Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Phân tích quá trình biến đổi cách tiếp cận của pháp luật quốc tế trong lĩnh vực ...

Tài liệu Phân tích quá trình biến đổi cách tiếp cận của pháp luật quốc tế trong lĩnh vực người khuyết tật.

.DOC
5
26
134

Mô tả:

Đề bài: Phân tích quá trình biến đổi cách tiếp cận của pháp luật quốc tế trong lĩnh vực người khuyết tật. BÀI LÀM A. LỜI MỞ ĐẦU Cùng với xu thế phát triển chung của thế giới, ngày nay, quyền con người luôn được cộng đồng quốc tế và các quốc gia coi trọng, coi đó như một thành tựu của nền văn minh trong thời đại ngày nay; là thước đo của sự tiến bộ xã hội, không phân biệt hệ tư tưởng, chế độ chính trị, bản sắc văn hóa, trình độ phát triển của các quốc gia. Cũng theo cách hiểu đó, chúng ta thừa nhận rằng, nhận thức của xã hội về con người chính là tấm gương phản chiếu lại sự tiến bộ của đất nước đó. Tuy nhiên, con người là danh từ chung mà chúng ta cần cắt nghĩa nó và đi vào từng đối tượng con người cụ thể, mà đặc biệt là nhóm người dễ bị tổn thương nhất để thấy rõ được từng mức phát triển của xã hội. Người khuyết tật là một trong những nhóm người như thế, họ là những con người dễ bị tổn thương về cả thể chất và tinh thần, họ cần sự hòa nhập của cộng đồng, cần được xã hội quan tâm nhiều hơn cả. Cùng với thời gian, cách tiếp cận của xã hội và của pháp luật về người khuyết tật đã có những thay đổi nhất định. Với mong muốn hiểu rõ hơn, nghiên cứu rõ hơn về người khuyết tật, em xin chọn đề tài: “” để thấy được sự thay đổi về nhận thức cũng như pháp luật quốc tế về người khuyết tật qua từng giai đoạn. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Với tư cách là đối tượng, thực thể tồn tại trong đời sống xã hội, người khuyết tật có đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, Tuy nhiên, do những khiếm khuyết không mong muốn về cơ thể mà người khuyết tật gặp phải nhiều tở ngại, khó khăn trong việc hòa nhập cộng đồng, cũng như thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân của mình. Cùng với đó là sự kỳ thị của xã hội, nó đã trở thành rào cản vô hình đến tàn nhẫn, đẩy người khuyết tật ra bên lề của cuộc sống. Điều đáng nói, kì thị không phải là vấn đề thuộc vật chất, của khoa học – kỹ thuật, mà nó là vấn đề thuộc tâm láy và sự ý thức sâu xa giá trị sống của con người. Chính vì vậy, thay đổi nhận thức của xã hội chính là đang thay đổi cuộc sống của người khuyết tật. Cùng với quá trình phát triển của xã hội, nhận thức về người khuyết tật đã ngày càng đúng đắn và phát triển hơn. Lịch sử thế giới cũng như ở mỗi quốc gia đã ghi nhận những thành công nhất định trong quá trình thay đổi nhận thức về người khuyết tật. Với mong muốn hiểu rõ hơn và đóng góp một chút công sức cho cuộc sống của người khuyết tật, em xin chọn đề tài nghiên cứu: “Phân tích quá trình biến đổi cách tiếp cận của pháp luật quốc tế trong lĩnh vực người khuyết tật”. B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ Ngân hang thế giới ước tính có khoảng 10% dân số t hế giới (khoảng 650 triệu người) phải sống chung với những khuyết tật, Con số này sẽ còn tăng lên do dân số già hóa và những tiến bộ của y học. Có đến 80% số người khuyết tật sống ở các nước đang phát triển – theo Chương trình phát triển Liên hợp quốc (UNDP). Người khuyết tật được coi là một trong những nhóm dễ bị tổn thương nhất. Với tình trạng khuyết tật họ đã và đang phải chịu những thiệt thòi trên tất cả các phương diện của đời sống xã hội. Theo khảo sát của Ngân hang thế giới, Quỹ nhi đồng Liên hợp quốc, mặc dù chỉ chiếm 10% tổng số nhân loại song người khuyết tật chiếm đến 19% số người học vấn thấp, 20% số người nghèo trên thế giới. Không những vậy, khuyết tật còn là nguyên nhân khiến nhiều người phải đối mặt với nguy cơ bị vi phạm nghiêm trọng các quyền về nhân phẩm. Trong thời gian dài, người khuyết tật chỉ mới được coi là đối tượng của tình thương; việc bảo vệ, hỗ trợ họ chủ yếu dưa trên cách tiếp cận của lòng nhân đạo chứ không bắt nguồn từ nhận thức rằng họ cũng là những chủ thể của quyền, còn nhà nước, xã hội và các cá nhân khác là những chủ thể có nghĩa vụ phải tôn trọng và đảm bảo thực hiện các quyền ấy. Thực tế cho thấy cách tiếp cận cũ không những không đảm bảo cho người khuyết tật dduc hưởng đầy đủ các quyền con người mà còn ngăn cản họ tham gia, hội nhập có hiệu quả vào đời sống xã hội. Sở dĩ khiếm khuyết ở một (hoặc một vài chức năng) đã trở thành rào cản đối với việc hòa nhập của người khuyết tật bởi vì nhu cầu của họ chưa được xã hội tính đến. Các thiết kế công cộng thường chỉ dành cho người có các chức năng được thực hiện bình thường, do vậy người khuyết tật khó tiếp cận các dịch vụ giao thông, công cộng, giáo dục, việc làm,… và cuối cùng họ bị cô lập hoặc bị loại trừ khỏi những sinh hoạt cộng đồng. Cũng từ chỗ khó tiếp cận các dịch vụ công cộng, tiếp cận giáo dục, người khuyết tật bị đẩy vào tình trạng có trình độ học vấn thấp hơn và cơ hội việc làm cũng như thu nhập thấp hơn. Vòng luẩn quẩn còn tiếp tục khi những khó khăn về vật chất lại dẫn đến những thiệt thòi về tinh thần. Người khuyết tật có thể bị coi là gánh nặng của gia đình, xã hội, bị coi thường, bị ngược đãi hoặc bỏ mặc… Như vậy, tình trạng khuyết tật làm tăng nguy cơ nghèo đói và sự nghèo đói lại làm tình trạng khuyết tật bị trầm trọng thêm. Sau nhiều năm, với những cuộc vận động kiên trì và mạnh mẽ của nhiều cá nhân và tổ chúc xã hội, nhận thức rằng người khuyết tật cũng là chủ thể bình đẳng của các quyền con người mới dần chiếm ưu thế (Đại học QGHN, Luật quốc tế về quyền của những người dễ bị tổn thương, nxb. Lao động – xã hội, Hà Nội, 2011, tr.98). Sự chuyển biến về nhận thức dẫn tới thay đổi về cả cách gọi ten của nhóm xã hội này, thay cho việc dùng từ “người tàn tật” có vẻ miệt thị, hạ thấp, phân biệt thành từ “người khuyết tật” thể hiện nhận thức lại đúng mức hơn đối với họ. Tên gọi mới, bên cạnh những yếu tố khác, mang hàm ý rõ ràng rằng đây là nhóm người tuy có khiếm khuyết về thể chất hoặc tinh thần nhưng họ không hải là những người “vô dụng”, là gánh nặng của gia đình, của xã hội,... mà là một trong các nhóm cộng đồng nhân loại với sự đa dụng vốn có của nó. 2. Pháp luật 1. QUAN ĐIỂM Y TẾ Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa 1(Công ước này đước Đại hội đồng Liên hợp quốc ban hành theo Nghị quyết số 2200A (XXI) ngày 16/12/1966, có hiệu lực từ 1976) cũng có những quy định chung liên quan đến vấn đề y tế cho người khuyết tật. Đó là dịch vụ, hàng hóa và phương tiện y tế được cung cấp không có sự phân biệt đối xử ; phải sẵn có, có thể tiếp cận, được tiếp nhận và có chất lượng tốt. Chúng phải dễ tiếp cận ở góc độ thân thể (trong khả năng an toàn cho mọi thành phần dân cư, nhất là người khuyết tật và những nhóm dễ bị tổn thương khác) cũng như ở góc độ tài chính và dựa trên cơ sở không phân biệt đối xử. Tính tiếp cận cũng ngụ ý quyền được tìm kiếm, tiếp nhận và chia sẻ thông tin vè sức khỏe ở mọi dạng có thể tiếp cận được (dành cho tất cả mọi ng, kể cả người khuyết tật), nhưng không làm ảnh hưởng tới quyền được khám chữa bệnh một cách riêng tư... Như vậy, có thể thấy, các văn bản pháp luật trong giai đoạn này đề cập tới quyền của người khuyết tật hầu hết được xét trên phương diện chăm sóc y tế là phần nhiều. Cũng theo Công ước này, vấn đề bình đẳng và không phân biệt đối xử cũng được đề cập tới. Các quốc gia phải thừa nhận sự khác biệt của những nhóm người đặc thù (phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật) để từ đó cho họ được hưởng những tiêu chuẩn riêng biệt về sức khỏe. Ủy ban về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa đã chỉ rõ rằng, cả về mặt pháp luật lẫn thực tiễn, không thể biện hộ cho việc thiếu các biện pháp bảo vệ những người yếu thế bị phân biệt đối xử về các dịch vụ y tế trong xã hội. Vì vậy, ngay cả khi khó khăn nhất, những người yếu thế trong xã hội cần phải được bảo vệ, chẳng hạn bằng việc tiến hành những chương trình y tế trọng điểm có chi phí thấp 1(Bình luận tổng quát số 14, đoạn 18, Nhiều khía cạnh và những tinh chất quan trọng của quyền về sức khỏe được làm sáng tỏ trong bình luận chung số 14 (2000) về quyền về sức khỏe của Ủy ban Kinh tế, Văn hóa và Xã hội. Mặc dù có trên 650 triệu ng trên toàn thế giới bị khiếm khuyết một bộ phận hay giác quan cửa cơ thể (2/3 trong số đó sống ở các nước đang phát triển), nhưng hầu hết những người này bị nhà nước và xã hội bỏ mặc từ lâu. Chỉ trong một vài năm trở lại đây mới có bước chuyển mang tính đột phá trong thái độ đối với người khuyết tật.. Tầm quan trọng cốt yếu của mối liên hệ giữa Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa và Quyền con người của người khuyết tật thường được Cộng đồng quốc tế nhấn mạnh. Vì vậy, báo cáo đánh giá năm 1992 của Tổng thư ký về thực hiện Chương trình hành động quốc tế về người khuyết tật và Thập kỷ của Liện hợp quốc về người khuyết tật đã kết luận rằng « Vấn đề người khuyết tật có liên hệ chặt chẽ với các nhân tố kinh tế và xã hội » và rằng « điều kiện sống ở nhiều nơi trên thế giới vẫn còn quá hạn chế nên quy định về các nhu cầu tối thiểu cho tất cả mọi ng bao gồm thực phẩm, nước uống, nhà ở, bảo vệ y tế, giáo dục cần phải được coi là cơ sở nền tảng trong các chương trình phát triển
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan