Đăng ký Đăng nhập
Trang chủ Phát triển trí tuệ cảm xúc của học viên sĩ quan cấp phân đội trong nhà trường qu...

Tài liệu Phát triển trí tuệ cảm xúc của học viên sĩ quan cấp phân đội trong nhà trường quân đội

.DOC
121
623
55

Mô tả:

1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu Trí tuệ là một trong những nhân tố quan trọng trong cuộc sống của mỗi con người, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển con người nói chung, đến việc chuẩn bị đội ngũ nhân lực, bồi dưỡng nhân tài đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam nói riêng. Trong những thập niên gần đây, trí tuệ là vấn đề được các nhà tâm lý học trên thế giới tranh luận và nghiên cứu sôi nổi. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về trí tuệ và đo lường trí tuệ. Những thành tựu đạt được trong lĩnh vực trí tuệ đã làm thay đổi quan niệm và khả năng ứng dụng của trí tuệ. Trí tuệ không còn được hiểu một cách hạn hẹp là trí thông minh, trí sáng tạo mà còn bao gồm cả trí tuệ cảm xúc. Các nghiên cứu gần đây đã đưa ra kết luận gây ngạc nhiên đó là: chỉ số thông minh IQ đứng thứ hai sau chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ trong việc xác định thành công của cá nhân trong công việc và trong cuộc sống. Trí tuệ cảm xúc là một hiện tượng tâm lý phức tạp có ảnh hưởng to lớn đến sự thành công trong hoạt động nghề nghiệp và trong cuộc sống của mỗi người. Khi con người có được những yếu tố của trí tuệ cảm xúc thì con đường đi đến những kỳ vọng trong tương lai sẽ bớt khó khăn hơn. Trí tuệ cảm xúc là yếu tố giúp cá nhân khai thác những thế mạnh và khắc phục những hạn chế của bản thân, kể cả trí thông minh để chớp lấy thời cơ giành thành công. Tại Đại hội Đảng XI đã xác định: phải “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập kinh tế quốc tế của đất nước”[45, tr.324]. Trong nguồn nhân lực đó, trí tuệ cảm xúc có vai trò đặc biệt quan trọng. Trong hoạt động quân sự, để hoàn thành tốt mọi chức trách, nhiệm vụ được giao, người cán bộ, lãnh đạo, chỉ huy không những có trình độ chuyên môn vững chắc mà còn phải có sự nhạy cảm, tinh tế trong việc nhận biết và đánh giá những xúc cảm của chiến sĩ, có khả năng dự đoán nhu cầu hay sự phát triển nhân cách của chiến sĩ,…để đưa ra những quyết định sáng suốt. Đây chính là những biểu hiện của trí tuệ cảm xúc mà người cán bộ, sĩ quan cần có. Phát triển trí tuệ cảm xúc cho học viên sĩ quan cấp phân đội nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường quân đội là yêu cầu có tính cấp bách trong giai đoạn hiện nay. Trí tuệ cảm xúc vừa là một phẩm chất tâm lý đặc trưng cho sự phát triển nhân cách của học viên, vừa là điều kiện bên trong giúp học viên rèn luyện trở thành người cán bộ, sĩ quan thành công trong tương lai. Nhà trường quân đội là trung tâm đào tạo sĩ quan cấp phân đội trong toàn quân. Nhận thức đúng đắn vai trò của trí tuệ cảm xúc đối với sự hoàn thiện, phát triển nhân cách người sĩ quan cấp phân đội, thời gian qua các nhà trường đã rất chú trọng đến vấn đề phát triển trí tuệ cảm xúc cho học viên sĩ quan cấp phân đội trong quá trình đào tạo thông qua việc đổi mới nội dung chương trình, phương pháp, hình thức, phương tiện kỹ thuật dạy học. Do vậy, trí tuệ cảm xúc của học viên sĩ quan cấp phân đội đã có sự phát triển khá tốt, chất lượng học tập, rèn luyện của các đối tượng học viên được giữ vững và có sự tiến bộ về nắm những nội dung lý luận cơ bản, biết vận dụng vào thực tiễn, giao tiếp và phát triển các kỹ năng nghề nghiệp. Tuy nhiên, trí tuệ cảm xúc của học viên còn bộc lộ một số yếu kém, biểu hiện: tính linh hoạt, nhạy cảm, điều khiển, kiểm soát cảm xúc chưa rõ nét; trong học tập, rèn luyện và hoạt động, giao tiếp còn chưa kiềm chế, kiểm soát được cảm xúc, tình cảm của mình dẫn đến những mâu thuẫn, xung đột và vi phạm kỷ luật.... Mặt khác, hiện nay các đề tài nghiên cứu trí tuệ cảm xúc chỉ mới hướng đến các đối tượng như: Giáo viên, một số ít trên sinh viên các trường Cao đẳng, Đại học mà chưa quan tâm nghiên cứu trên học viên sĩ quan cấp phân đội trong nhà trường quân đội. Chính vì vậy, nghiên cứu và phát triển trí tuệ cảm xúc cho học viên sĩ quan cấp phân đội trong các nhà trường quân đội hiện nay là việc làm cần thiết và thiết thực. Xuất phát từ các cơ sở nêu trên, tôi lựa chọn đề tài “Phát triển trí tuệ cảm xúc của học viên sĩ quan cấp phân đội trong nhà trường quân đội ” để nghiên cứu.

Tài liệu liên quan