Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Phân tích quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể của cá nhâ...

Tài liệu Phân tích quyền được đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể của cá nhân

.DOC
11
197
133

Mô tả:

A. ĐẶT VẤN ĐỀ. Bộ luật dân sự năm 2005 ra đời đã ghi nhận trong đó rất nhiều những sửa đổi, bộ sung quan trọng, đặc biệt là phần quy định các quyền nhân thân. Trong đó mảng quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khỏe thân thể có nhiều sửa đổi bộ sung nhất. Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể của cá nhân là một trong những quyền nhân thân cơ bản của con người. Sau đây chúng ta cùng đi phân tích, nhìn nhận về các quyền nay. B. NỘI DUNG CHÍNH. I. ĐẶC ĐIỂM QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VỀ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE , THÂN THỂ CỦA CÁ NHÂN. Quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng sức khỏe, thân thể là một loại quyền nhân thân,bởi vậy nó mang đầy đủ các đặc điểm của nhóm quyền này. Song với tư cách là một nhóm quyền bảo vệ các giá trị nhân thân đặc biệt, các quyền nhân thân của cá nhân đối với tính mạng, sức khỏe, thân thể cũng có một số đặc điểm riêng. Thứ nhất, vì loại quan hệ nhân thân này ghi nhận một loại giá trị nhân thân rất đặc biệt đó là tính mạng sức khỏe, thân thể nên loại quyền nhân thân này chỉ có thể là quyền của cá nhân và không thể chuyển giao cho người khác. Thứ hai, nhóm quyền nhân thân này chịu ảnh hưởng của nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội như tâm lý xã hội, y học, môi trường… Thứ ba, khi nhóm quyền này bị xâm phạm thì việc khắc phục là không thể thực hiện được. Thứ tư, hầu hết các quyền nhân thân trong nhóm này đều là những quyền nhân thân có điều kiện. II. PHÂN TÍCH QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VỀ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE , THÂN THỂ CỦA CÁ NHÂN. 1 1. Quyền bảo đảm an toàn về tính mạng. Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng là quyền con người gắn liền với sự ra đời của nhà nước, ở những khía cạch khác nhau việc bảo dảm quyền ấy cũng khác nhau. Tuy nhiên, về cơ bản khi nói đến quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng thì chúng ta không thể hiểu khác đi được qua đó là quyền dân sự của cá nhân, theo đó cá nhân có quyền duy trì sự sống và quyền làm chủ cuộc sống. Trong pháp luật quốc tế quyền sống luôn là quyến được nêu lên hàng dầu và xuyên suốt trong nhiều văn bản khác nhau,Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ 1776 được coi là văn bản pháp lý quốc tế đầu tiên đề cập đến quyền sống của con người. Lần đầu tiên trong đời sống chính trị tư tưởng của nhân loại có một văn bản chính thức tuyên bố trước toàn dân thế giới rằng: “ tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Quyền sống đã được ghi nhận là một trong những quyền cơ bản nhất của con người sau này, trong bộ luật nhân quyền thế giới. Quyền sống tiếp tục được khẳng định vị trí quan trọng đó, không những thế quyền sống còn được phát triển ở mức độ cao hơn khi thừa nhận cá nhân có quyền làm chủ cuộc sống của mình Ngay tại điều 3 tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 đã xác định lại “ mọi người đều có quyền sống” và bổ sung thêm là “không ai bị giữ làm nộ nệ hoặc bị nô dịch : chế độ nô nệ và buôn bán dưới mọi hình thức đều bị cấm “điều này có nghĩa là nô nệ không thể bị coi như là công cụ lao động và là một vật vô tri vô giác như trước nữa con người có quyền sống và có quyền làm chủ tính mạng của mình không bị phụ thuộc vào bất kỳ chủ thể nào khác. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 của LHQ xem quyền sống là một quyền không thể tước đoạt của mỗi con người, tại điều 6 2 công ước đã chỉ rõ : “mọi người đếu có quyền được sống, quyền này được pháp luật bảo vệ không ai bị tước đoạt mạng sống một cách vô cớ” công ước còn nêu rõ việc tước đoạt mạng sống của con người cấu thành tội diệt chủng..” một trong những hình thức tước đoạt mạng sống của con người là việc áp dụng hình phạt tử hình công ước đã dành nhiều nội dung để nói nhiều về hình phạt này theo công ước việc hạn chế áp dụng hình phạt tử hình là cần thiết nên làm trong trường hợp bất đắt dĩ mới áp dụng trương hợp này. Hình phạt tử hình chỉ được áp dụng đối với tội ác nghiêm trọng nhất, không được phép tuyên án tử hình đối với người phạm tội dưới 18 tuổi và không được thi hành án với phụ nữ dang có thai. Một điểm đặc biệt tiến bộ thể hiện việc bảo vệ quyền sống ở mọi khía cạnh của công ước đó là khi một người bị tuyên án tử hình thì có ân giạm hoặc có quyền xin thay đổi hình phạt. Việc ân xá, ân giảm hoặc chuyển đổi hình phạt tử hình có thể được áp dụng đối với tất cả mọi trường hợp. Điều này có nghĩa là tự bản thân cá nhân bằng hoạt động tích cực của mình, có thể tự bảo vệ an toàn tính mạng cho dù hành vi vi phạm ở đây xuất phát từ một cơ quan có thẩm quyền. Pháp luật dân sự quy định quyền được bảo đảm an toàn vệ tính mạng là một quyền nhân thân của cá nhân. Nội dung của nó thể hiện ở khía cạch là quyền được cứu chữa “ khi phát hiện một người bị tai nạn, bệnh tật mà tính mạng bị de dọa thì người phát hiện có trách nhiệm đưa đến cơ sở y tế; cơ sở y tế không được từ chối việc cứu chữa mà phải tận dụng mọi phương tiện, khả năng hiện có để cứu chữa” ( Khoản 2, Điều 32 BLDS năm 2005). Đây là quyền về mặt thực tế rất lớn, bởi lễ tình trạng nguy hiểm đến tính mạng đối với cá nhân là hiện tượng tương lai khách quan. Trong nhiều trường hợp, tính mạng của cá nhân không thể được bảo đảm nếu không được cứu chũa kịp thời. Quyền này cũng đồng nghĩa với trách nhiệm bổn phận của người phát hiện có điều kiện và cơ sở y tế. Việc một người có điều kiện nhưng đã không cứu giúp người khác đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là cxawn cứ truy 3 cứu trách nhiệm hình sự, nhưng không đương nhiên là căn cứ truy cứu trách nhiệm dân sự. Quyền đảm bảo an toàn về tính mạng của cá nhân không đơn thuần ở góc độ chúng ta thừa nhận nó như một quyền hiến định hay một quyền nhân thân mà còn ở khía cạch về trách nhiệm pháp lý áp dụng đối với người có hành vi vi phạm. Có thể nói rằng, hành vi vi phạm quyền bảo đảm an toàn về tính mạng là hành vi đặc biệt nghiêm trọng có thể áp dụng nhiều trách nhiệm pháp lý khác nhau tiêu biểu là trách nhiệm hình sự và dân sự. Đối tượng của các hành vi vi phạm quyền bảo đảm an toàn về tính mạng nói trên là sự sống của con người đây là một loại thiệt hại đặc biệt lớn và không thể khăc phục lại tình trang như ban đầu. trên phương diện hình sự chế tài rất nghiêm khắc, mọi hành vi vi phạm quyền sống của con người bị coi là hành vi phạm tội nghiệm trọng nhất và bị nghiêm trị theo quy định của pháp luật. Bộ luật hình sự năm 1999 đã dành 18 Điều luật quy định về mức án nghiêm khắc đối với các tội trực tiếp hoặc gián tiếp xâm phạm đến quyền sống của con người. Trên phương diện dân sự trách nhiệm đặt ra là trách nhiệm bồi thường thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm không có tiêu chí chung để định lượng. Chính vì thế người gây thiệt hại không thể đèn bù những tổn thất đã gây ra. Họ chỉ có thể bù đăpó một phần cho những tổn thất đó bằng cách bồi thường. Nói một cách cụ thể hơn người có hành vi xâm phạm dến tính mạng người khác phải bồi thường thiệt hại tinh thần cho nạn nhân hay người thân của nạn nhân nhằm một phần nào khắc phục những tổn thất đã gây ra. Pháp luật dân sự quy định người có hành vi vi phạm xâm phạm đến tính mạng của người khác phải bồi thường chi phí hợp lý cho việc cứu chữa. Bồi thường chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết: chi phí hợp lý cho việc mai tang; tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp 4 dưỡng. Ngoài ra còn phải bồi thường tổn thất về tinh thần cho những người than thích thuộc hang thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại … Mức bồi thường do các bên tự thỏa thuận nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định ( Điều 610 BLDS năm 2005). Hiện nay trên thế giới đã có rất nhiều quốc gia xóa bỏ hình phạt tử hình suất phát từ quan điểm cho rằng quyền sống là quyền tuyệt đối của cá nhân đó và không một ai có quyền tước đi quyền sống của cá nhân. Trong pháp luật việt nam hiện nay, do yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm, nhất là tội phạm ma túy nước ta vẫn duy trì hình phạt tử hình. Tuy nhiên, hình phạt tử hình chỉ áp dụng đối với những người phạm tội đặc biệt nghiệm trọng; không áp dụng hình phạt đối với người phạm tội chưa thành niên phụ nữ có thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi. Sự sống của con người con người có quyền được bảo đảm sự sống do vậy con người có quyền mình tước đoạt đi sự sống đó không? đây là một câu hỏi đặt ra khi xuất hiện thành ngữ quyền được chết. Trên thực tế chúng ta thấy có nhiều trường hợp những người bị bệnh nan y không thể cứu chữa sự sống của hị duy trì bằng máy móc họ sống trọng sự đau đớn dày vò về thể xác trong trường hợp đó họ có thể yêu cầu bác sĩ kết liễu cuộc sống của mình được hay không? bác sĩ có thể thỏa mãn yêu cầu này của họ hay không? Đã có nhiều quan điểm được đưa ra, như phổ biến là không thể thừa nhận cái được gọi là quyền được chết. Pháp luật việt nam tuân theo quan điểm này. Mạng sống là vốn quý giá nhất của con gn]ời, con người không tạo ra tính mạng cho mình đó là cái có sẵn từ khi được sinh ra. Con người chỉ có quyền có tính mạng và bảo vệ tính mạng nhưng con người không có quyền từ bỏ sự sống của mình. 2. Quyền được bảo đảm an toàn về sức khỏe: 5 Từ xưa đến nay sức khỏe luôn được coi là vốn quý gia nhất của con người., con người sẽ không làm gì được nếu như không có sức khỏe đó là yếu tố đảm bảo sự sống của con người tồn tại. Sức khỏe được hiểu là tình trạng lành mạnh, không có bệnh tật của cơ thể, Thông thường người ta hay nói rằng một người không có bệnh tật là một người có sức khỏe tốt. Bệnh tật là thuật ngữ dùng để chỉ đau ốm tàn tật nói chung. Nguồn gốc của bệnh tật có thể là do bẩm sinh hoặc do mắc phải trong quá trinh sống dù là do nguyên nhân nao thì bệnh tật luôn có ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại bình thường của con người. Để đảm bảo con người không có bệnh tật cần đến sự chăm lo của mọi phương tiện từ việc đảm bảo môi trường sống vệ sinh an toàn thực phẩm đến việc đầu tư trang thiết bị kĩ thuật hiện đại điều này đòi hỏi mọi chính sách y tế toàn diện của nhà nước. Quyền được bảo đảm an toàn về sức khỏe và quyền được khám chữa bệnh khi đã mắc bệnh. Có thể nói rằng đây là quyền có ý nghĩa đặc biệt thiết thực đối với cuộc sống của con người nhất là trong giai đoạn hiện nay ngày càng suốt hiện nhiều căn bệnh hiểm nghèo cướp đi sinh mạng của nhiều người trên thế giới việc bảo đảm quyền này không chỉ cần đến hoạt động chủ động của chính bản thân mà nó còn đòi hỏi hành động phối hợp hoạt đọng của nhà nước vầ của toàn xã hội. Bộ luật dân sự năm 1995 lần đầu tiên quy định những quyền nhân thân của cấ nhân trong đó có quyền được bảo đảm an toàn về sức khỏe tại Điều 32 BLDS năm 2005 cũng đã kế thừa quyền này. Bên cạch việc thừa nhận là một quyền nhân thân của ca nhân BLDS năm 2005 còn quy định trách nhiệm dân sự đối với người thực hành vi xâm phạm đến sức khỏe của người khác Suất phát từ đặc điểm sức khỏe bịu xâm phạm không có chuẩn mực chúng để định lượng. Chính vì thế pháp luật lấy yếu tố chi phí làm căn cứ đế xác định thiệt hại, chi phí đó bao gồm chi phí hợp lý cho việc cứu chứa bồi dưỡng, phục 6 hồi sức khỏe và chức năng bị mất bị giảm sút của người bị thiệt hại; thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế của người chăm sóc người bị thiệt hại. Bên cạch bồi thường những chi phí trên người xâm phạm sức khỏe của người khác còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp những tổn thất mà người bị thiệt hại phải gánh chịu mức bồi thường do các bên tự thỏa thuận, nếu không tự thỏa thuận được mức mức tối đa không quá ba mươi tháng lương do nhà nước quy định ( Điều 609 BLDS Năm 2005). 3. Quyền được bảo đảm an toàn về thân thể. Cùng với tính mạng và sức khỏe, thân thể là yếu tố không thể thiếu của con người. Theo từ điển tiếng việt thân thể được hiểu là “ cơ thể của con người “ con ngg]ời cũng được coi là một dạng tồn tại vạt chất tất cả những bộ phận hợp thành vật chất đó được gọi là các bộ phận cơ thể của con người,nó là một thực thể tthoongs nhất các bộ phận riêng lẻ với chức năng khác nhau. Sự tồn tại của con người không thể tách rời yếu tố cơ thể đó. Quyền được đảm bảo an toàn về thân thể là một đạc quyền chỉ có ở con người. Sự an toàn của thân thể thể hiện ở hai khia cạch. Khía cach thứ nhất đó là quyền tự do về thân thể tức là thân thể của cá nhân không thể bị giam hãm hay kìm kẹp trái pháp luật. Khía cạch thứ hai là cá nhân được quyền quyết định những tác động từ bên ngoài đến thân thể của mình. Đây không phải là quyền mà con người có được từ khi hình thành quyền con người mà đó là kết quả của quá trình đấu tranh lâu dài, ắn liền với sự ra đời của nhà nước. Ở một góc độ nào đó, quyền được đảm bảo an toàn về thân thể là biểu hiện quyền tự do của con người chính vì thế không phải ở mọi nhà nước quyền con ng]ời được bảo đảm như nhau, cũng như không phải với mọi cá nhân ở mọi nhà nước đều được bảo đảm quyền này. Quyền được bảo đảm an toàn thân thể của cá nhân là quyền của cá nhân được tự do thân thể và được bảo đảm toàn vẹn của thân thể. 7 Trong các văn bản pháp lý Quốc tế, quyền được bảo đảm an toàn vế thân thể luôn được ghi nhận và ngày càng hoàn thiện hơn. Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền năm 1948 lần dầu tiên đề cập quyền tự do thân thể khi quy định không ai được bắt bớ, giam cầm, đầy ải một cách vô cớ ( Điều 9). Quyền này được phát triển hơn một bước khi công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị ra đời năm 1966. Quyên không bị bắt giam vô cơ được tiếp tục thừa nhận, bên cạch đó công ước còn bổ sung thêm quy định “ bất cứ người nào bị bắt dều phải được thong báo vào lúc họ bị bất về lý do bị bắt” ( Khoản 2 Điều 9). Trong pháp luật Việt Nam, quyền được tự do thân thể của cá nhân được thừa nhận ngay trong bản hiến pháp đàu tiên của nước ta năm 1946, biểu hiện khó nhất của quyền tự do thân thể là quyền không bị bắt giam vô cớ. Một người bị bắt thì đương nhiện sẽ làm hạn chế quyền tự do thân thể của họ. Vì thế, pháp luật cùa nước ta luôn quy định rất chặt chẽ việc bắt giam giữ cá nhân . Điều 11 hiến pháp 1946 quy định : “ tư pháp chưa quyết định thì không được bắt bớ và giam trái phép công dân Việt Nam” Quyền được bảo đảm an toàn về tính mạng trở thành hiến định của công nhân trong tất cả các bản hiến pháp của Việt Nam. Quyền nay không ngừng được bổ sung mở rộng thêm. VD: Điều 71 hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001 quy định “không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của viện kiểm Sát nhân dân trừ trường hợp phạm tội quả tang việc bắt và giữa người phải đúng pháp luật”. Quyền được bảo đảm an toàn về thân thể của cá nhân là một bước phát triển mới khi nó được thừa nhận là một quyền nhân thân của cá nhân được quy định trong bộ luật dân sự. Bộ luật dân sự năm 1995 thừa nhận quyền được bảo đảm an toan về thân thể của cá nhân tại Điều 32. Trong điều luật quyền này được thể hiện ở khía cạnh 8 cá nhân có quyền quyết định về an toàn thân thể khi cho phép hay không cho phét một sự tác động từ bên ngoài vào chủ thể của mình đặc biệt trong việc chữa bệnh theo phương pháp mới hoặc việc gây mê, mổ, cắt bỏ, cấy ghép bổ phận cơ thể, theo điều luật trên Bác sĩ không được phép phẫu thuật nếu như không được sự đồng ý của bệnh nhân, nếu bệnh nhân là người chưa thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc bất tỉnh thì phải được sử đồng ý của cha mẹ, người giám hộ hoặc người thân thiết của người đó. Tuy nhiên cũng theo điều luật này thì trong trường hợp nguy cơ đe dọa đến tính mạng của cá nhân mà không chờ được ý kiến của cha mẹ, người giám hộ, người thân thích của người đó thì Bác sỹ có thể tiến hành phấu thuật với sự cho phép của người đứng đầu cơ sở chữa bệnh. Bộ Luật Dân Sự năm 2005 ra đời một lần nữa khẳng định tính bảo đảm an toàn về thân thể khi đã thừa kế hoàn toàn nôi dung quy định trong Bộ Luật Dân Sự năm 1995. Tuy nhiên tính khả thi của quyền này trong Bộ luật dân sư năm 2005 được đẩy cao hơn khi có sự thay đổi về mặt thuật ngữ “ người thân thích “ trong Bộ luật dân sự năm 1995 được cơ chế hơn trong Bộ luật dân sự năm 2005” vợ, chồng, con đã thành niên “, sự thay đổi này làm cho điều luật này dễ hiểu hơn. C. KẾT LUẬN. Qua những gì phân tích ở trên cho ta thấy được tầm quan trọng của quyền đảm bảo an toàn về tính mạng, sức khỏe, thân thể của cá nhân. Nhìn nhận vấn đề một cách thiết thực hơn đối với quyền đảm bảo an toàn tính mạnh, sức khỏe, thân thể của chính bản thân cũng như mỗi cá nhân trong xã hội. Để từ đó biết và tránh những gì không cần thiết đối với những vấn đề lien quan đến tính mạng, sức khỏe, thân thể. 9 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO. 1. Bộ luật dân Sự năm 2005. 2. Luân văn thạc sĩ Lê Thị Hoa – Quyền nhân thân liên quan đến thân thể của cá nhân theo quy định trong Bộ luật dân sự 2005.Hà Nội 12/2006. 10 Mục Lục A. ĐẶT VẤN ĐỀ.......................................................................................1 B. NỘI DUNG CHÍNH...........................................................................1 I. ĐẶC ĐIỂM QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VỀ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE , THÂN THỂ CỦA CÁ NHÂN................................1 II. PHÂN TÍCH QUYỀN ĐƯỢC BẢO ĐẢM AN TOÀN VỀ TÍNH MẠNG, SỨC KHỎE , THÂN THỂ CỦA CÁ NHÂN................................1 1. Quyền bảo đảm an toàn về tính mạng.....................................................2 2. Quyền được bảo đảm an toàn về sức khỏe..............................................5 3. Quyền được bảo đảm an toàn về thân thể..............................................7 C. KẾT LUẬN...........................................................................................9 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan