Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh hải dương hiện nay...

Tài liệu Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh hải dương hiện nay

.DOC
91
394
146

Mô tả:

Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; là cơ sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh quốc phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước. Do đó, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn được Đảng và Nhà nước ta quan tâm, coi đó không chỉ là nhiệm vụ kinh tế mà còn là nhiệm vụ chính trị - xã hội có ý nghĩa chiến lược cả trước mắt và lâu dài. Tại Đại hội X, Đảng ta xác định: “Hiện nay và trong những năm tới, vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng. Phải luôn coi trọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh và bền vững” [18, tr.190-191]. Từ chỗ “Hướng tới”, đến nay Đảng ta chủ trương phát triển “Nông nghiệp toàn diện theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững” [20, tr.195]. Đây là chủ trương của Đại hội XI, hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên thế giới, đồng thời đáp ứng yêu cầu thay đổi cơ bản toàn diện đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội nông thôn, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng và miền núi, giữa phát triển công nghiệp và phát triển nông nghiệp ở nước ta hiện nay. Hải Dương là một tỉnh ở trung tâm đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và tam giác tăng trưởng kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, có nhiều tiềm năng và lợi thế về phát triển nền nông nghiệp theo hướng bền vững. Hơn 25 năm đổi mới cùng đất nước, bên cạnh những thành tựu đạt được, thực tiễn cũng đang đặt ra cho tỉnh rất nhiều thách thức khi xây dựng một nền nông nghiệp theo hướng bền vững. Hoạt động sản xuất nông nghiệp vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào tự nhiên. Giá trị gia tăng của sản phẩm nông nghiệp còn thấp; ruộng đất ở nông thôn bị chia nhỏ, manh mún; việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đổi mới cách thức trong sản xuất nông nghiệp còn chậm, phổ biến vẫn là sản xuất nhỏ, phân tán, không phù hợp với yêu cầu của sản xuất hàng hóa lớn, tập trung; sản xuất chưa gắn với tiêu thụ, dễ đổ vỡ khi có biến động về giá. Vai trò của Nhà nước trong liên kết “Bốn nhà” chưa rõ, thiếu cơ chế điều hành một cách hiệu quả. Quá trình cơ giới hóa nông nghiệp và việc áp dụng các quy trình kỹ thuật tiên tiến còn chậm; hầu hết các khâu sản xuất ở nông nghiệp đều là thủ công, dẫn đến năng suất lao động nông nghiệp thấp. Công nghiệp tác động vào nông, lâm, ngư nghiệp còn yếu. Việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng một cách tùy tiện, có dấu hiệu vượt quá giới hạn cho phép của môi trường sinh thái, dẫn đến thoái hóa đất, ô nhiễm nguồn nước và gây hại cho sức khỏe con người. Tốc độ đô thị hóa nông thôn làm cho quỹ đất sản xuất nông nghiệp ngày càng giảm dần ảnh hưởng tới an ninh lương thực của tỉnh.v.v.. Vì vậy, nghiên cứu vấn đề lý luận về phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, đánh giá đúng điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội tác động và thực trạng để có những quan điểm, giải pháp phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Hải Dương hiện nay là vấn đề có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. Với mong muốn đóng góp vào quá trình đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững ở tỉnh Hải Dương hiện nay” để làm luận văn cao học của mình.

Tài liệu liên quan