Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Pháp luật về nuôi con nuôi có yêu tố nước ngoài của việt nam trong mối tương qua...

Tài liệu Pháp luật về nuôi con nuôi có yêu tố nước ngoài của việt nam trong mối tương quan với công ước lahay

.PDF
94
464
139

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ KIM DUNG PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG MỐI TƢƠNG QUAN VỚI CÔNG ƢỚC LAHAY LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2013 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT VŨ KIM DUNG PHÁP LUẬT VỀ NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG MỐI TƢƠNG QUAN VỚI CÔNG ƢỚC LAHAY Chuyên ngành: Luật Dân sự Mã số: 60 38 30 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: TS Vũ Đức Long HÀ NỘI - 2013 MỤC LỤC Trang Trang bìa phụ Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Tình hình nghiên cứu................................................................................... 7 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu.................................................................. 8 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 9 5. Những đóng góp, ý nghĩa của Luận văn ...................................................... 9 6. Cơ cấu của luận văn .................................................................................... 9 Chƣơng 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI .......................................................................... 11 1.1. Khái niệm về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ............................. 11 1.2. Nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ................ 15 1.3. Điều kiện đối với người nhận con nuôi và người được cho làm con nuôi .. 21 1.4. Trình tự, thủ tục giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ........ 28 1.5. Cơ quan quản lý nhà nước về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ........ 34 1.6. Hệ quả pháp lý của nuôi con nuôi quốc tế .......................................... 35 Chƣơng 2: NHỮNG TIẾN BỘ VÀ HẠN CHẾ CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM SO VỚI QUY ĐỊNH CỦA CÔNG ƢỚC LAHAY .... 38 2.1. Khái quát chung về Công ước Lahay ................................................. 38 2.2. Những khuyế n nghi ̣của Ủy ban Lahay .............................................. 42 2.3. Nhữ ng điể m tương đồ ng và bấ t câ ̣p của pháp luâ ̣t Viê ̣t Nam so với quy đinh ̣ của Công ước Lahay ........................................................... 46 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG HIỆU QUẢ THỰC THI LUẬT NUÔI CON NUÔI VÀ CAM KẾT CỦA VIỆT NAM KHI THAM GIA CÔNG ƢỚC LAHAY .................. 57 3.1. Kết quả thực thi các quy định của pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yế u tố nước ngoài thời gian qua ............................................ 57 3.2. Những tồn tại, bất cập trong quá trình giải quyết nuôi con nuôi quốc tế theo quy định của Luật Nuôi con nuôi và theo yêu cầu của Công ước Lahay ................................................................................ 62 3.3. Những thách thức khi thực thi Công ước Lahay tại Việt Nam ........... 73 3.4. Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực thi Luật Nuôi con nuôi và Công ước Lahay ............................................................. 75 KẾT LUẬN .................................................................................................. 83 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 85 PHỤ LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nuôi con nuôi nói chung, nuôi con nuôi quốc tế nói riêng là một vấn đề xã hội mang tính nhân đạo sâu sắc. Quan hệ nuôi con nuôi quốc tế đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới do nhu cầu thực tiễn của đời sống xã hội và trong giai đoạn hiện nay, khi xu hướng hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa đang phát triển mạnh thì hoạt động nuôi con nuôi quốc tế cũng ngày càng mở rộng. Ở Việt Nam, nuôi con nuôi quốc tế bắt đầu xuất hiện từ khoảng những năm 70 thế kỷ 20 [26]. Cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ tại Việt Nam đóng vai trò khởi xướng cho hoạt động nuôi con nuôi quốc tế với những số liệu được ghi nhận đầu tiên vào năm 1962 và tăng mạnh vào giai đoạn 1972-1976. Theo số liệu do tổ chức Dịch vụ xã hội quốc tế (ISS) cung cấp, từ năm 19622001 đã có trên 7.000 trẻ em Việt Nam được nhận làm con nuôi tại Mỹ. Từ năm 2002-2008, đã có 8.357 trẻ em Việt Nam được giải quyết làm con nuôi tại 8 nước Mỹ, Canada, Pháp, Đan Mạch, Thụy Sỹ, Ailen, Italy và Thụy Điển. Liên tục trong nhiều năm của giai đoạn này, Việt Nam là Nước gốc xếp thứ 5 hoặc 6 trên thế giới về số lượng trẻ em được giải quyết làm con nuôi người nước ngoài và là đối tác lớn thứ nhất hoặc thứ hai về số lượng trẻ em được nhận làm con nuôi tại một số Nước nhận như Italy, Pháp, Ailen. Cùng với quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt từ khi thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi quốc tế đã được hình thành, hoàn thiện và góp phần quan trọng vào việc đảm bảo thực hiện quyền của trẻ em là được chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trong môi trường gia đình, mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế ở cấp độ chính phủ vì mục đích nhân đạo và bảo vệ lợi ích tốt nhất cho những trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. 1 Nghị định số 184/CP ngày 30/11/1994 của Chính phủ quy định về thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài có thể coi là văn bản quy phạm pháp luật đầu tiên quy định cụ thể về trình tự, thủ tục giải quyết nuôi con nuôi quốc tế tại Việt Nam. Tuy nhiên, sau một thời gian thực hiện, Nghị định số 184/CP đã bộc lộ nhiều điểm hạn chế như: hình thức xin con nuôi quốc tế theo Nghị định chủ yếu dưới dạng xin đích danh, thẩm quyền giải quyết nuôi con nuôi quốc tế thuộc về Uỷ ban Nhân dân tỉnh/thành, Sở Tư pháp là cơ quan đầu mối trực tiếp tiếp nhận, nghiên cứu và giải quyết hồ sơ. Cách quy định như vậy dẫn đến tình trạng giải quyết mang tính khép kín và không thống nhất ở các địa phương, khó quản lý và tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân làm môi giới giữa người nhận con nuôi và trẻ em được nuôi; các quy định về hồ sơ của người nước ngoài xin nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi chưa phù hợp với quy định về hợp pháp hóa lãnh sự thời điểm đó; có những loại giấy tờ đương sự không thể hoàn tất vì có sự khác biệt giữa quy định của pháp luật Việt Nam và hệ thống hành chính của nước nhận. Những khúc mắc về thủ tục đã dẫn tới thực tế là có người đủ điều kiện nhưng không thể nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi. Đồng thời, việc nhận con nuôi trên cơ sở giấy tờ không trung thực do phải "lách luật" gây ảnh hưởng không nhỏ tới sự tôn nghiêm của pháp luật và lợi ích của trẻ em [8]. Trước những bất cập nêu trên, nhiều văn bản quy phạm pháp luật sau đó đã lần lượt được ban hành nhằm tăng cường quản lý thống nhất, chặt chẽ và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em trong công tác quản lý nhà nước và giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam. Lần đầu tiên, quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài đã được luật hóa thông qua một số điều của Luật Hôn nhân- Gia đình năm 2000. Ngày 10/7/2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 68/2002/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật 2 Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài. Việc ban hành Nghị định 68/2002/NĐ-CP là một bước cải cách đáng ghi nhận về lĩnh vực pháp lý trong công tác quản lý và giải quyết nuôi con nuôi quốc tế tại Việt Nam. Ngày 21/7/2006, Chính phủ ban hành Nghị định số 69/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 68/2002/NĐCP. Việc thực hiện Nghị định 68/2002/NĐ-CP (đã sửa đổi) đã tạo nên những chuyển biến đáng kể trong lĩnh vực giải quyết nuôi con nuôi quốc tế, góp phần thiết lập trật tự trong hoạt động của các tổ chức con nuôi quốc tế tại Việt Nam, kiểm soát chặt chẽ và thống nhất các thủ tục giải quyết nuôi con nuôi quốc tế, thống nhất đầu mối quản lý và giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, cải thiện đáng kể đời sống của trẻ em tại hàng trăm cơ sở nuôi dưỡng trên phạm vi toàn quốc. Quan hệ hợp tác của Việt Nam trong lĩnh vực con nuôi quốc tế được nâng lên một tầm vóc mới và mở rộng nhanh chóng với 13 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có những đối tác lớn như Hợp chủng quốc Hoa Kỳ, Cộng hòa Pháp, Cộng hòa Italy, Cộng hòa Ailen, Vương quốc Tây Ban Nha, Liên bang Thụy Sỹ, Vương quốc Thụy Điển, Canada... Tuy nhiên, trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, đặc biệt là trước nhu cầu hợp tác lớn giữa Việt Nam và các nước nhận, việc thực hiện pháp luật về nuôi con nuôi, đặc biệt là con nuôi quốc tế tiếp tục bộc lộ những hạn chế, bất cập, cụ thể là: các vấn đề về nuôi con nuôi chưa được quy định một cách thống nhất trong một đạo luật, bởi vậy có sự chồng chéo, mâu thuẫn với nhau, làm giảm hiệu lực áp dụng trong thực tiễn. Khung pháp lý về nuôi con nuôi trong nước và nuôi con nuôi quốc tế đồng thời tồn tại nhưng lại được quy định tản mạn trong những văn bản pháp luật khác nhau, do vậy chưa có sự gắn kết giữa nuôi con nuôi trong nước và con nuôi quốc tế. Quy trình, thủ tục giải quyết nuôi con nuôi theo quy định của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP bộc lộ những kẽ hở cho một số cá, tổ chức làm sai lệch hồ sơ trẻ em vì mục 3 đích trục lợi, vi phạm nguyên tắc vì lợi ích tốt nhất của trẻ và gây ảnh hưởng xấu đến phương diện nhân đạo của hoạt động này. Do thẩm quyền giải quyết tập trung quá lớn vào một số cá nhân nên trong hệ thống cơ sở nuôi dưỡng gây nên tình trạng nhũng nhiễu, đẩy chi phí đen liên quan đến nuôi con nuôi quốc tế lên mức cao. Quá trình cấp phép ồ ạt cho các tổ chức con nuôi nước ngoài hoạt động tại Việt Nam gắn liền với yêu cầu hỗ trợ nhân đạo bắt buộc dẫn đến thực tế cạnh tranh gay gắt giữa các tổ chức tại từng trung tâm bảo trợ xã hội để có thể được giới thiệu nhiều trẻ em. Điều này đi ngược với những nguyên tắc cơ bản của Công ước Lahay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế và pháp luật của nhiều nước là thành viên Công ước. Nếu tiếp tục giữ cơ chế cũ với nhiều hạn chế như vậy sẽ dẫn đến sự vi phạm tất yếu các nguyên tắc bảo vệ quyền trẻ em, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của Việt Nam trong mối quan hệ hợp tác với các nước phát triển khác. Chính vì vậy, yêu cầu tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về nuôi con nuôi nói chung, đặc biệt là nuôi con nuôi quốc tế nói riêng trở nên vô cùng cấp bách. Cần ban hành một đạo luật riêng về nuôi con nuôi nhằm tạo khuôn khổ pháp lý thống nhất, ổn định, có giá trị áp dụng lâu dài, nâng cao trách nhiệm của các ngành, các cấp, cơ quan, tổ chức và xã hội trong việc chăm sóc và bảo vệ trẻ em. Việc ban hành Luật Nuôi con nuôi sẽ đáp ứng nhu cầu thực tiễn ngày càng tăng của quan hệ nuôi con nuôi quốc tế, gắn kết hoạt động nuôi con nuôi trong nước với nuôi con nuôi quốc tế, bảo vệ lợi ích của các chủ thể, bao gồm cả trẻ em được nuôi và người nhận con nuôi theo hướng tạo dựng môi trường gia đình ổn định, hài hòa, hạnh phúc và phát triển. Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nuôi con nuôi quốc tế của Việt Nam theo hướng nội luật hóa những quy phạm quốc tế là việc làm cần thiết nhằm thực thi những cam kết trước cộng đồng quốc tế về tôn trọng và bảo vệ quyền trẻ em. 4 Luật Nuôi con nuôi được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 17/6/2010, tại Kỳ họp thứ 7 đã đánh dấu một bước phát triển mới trong công tác quản lý và giải quyết nuôi con nuôi nói chung, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nói riêng. Luật Nuôi con nuôi đã được xây dựng trên quan điểm xuyên suốt là bảo đảm phù hợp với chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bảo đảm việc giải quyết nuôi con nuôi trên tinh thần nhân đạo, vì lợi ích tốt nhất của những trẻ em cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt. Cùng với việc hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước, để tạo hành lang pháp lý ổn định lâu dài cho công tác bảo vệ trẻ em được cho làm con nuôi người nước ngoài, thúc đẩy quan hệ hợp tác từ cấp độ song phương sang đa phương trên tinh thần nhân đạo và vì lợi ích tốt nhất của trẻ em Việt Nam có hoàn cảnh khó khăn, ngăn ngừa và chống hành vi mua bán trẻ em hoặc lợi dụng nuôi con nuôi vì mục đích trục lợi, ngày 7/12/2010, Việt Nam đã ký tham gia Công ước về bảo vệ trẻ em và hợp tác trong lĩnh vực con nuôi quốc tế (Công ước Lahay). Ngày 18/7/2011, Chủ tịch nước đã ký Quyết định số 1103/2011/QĐ-CTN phê chuẩn toàn văn Công ước. Theo quy định tại Điều 46, Công ước sẽ có hiệu lực thi hành tại Việt Nam từ ngày 1/2/2012. Công ước Lahay là một trong 34 điều ước quốc tế đa phương quan trọng thuộc lĩnh vực tư pháp quốc tế được Hội nghị Lahay về tư pháp quốc tế thông qua ngày 29/5/1993. Đến tháng 7/2012, đã có 86 quốc gia trở thành thành viên của Công ước [32] và đây là Công ước Lahay về hợp tác tư pháp quốc tế có số lượng nước thành viên lớn nhất trong hệ thống điều ước của Hội nghị Lahay cho đến nay. Trong khu vực Đông Nam Á, các quốc gia láng giềng như Thái Lan, Trung Quốc, Campuchia, Philippin đều đã trở thành thành viên của Công ước cách đây nhiều năm. Có thể nói, Công ước Lahay là điều ước quốc tế đa phương đã dung hòa tối đa lợi ích của các nước cho và 5 nước nhận con nuôi quốc tế, nhất thể hóa ở mức độ cao về những khác biệt trong pháp luật của các nước về nuôi con nuôi quốc tế. Tham gia Công ước Lahay, Việt Nam không chỉ có cơ hội mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế mà đồng thời khẳng định quan điểm nhất quán và sự cam kết mạnh mẽ của Nhà nước trong việc tăng cường bảo vệ trẻ em được giải quyết làm con nuôi người nước ngoài, tranh thủ kinh nghiệm quốc tế, sự hỗ trợ kỹ thuật và nhân đạo để hoàn thiện cơ chế quản lý, nâng cao chất lượng chăm sóc trẻ em và bảo đảm quyền được nuôi dưỡng trong môi trường gia đình của trẻ em. Trong bối cảnh bắt đầu thực thi Luật Nuôi con nuôi với những cải cách toàn diện về quy trình, thủ tục, đồng thời chuyển đổi từ mô hình hợp tác song phương sang cơ chế hợp tác đa phương trong lĩnh vực con nuôi quốc tế, việc phân tích, đánh giá những điểm phù hợp, chưa phù hợp của pháp luật Việt Nam trong mối quan hệ với quy định của Công ước Lahay để thấy được những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực thi Luật Nuôi con nuôi và thực thi Công ước, đề xuất những khuyến nghị nhằm tiếp tục nội luật hóa Công ước vì mục tiêu bảo vệ lợi ích tốt nhất cho những trẻ em được giải quyết làm con nuôi người nước ngoài là việc làm có ý nghĩa thời sự và thực tiễn cao. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài "Pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam trong mối tương quan với Công ước Lahay" làm luận văn thạc sỹ luật học. Việc nghiên cứu đề tài không chỉ mang tính lý luận mà còn có giá trị ứng dụng cao trong công tác quản lý nhà nước về nuôi con nuôi quốc tế hiện nay, đặc biệt là trong công tác hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả thực thi các quy trình thủ tục giải quyết nuôi con nuôi quốc tế theo tiêu chuẩn của Công ước Lahay và quy định của pháp luật Việt Nam, phân định rõ vai trò trách nhiệm của Cơ quan con nuôi trung ương trong việc thực hiện các nghĩa vụ của Công ước, đồng thời tăng 6 cường trách nhiệm của các cơ quan có thẩm quyền hữu quan ở cấp trung ương và địa phương trong quá trình giải quyết nuôi con nuôi, nâng cao nhận thức xã hội và hiệu quả, chất lượng bảo vệ và chăm sóc trẻ em. 2. Tình hình nghiên cứu Quan hệ pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam cũng như những nội dung cơ bản của Công ước Lahay đã được nhiều nhà khoa học nghiên cứu dưới những giác độ khác nhau. Kể từ khi Nhà nước thực hiện đường lối đổi mới và hội nhập đến nay, cùng với việc ban hành Luật Hôn nhân và Gia đình và nhiều văn bản quy phạm điều chỉnh quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài khác, đã có nhiều diễn đàn, công trình nghiên cứu về chế định nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài, trong đó có thể điểm một số công trình như: - Chuyên đề “Chế định nuôi con nuôi trong pháp luật Việt Nam và quốc tế” của Viện Nghiên cứu khoa học pháp lý-Bộ Tư pháp năm 1998; - Đề tài “Pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài-thực trạng và phương hướng hoàn thiện” của thạc sỹ Phạm Thùy Dương năm 2006; - Đề án triển khai Công ước Lahay do Bộ Tư pháp chủ trì soạn thảo trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thực hiện giai đoạn 2012-2015. - Báo cáo sơ kết 5 năm tình hình thực hiện Nghị định số 68/2002/NĐ-CP trong lĩnh vực con nuôi quốc tế-Cục Con nuôi quốc tế, Bộ Tư pháp, tháng 9/2008. - Báo cáo đánh giá “Nhận con nuôi từ Việt Nam-những phát hiện và khuyến nghị của đánh giá” do Tổ chức ISS thực hiện năm 2009; - Sách “Tìm hiểu Công ước Lahay về nuôi con nuôi” của Cục Con nuôi quốc tế xuất bản năm 2007. - Sách “Pháp luật về nuôi con nuôi của Việt Nam và một số nước trên thế giới” của Cục Con nuôi-Bộ Tư pháp biên soạn năm 2009; 7 - Số chuyên đề của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật về Pháp luật về nuôi con nuôi xuất bản năm 2009 và năm 2011; - Sách hướng dẫn thực thi Công ước-Ủy ban Lahay xuất bản năm 2012. - Tài liệu “Hội thảo Bảo đảm quyền trẻ em và thực hiện việc nuôi con nuôi quốc tế tại Việt Nam” do Cục Con nuôi Bộ Tư pháp tổ chức tháng 1/2010. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu, các bài viết, các diễn đàn này mới chỉ đề cập đến các chế định về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài ở Việt Nam hoặc xem xét các nguyên tắc về hợp tác nuôi con nuôi quốc tế của Công ước Lahay một cách riêng rẽ, thiếu sự gắn kết, liên hệ, so sánh để thấy được những điểm tương đồng hay xung đột giữa hai hệ thống pháp luật trong nước và quốc tế một cách tổng thể và cập nhật. 3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu, tìm ra những điểm tương đồng và khác biệt trong các quy định của pháp luật Việt Nam về nuôi con nuôi quốc tế với các nguyên tắc cơ bản và nội dung của Công ước Lahay, từ đó đưa ra những khuyến nghị để tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về nuôi con nuôi trong nước, tăng cường hiệu quả thực thi Luật Nuôi con nuôi và Công ước Lahay tại Việt Nam. Với mục tiêu nêu trên, phạm vi nghiên cứu của Luận văn chỉ tập trung vào các quy định của Luật Nuôi con nuôi, Nghị định số 19/2011/NĐ-CP ngày 21/3/2011 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Nuôi con nuôi và Công ước Lahay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực con nuôi quốc tế. Việc nghiên cứu tập trung vào khía cạnh pháp lý, có thể đối chiếu với thực tiễn trong năm đầu tiên áp dụng Luật Nuôi con nuôi (từ 1/1/2011) và năm đầu tiên khi Công ước có hiệu lực thi hành tại Việt Nam (từ 1/2/2012) để làm sâu sắc hơn những điểm còn bất cập trong các quy định 8 của pháp luật hiện hành và từ đó nhấn mạnh yêu cầu cần tiếp tục hoàn thiện theo hướng hài hòa hơn với quy định của Công ước Lahay và mang tính khả thi cao hơn trong thực tiễn. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác-Lê nin, những tư tưởng chủ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước pháp quyền. Trong đó, một số phương pháp nghiên cứu cụ thể được vận dụng bao gồm: phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, diễn dịch, quy nạp, trích dẫn... để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra. 5. Những đóng góp, ý nghĩa của Luận văn Thông qua việc trình bày một cách logic và khái quát về những quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực nuôi con nuôi quốc tế của Việt Nam trong mối tương quan với các nguyên tắc, yêu cầu cơ bản của Công ước Lahay, luận văn sẽ làm sáng tỏ những điểm tương đồng, những điểm còn bất cập trong các quy phạm pháp luật hiện hành, từ đó thấy được những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực thi Luật Nuôi con nuôi và Công ước Lahay tại Việt Nam. Trên cơ sở những bất cập đó, luận văn sẽ đề xuất những giải pháp mang tính khả thi để hoàn thiện hệ thống pháp luật trong nước về nuôi con nuôi quốc tế nhằm nâng cao hiệu quả thực thi Luật Nuôi con nuôi và Công ước Lahay trong những năm tiếp theo, góp phần tích cực cho công tác bảo vệ trẻ em nói chung, bảo vệ những trẻ em được cho làm con nuôi quốc tế nói riêng trên nền tảng của tư tưởng nhân đạo. 6. Cơ cấu của luận văn Ngoài những phần chung như Lời nói đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba phần chính như sau: 9 Chƣơng 1: Khái quát chung về quy định của pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài 1.1. Khái niệm về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 1.2. Nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 1.3. Điều kiện đối với người nhận con nuôi và người được cho làm con nuôi 1.4. Trình tự, thủ tục giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 1.5. Cơ quan quản lý nhà nước về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài 1.6. Hệ quả pháp lý của việc giải quyết con nuôi có yếu tố nước ngoài Chƣơng 2: Nhƣ̃ng tiế n bô ̣ và ha ̣n chế của pháp luâ ̣t Viêṭ Nam so với quy đinh ̣ của Công ƣớc Lahay 2.1 . Khái quát chung về công ước Lahay 2.2. Những khuyến nghị của Ủy ban Lahay 2.3. Những điểm tương đồng và bất cập của pháp luật Việt Nam so với quy định của Công ước Lahay Chƣơng 3: Thƣ̣c tra ̣ng, giải pháp tăng cƣờng hiêụ quả thƣc̣ thi Luâ ̣t Nuôi con nuôi và cam kết của Việt Nam khi tham gia Công ƣớc Lahay 3.1. Kết quả thực thi các quy định của pháp luật về nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thời gian qua 3.2. Những tồn tại, bất cập trong quá trình giải quyết nuôi con nuôi quốc tế theo quy định của Luật Nuôi con nuôi và theo yêu cầu của Công ước Lahay 3.3. Những thách thức khi thực thi Công ước Lahay tại Việt Nam. 3.4. Một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả thực thi Luật Nuôi con nuôi và Công ước Lahay 10 Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VIỆT NAM TRONG LĨNH VỰC NUÔI CON NUÔI CÓ YẾU TỐ NƢỚC NGOÀI 1.1. Khái niệm về nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài Nuôi con nuôi là một quá trình khi một người đảm đương vai trò nuôi nấng đối với một người khác, và bằng cách đó, mọi quyền hạn và trách nhiệm của cha mẹ đẻ đã được chuyển dịch một cách ổn định lâu dài sang cho người đảm nhận việc nuôi dưỡng. Khác với việc giám hộ hay các hệ thống khác được xây dựng nhằm mục đích tạo điều kiện cho công tác chăm sóc trẻ em, việc nhận nuôi nhằm thiết lập sự thay đổi bền vững về vị thế pháp lý giữa người nhận nuôi và trẻ em được nuôi dưỡng, đồng thời đòi hỏi xã hội thừa nhận những thay đổi đó thông qua các hình thức công nhận về tôn giáo hay pháp luật [34]. Nuôi con nuôi có lịch sử phát triển lâu dài ở Châu Âu và gắn liền với vấn đề thừa kế của Triều đại Rom và Nhà thờ Công giáo. Dấu ấn đầu tiên về phương diện pháp lý của hoạt động nuôi con nuôi được tìm thấy ở Bộ luật Hammurabi thế kỷ XVIII trước Công nguyên [4]. Bộ luật đã quy định chi tiết về quyền, nghĩa vụ của người được nhận làm con nuôi. Đế chế Rom cổ đại cũng đã có những tài liệu ghi nhận về hoạt động nuôi con nuôi thông qua Đạo luật Justinianus. Trong thế giới cổ đại, nuôi con nuôi chủ yếu vì lợi ích kinh tế và chính trị của người nhận con nuôi, đó là công cụ pháp lý để củng cố các quan hệ chính trị giữa những gia đình vương giả, tạo ra người thừa kế và quản lý gia sản. Nhiều tài liệu cũng chỉ ra rằng, người Ấn Độ và Trung Quốc cổ đại cũng có truyền thống nhận nuôi con nuôi chủ yếu vì mục đích tôn giáo và tập tục văn hóa. Người Ấn Độ thiên về việc nhận nuôi con trai để thực hiện nghi lễ 11 ma chay, trong khi đó, người Trung Quốc cổ đại chủ yếu chỉ nhận nuôi con trai để duy trì việc thờ cúng tổ tiên [31]. Qua nhiều thế kỷ, việc nuôi con nuôi đã có sự chuyển hóa về bản chất, từ hình thức nhận con nuôi trưởng thành vì mục đích có người thừa kế sang nhận trẻ em làm con để tạo dựng gia đình, chuyển từ việc đảm bảo sự tiếp nối của dòng họ thông qua con nuôi sang mô hình quan hệ xã hội mang cảm xúc mãnh liệt. Từ thế kỷ XVII, việc nuôi con nuôi đã được coi như một giải pháp đối với vấn đề của xã hội-đó là vấn đề trẻ em không có gia đình. Ở đâu có trẻ em cần tìm cha mẹ thì ở đó có việc nuôi con nuôi. Xét về phương diện pháp lý, việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha mẹ và con lâu dài, bền vững, đảm bảo con nuôi được chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình. Pháp luật của các nước trên thế giới cũng như của Việt Nam đều hướng tới việc bảo vệ tốt nhất đối với mối quan hệ này [9]. Khái niệm nuôi con nuôi quốc tế dường như được hình thành cùng với những hệ quả của Đại chiến thế giới thứ II và thời kỳ Chiến tranh lạnh của thế kỷ 20. Việc tham gia chiến tranh của binh lính, thủy thủ tại các nước Châu Âu hay Châu Á đã làm tăng đột biến số trẻ em có hai dòng máu. Bên cạnh đó, sau Thế chiến thứ hai, số lượng trẻ mồ côi không có khả năng tự chăm lo cho bản thân đã phát sinh nhu cầu cho nhận con nuôi. Ban đầu, khái niệm cho nhận con nuôi quốc tế gắn liền với việc nhận con nuôi của các công dân Mỹ đối với những trẻ em khác chủng tộc trong thời kỳ này, dần dần, cùng với xu thế phát triển chung của xã hội, khái niệm nuôi con nuôi quốc tế đã được luật hóa và trở thành một hiện tượng xã hội phổ biến trên thế giới [33, 34]. Nhìn từ góc độ pháp lý, khái niệm nuôi con nuôi quốc tế ở mỗi nước khác nhau được quy định khác nhau, tuy nhiên đều phản ánh hiện tượng thực tiễn khi trẻ em có nhu cầu được chăm sóc, thường là từ các nước chậm hoặc đang phát triển, 12 được gửi từ nước nơi mình thường trú hợp pháp đến các gia đình nhận nuôi thường trú ở nước khác, thông thường là ở các nước phát triển. Ở Việt Nam, khái niệm nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài hay còn gọi là nuôi con nuôi quốc tế-theo cách gọi quốc tế- đã có một quá trình phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Luật Hôn nhân và Gia đình năm 1986 lần đầu tiên đã quy định về những vấn đề liên quan tới quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Theo đó, quan hệ gia đình có yếu tố nước ngoài được nêu tóm tắt: “Những vấn đề về quan hệ vợ chồng, quan hệ tài sản, quan hệ cha mẹ và con, huỷ việc kết hôn, ly hôn, nuôi con nuôi và đỡ đầu giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài do Hội đồng Nhà nước quy định”-Điều 53 và “Trong trường hợp đã có hiệp định tương trợ tư pháp và pháp lý về hôn nhân và gia đình giữa Việt Nam và nước ngoài, thì tuân theo những quy định của các hiệp định đó”-Điều 54. Luật Hôn nhân và Gia đình sửa đổi năm 2000 đã quy định chi tiết hơn về quan hệ hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài, trong đó, quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài là quan hệ hôn nhân và gia đình (i) giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài; (ii) giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam; (iii) giữa công dân Việt Nam với nhau mà căn cứ để xác lập, thay đổi, chấm dứt quan hệ đó theo pháp luật nước ngoài hoặc tài sản liên quan đến quan hệ đó ở nước ngoài (Điều 8 khoản 14). Có thể thấy, mặc dù đã được luật hóa nhưng các quy định này vẫn mang tính liệt kê, chưa thể hiện rõ bản chất cũng như phản ánh đấy đủ những khía cạnh pháp lý của quan hệ nuôi con nuôi quốc tế. Chính vì vậy, nhiều văn bản pháp lý đã tiếp tục được ban hành để hướng dẫn cụ thể hơn việc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài như Quyết định số 145/HĐBT ngày 29/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng quy định tạm thời về việc cho người nước 13 ngoài nhận con nuôi là trẻ em mồ côi, bị bỏ rơi, bị tàn tật ở các cơ sở nuôi dưỡng do ngành lao động-thương binh và xã hội quản lý; Pháp lệnh hôn nhân và gia đình ngày 2/12/1993 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội quy định về hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài; Nghị định số 184/CP ngày 30/11/1994 của Chính phủ quy định về thủ tục kết hôn, nhận con ngoài giá thú, nuôi con nuôi, nhận đỡ đầu giữa công dân Việt Nam và người nước ngoài; Nghị định 68/2002/NĐ-CP ngày 10/7/2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài. Cho đến năm 2010, cùng với việc ra đời của Luật Nuôi con nuôi, có thể nói, lần đầu tiên khái niệm nuôi con nuôi quốc tế đã được luật hóa một cách đầy đủ nhất, rõ ràng nhất với chi tiết cụ thể như sau: “Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài”-khoản 5 Điều 3 Luật Nuôi con nuôi. Như vậy, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài (hay nuôi con nuôi quốc tế) theo quy định của pháp luật Việt Nam được xác định trên hai yếu tố căn bản: quốc tịch và nơi cư trú của các bên tham gia quan hệ này. Yếu tố quốc tịch thể hiện: việc nuôi con nuôi được xác lập giữa một bên là công dân Việt Nam và một bên là người nước ngoài. Bên cạnh đó, nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài còn được áp dụng giải quyết khi các bên tham gia quan hệ cùng quốc tịch nhưng nơi cư trú vào thời điểm xác lập quan hệ nuôi con nuôi khác nhau-cùng là công dân Việt Nam nhưng một bên không định cư tại Việt Namhoặc cùng là công dân nước ngoài nhưng đang thường trú ở Việt Nam. Với quy định hiện hành, chủ thể tham gia quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài của Việt Nam có phạm vi áp dụng tương đối rộng so với một số nước cho trẻ em khác (Nước gốc). Ví dụ, Bộ luật Gia đình năm 2007 của Liên 14 Bang Nga quy định nuôi con nuôi quốc tế chỉ dựa vào yếu tố quốc tịch, cụ thể là: nuôi con nuôi quốc tế là việc nhận trẻ em là công dân Nga làm con nuôi của người nước ngoài hoặc người không có quốc tịch, hoặc việc công dân Nga nhận trẻ em nước ngoài làm con nuôi (Điều 165). Luật Con nuôi của Guatemala năm 2007 quy định nuôi con nuôi quốc tế chỉ dựa vào yếu tố nơi cư trú, cụ thể là: con nuôi quốc tế được hiểu là việc nhận con nuôi theo đó trẻ thường trú hợp pháp ở Guatemala được đưa đến một nước khác làm con nuôi (Điều 2 khoản b). Luật Nuôi con nuôi của một số nước khác như Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc không đưa ra khái niệm con nuôi quốc tế nhưng có những quy định điều chỉnh việc nhận trẻ em Trung Quốc, Hàn Quốc, Thái Lan làm con nuôi của người nước ngoài. Điều này cho thấy, ở các Nước gốc, quan hệ nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài thường được áp dụng dựa trên một yếu tố hoặc là quốc tịch hoặc là nơi cư trú của các bên tham gia quan hệ này, yếu tố nơi cư trú của trẻ em vào thời điểm xác lập quan hệ con nuôi không được nhấn mạnh như trong quy định của pháp luật Việt Nam. 1.2. Nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi có yếu tố nƣớc ngoài Với mục đích thiết lập quan hệ pháp lý lâu dài, bền vững giữa cha mẹ nuôi và con nuôi như quan hệ giữa cha, mẹ và con ruột, pháp luật về nuôi con nuôi của Việt Nam đã được xây dựng trên những nguyên tắc mang tính xuyên suốt đó là phải phù hợp với các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về công tác bảo vệ trẻ em, vì lợi ích tốt nhất của trẻ em được nhận làm con nuôi và quyền lợi chính đáng của người xin nhận con nuôi. Xuất phát từ mục đích nêu trên, kế thừa những ưu thế của pháp luật nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài trong suốt thời gian qua, trên tinh thần nội luật hóa pháp luật quốc tế về lĩnh vực này, các nguyên tắc giải quyết nuôi con nuôi áp dụng cho cả việc giải quyết nuôi con nuôi trong nước hay con nuôi quốc tế được nêu tại Điều 4 Luật Nuôi con nuôi bao gồm: 15 1. Khi giải quyết việc nuôi con nuôi cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc. 2. Việc nuôi con nuôi phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người được nhận làm con nuôi và người nhận con nuôi, tự nguyện, bình đẳng, không phân biệt nam nữ, không trái pháp luật và đạo đức xã hội. 3. Chỉ cho làm con nuôi người ở nước ngoài khi không thể tìm được gia đình thay thế ở trong nước. 1.2.1. Nguyên tắc thứ nhất: Khi giải quyết việc nuôi con nuôi cần tôn trọng quyền của trẻ em được sống trong môi trường gia đình gốc Đây là một trong những nguyên tắc được xây dựng trên cơ sở thống nhất với nguyên tắc bảo đảm quyền được sống chung với cha mẹ của trẻ em đã được quy định tại Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em năm 2004, đồng thời đảm bảo tính hài hòa hóa các quy định của pháp luật quốc tế liên quan tới quyền của trẻ em mà Việt Nam đã tham gia, cụ thể như Tuyên bố của Liên Hợp Quốc về các nguyên tắc pháp lý và xã hội liên quan đến phúc lợi và bảo vệ trẻ em- “Ưu tiên hàng đầu đối với trẻ em là phải được cha mẹ đẻ chăm sóc”; Công ước Liên Hợp Quốc về quyền trẻ em-“tin tưởng rằng, gia đình với tư cách là nhóm xã hội cơ bản và là môi trường tự nhiên cho sự phát triển và hạnh phúc của tất cả các thành viên gia đình, đặc biệt là trẻ em”. Môi trường gia đình là môi trường tốt nhất bảo đảm cho sự phát triển về nhân cách, trí tuệ và vun đắp những truyền thống tương thân tương ái, gắn bó yêu thương của gia đình Việt Nam cho trẻ. Trẻ em là tương lai của đất nước, gia đình là hạt nhân của xã hội. Chính vì vậy, Đảng, Nhà nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình, đề cao vai trò gia đình, đảm bảo cho trẻ em được nuôi dưỡng, chăm sóc tốt nhất ngay trong chính gia đình gốc của mình. Không ai, không tổ chức nào có quyền tách rời trẻ em ra khỏi gia đình gốc của mình. Những hành vi mua chuộc, mua bán hoặc bắt cóc 16
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan