Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển năng lực sáng tạo trong hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên ca...

Tài liệu Phát triển năng lực sáng tạo trong hoạt động nghiên cứu khoa học của học viên cao học ở học viện chính trị

.DOC
65
246
56

Mô tả:

1. Tính cấp thiết của đề tài Cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển như vũ bão đã kéo theo nhiều sự thay đổi ở thời đại hiện nay. Khi đó, con người cần sáng tạo chứ không chỉ biết tái tạo, cần sáng chế sản phẩm để dùng chứ không chỉ biết cách dùng sản phẩm hiện có. Chính xu hướng này đã làm xuất hiện yêu cầu khách quan về phẩm chất, nhân cách của con người hiện đại, con người hiện đại ngày nay không chỉ có tri thức, sức khoẻ, phẩm chất chính trị, phẩm chất nhân cách, phẩm chất nghề nghiệp, tác phong làm việc … mà còn phải có sự sáng tạo. Trong Văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã chỉ rõ: “Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp.” [4, tr.131] Đặc biệt là đối với những người đào tạo ở bậc học cao, như là các học viên cao học thì vai trò sáng tạo của học viên là cực kỳ quan trọng. Quá trình đào tạo này có tính nghiên cứu cao hơn hẳn các bậc học trước, học viên không chỉ hoàn thành chương trình học bổ túc mà còn phải thường xuyên viết thu hoạch, làm tiểu luận, viết luận văn tốt nghiệp hay thậm chí là viết các bài báo khoa học … các hoạt động đó đều được coi là hoạt động nghiên cứu khoa học, học viên chỉ có thể thực hiện được các hoạt động này khi có sự phát triển năng lực tư duy ở nấc thang cao nhất, đó là năng lực tư duy sáng tạo. Trong quân đội hiện nay, vấn đề phát triển năng lực sáng tạo đang rất được quan tâm, Nghị quyết 86/ĐUQSTW đã nêu: “Đẩy mạnh việc vận dụng phương pháp dạy học hiện đại, sát thực tế, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và bồi dưỡng năng lực tư duy, rèn luyện năng lực hoạt động thực tiễn cho người học.” [5]. Và gần đây nhất, Nghị quyết 765 của Đảng uỷ quân sự trung ương về nâng cao chất lượng huấn luyện giai đoạn 2013 – 2020 và những năm tiếp theo đã xác định mục tiêu của công tác huấn luyện trong quân đội đó là: “Huấn luyện cho cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên quốc phòng quân đội, dân quân tự vệ có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng, Tổ quốc và nhân dân; có trình độ kỹ, chiến thuật, nghiệp vụ giỏi, năng lực tư duy sáng tạo, quyết đoán, khả năng thích ứng nhanh, hành động kiên quyết, hiệu quả trong xử trí các tình huống.”[17]. Phát triển năng lực tư duy sáng tạo là vấn đề hết sức cần thiết để đào tạo ra những cán bộ, sĩ quan quân đội tương lai sẵn sàng đáp ứng được yêu cầu thực tiễn hoạt động quân sự khó khăn, ác liệt, biến đổi nhanh, có sử dụng nhiều phương tiện, vũ khí hiện đại của chiến tranh công nghệ cao. Hệ sau đại học, Học viện Chính trị là cái nôi đào tạo cán bộ, giáo viên bậc học sau đại học các môn khoa học xã hội nhân văn quân sự trong toàn quân. Nơi đây đã quản lý, giáo dục, đào tạo ra hàng nghìn những nhà khoa học quân sự, là lực lượng nòng cốt, phục vụ đắc lực cho sự nghiệp xây dựng nhà trường, đơn vị vững mạnh, phát triển toàn diện; đồng thời cũng là lực lượng chủ yếu nghiên cứu, thực hiện các đề tài khoa học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn quân sự các cấp trong các đơn vị, nhà trường toàn quân, qua đó có đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Điều này đã thể hiện trí tuệ, bản lĩnh, sự linh hoạt, chủ động, sáng tạo, khắc phục khó khăn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao của đội ngũ Thạc sĩ, Tiến sĩ Hệ sau đại học sau khi ra trường. Tuy nhiên, thực tế trong hoạt động nghiên cứu khoa học ở Hệ sau đại học hiện nay, bên cạnh những học viên cao học thực hiện nghiêm túc, trách nhiệm, có tính độc lập, sáng tạo cao, thì còn có không ít những học viên bộc lộ những hạn chế, yếu kém về năng lực sáng tạo: Nhìn các kiến thức một cách rời rạc, chưa thấy được mối liên hệ giữa các kiến thức đó, không linh hoạt trong điều chỉnh hướng suy nghĩ khi gặp tình huống có vấn đề, quen với kiểu suy nghĩ rập khuôn, áp dụng một cách máy móc những kiến thức lĩnh hội từ giáo viên, sách vở vào hoàn cảnh mới, điều kiện mới đã xuất hiện những yếu tố thay đổi, học viên chưa có tính độc đáo khi tìm cách thức giải quyết nhiệm vụ của lý luận và thực tiễn quân sự đặt ra, còn có biểu hiện thiếu sáng tạo, sao chép kiến thức từ nơi khác, của người khác vào trong các công trình khoa học của bản thân. Từ đó nảy sinh mâu thuẫn giữa yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo Thạc sĩ tương lai với lối tư duy thụ động, dập khuôn, máy móc, mang tính chất đối phó của học viên trong quá trình nghiên cứu khoa học, dẫn đến hệ quả là nhiều học viên gặp khó khăn khi thực hiện các công trình khoa học, đặc biệt là với các công trình hỏi phải có sự sáng tạo như trong viết báo khoa học, viết thu hoạch, tiểu luận và viết luận văn tốt nghiệp. Xuất phát từ các lý do nêu trên chúng tôi chọn đề tài: “Phát triển năng lực sáng tạo trong hoạt động nghiên cứu khoa học của Học viên Cao học ở Học viện Chính trị” làm công trình nghiên cứu khoa học năm học 2013 - 2014.

Tài liệu liên quan