Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Khoa học xã hội Nông thôn và thành thị trong sáng tác của tản đà...

Tài liệu Nông thôn và thành thị trong sáng tác của tản đà

.PDF
109
125
140

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGÔ THỊ TUYẾT NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ TRONG SÁNG TÁC CỦA TẢN ĐÀ LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội - 2014 1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN NGÔ THỊ TUYẾT NÔNG THÔN VÀ THÀNH THỊ TRONG SÁNG TÁC CỦA TẢN ĐÀ Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60220121 Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Hải Yến Hà Nội – 2014 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chƣa đƣợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Ngô Thị Tuyết 3 Lời cảm ơn Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình tới TS. Trần Thị Hải Yến, ngƣời cô đã định hƣớng và luôn quan tâm, tận tình hƣớng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa văn học, các phòng, khoa của Trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã giúp đỡ, động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn thạc sĩ này. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 10 năm 2014 Học viên Ngô Thị Tuyết 4 Mục lục MỞ ĐẦU……………………………………………………………………..7 1. Lí do chọn đề tài……………………………………………………7 2. Lịch sử vấn đề………………………………………………………8 2.1. Lịch sử nghiên cứu, đánh giá Tản Đà…………………………...8 2.2. Lịch sử sưu tầm tác phẩm Tản Đà……………………………...10 3. Mục đích nghiên cứu……………………………………………...11 4. Phạm vi nghiên cứu……………………………………………….11 5. Phƣơng pháp nghiên cứu…………………………………………11 6. Đóng góp của đề tài……………………………………………….11 7. Cấu trúc của luận văn…………………………………………….11 NỘI DUNG Chƣơng 1: KHÔNG GIAN XÃ HỘI TRONG SÁNG TÁC VĂN HỌC VIỆT NAM TRƢỚC TẢN ĐÀ……………………………………...13 1. Nông thôn và thành thị trong cấu trúc xã hội Việt Nam thời trung đại…………………………………………………………………….13 1.1.1. Nông thôn trong cấu trúc xã hội Việt Nam thời trung đại…...13 1.1.2. Đô thị trong cấu trúc xã hội Việt Nam thời trung đại………..17 1.2. Thực tại và thực tại trong quan niệm sáng tác văn học Việt Nam thời trung đại…………………………………………………………19 1.3. Không gian xã hội trong tác phẩm văn học Việt Nam trƣớc Tản Đà………………………………………………………………………30 1.3.1. Giai đoạn từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIV…………………….30 1.3.2. Giai đoạn từ thế kỷ XV đến nửa đầu thế kỷ XVIII…………...34 1.3.3. Giai đoạn nửa sau thế kỷ XVIII đến hết thế kỷ XIX…………43 Tiểu kết……………………………………………………………….54 5 Chƣơng 2: TẢN ĐÀ VÀ KHÔNG GIAN XÃ HỘI VIỆT NAM NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XX…………………………………………56 2.1. Cuộc đời và sự nghiệp Tản Đà trong môi trƣờng xã hội Việt Nam đầu thế kỉ XX…………………………………………………………56 2.1.1. Cuộc đời Nguyễn Khắc Hiếu – Tản Đà………………………56 2.1.2. Sự nghiệp sáng tác của Tản Đà……………………………….58 2.2. Thành thị và nông thôn Việt Nam trong quá trình thực dân hóa đầu thế kỉ XX…………………………………………………………..59 2.2.1. Sự chuyển biến ở nông thôn…………………………………..60 2.2.2. Thành thị phát triển và sự xuất hiện những sinh hoạt mới, tầng lớp mới…………………………………………………………………61 Tiểu kết………………………………………………………….……68 Chƣơng 3: KHÔNG GIAN XÃ HỘI TRONG SÁNG TÁC CỦA TẢN ĐÀ……………………………………………………………………..70 3.1. Không gian nông thôn trong sáng tác của Tản Đà……………70 3.2. Không gian đô thị trong sáng tác của Tản Đà………………...82 3.3. Không gian sống qua nghê ̣thuâ ̣t viế t của Tản Đà……………94 3.3.1. Không gian thực, tiên mộng và cõi lòng tác giả……………...94 3.3.2. Nghệ thuật dụng ngôn của Tản Đà………………………….100 Tiểu kết……………………………………………………………...103 KẾT LUẬN………………………………………………………………..105 TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………..107 6 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong tiến trình vận động và phát triển của lịch sử văn học Việt Nam, Tản Đà giữ một vị trí đặc biệt quan trọng. Ông vừa là ngƣời sống ở giai đoạn giao thời của hai thế kỉ, vừa là giao thời của hai thời đại văn học. Mô ̣t số nhà nghiên cƣ́u đã coi Tản Đà nhƣ một dấu nối giữa hai hệ hình văn học, giữa văn học truyền thống và văn học hiện đại. Ông đƣợc coi là “nhà nho tài tử lỗi lạc cuối cùng trong lịch sử văn học Việt Nam, cùng với Phan Bội Châu khép lại cả một thời đại văn học, đồng thời cũng tạo ra những tiền đề tối cần thiết cho một sự tiếp tục của một thời đại văn học mới”[34, tr. 325]. Có thể nói, Tản Đà đã thổi “một cơn gió lạ” vào văn đàn với những quan niệm và phong cách sáng tác mới mẻ “Đem văn chương đi bán phố phường” hay “Nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng”. Với vai trò là “gạch nối văn chƣơng”, ngƣời đặt ra những nền móng cơ bản, tạo tiền đề, bƣớc đệm ban đầu cho quá trình hình thành và phát triển của văn học Việt Nam hiện đại sau này, Tản Đà - con ngƣời của “thế giới cũ” - đã có những cách tân, phá rào độc đáo. Tản Đà là một nhà nho sinh ra vào buổi suy tàn của chế độ phong kiến và Nho học, các giá trị truyền thống nằm trong trật tự lâu dài giờ đây bị đảo lộn. Công cuộc khai thác thuộc địa và khai hóa văn minh của thực dân Pháp trên đất An Nam tạo ra nền kinh tế hàng hóa, làm cho giá trị của đồng tiền lấn át mọi giá trị luân thƣờng đạo lý. Đó là thời đại “chữ nghĩa Tây” bắt đầu xuất hiện và nở rộ. Vừa ra đời nó đã dần xác lập vị trí chủ đạo, làm cho chữ “Tàu” tồn tại hàng ngàn năm ở xã hội phong kiến nông nghiệp lạc hậu này bị dồn đẩy vào bƣớc đƣờng suy tàn. Đây là thời buổi mà các nhà nho gọi là “Gió Á mƣa Âu”, buổi giao thời giữa hai nền văn hóa. Sống trong hoàn cảnh môi 7 trƣờng xã hội phƣơng Đông đang bị thực dân hóa theo xã hội phƣơng Tây ấy, Tản Đà đã chịu ảnh hƣởng không nhỏ và ông đã chủ trƣơng: Chữ nghĩa Tây Tàu chót dở dang Nôm na phá nghiệp kiếm ăn xoàng. Trong suốt nửa thế kỉ tận hƣởng cuộc sống nơi trần thế thì có tới hơn nửa cuộc đời Tản Đà sống với nghiệp văn chƣơng. Vốn là ngƣời ƣa thích chủ nghĩa xê dịch nên Tản Đà có “thú chơi” nay đây mai đó . Ông hoạt động trong một không gian khá rộng, từ Bắc tới Nam, từ nông thôn đến thành thị. Vì vậy trong di sản mà ông để lại , chúng ta thấy hiện lên hai môi trƣờng thực của xã hội Việt Nam lúc bấ y giờ là thành thị và nông thôn, trong đó thi ̣thành đang bi ̣ thƣ̣c dân hóa là mô ̣t thƣ̣c ta ̣i lầ n đầ u xuấ t hiê ̣n trong văn chƣơng Viê ̣t Nam. Và ngay cả nông thôn , vố n quen thuô ̣c với cả hai mảng văn ho ̣c viế t và văn học dân gian trƣớc đó , đến lúc này, cũng đã bắ t đầ u chiụ nhƣ̃ng luồ ng ảnh hƣởng mới. Thế nhƣng đó la ̣i là nhƣ̃ng khu vƣ̣c còn trố ng trong các công trình nghiên cứu đã có cho đế n thời điể m hiê ̣n ta ̣i về Tản Đà . Chọn hƣớng khảo sát sáng tác của Tản Đà tƣ̀ góc nhìn mới là không gian thành thị và nông thôn, chúng tôi hy vọng góp thêm vào việc tìm hiểu, nghiên cứu sự nghiệp Tản Đà. 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu, đánh giá Tản Đà Tản Đà bắt đầu xuất hiện trên văn đàn đã mang đến một tiếng nói riêng, cuố n hút ngay tƣ́c thì sự chú ý của độc giả. Tƣ̀ đó đế n nay , đã có nhiều công trình, bài viết nghiên cứu, phẩm bình, đánh giá về sự nghiệp văn chƣơng của Tản Đà. Dấ u mố c đầ u tiên là nhƣ̃ng bài viế t của Pha ̣m Quỳnh trên Đông Dương tạp chí, năm 1917. Tuy nhiên, Tản Đà đƣợc tập trung chú ý , đánh giá nhiều hơn là ở giai đoạn từ sau khi ông qua đời . Nổ i bâ ̣t là các bài viết của Xuân Diệu, Vũ Ngọc Phan, Hoài Thanh, Hoài Chân, Nguyễn Tuân... Tiế p đó, sau 1954 có nhƣ̃ng công trình nghiên cứu tiêu biểu nhƣ: 8 Năm 1964, tác giả Tầm Dƣơng cho xuất bản cuốn chuyên luận Tản Đà khối mâu thuẫn lớn. Đây là một công trình nghiên cứu khá toàn diện, đặt ra nhiều vấn đề về thơ văn của Tản Đà. Ở đó, tác giả đã nghiên cứu và khảo sát tƣ tƣởng, lí giải cơ sở xã hội và mâu thuẫn của nó trong thơ văn Tản Đà, trong đó vấn đề đáng quan tâm nhất là những vấn đề thuộc về kỹ thuật văn chƣơng của Tản Đà. Tiếp theo phải kể đến công trình của giáo sƣ Trần Đình Hƣợu trong cuốn Giáo trình văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900-1930 (1988). Tác giả đã đặt Tản Đà vào giai đoạn chuyển giao Đông Tây, nhƣng không phải với tƣ cách một cây bút chung chung mà là một tác giả thuộc loại hình nhà nho tài tử, tức là tìm hiểu cuộc sống của một kiểu tác giả cũ trong đời sống thực tế mới - đây là kiểu tiếp cận có ý nghĩa đột phá trong nghiên cƣ́u Tản Đà. Kế thừa và phát triển ý kiến của tác giả Trần Đình Hƣợu, năm 1976 trong khóa luận tố t nghiê ̣p Sự thống nhất giữa các mâu thuẫn trong tư tưởng và trong sáng tác của Tản Đà, Trần Ngọc Vƣơng đã tiếp tục lí giải và làm sáng rõ căn nguyên, đặc điểm, nội dung, tính chất của sự thống nhất giữa các mâu thuẫn trong tƣ tƣởng và sáng tác của nhà nho tài tử Tản Đà. Những ý tƣởng đó đƣợc tác giả phát triển trong các công trình sau đó nhƣ Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung, (1999), và chƣơng viết về Tản Đà trong Giáo trình Văn học Việt Nam ba mươi năm đầu thế kỉ, (2010). Ở chƣơng viết này, Trần Ngọc Vƣơng từ góc độ loại hình tác giả, góc độ chủ đề, đề tài và hệ thống thể loại để khẳng định “Nhiều sáng tác của Tản Đà đã đạt tới những thành tựu vượt ra ngoài sự thử thách của thời gian, để trở thành những giá trị nghệ thuật lâu dài, mang sắc thái cổ điển, phi thời, bất tử”[36, tr. 358]. Kể tƣ̀ đó, Tản Đà còn trở thành đối tƣợng tim ̀ hiể u của một số luâ ̣n văn, luâ ̣n án với nhƣ̃ng phƣơng diện tiếp câ ̣n khác nhau nhƣ: 9 Năm 2007, Nguyễn Ái Học với luận án tiến sĩ Thi pháp thơ Tản Đà đã chỉ ra cụ thể những nội dung cách tân thi pháp thơ của Tản Đà, và khẳng định, thơ Tản Đà mở ra một thế giới mới chƣa từng có trong thơ ca Việt Nam trƣớc đây, đồng thời mở ra một bƣớc ngoặt quan trọng, xác lập, khơi dòng cho sự ra đời và phát triển của thơ ca hiện đại. Năm 2013, Nguyễn Thị Hồng với luận văn thạc sĩ Tản Đà và sự hình thành đội ngũ kí giả - văn nhân chuyên nghiệp giai đoạn giao thời đã khảo sát phƣơng thức hành xử mới của Tản Đà trƣớc thời cuộc - dấn thân vào địa hạt báo chí với giấc mơ xác lập công danh bằng con đƣờng mới, góp phần đẩy nhanh sự hình thành lớp ngƣời viết mới. Ngoài ra còn nhƣ̃ng bài viết lẻ tẻ của mô ̣t số tác giả khác, nhƣ: Nguyễn Bách Khoa, Lê Xuân Bột, Phạm Xuân Thạch... Nhìn chung các công trình nghiên cứu về tác giả Tản Đà đã đề cập đến nhiều vấn đề cơ bản. Đặc biệt, các nhà nghiên cứu, phê bình đã tập trung tìm hiểu Tản Đà trên phƣơng diện một tác giả văn học có tài năng độc đáo và có vị trí dấu nối giữa hai thời kỳ lớn của văn học dân tộc. Riêng việc nhìn nhận Tản Đà từ một không gian xã hội văn hóa tuy đã đƣợc một số nhà nghiên cứu đề cập tới nhƣng đó mới chỉ là những nhận xét mang tính đơn lẻ nằm trong những nghiên cứu với hƣớng nghiên cƣ́u riêng . Nói cách khác , cho tới nay chƣa có một công trình riêng biệt nào nghiên cứu về vấn đề trên. Do đó, công trình của chúng tôi là công trình đầu tiên tìm hiểu về thành thị và nông thôn trong sáng tác của Tản Đà. Vì vậy đây là một hƣớng tiếp cận khá mới mẻ, hứa hẹn nhiều điều thú vị nhƣng cũng vô cùng khó khăn, phức tạp. 2.2. Lịch sử sưu tầm tác phẩm Tản Đà Tính từ khi Tản Đà qua đời, đã có một số công trình tuyển chọn các tác phẩ m của ông , nhƣng dày dă ̣n nhấ t phải kể đế n là công trình sƣu tập của Nguyễn Khắc Xƣơng gồm 5 tập (Tản Đà toàn tập, Nhà xuất bản Văn học, Hà 10 Nội 2002). Tuy chƣa phải là tất cả di sản của Tản Đà nhƣng đó là nguồ n tƣ liê ̣u đầ y đủ nhấ t cho đế n nay về sáng tác của Tản Đà. 3. Mục đích nghiên cứu Tƣ̀ nhƣ̃ng khảo sát cu ̣ thể các sáng tác của Tản Đà về hai môi trƣờng : thành thị, nông thôn, đă ̣t chúng trong nhƣ̃ng đố i sánh với các sá ng tác trƣớc đó của văn ho ̣c trung đa ̣i Viê ̣t Nam về cùng đề tài , luâ ̣n văn muố n tìm hiể u thêm tính kế thƣ̀a , nét riêng biệt trong các sáng tác của Tản Đà và cố gắng lý giải chúng từ góc độ văn học sử cũng nhƣ tiếp cận lịch sƣ̉ xã hô ̣i. 4. Phạm vi nghiên cứu - Về nguồ n tƣ liê ̣u : Nhƣ đã nói ở trên , bô ̣ tuyể n tâ ̣p do nhà nghiên cƣ́u Nguyễn Khắc Xƣơng thƣ̣c hiê ̣n đã bao gồm gầ n nhƣ tro ̣n ve ̣n nhƣ̃ng sáng tác quan tro ̣ng nhấ t của Tản Đà , nên nhƣ̃ng khảo sát của chúng tôi sẽ dựa vào chính công trình này. - Với hƣớng tiếp cận là không gian xã hội - văn hóa, đề tài đi vào khảo sát các hình ảnh , sinh hoạt và những nhân vật của Tản Đà trong hai môi trƣờng số ng: thành thị và nông thôn. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Do đố i tƣơ ̣ng và pha ̣m vi nghiên cƣ́u quy đinh , phƣơng pháp chủ yếu ̣ của luận văn là vận dụng kết hợp giữa tiếp cận văn học sử và liên ngành để giải quyết vấn đề. Hai phƣơng pháp trên đƣợc chúng tôi sử dụng song song trong tất cả các phần của đề tài, và đƣợc cụ thể hóa thành các thao tác: phân tích, tổng hợp, so sánh... 6. Đóng góp của đề tài Với đề tài này, chúng tôi thử nghiệm một cách nhìn mới với sáng tác của Tản Đà là khảo sát từ không gian xã hội - văn hóa, nhằm góp phần bổ sung cho những nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Tản Đà. 7. Cấu trúc của luận văn 11 Ngoài phần MỞ ĐẦU , KẾT LUẬN , và danh mục TÀI LIỆU THAM KHẢO, luận văn đƣợc cấu trúc thành 3 chƣơng: Chƣơng 1: Không gian xã hội trong sáng tác văn học Việt Nam trƣớc Tản Đà Chƣơng 2: Tản Đà và không gian xã hội Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX Chƣơng 3: Không gian xã hội trong sáng tác của Tản Đà 12 Chƣơng 1 KHÔNG GIAN XÃ HỘI TRONG SÁNG TÁC VĂN HỌC VIỆT NAM TRƢỚC TẢN ĐÀ 1.1. Nông thôn và đô thị trong cấu trúc xã hội Việt Nam thời trung đại 1.1.1. Nông thôn trong cấu trúc xã hội Việt Nam thời trung đại Nhƣ nhiều nhà nghiên cứu đã chỉ ra, cơ cấu xã hội Việt Nam thời trung đại căn bản là cộng đồng làng xã, gắn liền với sản xuất nông nghiệp. Nó vƣợt qua mọi bão giông của những thay đổi từ các chính thể và triều đại, từ các cuộc chiến tranh và li tán để làm nên những đặc trƣng của xã hội, văn hoá Việt Nam, các chuẩn mực và giá trị sống của con ngƣời Việt Nam. Xét về mặt tổ chức xã hội, làng xã và quốc gia Việt Nam là hai đối tƣợng quan trọng nhất đối với ngƣời Việt và đƣợc tổ chức chặt chẽ nhất. Chính vì thế, trong cách nói thông thƣờng của ngƣời Việt, làng với nƣớc thƣờng đi đôi với nhau. Nếu coi tổ chức nông thôn theo huyết thống là bƣớc phát triển thứ nhất thì tổ chức nông thôn theo địa bàn cƣ trú là bƣớc phát triển tiếp theo để hình thành nên làng và xóm, đơn vị tổ chức quan trọng nhất của nông thôn Việt Nam nhƣ nhận định của G. Condominas: “Trong các không gian xã hội không lớn và nhất là ở vùng nông thôn, người ta dùng các từ về quan hệ họ hàng để xưng hô với tất cả các cá nhân thuộc một thế hệ khác với mình, cho dù họ có họ hàng với mình hay không, đúng là các nhu cầu giúp đỡ lẫn nhau đã củng cố tình thân mật vốn do người ta cùng sống trên một mảnh đất” [2, tr.50]. Suốt nhiều thế kỷ, làng là đơn vị tụ cƣ lâu đời ở nông thôn và là nhân tố cơ sở cho hệ thống nhà nƣớc quân chủ tại Việt Nam [37, tr.481, t1]. Làng truyền thống điển hình thời trung đại là một tập hợp những ngƣời có thể có cùng huyết thống, cùng phƣơng kế sinh nhai trên một vùng nhất định. Là một 13 thiết chế xã hội của nông thôn Việt, có cơ cấu tổ chức phong phú nhƣng chặt chẽ, có tính cộng đồng và tự trị cao, làng Việt ở mặt trái, mang tính khép kín, bản vị. Song nó lại chính là nơi lƣu giữ, bảo vệ một thứ văn hoá bản địa chống lại sự xâm lăng, đồng hoá của văn hoá ngoại lai. Nói nhƣ Trần Đình Hƣợu “làng là một đợn vị có kinh tế riêng, có chính quyền riêng, có tôn giáo riêng, có võ trang và tư pháp riêng” [37, tr.484, t1]. Còn theo G. Condominas, ở Việt Nam “làng thật sự là một xã hội có tôn ti rất nặng thống trị” [2, tr.69]. Nhƣ chúng ta biết, Việt Nam là một đất nƣớc nông nghiệp. Nhà nƣớc phong kiến Việt Nam tồn tại và vận hành thông qua sự đóng góp tô thuế của các cộng đồng làng xã (chứ không phải sự đóng góp của các lãnh chúa phong kiến nhƣ ở châu Âu). Nó bảo vệ quyền lợi của các cộng đồng làng nói chung, chứ không bảo vệ quyền lợi của các địa chủ. Vì thế mà nhà nƣớc thi hành chính sách trọng nông nên dù “thủ công nghiệp phát triển rộng khắp nhưng không tách khỏi hẳn nông nghiệp, mà phát triển trong qui mô làng xã” [37, tr.78, t1]. Chính điều này đã tạo nên một cơ cấu xã hội thật đặc biệt gồm có ba bộ phận cơ bản sau: Thứ nhất, ngƣời nông dân sống trong các gia đình có kinh tế riêng biệt, canh tác trên ruộng của cộng đồng làng xã trên nguyên tắc công điền, công thổ. Thứ hai, các cộng đồng làng tồn tại biệt lập và có tính tự quản cao. Thứ ba, bộ máy hành chính của Nhà nƣớc tồn tại trên cơ sở tô thuế đóng góp của các hộ gia đình nông dân thông qua các cộng đồng làng xã. Chính chế độ công điền, công thổ dựa trên tính tự quản của các cộng đồng làng xã đã làm giảm bớt phần nào những sự đối kháng quyết liệt trong xã hội, là cơ sở cho một xã hội dựa trên những mối quan hệ thật đặc biệt quan hệ cộng đồng, đặt lợi ích cộng đồng lên trên hết. Vì thế khi nghiên cứu 14 về không gian xã hội ở Việt Nam, G. Condominas đã nhận định: “Tầng lớp nông dân ở dưới đáy của cái xã hội tổng thể rất có tôn ti ấy, nên phải chịu sự đè nặng của xã hội ấy, song, ở cấp độ làng, họ lại có một cuộc sống kiểu dân chủ: những quyết định liên quan đến tập thể không phải do ý muốn của người đứng đầu mà do thảo luận tập thể theo nguyên tắc nhất trí” [2, tr.63]. Từ thế kỷ X đến giữa thế kỷ XIII (từ thời Đinh đến giữa thời Trần), chế độ sở hữu nhà nƣớc về ruộng đất chiếm ƣu thế trong xã hội. Đại bộ phận ruộng đất là công điền, công thổ của làng xã; bên cạnh đó còn có ruộng quốc khố của triều đình và ruộng của nhà chùa. Từ giữa thế kỷ XIII trở đi, nền kinh tế dựa trên phƣơng thức sản xuất phong kiến Á châu đã hình thành do chính sách khuyến khích việc mua bán, trao đổi ruộng đất, trong đó có các điền trang với phƣơng thức bóc lột nông nô pha màu sắc của phƣơng thức bóc lột nô lệ. Sự xuất hiện của kinh tế công thƣơng nghiệp và sự gia tăng của trao đổi hàng hoá làm cho tầng lớp địa chủ càng ngày càng giữ vai trò to lớn trong đời sống xã hội, chi phối nhiều mặt hoạt động của xã hội về kinh tế và chính trị. Khi đó, tầng lớp quý tộc có xu hƣớng rút về củng cố điền trang của mình, phát triển kinh doanh ruộng đất và điều này làm xuất hiện nguy cơ phân tán về mặt chính trị, dẫn đến khuynh hƣớng tăng cƣờng bộ máy quan liêu, đề cao Nho giáo, đƣa nho sĩ vào nắm dần các chức vụ chủ chốt trong triều đình. Từ giữa thế kỷ XIII, kết cấu giai cấp lãnh đạo trong xã hội đã có sự thay đổi. Nếu trƣớc đây tầng lớp quản lý nhà nƣớc bao gồm quý tộc, công thần, quan liêu, cao tăng thì từ đây, kết cấu tầng lớp quản lý nhà nƣớc bao gồm hai bộ phận rõ rệt: thành phần quý tộc nắm giữ những chức vụ cao nhất trong triều, có nô lệ, ruộng phong, trang ấp riêng…; và thành phần nho sĩ quan liêu đông đảo không phải là quý tộc đóng vai trò thừa hành trong bộ máy quản lý nhà nƣớc. Chính những chuyển biến về sở hữu ruộng đất trong kinh tế và những biến đổi trong kết cấu giai cấp xã hội đã tạo điều kiện cho Nho giáo thâm nhập một 15 cách mạnh mẽ vào xã hội trong thời kỳ này. Sống trong môi trƣờng đó “nhà nho, ngoài việc học và tin theo học thuyết Nho giáo, còn thuộc về một đẳng cấp xã hội: đẳng cấp sĩ phu. Trong xã hội họ có thể làm quan với triều đình hay làm thân sĩ, làm thầy ở làng xã” [37, tr.126, t1]. Vào thế kỉ XV, dƣới triều Lê chế độ phong kiến đã đƣợc xác lập vững vàng và chuyển sang mô hình Nho giáo với chế độ quân chủ tập quyền mang tính chất chuyên chế và quan liêu ngày càng nặng nề. Từ thế kỉ XVI trở đi, đặc biệt là thế kỉ XVIII, XIX thiết chế cổ truyền dựa trên quan hệ cộng đồng của làng - nƣớc bị suy yếu, nhƣng một thiết chế mới xây dựng dựa trên cơ sở phát triển mạnh mẽ của kinh tế hàng hóa, gắn liền độc lập dân tộc và thống nhất quốc gia với một thị trƣờng dân tộc thống nhất lại chƣa có điều kiện hình thành. Mặc dù “việc buôn bán ở một số đô thị khá sầm uất, nhưng kinh tế hàng hóa không thu hút được nền sản xuất ở các làng xã, không dẫn tới thay đổi tổ chức sản xuất, thay đổi chính trị, xã hội, văn hóa. Chế độ chuyên chế chồng lên các làng xã tự trị, đóng kín với tổ chức xã hội vua quan và tứ dân vẫn dựa vào công điền” [37, tr.129, t1]. Nhƣ vậy có thể nói, trƣớc khi có sự can thiệp của phƣơng Tây, xã hội Việt Nam chủ yếu là một cộng đồng làng xã.“Trong xã hội đó, con người sống gắn bó với làng xóm. Họ hàng nội ngoại không những gắn bó với nhau bằng tình máu mủ mà bằng cả một tổ chức có thứ bậc chặt chẽ, bằng cả đạo lý có tính chất tôn giáo. Họ hầu như thành đơn vị của làng xã. Làng xã có ruộng đất riêng, thành hoàng riêng, phong tục luật lệ riêng [8, tr.11]. Sống trong xã hội đó, có bốn tầng lớp: sĩ, nông, công, thƣơng, trong đó quan trọng nhất về số lƣợng cũng nhƣ về vai trò kinh tế là nông dân, còn ngƣời dẫn đạo tinh thần lại là đẳng cấp sĩ - nhà nho [37, tr.119, t1]. 16 1.1.2. Đô thị1 trong cấu trúc xã hội Việt Nam thời trung đại Nhƣ nhiều nhà nghiên cứu đã chứng minh, trong lịch sử Việt Nam, từ thời trung đại, đô thị đã đƣợc hình thành trên cơ sở những trung tâm văn hóa hành chính của nhà nƣớc phong kiến: kinh đô và những phủ lỵ ở địa phƣơng. Đến các thế kỉ XVII, XVIII, cùng với sự phát triển của kinh tế hàng hóa, dù ở mức độ còn hết sức sơ khai, sự phát triển của các đô thị đƣợc đẩy mạnh thêm một bƣớc. Đô thị thời kỳ này là nơi tập trung những cơ quan hành chính văn hóa của triều đình phong kiến, những phƣờng thợ thủ công và các cơ sở thƣơng mại dịch vụ, vui chơi giải trí. Đồng thời để phục vụ nhu cầu giải trí của một số tầng lớp cƣ dân đô thị, những tụ điểm giải trí đã hình thành những hình thức sinh hoạt văn hóa ở ngoài khuôn khổ cung đình và cũng không hề tồn tại trong phạm vi làng xã. Thành phần cƣ dân của đô thị ngày càng phát triển phong phú gồm quý tộc, quan lại phong kiến, nho sĩ, thƣơng nhân, thợ thủ công, ca kỹ... với lối sống thƣờng là đi ra ngoài chuẩn mực của xã hội cổ truyền Khổng giáo. Tất nhiên, tính chất trọng nông của nền kinh tế cũng nhƣ nền tảng văn hóa - xã hội Nho giáo đặc thù của Việt Nam đã không cho phép những đô thị nhƣ Thăng Long, Phố Hiến hay Hội An, Gia Định có thể phát triển thành những đô thị lớn nhƣ ở Nhật Bản, Trung Quốc hay các nƣớc phƣơng Tây. Tuy vậy tại các trung tâm buôn bán đó, những tầng lớp thƣơng nhân, thợ thủ công… bắt đầu xuất hiện. Sinh hoạt giao thƣơng đã dầ n tách khỏi quan hệ sản xuất phong kiến. Các thƣơng nhân có sinh hoạt, tập quán 1 “Đô thi”̣ và “thành thi”̣ là hai thuâ ̣t ngƣ̃ không phải bao giờ cũng chỉ nhƣ̃ng thƣ̣c thể tƣơng đồ ng. Chúng khác nhau theo không gian (phƣơng Đông - phƣơng Tây), và ngay ở mô ̣t điạ vùng phƣơng Đông cu ̣ thể là Trung Hoa , “đô thi”̣ hay “thành thi”̣ cũng biế n đổ i theo lich ̣ sƣ̉. Viê ̣c triǹ h bày nhƣ̃ng di ̣biê ̣t nhƣ vâ ̣y rấ t thú vi ̣nhƣng vƣơ ̣t quá khung khổ của mô ̣t luâ ̣n văn. Trong tiể u luâ ̣n này , chúng tôi sử d ụng cả hai khái niê ̣m nhƣng với cùng mô ̣t nghiã , theo cách trình bày của Từ điể n tiế ng Viê ̣t (do Trung tâm tƣ̀ điể n ho ̣c biên soa ̣n , Nxb Đà Nẵng ấn hành năm 2007): là nơi tập trung cƣ dân đông đúc, là trung tâm thƣơng nghiệp và có thể cả công nghiệp, sinh hoa ̣t văn hóa phong phú; phân biê ̣t với nông thôn - nơi cƣ dân chủ yế u số ng bằ ng nghề nông. 17 của ngƣời thị dân, còn non yếu, không đủ để tạo thành một sƣ́c mạnh kinh tế mới và cũng chƣa đủ sức tạo lập riêng một giai cấp mới có ảnh hƣởng rộng khắ p cả nƣớc. Nhƣ các nhà nghiên cứu đã chứng minh, chính sự có mặt của tầng lớp thị dân cũng nhƣ sự phát triển của các đô thị phong kiến thời kỳ này ở Việt Nam là mầm mống của nền sản xuất tƣ bản chủ nghĩa và là một trong những nhân tố trực tiếp tạo môi trƣờng phát triển cho một nền văn học phi truyền thống, văn học của nhà nho tài tử với nhiều yếu tố đi ra ngoài khuôn khổ của văn học quan phƣơng, nhƣ khẳng định của cố tác giả Trần Đình Hƣợu: “Khi đô thị đã phát triển mạnh, những nhà nho nghệ sĩ quen sống cuộc sống đô thị, tìm hạnh phúc và lạc thú theo một hướng khác (...) là những nhà nho tài tử” [37, tr.119, t1]. Một thực tế rõ ràng là ở Việt Nam, không gian đô thị khởi nguyên và tổ chức phần nhiều không phải do sự vận động tự thân của kinh tế. Đô thị ra đời phụ thuộc chặt chẽ vào những thay đổi chính trị. Vào đầu thế kỷ XI khi nhà Lý định đô tại Thăng Long, thì Hoa Lƣ của hai triều Đinh - Lê dần dần tàn lụi. Đầu thế kỷ XIX khi nhà Nguyễn định đô tại Huế thì Thăng Long cũng suy thoái. Tổ chức hành chính và xây dựng cơ bản của đô thị đều do chính quyền chi phối. Phiên chế dân cƣ của đô thị cũng bị chính quyền chi phối. Trƣớc hết có quý tộc, quan lại, sĩ phu, thƣơng nhân, các tầng lớp lao động là nông dân, thợ thủ công và một số ít nhà sƣ. Thợ thủ công và thƣơng nhân trong các phố phƣờng Thăng Long đa số từ nhiều nơi khác tới, nhƣng họ không cắt đứt với quê làng cũ, một số không ít chỉ cƣ trú tạm thời, coi kinh đô là nơi kiếm ăn theo các mùa, theo tháng mà thôi. Tại Thăng Long, họ tái lập những hình thức sinh hoạt và kiểu cƣ trú theo làng cũ. Và nếu định cƣ, họ lại lập xóm, giáp, xây đình, chùa và nhà thờ họ. Ngƣời Thăng Long - Hà Nội cho đến giữa thế kỷ XIX vẫn không cắt đứt với quê hƣơng cũ và sinh hoạt kiểu làng xã vẫn còn 18 đậm nét. Do vậy đô thị không phải là khu vực kinh tế - xã hội riêng biệt mà lại kết hợp với nông thôn thành một thể thống nhất. Có chăng, điểm phân biệt với nông thôn ở chỗ đô thị là đầu não của chính quyền quân chủ nên chi phối nông thôn về chính trị. Đô thị Việt Nam không có công xã tự do thoát khỏi sự khống chế của chính quyền quân chủ phong kiến; mà ngƣợc lại, với nền kinh tế không phát triển cao lại bị chính quyền phong kiến và ý thức hệ Nho giáo chi phối nên nền văn hoá Thăng Long và Huế căn bản là văn hoá cung đình chính thống, lực lƣợng sáng tạo đa số là nho sĩ, quan lại. Về văn hóa, nông thôn có một nền văn hoá độc đáo, bền vững. Trong khi văn hoá đô thị bị chính quyền thống trị chi phối thì văn hoá nông thôn lại phát triển tự do hơn. Ở đây, văn hóa dân gian đƣợc bổ sung thêm bằng văn hoá “kẻ sĩ”, nhiều sáng tác thơ ca dân gian là sản phẩm của chính bộ phận này. Đó là nền văn hoá dân gian mang đậm màu sắc địa phƣơng nhƣng ít nhiều lại pha trộn màu sắc bác học, và ngƣợc lại những yếu tố, mô thức của tƣ duy dân gian đã “đổ ngƣợc” vào các sáng tác bác học. Nhìn chung trong chiều dài lịch sử, chợ làng và hoạt động buôn bán ở nông thôn dù có đƣợc mở rộng cũng vẫn không đủ sức tạo ra đô thị tự do ở giữa nông thôn; mà trái lại nó rút bớt nhựa sống của đô thị, làm cho đô thị hoà vào nông thôn. Vì vậy, đô thị Việt Nam cho đến cuối thế kỷ XIX vẫn chịu sự chi phối của nông thôn về kinh tế. Cho nên “đời sống văn hóa, công chúng văn học của Việt Nam gắn chặt với một thực tế là không gian nông thôn bao la, trong đó có hai nhân vật chủ yếu vừa là người sáng tác vừa là công chúng là nông dân và nhà nho” [14, tr.494]. 1.2. Thực tại và thực tại trong quan niệm sáng tác văn học Việt Nam thời trung đại Nhƣ đã nói ở trên, nông thôn và đô thị là hai thực tế của ngƣời Việt, trong đó nông thôn là không gian rộng lớn và quan trọng hơn hẳn. Vậy chúng đã hiện diện trong văn hóa, văn chƣơng theo cách nào? 19 Nhiều thập kỉ trƣớc, do ảnh hƣởng của những quan niệm hiện đại, nhiều nghiên cứu văn chƣơng đã đi tìm một chủ nghĩa hiện thực trong thời trung đại, nhƣng trên thực tế công việc đó đã gặp không ít những khó khăn, những cản trở từ chính đối tƣợng nghiên cứu và bản thân ngƣời nghiên cứu: “Mọi người tốn công đi tìm sự hiện diện của chủ nghĩa hiện thực nhưng chỉ tìm được ở khắp nơi những khuynh hướng, những yếu tố hiện thực chủ nghĩa và chưa gặp ở đâu chính chủ nghĩa hiện thực cả. (...) Con đường tìm kiếm chủ nghĩa hiện thực (...) cho đến nay ít hứa hẹn triển vọng (...) [14, tr.414]. Nhƣ chúng ta biết, văn học trung đại Việt Nam thƣờng đƣợc hình dung một cách tổng quan là thời kỳ quan niệm nghiêng về văn dĩ tải đạo, thi ngôn chí. Đây là quan niệm đậm chất Nho giáo. Trên thƣ̣c tế , văn ho ̣c viế t Viê ̣t Nam đƣơ ̣c coi là khởi đầ u chiń h thƣ́c tƣ̀ thế kỷ X , song đây la ̣i chƣa phải là thời kỳ Nho giáo ảnh hƣởng ma ̣nh . Năm thế kỷ đầ u tiên (tƣ̀ thế kỷ X đế n hế t thế kỷ XIV) thƣờng đƣơ ̣c coi là giai đoa ̣n tam giáo đồ ng nguyên , Phâ ̣t giáo , Nho giáo và Đa ̣o giáo cùng ảnh hƣởng ; thâ ̣m chí thời kỳ Lý Trầ n , Phâ ̣t giáo còn đƣợc coi là quốc giáo . Vì thế văn học, chủ yếu là các sáng tác của các thiền sƣ, phản ánh những tƣ tƣởng, tình cảm, quan niệm nhân sinh của con ngƣời với một thái độ tích cực, lạc quan trƣớc cuộc sống. Nó bao gồm nhiều tác phẩm viết về cảm hứng Phật giáo, trong đó có các bài thơ, phú, kệ, minh do các sƣ tăng trí thức viết, bàn về các khái niệm sắc - không, tử - sinh, hƣng vong, quan hệ giữa Phật và Tâm, đạo và đời, con ngƣời và thiên nhiên, phản ánh sự minh triết và niềm lạc quan của cá nhân trong cuộc sống và thời đại. Một trong những tác giả tiêu biểu là sƣ Mãn Giác. Nhà thơ để lại những câu thơ nổi tiếng với một quan niệm mới mẻ về lẽ sống, một thái độ lạc quan coi sự sống là bất diệt vƣợt lên cao hơn triết lý tuần hoàn: “Mạc vị xuân tàn hoa lạc tận Đình tiền tạc dạ nhất chi mai” 20
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan