Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Biểu mẫu - Văn bản Văn bản Nội dung kiểm tra công tác quản lý chuyên môn của bgh trường thpt...

Tài liệu Nội dung kiểm tra công tác quản lý chuyên môn của bgh trường thpt

.DOC
6
327
50

Mô tả:

A/ KIỂM TRA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG - Các loại kế hoạch của Hiệu trưởng - Hồ sơ nhà trường theo Điều lệ nhà trường - Công tác văn thư lưu trữ, công tác kiểm tra nội bộ trường học; công tác thi đua khen thưởng; phân công nhiệm vụ Ban giám hiệu và các thành viên trong trường; việc thực hiện qui chế dân chủ; hồ sơ hội đồng trường; Hồ sơ cán bộ viên chức nhà trường; - Các loại biên bản sinh hoạt, hội họp của nhà trường (Họp Ban giám hiệu; Ban giám hiệu mở rộng; Hội đồng sư phạm nhà trường và các loại biên bản khác…); công tác quản lý tài chính, quản lý tài sản; công tác phối hợp.. . B/ NỘI DUNG KIỂM TRA CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHUYÊN MÔN CỦA BAN GIÁM HIỆU TRƯỜNG THCS. I- HỒ SƠ : 1) Các loại văn bản (căn cứ vào Sổ theo dõi CV đến, CV đi, cấp phát văn bằng chứng chỉ) để kiểm tra: - Các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của cấp trên (Bộ; Sở). - Các văn bản chỉ đạo về chuyên môn của nhà trường. - Các Quyết định do Hiệu trưởng (HT) ban hành: QĐ thành lập tổ chuyên môn; QĐ bổ nhiệm các chức danh quản lý các tổ, bộ phận; QĐ phân công nhiệm vụ kiêm nhiệm (GV chủ nhiệm, GV kiêm nhiệm thiết bị- thí nghiệm ..); QĐ thành lập hội đồng khoa học; QĐ thành lập hội đồng thi đua, khen thưởng .. - QĐ phân công chuyên môn (chính khóa và ngoại khóa), dạy tự chọn , dạy hướng nghiệp, bồi dưỡng HSG, HS yếu, kém, học sinh khuyết tật . . - Hội đồng trường (HĐT): QĐ thành lập HĐT; Nghị quyết của HĐT hằng năm; Sổ họp của HĐT. 2) Sổ điểm điện tử, học bạ (CV số 1021/SGDĐT-GDTrH ngày 11/8/2015; CV số 1378/SGDĐT-GDTrH ngày 26/7/2016): - Tổ chức phân quyền quản lý Sổ điểm điện tử cho các cấp trong nhà trường. - Kiểm tra theo dõi học sinh vắng, bỏ học (phần đầu sổ). - Kiểm tra số cột điểm/môn theo quy định. - Kiểm tra việc vào điểm, sửa điểm theo quy chế. - Kiểm tra việc quản lý sổ điểm của BGH nhà trường. - Học bạ của HS (vào điểm trong học bạ, phê và ký học bạ, bảo quản ) 3) Hồ sơ công tác duy trì sĩ số HS - Kiểm tra sổ đăng bộ, Sổ theo dõi HS chuyển đến, chuyển đi và HS bỏ học. - Công tác quản lý học sinh của GV chủ nhiệm và của nhà trường phối hợp các đoàn thể như Công đoàn CS; Đoàn thanh niên; các hiệp hội . . 4) Hồ sơ kiểm tra lại và rèn luyện HS trong hè: QĐ thành lập Hội đồng xét lên lớp cho các HS kiểm tra lại và rèn luyện lại trong hè; Danh sách học sinh lên lớp, ở lại sau hè; Phân công GV ra đề và GV chấm kiểm tra. Đề kiểm tra và đáp án biểu điểm. 1 5) Kế hoạch hoạt động của nhà trường (tuần, tháng, học kỳ): - KH tổng thể của nhà trường và KH hoạt động chuyên môn trong năm học; KH giảng dạy chính khóa, ngoại khóa; KH phụ đạo HS yếu, kém; KH bồi dưỡng HS giỏi; KH thi GV giỏi cấp trường; Kế hoạch kiểm tra giáo viên (toàn diện). Thời khóa biểu chính khóa, ngoại khóa; KH kiểm tra định kỳ (1 tiết trở lên). Kế hoạch thao giảng, hội giảng. lịch dự giờ, thăm lớp của BGH. 6) Chương trình giảng dạy (phân phối chương trình): Có bao nhiêu chương trình giảng dạy/khối lớp. Tính mới, tính sáng tạo ở phần nào (cụ thể) + Chương trình chính khóa và dạy học tự chọn. + Chương trình dạy học ngoài giờ (2 tiết/tháng); + Giáo dục hướng nghiệp (1 tiết/tháng) + Chương trình bồi dưỡng HS giỏi, phụ đạo HS yếu-kém, hoạt động trải nghiệm và sáng tạo phục vụ cho thi KHKT dành cho học sinh THCS và thi tích hợp liên môn dành cho GV và HS. 7) Quản lý dạy thêm, học thêm trong nhà trường và công tác xã hội hóa GD: - Biên bản họp của Ban đại diện cha mẹ học sinh với sự đồng thuận cho con em được học thêm trong nhà trường. - Phân lớp HS theo các nhóm năng lực. - Thực hiện thu chi tài chính theo quy định (ngoài ngân sách). II – SINH HOẠT CHUYÊN MÔN CỦA NHÀ TRƯỜNG: Thông qua sổ ghi biên bản họp chuyên môn của Hội đồng Sư phạm và các văn bản khác của nhà trường để kiểm tra các vấn đề sau: 1/ Việc phổ biến và quán triệt thực hiện các văn bản về chuyên môn do Bộ, Sở GD&ĐT đã ban hành (qua sổ hội họp của nhà trường) như: Hướng dẫn nhiệm vụ GDTrH năm học 2016-2017; Quy định kiểm tra chung; Tổ chức kiểm tra lại trong hè; Quy định sử dụng sổ điểm điện tử (công văn số 1021/SGD ĐT-GDTrH ngày 11/8/2015 và CV số 1378/SGDĐT-GDTrH ngày 26/7/2016); Xây dựng Chương trình giáo dục nhà trường (CV số 790/SGDĐT-GDTrH ngày 10/5/2016) tổ chức sinh hoạt chuyên môn theo cụm trường và quy định soạn giảng đổi mới theo “định hướng phát triển năng lực học sinh” (công văn số 1127/SGD ĐTGDTrH ngày 08/9/2015); Hướng dẫn đánh giá, xếp loại giờ dạy của giáo viên trung học (công văn số 994/SGDĐT-GDTrH ngày 07/8/2015); ….. Yêu cầu phải có các văn bản chuyên môn lưu trữ để minh chứng. 2/ Việc tổ chức đổi mới hoạt động CM: - Sinh hoạt trên website “Trường học kết nối” (bao nhiêu tài khoản đã được kích hoạt; số chuyên đề đã được đăng tải và thảo luận….); Sinh hoạt trên website của nhà trường. 2 - Số buổi sinh hoạt chuyên môn theo chủ đề, chuyên đề. Sinh hoạt về đổi mới soạn giáo án theo “định hướng phát triển năng lực học sinh” , thảo luận về soạn giảng dạy học tích hợp liên môn. - Số tiết thao giảng theo phương pháp mới “định hướng phát triển năng lực học sinh” , dạy học tích hợp liên môn. - Các chủ đề, chuyên đề đổi mới đã biên soạn. - Số GV tham gia tập huấn CM các cấp (Bộ, Sở, Trường). - Số tiết dự giờ, thăm lớp của BGH 2/ Công tác đổi mới kiểm tra đánh giá: Tổ chức kiểm tra chung (CV số 1624/SGDĐT-GDTrH ngày 6/9/2016 và CV số 1659/SGDĐT-GDTrH ngày 8/9/2016)) - Số môn kiểm tra chung/khối; Lịch kiểm tra chung - Quy trình làm đề kiểm tra (xây dựng ma trận đề thống nhất trong tổ ch môn trước khi ra đề; mỗi GV trực tiếp dạy học phải ra 01 đề kiểm tra có đáp án và biểu điểm; nhà trường chọn ngẫu nhiên 01 đề trong số các đề đã nộp; các đề còn lại được lưu trữ làm dữ liệu cho thư viện đề kiểm tra của trường). - Phân công GV coi kiểm tra - Việc xử lý kết quả các bài kiểm tra chung - Lưu trữ ma trận - đề - đáp án- biểu điểm các đề kiểm tra chung tại thư viện. Công tác chỉ đạo và quản lý điểm kiểm tra thường xuyên (15 phút và Ktra bài cũ). 3/ Công tác ngoại khóa và hoạt động trải nghiệm sáng tạo: - Tham gia các cuộc thi: HSG, sáng tạo KHKT, giải toán trên máy tính cầm tay, giải toán trên mạng, thi IOE, thi liên môn, thi ATGT, . . .Kết quả số HS đạt giải trong các kỳ thi trong vừa qua. - Công tác hoạt động ngoại khóa của nhà trường: Số buổi tổ chức hoạt động ngoại khóa của trường/ học kỳ (tổ chức hoạt động các câu lạc bộ về CM, tổ chức tham quan cho HS trải nghiệm) 4/ Công tác bồi dưỡng thường xuyên cho GV của nhà trường tổ chức. KH bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ và GV trong năm học. Công tác bồi dưỡng thường xuyên: KH bồi dưỡng thường xuyên cho GV. Công tác bồi dưỡng thường xuyên của nhà trường tổ chức. Số lần nhà trường tổ chức tập huấn CM/năm học - Kết quả BDTX hè do Sở tổ chức (30 tiết): - Kết quả BDTX cấp trường (30 tiết): - Tự BDTX trong năm học (60 tiết): 5/Hồ sơ giáo viên giỏi cấp trường: - Số đề tài NCKH và SKKN cấp trường ,cấp tỉnh. - Việc tổ chức thi GV giỏi cấp trường: Kế hoạch thao giảng, lập ban giám khảo, hội đồng khoa học trường . . - Số GV giỏi cấp trường, cấp tỉnh đã đạt được trong năm học vừa qua. 6/ Sinh hoạt Cụm trường: 3 - Thời gian và nội dung đăng cai tổ chức sinh hoạt tại trường - Thời gian và nội dung sinh hoạt tại các trường bạn - Số tiết thao giảng và số chuyên đề do các tổ chuyên môn của nhà trường thực hiện trong cụm trường. III – QUẢN LÝ CÁC ĐIỀU KIỆN PHỤC VỤ DẠY VÀ HỌC. 1) Sử dụng thiết bị-thí nghiệm và đồ dùng dạy học: - Số phòng học thực hành-thí nghiệm, phòng đa chức năng, nhà thi đấu, sân chơi bãi tập TDTT. Số nhân viên TB-TN và GV kiêm nhiệm. - Sử dụng “màn hình thông minh” (số giờ dạy/môn tại phòng máy; bộ môn sử dụng nhiều nhất, ít nhất), phòng học đa chức năng - Kiểm tra việc sử dụng TB-TN thực tế tại các phòng học bộ môn. Việc sử dụng thiết bị thí nghiệm (Lý , Hóa, Sinh, Tin, Tiếng Anh). 2) Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học: Việc sử dụng thí nghiệm ảo; Các phần mềm ứng dụng trong dạy học; Các trang Website được sử dụng . . . 3) Công tác phối hợp giữa các đoàn thể trong nhà trường Quy chế dân chủ, quy chế phối hợp, ….. IV- CÔNG TÁC BỒI DƯỠNG HSG, PHỤ ĐẠO HS YẾU KÉM 1/ Kế hoạch bồi dưỡng HSG; kế hoạch phụ đạo HS yếu kém ở các khối lớp; Kế hoạch thi chọn các đội tuyển HSG, thi KHKTdành cho HS trung học, giải toán trên máy tính cầm tay, giải toán trên mạng, thi IOE, thi liên môn; Kế hoạch phân luồng cho HS yếu kém . . . 2/ Phân công tổ chuyên môn biên soạn tài liệu phục vụ cho công tác bồi dưỡng HSG, phụ đạo HS yếu kém 3/ Bố trí GV bồi dưỡng và ôn tập: Số GV, số tiết/tuần Số GV tham gia bồi dưỡng các đội tuyển HSG (tổng số tiết/HK). Số GV tham gia ôn tập và phụ đạo cho HS yếu , kém (số tiết/HK). V- NỘI DUNG KIỂM TRA CÔNG TÁC ĐỘI 1- Kế hoạch hoạt động (năm, tháng, tuần) của Đoàn trường và Hội LHTN trường và các hoạt động theo chủ điểm, hoạt động thường xuyên; 2- Các khoản thu – chi của Đội 3- Các loại hồ sơ Đội. VI- NỘI DUNG CÔNG TÁC TƯ VÁN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG 1. Kế hoạch 2. Các loại QĐ 3. Các hồ sơ lưu VII- CÔNG TÁC GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ, TƯ TƯỞNG VÀ GIÁO DỤC PHÁP LUẬT CHO HỌC SINH 1- Công tác bồi dưỡng, phát triển Đoàn trong học sinh THCS . 4 2- Kế hoạch, chương trình, nội dung giáo dục tư tưởng chính trị, giáo dục pháp luật; 3- Việc triển khai thực hiện thông qua dạy học văn hóa, qua tổ chức hoạt động ngoại khóa… 4- Việc giáo dục phòng, chống tham nhũng theo Chỉ thị số 10 của Thủ tướng Chính phủ (tích hợp trong môn GDCD, các hoạt động ngoại khóa, việc sử dụng kinh phí); 5- Việc lồng ghép, tích hợp giáo dục “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh) vào các môn học, các hoạt động ngoại khóa; 6- Công tác phối hợp giữa nhà trường với các lực lượng giáo dục ngoài nhà trường trong việc đảm bảo an toàn giao thông, an ninh học đường; phòng, chống tệ nạn xã hội thâm nhập học đường. 7- Công tác hỗ trợ, giúp đỡ học sinh có hoàn cảnh khó khăn; các biện pháp giảm thiểu tỷ lệ học sinh bỏ học. VIII- NỘI DUNG KIỂM TRA CÔNG TÁC Y TẾ TRƯỜNG HỌC Nội dung 1: Quản lí và chăm sóc sức khỏe trong nhà trường 1. Tổ chức khám sức khỏe định kì và chăm sóc sức khỏe cho học sinh; 2. Quản lí hồ sơ theo dõi sức khỏe của học sinh; 3. Mua, bảo quản và cấp thuốc theo qui định; 4. Sơ cấp cứu ban đầu, chăm sóc sức khỏe ban đầu theo qui định của Bộ Y tế; Chuyển bệnh nhân đến các cơ sở y tế khi cần thiết. Nội dung 2: Tuyên truyền giáo dục, tư vấn các vấn đề liên quan đến sức khỏe cho học sinh, giáo viên, cán bộ nhân viên nhà trường và cha mẹ học sinh; Vận động học sinh tham gia bảo hiểm y tế. Nội dung 3: 1. Tổ chức thực hiện vệ sinh học đường, vệ sinh môi trường, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; 2. Phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống HIV/AIDS, các bệnh xã hội và thực hiện các hoạt động khác. Nội dung 4: Phối hợp với các cơ sở y tế, các đơn vị liên quan tại địa phương, các đơn vị tổ chức, đoàn thể trong nhà trường triển khai các hoạt động y tế trường học và các hoạt động y tế khác; Xây dựng môi trường trường học lành mạnh, an toàn. Tổ chức thực hiện sự chỉ đạo của ngành y tế địa phương về chuyên môn, nghiệp vụ. Nội dung 5: Sơ kết, tổng kết và báo cáo kết quả công tác y tế trường học. 5 IX- KIỂM TRA CÔNG TÁC TÀI CHÍNH 1./ Kiểm tra việc dạy tăng giờ năm học 2015-2016 2./ Kiểm tra việc thực hiện các khoản thu ngoài ngân sách của nhà trường năm học 2015-2016 và 2016-2017. 3./ Biên bản họp cha mẹ học sinh của các lớp và của nhà trường năm học 2015-2016 và 2016-2017 4/ Danh sách thu các loại quỹ ngoài nhân sách của lớp, của trường năm học 2015-2016 và 2016-2017 5/ Các loại hồ sơ khác có liên quan đến việc thu chi của nhà trường năm học 2015-2016 và 2016-2017 6/ Kiểm tra việc công khai tài chính năm học 2015-2016 và 2016-2017 6
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan