý thức, tôn giáo. Người sáng lập ra Phật giáo là thái tử Tất 14 Đạt Đa, họ Cồ Đàm (Gautama Siddhattha) con vua Tịnh Phạn (Shuddhodana) thuộc bộ tộc Thích ca (Sakya), một bộ tộc nhỏ ở trung lưu sông Hằng. Đức Phật Thích Ca trên cơ sở kế thừa các tư tưởng có tầm ảnh hưởng lớn ở Ấn Độ cổ đại như kinh Upanishad, kinh Veda….sáng lập ra trường phái tôn giáotriết học mới dựa trên ba quan điểm nền tảng: Vô ngã, vô thường và duyên khởi để đi đến mục đích tối hậu là giải thoát chúng sinh khỏi nỗi khổ đau nơi nhân thế, bằng nỗ lực của bản thân mình để tỉnh ngộ, vượt thoát đạt tới Niết bàn. Tư tưởng triết học Phật giáo mang đậm dấu ấn của chủ nghĩa nhân văn và tính biện chứng sâu sắc. Nhìn chung, các giáo lý của Phật giáo đều xoay quanh những kiến giải về thế giới và con người. Tuy nhiên, nếu phân chia một cách tương đối thì các lý thuyết của Phật giáo về : Pháp, Bản thể, Tâm, Vô thường, Duyên khởi, Sắc không …là những quan niệm về thế giới. Các lý thuyết về Vô ngã, Luân hồi, Nhân quả, Nghiệp và Nghiệp báo, Thập nhị nhân duyên, Tứ diệu đế, Giải thoát và Niết bàn là nói về con người, đó cũng là những nội dung của nhân sinh quan Phật giáo. Như vậy, nhân sinh quan Phật giáo là quan niệm của Phật giáo về con người và đời người, về mục đích của cuộc sống và cách thức giải thoát con người khỏi mọi khổ đau, đạt tới Niết bàn. Đối với Phật giáo nguyên thủy, khía cạnh vũ trụ quan, thế giới quan có phần mờ nhạt, trong khi đó khía cạnh nhân sinh quan lại nổi lên khá rõ. Phật giáo không coi trọng nguyên lý, nguyên nhân hay căn nguyên như ta thường thấy trong các hệ thống triết học khác, không thừa nhận có đấng thần linh sáng tạo ra vạn vật. Theo Phật giáo, vũ trụ không phải là qui tâm độc nhất, đó là trường cộng sinh của vạn hữu. Phật giáo quan niệm mọi vật được tạo thành có ít nhất là hai nguyên nhân, những sáng hóa hay biến thành của các nguyên nhân đi trước nối tiếp trong liên tục thời gian từ quá khứ đến hiện tại và tương lai. 15 Phật giáo cho rằng chân lý là ở ngay đời sống thực tế hiện hữu. Chân lý có được từ hai khía cạnh: thực tế thể hiện ra bên ngoài và thực tế trừu tượng (chỉ có thể nắm bắt được qua nhiều lần quan sát và xét đoán trên thực tiễn). Các phương pháp nhận thức của Phật giáo dựa trên mối quan hệ giữa tâm và vật, quan hệ giữa chủ thể và khách thể, quan hệ giữa ý căn và quá trình phát triển của nhận thức. Bằng phương pháp quán lưu chuyển và hoàn diệt về Thập nhị nhân duyên, đức Phật đã chứng đạt trí tuệ sáng suốt, đoạn trừ tất cả mọi sự chướng ngại, thoát ly sinh tử khổ đau và đạt được Nhất thiết chủng trí. Phật giáo quan niệm rằng, mọi sự vật “có” và “không” đều nằm trong quy luật tương đối, tức nó “có” và có trong sự không tồn tại vĩnh viễn, mà có để rồi biến đổi, suy hoại trở về “không” và “không” lại là một hình thái cho sự bắt đầu “có” của sự vật mới. Để giải đáp những thắc mắc con người do đâu mà có? Có từ khi nào? Nó tùy thuộc vào hiện tượng diến tiến. Cái “hiện tượng diễn tiến tùy thuộc những điều kiện” ấy được nói rõ trong Thập nhị nhân duyên. Đây là bài pháp giảng về tiến trình của hiện tượng sinh tử luân hồi, nguồn gốc đau khổ và chỉ nhằm mục đích giúp con người thoát khỏi các phiền não của đời sống. Nội dung cơ bản của nhân sinh quan Phật giáo thể hiện trong những quan niệm về con người, về đời người, về giải thoát, Niết bàn.v.v.. Trong quan niệm về con người, trước hết Phật giáo đưa ra quan niệm về cấu tạo thân thể con người và bản chất của con người. Thể hiện quan điểm duy vật khi quan niệm con người được cấu tạo từ các yếu tố của thế giới vật chất, là một bộ phận của thế giới đó nên khi lý giải về số phận con người và 16 đời người, Phật giáo bắt đầu từ những quan điểm về “vô thường”, “vô ngã”, “duyên khởi”… Vô thường (anitya) là quan điểm nói về sự vận động, biến đổi phát triển không ngừng nghỉ của thế giới. Theo Phật giáo, thế giới là một dòng chuyển động liên tục. Vạn vật trong vũ trụ đều trải qua bốn thời kỳ sinh- trụ-dị -diệt hay thành –trụ -hoại- không. Trong bốn thời đó, thời kỳ trụ lại hết sức ngắn ngủi, chỉ bằng một sát na (chỉ bằng một nháy mắt), bởi vậy, sự tồn tại chỉ là tạm thời, trong dòng biến dịch đó, sự vật thoắt có, thoắt không, không đáng nương tựa: “Nên biết tất cả các hành là vô thường, biến dịch, hư hoại, không đáng nương tựa. Phàm là các pháp hữu vi thì thật đáng nhàm chán. Phải cầu đạo giải thoát hầu thoát khỏi thế gian này” [9; 437]. Có hai loại vô thường: sát na vô thường là sự chuyển biến nhanh, trong thời gian ngắn, thậm chí chỉ là một chớp mắt, người ta chưa kịp nhận ra và cảm nhận thì nó đã biến mất. Nhất kỳ vô thường là sự chuyển biến trong từng giai đoạn, có quá trình ra đời, biến đổi, phát triển và diệt vong theo chu trình thành - trụ- hoại- không. Trong sự biến đổi đó, cái đã thành hình thực ra đang trong quá trình tan rã, cái chưa hiện hữu mới là cái sẽ đích thực tồn tại, vì thế, thế giới là sắc sắc không không: “không phải khi vạn vật sinh ra mới là sinh, khi vạn vật diệt, mới gọi là diệt, mà từng phút, từng giây, từng sát na, sự sống và sự chết liên tiếp xảy ra” [68; 75]. Vì thế gian là vô thường nên mọi vật đều vô tự tính (không có bản thể riêng) hay còn gọi là vô ngã (Anatman). Trong sự chuyển động liên tục của thế giới, sự tồn tại của con người chỉ là giả tạm theo triết lý nhân duyên, là sự tập hợp của ngũ uẩn. Đủ nhân duyên hợp lại thì thành, hết nhân duyên thì tan rã, hư hoại. Vậy sống, chết cũng chỉ là sự hợp tan của ngũ uẩn giống như cái nhà là sự giả hợp của tranh, tre, nứa, lá, bùn, đất…, cái xe là giả hợp của bánh, càng, gọng, nan hoa….tách từng bộ phận đó ra thì sự vật không còn là nó. 17 Từ quan niệm về “vô ngã”, “vô thường”, Phật giáo đưa ra quan niệm về cấu tạo thân thể con người dựa vào thuyết ngũ uẩn. Uẩn nghĩa là sự tụ tập, tích tập theo từng loại, cùng loại, cùng với tính chất giống nhau, nhóm lại một nhóm. Điểm thống nhất của con người và thế giới theo Phật giáo thực chất là không có tự ngã. Tất cả chỉ là sự tan hợp của ngũ uẩn. Thế giới là thế giới của duyên sinh nên ngũ uẩn đó chính là thập nhị nhân duyên ở mặt tự thể. Quan niệm này của Phật giáo bị chi phối bởi thuyết “duyên khởi” rất đậm nét. Duyên khởi (pratityyasamutpada) là sự ghép của hai từ “Pratĩt” nghĩa là “phụ thuộc vào” và “samutpãda” có nghĩa là “sự sinh khởi”. Nguyên lý này có nghĩa là sự hiện hữu của tất cả mọi sự vật trong vũ trụ chỉ là kết quả của sự tương tác giữa các nguyên nhân (nhân) và điều kiện (duyên), nó không chỉ đúng đối với từng sự vật mà là nguyên lý tồn tại chung của toàn bộ thực tại. Nhân là nguyên nhân, là năng lực tiềm ẩn của mọi sự hình thành, biến đổi. Duyên là những quan hệ, những điều kiện, những tác nhân giúp cho nhân phát khởi hiện hành. Vì thế: “khi phân tích sự vật trong nhận thức bằng cách chia chẻ chúng thành từng yếu tố cấu thành, bạn sẽ hiểu ra được rằng bất cứ sự vật nào cũng đều hình thành với sự phụ thuộc hoàn toàn vào các yếu tố khác. Do đó, không một sự vật nào có tự tính tồn tại riêng rẽ” [17;44]. Và chỉ khi thấu hiểu nguyên lý duyên khởi mới thấy được Pháp, với tư cách là các sự vật, hiện tượng phong phú trong đời sống hiện thực, các dạng tồn tại của thế giới. Từ nguyên lý duyên khởi như vậy nên khi lý giải về cấu tạo của con người và sự tồn tại của con người trong thế giới, Phật giáo cho rằng có năm yếu tố cấu tạo nên thân thể và tinh thần con người. Cái được gọi là chúng sinh gồm năm uẩn, ngoài năm uẩn ấy không có chúng sinh. Nếu bỏ năm uẩn ra sẽ không còn gì tồn tại, không có linh hồn hay bản ngã trong một uẩn riêng lẻ, không có linh hồn trong năm uẩn hợp lại, mà linh hồn cũng không có ngoài năm uẩn ấy. Năm uẩn này kết hợp với nhau thành một giả tướng, giả tướng ấy được gọi là con người. Năm uẩn đó chính là (sắc, thụ, tưởng, hành, thức) trong đó “sắc” uẩn là yếu tố vật chất, “thụ, tưởng, hành, thức uẩn” là yếu tố 18
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan