Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Giáo dục - Đào tạo Cao đẳng - Đại học Luật Phát triển thủy điện với việc bảo đảm quyền con người. phân tích từ thực tiễn cô...

Tài liệu Phát triển thủy điện với việc bảo đảm quyền con người. phân tích từ thực tiễn công trình thủy điện tuyên quang luận văn ths. pháp luật và quyền con người

.PDF
126
11
107

Mô tả:

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN THỊ HOÀI LINH Ph¸t triÓn thñy ®iÖn víi viÖc b¶o ®¶m quyÒn con ng-êi. Ph©n tÝch tõ thùc tiÔn c«ng tr×nh thñy ®iÖn Tuyªn Quang Chuyên ngành: Pháp luật về quyền con ngƣời Mã số: Chuyên ngành đào tạo thí điểm LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS. PHẠM HỒNG THÁI HÀ NỘI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN Nguyễn Thị Hoài Linh MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng Danh mục biểu đồ, sơ đồ MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI TRONG PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN..................................................................... 6 1.1. Nhận thức về quyền con ngƣời...................................................................6 1.1.1. Khái niệm quyền con ngƣời ..........................................................................6 1.1.2. Đặc trƣng và các thế hệ quyền con ngƣời .....................................................7 1.2. Vai trò của thủy điện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và sự ảnh hƣởng của phát triển thủy điện với việc bảo đảm quyền con ngƣời ..........9 1.2.1. Vai trò của thủy điện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ..........................9 1.2.2. Sự ảnh hƣởng của phát triển thủy điện với việc bảo đảm quyền con ngƣời ...12 1.3. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ công bằng xã hội .................................................................................................27 1.3.1. Mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với thực hiện tiến bộ công bằng xã hội ở Việt Nam hiện nay .............................................................................27 1.3.2. Cách tiếp cận dựa trên quyền: sự gắn kết giữa quyền và phát triển................30 1.4. Những yêu cầu cơ bản về bảo đảm quyền con ngƣời trong phát triển thủy điện............................................................................................32 1.4.1. Bồi thƣờng một cách thích đáng và công bằng ...........................................32 1.4.2. Bảo đảm sự tham vấn thực sự hay minh bạch khi thực hiện cƣỡng chế di dời giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án thủy điện ..................................39 1.4.3. Giải quyết hài hòa lợi ích của các bên khi thực hiện cƣỡng chế di dời giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án thủy điện .....................................42 1.4.4. Bảo đảm sự tồn tại của một cơ chế giải quyết khiếu nại của các hộ phải di dời một cách hiệu quả .....................................................................45 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI TỪ THỰC TIỄN CÔNG TRÌNH THỦY ĐIỆN TUYÊN QUANG .........................48 2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội của Tỉnh Tuyên Quang ................48 2.2. Thực trạng bảo đảm quyền con ngƣời thông qua việc thực hiện các quy định về bồi thƣờng, hỗ trợ khi nhà nƣớc di dời dân để thực hiện dự án thủy điện Tuyên Quang ................................................49 2.2.1. Công tác điều tra, khảo sát, lập quy hoạch di dân tái định cƣ dự án thủy điện Tuyên Quang ...............................................................................49 2.2.2. Việc thực hiện bồi thƣờng và hỗ trợ cho các hộ dân phải di chuyển để thực hiện dự án thủy điện Tuyên Quang .....................................................51 2.2.3. Việc tổ chức tái định cƣ cho các hộ dân phải di chuyển để thực hiện dự án thủy điện Tuyên Quang .....................................................................60 2.2.4. Tình hình bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các hộ di dân, tái định cƣ ...................................................................................74 2.3. Bảo đảm quyền con ngƣời thông qua việc thực hiện các quy định về tham vấn hay minh bạch khi nhà nƣớc cƣỡng chế di dời dân để thực hiện dự án thủy điện Tuyên Quang ................................................78 2.3.1. Tham vấn khi có quyết định thu hồi đất ......................................................78 2.3.2. Tham vấn khi lập phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ .....................80 2.4. Bảo đảm quyền con ngƣời bằng việc giải quyết khiếu nại khi nhà nƣớc cƣỡng chế di dời dân để thực hiện dự án thủy điện Tuyên Quang .........................................................................................................83 2.4.1. Tình hình khiếu nại và giải quyết khiếu nại tại dự án công trình thủy điện Tuyên Quang .......................................................................................83 2.4.2. Đánh giá tác động của việc giải quyết khiếu nại đối với yêu cầu bảo đảm quyền con ngƣời khi nhà nƣớc cƣỡng chế di dời dân để thực hiện các dự án thủy điện từ thực tiễn công trình thủy điện Tuyên Quang ..........85 Chƣơng 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI TRONG PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN .....................................................89 3.1. Các giải pháp về hoàn thiện chính sách pháp luật .................................89 3.1.1. Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù trong bồi thƣờng hỗ trợ di dân, tái định cƣ đối với các dự án thủy điện .......................................................89 3.1.2. Hình thành cơ chế pháp lý về chia sẻ lợi ích cho các hộ dân phải di dời để thực hiện các dự án thủy điện .................................................................92 3.1.3. Hoàn thiện các quy định của pháp luật bảo đảm sự tham gia của ngƣời dân vào quá trình thu hồi đất, lập phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ các dự án phát triển thủy điện ........................................................96 3.1.4. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về đào tạo, chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho các hộ dân phải di dời để thực hiện các dự án thủy điện ......................................................................................................98 3.1.5. Hình thành cơ chế pháp lý bảo đảm quyền về văn hóa cho các hộ dân phải di dời để thực hiện các dự án thủy điện...............................................99 3.1.6. Hoàn thiện các quy định của pháp luật về giám sát độc lập công tác bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ đối với các dự án phát triển thủy điện ..........101 3.2. Các giải pháp về tổ chức thực hiện pháp luật.......................................101 3.2.1. Tăng cƣờng các biện pháp kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm trong quá trình thực thi pháp luật về thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ ......101 3.2.2. Nâng cao năng lực của bộ máy quản lý nhà nƣớc và nhận thức của nhân dân về pháp luật liên quan đến thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ các dự án phát triển thủy điện .................................................103 3.2.3. Bảo đảm sự tham vấn thực sự trong quá trình thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ giải phóng mặt bằng và tổ chức di chuyển dân để thực hiện dự án thủy điện ...............................................................................................104 3.2.4. Tổ chức đào tạo nghề, hỗ trợ chuyển đổi nghề, phát triển sản xuất cho hộ tái định cƣ .............................................................................................105 3.2.5. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của các hộ tái định cƣ .......................................................................................................107 3.2.6. Nâng cao hiệu quả giải quyết khiếu nại, kiến nghị, đề nghị về thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ ........................................................108 KẾT LUẬN ............................................................................................................109 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................112 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tên đầy đủ UNDP Chƣơng trình phát triển Liên hợp quốc (United Nations Development Programme) UDHR Tuyên ngôn thế giới về quyền con ngƣời, 1948 (Universal Declaration of Human Rights) ICCPR Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị (International Covenant on Civil and Political Rights) ICESCR Công ƣớc quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (International Covenant on Economic, Social and Cultural Rights) TĐC Tái định cƣ UBND Ủy ban nhân dân DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Tổng hợp kết quả điều tra số dân phải di dời và đầu tƣ di dân tái định cƣ qua các giai đoạn 50 Bảng 2.2: So sánh đơn giá bồi thƣờng đất nông nghiệp đƣợc áp dụng tại dự án thủy điện Tuyên Quang 54 Bảng 2.3: Bồi thƣờng thiệt hại về nhà ở theo nhân khẩu 56 Bảng 2.4: Tổng hợp nhận xét của các hộ bị thu hồi đất về giá bồi thƣờng đất và tài sản trên đất (90 hộ) 57 Bảng 2.5: Tổ ng hơ ̣p số dân phải di chuyể n 62 Bảng 2.6: Tình hình cơ bản của các hộ điều tra năm 2014 65 Bảng 2.7: Tổng hợp cơ cấu lao động của hộ điều tra 68 Bảng 2.8: Cơ cấu dân tộc của hộ điều tra 68 Bảng 2.9: Tổng hợp chất lƣợng nguồn nhân lực hộ điều tra 69 Bảng 2.10: Tổng hợp đất đƣợc giao nơi tái đinh ̣ cƣ hộ điều tra 70 Bảng 2.11: Tổng hợp đất nơi ở cũ và điểm tái đinh ̣ cƣ 71 Bảng 2.12: So sánh cách bố trí công trình ở nơi ở cũ và nơi tái định cƣ 72 Bảng 2.14: Đánh giá mức độ hài lòng về xây dựng khu tái định cƣ (90 hộ) 74 Bảng 2.15: Đánh giá về việc phổ biến thông tin về chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ đến ngƣời bị thu hồi đất (90 hộ) 79 Bảng 2.16: Đánh giá mức độ tiếp nhận ý kiến của ngƣời bị thu hồi đất về phƣơng án bồi thƣờng, hỗ trợ, tái định cƣ (90 hộ) 80 Bảng 2.17: Tình hình khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến dự án thủy điện Tuyên Quang giai đoạn (2003 - 2007) Bảng 2.18: Nội dung các vấn đề khiếu nại, kiến nghị, đề nghị, phản ánh liên quan đến dự án thủy điện Tuyên Quang giai đoạn (2003 - 2007) 84 85 DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Số hiệu biểu đồ Tên biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1: Cơ cấu vốn đền bù , tái định cƣ Dự án thủy điện Tuyên Quang 64 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu về trình độ học vấn, chuyên môn của hộ điều tra 67 Biểu đồ 2.3: Cơ cấu đất canh tác của hộ tái đi ̣nh cƣ 71 Biểu đồ 2.4: Mức độ tham gia của ngƣời dân vào việc lựa chọn nơi tái định cƣ (đơn vị tính: %) Số hiệu sơ đồ Tên sơ đồ 82 Trang Sơ đồ 2.1: Quy trình thực hiện đền bù thiệt hại ban hành kèm theo Quyết định số 65/2003/QĐ-UB ngày 23/5/2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang Sơ đồ 3.1: Giải pháp chuyển đổi nghề sang phi nông nghiệp 81 105 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Xây dựng thủy điện luôn gắn với công tác tái định cƣ (TĐC), hiện nay dù ở quốc gia phát triển hay đang phát triển, vì sự công bằng và tính nhạy cảm mà vấn đề này thƣờng xuyên đƣợc xã hội và cộng đồng quốc tế quan tâm. Do tính chất công trình, địa điểm xây dựng các nhà máy thủy điện đều nằm tại địa bàn miền núi nên đối tƣợng tái định cƣ chủ yếu là các nhóm dân tộc thiểu số, dễ bị tổn thƣơng do tập quán sản xuất lạc hậu, tâm lý sống gắn bó với môi trƣờng rừng. Tuy nhiên, chính sách đền bù và tái định cƣ hiện nay ở Việt Nam mới chỉ đề cập đến đền bù đất và các tài sản bị thiệt hại, các thiệt hại vô hình khác về môi trƣờng, văn hóa cộng đồng… chƣa đƣợc tính đến đầy đủ. Các yếu tố tự nhiên, kinh tế xã hội theo đặc thù từng vùng, nhóm dân tộc chƣa đƣợc khảo sát kỹ và tính toán đầy đủ, cân nhắc trƣớc khi đƣa ra các phƣơng án tái định cƣ đặc biệt là những khu dân cƣ phải chuyển đổi phƣơng thức canh tác, các nhóm dân tộc ít ngƣời, trình độ phát triển còn thấp. Tất cả những điều này ảnh hƣởng tới quyền con ngƣời. Công trình thủy điện Tuyên Quang cũng không nằm ngoài những nhận định đó. Bên cạnh những lợi ích to lớn đối với cả nƣớc, công trình cũng gây thiệt hại lớn về đất đai, tài sản và buộc tỉnh Tuyên Quang phải tổ chức di dời và tái định cƣ (TĐC) cho 4.139 hộ với 20.138 nhân khẩu thuộc vùng lòng hồ và mặt bằng công trƣờng. Nhận thức sâu sắc ảnh hƣởng của việc thực hiện dự án thủy điện Tuyên Quang đối với các hộ dân thuộc vùng lòng hồ phải di chuyển, Chính phủ và Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã có những quy định cụ thể về chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ nhằm khắc phục, hạn chế những tác động tiêu cực cũng nhƣ giải quyết vấn đề sinh kế sau này cho các hộ phải di chuyển, tái định cƣ. Tuy nhiên, những chính sách này đang bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại trong việc bảo đảm quyền của các hộ phải di chuyển tái định cƣ và thực tế áp dụng đã gây ra nhiều bức xúc trong đời sống xã hội. Dƣới góc độ khoa học pháp lý, vấn đề quyền con ngƣời trong các dự án phát triển thủy điện cần phải đƣợc quan tâm nghiên cứu dƣới cả phƣơng diện lý luận và thực tiễn để ngày càng hoàn thiện. Với những lý 1 do trên, học viên chọn đề tài “Phát triển thủy điện với việc bảo đảm quyền con người. Phân tích từ thực tiễn công trình thủy điện Tuyên Quang” làm đề tài luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu tổng quát - Phân tích làm rõ khuôn khổ pháp lý liên quan đến thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ di dân, tái định cƣ và thực tiễn áp dụng tại dự án công trình thủy điện Tuyên Quang, so sánh với các nguyên tắc, tiêu chuẩn nhân quyền quốc tế có liên quan, từ đó chỉ ra những bất cập, hạn chế cần khắc phục. - Đề xuất những giải pháp hoàn thiện khuôn khổ pháp lý và nâng cao hiệu lực áp dụng pháp luật về thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ di dân, tái định cƣ các dự án phát triển thủy điện cho phù hợp với các nguyên tắc, tiêu chuẩn của Luật Nhân quyền quốc tế và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tế hiện nay ở tỉnh Tuyên Quang. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Phân tích, chỉ rõ những ảnh hƣởng tiêu cực của việc phát triển các dự án thủy điện đối với việc thụ hƣởng các quyền con ngƣời. - Nghiên cứu đánh giá nội dung quy định và thực tiễn thi hành pháp luật về thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ di dân, tái định cƣ tại dự án thủy điện Tuyên Quang. - Kiến nghị một số giải pháp về hoàn thiện khuôn khổ pháp luật và biện pháp tổ chức thực hiện khi thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ di dân, tái định cƣ các dự án phát triển thủy điện nhằm bảo vệ tốt hơn các quyền con ngƣời. 3. Tính mới và những đóng góp của đề tài Luận văn góp phần bổ sung cho các nghiên cứu về chính sách di dân, tái định cƣ trong các dự án phát triển thủy điện ở Việt Nam. Cách tiếp cận, nghiên cứu chính sách di dân, tái định cƣ trong việc phát triển các dự án thủy điện dƣới lăng kính của luật nhân quyền quốc tế là một hƣớng nghiên cứu mới. Các kết quả của đề tài sẽ góp phần bổ sung cho nhận thức và hiểu biết về việc đảm bảo các quyền con ngƣời đặc biệt là các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa đối với các hộ dân tái định cƣ các dự án phát triển thủy điện thông qua việc phân tích các nguyên tắc, tiêu chuẩn của 2 bộ luật nhân quyền, đối chiếu với các quy định có liên quan trong pháp luật Việt Nam để đánh giá sự tƣơng thích giữa pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam. Luận văn đánh giá thực tiễn bảo đảm các quyền con ngƣời khi thực hiện dự án công trình thủy điện Tuyên Quang. Luận văn đề xuất một số đóng góp nhằm hoàn thiện hệ thống các chính sách liên quan đến di dân, tái định cƣ để phát triển thủy điện, đặc biệt là những giải pháp đảm bảo quyền có mức sống thích đáng, quyền có việc làm và quyền về văn hóa đối với các hộ dân tái định cƣ dự án thủy điện Tuyên Quang. Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nƣớc trong việc xây dựng và thực hiện pháp luật có liên quan đến việc bảo đảm quyền con ngƣời trong phát triển các dự án thủy điện. Ngoài ra, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho hoạt động giảng dạy, nghiên cứu tại Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội và các cơ sở đào tạo khác ở Việt Nam. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Về đối tượng nghiên cứu - Khuôn khổ pháp luật liên quan đến việc thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ di dân, tái định cƣ công trình thủy điện Tuyên Quang, bao gồm: thu hồi đất, bồi thƣờng, hỗ trợ tái định cƣ và thực tiễn áp dụng pháp luật kể trên tại dự án công trình thủy điện Tuyên Quang - Tính tƣơng thích của khuôn khổ pháp lý nói trên và thực tiễn áp dụng chúng với các nguyên tắc, tiêu chuẩn pháp lý quốc tế về quyền con ngƣời. 4.2. Về phạm vi nghiên cứu - Trƣờng hợp nhà nƣớc thu hồi đất để thực hiện dự án công trình thủy điện Tuyên Quang - Về phạm vi không gian và thời gian, luận văn nghiên cứu các quy định của pháp luật về thu hồi đất, chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ do các cơ quan Trung ƣơng và tỉnh Tuyên Quang ban hành và thực tiễn áp dụng đối với dự án công trình thủy điện Tuyên Quang 3 5. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chủ đề nghiên cứu về chính sách di dân, tái định cƣ cũng nhƣ ảnh hƣởng của những chính sách này đến đời sống ngƣời dân phải di dời trong các dự án hạ tầng ở nƣớc ta đã đƣợc giới nghiên cứu khoa học xã hội quan tâm xem xét. Điển hình có thể kể đến những công trình nghiên cứu nhƣ: - Chính sách di dân trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội ở các tỉnh miền núi, Đặng Nguyên Anh, Nxb Thế giới, Hà Nội.2006 - Tái định cư trong các dự án phát triển: Chính sách và thực tiễn, Phạm Mộng Hoa, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội 2000. Hay các báo cáo hội thảo nhƣ: - Xem xét chính sách tái định cư các công trình thủy điện ở Việt Nam từ góc độ nghiên cứu xã hội. Đặng Nguyên Anh, tham luận trình bày tại Hội thảo về cơ chế quản lý và chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ tại các công trình thủy điện, thủy lợi. Hà Nội, ngày 15/11/2006. - Chính sách và cơ chế tài chính giải quyết vấn đề công ăn việc làm sau khi tái định cư, Đỗ Văn Hòa, Kỷ yếu hội thảo khoa học tài chính đối với vấn đề tái định cƣ - Thực trạng và giải pháp. Hà Nội, ngày 31/8/2006. - Chính sách bồi thường, hỗ trợ và tái định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số tại các công trình thủy điện ở nước ta, Nguyễn Lâm Thành, Tài liệu hội thảo. Hà Nội. 2006 Những công trình nêu trên đã cung cấp một lƣợng tri thức, thông tin khá lớn về chính sách bồi thƣờng, hỗ trợ và tái định cƣ cũng nhƣ những ảnh hƣởng của nó đối với ngƣời dân phải di chuyển. Tuy nhiên, những công trình này chủ yếu tiếp cận ở góc độ xã hội học, chƣa có công trình nào phân tích những vấn đề này dƣới lăng kính nhân quyền về bảo đảm quyền con ngƣời trong phát triển thủy điện. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin đƣợc vận dụng trong suốt quá trình nghiên cứu. 4 - Phƣơng pháp phân tích, diễn giải, phƣơng pháp so sánh luật học, phƣơng pháp thống kê, điều tra xã hội học đƣợc sử dụng phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của từng chƣơng. 7. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung của luận văn gồm 3 chƣơng: 5 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC BẢO ĐẢM QUYỀN CON NGƢỜI TRONG PHÁT TRIỂN THỦY ĐIỆN 1.1. Nhận thức về quyền con ngƣời 1.1.1. Khái niệm quyền con người Trong lời nói đầu của Tuyên ngôn nhân quyền quốc tế năm 1948 có nhấn mạnh: “Việc thừa nhận phẩm giá vốn có, các quyền bình đẳng và không thể tách rời của mọi thành viên trong gia đình nhân loại là cơ sở cho tự do, công bằng và hòa bình trên thế giới” [12]. Thông qua lời nói đầu của tuyên ngôn, quyền con ngƣời đƣợc mặc nhiên hiểu đó là các quyền tự nhiên, vốn có và không thể chuyển nhƣợng đƣợc của các cá nhân. Tuyên ngôn không đƣa ra định nghĩa về quyền con ngƣời mà đi thẳng vào nội hàm của quyền con ngƣời trong đó nêu ra những quyền chính trên cơ sở sự đồng thuận của đông đảo các quốc gia thành viên Liên hiệp quốc. Đối với các nhà nghiên cứu, có một định nghĩa không chính thức nhƣng đƣợc thừa nhận khá rộng rãi đó là định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hiệp quốc về quyền con ngƣời. Theo đó, quyền con ngƣời đƣợc hiểu là: “những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ các cá nhân và các nhóm chống lại những hành động hoặc sự bỏ mặc mà làm tổn hại đến nhân phẩm, những sự được phép và tự do cơ bản của con người” [13, tr.37]. Theo một số giáo trình của Việt Nam, quyền con ngƣời đƣợc tiếp cận dƣới góc độ là “những nhu cầu, lợi ích tự nhiên, vốn có và khách quan của con người được ghi nhận và bảo vệ trong pháp luật quốc gia và các thỏa thuận pháp lý quốc tế” [13, tr 38]. Nhƣ vậy, cả định nghĩa của Văn phòng Cao ủy Liên hiệp quốc về quyền con ngƣời và định nghĩa của một số nhà nghiên cứu Việt Nam thì quyền con ngƣời đều đƣợc tiếp cận dƣới góc độ là những quyền tự nhiên, vốn có nhƣng phải đƣợc pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Quyền con ngƣời là những chuẩn mực đƣợc cộng đồng 6 quốc tế thừa nhận và tuân thủ. Những chuẩn mực này kết tinh những giá trị nhân văn của toàn nhân loại, chỉ áp dụng với con ngƣời và cho tất cả mọi ngƣời. Nhờ những chuẩn mực này, mọi thành viên trong gia đình nhân loại mới đƣợc bảo vệ nhân phẩm và mới có điều kiện phát triển đầy đủ các năng lực của cá nhân với tƣ cách là một con ngƣời. 1.1.2. Đặc trưng và các thế hệ quyền con người 1.1.2.1. Đặc trưng của quyền con người Nhận thức phổ biến của cộng đồng quốc tế cho rằng, quyền con ngƣời có những đặc trƣng cơ bản sau đây: - Tính phổ biến (universal): Thể hiện ở chỗ quyền con ngƣời là những gì bẩm sinh, vốn có của con ngƣời và đƣợc áp dụng bình đẳng cho tất cả mọi thành viên trong gia đình nhân loại, không có sự phân biệt đối xử vì bất cứ lý do gì. Tuy nhiên, cần chú ý là sự bình đẳng không có nghĩa là cào bằng mức độ hưởng thụ, mà là bình đẳng về tƣ cách chủ thể và cơ hội hƣởng thụ các quyền. - Tính không thể chuyển nhượng (inalienable): Thể hiện ở chỗ các quyền con ngƣời không thể bị tƣớc bỏ hay hạn chế một cách tùy tiện bởi bất cứ chủ thể nào, kể cả bởi nhà nƣớc. Mọi giới hạn, hạn chế hay tƣớc bỏ quyền của một cá nhân đều phải do pháp luật quy định và chỉ nhằm để bảo vệ lợi ích chính đáng, tƣơng xứng của cộng đồng hay của cá nhân khác. - Tính không thể phân chia (indivisible): Thể hiện ở chỗ các quyền con ngƣời đều có tầm quan trọng nhƣ nhau, về nguyên tắc không có quyền nào đƣợc coi là có giá trị hơn quyền nào, bởi lẽ việc tƣớc bỏ hay hạn chế bất kỳ quyền nào đều tác động tiêu cực đến nhân phẩm, giá trị và sự phát triển của con ngƣời. - Tính liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau (interrelated): Thể hiện ở chỗ việc bảo đảm các quyền con ngƣời, toàn bộ hoặc một phần, nằm trong mối liên hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau. Sự vi phạm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp gây ảnh hƣởng tiêu cực đến việc bảo đảm các quyền khác và ngƣợc lại, tiến bộ trong việc bảo đảm một quyền sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp tác động tích cực đến việc bảo đảm các quyền khác. 7 1.1.2.2. Các thế hệ quyền con người Năm 1977, Karel Vasak đƣa ra ý tƣởng về ba “thế hệ nhân quyền” (generations of human rights) nhằm phân tích lịch sử phát triển của quyền con ngƣời [15, tr.30]. Thế hệ thứ nhất, các quyền dân sự, chính trị: Thế hệ quyền con ngƣời này hƣớng vào hai vấn đề chính, đó là tự do và sự tham gia vào đời sống chính trị của các cá nhân. Nó bao gồm các quyền và tự do cá nhân về phƣơng diện dân sự và chính trị; tiêu biểu nhƣ quyền sống, quyền tự do tƣ tƣởng, tự do tôn giáo, tín ngƣỡng, tự do biểu đạt, quyền đƣợc xét xử công bằng... Thế hệ quyền này gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp tƣ sản lật đổ chế độ phong kiến. Những văn kiện pháp lý quốc tế tiêu biểu hiện nay đề cập đến thế hệ quyền này là Tuyên ngôn toàn thế giới về quyền con ngƣời, 1948 và Công ƣớc quốc tế về các quyền dân sự, chính trị, 1966. Thế hệ thứ hai, các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa: Thế hệ quyền con ngƣời này hƣớng vào việc tạo lập những điều kiện và sự đối xử bình đẳng, công bằng cho mọi công dân trong xã hội. Chúng đƣợc đề xƣớng và vận động từ cuối thế kỷ XIX, và bắt đầu đƣợc quan tâm bởi một số chính phủ kể từ sau Chiến tranh thế giới I. Các quyền tiêu biểu thuộc về thế hệ quyền này bao gồm: quyền có việc làm, quyền đƣợc bảo trợ xã hội, quyền đƣợc chăm sóc y tế, quyền có nhà ở...Sự ra đời của nhà nƣớc xã hội chủ nghĩa đầu tiên (nƣớc Nga Xô viết) vào năm 1917 và sau đó là hệ thống các nƣớc xã hội chủ nghĩa trên thế giới trong nửa sau thế kỷ XX đã góp phần thúc đẩy mạnh mẽ quá trình pháp điển hóa thế hệ quyền này trong pháp luật quốc gia và quốc tế. Văn kiện pháp lý quốc tế tiêu biểu nhất đề cập đến thế hệ quyền này là Công ước quốc tế các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa, 1966. Nhận thức phổ biến của cộng đồng quốc tế cho rằng, việc hiện thực hóa các quyền dân sự, chính trị là mang tính tức thời (immediate). Bởi vì, trong thực tế việc bảo đảm các quyền này không đòi hỏi phải tiêu tốn nhiều nguồn lực vật chất, do đó bất cứ quốc gia nào, giàu hay nghèo, đều có thể tiến hành đƣợc ngay. Trong khi đó, việc hiện thực hóa các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa có thể dần dần, từng bƣớc (progress realization) tƣơng ứng với nguồn lực sẵn có của quốc gia. Điều này là bởi trong thực tế việc thực thi các quyền trong nhóm 8 này đòi hỏi phải tiêu tốn rất nhiều nhân lực, vật lực vƣợt quá khả năng hiện tại của các quốc gia nghèo. Tuy nhiên, cần chú ý là việc hiện thực hóa dần dần, từng bƣớc các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa không có nghĩa là các quốc gia không cần xúc tiến bất cứ kế hoạch hay hành động nào, hoặc không cần đề ra bất cứ mục tiêu, chỉ tiêu hay thời hạn nào cho việc này. Nó đơn thuần chỉ là cho phép các quốc gia thực hiện các quyền này ở mức độ tƣơng ứng với nguồn lực thực tế của nƣớc mình. Thế hệ thứ ba, các quyền tập thể: Thế hệ quyền này bao gồm các quyền tập thể, tiêu biểu nhƣ quyền tự quyết dân tộc, quyền phát triển, quyền với các nguồn tài nguyên thiên nhiên, quyền đƣợc sống trong hòa bình, quyền đƣợc sống trong môi trƣờng trong lành...Danh mục các quyền thuộc thế hệ quyền này vẫn đang đƣợc bổ sung, trong đó những quyền đƣợc đề cập gần đây bao gồm: quyền đƣợc thông tin và các quyền về thông tin; quyền đƣợc thụ hƣởng các giá trị văn hóa. Những văn kiện pháp lý quốc tế tiêu biểu hiện nay đề cập đến thế hệ quyền này là Tuyên ngôn về trao trả độc lập cho các quốc gia và dân tộc thuộc địa, 1960; hai công ƣớc cơ bản về nhân quyền năm 1966 là ICCPR và ICESCR; Tuyên bố về quyền của các dân tộc được sống trong hòa bình, 1984; Tuyên bố về quyền phát triển, 1986... Ngoại trừ một số quyền nhƣ quyền tự quyết dân tộc, nhiều quyền trong thế hệ thứ ba chƣa đƣợc pháp điển hóa bằng các điều ƣớc quốc tế, mà chủ yếu mới chỉ đƣợc đề cập trong các tuyên bố, tuyên ngôn (các văn kiện luật mềm - soft law). Vì vậy, tính pháp lý và tính hiện thực của hầu hết các quyền trong thế hệ này vẫn đang là chủ đề gây tranh cãi. 1.2. Vai trò của thủy điện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và sự ảnh hƣởng của phát triển thủy điện với việc bảo đảm quyền con ngƣời 1.2.1. Vai trò của thủy điện đối với sự phát triển kinh tế - xã hội Năng lƣợng nói chung và năng lƣợng điện nói riêng là yếu tố đầu vào quan trọng cho sự phát triển kinh tế - xã hội của bất cứ quốc gia nào. Vì vậy, đảm bảo an ninh năng lƣợng là rất cần thiết và cấp bách, đƣợc thực hiện thông qua việc tìm kiếm và đa dạng các nguồn phát năng lƣợng trong đó có năng lƣợng thủy điện. 9 Thuỷ điện là nguồn điện có đƣợc từ năng lƣợng nƣớc. Đa số năng lƣợng thuỷ điện có đƣợc từ thế năng của nƣớc đƣợc tích tại các đập nƣớc làm quay một tuốc bin nƣớc và phát điện. Thuỷ điện là nguồn năng lƣợng có thể hồi phục. Thuỷ điện, sử dụng động lực hay năng lƣợng dòng chảy của các con sông hiện nay chiếm 20% lƣợng điện của thế giới. Na Uy sản xuất toàn bộ lƣợng điện của mình bằng sức nƣớc, trong khi Iceland sản xuất tới 83% nhu cầu của họ (2004), Áo sản xuất 67% số điện quốc gia bằng sức nƣớc (hơn 70% nhu cầu của họ). Canada là nƣớc sản xuất điện từ năng lƣợng nƣớc lớn nhất thế giới và lƣợng điện này chiếm hơn 70% tổng lƣợng sản xuất của họ [48]. Lợi ích lớn nhất của thuỷ điện là hạn chế đƣợc giá thành nhiên liệu. Các nhà máy thuỷ điện không phải chịu cảnh tăng giá của nhiên liệu hóa thạch nhƣ dầu mỏ, khí thiên nhiên hay than đá và không cần phải nhập nhiên liệu. Các nhà máy thuỷ điện cũng có tuổi thọ lớn hơn các nhà máy nhiệt điện, một số nhà máy thuỷ điện đang hoạt động hiện nay đã đƣợc xây dựng từ 50 đến 100 năm trƣớc. Chi phí nhân công cũng thấp bởi vì các nhà máy này đƣợc tự động hoá cao và có ít ngƣời làm việc tại chỗ khi vận hành thông thƣờng. Các nhà máy thuỷ điện hồ chứa bằng bơm hiện là công cụ đáng chú ý nhất để tích trữ năng lƣợng về tính hữu dụng, cho phép phát điện ở mức thấp vào giờ thấp điểm (điều này xảy ra bởi vì các nhà máy nhiệt điện không thể dừng lại hoàn toàn hàng ngày) để tích nƣớc sau đó cho chảy ra để phát điện vào giờ cao điểm hàng ngày. Các đập thủy điện đa chức năng đƣợc xây dựng để tƣới tiêu, kiểm soát lũ, hay giải trí. Ở Việt Nam, theo Quy hoạch phát triển nguồn điện (Quyết định số 1208/QĐ - TTg ngày 21/7/2011 của Thủ tƣớng Chính phủ quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia giai đoạn 2011 - 2020, có xét đến năm 2030) thì thủy điện đƣợc ƣu tiên phát triển với mục tiêu đƣa tổng công suất các nguồn thủy điện lên 17.400 MW vào năm 2020. Bởi vậy, trong những năm qua, nhiều công trình thủy điện quốc gia đã và 10 đang đƣợc xây dựng nhằm đáp ứng nhu cầu năng lƣợng và nguồn nƣớc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, sinh hoạt của nhân dân, đồng thời góp phần vào việc hạn chế lũ lụt cho vùng hạ lƣu, nhằm phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Dự án thủy điện Tuyên Quang cũng không nằm ngoài những mục tiêu đó. Dự án thuỷ điện Tuyên Quang đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 288/QĐ-TTg ngày 19 tháng 4 năm 2002. Vị trí của tuyến công trình đƣợc chọn nằm tại thị trấn Na Hang và xã Vĩnh Yên huyện Na Hang, tỉnh Tuyên Quang với mực nƣớc dâng bình thƣờng 120m so với mực nƣớc biển. Đây là công trình cấp I quốc gia, có công suất lắp máy 342 MW, tổng dung tích hồ chứa là 2,245 tỷ m3, tổng diện tích lƣu vực là 14.972 km2, mực nƣớc dâng bình thƣờng là 120m, tổng diện tích mặt hồ là 8.149 ha. Nhiệm vụ chính của Dự án là cung cấp điện năng để phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nƣớc với điện lƣợng bình quân hàng năm 1,296 tỷ KWh. Góp phần chống lũ về mùa mƣa và cung cấp nƣớc về mùa kiệt cho vùng hạ du; lòng hồ thuỷ điện Tuyên Quang với dung tích 2,245 tỷ m3 trong đó 01 tỷ m3 tham gia chống lũ cho vùng hạ du, có thể làm giảm mực nƣớc lũ tại thành phố Tuyên Quang từ 2,5 m đến 2,7 m và tham gia làm giảm mực nƣớc lũ tại Hà Nội từ 0,4 m đến 0,42 m; cùng với việc góp phần chống lũ cho hạ du, hồ chứa dự án thuỷ điện Tuyên Quang có thể tăng lƣu lƣợng nƣớc mùa kiệt cho vùng hạ du từ 49 m3/s đến 52 m3/s. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích do thủy điện mang lại, việc thực hiện các dự án thủy điện cũng có những mặt hạn chế nhƣ: Trên thực tế, việc sử dụng nƣớc tích trữ thỉnh thoảng khá phức tạp bởi vì yêu cầu tƣới tiêu có thể xảy ra không trùng với thời điểm yêu cầu điện lên mức cao nhất. Những thời điểm hạn hán có thể gây ra các vấn đề rắc rối, bởi vì mức bổ sung nƣớc không thể tăng kịp với mức yêu cầu sử dụng. Nếu yêu cầu về mức nƣớc bổ sung tối thiểu không đủ, có thể gây ra giảm hiệu suất và việc lắp đặt một turbine nhỏ cho dòng chảy đó là không kinh tế. Những nhà môi trƣờng đã bày tỏ lo ngại rằng các dự án nhà máy thuỷ điện 11
- Xem thêm -

Tài liệu liên quan